Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
Toàn cảnh thị trường điện mặt trời thế giới tới năm 2016
Giống như trong suốt thập kỷ qua, các thị trường quang điện lại tăng trưởng nhanh hơn bất cứ ai đã dự kiến cả ở châu Âu và trên thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đó sẽ không thể kéo dài mãi mãi, và ngành công nghiệp quang điện đang trải qua thời kỳ bất ổn ngắn hạn. Nhưng trong trung và dài hạn, ngành này có triển vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Những kết quả của năm 2011 – và cả triển vọng cho những năm tiếp theo – cho thấy rằng với các điều kiện chính sách đúng đắn, ngành quang điện có thể tiếp tục tăng trưởng, tiến tới sự cạnh tranh đầy đủ trên thị trường cung cấp điện, và trở thành một nguồn năng lượng chủ đạo.
Báo cáo mới đánh giá thị trường quang điện châu Âu và toàn cầu vào năm 2011, và dự báo cho 5 năm tới. Nó được dựa trên một phân tích nội bộ từ dữ liệu của các thành viên trong ngành công nghiệp quang điện, các hiệp hội cấp quốc gia, các cơ quan chính phủ và công ty điện lực.
Các kết quả chính về thị trường ngành quang điện năm 2011 gồm:
29,7 GW hệ thống điện mặt trời được kết nối với lưới điện trong năm 2011, tăng từ 16,8 GW trong năm 2010. Điện mặt trời hiện nay, chỉ đứng sau thủy điện và điện gió, là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng thứ ba về công suất lắp đặt toàn cầu.
21,9 GW điện mặt trời đã được nối lưới ở châu Âu vào năm 2011, so với 13,4 GW trong năm 2010. Châu Âu vẫn chiếm phần chủ yếu của thị trường quang điện toàn cầu, với 75% tổng công suất lắp đặt mới trong năm 2011.
Ý là thị trường dẫn đầu năm nay, với 9,3 GW điện mặt trời được nối lưới, tiếp theo là Đức với 7,5 GW. Chỉ riêng Italy và Đức đã chiếm gần 60% tăng trưởng thị trường toàn cầu trong năm qua.
Trung Quốc là thị trường quang điện hàng đầu ngoài châu Âu năm 2011, với 2,2 GW đã được lắp đặt, tiếp theo là Mỹ với 1,9 GW.
Số lượng các thị trường đạt hơn 1 GW công suất điện mặt trời bổ sung trong năm 2011 đã tăng từ 3 lên 6, gồm: Ý, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ.
Tại thị trường châu Âu, nơi quang điện đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, ít nhất là tới thời điểm này, tới một mức mà sẽ rất khó khăn để duy trì trong hai năm tới. Sự suy thoái thị trường ở châu Âu sẽ không thể ngay lập tức được bù đắp bởi sự tăng trưởng thị trường ở những nơi khác trên thế giới, nhưng việc tái cân bằng thị trường đã bắt đầu. Các thị trường mới trên thế giới cần được mở ra để tạo đà cho sự phát triển quang điện trong thập kỷ tới, giống như thị trường châu Âu đã làm từ trước tới nay.
Điều quan trọng, quang điện hiện nay là một phần quan trọng trong cơ cấu phát điện của châu Âu, cung cấp 2% nhu cầu trong EU và khoảng 4% nhu cầu vào giờ cao điểm. Ở Ý, điện mặt trời đáp ứng 5% nhu cầu điện, và hơn 10% nhu cầu vào giờ cao điểm. Ở Bavaria, một bang ở miền nam nước Đức, công suất lắp đặt điện mặt trời bình quân đạt 600 W/đầu người. Điều này có nghĩa là là bình quân khoảng ba tấm pin/đầu người – một con số đáng kinh ngạc.
Chính sách hỗ trợ rất quan trọng để đưa ngành quang điện phát triển – giống như nó rất quan trọng để giúp phát triển tất cả các nguồn năng lượng khác (hóa thạch và điện hạt nhân) trong quá khứ. Nhưng bây giờ quang điện cần phải chứng minh rằng ngành này đang trở thành một ngành công nghiệp trưởng thành, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo, để cạnh tranh ngang bằng với bất kỳ một nguồn năng lượng nào khác.
Dự báo viễn cảnh thị trường quang điện thế giới tới năm 2016
Tham khảo từ Global Market Outlook for Photovoltaics until 2016 (5MB)
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012
Tổng quan thị trường năng lượng tái tạo trên thế giới
Mặc dù thế giới đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề nhưng thị trường năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng vẫn phát triển mạnh mẽ, liên tục trong những năm qua. Đây cũng là một xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu để giải quyết vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường trong thế kỷ 21.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường năng lượng tái tạo thế giới
Như đã biết, hiện nay bức tranh kinh tế thế giới đang rất ảm đảm do cuộc khủng hoảng nặng nề ở Mỹ và châu Âu. Thế nhưng thị trường năng lượng tái tạo (NLTT) thế giới nói chung và thị trường Âu - Mỹ nói riêng vẫn rất phát triển liên tục và mạnh mẽ.
Trong giai đoạn 2005 - 2010, tổng công suất NLTT gồm điện mặt trời, điện gió, nhiệt điện, nước nóng NLMT và nhiên liệu sinh học… tăng với tốc độ trung bình từ khoảng 15% đến gần 50% hàng năm. Đặc biệt điện mặt trời đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn trên. Tiếp theo là nhiên liệu sinh học và điện gió. Thủy điện nhỏ, điện và nhiệt sinh khối (SK), điện và địa nhiệt tăng với tốc độ trung bình trong khoảng 3 - 9%/ năm. Ở một số nước, tốc độ tăng đối với các công nghệ này đã vượt xa tốc độ trung bình toàn cầu nói trên. Năm 2009, NLTT đã cung cấp trên 16% tổng tiêu thụ NL cuối cùng trên thế giới.
NLTT đã có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch và NL hạt nhân trong 4 thị trường NL khác nhau. Đó là phát điện, sưởi ấm và làm lạnh, nhiên liệu cho giao thông vận tải (GTVT) và các dịch vụ NL ở khu vực nông thôn ngoài lưới.
Thị trường phát điện năng lượng tái tạo
Nói riêng về thị trường điện NLTT trong năm 2010, tổng công suất phát điện NLTT được xây dựng mới trên thế giới là 194 GW, chiếm khoảng 50% tổng công suất phát điện được xây dựng thêm trong năm. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn sơ cấp khác nhau được cho trong bảng 1.
Bảng 1- Tỷ lệ sản xuất điện năng của thế giới năm 2010
TT | Nguồn sơ cấp | Tỷ lệ (%) |
1 | Nhiên liệu hóa thạch | 67,6 |
2 | Nhiên liệu hạt nhân | 13,0 |
3 | NLTT | 19,4 |
Trong đó: Thủy điện nhỏ 16,1 và NLTT khác 3,3% |
Tổng công suất phát điện NLTT trên thế giới đến năm 2010 là 4.950 GW, chiếm khoảng 25% tổng công suất phát điện và cung cấp gần 20% điện năng trên toàn cầu, trong đó thủy điện nhỏ chiếm một tỷ lệ rất lớn (16,1%, bảng 1). Nếu không kể thủy điện nhỏ thì tổng công suất phát điện NLTT là 312 GW, tăng 25% so với 2009 (250 GW), trong đó phát điện NL gió tăng nhanh nhất, với công suất lắp thêm năm 2010 là 39 GW, tiếp theo điện mặt trời tăng 17 GW. Các nước dẫn đầu về công suất phát điện NLTT đến cuối năm 2010 (không kể thủy điện nhỏ) là Trung Quốc, Mỹ, Canada, Brazin, Ấn độ và Đức (hình 1).
Ở Mỹ, phát điện NLTT chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt thêm trong năm 2010 và chiếm 11,6% tổng công suất phát điện đến cuối 2010, cung cấp khoảng trên 10,3% của tổng điện sinh hoạt.
Hình 1- Công suất phát điện xây dựng năm 2010 (không kể thủy điện nhỏ); Đơn vị: GW
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về lắp đặt tuabin gió và các hệ thống nhiệt mặt trời và cũng là nước đứng đầu về sản xuất thủy điện nhỏ trong năm 2010. Chỉ riêng năm 2010 đã lắp thêm 29 GW phát điện NLTT nối lưới đưa tổng công suất NLTT lên 263 GW, tăng 12% so với 2009. Công suất phát điện NLTT chiếm 26% tổng công suất điện xây dựng mới, 18% của điện sản xuất và hơn 9% của tiêu thụ NL cuối cùng.
Phát điện NLTT có vai trò rất quan trọng ở khu vực châu Âu (EU). Năm 2010, công suất NLTT được xây dựng thêm là 22,6 GW, chiếm khoảng 41% tổng công suất phát điện xây dựng mới. Đặc biệt với cường độ bức xạ mặt trời không cao và giá đầu tư còn cao nhưng điện mặt trời đã phát triển rất mạnh, chiếm hơn 50% tổng công suất NLTT lắp thêm năm 2010.
Trong khối EU, Đức là nước dẫn đầu về phát điện NLTT. Năm 2010, NLTT cung cấp 11% tổng NL tiêu thụ cuối cùng, trong đó tiêu thụ điện chiếm khoảng 16,8%.
Sản xuất nhiệt (phần lớn từ biomass) chiếm 9,8% và tiêu thụ nhiên liệu trong GTVT chiếm 5,8%. Điện gió chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất điện từ NLTT ở Đức. Năm 2010, sản lượng điện gió đạt 102 TWh, chiếm 36% tổng điện NLTT. Tiếp đến là Tây Ban Nha, điện NLTT đạt đến 13,2% của sản xuất NL cuối cùng và chiếm 32.3% đối với tổng sản xuất điện.
Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu riêng về công nghệ phát triển ngoạn mục nhất trong năm qua trên thế giới là điện gió.
Điện gió
Với công suất xây dựng mới trong năm 2010 là 39 GW, tổng công suất điện gió thế giới đã đạt 198 GW (hình 2). Có ít nhất 52 nước đã xây dựng thêm điện gió trong năm 2010 và hiện nay có 83 nước đang sử dụng NL gió như một nguồn NL thương mại. Tốc độ tăng công suất lắp đặt tuabin gió trung bình trong giai đoạn 2005 - 2010 là 27%, một tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, mặc dù như chúng ta biết, thế giới đang ở trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về phát triển NL gió với tổng công suất đến cuối 2010 là 44,7 GW. Năm 2010, Trung Quốc xây dựng thêm 18,9 GW, chiếm 50% tổng công suất điện gió xây dựng mới của cả thế giới trong năm. Hơn 30% công suất được lắp đặt ở các khu vực có tiềm năng NL gió lớn như Nội Mông và các tỉnh Gansu (10%), Hebei (10%) và Liaoning (9%).
Hình 2- Công suất NL gió đang hoạt động trên thế giới đến cuối 2010
Mỹ là nước đứng thứ 2 về tổng công suất điện gió. Năm 2010, xây dựng thêm 5 GW, đưa tổng số công suất tuabin gió lên 40,2 GW. Hiện nay, điện gió chiếm hơn 2,3% của tổng phát điện và cung cấp điện cho hơn 10 triệu ngôi nhà. Bang Texas, với 10,1 GW chiếm hơn 25% công suất đã lắp đến cuối 2010. 14 trong 38 bang đã lắp thêm trong năm 2010 mỗi bang khoảng 1 GW. Mỹ và Canada chiếm khoảng 15% của tổng thị trường điện gió thế giới.
Các nước EU đã lắp 9,5 GW năm 2010, đưa tổng công suất đã lắp đặt lên 84GW. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời, phát điện gió đã lùi xuống vị trí thứ 3 (sau phát điện khí tự nhiên và điện mặt trời). Hai nước đứng đầu khu vực EU vẫn là Đức và Tây Ban Nha. Đến năm 2010 tổng công suất điện gió ở Đức là 27,2 GW và trong năm đã sản xuất 36,5 TWh. Tây Ban Nha trở thành nước dẫn đầu EU về công suất lắp mới năm 2010, thêm 1,8 GW, đưa tổng công suất lên 20,7 GW và trở thành thị trường lớn thư 4 thế giới về điện gió.
Mặc dù tổng công suất nhỏ hơn Đức (20,7 so với 27,2 GW) nhưng sản xuất điện gió ở Tây Ban Nha lại lớn hơn. Năm 2010, Tây Ban Nha sản xuất 43 TWh (Đức sản xuất 36,5 TWh) do sử dụng các tháp gió cao hơn và các tuabin tiên tiến hơn.
Các nước khác thuộc EU cũng xây dựng thêm nhiều tuabin gió: Pháp- 1,1 GW; Ý- 0,9 GW; và Anh- 0,9GW (lắp mới 2010); các nước như Bulgaria, Lithuania, Ba Lan, Rumania và Sip (Cyprus) cũng đã lắp những tuabin gió đầu tiên (0,08GW) trong năm 2010.
Ấn Độ là thị trường lớn thư 3 trong năm 2010, xây dựng thêm 2,3 GW đưa tổng công suất lên 13,2 GW và duy trì vị trí thứ 5 trên thị trường thế giới.
Thị trường khu vực châu Mỹ Latinh và Ca-ri-be là thị trường mới phát triển nhưng có tốc độ tăng rất nhanh, 54% trong năm 2010. Đối với khu vực châu Phi và Trung Đông, có 11 nước trong khu vực này đã xây dựng các tuabin gió thương mại. Các nước có công suất lớn gồm Ai Cập (550 MW) và Iran (0,9 GW).
Một thị trường mới phát triển nhưng cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh là thị trường điện gió ngoài khơi (offshore wind). Năm 2010 có 1,3 GW được xây dựng thêm. Hơn 50% công suất được xây dựng mới thuộc các nước EU, đưa tổng công suất khu vực này lên 3 GW. Công viên gió ngoài khơi lớn nhất ngoài EU là công viên 0,1 GW của Trung Quốc (ngoài khơi Thượng Hải) bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 7- 2010. Từ đầu năm 2011, Trung Quốc bắt đầu xây dựng 4 dự án điện gió ở ngoài bờ biển Jiangsu, với tổng công suất 1 GW và sẽ hoàn thành vào 2014.
Xu hướng hiện nay là tăng công suất các dự án điện gió, cả trên đất liền và ngoài khơi, do các hiệu quả kinh tế cao hơn. Ví dụ, cuối 2010, một trang trại gió 800 MW trên đất liền lớn đang được xây dựng ở Mỹ.
Ngược với xu hướng trên, việc ứng dụng các tuabin cỡ nhỏ cũng tăng lên đồng thời với việc phát triển các bộ đổi điện nối lưới giá rẻ do yêu cầu cung cấp điện cho khu vực nông thôn. Năm 2010, Mỹ lắp thêm 0,02 GW tuabin gió cỡ nhỏ. Ở Anh, thị trường tuabin nhỏ tăng 65% so với 2009. Các tuabin công suất nhỏ ở Trung Quốc đang cung cấp điện cho khoảng 1,5 triệu người.
Đến cuối 2010, tổng điện năng từ gió đã đáp ứng khoảng 2,0 - 2,5% tổng tiêu thụ điện năng trên thế giới. Một số nước có tỷ lệ điện gió cao gồm: Anh- 5,3%; Đan Mạch- 22%; Bồ Đào Nha- 21%; Tây Ban Nha- 15,4%; Ai-len, 10,1% và Đức- 6%. Riêng ở Đức có 4 Bang đã cung cấp điện gió trong năm 2010 lên tới 40% nhu cầu điện của bang.
Bang Iowa ở Mỹ đã cung cấp đến 15% điện gió trong tổng nhu cầu điện trong năm 2010. Ở Bang Texas, điện gió chiếm 7,8%.
Hiện nay nhiều dự án mới đã và đang được xây dựng. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 30 GW trong các năm 2011 và 2012. Ở Mỹ và Anh, đầu năm 2011, đã xây dựng thêm 5,6GW và 1,9GW. Các nước thuộc EU khác như: Bosnia, Romania bắt đầu xây dựng trại gió trên đất liền lớn nhất châu Âu.
Ở Châu Mỹ Latinh: Argentina, Brazin, Chile, Costa Rica, Mexico, Nicaragua và Uruguay cũng như một số nước ở châu Phi như Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Morocco, Nigeria, Tunisia, Tanzania cũng đang chuẩn bị triển khai các trang trại gió công suất lớn.
Bảng 2. Đặc trưng và giá đối với công nghệ điện gió hiện nay.
Loại điện gió | Cỡ tuabin | Giá điện điển hình (UScents/kWh) |
Trại gió trên đất liền | 1,5 - 3,5MW, đường kính rôto 60-100m | 5 – 9 |
Trại gió ngoài khơi | 1,5 - 5MW, đường kính rôto 70-125m | 10 - 20 |
Tuabin gió mini | 3 - 100kW | 15 - 25 |
Tuabin gió hộ gia đình | 0,1 - 3kW | 15 - 35 |
Nguồn tài liệu: Renewables 2011- Global Status Report, Renewable Energy Policy Network for the 21st Centry
Tóm lại, NLTT nói chung và NL gió nói riêng trên thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ và không ngừng ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Việt nam có tiềm năng lớn về NLTT và NL gió. Để đáp ứng nhu cầu NL cho phát triển kinh tế, xã hội và góp phần đảm bảo an ninh NL, Chính phủ cũng đã có chủ trương phát triển mạnh NLTT và điện gió trong thời gian tới. Là một nước đi sau trong lĩnh vực này chúng ta cần tận dụng các điều kiện thuận lợi như, học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu công nghệ tiên tiến và phù hợp của thế giới để phát triển các công nghệ NLTT của mình một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Đặng Đình Thống
Hội đồng Khoa học Năng lượng Việt Nam
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Schneider Electric triển khai thành công hệ thống điện NLMT 40kWp tại VN
Được thi công trong tổng thời gian 12 tuần (bao gồm cả kỳ nghỉ đón Giáng sinh năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012), dự án điện năng lượng mặt trời cỡ trung giữa 2 công ty tư nhân là Công ty XP Power và Schneider Electric trở thành đại diện đầu tiên của loại hình này tại Việt Nam. Toàn bộ dự án được thực hiện bởi Schneider Electric Vietnam bao gồm việc chuẩn bị trang thiết bị, kỹ thuật, lắp đặt và bàn giao theo phương thức chìa khóa trao tay toàn bộ hệ thống điện quang công suất 40kWp. Các thiết bị được sử dụng cho dự án bao gồm hệ thống biến tần inverter của công ty XantrexTechnology Inc. (công ty con của Schneider Electric), hệ thống phân phối điện DC/AC của Schneider Electric và mô-đun điện năng lượng mặt trời của công ty Trina Solar. Giải pháp điện năng lượng mặt trời được triển khai trên mái của tòa nhà văn phòng nhằm chia sẻ lượng điện năng tiêu thụ của toàn nhà máy.
“Cung cấp một nguồn năng lượng sạch và bền vững được xem là ưu tiên của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh tình trạng thiếu năng lượng ảnh hưởng trực tiếp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế, nguồn năng lượng thay thế trở hành vấn đề cấp bách trong thế kỷ 21.” - Ông Olivier Jacquet, Tổng Giám đốc công ty Schneider Electric Việt Nam – Campuchia nói.
“Chúng tôi tin rằng việc triển khai thành công hệ thống điện năng lượng mặt trời cho nhà máy XP Power sẽ mở ra một hướng mới cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc sử dụng nguồn năng lượng sạch về bền vững trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Ở một đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng điện mặt trời như ở Việt Nam, loại năng lượng sẽ không những giúp giảm bớt lượng khí thải đáp ứng yêu cầu phát triển mà còn giúp đưa điện năng tới những vùng dân cư còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... những nơi khó có thể kết nối với lưới điện quốc gia.”
Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012
Nhật Bản tài trợ vốn cho Nigeria phát triển điện năng lượng mặt trời
Gói tài trợ này nằm trong khuôn khổ “Dự án giới thiệu năng lượng sạch bằng hệ thống điện mặt trời”, một thông cáo của Đại sứ quán Nhật Bản tại Abuja cho hay, “Nhật Bản tài trợ 0,98 tỷ Yên (tương đương 7,84 triệu đô la Mỹ) cho mục đích phát triển các hệ thống điện mặt trời, và đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Khoản tài trợ này là phần bổ sung cho một chương trình tài trợ khác, trị giá 78,76 tỷ Yên (tương đương 63 tỷ đô la Mỹ), nhằm hỗ trợ phát triển ngành điện của Nigeria”.
Hiệp định được ký bởi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật Bản tại Nigeria – ông Ryuichi Shoji, và Bộ trưởng bộ Điện lực Nigeria – ông Darius Ishaku. Thỏa thuận về gói hỗ trợ được ký kết hởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Điện lực liên bang Nigeria.
Thông cáo của ĐSQ Nhật Bản cũng cho hay “Trong dự án này, thiết bị và vật tư cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội của Nigeria sẽ theo các tiêu chuẩn và quy định của Nhật Bản, cụ thể mô-đun pin mặt trời, bộ biến đổi điện và hệ thống điều khiển xạc sẽ được nhập từ Nhật Bản, các thiết bị và phụ tùng khác có thể được nhập từ một nước thứ ba. Trong dự án này, Nhật bản sẽ cung cấp các hệ thống điện mặt trời cho cả đại học Umaru Musa Yar’Adua tại bang Katsina”
Một dự án điện mặt trời ở bang Uturu Abia, Nigeria. Ảnh: vanguardngr.com
“Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng dự án này sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch, nhằm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Chính phủ Nhật Bản tin tưởng rằng dự án của người Nhật sẽ là một .. trong hợp tác Nhật Bản-Nigeria về năng lượng sạch”.
Về phía Nigeria, nước này đã lập Tổng sơ đồ năng lượng tái tạo từ năm 2005, với kế hoạch phát triển 500MW điện mặt trời tới năm 2025, chiếm 30% tổng nguồn phát từ năng lượng tái tạo.
Phát triển điện mặt trời ở Nhật Bản
Sau thảm họa Fukushima , Nhật Bản đã thức tỉnh và quan tâm hơn nữa tới việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Trong tháng 7 tới, nước này sẽ công bố chính thức biểu giá FIT, nhằm kích thích thị trường năng lượng tái tạo và cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như sự phụ thuộc vào điện hạt nhân.
Ngày 18/05 vừa qua, Reuters cho hay , tính đến ngày 31/03/2012, thị trường quang điện Nhật Bản đã tăng 32,1% doanh số so với năm ngoái (mức 1.404MW), chủ yếu cho nhu cầu mạnh mẽ từ các hộ gia đình.
Theo số liệu của Hiệp hội quang điện Nhật Bản , doanh số quang điện quý 1 cũng tăng 38,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 395,1MW, nhờ chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình khi lắp đặt pin mặt trời.
Hiệp hội này cũng đã đề xuất vào tháng 4 vừa rồi mức giá FIT là 52US cent/kWh cho điện mặt trời (tương đương 7 lần mức giá mua điện gió ở Việt Nam hiện nay).
Nhu cầu trong nước tăng cao, nên xuất khẩu tế bào quang điện của Nhật Bản giai đoạn 2011/2012 cũng giảm 13,2% so với năm trước đó, xuống còn 1.281MW. Xuất khẩu trong quý 1 năm 2012 giảm 52.7%, xuống còn 163MW.
Hiệp hội quang điện Nhật Bản bao gồm các hãng sản xuất pin mặt trời lớn của Nhật Bản như Sharp, Kyocera, Panasonic, Mitsubishi hay các hãng nước ngoài như tập đoàn Suntech Power.
Sau đây là một số thống kê về tình hình phát triển điện mặt trời ở Nhật Bản trong thời gian gần đây:
Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với pin mặt trời xuất xứ từ Trung Quốc
Trước tình hình đó, ngày hôm qua, hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ đã khởi động một đề xuất để từ chối một khoản tín dụng thuế 30% cho các dự án sử dụng pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất, trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại về năng lượng mặt trời đang xảy ra.
Đề nghị này sẽ yêu cầu các tấm pin mặt trời phải có 70% các bộ phận do Mỹ sản xuất mới được nhận các tín dụng thuế đầu tư (ITC), áp dụng cho các dự án năng lượng mặt trời của Mỹ từ nay tới năm 2016. Pin mặt trời lắp ráp tại Mỹ sẽ chỉ cần phải có 50% các bộ phận do Mỹ chế tạo.
“Chính phủ liên bang phải nhìn nhận sự phong tỏa của Trung Quốc trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời một cách rất nghiêm túc, và nhà sản xuất Mỹ phải sẵn sàng để chống lại áp lực này” Thượng nghị sĩ Charles Schumer của New York . “Đề xuất này là khó khăn, nhưng nó cần thiết để đối phó thành công với thực tiễn về chính sách thương mại không lành mạnh của Trung Quốc. Kế hoạch cứng rắng này sẽ giành lại sân chơi cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ để họ có thể cạnh tranh, tạo công ăn việc làm và trở thành nước đi đầu trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này.”
Schumer đã gửi một khác lên chính phủ liên bang, đề nghị từ chối các khuyến khích về năng lượng tái tạo với tua-bin gió của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp đặt thuế đối kháng là 3,6% trên hầu hết các tế bào quang điện tinh thể silicon và mô-đun quang điện nhập khẩu từ Trung Quốc để chống lại chính sách trợ cấp của chính phủ Trung Quốc . DOC dự kiến sẽ công bố mức thuế chống bán phá giá vào thứ Năm tới, mức giá được cho là sẽ cao hơn đáng kể so với mức 3,6% này.
“Chúng ta không thể đánh đổi sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài lấy sự phụ thuộc vào pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất,” Thượng nghị sĩ Sherrod Brown của Ohio, nơi công ty First Solar đặt nhà máy sản xuất các mô-đun pin mặt trời màng mỏng nói. “… Việc chính phủ Trung Quốc cung cấp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp cho các nhà sản xuất pin mặt trời của họ không phải là cạnh tranh – đó là gian lận thương mại. Và chúng ta phải trả giá bằng nhiều công ăn việc làm trong ngành sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ đang mất đi. Chính sách thuế của Mỹ không nên làm tình hình tồi tệ hơn, bằng cách cấp các ưu đãi cho pin mặt trời mua từ Trung Quốc.”
Đề nghị này như một bản nhạc vui với các nhà lãnh đạo của SolarWorld, hãng đã cùng 6 nhà sản xuất nhỏ khác, đệ đơn lên chính phủ mùa thu vừa rồi nhằm đánh thuế pin mặt trời nhập từ Trung Quốc.
Một bộ phận khác của ngành công nghiệp Mỹ – các nhà phát triển dự án và sản xuất silic đa tinh thể – phản đối áp thuế, vì họ lập luận rằng điều đó sẽ làm tổn thương thị trường năng lượng mặt trời Mỹ rộng lớn hơn do tăng giá và làm cho năng lượng mặt trời trở nên đắt đỏ. Các nhà sản xuất silic đa tinh thể cũng lo ngại về chính sách thuế quan trả đũa nhằm vào các sản phẩm của họ. Chính phủ Trung Quốc đã phát động điều tra về việc nhập khẩu silic đa tinh thể của Mỹ.
“Chúng tôi tin rằng cuộc chiến thương mại do SolarWorld khởi xướng nhằm vào các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Trung Quốc có thể làm suy yếu tiến bộ đáng kể các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, khi ngành này đang dần gặt hái được thành công” Robert Hansen, Chủ tịch của Dow Corning, 1 nhà cung cấp chính của silic đa tinh thể và vật liệu năng lượng mặt trời khác phát biểu. “Điều quan trọng cần nhớ rằng không có quốc gia hoặc của ngành công nghiệp nào giành chiến thắng khi tranh chấp thương mại leo thang – và trong trường hợp này, chúng tôi đang quan tâm về hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, chẳng hạn như mất việc làm địa phương và mức thuế trả đũa chống lại Hoa Kỳ”
Danh sách các công ty năng lượng mặt trời tuyên bố phá sản, hoặc bị mua lại gần đây.
Nguồn thông tin từ trang Gigaom.com.
Công ty | Trụ sở | Lĩnh vực | Ngày |
---|---|---|---|
Solyndra | Mỹ | Sản xuất panel pin MT | August 2011 |
Evergreen Solar | Mỹ | Sản xuất panel pin MT | August 2011 |
SpectraWatt | Mỹ | Sản xuất panel pin MT,bán toàn bộ tài sản trị giá $4.9 triệu USD cho Canadian Solar | September 2011 |
Stirling Energy Systems | Mỹ | Thiết bị và Phát triển dự án | September 2011 |
Photowatt | Pháp | Sản xuất panel pin MT (bán cho EDF) | November 2011 |
Solon | Đức | Sản xuất panel pin MT, phát triển dự án (tài sản bán cho Microsol) | December 2011 |
BP Solar* | Anh | *Tuy chưa bị ra tòa án phá sản, nhưng đang xuống dốc với lĩnh vực kinh doanh năng lượng mặt trời (thiết bị, lắp đặt) | December 2011 |
Energy Conversion Devices | Mỹ | Sản xuất panel pin MT | February 2012 |
SunConcept | Đức | Phát triển dự án | February 2012 |
Ralos New Energies | Đức | Phát triển dự án | February 2012 |
Scheuten Solar | Hà Lan | Sản xuất panel pin MT (chi nhánh ở Đức tuyên bố phá sản); tài sản bán cho Sunway | February 2012 |
Solarhybrid | Đức | Phát triển dự án | March 2012 |
Odersun | Đức | Sản xuất panel pin MT | March 2012 |
Q-Cells | Đức | Sản xuất panel pin MT, Phát triển dự án | April 2012 |
Solar Trust of America | Mỹ | Phát triển dự án (một phần của Solar Millennium) | April 2012 |
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
Dự án cấp điện bằng năng lượng tái tạo cho huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Tại Quảng Ngãi, chiều ngày 08/5/2012, đồng chí Cao Khoa – Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp để nghe Viện Năng lượng – Bộ Công Thương báo cáo về Dự án đầu tư Hệ thống cấp điện bằng năng lượng tái tạo tại xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn. Tham gia cuộc họp còn có các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, các Sở ngành liên quan trong tỉnh, UBND xã An Bình, Công ty TNHH Cây Cầu Vàng và lãnh đạo PC Quảng Ngãi.
An Bình (đảo Bé) là một trong ba xã thuộc huyện đảo Lý Sơn, nằm cách đảo Lớn 3,5 hải lý; có diện tích khoảng 69 ha, có 112 hộ với 502 người hiện đang sinh sống. Hiện tại, một phần xã An Bình đang được cung cấp điện bằng hệ thống điện mặt trời (1×75 + 2×300) W.
Hệ thống cấp điện bằng năng lượng tái tạo tại xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là dự án được thực hiện bởi Sở Công Thương Quảng Ngãi, Viện Năng lượng – Bộ Công Thương và Công ty TNHH Cây Cầu Vàng. Dự án được tài trợ từ chương trìnhHợp tác năng lượng và môi trường Mekong (EEP Mekong) – một chương trình quốc tế tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Bắc Âu nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ sạch.
Phạm vi thực hiện của Dự án là lập, phê duyệt Dự án đầu tư và xây dựng kế hoạch hành động để tiến tới các bước tiếp theo. Dự án đề ra quy mô đầu tư xây dựng hệ thống phát điện kết hợp Gió- Mặt trời- Diesel- Ắc quy như sau:
- 01 tua bin gió 10 kW + hệ thống biến đổi.
- 22,08 kWp pin mặt trời + hệ thống biến đổi.
- Dung lượng hệ thống ắc quy 7.200 Ah/ 48 V.
- 02 máy phát diesel 10 kVA + 20 kVA.
- 865 mét đường dây phân phối 220 VAC 2xCV-50mm2.
- 07 hệ thống điện mặt trời hộ gia đình 390 Wp.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 526.227 USD (424. 818 USD từ các nguồn tài trợ và 101.409 USD nguồn vốn đối ứng của Việt Nam). Dự án cũng đã phân tích kinh tế và tài chính để cho thấy với giá bán điện ban đầu của dự án là 0,154 USD/kWh (3.200 VNĐ/kWh) và có lộ trình tăng giá điện theo 5 năm một lần thì có thể đủ chi phí cho công tác vận hành, bảo dưỡng, bảo đảm sự hoạt động lâu dài và bền vững của dự án.
Mục tiêu của dự án là sẽ cung cấp điện cho nhu cầu tối thiểu của toàn bộ dân cư trong xã An Bình, trong đó nhu cầu điện năng được dự kiến 47.122 kWh mỗi năm cho các hộ sống ở khu tập trung, còn 07 hộ sống ở xa khu tập trung dân cư sẽ được cấp điện bằng hệ thống điện mặt trời hộ gia đình. Dự án nếu được đầu tư xây dựng thì nhân dân xã đảo An Bình sẽ được cung cấp điện ổn định, tin cậy từ nguồn phát điện hỗn hợp Gió + Mặt trời + Diesel; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương.
Phập phù các dự án cấp điện cho đảo Lý Sơn
Trước khi dự án này ra đời, đã có hàng loạt các dự án khác, với nhiều phương án đầu tư khác nhau, về mặt công nghệ, chi phí, hình thức đầu tư…nhưng cho đến nay vẫn chưa có dự án nào thành công.
Khởi đầu là dự án điện gió/diezel công suất 3.000 kW vốn đầu tư 6 triệu USD được cấp phép năm 2002 do Công ty TNHH Eden (Hàn Quốc) đầu tư. Nhưng do EVN và chủ đầu tư không thống nhất được giá điện nên dự án đã không triển khai được, ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết.(SGGP, 2011)
Tiếp theo là dự án điện gió do Công ty CP Điện gió Lý Sơn (liên doanh 3 nhà thầu Đức) đề xuất vào năm 2007. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng, xây dựng mô hình cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn bằng sức gió và máy phát điện Diesel, công suất 8 – 10MW. Trong đó giai đoạn 1 (2007 – 2008) đầu tư 80 tỉ đồng, công suất phát điện 2,5 MW, phục vụ điện sinh hoạt và sản xuất của 4.000 hộ với 20.000 nhân khẩu. Giai đoạn 2 (2008 – 2009) nâng lên 5MW và giai đoạn 3 (đến năm 2012) nâng công suất lên gần 10MW. (Vietnamnet,2007). Tuy nhiên, do không thống nhất được giá điện với EVN (phía chủ đầu tư đưa ra giá 750 đồng/kWh), còn EVN chỉ chấp nhận mua ở mức 500 đồng/kWh. Vậy là, mặc dù dự án đã triển khai giai giai đoạn 1 (2006-2008) với số tiền bỏ ra trên 80 tỷ đồng nhưng không thể phát điện. (SGGP, 2010)
Để giải bài toán điện cho Lý Sơn, năm 2009, Chính phủ đã giao Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 6MW, vốn đầu tư hơn 237 tỷ đồng; trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 3 triệu kWh cấp điện thông suốt 24/24 giờ phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho các hộ dân trên đảo. Dự án được khởi công cuối tháng 7-2009, kế hoạch phát điện đầu quý 2 năm 2011. Vậy nhưng, sau 2 năm thi công, chỉ có hai khung nhà ở và nhà điều hành được dựng lên. Trên công trường của dự án hiện tại vắng lặng, chỉ có một xe múc, hai xe ben bất động và vài công nhân lui tới. Nguyên nhân chậm theo ông Nguyên, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, một phần có lẽ do khi thiết kế, chủ đầu tư không khảo sát kỹ địa điểm, vị trí xây dựng nhà máy nên khi đi vào hoạt động, bụi than sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng các hộ lân cận…”. Một nguyên nhân nữa khiến dự án bị “treo” là do Vinacomin và EVN vẫn chưa thỏa thuận được giá bán điện. Bài toán về giá điện lại một lần nữa được đặt ra với dự án nhiệt điện Lý Sơn. Liệu lần này người dân trên đảo có được sử dụng điện ổn định hay không? (SGGP, 2011). Đếntháng 4 năm 2012, lo ngại gây ô nhiễm môi trường, ít hiệu quả kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa quyết định dừng dự án nhà máy nhiệt điện chạy than này. Làm việc với huyện đảo Lý Sơn ngày 13/4, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhấn mạnh việc phát triển nhiệt điện chạy than vừa tốn chi phí cao vừa không mang tính bền vững. Phó thủ tướng chỉ đạo EVN nâng công suất Trạm phát điện Diesel Lý Sơn để nhân dân ở hai xã An Hải và An Vĩnh có điện thắp sáng từ 17 đến 23h.(Vnexpress, 2012)
Tại buổi công bố Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 hướng đến 2020 hôm 6/8/2011, các chuyên gia, nhà khoa học thống nhất phương án đề xuất kéo cáp ngầm 110 KV ra huyện đảo này. Tiến sĩ Nguyễn Kim Hiệu, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Quảng Ngãi dẫn chứng Ninh Bình khi làm nhà máy nhiệt điện chạy than đã phải trả giá, nhiều khu dân cư bị phủ màu đen, ô nhiễm môi trường gây xáo trộn lớn cuộc sống người dân. Do vậy, cần ưu tiên đưa dự án kéo tuyến cáp ngầm ra đảo Lý Sơn vào quy hoạch, kiến nghị Thủ tướng phê duyệt phù hợp với chiến lược phát triển thành huyện đảo mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh. Nhiều chuyên gia dẫn chứng, hiện tại đã có cáp ngầm từ Rạch Gíá (Kiên Giang) ra đảo Phú Quốc vượt biển 120 km (quãng đường vượt biển dài gấp 4 lần từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn) với tổng vốn hơn 1.200 tỷ đồng. Do vậy, việc kéo cáp ngầm từ đất liền ra huyện Lý Sơn là khả thi. Trao đổi với VnExpress chiều 6/8, Nguyễn An Tuấn, Viện phó Viện Năng Lượng cho biết cần tính toán kỹ giữa việc xây dựng nhà máy nhiệt điện hay kéo đường dây trung áp ra huyện đảo. Lý Sơn từ lâu được xác định là đảo tiền tiêu của tổ quốc nên dự án kéo cáp ngầm ra đảo đắt hay rẻ không tính đến mà vấn đề là làm sao địa phương này có nguồn điện đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài. (Vnexpress, 2011).
Dân đảo vẫn khát điện
Theo ông Trần Ngọc Nguyên – chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cả huyện có hơn 22.000 dân sinh sống ở ba xã An Vĩnh, An Hải và An Bình (đảo Bé). Từ năm 2009, bà con ở hai xã An Hải và An Vĩnh đã được địa phương cấp điện bằng máy phát điện với công suất 1,5MW nhưng mỗi xã chỉ được cấp điện sáu giờ mỗi ngày (từ 17g-23g) theo phương thức cách nhật (cấp cho An Hải thì An Vĩnh bị cắt và ngược lại).
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vào tháng 4/2012, vừa lắp đặt 26 bộ pin năng lượng mặt trời trị giá 400 triệu đồng cho 26 hộ dân xã đảo An Bình (đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn). Nguồn kinh phí do Tỉnh đoàn vận động doanh nghiệp và các nhà hảo tâm cùng đoàn viên trong tỉnh đóng góp. Ông Trần Minh Hoằng, Phó chủ tịch UBND xã đảo An Bình cho biết: “Năm 2005, Viện Năng lượng Việt Nam triển khai dự án lắp đặt thí điểm 20 bộ pin năng lượng mặt trời cho 20 hộ dân, trị giá trên 20 triệu đồng/bộ. Sau hơn 6 năm sử dụng, hệ thống này phát huy hiệu quả rõ rệt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa không ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện địa phương. Từ sau ngày thành lập xã, UBND huyện Lý Sơn cũng cấp cho xã một máy phát điện công suất 15kW, tuy nhiên, do chi phí tiêu thụ nhiên liệu quá cao, thu không đủ chi nên ngân sách địa phương không kham nổi, phải ngừng hoạt động. Đầu năm 2012 chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã đầu tư tiếp 1 tỷ đồng từ nguồn vốn của chương trình 106 của Chính phủ để lắp đặt 45 bộ pin năng lượng mặt trời (mỗi bộ trị giá trên 20 triệu đồng) cho 45 gia đình trên đảo. Hiện toàn dân xã đảo An Bình mới chỉ đủ điện thắp sáng. (Nhandan, 2012), (KTNT, 2011) và (Tuổi trẻ, 2012).
Lý Sơn, đảo tiền tiêu giữa gió ngàn Biển Đông
Đảo Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, thuộc tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1992. Là một hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc giữa Biển Đông, Lý Sơn rất gần với Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, nơi đây còn lưu giữ những bằng chứng lịch sử xác thực về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc. Đặc biệt, huyện đảo Lý Sơn còn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” với giống tỏi đặc biệt chỉ có duy nhất một nhánh.
Theo truyền thuyết, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Đông. Còn theo các nhà địa chất, hòn đảo này được hình thành cách đây vài triệu năm từ sự phun trào của các dòng nham thạch của núi lửa. Hiện nay, trên đỉnh ngọn núi Thới Lới vẫn còn đó miệng núi lửa – giờ trở thành hồ chứa nước ngọt tự nhiên, những lớp trầm tích nham thạch xếp nếp, những hang động, cổng đá được tạo thành do sự xâm thực của nước biển.
Huyện đảo Lý Sơn chỉ có diện tích gần 10 km với lượng dân hơn 20 nghìn người, gồm đảo Lớn (xã An Vĩnh, An Hải) và đảo Bé (xã An Bình). Tuy diện tích đảo khá khiêm tốn nhưng lại chứa đựng trong mình lượng di tích khổng lồ. Trên đảo có đến vài chục di tích: đình làng An Vĩnh, Chùa Hang và Âm linh tự (di tích cấp quốc gia). Bên cạnh đó còn nhiều di tích cấp tỉnh và cảnh đẹp như: Đình làng Lý Hải, Chùa Đục, giếng Vua, hang Câu, cổng Tò Vò, miếu bà Chúa Ngọc, dinh Bà Roi, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, các di chỉ, dấu vết văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa…
Nói đến đảo Lý Sơn, người dân đất Việt thường nghĩ ngay đến vị trí tiền tiêu của Tổ quốc giữa Biển Đông, như là điểm khởi đầu của quần đảo Hoàng Sa vậy. Điều đó được minh chứng bằng những nét văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo: Lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Hoàng Sa – Trường Sa, tục Khao thề (lễ Khao lề thế lính)…
Được biết, “Lễ khao lề thế lính” có cội nguồn từ hơn 300 năm trước đây nhằm tôn vinh sự cống hiến hy sinh và cầu chúc cho hương hồn lính đảo Hoàng Sa – Trường Sa bất tử. Lễ Khao lề thế lính được người dân đảo Lý Sơn tổ chức đều đặn hằng năm. Sau này, được Nhà nước quan tâm, nên Lễ hội được tổ chức ngày càng quy mô và hoành tráng hơn. Vào dịp vào tháng 3 hằng năm, người dân cả nước nô nức về với Lý Sơn để cùng tham dự lễ hội có một không hai này.
Phần lớn, những chuyến đi Hoàng Sa – Trường Sa thời đó là những cuộc ra đi không có ngày trở lại. Vì thế, giờ chia tay lên đường cũng là lúc vĩnh biệt người thân. Chính vì vậy, ngoài vũ khí, lương thực, phương tiện đi biển, mỗi người lính còn được cấp hai chiếc chiếu, bảy sợi dây mây, bảy thanh tre và một thẻ bài ghi tên tuổi, quê hương, đơn vị để khi bất trắc, rủi ro, đồng đội sẽ bó xác người xấu số, kèm theo thẻ bài và thả trôi trên biển với hy vọng mong manh rằng sóng gió sẽ đưa hài cốt người chiến sĩ trôi dạt vào đất liền để được an táng trong lòng đất Mẹ. Và cũng chính vì thế, trên đảo Lý Sơn (từ xưa và ngay cả bây giờ) vẫn tồn tại một dạng mộ mà dân gian gọi là “mộ gió” (vì bên dưới không có di hài của người đã khuất, thường là thân xác nằm trong lòng biển khơi). (Nhandan, 2012)
Thiết nghĩ, bên cạnh những chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, Nhà nước cũng cần chú trọng đầu tư đồng bộ hơn nữa cho hệ thống năng lượng trên đảo, bởi lẽ năng lượng là nguồn động lực cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời sống của nhân dân, là yếu tố đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế. Có như vậy, Lý Sơn mới thành hòn đảo tiền tiêu có nền kinh tế phát triển, vững mạnh về an ninh quốc phòng.
Năng lượng tái tạo : đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn
Chúng ta được thiên nhiên ban tặng một bờ biển dài, gần với đường xích đạo với tiềm năng to lớn về gió về năng lượng mặt trời, khí thiên nhiên, biogas nhưng nguồn tài nguyên sạch, rẻ tiền và vô tận này dường như chưa được phát triển và sử dụng một cách hiệu quả.
Phát triển nghành công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên không tái tạo và những tác động của việc sử dụng những tài nguyên này đối với môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ngập lụt và nhiều tác động khác gây nguy hiểm cho môi trường sống. Tiềm năng phát triển các sản phẩm năng lượng sinh học, và năng lượng tái tạo là rất to lớn, do vậy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới là một vấn đề cấp bách, càng sớm càng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước trong điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi của đất nước ta.
Theo ước tính sơ bộ mỗi năm chúng ta mất hơn 1 tỷ đôla do không khai thác và sử dụng những nguồn tài nguyên như gió và năng lượng mặt trời, chưa nói đến tiềm năng phát triển về nhiên liệu sinh học to lớn của một đất nước xuất khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp.
So với các nước trong khu vực Việt Nam đã tụt hậu khá xa về lĩnh vực này một phần do các chính sách của nhà nước chưa kịp ban hành để hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay, đang có nhiều dự án kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: các nhà máy sản xuất Ethanol từ nguồn nguyên liệu sắn, ngô và các nguồn nguyên liệu khác từ mía đường, trong tương lai sẽ có các nhà máy Ethanol sử dụng nguyên liệU là rơm, trấu, cellulose. Hay các nhà máy sản xuất Biodiesel từ các loại hạt có dầu, vỏ các loại hạt, từ mỡ động vật... Các nhà máy sản xuất turbine gió, pin năng lượng mặt trời, hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, nhà máy sản xuất chất xử lý nước thải, biogas...
Đây là điều kiện để đưa ngành công nghiệp năng lượng mới của Việt Nam theo kịp các nước cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philipines trong những thập kỷ tới.
Việc phát triển ngành công nghiệp này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, cho nông dân. Không phải xuất khẩu sản phẩm thô, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, giảm một lượng đáng kể nhiên liệu nhập ngoại, tăng giá trị thặng dư cho sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước đặc biệt khi có những biến động lớn về nhiên liệu trên thị trường thế giới, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội.
Tôi đã từng tư vấn cho các dự án căn hộ tại khu Nam Sài Gòn về việc đầu tư hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho người dân mua căn hộ được sử dụng miễn phí. Chủ đầu tư chỉ cần bỏ ra 10 USD/m2 là có được hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời hoàn hảo.
Bỏ ra 10 USD so với 2.500 USD/m2 nhà, để làm một quảng cáo ấn tượng cho người mua nhà sử dụng nước nóng miễn phí 10 năm đó là một việc làm hết sức thiết thực vừa không tốn tiền đầu tư và mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội trong việc giảm sử dụng điện cho đun nước nóng, vừa an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhà nước tiết kiệm được hàng trăm triệu đôla đầu tư các nhà máy điện và đường dây tải điện cho các thành phố.
Việc này Trung Quốc đã làm rất tốt, họ đưa vào luật bắt các dự án xây dựng phải sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, hàng triệu căn hộ và khách sạn, resort sử dụng hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời rất đơn giản và họ đã tiết kiệm được hàng tỷ đôla mỗi năm, mặc dù bức xạ năng lượng mặt trời tính trên m2 ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
Bảng so sánh phân tích
THIẾT BỊ | XUẤT ĐẦU TƯ | DUNG LƯỢNG | TIẾT KIỆM |
HỆ THỐNG ĐUN NƯỚC NÓNG BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI | KHOẢNG 10 USD/M2 | 10-1000 CĂN HỘ | 0,5 USD/ M2/THÁNG AN TOÀN TUYỆT ĐỐI CHO TẮM, GIẶT, ĐUN NẤU |
HỆ THỐNG ĐUN NƯỚC NÓNG BẰNG BƠM NHIỆT | KHOẢNG 20USD/M2 | 10-1000 CĂN HỘ | 0,5 USD/ M2/THÁNG AN TOÀN TUYỆT ĐỐI CHO TẮM, GIẶT, ĐUN NẤU |
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CHO CHIẾU SÁNG, THIẾT BỊ THỐNG TIN LIÊN LẠC | KHOẢNG 50-100 USD/M2 | CHO VILLA HOẶC CĂN HỘ | 0,2 USD/ M2/THÁNG |
MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY BẰNG KHÍ LPG 10KW CỦA MỸ | KHOẢNG 40-60 USD/M2 | CHO VILLA HOẶC CĂN HỘ | 0,1 USD/ M2/ THÁNG |
Đặng Quốc Toản, Giám đốc Công ty cổ phần năng lượng Dầu khí châu Á
Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012
Nhật Bản đã trở thành quốc gia không sử dụng điện hạt nhân
Nhà máy điện nguyên tử Tomari hôm nay đóng lò để bảo dưỡng
Đối với nhiều người phản đối năng lượng nguyên tử, kể cả đối với nền công nghiệp hạt nhân và những người ủng hộ nó, ngày hôm nay có thể coi là một ngày đặc biệt. Vì hôm nay, nhà máy điện nguyên tử cuối cùng còn hoạt động ở Nhật đã nghỉ. Quốc gia này trên thực tế, mặc dù có thể chỉ tạm thời, đã hoàn toàn rút lui khỏi năng lượng hạt nhân chỉ trong vòng một năm.
"Tác động gây chấn thương tinh thần (Trauma)"
Với 54 nhà máy điện hạt nhân cung cấp 30% năng lượng toàn quốc và 3 nhà sản xuất cung cấp các nhà máy điện nguyên tử, Nhật Bản đã là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về lãnh vực này. Nhưng vụ tai nạn nguyên tử hôm 11.3.2011 đã quay nguợc lại toàn bộ nhận thức, oái ăm thay, ngay cả tại Nhật Bản. Mycle Mayer, chuyên gia nguyên tử lực và đồng thời là nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nói:“ Vụ chấn thương tinh thần Fukushima đã cùng một lúc phá hủy niềm tin vào công nghệ, quyền lực và chính phủ“. Mọi nguời đã nhìn ra rằng, chẳng có cái gì hoạt động đuợc như dự định.
Dân chúng Nhật Bản tuần hành chào mừng việc đóng lò phản ứng cuối cùng tại Tomari
Tạm thời hay vĩnh viễn?
Theo điều tra dư luận mới nhất, 80% dân Nhật ủng hộ việc từ bỏ điện nguyên tử. Điều này đã đưa đến những kết quả rất cụ thể. Theo luật định, cứ sau 13 tháng mỗi nhà máy điện nguyên tử ở Nhật phải ngừng hoạt động các tổ máy để bảo dưỡng định kỳ một lần. Từ sau Fukushima, nhà nước quy định nghị viện địa phương phải cho phép thì các nhà máy điện hạt nhân mới được khởi động lò phản ứng trở lại. Cho đến nay tất cả mọi giấy phép xin khởi động lại lò lại đều bị từ chối.
“Stresstests không đảm bảo độ an toàn”
Chính phủ ở Tokyo đã thử dùng cái gọi là Stresstest (thử độ an toàn) để chứng minh cho dân chúng về độ an toàn của các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng dân chúng hầu như không tin vào điều đó. Rất đúng! đó là ý kiến của Masashi Goto, cựu kỹ sư lò phản ứng, nay là một người phản đối điện hạt nhân: „ Các vụ thử Stresstest này chẳng nói lên điều gì về độ an toàn hết cả. Người ta ngồi trên bàn làm viêc, kiểm tra hồ sơ, bản vẽ của các nhà máy. Trong một số trường hợp, nhà máy buộc phải nâng cao tường chống sóng thần (Tsunami) hoặc phải tăng cường thêm các biện pháp cứu hỏa. Nhưng về cơ bản, ở các hệ thống thiết bị, ở các lò phản ứng, các nguồn gây nguy hiểm bởi động đất chẳng có tý gì thay đổi cả. Như vậy rõ ràng là sớm hay muộn, một tai nạn kiểu Fukushima vẫn rất có thể quay trở lại.“
Xuất khẩu nhà máy điện hại nhân chắc chắn sẽ khựng lại
Mặc dù cho đến nay, ánh đèn điện vẫn sáng ở nuớc Nhật, song đối với chính phủ Nhật thì tình hình kể từ hôm nay đã trở nên khó khăn gấp đôi. Họ không chỉ phải lo tìm nguồn năng lượng thay thế cho các nhà máy bị đóng cửa. Thêm vào đó ngành công nghiệp chế tạo nhà máy điện hạt nhân của Nhật đang đứng trên đôi chân run rẩy. Các hãng chế tạo lò phản ứng khổng lồ như Hitachi, Mitsubishi và Toshiba chắc chắn sẽ gặp khó khăn để bán các nhà máy điện của họ ra nuớc ngoài như đã dự định. Trên nhiều khu vực của thế giới, những ý định mua sắm thêm nhà máy điện hạt nhân đang dần biến mất.
Trong năm qua, tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện thế giới đã giảm đi hơn 4%, chỉ còn chiếm 13%. Vụ đóng lò hôm nay và sự ra đi của Nhật Bản, tuy có thể chỉ là tạm thời, chắc chắn sẽ kéo tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa. Sự cáo chung của thời đại điện hạt nhân, với ngày hôm nay, đã tiến thêm một buớc quan trọng đến hiện thực.
Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012
Tổng quan và hiện trạng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Tàu năng lượng mặt trời PlanetSolar đã kết thúc chuyến đi vòng quanh thế giới
"Chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã hoàn thành chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới đầu tiên bằng năng lượng mặt trời", thuyền trưởng của con tàu mang quốc kỳ Thụy Sĩ Raphael Domjan cho biết. "Chúng tôi đã chỉ ra rằng chúng tôi có các công nghệ cũng như các kiến thức cần thiết để chứng minh năng lượng mặt trời phát triển bền vững và góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta."
PlanetSolar là tàu năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh trái đất mà không có một giọt nhiên liệu hóa thạch nào cả.
Khi PlanetSolar bắt đầu tour du lịch vòng quanh thế giới vào ngày 27 tháng 9 năm 2010, mục đích của tàu không phải là để thiết lập kỷ lục thế giới mới: du lịch vòng quanh thế giới trong vòng 80 ngày bằng năng lượng mặt trời. Mà mục đích là để quảng bá năng lượng sạch bằng cách sử dụng công nghệ điện mặt trời, dừng lại nhiều nơi trên thế giới và chia sẻ ý tưởng cũng như bằng chứng về tính khả thi của công nghệ năng lượng mặt trời với những người dân sống ở những nơi này, Domjan đã viết trong một email trước đó trong cuộc hành trình.
"Tôi cảm thấy mình mong muốn tìm thấy một cái gì đó để chứng minh rằng các giải pháp mới về năng lượng sạch, trong đó năng lượng mặt trời là một ví dụ điển hình", Domjam viết. "Tôi đã nghĩ đến một chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới."
Các tour du lịch theo gần đường xích đạo và dừng lại ở Tangier, Miami, Cancun, Galapagos, Polynesia thuộc Pháp, Brisbanem, Hồng Kông, Bombay, Abu Dhabi, Nha Trang (Việt Nam) và nhiều cảng khác.
Con tàu và toàn bộ thủy thủ sẽ nhận được nhiều kỷ lục Guinness thế giới trong tuần này, bao gồm cả giấy chứng nhận cho "cuộc hành trình dài nhất bằng tàu năng lượng mặt trời," "tàu năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh trái đất", " tàu chạy nhanh nhất qua Biển Đông bằng năng lượng mặt trời" và "tàu chạy nhanh nhất băng qua Đại Tây Dương bằng năng lượng mặt trời."
"MS Tûranor PlanetSolar là có ý nghĩa nhiều hơn một con tàu," Stroeher cho biết tại buổi lễ kỷ niệm sự trở lại của con tàu. "Nó đã trở thành một đại sứ của năng lượng mặt trời. Đến Monaco chỉ là bắt đầu, bây giờ chúng ta phải tận dụng lợi thế của sự nổi tiếng của PlanetSolar để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời. "
Ông cho biết công ty PlanetSolar mới xem xét đến khả năng cho thuê tàu năng lượng mặt trời cho các mục đích giáo dục và sẽ làm cho nó có được sự chú ý trên toàn cầu. Tàu sẽ tiếp tục cập cảng ở Harbor Monegasque cho đến ngày 7 tháng 5 và sau đó sẽ di chuyển lên bờ biển Marseille, nơi mà nó sẽ trở thành biểu tượng trong "những ngày năng lượng mặt trời tại Châu Âu" diễn ra từ ngày 9 đến 12 tháng 5 năm 2012.
Apple sử dụng năng lượng sạch từ pin nhiên liệu và biogas
Apple cũng đang lên kế hoạch xây dựng một trang trại điện từ pin nhiên liệu khổng lồ,công suất 4,8MW cho một trung tâm dữ liệu có phụ tải lên tới 20MW, theo các con số mới nhất của hãng này. Apple cũng đang xây dựng một trạm điện mặt trời bổ sung, có công suất 20MW tại trung tâm dữ liệu này. Trong khi tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho điểm Apple khá thấp về mức sử dụng năng lượng xanh tại trung tâm dữ liệu North Caroline, nơi mà lưới điện được cung cấp phần lớn từ các nhà máy nhiệt điện than, Apple dường như trên thực tế đang tiến những bước dài nhằm xây dựng nguồn điện sạch cho chính mình tại đây.
Hệ thống Pin nhiên liệu của Bloom Energy tại trung tâm dữ liệu của AT&T. Ảnh: Gigaom
Hôm thứ 2 vừa qua, Bloom Energy cũng tổ chức lễ khởi công cho nhà máy đầu tiên ở bở biển phía Đông Newark, ở Delaware, nơi có thể sẽ cung cấp một phần các hệ thống pin nhiên liệu mà Apple sẽ sử dụng cho trung tâm dữ liệu ở North Caroline.
Trang trại pin nhiên liệu của Apple dự kiến sẽ sử dụng nhiên liệu chính là biogas (từ chất thải hữu cơ). Nhiều công ty lớn trong làng Internet như Apple, Google, và Microsoft, đang thử nghiệm với việc chuyển đổi sang sử dụng biogas như một nguồn nhiên liệu mới nổi nhằm cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu của mình.
Một trạm khai thác biogas của tập đoàn năng lượng E-on ở Đức. Ảnh: Gigaom
Cuối năm 2009, tập đoàn đấu giá trực tuyến Ebay cũng xây dựng một hệ thống pin nhiên liệu, do hãng Bloom Energy cung cấp, sử dụng khí sinh học, công suất 500kW, tại San Jose, CA. Đây là một xu thế chung của nhiều công ty lớn, vừa nhằm tạo tính chủ động trong cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu quan trọng, vừa để xây dựng hình ảnh “green” với các khách hàng của họ, như hệ thống pin mặt trời trị giá 1,1 triệu USD mà Intel vừa khánh thành ở Việt Nam tháng trước.
Nguồn: Gigaom.com
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
Làm thế nào ánh sáng mặt trời lại có thể tạo ra điện năng?
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
Lắp đặt điện mặt trời cho gia đình bắt đầu từ tiền tiết kiệm 3.000đ/tháng
Giàn pin mặt trời trên nóc nhà anh Chiến
Anh Chiến vốn tốt nghiệp trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, sau 2 năm tu nghiệp tại đại học Paris 6, anh về nước với mong muốn đem kiến thức mà mình được học ứng dụng vào cuộc sống và phục vụ cộng đồng. Với niềm đam mê về công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo anh Chiến đã miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ điện mặt trời với ước mơ đưa điện mặt trời vào cộng đồng với giá thành hợp lý nhất.
Anh Chiến và bảng điều khiển điện mặt trời
Hiện nay phần lớn người dân đang nhầm lẫn hai khái niệm điện mặt trời và bình nước nóng năng lượng mặt trời. Cả hai đều là ứng dụng năng lượng mặt trời nhưng khác nhau cơ bản về nguyên lý hoạt động. Bình nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng nhiệt năng để tạo thành nhiệt năng, nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời chiếu xuống hệ thống ống dẫn nhiệt đối lưu, làm nóng nước sau đó chuyển vào bình giữ nhiệt. Còn điện mặt trời sử dụng quang năng để tạo thành điện năng. Hiện tại, bình nước nóng năng lượng mặt trời được sử dụng nhiều trong các tỉnh miền trung và nam bộ, bởi ở đây chỉ có hai mùa mưa và nắng, hiệu quả cao. Đối với các tỉnh phái Bắc thì hiệu quả rất thấp vào mùa đông. Nhưng điện mặt trời thì có thể sử dụng tốt tại hầu hết các vùng miền của Việt Nam.
Anh Chiến và các cộng sự tham gia lắp điện mặt trời cho hộ gia đình
Hệ thống điện mặt trời tại gia đình anh Chiến bao gồm 02 tấm pin mặt trời công suất 220Wp, 02 bình acquy 100Ah, bộ điều khiển sạc và bộ biến đổi DC-AC sin chuẩn 600W. Với hệ thống này hàng ngày tạo ra dòng điện ổn đình từ 1000Wh – 1500Wh hàng ngày cho gia đình anh, để chạy các thiết bị cơ bản như : đèn, quạt, tivi, cửa cuốn, loa đài, âm thanh…. Chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng, độ bền lên tới 30 năm. Anh Chiến cười vui vẻ chia sẻ với chúng tôi : “Thoạt đầu, mình nghĩ là đắt nhưng thực ra nó tương đương với khoản tiền tiết kiệm 3.000 đ/ngày trong vòng 20 năm, tức là bằng một cốc trà đá mà mình uống tại quán vỉa hè hàng ngày.”
Người dân đôi khi vẫn có sự nhầm lẫn về điện mặt trời trong một số khái niệm như sau :
- Điện mặt trời là vô hạn: thực tế điện mặt trời là hữu hạn;
- Chỉ cần mua pin mặt trời là có thể tạo ra điện sử dụng hàng ngày : Thực tế điện mặt trời là sự kết hợp của cả một hệ thống các thiết bị liên quan, sao cho hiệu suất đạt mức cao nhất có thể;
Hiện nay chính phủ đã thông qua chương trình truyền thông giới thiệu về điện hạt nhân, nhưng thiết nghĩ cũng nên có các chương trình truyền thông để người dân hiểu thêm về điện mặt trời. Tạm biệt gia đình anh Chiến, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ có cơ hội nhiều hơn nữa được sử dụng điện mặt trời, giải pháp góp phần tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. Các bạn có thể liên lạc với anh Chiến qua số điện thoại 0903.227.915 để được tư vấn thêm về điện mặt trời.
Intel khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam
Sự kiện này chính là một cột mốc quan trọng nữa trong cam kết của Intel về việc nâng cao tỉ lệ sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam.
Hệ thống điện mặt trời tại Intel được làm từ 1092 tấm năng lượng mặt trời cùng 21 bộ biến điện được kết nối với nhau bởi hơn 10.000 m dây cáp. Dự án có sự tham gia của hơn 30 kĩ sư chuyên về năng lượng mặt trời cùng 5.000 giờ cả thiết kế và lắp đặt. Dự án hiện có khả năng phát được 321.000 kWh điện và hạn chế tới 221.300 kg lượng khí CO2 thải ra hàng năm.
Hệ thống Điện mặt trời được đặt trên tầng mái của nhà máy Intel, khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: ictworld.vn
Công nghệ pin mặt trời mà Intel sử dụng là công nghệ của SunPower (Mỹ). Dự án có tổng trị giá 1,1 triệu đô la Mỹ, do tập đoàn GES thiết kế và thi công. Hệ thống điện mặt trời này có công suất 200kWp, là hệ thống điện mặt trời đầu tiên và duy nhất của Intel tại châu Á, và là hệ thống lớn thứ 6 trong 15 hệ thống điện năng lượng mặt trời của Intel trên toàn cầu, trong đó hệ thống ở Oregon có công suất 100kWp và ở Jerusalem có công suất 50kWp.
Bà Shelly Esque, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bộ phận Đối ngoại của Intel nói: “Hệ thống điện mặt trời này sẽ giảm thiểu lượng khí carbon thải ra từ nhà máy của chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống điện mặt trời đầu tiên và duy nhất của Intel tại châu Á, khẳng định sự mở rộng đầu tư của Intel vào năng lượng điện mặt trời ra toàn cầu. Các hệ thống điện mặt trời của Intel hiện có ở Israel, Mỹ và Việt Nam. Đầu tư vào năng lượng xanh là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cầu của chúng tôi nhằm giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu và nhà máy Intel tại Việt Nam luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiếc lược này”.
Có mặt tại buổi lễ khánh thành, ông David Huang - đại diện nhãn hiệu điện mặt trời Samtrix cho biết : "Đây là mô hình tiên tiến nhất hiện nay, để cho các nhà máy ở Việt Nam có thể tham quan và áp dụng vào sản xuất, vừa góp phần quảng bá năng lượng sạch, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Samtrix hiện nay là nhà cung cấp điện mặt trời cho hộ gia đình lớn nhất tại Việt Nam, Lào, Campuchia.
www.samtrix.vn