Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Hãng sản xuất panel năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc phá sản

Tân Hoa xã ngày 20.3 đưa tin Tập đoàn Wuxi Suntech của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới, đã tuyên bố phá sản.

Hồi tuần rồi, tập đoàn này vỡ nợ khi số trái phiếu trị giá 541 triệu USD đáo hạn và hội đồng quản trị sa thải Chủ tịch kiêm người sáng lập Thi Chính Vinh.
 
 
http://www.greentechmedia.com/images/sized/content/images/articles/suntech-e1337356520927-310x224.jpg

 
 
Wuxi Suntech từng là niềm tự hào của Trung Quốc về năng lượng mặt trời nhưng kinh doanh ngày càng khó khăn do cung vượt quá nhu cầu thị trường, đồng thời tập đoàn đối mặt nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan tới bảo hộ thương mại và bán phá giá. “Nhà nước sẽ can thiệp để giúp Wuxi  Suntech tái cơ cấu và duy trì sản xuất”, một chuyên gia ở Thượng Hải nhận định với AFP. Theo một số nguồn tin, ông Thi được chính quyền thành phố Vô Tích, nơi Wuxi Suntech đặt trụ sở, ủng hộ và sẽ quay lại trong đợt tái cơ cấu sắp tới.

Hãng sản xuất panel năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc phá sản

Tân Hoa xã ngày 20.3 đưa tin Tập đoàn Wuxi Suntech của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới, đã tuyên bố phá sản.


Hồi tuần rồi, tập đoàn này vỡ nợ khi số trái phiếu trị giá 541 triệu USD đáo hạn và hội đồng quản trị sa thải Chủ tịch kiêm người sáng lập Thi Chính Vinh.

  http://www.greentechmedia.com/images/sized/content/images/articles/suntech-e1337356520927-310x224.jpg


 

  Wuxi Suntech từng là niềm tự hào của Trung Quốc về năng lượng mặt trời nhưng kinh doanh ngày càng khó khăn do cung vượt quá nhu cầu thị trường, đồng thời tập đoàn đối mặt nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan tới bảo hộ thương mại và bán phá giá. “Nhà nước sẽ can thiệp để giúp Wuxi  Suntech tái cơ cấu và duy trì sản xuất”, một chuyên gia ở Thượng Hải nhận định với AFP. Theo một số nguồn tin, ông Thi được chính quyền thành phố Vô Tích, nơi Wuxi Suntech đặt trụ sở, ủng hộ và sẽ quay lại trong đợt tái cơ cấu sắp tới

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Máy phát điện năng lượng mặt trời

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…




Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”. 

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình. 



Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em. 

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Máy phát điện năng lượng mặt trời

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.

Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Ứng dụng điện năng lượng mặt trời cho tàu đánh cá

Ngày 7/3, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm phát triển năng lượng (EDEC) tổ chức Hội thảo “Sử dụng điện năng lượng mặt trời và công nghệ LED cho tàu đánh bắt xa bờ” nhằm chia sẻ hiệu quả của việc sử dụng mô hình pin năng lượng mặt trời (NLMT) tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tăng khả năng liên lạc cho các tàu đánh bắt xa bờ của Đà Nẵng. 










Việc ứng dụng mô hình pin năng lượng mặt trời (NLMT) sẽ tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tăng khả năng liên lạc cho các tàu đánh bắt xa bờ của Đà Nẵng. Ảnh minh họa.

Thông qua hội thảo, nhiều ngư dân Đà Nẵng cũng mong muốn được nhận được sự hỗ trợ trong việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống đèn LED dẫn dụ cá thay cho hệ thống đèn cũ, nhằm giảm tiêu thụ điện năng, giảm chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt thay cho hệ thống đèn chiếu sáng dẫn dụ cá của tàu đánh bắt xa bờ tiêu thụ lượng điện quá lớn, chi phí lắp đặt còn cao như hiện nay.

Được biết, hiện tại TP Đà Nẵng có 1.370 phương tiện tàu thuyền  (trong đó có 200 tàu cá đánh bắt xa bờ), tổng công suất gần 112.000 CV. Riêng hệ thống pin NLMT cho tàu đánh cá đã được triển khai lắp đặt thử nghiệm cho 2 tàu là tàu câu mực ĐNa 90026 có công suất 380CV của của ông Lê Văn Xin và tàu ĐNa 90169 của ông Lê Văn Minh (cùng trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng).







Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống điện từ panel năng lượng mặt trời đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước…mà không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu và đặc biệt qua hệ thống này giúp cho việc liên lạc với đất liền khi có sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, giảm thiểu rủi ro…

Theo blog: diennangluongmattroi.wordpress.com

Ứng dụng điện năng lượng mặt trời cho tàu đánh cá

Ngày 7/3, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm phát triển năng lượng (EDEC) tổ chức Hội thảo “Sử dụng điện năng lượng mặt trời và công nghệ LED cho tàu đánh bắt xa bờ” nhằm chia sẻ hiệu quả của việc sử dụng mô hình pin năng lượng mặt trời (NLMT) tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tăng khả năng liên lạc cho các tàu đánh bắt xa bờ của Đà Nẵng. 

Việc ứng dụng mô hình pin năng lượng mặt trời (NLMT) sẽ tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tăng khả năng liên lạc cho các tàu đánh bắt xa bờ của Đà Nẵng. Ảnh minh họa. 

Thông qua hội thảo, nhiều ngư dân Đà Nẵng cũng mong muốn được nhận được sự hỗ trợ trong việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống đèn LED dẫn dụ cá thay cho hệ thống đèn cũ, nhằm giảm tiêu thụ điện năng, giảm chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt thay cho hệ thống đèn chiếu sáng dẫn dụ cá của tàu đánh bắt xa bờ tiêu thụ lượng điện quá lớn, chi phí lắp đặt còn cao như hiện nay.

Được biết, hiện tại TP Đà Nẵng có 1.370 phương tiện tàu thuyền  (trong đó có 200 tàu cá đánh bắt xa bờ), tổng công suất gần 112.000 CV. Riêng hệ thống pin NLMT cho tàu đánh cá đã được triển khai lắp đặt thử nghiệm cho 2 tàu là tàu câu mực ĐNa 90026 có công suất 380CV của của ông Lê Văn Xin và tàu ĐNa 90169 của ông Lê Văn Minh (cùng trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng).


Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống điện từ panel năng lượng mặt trời đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước…mà không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu và đặc biệt qua hệ thống này giúp cho việc liên lạc với đất liền khi có sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, giảm thiểu rủi ro…

Theo blog: diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Đảo nổi "điện năng lượng mặt trời"

(Samtrix.vn) - Hai công ty Thụy Sĩ đã hợp lực để xây dựng 3 đảo nổi "năng lượng mặt trời”, mỗi “hòn” đảo gồm 100 tấm panel năng lượng mặt trời, chúng được đặt trên mặt hồ Neuchâtel, Thụy Sĩ.


    

Mỗi đảo hình tròn, đường kính 25 mét



100 tấm pin mặt trời trên các “hòn đảo” được đặt nghiêng 45 độ, sinh điện 1 chiều, sau đó qua máy biến tần thành điện lưới xoay chiều. Toàn bộ đảo có thể xoay 220 độ theo hướng của mặt trời để tối ưu hóa giờ nhận nắng, nó có thể khai thác nhiệt trong suốt cả ngày.Mỗi "đảo" đường kính tới 25 mét, làm bằng vật liệu nhẹ, trên gắn các “pin năng lượng mặt trời” thu năng lượng mặt trời (CSP). 3 đảo nổi CSP này được neo vào đáy hồ với các khối bê tông và bập bềnh tại đó.



Các đảo CSP còn hội tụ nhiệt mặt trời vào các nồi hơi nhỏ để sản xuất hơi nước, hơi nóng dẫn bằng đường ống dẫn đến một nhà máy gần bờ, quay tuốc bin sinh điện tiếp. Theo thiết kế, mỗi hòn đảo năng lượng mặt trời sẽ sản xuất 33kW/h năng lượng điện.


Ba đảo điện năng lượng mặt trời nhân tạo sẽ ra mắt tháng 8/2013. Đảo có tuổi thọ 25 năm. Công ty năng lượng Thụy Sĩ có kế hoạch tăng sản lượng mỗi đảo lên 80 triệu kW/h trong 10 năm đầu.


Từ ý tưởng trên đây, một công ty khác cũng đề xuất một dự án về năng lượng mặt trời, gọi là các "miếng lily" thu nhiệt tạo ra pin sinh điện. Nó  sẽ  được đặt trong các kênh rạch, các nhánh sông có mặt phẳng thoáng đãng, không vướng giao thông để cung cấp điện cho địa phương.


Dự án này phù hợp với các vùng nông thôn, đầm lầy, nơi không có lưới điện công nghiệp, hoặc các trạm, trại, căn cứ quân sự dã ngoại gần nơi có mặt nước.

Đảo nổi "điện năng lượng mặt trời"


Hai công ty Thụy Sĩ đã hợp lực để xây dựng 3 đảo nổi "năng lượng mặt trời”, mỗi “hòn” đảo gồm 100 tấm panel năng lượng mặt trời, chúng được đặt trên mặt hồ Neuchâtel, Thụy Sĩ.

    
Mỗi đảo hình tròn, đường kính 25 mét

Mỗi "đảo" đường kính tới 25 mét, làm bằng vật liệu nhẹ, trên gắn các “pin năng lượng mặt trời” thu năng lượng mặt trời (CSP). 3 đảo nổi CSP này được neo vào đáy hồ với các khối bê tông và bập bềnh tại đó.
100 tấm pin mặt trời trên các “hòn đảo” được đặt nghiêng 45 độ, sinh điện 1 chiều, sau đó qua máy biến tần thành điện lưới xoay chiều. Toàn bộ đảo có thể xoay 220 độ theo hướng của mặt trời để tối ưu hóa giờ nhận nắng, nó có thể khai thác nhiệt trong suốt cả ngày.
Các đảo CSP còn hội tụ nhiệt mặt trời vào các nồi hơi nhỏ để sản xuất hơi nước, hơi nóng dẫn bằng đường ống dẫn đến một nhà máy gần bờ, quay tuốc bin sinh điện tiếp. Theo thiết kế, mỗi hòn đảo năng lượng mặt trời sẽ sản xuất 33kW/h năng lượng điện.
Ba đảo điện năng lượng mặt trời nhân tạo sẽ ra mắt tháng 8/2013. Đảo có tuổi thọ 25 năm. Công ty năng lượng Thụy Sĩ có kế hoạch tăng sản lượng mỗi đảo lên 80 triệu kW/h trong 10 năm đầu.
Từ ý tưởng trên đây, một công ty khác cũng đề xuất một dự án về năng lượng mặt trời, gọi là các "miếng lily" thu nhiệt tạo ra pin sinh điện. Nó  sẽ  được đặt trong các kênh rạch, các nhánh sông có mặt phẳng thoáng đãng, không vướng giao thông để cung cấp điện cho địa phương.
Dự án này phù hợp với các vùng nông thôn, đầm lầy, nơi không có lưới điện công nghiệp, hoặc các trạm, trại, căn cứ quân sự dã ngoại gần nơi có mặt nước.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Năng lượng tái tạo phát triển mạnh tại Indonesia

Khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo để cắt giảm tiêu thụ và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đang là thách thức lớn với Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á đang trong quá trình lấy lại tốc độ tăng trưởng cao.
 
 
Một nhà máy địa nhiệt trên đảo Bali của Indonesia
Là nước duy nhất ở Đông Nam Á tham gia Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), từng xuất khẩu khá nhiều dầu mỏ nhưng nay Indonesia lại trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Do đầu tư không đúng mức cho hoạt động thăm dò và lọc dầu trong nhiều thập kỷ qua, cũng như quản lý yếu kém nguồn tài nguyên “vàng đen” mà Indonesia đang phải nhập khẩu dầu mỏ.

Để lấy lại tốc độ tăng trưởng cao, Indonesia phải dựa vào nguồn cung cấp năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo. Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng tồn tại trong thời gian rất dài, có thể nói là vô tận. Chẳng hạn như chúng ta sẽ tiếp tục nhận dòng năng lượng Mặt trời trong khoảng 5 tỷ năm nữa trước khi Mặt trời tắt hẳn.
Với ưu điểm nổi trội không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng sạch ngày càng được thế giới quan tâm. Năm 2011, năng lượng nói chung và điện nói riêng sản xuất từ sức gió, ánh nắng Mặt trời, thủy triều địa nhiệt chiếm 1,3% tổng số năng lượng sử dụng toàn cầu. 5 nước đứng đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo là: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Brazil.

Là đất nước quần đảo, nằm trải dài và rộng trên một vùng biển lớn, giàu tiềm năng năng lượng Mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, Indonesia rất có tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo. Vì nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, Indonesia có dự trữ lớn về năng lượng địa nhiệt (chiếm tới 40% dự trữ của thế giới). Hiện Indonesia mới khai thác được 1.341 MW trong tổng trữ lượng 29.215 MW loại năng lượng này.

Với việc chuyển hướng phát triển sang xây dựng một nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, Chính phủ Indonesia đang khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu nâng tỷ trọng lên 17% tổng sản lượng điện năng vào năm 2025. Để phát huy thế mạnh này, mới đây Chính phủ Indonesia đã ban hành biểu thuế ưu đãi (FIT) dành cho việc phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sinh khối, rác thải và địa nhiệt. Chỉ riêng trong năm 2012, đã có 117 khu vực ở Indonesia được lắp đặt trạm điện năng lượng Mặt trời với tổng công suất 4,8 MWp. Còn trong năm nay, dự kiến 400 tỷ rupiah sẽ được chi từ ngân sách cho các dự án phát triển panel năng lượng Mặt trời.

Song nhìn tổng thể, tỷ trọng năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng điện năng của Indonesia. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, chi phí cao trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đủ để có thể hỗ trợ phát triển các nguồn lực cho việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo. Thêm vào đó là khó khăn về mặt địa lý trong việc kết nối giữa sản xuất với các trung tâm tiêu thụ nằm rải trên một đảo quốc gồm hơn 17.000 hòn đảo.

Indonesia tăng cường phát triển năng lượng tái tạo

Khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo để cắt giảm tiêu thụ và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đang là thách thức lớn với Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á đang trong quá trình lấy lại tốc độ tăng trưởng cao.

Một nhà máy địa nhiệt trên đảo Bali của Indonesia

Là nước duy nhất ở Đông Nam Á tham gia Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), từng xuất khẩu khá nhiều dầu mỏ nhưng nay Indonesia lại trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Do đầu tư không đúng mức cho hoạt động thăm dò và lọc dầu trong nhiều thập kỷ qua, cũng như quản lý yếu kém nguồn tài nguyên “vàng đen” mà Indonesia đang phải nhập khẩu dầu mỏ.

Để lấy lại tốc độ tăng trưởng cao, Indonesia phải dựa vào nguồn cung cấp năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo. Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng tồn tại trong thời gian rất dài, có thể nói là vô tận. Chẳng hạn như chúng ta sẽ tiếp tục nhận dòng năng lượng Mặt trời trong khoảng 5 tỷ năm nữa trước khi Mặt trời tắt hẳn.
Với ưu điểm nổi trội không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng sạch ngày càng được thế giới quan tâm. Năm 2011, năng lượng nói chung và điện nói riêng sản xuất từ sức gió, ánh nắng Mặt trời, thủy triều địa nhiệt chiếm 1,3% tổng số năng lượng sử dụng toàn cầu. 5 nước đứng đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo là: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Brazil.

Là đất nước quần đảo, nằm trải dài và rộng trên một vùng biển lớn, giàu tiềm năng năng lượng Mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, Indonesia rất có tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo. Vì nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, Indonesia có dự trữ lớn về năng lượng địa nhiệt (chiếm tới 40% dự trữ của thế giới). Hiện Indonesia mới khai thác được 1.341 MW trong tổng trữ lượng 29.215 MW loại năng lượng này.

Với việc chuyển hướng phát triển sang xây dựng một nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, Chính phủ Indonesia đang khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu nâng tỷ trọng lên 17% tổng sản lượng điện năng vào năm 2025. Để phát huy thế mạnh này, mới đây Chính phủ Indonesia đã ban hành biểu thuế ưu đãi (FIT) dành cho việc phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sinh khối, rác thải và địa nhiệt. Chỉ riêng trong năm 2012, đã có 117 khu vực ở Indonesia được lắp đặt trạm điện năng lượng Mặt trời với tổng công suất 4,8 MWp. Còn trong năm nay, dự kiến 400 tỷ rupiah sẽ được chi từ ngân sách cho các dự án phát triển panel năng lượng Mặt trời.

Song nhìn tổng thể, tỷ trọng năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng điện năng của Indonesia. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, chi phí cao trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đủ để có thể hỗ trợ phát triển các nguồn lực cho việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo. Thêm vào đó là khó khăn về mặt địa lý trong việc kết nối giữa sản xuất với các trung tâm tiêu thụ nằm rải trên một đảo quốc gồm hơn 17.000 hòn đảo.