Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Nhật Bản sẽ xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất nước

Nhật Bản sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất nước với 920.000 tấm thu năng lượng cùng với công suất 230 MW, trải dài trên 265 héc ta tại thành phố Setouchi, tỉnh Okayama.

Với kinh phí lên tới 110 tỷ yen (956,5 triệu USD), dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018 và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động trong nửa đầu năm 2019.


ttxvn_pinmatroi


Theo số liệu của Bộ Công nghiệp Nhật Bản, năm 2013, sản lượng điện Mặt Trời đạt 5.000 MW, tăng 150% so với năm 2012, đưa Nhật Bản trở thành nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng khuyến khích xây dựng các căn nhà năng lượng Mặt Trời, thiết kế mái nhà lắp đặt các tấm thu năng lượng Mặt Trời, với mức trợ cấp 450.000 yen (3,926 USD) từ chính phủ và các khoản hỗ trợ khác của chính quyền địa phương.

Năng lượng hạt nhân cũng là nguồn cung điện quan trọng đối với Nhật Bản. Hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân đã đóng cửa sau thảm họa tại nhà máy Fukushima Số 1 vào tháng 3/2011. Nếu được tái khởi động, các lò phản ứng này cũng đáp ứng được gần 19,5% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản.

Bộ Công nghiệp Nhật Bản đã quyết định xây dựng các tuốc bin gió thả nổi ở ngoài khơi tỉnh Fukushima với kỳ vọng đây sẽ là “trạm phong điện” lớn nhất thế giới, với mục tiêu sản xuất 1.000 MW điện/giờ, và tạo được 4.000 việc làm. Các tuốc bin gió này bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2013.

Năng lượng sinh học cũng là giải pháp chính cho tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng hiện nay của Nhật Bản. Trong bối cảnh thế giới thiếu thực phẩm nghiêm trọng, thay vì sử dụng ngô và đậu tương như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản sử dụng hydrocarbon trong vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Loại nhiên liệu này đã được sử dụng đối với xe buýt trong tháng 7/ 2014 và dự kiến sẽ được dùng trong nhiên liệu máy bay trong tương lai gần.

Theo báo cáo của Fuji Keizai, tổ chức nghiên cứu thị trường – công nghiệp, những năm gần đây, thị trường nhiên liệu sinh học của Nhật Bản khởi sắc, và dự kiến thu về 176,6 tỷ yen (1,54 tỷ USD) vào năm 2015.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng với sự phát triển của công nghệ nhiên liệu sinh học cũng như tính ưu việt về chi phí sản xuất và độ thân thiện với môi trường, thị trường nhiên liệu sinh học của Nhật Bản hứa hẹn sẽ“bùng nổ”./.


Theo TTXVN

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Bolivia khánh thành công viên điện năng lượng mặt trời

Dự án nằm ở khu Pando gần với biên giới Brazil, được kỳ vọng sẽ tiết kiệm cho Bolivia 1,8 triệu USD mỗi năm dành cho việc trợ giá khí đốt khi lượng tiêu dùng nội địa sẽ giảm đáng kể.

Đây là trạm năng lượng Mặt Trời với công suất ở mức megawatt đầu tiên của Bolivia, được công ty năng lượng quốc gia của Bolivia đầu tư 11 triệu USD, góp phần vào mục tiêu đưa Boliva trở thành một trung tâm năng lượng của Nam Mỹ là mục tiêu quốc gia dài hạn.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=vLopfZPbJFs&w=500&h=420]

Hờ hững với năng lượng mặt trời

(TBKTSG) - Việt Nam rất có lợi thế tận dụng nguồn năng lượng mặt trời vì nằm trong dải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn năng lượng này vẫn còn hạn chế.


Trang bi NLMT cho tau danh ca


Bình nước nóng: giảm hơn 50%


Không cần tốn điện, tốn ga để đun nước, chỉ cần mua một bình nước nóng năng lượng mặt trời về lắp trên mái nhà là có thể sử dụng nước nóng an toàn hơn 10 năm trời. Lợi ích là vậy nhưng nhiều nhà sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời vẫn đang “than trời” vì khó tiêu thụ sản phẩm.


Trao đổi với TBKTSG cuối tuần qua, ông Chu Khắc Minh, Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Phú Lạc Khang, than thở: “Tiêu thụ bình nước nóng trên thị trường mấy năm trước khá tốt, nhưng khoảng hai năm gần đây thì rất chậm dù công ty đã có chính sách khuyến mãi cho khách hàng. Một bình nước nóng loại 250 lít giá bán trước đây là 8,5 triệu đồng, nay đã giảm hơn 30% nhưng bán vẫn chậm”.


Năng lực sản xuất hàng tháng của Công ty Phú Lạc Khang đạt từ 300-500 bình nước nóng năng lượng mặt trời, nhưng trong ba năm gần đây, trung bình mỗi tháng bán chưa được 100 bình, có tháng chỉ bán 20-30 bình.


“Khó khăn lắm nhưng chúng tôi phải ráng gồng, hạ giá đến mức thấp nhất có thể để giữ thương hiệu. Công ty đang làm thêm công việc in lụa trên kính để duy trì công ăn việc làm cho hàng chục công nhân đã theo công ty làm ăn từ bao lâu nay, chứ riêng việc sản xuất bình nước nóng thì không sống nổi!”.


Theo ông Minh, TPHCM hiện có khoảng 10 nhà sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời và các nhà sản xuất khác cũng rơi vào tình cảnh tiêu thụ sản phẩm khó khăn.


Nhìn chung, doanh số của nhiều nhà sản xuất sụt giảm hơn 50% so với vài ba năm trước. Nguyên nhân một phần là do số lượng nhà mới xây ít hơn, phần khác vẫn là do còn nhiều người dân chưa quen việc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.


Ông Minh cho biết qua tiếp xúc khách hàng, ông nhận thấy nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc tận dụng nguồn năng lượng mặt trời. Trong khi đó, đại diện một nhà sản xuất tính toán về hiệu quả của bình nước nóng năng lượng mặt trời: một gia đình sử dụng trung bình mỗi ngày 60 lít nước đun tới 60 độ C thì phải tốn 4-5 kWh điện; nếu sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thay cho điện thì chỉ khoảng hơn hai năm là... huề vốn.


Vài năm trước, Phú Lạc Khang là một trong năm doanh nghiệp được Bộ Công Thương và tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn là nhà sản xuất tham gia chương trình khuyến khích người dân sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời. Theo chương trình, mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng khi lắp đặt một bình nước nóng năng lượng mặt trời. Nhưng dù có sự hỗ trợ, số lượng hộ dân đăng ký vẫn rất ít. EVN cho biết chương trình quảng bá sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời giai đoạn 2011-2015 (5 năm) cũng chỉ đặt mục tiêu 30.000 bình, trong đó, phân bổ TPHCM 5.000 bình, Hà Nội 4.000 bình, miền Trung 5.000 bình...


Có một thực tế khác là những người chịu sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thì bị chi phối bởi hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc, được bán tràn lan trên thị trường. Theo thống kê của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC HCMC), hiện TPHCM có khoảng 100 nhà sản xuất và nhập khẩu bình nước nóng năng lượng mặt trời. Một số nhà nhập khẩu sau khi chào bán sản phẩm xong thì “lặn mất tăm” để né khâu bảo hành, bảo trì cho khách hàng về sau.


Ông Võ Thúc Đồng, Giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng DONG - chuyên nhập khẩu thiết bị bình nước nóng năng lượng mặt trời từ Úc và Trung Quốc, cho biết cách nay vài năm, mỗi tháng công ty bán được 300-400 bình, nhưng nay, con số đã giảm hơn một nửa.


Tấm pin: thiếu chính sách hỗ trợ


Một sản phẩm khác cũng gặp khó khăn tương tự, đó là tấm pin năng lượng mặt trời.


Rào cản lớn nhất hiện nay đối với sự phát triển của sản phẩm này tại Việt Nam là giá thành sản xuất cao do nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu. Theo ông Diệp Bảo Cánh, Giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Mặt Trời Đỏ (Red Sun Energy), chính sách thuế còn chưa hợp lý nên không khuyến khích được sản xuất trong nước. Ví dụ thuế nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời thành phẩm là 0%, nhưng một số nguyên vật liệu sản xuất thì có thuế suất nhập khẩu 3-15%.


Một số rào cản khác được ông Cánh đưa ra để lý giải vì sao nguồn năng lượng mặt trời tại Việt Nam không phát triển là cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có văn bản cho phép nối lưới điện năng lượng mặt trời, chưa có chính sách bù trừ (hoặc mua lại điện từ năng lượng mặt trời), chưa có chính sách về giá mua điện nối lưới dành cho điện mặt trời...


Cũng theo ông Cánh, trong hai năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ tấm pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng đáng kể, chủ yếu là các công trình công cộng sử dụng vốn nhà nước, các địa phương chưa có điện lưới, đèn đường, điện phục vụ nông nghiệp... Nhưng dù có tăng so với trước thì thị trường pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam hiện vẫn rất nhỏ bé, chỉ bằng 1/10.000 của thế giới.


Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia năng lượng, để tạo ra 1 kWh điện thì phải sử dụng 8 mét vuông tấm pin năng lượng mặt trời với giá khoảng 12.000 đô la Mỹ, nhưng sản phẩm này có thời hạn sử dụng đến 30 năm và người sử dụng không phải trả tiền điện!

Báo động cạn kiệt nguồn năng lượng

Từ một quốc gia xuất khẩu thô năng lượng, trong tương lai, Việt Nam sẽ chuyển sang nhập. Nguy cơ không bảo đảm an ninh năng lượng, giảm năng lực canh tranh, tụt hậu ngày càng cao



Tình trạng cạn kiệt nguồn năng lượng không còn là cảnh báo của một tương lai xa mà đang được chứng minh bằng những con số cụ thể và những sự kiện diễn ra nhanh chóng trong thực tế. Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, đây là hậu quả tất yếu của việc khai thác quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch mà quên đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.






2014-06-06-5038


Lắp điện mặt trời tại nghĩa trang Việt Lào (Samtrix.vn)





Nhiên liệu hóa thạch đang cạn


TS Ngô Đức Lâm, chuyên gia về năng lượng, nhận xét nước ta có khá nhiều và đa dạng các nguồn năng lượng sơ cấp: nhiên liệu hóa thạch, sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Tuy nhiên, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn sử dụng từ các nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu thô, khí đốt... và thủy điện.


Trong thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, nguồn năng lượng này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng và sản xuất nhưng đến năm 2030, Việt Nam sẽ không còn tiềm năng thủy điện lớn vì đã khai thác hết. Trữ lượng than đá cũng đang cạn dần. Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96%-100% nhu cầu sử dụng. Năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60% và đến năm 2035, tỉ lệ này chỉ còn 34%.


Trước tình hình này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có kế hoạch nhập khẩu than đá từ Úc bắt đầu từ năm 2015. Ngay cả Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, trong cuộc họp ngày 8-10 vừa qua, cũng phải thừa nhận đến năm 2016 bắt buộc phải nhập khẩu than đá, năm 2020 phải nhập từ 20-30 triệu tấn than.


Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 thì vào năm 2020, Việt Nam sẽ nhập khẩu hơn 2.300 MW điện (chiếm 3,1% tổng cơ cấu năng lượng điện), năm 2030 sẽ nhập 7.100 MW (chiếm 4,9% tổng cơ cấu năng lượng điện).


Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng khiến nguồn cung năng lượng đã không bắt kịp cầu. Dự báo, nhu cầu năng lượng của Việt Nam các năm 2015-2020-2030 tăng từ 89.000 MTOE lên 150.000 MTOE và 256.000 MTOE, trong khi khả năng cung ứng chỉ nhích từng chút một: 91.000-96.000 -113.000 MTOE.


“Từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp tới, Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng. Nguy cơ không bảo đảm an ninh năng lượng, giảm năng lực cạnh tranh và tụt hậu so với các nước trong khu vực ngày càng cao” - TS Lâm cảnh báo.


Cơ hội cho năng lượng bền vững


TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước thích nghi với biến đổi khí hậu, cho rằng việc cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong sức ép về nhu cầu năng lượng cũng mở ra cơ hội phát triển cho ngành năng lượng Việt Nam. Cụ thể, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được tận dụng khai thác và mở rộng tìm kiếm, nghiên cứu các nguồn năng lượng mới, bền vững hơn. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng sẽ được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc hơn.


“Như vậy, không chỉ giải được bài toán năng lượng mà còn giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Tất nhiên, thách thức không thể tự nhiên mà trở thành cơ hội nếu không có chiến lược và quy hoạch cụ thể” - TS Tứ nhận xét.


Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương ước tính công suất lắp máy từ năng lượng sinh khối (sản sinh từ phân, rác thải...) vào khoảng 500-2.000 MW, điện gió từ 1.000- 6.200 MW, các năng lượng tái tạo khác (quang năng, năng lượng sóng...) từ 2.700- 5.600 MW. Còn theo ông Nguyễn Dương Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Mặt Trời Bách Khoa, Việt Nam có tổng số giờ nắng lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam, là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. Nếu chính sách về việc mua điện từ các hộ dân hay tổ chức cá nhân được thông qua như ở một số nước trên thế giới thì việc đầu tư điện từ năng lượng mặt trời sẽ trở thành một mô hình đầu tư hấp dẫn.





Kinh nghiệm của Đan Mạch

Đan Mạch là một đất nước có ngành năng lượng phát triển ấn tượng: tốc độ sản xuất ngày càng tăng nhưng tỉ lệ sử dụng năng lượng ngày càng giảm. Ông Jakob Jespersen, chuyên gia năng lượng của Đan Mạch, cố vấn dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, cho biết từ một nước phải nhập khẩu năng lượng những năm 1970 về trước, đến năm 1980, Đan Mạch đã tự chủ được nguồn năng lượng và bắt đầu xuất khẩu. Hiện nay, Đan Mạch là nước xuất khẩu điện nhờ lắp đặt turbin gió và sản xuất điện than giá rẻ.

Ông Jakob đánh giá Việt Nam dồi dào nguồn năng lượng tái tạo có thể sử dụng mà không cần nhập khẩu. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đang gây tranh cãi cần phải làm rõ trước khi xây dựng các chiến lược, kế hoạch sử dụng năng lượng tại Việt Nam.

“Nhiều ý kiến cho rằng giá điện quá thấp để đưa ra giải pháp mới thay thế. Theo tôi, điều này đúng nhưng cần phải xét đến tình trạng phân phối điện không ổn định và giá điện dự phòng. Hoặc tranh cãi quanh vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân để giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu. Thật ra, sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhận thậm chí còn gây ra hậu quả nặng nề hơn việc nhập khẩu than” - ông Jakob nói.




Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Khởi động dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện quốc gia Việt Nam

Sáng ngày 3/10/2014, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị khởi động dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện quốc gia Việt Nam do EVNCPC đăng cai tổ chức.




Phó Tổng giám đốc EVNCPC Nguyễn Thành phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị: Bộ Công Thương, Cục điều tiết điện lực (ERAVE), EVN, EVNCPC, Hội điện lực miền Trung và Tây Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Hội đồng quốc tế Đông Nam Á (ICASEA), Trung tâm Tư vấn công nghệ tiết kiệm năng lượng TP Đà Nẵng (DECC), Cơ quan Hợp tác phát triển Đức, Ủy ban điều tiết năng lượng Philippines...


Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành – Phó Tổng giám đốc EVNCPC cho biết, được sự cho phép của EVN, EVNCPC phối hợp với ICASEA, DECC nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện quốc gia Việt Nam. Dự án nhằm mục tiêu xây dựng bản thảo chất lượng Quy định công tơ hai chiều và tiêu chuẩn đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam vào hệ thống điện phân phối để trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt và ban hành thành các quy định quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống năng lượng tái tạo đấu nối lưới điện phân phối tại Việt Nam.


Thời gian qua, với vai trò là đơn vị phân phối và kinh doanh điện năng ở khu vực miền Trung, căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, EVNCPC đã xây dựng lộ trình phát triển lưới điện thông minh, trong đó có “Dự án thử nghiệm tích hợp các nguồn năng lượng” vào lưới điện phân phối. Trong thời gian qua, EVNCPC đã tự nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng thử nghiệm công tơ đo đếm điện năng hai chiều đồng bộ với tấm pin năng lượng mặt trời (880W) thuộc dự án thử nghiệm tích hợp các nguồn năng lượng mới, tái tạo. Công tơ hai chiều nêu trên đã được phê duyệt mẫu theo Quyết định số 1856/QĐ-TĐC ngày 26/6/2013 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.


Tiềm năng phát triển và khai thác các nguồn năng tái tạo rất lớn đặc biệt là các nguồn năng lượng tại các hộ gia đình như: pin mặt trời, tuabin gió... Nếu khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này sẽ giảm gánh nặng về đầu tư nguồn cho EVN và tạo ra nguồn năng lượng xanh và sạch. Tuy nhiên, về quản lý Nhà nước chưa có quy định, chính sách, cơ chế cho việc đấu nối tích hợp các nguồn năng lượng này vào lưới điện trung hạ thế...


Hiện nay, Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng có nhu cầu lớn về phát triển năng lượng mặt trời trên mái nhà tại nhiều địa điểm, bao gồm: văn phòng, hộ gia đình, khách sạn... Tuy nhiên, những rào cản chính là thiếu các quy định và tiêu chuẩn kết nối. Do đó không có hệ thống pin mặt trời được chính thức kết nối với lưới điện quốc gia. Với việc bù điện năng, năng lượng mặt trời trên mái nhà sẽ cung cấp điện cho lưới điện khi nhu cầu thấp hơn so với nguồn phát điện và nhập khẩu điện khi nhu cầu cao hơn so với nguồn phát. Tiêu chuẩn kết nối và bù điện năng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh hơn của năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Chúng là hai trong số nhiều biện pháp được đề nghị trong phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời năng lượng TP Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2020.


Việt Nam là nước được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời. Theo kết quả khảo sát, số giờ nắng trung bình năm ở khu vực miền Bắc là 1.800 - 2.100 giờ, và đối với khu vực miền Nam là từ 2.000 - 2.600 giờ.


Theo thống kê, tổng công suất lắp đặt pin mặt trời trên toàn quốc hiện đạt khoảng 4 MWp. Khoảng hơn chục nghìn hộ dân vùng sâu, vùng xa đã được điện khí hóa bằng các hệ điện mặt trời gia đình và được sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy. Hàng trăm làng điện mặt trời, trạm điện mặt trời nhà văn hóa, trạm thu vệ tinh, trạm thông tin viễn thông điện mặt trời ra đời. Hàng nghìn đèn báo hàng hải, đường thủy, trạm hải đăng đã được khai thác và phục vụ hiệu quả nhờ điện mặt trời.


Việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới mới bước đầu phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Từ năm 2000 - 2010, các mô hình điện mặt trời nối lưới chủ yếu mang tính chất trình diễn, việc nghiên cứu chế tạo inverter nối lưới ở Việt Nam cũng mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển, tổng công suất điện mặt trời nối lưới chỉ đạt khoảng 185 kWp. Tuy nhiên đến nay, việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới đã phát triển rất mạnh mẽ, tổng công suất điện mặt trời nối lưới đến năm 2014 đạt khoảng gần 1MWp.


Tham dự Hội nghị, ông Legario Galang (Ủy ban Điều tiết năng lượng Philippines) đã chia sẻ kinh nghiệm và bài học rút ra từ dự án xây dựng Quy định công tơ hai chiều và tiêu chuẩn đấu nối điện mặt trời nối lưới tại Philippines.


Nguồn: http://www.khpc.vn/161/6279/default.aspx

Năng lượng sinh khối Biomass

https://www.youtube.com/watch?v=qsFdGeEAxHc

Ví dụ về một nhà máy biogas quy mô lớn
Nhiên liệu sinh học

- Nhiên liệu sinh học là gì?
- Cồn sinh học (bio-ethanol)
- Dầu sinh học (bio-diesel)
- Nguồn nguyên liệu chế biến cồn sinh học
- Nguồn nguyên liệu chế biến dầu sinh học
- Công nghệ chế biến cồn sinh học và dầu sinh học
- Tiêu chuẩn và đặc tính nhiên liệu
- Các nghiên cứu mới về cồn sinh học và dầu sinh học
- Ngành công nghiệp sản xuất bio-diesel/bio-alcohol
- Thị trường bio-diesel/bio-alcohol


Khí sinh học

- Nguyên lý sinh học hình thành biogas
- Biogas quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại)
- Ứng dụng biogas ở nông thôn (dự án/tiềm năng/lợi ích)
- Biogas quy mô công nghiệp
- Hướng dẫn thiết kế/xây dựng hầm biogas quy mô nhỏ
- Các mẫu hầm biogas phổ biến quy mô hộ gia đình (SNV)
- Động cơ/Máy phát điện sử dụng biogas
- Công nghệ biogas công nghiệp
- Ngành công nghiệp biogas
- Thị trường biogas trên thế giới


Sinh khối rắn

- Khái niệm các nguồn sinh khối rắn
- Công nghệ khí hoá sinh khối [Video- Hệ thống khí hoá sinh khối hoạt động thế nào]
- Nhà máy nhiệt điện sinh khối [Video Nhà máy nhiệt điện sinh khối từ rơm rạ]

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Lắp điện mặt trời cho trường học vùng cao Lũng Mần, Cao Bằng - Chương trình "Điều ước thứ 7", VTV3

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=HQVjXXHFjpg&w=640&h=390]

 

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên hân hạnh là nhà tài trợ hệ thống điện mặt trời cho chương trình này : Http://samtrix.vn

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Thụy Điển qua góc nhìn người Việt

Tôi may mắn có được cơ hội đi du học ở Thụy Điển - một trong những nước Bắc Âu. Ngoài vẻ đẹp nên thơ, tinh tế của khung cảnh hữu tình, ngoài những món ăn ngon đậm đà chất Thụy Điển, tôi còn yêu cả lòng yêu mến thiên nhiên của những con người nơi đây. Tuy nằm trong miền khí hậu ôn đới nhưng người Thụy Điển luôn biết cách tận dụng và tận hưởng tối đa những gì mà tự nhiên mang lại, đặc biệt là mặt trời. Đi đến đâu tôi đều thấy những tấm năng lượng mặt trời được lắp ráp gọn gàng trên mái ngói. Hầu hết người Thụy Điển đều sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp điện năng chính yếu cho mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày.












su-dung-nang-luong-mat-troi-1-8388-6044-

Máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời



Ngoài ra, khi đi thăm các nước láng giềng, tôi nhận ra rằng không chỉ có người Thụy Điển, mà phần lớn những quốc gia thuộc liên minh châu Âu như Hà Lan, Ba Lan, Đức... đều chọn sử dụng năng lượng mặt trời. Điều đó làm tôi ngạc nhiên và bất ngờ. Họ là những nước hầu hết lạnh quanh năm hay nói cách khác, mặt trời có lẽ đã kém ưu ái hơn với họ nhưng tôi không hiểu tại sao họ lại chọn dùng những tấm năng lượng thay vì điện năng được sản xuất từ thủy điện như bao nước khác khi họ lại là những quốc gia đã phát triển, thậm chí giàu có.


Có lần tôi hỏi người bạn cùng phòng, cô ấy giải thích tuy Thụy Điển có một nền kinh tế phát triển nhưng không vì thế mà họ có thói quen chi tiêu lãng phí, ngược lại, họ sẽ đầu tư và tận dụng tối đa những "đặc ân" mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Sẽ có những ngày “cực đông” nên họ sẽ tích trữ "mặt trời" trong những tấm năng lượng mặt trời vào mùa hạ để dành sử dụng. Làm thế một phần giúp tiết kiệm chi tiêu hàng tháng, phần khác là không hoang phí mặt trời. Hiện nay, cộng đồng châu Âu đã hoàn tất chương trình 600.000 mái nhà điện mặt trời và tuyên bố sau năm 2020 sẽ cho ra đời loại nhà "zero energy house", nghĩa là những loại nhà này khi xây lên phải tự đảm bảo điện, không lấy từ nguồn điện lưới. Riêng nước Đức có gần 300.000 mái nhà điện mặt trời và dự kiến đến năm 2020 sẽ đảm bảo 47% năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời...) so với tổng nhu cầu năng lượng chung.












su-dung-nang-luong-mat-troi-2-5947-7854-

Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng phát triển trên thế giới



Suy nghĩ về chính quê hương mình, tôi thấy rằng chúng ta thật may mắn khi được thiên nhiên ưu ái. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, trong đó, nhiều nhất phải kể đến TP HCM, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)... Tuy nhiên việc tận dụng nguồn năng lượng quý giá này ở nước ta còn hạn chế. Theo quan điểm cá nhân, tôi tin rằng nếu Việt Nam có thể phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, chúng ta sẽ cung cấp điện cho toàn bộ miền núi, hải đảo cũng như hộ dân nông thôn.


Bên cạnh việc chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Chúng ta nên dần chuyển sang sử dụng nguồn điện đến từ năng lượng mặt trời thay thế cho những nguồn năng lượng khác đang dần cạn kiệt. Chính phủ và nhà nước Việt nam cũng nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp, từ đó sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ.


Minh Anh

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Lắp điện mặt trời phục vụ hệ thống liên lạc cho ngư dân bám biển

Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chi ngân sách hơn 690 triệu đồng lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc bằng nguồn năng lượng mặt trời trên tàu cá.

Đây là chương trình nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin liên lạc, sản xuất trên biển, giúp ngư dân tránh được những tai nạn về thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Dự án sẽ lắp đặt 15 hệ thống thông tin liên lạc cho 15 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Hệ thống này được kết nối với trạm thông tin liên lạc tàu cá của tỉnh.

Mỗi hệ thống thông tin liên lạc này gồm 2 tấm pin năng lượng mặt trời có công suất 180W, sử dụng công nghệ mono được chế tạo với 5 lớp vững chắc cùng các thiết bị khác như module, khung giá lắp tấm pin, bộ điều khiển nạp năng lượng, bình ắcquy khô kín khí; tủ chứa bộ điều khiển…


Trang bi NLMT cho tau danh ca
Hệ thống liên thông tin liên lạc này chống chịu tốt với khí hậu biển nhờ kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng.


Năm 2013, Trà Vinh đã thực hiện Quyết định 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp đặt máy thu trực canh (SSB) trên tàu khai thác thủy sản cho ngư dân (SSB) thuộc diện hộ nghèo, người có tàu chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác khôi phục lại sản xuất với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Trà Vinh hiện đã thành lập được 39 tổ hợp tác khai thác hải sản đánh bắt vùng xa khơi, làm các loại nghề, như câu, lưới rê, lưới kéo (cào)...

Các tổ hợp tác khai thác hải sản đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc cứu hộ, cứu nạn tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển; tránh được một số bất cập như tình trạng giành giật ngư trường, lao động giữa các tàu thuyền.

Các tổ hợp tác còn hỗ trợ nhau khi có sự cố, như lai dắt, tìm kiếm phương tiện và ngư cụ đánh bắt khi bị mất, trao đổi thông tin về ngư trường, thị trường giá cả...

Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất của các thành viên tổ hợp tác được nâng cao, tăng thêm thu nhập của người lao động./.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Thắp sáng nghĩa trang bằng năng lượng mặt trời

Hai nghĩa trang quốc tế Việt – Lào ở Nghệ An, nơi nyên nghỉ của gần 13 ngàn liệt sĩ quân tình nguyện VN hi sinh tại Lào, từ nay hàng đêm sẽ được thắp sáng bằng năng lượng mặt trời.


Những trụ đèn được trang trí và có chức năng thắp sáng vừa được lắp đặt trên những lối đi giữa các khu mộ ở Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào. Nhiều người đến viếng mộ chưa biết về pin mặt trời đều tò mò, thắc mắc vì sao các trụ đèn đội một tấm gì đó trên đầu. “Đó chính là cái tạo ra điện cho đèn sáng đấy”, anh Phạm Đức Sơn, nhân viên kỹ thuật lắp đặt, giải thích.



2014-06-05-4968

Hệ thống chiếu sáng tại nghĩa trang được sử dụng điện mặt trời là dự án thắp sáng Nghĩa trang quốc tế Việt – Lào tại H.Anh Sơn và H.Đô Lương do Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư. Dự án đã được lắp đặt xong với 168 cột đèn tại hai nghĩa trang này. Trên đầu mỗi trụ đèn là một tấm pin hấp thụ năng lượng của mặt trời, mỗi tấm có diện tích 80x80cm. Dưới chân cột là một hộp kỹ thuật được thiết kế khá đẹp mặt, trong đó chứa một bình ắc quy chuyên dụng loại 12V/70AH và bộ điều khiển tự động. Theo nguyên  lý hoạt động của hệ thống này, ánh nắng mặt trời khi chiếu xuống tấm pin sẽ tạo ra dòng điện. Điện sẽ được nạp vào bình ắc quy. Từ đây, bình ắc quy sẽ cung cấp điện để thắp sáng các bóng đèn LED, có công suất 5W trên trụ đèn.


Hệ thống đèn chiếu sáng này được điều khiển thông minh và hoàn toàn tự động. Giờ bật và tắt đèn được cài sẵn trong đó và đến giờ hẹn là đèn tự động bật sáng và tự động tắt.


Ông Đỗ Ngọc Tuấn, Phó Tồng giám đốc Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, đơn vị thi công dự án năng lượng mặt trời tại các nghĩa trang này, cho biết sử sụng năng lượng chiếu sáng từ mặt trời có rất nhiều lợi ích. Ngoài việc bảo vệ môi trường vì công nghệ này hoàn toàn sử dụng năng lượng xanh, sạch và không tốn tiền điện thì đơn vị sử dụng không phải mất chi phí quản lý vì nó hoạt động theo cơ chế tự động. Ở các tỉnh miền Trung, giờ nắng trong năm cao nên việc sử dụng năng lượng mặt trời rất thích hợp, mang lại hiệu quả rất kinh tế. Mỗi tấm pin mặt trời có thể sử dụng được liên tục trong 25 năm, bình ắc quy cũng có tuổi thọ 4-5 năm.


2014-06-06-5038

Ông Nguyễn Bằng Toàn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Nghệ án, cho biết dự án thắp sáng nghĩa trang là chủ trương của tỉnh nhằm tạo cảnh quan đẹp cho khu vực Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào, để tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh tại Lào vì nhiệm vụ quốc tế. Nếu sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng dùng điện lưới thì theo tính toán, mỗi ngày đêm sẽ tốn khoảng 50 triệu đồng tiền điện. Sử dụng điệ mặt trời tuy giá thành ban đầu cao hơn nhưng mang lại lợi ích lâu dài, hiệu quả kinh tế hơn, an toàn, văn minh hơn và rất phù hợp với cảnh quan, môi trường tâm linh.


 

Khánh Hoan - Báo Thanh Niên

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Nơi trạm điện mặt trời bỏ hoang, nơi dân sống trong tù mù



(ANTV) - Đó là một thực tế đang diễn ra nhiều năm nay tại xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 













Dự án Trạm ứng dụng điện mặt trời bị bỏ hoang ngay tại trụ sở xã Trà Thủy

Năm 2010, 24 xã miền núi đặc biệt khó khăn ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi được Ủy ban Dân tộc chọn triển khai Dự án đầu tư Trạm ứng dụng điện mặt trời. Thế nhưng, đến nay những dự án này lại đang bị bỏ hoang, không giúp ích cho người dân vùng khó khăn.

Ngay trong khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, trụ ăngten thu phát sóng vệ tinh được dựng lên sừng sững, những tấm pin mặt trời được lắp ráp chắc chắn, dựng hàng rào B40 bảo vệ; trạm nạp năng lượng bố trí ngay sát cổng trụ sở để cho người dân sạc bình ắc quy… Song, tất cả chỉ dừng lại ở đó.

Ba năm qua, tất cả các thiết bị này chỉ có giá trị duy nhất là trang trí - trang trí một cách lạc lõng và bất đắc dĩ.

Khi được hỏi, ông Hồ Văn Tự – Phó Chủ tịch UBND xã Trà Thủy thậm chí còn không biết dự án này do đơn vị nào đầu tư và cũng chỉ nghe nói ở tỉnh, ở Trung ương làm.

"Sau khi làm, ở tỉnh, ở huyện người ta xuống, người ta nói đây là điện năng lượng mặt trời. Giờ này, riêng ở trung tâm của xã  chưa sử dụng cái này" - Phó chủ tịch UBND xã Hồ Văn Tự nói.

Được triển khai năm 2011 nhưng dự án trạm ứng dụng điện mặt trời không được người dân quan tâm bởi đã có điện lưới quốc gia.









Trong khi hiều nhà dân sống trong cảnh không đài, không điện

Trong khi đó, tại tổ 1, thôn 1 và thôn 4, xã Trà Thủy - nơi mà đến giờ vẫn chưa có điện lưới quốc gia - nơi rất cần sự có mặt của những dự án như thế này thì bà con vẫn đang ngậm ngùi sống trong cảnh không đài, không điện.

Rút cuộc, một số hộ có điều kiện kinh tế phải tự bỏ tiền làm tuabin phát điện bằng sức nước; song, số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Hồ Văn Khánh – Thôn 4, xã Trà Thủy cho biết:  Gia đình nhà ông làm tuabin phát điện bằng sức nước, cả gia đình hết 6 triệu. Phải kéo từ trên suối bên kia xa lắm.
















Ông Nguyễn Xuân Bắc


Ông Nguyễn Xuân Bắc – Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trao đổi: Đối với Dự án điện năng lượng mặt trời thì có những hiện nay thì nó không còn phù hợp nữa. Bởi vùng này điện quốc gia đã đến và dự án điện năng lượng mặt trời chỉ phát huy hiệu quả cho những vùng lõm, tức là vùng hiện nay điện không thể đến được.

Được biết, Dự án Điện mặt trời dành cho cho 70 xã miền núi có tổng kinh phí lên đến 7,9 triệu Euro; 2/3 trong số này là vốn vay từ nguồn ODA của Chính phủ Phần Lan.

Tính trung bình, kinh phí đầu tư cho mỗi xã thụ hưởng dự án ứng dụng điện mặt trời khoảng trên dưới 3 tỷ đồng. Số tiền này nếu đầu tư hợp lý thì chắc hẳn số hộ dân được thụ hưởng điện sẽ không nhỏ, chứ không rơi vào tình trạng bất cập như hiện nay.



BT

Cuộc chiến năng lượng mặt trời giữa Mỹ và châu Á

Về mặt tích cực, nhập khẩu được hàng loạt cell pin mặt trời giá rẻ, Mỹ có thể đạt được mục tiêu lắp đặt 6 gigawatt trong năm nay.









Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với cell pin năng lượng mặt trời từ Trung Quốc và Đài Loan đã khiến vài nhóm công nghiệp ca thán và lên tiếng cảnh báo sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp khi giá cả tăng cao.

Quyết định này của Mỹ đáp trả lại vấn đề có nhiều cell pin giá rẻ photovoltaic (PV) của Trung Quốc và Đài Loan trong năm qua ồ ạt được nhập vào Mỹ.


Pin PV Trung Quốc xuất đến Mỹ từng vấp phải mức thuế chống phá giá, từ 26,33% đến 58,87%, trong khi pin PV của Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế chống phá giá từ 27,59% lên đến 44,18%.


Biết được quyết định sẽ nâng mức thuế của Mỹ, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cố gắng tăng lượng xuất khẩu panel năng lượng mặt trời vào Mỹ trong nửa đầu năm nay. Tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Đài Loan đến Mỹ trong nửa đầu 2014 đạt đến 2,3 gigawatt (GW). Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đo lượng xuất xưởng bằng chỉ số watt mà tấm panel có thể tạo ra điện.


Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce dự đoán, nếu gộp cả các công ty sản xuất của Mỹ, trong đó có First Solar và SunPower với công suất gần 4GW, thì Mỹ sẽ có đủ module năng lượng mặt trời để đạt được mục tiêu 6GW trong năm nay.


Do vậy, cho dù Mỹ có đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu mảng sản phẩm này từ Trung Quốc và Đài Loan thì các nhà công nghiệp dự đoán phải đến năm sau, chính sách thuế ấy mới thực sự cho thấy tác dụng.


Bởi lẽ giá của module PV đạt ở mức thấp nhất hồi năm ngoái, và các nhà đầu tư toàn cầu tỏ ra quan ngại về lợi nhuận sẽ giảm. Giá PV tăng lại sau khi Trung Quốc bão hoà thị trường với các module panel năng lượng mặt trời giá rẻ. Kết quả là công suất PV tăng từ 31 GW trong năm 2012 lên đến 39 GW năm ngoái, thậm chí ngay cả khi đầu tư vào lĩnh vực này có giảm xuống (theo báo cáo của Bloomberg).


Luồng cell PV giá rẻ từ Trung Quốc và Đài Loan đổ ồ ạt vào Mỹ khiến tấm năng lượng mặt trời chỉ còn 40 cent mỗi watt hồi trước tháng 6 vừa qua. Trung Quốc không chỉ sử dụng lao động chi phí rẻ hơn Mỹ nhưng quốc gia này còn có một ngành công nghiệp PV được trợ cấp rất nhiều. Ví dụ năm 2010, Bộ năng lượng Mỹ ước tính chính phủ Trung Quốc đổ cho các nhà sản xuất hơn 30 tỉ USD tiền trợ cấp.


Khác với Trung Quốc, Đài Loan lại bị ảnh hưởng về mức thuế chống phá giá mới, nghĩa là họ có thể mất nhiều đơn hàng PV của Mỹ vì mức giá cao hơn trước. Mức thuế mới cũng sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm hiệu năng cao của Đài Loan, vì đó là mảng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ. Trong số các công ty sản xuất PV Đài Loan, Motech Industries bị đánh mức thuế cao nhất. Kết quả là Motech đành phải cân nhắc xem liệu có nên xuất khẩu sang Mỹ nữa hay không.



Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Hình ảnh thực tế tại 3 nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới

1. Nhà máy điện năng lượng mặt trời Ivanpah nằm ở sa mạc Mojave gần biên giới giữa California và Nevada bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu tháng 2 năm nay. Nhà máy có tổng công suất 392 megawatts (MW) và được coi là nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay.




Trải dài trên sa mạc Mojave là hơn 300.000 chiếc gương được điều khiển từ xa bởi hệ thống máy tính để có thể điều chỉnh vị trí phản chiếu ánh sáng mặt trời vào từng thời điểm.





Hiện tại tổ hợp  này có 3 nồi hơi, các gương phản chiếu sẽ tâp trung năng lượng để tạo ra hơi nước trong các nồi hơi và đẩy ra các tua-bin để tạo ra điện. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 2,2 tỷ USD.



Hiện nay hệ thống đã tạo ra đủ năng lượng xanh cho 140.000 hộ gia đình.





Chính quyền liên bang cũng đã thông báo về kế hoạch xây dựng thêm 2 nhà máy năng lượng mặt trời, tuy nhiên kế hoạch này vấp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường do quan ngại về việc ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.




Trên thực tế, những chú chim bay qua khu vực này phải đối diện với nguy cơ bị cháy hoặc mất hết lông do gặp phải nhiệt độ cực cao.

2. Nhà máy điện Solana nằm ở gần Gila Bend, bàn Arizona, cách khoảng 70 dặm về phía Nam của Phoenix, được hoàn thành vào năm 2013.












Tại thời điểm được đưa vào sử dụng, đây là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới và là nhà máy đầu tiên của Mỹ sử dụng muối nóng chảy giữ nhiệt.





Nhà máy được xây dựng bởi công ty Abengoa Solar với công suất 280 megawatts (MW), đủ để sản xuất điện cho khoảng 70.000 hộ gia đình, giảm 475.000 tấn khí C02 thải ra nếu sử dụng điện truyền thống.





Hệ thống lưu trữ năng lượng nhiệt giúp hệ thống tiếp tục sản xuất điện lên đến 6h sau khi mặt trời lặn.









3. Font-Romeu-Odeillo-Via hay còn được gọi ngắn gọn là Odeillo, là một thị trấn nhỏ ở vùng núi Pyrenees gần biên giới Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp.



Thị trấn này là nơi đón nhận nhiều năng lượng mặt trời nhất trên trái đất, với hơn 3.500 giờ đón ánh nắng mặt trời mỗi năm. Vì vậy sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi Odeillo là nơi tọa lạc một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới tại thời điểm được xây dựng.




Nhà máy năng lượng mặt trời Odeillo được Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia xây dựng vào năm 1969 bao gồm hệ thống 63 kính định nhiệt gắn trên khu sườn đồi xung quanh, phản chiếu ánh sáng mặt trời vào một gương cầu lõm khổng lồ.





Với lượng lớn ánh sang mặt trời tập trung, nhiệt độ của chiếc gương này có thể lên tới 3.500 độ C.





Tấm gương parabol thực tế được hình thành bởi 10.000 chiếc gương nhỏ hơn với tổng diện tích gần 2.000m2.







Tập đoàn Sharp đẩy mạnh kinh doanh pin mặt trời

Chủ tịch tập đoàn điện tử Sharp của Nhật Bản Kozo Takahashi ngày 1/7 cho biết tập đoàn đang gặp khó khăn này có kế hoạch thiết lập quan hệ với các hãng sản xuất pin hoặc các công ty xây dựng khác trong lĩnh vực này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn các tổ chức truyền thông, trong đó có Kyodo News, ông Takahashi cho hay Sharp có kế hoạch phát triển các hệ thống tiết kiệm năng lượng mới sử dụng các tấm pin Mặt Trời thông qua mối quan hệ này.


ttxvn_pinmatroi


Doanh thu từ tấm năng lượng Mặt Trời của Sharp đang sụt giảm do giá mua của chính phủ đối với mặt hàng này đã bị cắt giảm từ hồi tháng Tư vừa qua.

Ông Takahashi cho hay Sharp cần các nguồn nhân lực mới. Ông còn tiết lộ tập đoàn này sẽ bắt đầu bán thiết bị xây dựng mới mà tập đoàn và phía đối tác kinh doanh Lixil Group Co. đang cùng phát triển nhưng không tiết lộ thêm chi tiết về các sản phẩm mới này.

Hồi tháng 9/2013, Sharp và Lixil Group - một tập đoàn sản xuất thiết bị xây dựng lớn, đã ký một thỏa thuận quan hệ về vốn và kinh doanh.

Sharp, tập đoàn điện tử lớn có trụ sở ở trung tâm thương mại lớn thứ hai ở Nhật Bản là Osaka, đã làm ăn có lãi trong tài khóa 2013 kết thúc vào tháng Ba vừa qua khi đạt mức lợi nhuận ròng là 11,56 tỷ yen./.

Chính phủ Ấn Độ đẩy mạnh phát triển điện mặt trời

Ấn Độ đã lên kế hoạch đấu thầu phát triển các dự án điện năng lượng Mặt Trời với tổng công suất 1.500 MW theo chương trình năng lượng quốc gia JNNSM - được đặt theo tên Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru.


Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, việc mời thầu các dự án nói trên thuộc phần thứ hai trong giai đoạn hai của JNNSM, nhằm mục tiêu sản xuất thêm 10.000 MW điện năng lượng Mặt Trời vào năm 2017.


20140625_INDSolarEnergyApr172013


Trong phần một của giai đoạn hai bắt đầu triển khai hồi tháng 1/2014, Chính phủ Ấn Độ đã cho đấu thầu các dự án điện Mặt Trời với tổng công suất 750 MW. Hiện nay tổng công suất điện Mặt Trời của Ấn Độ là 2.600 MW và chính phủ nước này hy vọng sản lượng sẽ vượt ngưỡng 20.000 MW vào năm 2022.


Một quan chức Bộ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo (MNRE) cho biết trước đây các dự án phát triển năng lượng Mặt Trời tại Ấn Độ thường bị trì hoãn do khâu thủ tục.


Hiện nay, MNRE đang trao đổi với tất cả các cổ đông và sẽ sớm đưa ra đường lối chỉ đạo để công việc đấu thầu có thể bắt đầu vào khoảng tháng Bảy hoặc tháng Tám tới.


Chính phủ Ấn Độ cũng đang thúc đẩy triển khai các dự án điện Mặt Trời cực lớn, với công suất mỗi dự án 1.000 MW.


MNRE hy vọng điện năng lượng Mặt Trời sẽ hòa lưới điện quốc gia với tỷ trọng ngang bằng các loại điện năng khác vào năm 2017./.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Đề nghị tăng chiếu sáng công cộng bằng pin mặt trời

Ngày 16/6, tại Cao Bằng đã diễn ra hội thảo xây dựng mô hình thí điểm sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với điện lưới, phục vụ chiếu sáng công cộng, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn... 



2012-04-03-055

Công nghệ chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với điện lưới là mô hình mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, có thể thay đổi chế độ bật, tắt theo thời gian, theo mùa đã được áp dụng tại các tỉnh, thành Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

Cao Bằng triển khai thí điểm mô hình tại Khu đô thị mới Đề Thám (thành phố Cao Bằng) từ tháng 3/2013. Dự án đã lắp đặt 5 cột đèn led, công suất mỗi đèn 90W, khoảng cách 40 m, tương đương với chiều dài 200 m.

Sau 12 tháng ứng dụng thí điểm cho thấy, độ sáng đạt tiêu chuẩn, đầu tư ban đầu lớn hơn việc lắp đặt điện năng truyền thống nhưng hằng tháng không phải mất tiền điện; tuổi thọ trung bình của tấm pin mặt trời khoảng từ 25 - 30 năm, an toàn cho người sử dụng. Tính năng của ứng dụng điện năng mặt trời bằng đèn led là tiết kiệm điện, giảm chi phí, phù hợp với chiếu sáng công cộng, không xảy ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, các đại biểu phân tích, đánh giá chất lượng và các thông số kỹ thuật của hệ thống điện năng mặt trời và đi đến nhận định mô hình cho hiệu quả tốt, giảm công suất tiêu thụ điện, giảm chi phí điện, mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn, thân thiện với môi trường. Đại biểu kiến nghị với tỉnh và các ngành chức năng hỗ trợ, nhân rộng dự án.

"Mang ánh sáng đến thôn Thanh Sơn" bằng điện mặt trời

Nếu trước đây, ánh sáng đèn điện là điều xa xỉ ở thôn nghèo Thanh Sơn, tỉnh Hà Nam, thì kể từ giữa tháng 6/2014, niềm ao ước được hưởng ánh sáng vào ban đêm của người dân nơi đây đã trở thành sự thật.


Đây là kết quả từ dự án cộng đồng giàu ý nghĩa nhân văn của Philips Việt Nam mang tên "Mang ánh sáng đến thôn Thanh Sơn".

Thôn Thanh Sơn và cuộc đua với mặt trời

Ý tưởng của đề án bắt đầu từ vài thông tin trên báo đài về một vùng kinh tế mới thuộc tỉnh Hà Nam. Nằm giáp ranh với Hòa Bình và Ninh Bình, Thanh Sơn là nơi có nhiều núi đồi nhất tỉnh và cũng là nơi còn nhiều cảnh khó khăn nhất. Kể từ khi lên lập nghiệp ở vùng đất này vào khoảng những năm 1985, 288 hộ dân nơi đây vẫn sống không ánh sáng điện.

Điển hình như gia đình chị Kiệm, 4 nhân khẩu đang sống trong ngôi nhà lụp xụp đầu thôn. Khi mặt trời càng xuống thấp, mọi hoạt động từ trong nhà đến ngoài ngõ càng trở nên gấp rút. Anh chị vội vàng thu dọn những nông cụ, nhanh chóng nấu xong bữa cơm tối trong khi hai đứa con của anh chị đang cặm cụi ôn bài. Khi bóng tối bao trùm, căn nhà nhỏ được thắp sáng bằng vài chiếc đèn dầu được bọc bằng vỏ lon bia. Cuộc đua đã chấm dứt khi mặt trời khuất bóng.
Trẻ em thôn Thanh Sơn ngồi học dưới ánh đèn dầu

Trẻ em thôn Thanh Sơn ngồi học dưới ánh đèn dầu

Khi chứng kiến tận mắt những cảnh đời còn khó khăn ấy, đội ngũ Philips Việt Nam ngành Chiếu sáng đã quyết định đề xuất dự án cộng đồng mang tên "Mang ánh sáng đến thôn Thanh Sơn" lên Ban lãnh đạo công ty trong cuộc thi "Quà tặng chiếu sáng".

Mang mặt trời vào nhà

Bài toán khó là phải giải quyết vấn đề về nguồn điện khi thôn nằm sâu trong vùng núi, dân cư còn thưa thớt, việc phủ lưới điện đến đây còn gặp nhiều khó khăn. Sáng kiến sử dụng hệ thống đèn LED sử dụng ánh sáng mặt trời, vì thế, đã ra đời. Theo đó, công ty đề xuất rằng nhà nào đang dùng điện chập chờn thì tặng một bộ đèn sạc LED chiếu sáng khẩn cấp và các bóng đèn Compact tiết kiệm điện để đảm bảo đèn luôn sáng ổn định, hiệu suất cao. Nhà nào lưới điện quốc gia chưa phủ đến sẽ được trao tặng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời gồm một bộ đèn chiếu sáng trong nhà và một đèn sạc. Nhà văn hóa, trường mẫu giáo và khu vui chơi công cộng thì lắp đặt các cột đèn lớn.
Trẻ em thôn Thanh Sơn ngồi học dưới ánh đèn dầu

Không chỉ đời sống sinh hoạt được cải thiện, người dân thôn Thanh Sơn còn có thêm nhiều hoạt động vui chơi để làm phong phú thêm đời sống tinh thần

Ngày nhận tin dự án "Mang ánh sáng đến thôn Thanh Sơn" đã vượt qua 17 dự án cộng đồng khác trên thế giới và xuất sắc đoạt giải thưởng cao nhất của tập đoàn Philips Hoàng Gia Hà Lan, đội ngũ nhân viên Philips Việt Nam ngành Chiếu sáng không khỏi vui mừng xen lẫn tự hào khi đã có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng thắp sáng thôn Thanh Sơn, góp phần chấm dứt cảnh thiếu ánh sáng đèn điện ở đây. Sau đó, việc vận chuyển và lắp đặt gần 1.000 bóng đèn các loại đã hoàn thành trong vòng 3 ngày bởi công sức của cả kỹ thuật viên của dự án lẫn sự giúp đỡ tận tình từ các tổ chức địa phương.

Trong sự kiện bàn giao vào ngày 12/6 vừa qua, chị Kiệm chia sẻ niềm vui: "Trước kia khoảng 7 giờ tối là gia đình phải đi ngủ. Hôm nào các cháu đang học bài mà dầu cạn thì cũng đành chịu, phải đợi hôm sau mới đi mua được vì quán xá cách đây ba bốn cây số mà đường thì rất tối. Bây giờ mấy cháu có thể học tập thuận lợi hơn nhờ có đèn năng lượng mặt trời, các sinh hoạt về đêm của nhà tôi cũng bớt khó khăn đi."

Trong khi đó, anh Toàn, một trong những người đầu tiên đặt chân đến Thanh Sơn trong đoàn người đi khai phá phát triển kinh tế mới, chia sẻ: "Tôi đến đây từ năm 1985, chưa ngày nào biết đến ánh sáng điện. Trước kia muốn làm gì về đêm cũng phải cầm theo chiếc đèn dầu. Làm cái gì cũng khó, đèn lại dễ tắt vì gió mà tiền dầu mỗi tháng cũng hết tầm ba bốn chục nghìn. Giờ thì có đèn năng lượng mặt trời rồi, ngày mùa cần làm thêm việc thì cứ xách đèn ra nương mà làm."
Trẻ em thôn Thanh Sơn ngồi học dưới ánh đèn dầu

Ông Christoph Schell, TGĐ ngành Chiếu sáng các thị trường tăng trưởng của Philips đến thăm và tặng đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời cho gia đình anh Toàn.


Một giải pháp thiết thực và bền vững


Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời được đánh giá là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm. Vì năng lượng dùng để thắp sáng đèn đến từ 100% nhiệt năng của ánh sáng mặt trời, trong khi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới là nơi sở hữu dồi dào nguồn năng lượng thiên nhiên này. Hệ thống ánh sáng dùng trong hộ gia đình lại rất nhỏ gọn và tiện dụng, sử dụng pin sạc để lưu trữ nguồn điện dùng thắp sáng về đêm. Chi phí lắp đặt thấp và không cần chi trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khi sử dụng. Những ưu điểm nêu trên rất thiết thực khi được ứng dụng vào đời sống của người dân Thanh Sơn.

Ông Christoph Schell, TGĐ Ngành Chiếu sáng Các thị trường tăng trưởng của Philips chia sẻ: “Là tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực chiếu sáng, chúng tôi cam kết luôn mang đến những giải pháp sáng tạo, tiên tiến, lấy con người làm trọng tâm của mọi phát minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các chính quyền địa phương để góp phần xây dựng nhiều hơn nữa những ngôi làng, thị trấn và thành phố đáng sống một cách kinh tế và bền vững. Hy vọng rằng sau Thanh Sơn sẽ còn nhiều khu vực khác tại Việt Nam được lắp đặt hệ thống đèn thông minh này”.
Mai Anh

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

An ninh năng lượng có bị đe doạ bởi Trung Quốc ???

Đất nước muốn phát triển thì phải hợp tác để các bên đều có lợi nhưng muốn độc lập tự chủ thì không thể phụ thuộc và bị chi phối về chính trị, kinh tế và văn hóa bởi ngoại bang.


Chênh lệch số liệu báo cáo


Xét về phương diện kinh tế có thể nói Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào kinh tế Trung Quốc hay nói cách khác Việt Nam chủ yếu chỉ có làm gia công để nhập hàng từ Trung Quốc. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc tăng mạnh vì phải nhập nguyên vật liệu cho sản xuất (phân bón, thức ăn gia súc, vải, kim chỉ, hóa chất, hàng điện tử) để phục vụ nông nghiệp và làm hàng sản xuất xuất khẩu cũng như máy móc và phụ tùng cho máy móc cho các nhà máy.


Xem xét số liệu năm 2012 là năm có đầy đủ số liệu của cả hai phía, ta thấy như sau:


H1


Số liệu trong bảng trên còn cho thấy: chỉ riêng năm 2012, hàng Việt Nam nhập lậu từ Trung Quốc tới 5,2 tỷ U$, và xuất lậu sang Trung Quốc 3,4 tỷ U$. Như vậy, hàng năm ngân sách nhà nước đã bị thất thu tới 17% tiền thuế tương ứng của 8,6 tỷ U$ hàng lậu qua biên giới mà Hải quan Việt Nam không kiểm soát được (hay có kiểm soát được nhưng đã “bỏ túi” tiền thuế không khai báo này)!?.


Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản từ Việt Nam sang Trung Quốc chênh lệch số liệu giữa Hải quan Trung Quốc và Hải quan Việt Nam rất lớn. Số liệu của hải quan Trung Quốc tin cậy hơn và chính xác hơn (vì các doanh nghiệp nhập khẩu hay xuất khẩu đều khai báo đúng để hưởng chính sách khuyến khích của nhà nước Trung Quốc), còn số liệu của Hải quan Việt Nam thường thấp hơn nhiều (vì nhiều doanh nghiệp thường móc ngoặc với Hải quan để khai báo thấp xuống nhằm trốn thuế). Thực trạng này đã diễn ra từ lâu và vẫn đang tiếp diễn. Chỉ riêng trong lĩnh vực xuất khẩu than, hàng năm có tới 5-10 triệu tấn than được xuất lậu sang Trung Quốc (số liệu công bố nhập của Trung Quốc bao giờ cũng cao hơn 5-10 triệu tấn /năm so với số liệu công bố xuất của TKV). Mỗi tấn than có giá thành bình quân là 60U$/tấn. Như vậy, chỉ riêng việc xuất lậu than đã làm thiệt hại cho Nhà nước 300-600 triệu U$/năm.


Năng lượng phụ thuộc vào Trung Quốc


Trước đây, 6 tỉnh phía Bắc phải mua điện của Trung Quốc, với giá cao hơn giá mua của các dự án điện trong nước và cũng cao hơn nhiều giá bán cho dân. Nhiều dự án đang và sắp triển khai do Trung Quốc thực hiện, EVN cũng đang yêu cầu các đơn vị báo cáo để thống kê lại.


Trong các năm gần đây, tình trạng chung trong lĩnh vực năng lượng điện là: TKV xuất khẩu than với giá rẻ cho Trung Quốc để Trung Quốc dùng than phát điện và bán điện đắt cho EVN.


Theo Ngân hàng thế giới (WB) năm 2014 Việt Nam có kế hoạch nhập khoảng 2,5 tỷ kwh từ Trung Quốc, lượng điện nhập khẩu chiếm 2,6% so với tổng nhu cầu điện tiêu thụ ở trong nước. Về giá trị quy ra tiền còn nhỏ so với ngay cả nhập quần áo phụ nữ nhưng vấn đề ở bài toán năng lượng không chỉ nhập điện mà nhiều dự án nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư đã và đang triển khai rộng khắp ở Việt Nam.


Lĩnh vực năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng còn phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Đất nước Việt Nam còn nghèo, các chủ đầu tư cho ngành điện cũng nghèo. Các chủ đầu tư chỉ mong muốn bỏ tiền đầu tư ít nhưng đem lại lợi nhuận nhiều và hoàn vốn nhanh. Các dự án thủy điện vừa và nhỏ do các nhà đầu tư triển khai thường chọn thiết bị Trung Quốc cho rẻ tiền.


Các dự án nhiệt điện chạy than lớn của Việt Nam cũng chủ yếu sử dụng thiết bị có nguồn gốc chế tạo tại Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với thiết bị được chế tạo tại các nước G7/G8. Kể cả các thiết bị của các hãng của G7 (do G7 thiết kế nhưng được G7 tổ chức chế tạo tại Trung Quốc ) thì chất lượng cũng rất thấp do Tiêu chuẩn chế tạo của Trung Quốc rất thấp. Vì vậy, mặc dù vốn đầu tư (mua sắm thiết bị) có giảm, nhưng chi phí vận hành và chi phí sửa chữa cũng rất cao. Kết quả cuối cùng thì hiệu quả của các dự án điện sử dụng thiết bị chế tạo tại Trung Quốc còn thấp hơn so với các dự án dùng thiết bị “xịn” của G7.


Thiết nghĩ một ngày đẹp trời nào đó Trung Quốc “nghỉ chơi” với Việt Nam thì có thể các thiết bị Trung Quốc trong hệ thống điện đồng loạt ngừng hoạt động (máy tính laptop Trung Quốc còn gài chip thì thiết bị điện có ai đảm bảo rằng họ không gài chip vào hệ thống điều khiển chính?) thì Việt Nam sẽ thiếu điện trầm trọng. Phụ tùng thủy điện ta có thể chế tạo được nhưng nhiệt điện thì phức tạp hơn nhiều và cũng nhiều loại khác nhau.


Những năm gần đây, Trung Quốc đã viện trợ ở hầu khắp các ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam, vốn vay ưu đãi lãi suất thấp từ Trung Quốc đang đóng vai trò rất quan trọng, chủ yếu là từ đầu mối Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Đơn cử như  ở ngành điện, tính đến năm 2011, trong tổng số 9 dự án nhiệt điện do Tập đoàn Than – Khoáng sản làm chủ đầu tư, hiện
có 4 dự án vay vốn tín dụng xuất khẩu hoặc ODA của Trung Quốc.  Trung bình mỗi dự án điện công suất 300MW trở lên của Việt Nam có tổng vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Nếu dự án vay từ China Eximbank thì nguồn vốn này thường chiếm khoảng 85% tổng vốn đầu tư. Như vậy, ước tính, tổng vốn vay của Trung Quốc chỉ riêng cho ngành điện Việt Nam đã là con số hàng tỷ USD. Ví dụ như các dự án nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê đều chủ yếu vay tín dụng xuất khẩu của ngân hàng China Eximbank. Dự án có tổng vốn đầu tư ít nhất cũng hơn 3.500 tỷ đồng vv…


Chiến lược đầu tư “lắt léo” của Trung Quốc


Với chiến lược của các nhà thầu Trung Quốc là giá. Họ trúng thầu tương đối nhiều . Việc lập hồ sơ mời thầu của các kỹ sư Việt Nam chưa chuyên nghiệp, còn non, chưa ràng buộc được mọi tình huống nên dễ bị nhà thầu chuyên nghiệp “xỏ mũi”.


Trong khi đó, các nhà thầu Trung Quốc khi tham gia dự thầu, ban đầu trong Hồ sơ dự thầu họ thường chấp nhận tất cả các vấn đề nêu trong Hồ sơ mời thầu của Việt Nam nhưng sau khi đã được chấp nhận trúng thầu, các nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện theo ý mình, ép chủ đầu tư phải chấp nhận những “tiêu chuẩn” chất lượng của họ (thường thấp hơn và rẻ tiền hơn so với thiết kế của chủ đầu tư nêu trong Hồ sơ mời thầu). Ở các dự án nhiệt điện Hải Phòng hay nhiệt điện Quảng Ninh (của EVN), khi phát hiện nhà thầu Trung Quốc đưa sang các thiết bị/vật tư kém chất lượng, không đúng thiết kế, chủ đầu tư không cho lắp nhưng nhà thầu cứ lắp, thậm chí nhà thầu còn không cho chủ đầu tư được vào kiểm tra trong hàng rào nhà máy, hay lắp vào lúc chủ đầu tư “ngủ”!.


Hơn nữa, theo dư luận thì nhà thầu Trung Quốc đi “cửa sau” rất giỏi và rất chuyên nghiệp. Đến khi dự án đi vào triển khai, chủ đầu tư Việt Nam sẽ phải chấp nhận các thiết bị kém chất lượng, với duy nhất 1 tờ giấy với tiêu đề  “QUALITY CERTIFICATE”, gọi là phiếu chất lượng để “che mặt’!


Trung Quốc là chủ thầu gần 10 dự án nhiệt điện chạy than của ta, với cam kết vay ODA lãi xuất thấp. Tuy nhiên, sau đó lại điều chỉnh nâng giá và đặc biệt là chất lượng thấp và không đảm bảo tiến độ. Việc cắt các dự án nhiệt điện chạy than của Trung Quốc chắc sẽ gây thiếu  điện cho một số ngành sản xuất. Vì vậy, ta phải cố bù một phần bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án nhiệt điện chạy khí, phải đẩy mạnh chương trình tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tiêu dùng.


Việc sử dụng ODA của Trung Quốc có nhiều rủi ro vì chủ đầu tư không kiểm soát được tỷ giá của đồng nhân dân tệ so với U$, không kiểm soát được việc thanh toán theo tiến độ (thường phía Trung Quốc yêu cầu ngân hàng Trung Quốc thanh toán ngay khi đưa thiết bị sang, bất chấp thiết bị đó có được chủ đầu tư chấp nhận hay không), không phạt được nhà thầu nếu nhà thầu vi phạm (về chất lượng và về tiến độ), và cuối cùng, do sử dụng ODA của Trung Quốc nên nhà thầu thường đưa ra yêu sách là phải làm theo cách của Trung Quốc (bất chấp Hồ sơ mời thầu và thiết kế của chủ đầu tư).


Thay cho lời kết


Để giảm dần sự lệ thuộc năng lượng từ Trung Quốc về thiết bị điện cần có kế hoạch chủ động tìm các đối tác khác thay thế. Về cơ bản, cần xây dựng Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu đủ mạnh, chặt chẽ để có thể loại các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ, kém chất lượng, hậu quả đã nhãn tiền. Cần xây dựng thể chế cạnh tranh lành mạnh về nguồn điện, tránh độc quyền.


Sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc không còn phải bàn cãi nhất là về chất lượng hàng hóa mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc cũng như các hợp đồng thầu dự án mà Trung Quốc nhận từ Việt Nam với những “lắt léo” thấy rõ lợi bất cập hại. Do đó, việc thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc lúc nầy là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam phát triển đúng đường, đúng hướng, song hành với việc độc lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam.


Tác giả : Tô Văn Trường

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Việt - Pháp hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo


“Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo - Chia sẻ kinh nghiệm giữa Pháp và Việt Nam” là nội dung hội thảo đã khai mạc sáng nay (20-5) tại Hà Nội, với sự có mặt của Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang.




 Hội thảo do Cơ quan phát triển thương mại quốc tế Pháp (UBIFRANCE) phối hợp Bộ Công thương Việt Nam, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan môi trường và kiểm soát năng lượng quốc gia Pháp (ADEME), Nghiệp đoàn Năng lượng tái tạo Pháp (SER). Đại diện bảy doanh nghiệp lớn của Pháp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tham gia hội thảo.


Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Dương Quang và Đại sứ J.N.Poirier đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, việc chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo và việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực quan trọng này. Việc tổ chức hội thảo tại Hà Nội lần này mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác giữa hai nước trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.


Pin mat troi tren mai nha

Theo các chuyên gia, cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua, nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là điện năng trong giai đoạn 20-30 năm tới là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động với xu hướng tăng cao, phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới... việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo: “Phấn đấu đến năm 2020, tổng công suất điện gió đạt khoảng 1.000 MW, điện sinh khối khoảng 500 MW. Đến năm 2030, tổng công suất điện gió đạt khoảng 6.200 MW, điện sinh khối khoảng 2.000 MW. Điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030, điện sinh khối chiếm tỷ trọng từ 0,6% năm 2020 lên 1,1% năm 2030”.


Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh, với vị trí địa lý, khí hậu và đặc thù của nước nông nghiệp tạo cho Việt Nam có tiềm năng dồi dào và khá đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng như: thủy điện, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học...


Về thủy điện nhỏ, khoảng 1.000 địa điểm được đánh giá có tiềm năng kỹ thuật với tổng công suất khoảng hơn 7.000 MW. Về năng lượng gió, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió khá tốt (tiềm năng năng lượng gió từ 7.000 MW đến hơn 8.700MW).


Việt Nam cũng được đánh giá có tiềm năng về nguồn năng lượng sinh khối (tổng tiềm năng nguồn năng lượng sinh khối cho sản xuất nhiệt và điện từ các nguồn trên ước khoảng 170 triệu tấn, và có thể khai thác được từ 1.600-2.600 MW điện). Về năng lượng mặt trời, với tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như đun nước nóng, phát điện; và các dạng ứng dụng cho sấy, đun nấu...


Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2013, nguồn năng lượng tái tạo đã và đang được khai thác cho sản xuất điện chiếm tỷ lệ 6,3% tổng nguồn điện toàn hệ thống với trong hệ thống với tổng công suất lắp đặt khoảng 3.990MW. Trong đó, chủ yếu là thủy điện nhỏ chiếm khoảng 3.770MW, điện gió 52MW, điện sinh khối 150MW, năng lượng tái tạo khác 18MW.


Thời gian qua, việc hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng có bước phát triển đáng ghi nhận. Pháp là quốc gia có thế mạnh về công nghệ, có tiềm lực về tài chính để phát triển năng lượng tái tạo, nhất là về điện gió và điện mặt trời.


Hội thảo lần này giúp các doanh nghiệp, các cơ quan xây dựng chính sách, các đối tác Pháp và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về các cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo, từ đó tìm cơ hội đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.



Mỹ tăng cường sử dụng điện năng lượng mặt trời

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố kế hoạch phát triển điện năng lượng Mặt Trời mới, đồng thời đánh giá cao các biện pháp mà chính phủ đã thực hiện trong việc phát triển ngành năng lượng Mặt Trời ở Mỹ.

Ông Obama đã thông báo các cam kết để phát triển nguồn năng lượng Mặt Trời và sử dụng năng lượng hiệu quả của hơn 300 tổ chức và doanh nghiệp ở khu vực công và tư nhân trong nhiều lĩnh vực, và coi đây là công cụ quan trọng để tạo việc làm và chống biến đổi khí hậu.

Theo kế hoạch trên, hàng ngàn ngôi nhà sẽ bắt đầu sử dụng năng lượng Mặt Trời và triển khai sản xuất hơn 850MW điện bằng năng lượng Mặt Trời, đủ để cấp điện cho khoảng 130.000 hộ gia đình.


69d59-shiny-solar-panels_l



Bên cạnh đó, theo Nhà Trắng, các khoản đầu tư năng lượng hiệu quả khác sẽ làm giảm hóa đơn tiền điện cho hơn 93 triệu m2 của các tòa nhà. Ông Obama cũng công bố các hoạt động điều hành mới thiết lập để bổ sung thêm 2 tỷ USD cho các khoản đầu tư nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, cải thiện hoạt động của các tòa nhà và lắp đặt các thiết bị hiện đại hơn.

Các động thái trên sẽ giúp Mỹ giảm hơn 380 triệu tấn khí thải CO2 - tương đương với việc giảm sử dụng 80 triệu chiếc xe hơi trong một năm. Đồng thời, những biện pháp này có thể tiết kiệm được 26 tỷ USD tiền điện cho các doanh nghiệp và hỗ trợ các chương trình đào tạo cho 50.000 lao động gia nhập lĩnh vực sản xuất năng lượng Mặt Trời vào năm 2020.

Chính phủ Mỹ cho biết sản lượng điện sản xuất bằng năng lượng Mặt Trời của Mỹ đã tăng gấp 10 lần và gấp ba lần sản lượng phong điện kể từ khi ông Obama nhậm chức vào năm 2009. Tuy vậy, năng lượng Mặt Trời hiện chỉ chiếm một phần rất nhỏ (khoảng 0,5%) trong tổng sản lượng điện của Mỹ.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo (thủy điện, gió, sinh khối) chiếm 12% tổng sản lượng điện của Mỹ, EIA dự đoán con số này sẽ tăng lên 16% vào năm 2040.

Trước đó, ông Obama đã thông báo những sáng kiến mở rộng để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, như việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo./.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Trụ đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời cho khu đô thị, nhà xưởng, khu công nghiệp

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Công ty hiện là đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix và là đại lý của các hãng cung cấp điện mặt trời danh tiếng trên thế giới như Schott, Kyocera, Xantrex, SMA, Samlex... tại Việt Nam.


Chúng tôi chuyên nhận tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời ứng dụng cho gia đình và doanh nghiệp :

1. Đèn năng lượng mặt trời dùng thắp sáng các phòng trong gia đình, đèn hành lang, ban công, cổng ra vào….
2. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho khuôn viên gia đình, nhà máy, văn phòng
3. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho chiếu sáng đường phố, nhà máy
4. Đèn năng lượng mặt trời dùng cho tín hiệu giao thông, đường bộ, đường thủy..

Với kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng giải pháp, dịch vụ và giá cả tốt nhất.




20120424225431333
Các tính năng nổi bật của hệ thống đèn năng lượng mặt trời :

1. Cung cấp nguồn điện tái tạo và liên tục;
2. Sử dụng công nghệ đèn LED siêu sáng, tiết kiệm điện với độ bền cao;
3. Không gây ô nhiễm môi trường;
4. Không bao giờ phải lo bị “cúp điện”
5. Tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho gia đình, doanh nghiệp;
6. Góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.


2012-04-03-052


2012-04-03-055


2014517143557



Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các hệ thống đèn năng lượng mặt trời với giá từ 2 triệu đồng trở lên, hệ thống có tính thẩm mỹ, độ bền và chất lượng cao. Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc gọi điện tới số : (04)345640644 – (08)39482586 hoặc hotline : 0983.802.686 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.



Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CN Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 
Số 11 - D2A - Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình – Hà Nội / ĐT: (04)35640644 

Hotline:0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Mô hình trạm sạc cho xe oto điện bằng năng lượng mặt trời của BMW

Solar Carport là ý tưởng tuy đơn giản nhưng thực sự có hiệu quả để sạc pin cho xe ô tô hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời giống như việc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình.



Bộ phận DesignworksUSA của BMW vừa giới thiệu mô hình trạm đỗ xe sử dụng năng lượng mặt trời để sạc pin cho các mẫu xe thông minh của hãng, như i3 và i8, tại Los Angeles, Mỹ.


Hiện tại, mô hình này đang trong quá trình hoạt động thử nghiệm, nếu thuận lợi thì trong tương lai sẽ được nhân rộng thành bãi đỗ xe miễn phí.


Solar Carport được thiết kế thân thiện với môi trường, với hệ thống thanh chống bằng tre và một số chi tiết xung quanh bằng vật liệu sợi carbon. Mái che là các tấm panel  hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra điện.


Nặng lượng sinh ra sẽ được chuyển tới xe thông qua hệ thống BMW i Wallbox Pro. Hệ thống này sẽ phân tích tổng năng lượng chiếc xe cần, năng lượng được cung cấp cho xe và quá trình sạc pin cho xe.


BMW cho biết, nếu hệ thống cung cấp quá mức năng lượng xe cần thì có thể chuyển sang phục vụ sinh hoạt.


Theo tính toán của General Electric, hệ thống Solar Carport 25kW tại Los Angeles có thể cung cấp lượng điện lên đến 50.146 kWh/năm, với chi phí xây dựng khoảng 170.000 USD. Đầu ra có thể sạc cho hệ thống pin 18.8 kWh của xe BMW i3, phụ thuộc vào thời gian xe ở trong bãi và thời gian theo ngày.


Hiện tại, BMW chưa thông báo lộ trình phổ biến rộng rãi mô hình này.


 




Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Sử dụng pin năng lượng mặt trời cho mùa hè xanh

Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn và nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng đang được tính đến và đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời.




 Sơ đồ nguyên lý hoạt động



Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 - 175Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Nguyên lý hoạt động:  từ giàn pin mặt trời (solar cells), ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC Power). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển (charge controller) là một thiết bị có chức năng có chức năng tự động điều hòa dòng điện từ pin mặt trời và dòng điện nạp cho acquy (Battery). Thông qua bộ đổi điện DC/AC (Inverter) tạo ra dòng điện xoay chiều chuẩn 220V/50Hz để chạy các thiết bị trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy bơm.

Những tiện ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại:
 

- Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nguồn nhiên liệu nào, hoàn toàn miễn phí và thiết thực;
- Giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho gia đình hàng tháng;
- Tạo ra một nguồn điện độc lập, xanh sạch và bảo vệ môi trường;
- Cung cấp nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt;
 

Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
 

Công ty TNHH TM&KT Việt Trung
  đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix, là doanh nghiệp tiên phong trên cả nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Với trên 06 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị tư nhân đầu tiên đã có phòng R&D nghiên cứu chuyên sâu về điện mặt trời ứng dụng tại VN, là đại lý cho các hãng cung cấp thiết bị điện mặt trời danh tiếng trên thế giới, với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, yêu nghề, có mạng lưới đại lý rộng khắp trên cả nước. Việt Trung đã khảng định là công ty hàng đầu Việt Nam về điện mặt trời ứng dụng cho gia đình, DN vừa và nhỏ, ứng dụng cho sản xuất trong nông nghiệp…

Với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, với lòng yêu nghề và nhiệt huyết, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống 
 “Lưới điện mặt trời mini dùng cho hộ gia đình”.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mini cung cấp điện cho hộ gia đình sử dụng cho các thiết bị gia dụng như : quạt, đèn, tivi…Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mini này, các hộ gia đình ở đô thị đã góp phần vào việc giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia, cũng như tạo ra một năng lượng tái tạo xanh, sạch, độc lập và bảo vệ môi trường. Đặc biệt với hệ thống này, hàng tháng các hộ gia đình có thể tiết kiệm được từ 30-50 KWh và không bao giờ phải giải quyết nỗi lo "mất điện".
 

Một số cấu hình tham khảo cho khách hàng (Solar kit):
 








 *Options : Các thiết bị sử dụng điện 12VDC mua kèm với hệ thống SH20-SH100:


- Đèn LED tiết kiệm điện 3W :  140.000 VNĐ/Cái


- Đèn LED tiết kiệm điện 6W : 280.000 VNĐ/Cái


- Quạt cây 12VDC : 250.000 VNĐ/Cái


- Tivi LCD 19 inch 12VDC:  2.800.000 VNĐ/Cái

- Tivi LDC 14" + đầu DVD :  2.500.000 VNĐ/cái

GIÁ THÀNH HỆ THỐNG : từ 2.000.000đ đến 20.000.000 đ (miễn phí công lắp đặt).

Một số hình ảnh về lắp đặt và ứng dụng của hệ thống :











Để có được hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình mình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để có được sự tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế hệ thống phù hợp với yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế hệ thống cột đèn cao áp năng lượng mặt trời chiếu sáng cho giao thông, công trình, Xây dựng trạm điện mặt trời tập trung cho những nơi chưa có điện lưới như biên giới, hải đảo, các xã vùng sâu, vùng xa….với công suất từ 20Wp-1MWp.



CN Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên
Số 11 - D2A - Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình – Hà Nội/ĐT: (04)35640644
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh/ĐT: (08)39482586

Hotline : 0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Website: www.samtrix.vn


 

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Thời trang từ năng lượng mặt trời

(Samtrix.vn) - Sự kết hợp giữa công nghệ mang mặc và năng lượng sạch hứa hẹn nhiều ứng dụng và mới đây nhất là sự xuất hiện của chiếc áo có khả năng sạc smartphone.


Hình ảnh của những tấm pin năng lượng mặt trời cho tới nay có lẽ không còn là một điều xa lạ bởi nhu cầu về năng lượng sạch đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Tuy nhiên, ý tưởng về trang phục có gắn kèm loại pin này chắc sẽ ít nhiều làm bạn cảm thấy thích thú về sự mới lạ của nó.



Hai chiếc áo trong loạt sản phẩm mới nhất mà Pauline và các đồng nghiệp giới thiệu.


Một nhà thiết kế người Hà Lan có tên Pauline van Dongen mới đây đã tung ra bộ sưu tập những chiếc áo có khả năng tận dụng năng lượng từ mặt trời và sạc các thiết bị nhỏ bé như smartphone chẳng hạn. Trong đó dòng sản phẩm mới nhất mang tên gọi Oloid đã cho thấy sự khả thi của dự án này khi yếu tố thời trang được xuất hiện đậm nét hơn trong những trang phục mà Pauline ấp ủ. Được biết, dây dẫn điện trong những bộ quần áo này được đan xen khéo léo cùng sợi vải đồng thời kết nối chất liệu cao su tổng hợp được khắc laser trực tiếp vào chất liệu da.




Mặc dù có chia sẻ phiên bản áo năng lượng mặt trời lần này đã thời trang và thân thiện hơn trước đó rất nhiều, nhóm dự án vẫn chưa tự tin vào khả năng nó sẽ được thị trường đón nhận.


Chia sẻ về sản phẩm của mình, tác giả dự án không giấu những hy vọng và sự lạc quan của mình vào tương lai của nó. Cô cho hay: “Công nghệ không chỉ là những điều khô khan như theo dõi một điều gì đó, công nghệ liên quan đến cả sự phô diễn. Trong khi đó thời trang là một ngôn ngữ giúp bạn truyền đạt cái tôi của mình và tôi mong muốn được góp phần thay đổi trải nghiệm về điều đó.”




Pauline cho rằng dự án đang đi đúng hướng nhưng cần thời gian để hoàn thiện


Theo chia sẻ của nhà sản xuất, mỗi chiếc áo mà họ bán ra sẽ có 72 viên pin mặt trời dẻo để tạo thành các mảng pin có thể bẻ cong. Do đó, với mỗi giờ được đặt trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, những chiếc áo này có thể sạc được trung bình 50% thời lượng pin cho smartphone.