Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Thắp sáng bãi giữa sông Hồng bằng điện mặt trời

Bãi Giữa là tên gọi quen thuộc cho dải đất phù sa được bồi đắp ở chính giữa sông Hồng đoạn chảy qua TP HN. Với diện tích hàng trăm ha, bãi giữa sông Hồng đoạn trải dài từ cầu Thăng long đến Tứ Liên có chiều dài khoảng hơn 5km, lại nằm ngay sát trung tâm HN. Bãi Giữa là một địa điểm lý tưởng để xây dựng mô hình nông nghiệp xanh.



Hiện tại trên bãi giữa có rât nhiều hộ gia đình sinh sống và canh tác, sản phẩm chủ yếu là các loại nông sản sạch phục vụ người dân thủ đô.




Hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường, người dân bãi Giữa đã sử dụng điện mặt trời trong sinh hoạt. Với chi phí hợp lý, người dân có thể sử dụng đèn chiếu sáng, quạt mát, tivi, máy bơm...phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ông Trần Văn Vân, người sống hơn 10 năm qua ở bãi Giữa cho biết : "Tôi thấy điện mặt trời là sản phẩm rất tiện ích, không những góp phần chiếu sáng vùng này mà còn tuyên truyền cho bà con ý thức bảo vệ môi trường. Đây là mô hình rất tốt mà qua đó Đảng, Nhà nước có thể áp dụng cho các hộ gia đình như chúng tôi".



Bãi Giữa hiện đã trở thành mô hình xanh ngay giữa lòng thủ đô, là điểm dã ngoại lý tưởng cho các bạn trẻ cũng như các gia đình vào ngày nghỉ cuối tuần.


Đặc biệt trong giờ trái đất sắp tới, khi cả thành phố Hà Nội tắt đèn 5 phút để hưởng ứng Earth Hour thì khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn rực sáng trong ánh đèn năng lượng mặt trời, tạo một điểm nhấn cho thủ đô Hà Nội.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng

Graphene, gecmani cùng nhiều loại nguyên tố khác đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học nhằm tạo nên những loại vật liệu cho tương lai. Trong đó phải kể tới tấm vật liệu từ Vonfram và Selen với các tính chất tuyệt vời hứa hẹn được dùng để chế tạo ra các tế bào năng lượng mặt trời siêu mỏng, dẻo và bán trong suốt.


Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng

Mặc dù trước đây, các nhà nghiên cứu đã dùng graphene chế tạo nên các tế bào năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, theo nhà khoa học Thomas Mueller tại đại học công nghệ Vienna cho rằng: “tạo ra quang điện từ graphene là việc làm không thiết thực".


Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng

Đó chính là lý do Mueller và nhóm nghiên cứu của mình đã tìm kiếm và chế tạo loại tế bào năng lượng mặt trời có cấu tạo bởi 1 lớp nguyên tử vonfram kẹp giữa 2 lớp nguyên tử selen. Kết quả cuối cùng là 1 tấm vật liệu Vonfram diselenide (WSe2) có khả năng hấp thụ ánh sáng tương tự như graphene nhưng đồng thời chuyển hóa ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng điện.


Mỗi tấm WSe2 riêng lẻ có thể cho phép 95% lượng ánh sáng xuyên qua, 5% sẽ được giữ lại và chuyển hóa thành điện năng. Có thể con số này là không lớn nhưng các nhà khoa học chỉ ra rằng nếu chồng nhiều lớp lên với nhau sẽ tạo nên hiệu quả hấp thu và chuyển đổi điện năng tuyệt vời hơn rất nhiều lần.


Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng

Hơn nữa, chính độ trong suốt cao của tấm WSe2 có thể được áp dụng làm tấm năng lượng mặt trời đặt trên các cửa sổ nhằm vừa tạo ra điện năng, vừa có thể lấy ánh sáng tự nhiên vào trong các tòa. Thêm đó, tính chất dẻo và linh hoạt giúp có thể tạo nên các tế bào quang điện cho các thiết bị di động hay thậm chí là là ngay trên màn hình hiển thị của điện thoại trong tương lai không xa.


Các kết quả nghiên cứu của dự án đã được đăng tải trên tạp chí Nature cho thấy những tín hiệu khả quang về loại vật liệu mới đầy tiềm năng này.

Sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời

Khi còn học phổ thông, hẳn bạn đã được nghe giảng về quá trình quang hợp trên cây xanh. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ một ngày nào đó điện thoại cũng có thể sạc nhờ hấp thụ ánh sáng mặt trời?


Nhà thiết kế Marjan Van Aubel đã hợp tác với công ty Solaronix để phát triển một chiếc bàn đặc biệt có thể tạo ra điện để sạc pin. Chiếc bàn Current Table có thể hấp thụ năng lượng mặt trời ngay cả khi không được tiếp xục trực tiếp với ánh nắng mặt trời.


Sạc điện thoại từ năng lượng mặt trời
Sạc điện thoại bằng bàn


Ở cạnh bên của chiếc bàn này có một số cổng USB, người dùng chỉ cần cắm cáp USB vào đó và kết nối với thiết bị của mình thì ngay lập tức nó sẽ được sạc. Việc bạn cần làm chỉ là ngồi thư giãn và chờ đợi thiết bị được sạc đầy.


Bên cạnh chiếc bàn này, nhà thiết kế Marjan Van Aubel còn có cả một bộ sưu tập các vật dụng bằng thủy tinh có khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng từ một bộ cảm biến môi trường xung quanh. Chỉ cần đặt đồ vật thủy tinh này tại nơi có ánh sáng, tất cả năng lượng sẽ được thu vào một "ngân hàng năng lượng" tạm thời. Từ đó bạn có thể dùng để sạc pin cho thiết bị của mình thông qua một cổng USB.