Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Thụy Điển qua góc nhìn người Việt

Tôi may mắn có được cơ hội đi du học ở Thụy Điển - một trong những nước Bắc Âu. Ngoài vẻ đẹp nên thơ, tinh tế của khung cảnh hữu tình, ngoài những món ăn ngon đậm đà chất Thụy Điển, tôi còn yêu cả lòng yêu mến thiên nhiên của những con người nơi đây. Tuy nằm trong miền khí hậu ôn đới nhưng người Thụy Điển luôn biết cách tận dụng và tận hưởng tối đa những gì mà tự nhiên mang lại, đặc biệt là mặt trời. Đi đến đâu tôi đều thấy những tấm năng lượng mặt trời được lắp ráp gọn gàng trên mái ngói. Hầu hết người Thụy Điển đều sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp điện năng chính yếu cho mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày.












su-dung-nang-luong-mat-troi-1-8388-6044-

Máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời



Ngoài ra, khi đi thăm các nước láng giềng, tôi nhận ra rằng không chỉ có người Thụy Điển, mà phần lớn những quốc gia thuộc liên minh châu Âu như Hà Lan, Ba Lan, Đức... đều chọn sử dụng năng lượng mặt trời. Điều đó làm tôi ngạc nhiên và bất ngờ. Họ là những nước hầu hết lạnh quanh năm hay nói cách khác, mặt trời có lẽ đã kém ưu ái hơn với họ nhưng tôi không hiểu tại sao họ lại chọn dùng những tấm năng lượng thay vì điện năng được sản xuất từ thủy điện như bao nước khác khi họ lại là những quốc gia đã phát triển, thậm chí giàu có.


Có lần tôi hỏi người bạn cùng phòng, cô ấy giải thích tuy Thụy Điển có một nền kinh tế phát triển nhưng không vì thế mà họ có thói quen chi tiêu lãng phí, ngược lại, họ sẽ đầu tư và tận dụng tối đa những "đặc ân" mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Sẽ có những ngày “cực đông” nên họ sẽ tích trữ "mặt trời" trong những tấm năng lượng mặt trời vào mùa hạ để dành sử dụng. Làm thế một phần giúp tiết kiệm chi tiêu hàng tháng, phần khác là không hoang phí mặt trời. Hiện nay, cộng đồng châu Âu đã hoàn tất chương trình 600.000 mái nhà điện mặt trời và tuyên bố sau năm 2020 sẽ cho ra đời loại nhà "zero energy house", nghĩa là những loại nhà này khi xây lên phải tự đảm bảo điện, không lấy từ nguồn điện lưới. Riêng nước Đức có gần 300.000 mái nhà điện mặt trời và dự kiến đến năm 2020 sẽ đảm bảo 47% năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời...) so với tổng nhu cầu năng lượng chung.












su-dung-nang-luong-mat-troi-2-5947-7854-

Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng phát triển trên thế giới



Suy nghĩ về chính quê hương mình, tôi thấy rằng chúng ta thật may mắn khi được thiên nhiên ưu ái. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, trong đó, nhiều nhất phải kể đến TP HCM, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)... Tuy nhiên việc tận dụng nguồn năng lượng quý giá này ở nước ta còn hạn chế. Theo quan điểm cá nhân, tôi tin rằng nếu Việt Nam có thể phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, chúng ta sẽ cung cấp điện cho toàn bộ miền núi, hải đảo cũng như hộ dân nông thôn.


Bên cạnh việc chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Chúng ta nên dần chuyển sang sử dụng nguồn điện đến từ năng lượng mặt trời thay thế cho những nguồn năng lượng khác đang dần cạn kiệt. Chính phủ và nhà nước Việt nam cũng nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp, từ đó sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ.


Minh Anh

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Lắp điện mặt trời phục vụ hệ thống liên lạc cho ngư dân bám biển

Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chi ngân sách hơn 690 triệu đồng lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc bằng nguồn năng lượng mặt trời trên tàu cá.

Đây là chương trình nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin liên lạc, sản xuất trên biển, giúp ngư dân tránh được những tai nạn về thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Dự án sẽ lắp đặt 15 hệ thống thông tin liên lạc cho 15 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Hệ thống này được kết nối với trạm thông tin liên lạc tàu cá của tỉnh.

Mỗi hệ thống thông tin liên lạc này gồm 2 tấm pin năng lượng mặt trời có công suất 180W, sử dụng công nghệ mono được chế tạo với 5 lớp vững chắc cùng các thiết bị khác như module, khung giá lắp tấm pin, bộ điều khiển nạp năng lượng, bình ắcquy khô kín khí; tủ chứa bộ điều khiển…


Trang bi NLMT cho tau danh ca
Hệ thống liên thông tin liên lạc này chống chịu tốt với khí hậu biển nhờ kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng.


Năm 2013, Trà Vinh đã thực hiện Quyết định 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp đặt máy thu trực canh (SSB) trên tàu khai thác thủy sản cho ngư dân (SSB) thuộc diện hộ nghèo, người có tàu chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác khôi phục lại sản xuất với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Trà Vinh hiện đã thành lập được 39 tổ hợp tác khai thác hải sản đánh bắt vùng xa khơi, làm các loại nghề, như câu, lưới rê, lưới kéo (cào)...

Các tổ hợp tác khai thác hải sản đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc cứu hộ, cứu nạn tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển; tránh được một số bất cập như tình trạng giành giật ngư trường, lao động giữa các tàu thuyền.

Các tổ hợp tác còn hỗ trợ nhau khi có sự cố, như lai dắt, tìm kiếm phương tiện và ngư cụ đánh bắt khi bị mất, trao đổi thông tin về ngư trường, thị trường giá cả...

Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất của các thành viên tổ hợp tác được nâng cao, tăng thêm thu nhập của người lao động./.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Thắp sáng nghĩa trang bằng năng lượng mặt trời

Hai nghĩa trang quốc tế Việt – Lào ở Nghệ An, nơi nyên nghỉ của gần 13 ngàn liệt sĩ quân tình nguyện VN hi sinh tại Lào, từ nay hàng đêm sẽ được thắp sáng bằng năng lượng mặt trời.


Những trụ đèn được trang trí và có chức năng thắp sáng vừa được lắp đặt trên những lối đi giữa các khu mộ ở Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào. Nhiều người đến viếng mộ chưa biết về pin mặt trời đều tò mò, thắc mắc vì sao các trụ đèn đội một tấm gì đó trên đầu. “Đó chính là cái tạo ra điện cho đèn sáng đấy”, anh Phạm Đức Sơn, nhân viên kỹ thuật lắp đặt, giải thích.



2014-06-05-4968

Hệ thống chiếu sáng tại nghĩa trang được sử dụng điện mặt trời là dự án thắp sáng Nghĩa trang quốc tế Việt – Lào tại H.Anh Sơn và H.Đô Lương do Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư. Dự án đã được lắp đặt xong với 168 cột đèn tại hai nghĩa trang này. Trên đầu mỗi trụ đèn là một tấm pin hấp thụ năng lượng của mặt trời, mỗi tấm có diện tích 80x80cm. Dưới chân cột là một hộp kỹ thuật được thiết kế khá đẹp mặt, trong đó chứa một bình ắc quy chuyên dụng loại 12V/70AH và bộ điều khiển tự động. Theo nguyên  lý hoạt động của hệ thống này, ánh nắng mặt trời khi chiếu xuống tấm pin sẽ tạo ra dòng điện. Điện sẽ được nạp vào bình ắc quy. Từ đây, bình ắc quy sẽ cung cấp điện để thắp sáng các bóng đèn LED, có công suất 5W trên trụ đèn.


Hệ thống đèn chiếu sáng này được điều khiển thông minh và hoàn toàn tự động. Giờ bật và tắt đèn được cài sẵn trong đó và đến giờ hẹn là đèn tự động bật sáng và tự động tắt.


Ông Đỗ Ngọc Tuấn, Phó Tồng giám đốc Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, đơn vị thi công dự án năng lượng mặt trời tại các nghĩa trang này, cho biết sử sụng năng lượng chiếu sáng từ mặt trời có rất nhiều lợi ích. Ngoài việc bảo vệ môi trường vì công nghệ này hoàn toàn sử dụng năng lượng xanh, sạch và không tốn tiền điện thì đơn vị sử dụng không phải mất chi phí quản lý vì nó hoạt động theo cơ chế tự động. Ở các tỉnh miền Trung, giờ nắng trong năm cao nên việc sử dụng năng lượng mặt trời rất thích hợp, mang lại hiệu quả rất kinh tế. Mỗi tấm pin mặt trời có thể sử dụng được liên tục trong 25 năm, bình ắc quy cũng có tuổi thọ 4-5 năm.


2014-06-06-5038

Ông Nguyễn Bằng Toàn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Nghệ án, cho biết dự án thắp sáng nghĩa trang là chủ trương của tỉnh nhằm tạo cảnh quan đẹp cho khu vực Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào, để tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh tại Lào vì nhiệm vụ quốc tế. Nếu sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng dùng điện lưới thì theo tính toán, mỗi ngày đêm sẽ tốn khoảng 50 triệu đồng tiền điện. Sử dụng điệ mặt trời tuy giá thành ban đầu cao hơn nhưng mang lại lợi ích lâu dài, hiệu quả kinh tế hơn, an toàn, văn minh hơn và rất phù hợp với cảnh quan, môi trường tâm linh.


 

Khánh Hoan - Báo Thanh Niên