Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Nhật Bản phát triển điện mặt trời như thế nào?

Nhật Bản là nước tiêu thụ điện lớn thứ 5 trên thế giới. Nhưng do có rất ít nguồn năng lượng nên nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.





Mạng lưới điện của Nhật Bản bị phân tán và cách ly với các nước láng giềng do vị trí địa lý và địa hình đa phần gồm các hòn đảo. Mạng lưới điện của Nhật gồm 9 khu vực, mỗi khu vực lại được vận hành độc lập. Nhật Bản cũng có hai lý do lịch sử dẫn đến việc sử dụng hai tần số điện khác nhau (60Hz ở phía tây và 50Hz ở phía đông) và cách duy nhất để trao đổi điện giữa hai khu vực chính là thông qua bộ chuyển đổi dòng điện một chiều có công suất khá hạn chế.

Bước ngoặt Fukushima

Trước thảm họa nổ Nhà máy Điện nguyên tử Fukushima, điện nguyên tử cung cấp 25% tổng sản lượng điện của Nhật Bản, cũng bằng với khí tự nhiên hóa lỏng và than đá. Dầu mỏ và thủy điện cùng chiếm gần 10%, số còn lại đến từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.

Sau vụ tai nạn hạt nhân Fukushima tháng 3-2011, Nhật Bản đột ngột thay đổi hệ thống phát điện bằng việc ngừng các lò phản ứng hạt nhân.

Điều này đã khiến Nhật gia tăng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Các nhiên liệu này chiếm gần 82% sản lượng điện của Nhật Bản, theo số liệu của IEA. Việc thay thế sản xuất điện hạt nhân bằng các loại nhiên liệu hóa thạch từ năm 2011 đã gây nhiều tốn kém cho Nhật Bản.

Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản thông báo kế hoạch tăng cường năng lượng mặt trời để giảm sự thiếu hụt điện do việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Một quy trình cải tổ thị trường điện đã được khởi xướng nhằm chấm dứt thế độc quyền của các khu vực và củng cố hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo sản lượng 1065TWh vào năm 2030 (so với 1018TWh của năm 2016).

Kích thích năng lượng mặt trời

Vào tháng 8-2011, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật về mua năng lượng tái tạo để khuyến kích người dân tự sản xuất điện mặt trời tại nhà và giúp hình thành các trung tâm điện mặt trời lớn. Chính sách giá điện được Nhật Bản xem xét điều chỉnh 3 năm 1 lần.

Những chính sách “hào phóng” của Chính phủ Nhật Bản đã thu hút một số lượng lớn các dự án đầu tư vào điện tái tạo thời gian qua. Vấn đề hiện nay là tỷ lệ triển khai các dự án này. Trong khi khối dân cư hoàn thành tới 80% các dự án đăng ký thì chỉ có 20% các dự án lớn được triển khai. Tỷ lệ thấp này chủ yếu là do Chính phủ không quy định rõ thời hạn bắt buộc hoàn thành dự án khi nhà đầu tư đăng ký, do những bất ổn liên quan đến giá mua điện và do tâm lý chờ đợi giá thiết bị sẽ giảm của các nhà đầu tư dự án điện mặt trời.









nhat ban phat trien dien mat troi nhu the nao
Một dự án điện mặt trời ở Nhật Bản

Thêm vào đó là những khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, cũng như những khó khăn trong việc kết nối điện mặt trời với lưới điện quốc gia. Tất cả những khó khăn trên đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thông qua cải tiến chính sách, để duy trì niềm tin của giới đầu tư trong phát triển điện mặt trời ở quy mô lớn, phù hợp với các mục tiêu của chính phủ.

Trên tinh thần đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tháng 8-2014 đã công bố một loạt các biện pháp nhằm hợp lý hóa hệ thống hỗ trợ cho lĩnh vực điện mặt trời. Các nhà đầu tư khi trình kế hoạch xây dựng trung tâm điện mặt trời phải nộp giấy chứng nhận sở hữu một diện tích đất nhất định cùng những hợp đồng mua trang thiết bị cần thiết để triển khai dự án. Có được những bằng chứng trên, Chính phủ mới cấp phép và hỗ trợ cho nhà đầu tư.

Một hệ thống hỗ trợ mới từ năm 2016

Cuối năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt một kế hoạch hỗ trợ mới để phát triển năng lượng tái tạo, theo đó từ tháng 4-2017, các dự án nhà máy điện mặt trời quy mô lớn sẽ được đưa ra đấu giá.

Việc đưa ra cơ chế đấu thầu cho ngành điện tái tạo là tín hiệu tích cực để giảm chi phí. Mặc dù vậy, chi phí cho các dự án điện mặt trời ở Nhật Bản vẫn cao hơn nhiều so với các cuộc đấu thầu ở những nơi khác trên thế giới (Mexico, Chilê, Đức...).

Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường Nhật Bản là cơ hội để kiếm lợi nhuận, do mức giá mua điện cao ở nước này. Trong các cuộc mời đấu thầu mới của Nhật Bản, 4 nhà khai thác năng lượng tái tạo nước ngoài đã trúng thầu bán điện cho Nhật Bản gồm chi nhánh Canada Solar (với các nhà máy ở Trung Quốc), các công ty con của Hanwha - Hàn Quốc, Q-Cells của Đức và Công ty X-Elio của Tây Ban Nha.

Các công ty điện tái tạo của Nhật ngày càng sử dụng các tấm thu năng lượng mặt trời của các nhà sản xuất nước ngoài (ví dụ, Hina sử dụng pin mặt trời của Trung Quốc). Ước tính một nửa số công ty điện mặt trời của Nhật Bản sau khi trúng thầu đều sử dụng các thiết bị nhập khẩu (rẻ hơn 30% so với mặt hàng cùng loại của Nhật Bản).

Thông qua việc đấu thầu, Nhật Bản đã giảm được chi phí sản xuất và giảm số lượng các “dự án trên giấy”. Quy trình này làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời giảm được giá điện cho người dân.

Sau khi hạ được chi phí sản xuất, Chính phủ Nhật bắt đầu giảm hỗ trợ cho phát triển điện tái tạo thông qua giảm giá mua điện, giảm 10% trong năm 2017.

Sau một thời gian phát triển, hiện nay năng lượng mặt trời chiếm khoảng 4,5% tổng sản lượng điện ở Nhật Bản. Dự kiến, nguồn điện tái tạo này có thể đại diện cho 12% hỗn hợp điện của Nhật Bản vào năm 2030. Nhưng những thách thức cho lĩnh vực năng lượng của Nhật Bản hiện còn rất nhiều do nước này đang phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm chạp và dân số giảm.




Theo báo Petrotimes

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Hệ thống điện mặt trời ở Trường Sa bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của bão Tembin

Đến sáng 25-12, bão Tembin đã tràn qua quần đảo Trường Sa. Tại các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời bị gió cuốn mất.

7h sáng tại Trường Sa, gió Đông - Đông Bắc đã giảm xuống cấp 5- 6, sóng biển cao 2-3 mét, trời không mưa.

Không có thiệt hại về người. Hơn 45 tàu cá các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vùng Tàu với hơn 240 ngư dân ở các tàu cá được đưa vào đảo tránh trú an toàn.

Tại các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời bị gió cuốn mất.

Tại đảo An Bang, đảo Trường Sa, 90% cây cối bị đổ, gãy. Một số téc nước sinh hoạt bị bật nắp; hệ thống vườn tăng gia ở các đảo bị sập, hư hỏng nặng. Hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại các đảo bị hỏng nặng.


Tại đảo An Bang, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão, chuồng heo bị tốc mái, pa nô khẩu hiệu gãy đổ.



Hiện tại, quân và dân Trường Sa đang tích cực khắc phục những thiệt hại do bão Tembin gây ra.

Dưới đây là những hình ảnh gởi về từ các đảo do Phòng Chính trị Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân cung cấp.

Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 2.


Bảng tin đơn vị sau bão






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 3.


Cây gãy tại đảo Trường Sa






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 4.


Cột chiếu sáng chỉ còn khung sắt tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 5.


Cột năng lượng mặt trời trơ trọi sau bão tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 6.


Đảo An Bang trong bão






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 7.


Trường mầm non trơ trọi sau bão tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 8.


Pin năng lượng mặt trời vỡ nát sau bão tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 9.


Sóng lớn tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 10.


Vườn rau sao bão tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 11.


Vườn rau bị hư hại tại đảo An Bang


Theo Báo Tuổi Trẻ




Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Cận cảnh quá trình thi công dự án điện mặt trời nổi trên mặt hồ

Cận cảnh quá trình thiết kế, thi công và xây lắp (EPC) dự án điện mặt trời nổi trên mặt hồ tại Singapore do đối tác của Samtrix Solar thực hiện. Đơn vị nào có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với Samtrix Solar. Chi tiết : https://goo.gl/tQe2uV

[embed]https://youtu.be/f5_VoyRNTqY[/embed]

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Đại gia mía đường, chứng khoán, tài chính, BOT chạy đua đầu tư điện mặt trời

Hiện nay, Chính phủ có những cơ chế riêng nhằm phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió bởi đặc tính dễ sử dụng và không gây hại cho môi trường. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng kinh doanh, chạy đua trong cuộc cách mạng năng lượng sạch, dù chi phí ban đầu khá đắt đỏ...  
Mía đường, bất động sản “chạy đua” kinh doanh điện

Sau quyết định ban hành của Chính phủ về năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển sang đầu tư trong lĩnh vực này.

Đầu tiên phải kể đến dự án điện mặt trời Ninh Thuận (Thiên Tân Solar) của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Tân – doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật...

Được biết, Thiên Tân Solar được xây dựng tại xã Phước Ái, tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, diện tích đất dự kiến khoảng 1.400 ha. Dự án được có 5 nhà máy (giai đoạn 2017 – 2020), trong đó nhà máy đầu tiên có công suất 50 MW được khởi công năm 2017 và đưa vào vận hành năm 2018. Theo kế hoạch, năm 2020 công ty sẽ hoàn tất việc xây dựng 5 nhà máy, riêng hai nhà máy 4 và 5 đều có công suất 300 MW.

Một trong những thương vụ đình đám vào cuối tháng 6, sau khi nhận chuyển nhượng mảng mía đường từ Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết công ty đã lên kế hoạch chi 1 tỷ USD triển khai 20 dự án điện mặt trời tại Tây Ninh (công suất 324MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW), Huế (30 MW), Gia Lai (49 MW)… suất đầu tư tối đa 20 tỷ/MW với thời gian hoàn vốn dưới 12 năm.

Đến năm 2020, TTC dự tính đạt công suất 1.000 MW điện mặt trời, 40 MW điện gió, chiếm 73% tỷ trọng toàn ngành năng lượng của tập đoàn, còn lại là 222 MW thủy điện, chiếm 16% và nhiệt điện 150MW, chiếm 11%.

Ngoài ra, CTCP Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa cũng lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore trong hai năm tới, sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời có công suất 200 MW.









dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach
Điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển ở Việt Nam

 

Một doanh nghiệp khác là CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG), hồi tháng 5 cho biết đang triển khai kế hoạch 100 triệu USD và đầu tư cho 4 dự án tại Long An, Quảng Nam và Gia Lai. Riêng đối tác Green Egg cũng đã tiến hành đầu tư 10 triệu USD trái phiếu chuyển đổi vào BCG để triển khai các dự án năng lượng mặt trời tại Long An và sẽ là đầu mối kết nối cho các nhà đầu tư tại Hàn Quốc.


Tháng 12, Bamboo Capital thành lập CTCP Năng lượng Mặt trời Tân Thạnh 1 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó BCG góp 60% vốn điều lệ. Đồng thời, Bamboo Capital góp thêm 92 tỷ đồng, tương đương 40% vốn điều lệ vào BCG Energy. Cả hai công ty mới đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Trong tháng này, CTCP Thủy điện Miền Trung (Mã: CHP) cũng quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện mặt trời Cư Jút Đắk Nông với mục tiêu bán điện lên Hệ thống điện Quốc gia. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 1 năm, từ tháng 12/2017 và bàn giao đi vào vận hành thương mại vào tháng 6/2019.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Cư Jút có công suất lắp máy 62 MWp phía điện một chiều và 50 MW phiá điện xoay chiều. Điện lượng bình quân năm là 94,71 triệu kWh (với tần suất 65%). Tổng mức đầu tư dự án 1.367 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư và dự kiến phần bổ nguồn vốn theo tiến độ gồm vốn tự có của EVNCHP và vốn vay thương mại.

Nước ngoài cũng chen chân làm năng lượng sạch tại Việt Nam


Không chỉ riêng doanh nghiệp trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Vào tháng 11, dự án điện mặt trời tại huyện Đông Hải được dự kiến tiển khai do Tập đoàn SY GROUP đến từ Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 50 MW và giai đoạn 2 sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất nhà máy lên 300 MW. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 - 2019.

Một Tập đoàn khác của Hàn Quốc là Hanwha (Hàn Quốc) cũng dự kiến đầu tư khoảng 200 triệu USD vào dự án điện mặt trời tại Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, Tata Power – công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng và Ninh Thuận.

Ngày 13/12, Liên doanh tổng thầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - Mã: PVX), Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) và công ty Singapore ký hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi. Tổng công suất dự án là 1.200 MW, trong đó dự kiến đầu tư giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2021 sẽ đưa vào vận hành 60 MW, giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2023 sẽ đưa vào vận hành 600 MW.

Việc sử dụng năng lượng sạch đang được hưởng ứng mạnh mẽ mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết tăng công suất điện lên 14% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2030. Tuy nhiên, các nhà máy điện mặt trời sẽ phải phải cạnh tranh gay gắt với những nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu có chi phí đầu tư thấp như than đá và khí đốt.






dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach

Trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 11//2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó, Nhà nước sẽ mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án hòa lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 UScent/kWh).

Nhà đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%/năm trong vòng 15 năm đầu tiên, được miễn trong vòng 4 năm tiếp theo và giảm 50% trong 9 năm sau đó. Ngoài ra, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án.

Châu Âu đứng đầu về sử dụng năng lượng sạch


Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của ứng dụng khoa học - công nghệ, một nền tảng vô cùng quan trọng trong việc phát triển cách mạng năng lượng sạch. Ngày nay, nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió... được kỳ vọng có thể thay thế các nhà máy nhiệt điện, giúp giảm chi phí phát điện và việc trữ lượng dầu mỏ đang dần cạn kiệt trong tương lai.

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào đầu năm 2017, Đức hiện đứng đầu thế giới về công suất phát điện mặt trời với 39,27GW; mục tiêu tỷ lệ điện năng lượng tái tạo trong tổng thể điện quốc gia tối thiểu 35% trước năm 2020.

Trung Quốc đứng thứ hai (35,78 GW), quốc gia này tuyên bố sẽ giảm hơn 20% năng lượng hóa thạch (chủ yếu là than) trước năm 2030.

Thứ ba là Nhật Bản (23,3 GW), đặt mục tiêu đạt công suất 28 GW trước năm 2020. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ (18,3 GW), Ý (17,9 GW), Tây Ban Nha (5,6 GW), Pháp (5,2G W)... cũng tập trung lắp đặt hệ thống điện mặt trời và nâng công suất nguồn năng lượng tái tạo này

Nhật Huyền


Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng Điện mặt trời

Tháng 12/2017 giá điện bán lẻ bình quân chính thức tăng 6.08%. Để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hình ảnh thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang dùng điện mặt trời hòa lưới.


Giảm chi phí tiền điện với hệ thống điện mặt trời hòa lưới



Hạn chế tối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tận dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường là cách mà các doanh nghiệp đang thực hiện. Trong đó, sử dụng điện năng lượng mặt trời hòa lưới được xem là giải pháp giúp giảm tiền điện đến 100% và tác động tích cực đối với môi trường.

Hệ thống hòa lưới có tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên phần mái của các văn phòng, nhà xưởng… Hệ thống hấp thu ánh nắng mặt trời và tạo ra nguồn điện sạch để hòa vào lưới điện cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện.

Mức độ tiết kiệm điện phụ thuộc vào diện tích mái nhà khả dụng để lắp đặt hệ thống tấm pin và mức đầu tư công suất hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới. Nếu đầu tư một hệ thống với công suất phù hợp, các doanh nghiệp sản xuất có thể cắt giảm tối đa chi phí điện và đặc biệt ở khung giá điện giờ cao điểm 4.233đ/ kWh đối với khối kinh doanh - thương mại.

Điện mặt trời nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng điện năng lượng mặt trời, Ông Phạm Đức Sơn - Giám đốc Công ty giầy da xuất khẩu Ngọc Khánh chia sẻ “Sau khi tìm hiểu hệ thống điện mặt trời, Công ty đã triển khai hệ thống điện mặt trời hòa lưới vào giữa năm 2017. Chúng tôi đánh giá cao tính hiệu quả về kinh tế và môi trường của dự án này. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới đầu tư một lần nhưng lợi ích trên 20 năm. Trong thời gian này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tự tạo nguồn điện sạch để sử dụng, giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất và thương hiệu cũng dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng lớn trên thế giới.”

Ông Sơn chia sẻ thêm, công ty ông lựa chọn giải pháp điện mặt trời hòa lưới của Samtrix Solar. Hệ thống đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật điện của EVN, không sử dụng ắc quy do đó doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy.

Hệ thống điện mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao và có tuổi thọ kéo dài trên 20 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư có thể giám sát được lượng điện mặt trời tạo ra mỗi ngày qua ứng dụng giám sát thông minh trên các thiết bị di động mọi lúc, mọi nơi.

Doanh nghiệp có thể bán điện mặt trời cho EVN trong 20 năm

Nếu như trước đây, doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn điện lưới quốc gia thì nay với giải pháp điện năng lượng mặt trời hòa lưới các doanh nghiệp có thể tự tạo ra nguồn năng lượng sạch và bán lại lượng điện dư cho EVN trong 20 năm.




Nhằm ghi nhận chính xác lượng điện mặt trời phát ra để bù trừ hóa đơn tiền điện hằng tháng và mua lượng điện mặt trời dư vào cuối năm, EVN đang tiến hành lắp đặt công tơ (đồng hồ) hai chiều miễn phí. Công tơ hai chiều mua bán điện của EVN là giải pháp lý tưởng thay thế việc đầu tư hệ thống ắc quy lưu trữ điện.

Công tơ hai chiều được gắn vào hệ thống sẽ tính toán lượng điện mặt trời phát ra. Nếu điện mặt trời tại doanh nghiệp phát ra vượt quá nhu cầu sử dụng thì lượng điện mặt trời dư cả năm (sau khi bù trừ cho lượng điện sử dụng hằng tháng) sẽ được EVN mua lại với giá 2.086 đ/1 kWh.

Chính sách này là một lợi thế dành cho các doanh nghiệp đang quan tâm đến các giải pháp về điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Rõ ràng sự cạnh tranh thời hội nhập không chỉ yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà còn dựa vào uy tín của thương hiệu. Vì thế, điện năng lượng mặt trời hòa lưới là một giải pháp thiết thực mà các doanh nghiệp Việt nên ứng dụng để tạo dựng thương hiệu thêm “sáng” và bền vững trong lòng khách hàng.

Thế nào là Điện năng lượng mặt trời hòa lưới?

Hệ thống có các tấm pin năng lượng mặt trời nhận bức xạ mặt trời và chuyển thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC được bộ inverter hòa lưới chuyển thành nguồn điện xoay chiều (AC) và hòa vào nguồn điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=aMa_6iERxXQ[/embed]



Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Samtrix Solar : Nhà thầu EPC dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, một mùa kinh doanh thành công!


Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Công ty hiện là đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix Solar và là đại lý của các hãng cung cấp điện mặt trời danh tiếng trên thế giới như TrinaSolar, Kyocera, Canadian Solar, Ingeteam, SMA, Samlex... tại Việt Nam.


Chúng tôi đã tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình, trường học, trang trại, trạm kiểm lâm, đồn biên phòng, khách sạn, resort....bao gồm cả hệ thống độc lập và nối lưới với công suất từ 1KW - 100MW trên khắp các địa phương trong cả nước.


[embed]https://www.youtube.com/watch?v=IcGicY2dIco[/embed]

Được thành lập từ năm 2006, chúng tôi có kinh nghiệm trong việc triển khai điện năng lượng mặt trời cũng như cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị, tòa nhà, khu CN ở nhiều địa phương.


Nếu như  Quý khách hàng có bất cứ yêu cầu nào cần hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ hoặc kỹ thuật….xin đừng ngần ngại liên hệ  với chúng tôi để có sự phục vụ và hỗ trợ tốt nhất.


Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, các đội trưởng đều là kỹ sư có kinh nghiệm tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội . Với phương châm làm việc : "Chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, giá cả hợp lý" , Công ty Thanh Niên luôn mang đến giải pháp hữu hiệu, một ưu thế phục vụ toàn diện và hiệu quả cao cho Quý khách hàng.


Liên hệ :

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên


 Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 Hotline : 0902.282.138


Số 22 – Ngõ 249A - Thuỵ Khuê – Tây Hồ – Hà Nội / ĐT: (04)373027888 Hotline : 0983.802.686


Email: solarpowervn@gmail.com


Blog:  http://diennangluongmattroi.wordpress.com


Facebook : https://www.facebook.com/samtrixsolar


 


Trân trọng cảm ơn!

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lược năng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.



Gần đây, những tin tức về điện ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều trên truyền thông. Bạn đọc có thể đã quen thuộc với những tin tức về điện ở Việt Nam như: giá than đang tăng trên thị trường thế giới; Cơ quan Năng lượng quốc tế công bố Báo cáo năm 2017 ghi nhận sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào nhập khẩu than; Chính phủ quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản để phát triển nhà máy nhiệt điện than trị giá 2,6 tỷ USD tại Khánh Hòa hay Bộ Công thương vừa công bố tăng giá điện thêm 6% từ 1/12.

Những câu chuyện này đều phản ánh sự thay đổi căn bản trong chiến lược năng lượng của Việt Nam. Từ trước tới giờ, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy thủy điện và bán điện cho người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mức giá trợ cấp. Tuy nhiên, ai cũng biết cách này không bền vững về lâu dài.

Bản chất của thủy điện là phụ thuộc theo mùa và điều kiện tự nhiên, do đó tính ổn định không cao. Bên cạnh đó, Việt Nam về cơ bản đã tối đa hóa tiềm năng từ nguồn này, vì các con sông lớn đều đã được xây đập. Việc bán điện ở mức giá thấp hơn giá thị trường mang chủ ý tốt, nhưng nó bóp méo các tín hiệu thị trường và làm nặng gánh thêm cho ngân sách nhà nước.

Phát triển các nhà máy nhiệt điện than rõ ràng không phải là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Dù ta có thể giảm thiểu tác động đến môi trường bằng công nghệ tiên tiến, nhưng chúng sẽ không thể nào hoàn toàn sạch các-bon như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.

Ô nhiễm không khí đang được chú ý hơn ở Việt Nam. Người dân đang rất quan tâm đến tác động môi trường của các dự án công nghiệp lớn, đặc biệt sau thảm hoạ Formosa dọc bờ biển miền Trung năm ngoái.

Liệu chúng ta có sai lầm khi ký kết cấp phép cho các dự án nhiệt điện than? Khi đọc những bài báo phản ánh việc nhà đầu tư đổ xô đi xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời ở miền Trung, người ta chắc sẽ tự hỏi: tại sao năng lượng mặt trời lại không thể hiện diện nhiều hơn trên bản đồ năng lượng của Việt Nam trong tương lai?

Thế giới ưa chuộng năng lượng tái tạo đến thế vì nhiều lý do. Thứ nhất là những lo ngại về môi trường và hiện tượng Trái đất nóng lên. Thứ hai là mong muốn về thế mạnh chiến lược cho an ninh năng lượng quốc gia (nếu năng lượng tái tạo nội địa đủ, ta có thể giảm phụ thuộc nhập khẩu). Thứ ba là việc năng lượng tái tạo ngày càng rẻ (đặc biệt là năng lượng mặt trời) và khả năng cạnh tranh về chi phí của nó so với những nguồn truyền thống.

Tuy nhiên, tôi cảm giác những lời ca ngợi rùm beng về điện mặt trời có lẽ chỉ là những kỳ vọng hão huyền được thổi phồng. Hiện tại, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 7,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hơn nữa, con số này sẽ nhỏ đi nhiều nếu không tính các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu.

Ví dụ, Đức đã triển khai khung trợ cấp mạnh mẽ và các động lực khác để giúp năng lượng tái tạo chiếm 25% tổng lượng điện. Nước này cũng dự định đưa con số này lên 40% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, với hầu hết các quốc gia khác, việc đạt được đến con số này là một viễn cảnh xa vời.

Bên cạnh đó, tài chính và tác động môi trường không phải là yếu tố duy nhất để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc khi đưa ra chiến lược năng lượng, vì họ cũng phải tính đến khả năng sẵn có, độ ổn định và tính khả thi của nguồn năng lượng đó.

Nhiều nơi không đủ gió hoặc ánh sáng mặt trời để vận hành các dự án năng lượng tái tạo. Nếu có, năng lượng tạo ra cũng thất thường vì gió không phải lúc nào cũng thổi và trời không phải lúc nào cũng nắng. Đây không phải là nguồn năng lượng mà chúng ta có thể chủ động điều khiển.

Hiện tại, các nhà máy điện tái tạo không thể hoạt động ở bất cứ nơi nào mà vẫn tạo hiệu suất cao ở giai đoạn này vì lưới điện không hỗ trợ. Ở châu Âu, các chính phủ đang cố gắng nâng cấp lưới điện để dự trữ điện hiệu quả hơn và vận hành các nhà máy đồng bộ hơn. Tuy nhiên, quá trình này dự kiến ​​sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la Mỹ.

Đối với nhiều nước, tỷ trọng mật độ năng lượng (chỉ số thể hiện năng lượng được dự trữ trên một khu vực) khá thấp của năng lượng tái tạo lại là một vấn đề khác. Trong khi các nhà máy điện truyền thống (than, dầu, hạt nhân, thuỷ điện và khí tự nhiên) có thể sản xuất hơn 1000W điện trên mỗi mét vuông diện tích đất, thì con số này của các nhà máy điện mặt trời chỉ là gần 20W/m2, kể cả ở địa điểm thuận lợi nhất.

Ví dụ, một trong những nhà máy điện mặt trời nổi tiếng nhất trên thế giới là dự án Agua Caliente trên sa mạc Arizona, một trong những nơi nhiều nắng nhất trên trái đất. Nhà máy này có diện tích 971 ha, là một diện tích đất rất lớn nếu đặt trong tương quan với công suất của nhà máy chỉ là 290 MW. Sản lượng của các nhà máy điện truyền thống tương đối lớn ở Mỹ và các nơi khác phải gấp đó 10 lần.

Yêu cầu về diện tích đất lớn để sản xuất điện mặt trời không phải thứ gì quá to tát ở Arizona, nơi mật độ dân số khoảng 22 người/km2 và hầu hết dân cư sống tập trung ở thủ phủ Phoenix. Nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều ở những nơi đông dân hơn, chẳng hạn như ở tỉnh Bình Định, nơi có mật độ dân số 290 người/km2 (gấp 10 lần Arizona) và dân cư sống rải rác trong các thị trấn và làng xóm nhỏ.

Tóm lại, phát triển năng lượng sạch rõ ràng là rất quan trọng, nhưng chúng ta nên có cái nhìn thực tế về tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lượcnăng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

 

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Ông Michael Modler, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC).