Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Điện mặt trời - xu hướng tất yếu của tương lai

Dưới áp lực của tốc độ phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu năng lượng của con người cũng ngày một tăng lên. Mỗi năm, nhu cầu điện năng ở Việt Nam tăng khoảng 15%, trong khi đó các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu mỏ, vv.. đang giảm nhanh chóng và sẽ cạn kiệt trong tương lai. Công suất thủy điện cũng giảm dần do tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lượng nước tại các hồ thủy điện, cộng với những tác động về mặt môi trường. Do vậy, phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời (NLMT) đang trở thành một xu thế cho tương lai.



Theo Giáo sư Đặng Đình Thông, thuộc Viện Vật Lý Kỹ Thuật - Đại học Bách khoa Hà Nội, xu hướng hiện nay trên thế giới là phân tán các nguồn cung năng lượng, và nhờ đó, điện mặt trời có chỗ đứng với công suất 1 nhà máy ngày càng tăng.

Mỗi ngày mặt trời chiếu xuống trái đất đã cung cấp 1 lượng năng lượng gấp 15 nghìn lần năng lượng hoá thạch và năng lượng nguyên tử cộng lại. Đo vậy, phát triển NLMT sẽ đem lại nhiều lợi ích như giúp bảo vệ môi trường do không gây phát thải khí, không tiêu tốn nhiên liệu, lắp đặt và vận hành đơn giản ở mọi nơi.

Tính cho tới thời điểm đầu năm 2011, thế giới đã có tới gần 40GW điện sản xuất từ NLMT.Trong đó, công suất lắp đặt mới năm 2010 là 16.6GW, nước Đức đóng góp gần 50%. Lượng điện sản xuất ra từ năng lượng mặt trời năm 2011 bằng 1 nửa nhu cầu điện năng của cả nước ta.

Trong vòng 5 năm qua, công suất lắp đặt điện mặt trời (ĐMT) đã tăng nhanh nhờ những nỗ lực về chính sách nghiên cứu phát triển, hỗ trợ công nghiệp và đặc biệt là chính sách biểu giá FIT, hỗ trợ điện từ năng lượng tái tạo (NLTT). Bình quân mỗi năm công suất lắp đặt tăng 50%, trong vòng 5 năm trở lại đây.

Năm 2008, tổng công suất lắp đặt ĐMT đạt 16GW trên toàn thế giới, chỉ 1 năm sau đã tăng lên tới 22GW và năm 2011 đạt xấp xỉ 60GW. Trong đó Châu Âu chiếm tới 75% sản lượng điện từ NLMT. Trung Quốc cũng là 1 thị trường mới nổi nhờ sự đầu tư lớn vào ngành công nghiệp sản xuất pin MT cũng như chính sách trợ giá cho người tiêu dùng. Năm 2011 đánh dấu 1GW công suấtlắp đặt đầu tiên của nước này.

GS Thông cho biết, ở Việt Nam, tiềm năng năng lượng mặt trời được phân tán trên cả nước, trong đó, khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ có tiềm năng năng lượng mặt trời rất lớn, khoảng từ 14-175 kcal/cm2/năm.

Ông David Huang – người tiên phong phát triển năng lượng tái tạo của trung tâm SAMTRIX - một tổ chức phát triển NLTT cho biết, Đức là nước đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt pin mặt trời. Đức cũng là nước đầu tiên đưa ra luật năng lượng tái tạo (EEG) và luật này đã chứng minh hiệu quả của nó khi thúc đẩy các ngành công nghiệp NLTT phát triển.

Công suất lắp đặt mới của Đức mỗi năm tăng gấp đôi, từ 1.8GW năm 2008 lên 3.8GW năm 2009 và lên 7.4GW năm 2010.

Đức vừa thông qua Biểu giá mới cho điện mặt trời nói riêng và điện từ các nguồn NLTT nói chung, có hiệu lực từ Tháng 1 năm 2012. Mỗi năm giảm mức giá này đi 9%.

Chi phí ngày càng phù hợp với người dân VN

Theo GS Thông, ở các nước phương Tây, chi phí để lắp đặt hệ thống NLMT lên tới 8.000USD-10.000 USD/1kWp, mô đun PMT4000-5000 USD/kWp. Đây là chi phí ban đầu khá cao so với mức đầu tư cho các nguồn năng lượng khác như than, dầu khí và thủy điện.

Trong khi đó tại VN, SAMTRIX đã làm chủ được công nghệ với các phòng R&D chuyên nghiên cứu và ứng dụng điện NLMT tại VN, toàn bộ các thiết bị đều được nhập khẩu hoặc đặt hàng gia công tại các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc...do vậy chi phí chỉ bằng 1/4 so với chi phí nhập khẩu từ  nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Ông Huang cho biết, lý do nước Đức vẫn phát triển NLMT rất nhanh là do họ có lộ trình phát triển rõ ràng, với định hướng theo từng giai đoạn cụ thể. Chính phủ Đức cũng có chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu cho người dân và có cam kết lâu dài.

“Họ khuyến khích người dân phát triển NLTT, trong đó có điện mặt trời và đấu nối lên hệ thống quốc gia. Nếu hộ gia đình đó sử dụng điện ít hơn số điện năng họ đấu nối lên hệ thống thì chính phủ sẽ trả tiền cho họ với mức giá cao hơn giá điện bình qua của quốc gia. Ngược lại, nếu họ dùng nhiều hơn số điện năng họ đấu nối lên hệ thống thì họ sẽ phải trả tiền, nhưng chính phủ có hỗ trợ giá,” ông Huang tiết lộ.

Cũng theo GS Thông, ở nước ta, tổng công suất lắp đặt cho đến nay mới đạt khoảng 1,6 – 1,8 MWp, trong đó, 25-30% cho hộ gia đình; ngành thông tin viễn thông, 35%; và giao thông đường sông, đường biển: 35.

Một vài hệ nguồn pin mặt trời được phát triển tại các hộ miền núi, vùng sâu, vùng xa. Một số làng, xã đã lắp hệ nguồn lai ghép (PMT + diesel ; PMT + thủy điện, PMT + động cơ gió, … + ắc qui) phát triển ở các làng, xã chủ yếu do đầu tư của chính phủ hoặc tài trợ của nước ngoài. Ngànhnh viễn thông và ngành giao thông đường thủy cũng đã có những ứng dụng hệ nguồn lai ghép.

Hiện nay nước ta đã phát triển một hệ nguồn điện mặt trời nối lưới ở Bộ Công thương. Ngoài ra cũng có hai hệ nguồn điện NLMT hỗ hợp tại Gia Lai với sự tài trợ của Đức và tại Cù Lao Chàm, Quảng Nam với sự tài trợ của Thụy Điển.

Các ứng dụng độc đáo từ năng lượng mặt trời

Trong cuộc chạy đua tìm kiếm những nguồn năng lượng mới nhằm thay thế cho nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt trên trái đất, giới khoa học đã tìm mọi cách tận dụng nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ, mà đặc biệt là năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng đó đã giúp các nhà khoa học ứng dụng và vận hành thành công nhiều phát minh khoa học độc đáo, đồng thời mở ra những cơ hội khai thác năng lượng mới cho toàn nhân loại.

Trong tương lai, đây có thể sẽ là nguồn năng lượng của nhiều thiết bị di động chẳng hạn như: máy tính xách tay, điện thoại di động, camera, ipod hay thậm chí cả người máy. Những thiết bị này có thể được đem đi khắp nơi mà người sử dụng không cần phải lo lắng đến việc chúng bị hết pin hay phải tìm cách sạc năng lượng thường xuyên để duy trì hoạt động, bởi năng lượng mặt trời luôn được tìm thấy ở khắp mọi nơi.

Phát minh máy bay sử dụng năng lượng mặt trời


Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời từ lâu đã được một số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản… tìm cách phát triển và đã thu được thành công lớn. Chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời hiện đại nhất hiện nay của Mỹ là loại máy bay với sải cánh dài 70 m, trọng lượng khoảng 1,6 tấn đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay không cần đến bất kỳ một nhiên liệu nào khác.

Theo dự tính của các nhà khoa học Mỹ, đến năm 2011, nước này sẽ hoàn tất việc chế tạo máy bay sử dụng năng lượng mặt trời và thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới.

Điện thoại di động sử dụng năng lượng mặt trời


Thành công đầu tiên trong ứng dụng năng lượng mặt trời vào việc cung cấp năng lượng cho điện thoại di động thuộc về nhà cung cấp điện thoại di động Samsung, sau khi hãng này cho ra đời loại điện thoại di động thân thiện với môi trường được chế tạo từ nhựa tái chế, và đặc biệt là có thể gọi, hoặc nghe liên tục mà không cần sạc pin.

Thay vào đó, người sử dụng chỉ việc để mặt sau chiếc điện thoại tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và nó sẽ tự nạp năng lượng thông qua pin năng lượng mặt trời. Chiếc điện thoại này của Samsung được đánh giá là điểm nhấn của khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI.

Năng lượng sạch trong sinh hoạt của con người


Tại một số nơi trên thế giới, năng lượng mặt trời đã bắt đầu được sử dụng để cung cấp điện năng cho các khu dân cư sinh sống. Ở Mỹ, Anh và Pháp… người ta đã lắp đặt những tấm pin thu năng lượng mặt trời trên những diện tích rộng hàng trăm hécta và chính “những cánh đồng pin” năng lượng mặt trời này đã cung cấp đủ năng lượng cho sinh hoạt của hơn 78.000 hộ gia đình. Mô hình này hiện đã phát huy hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và đang được nhân rộng trên khắp thế giới.

Trạm xe buýt chiếu sáng tự động


Ý tưởng này bắt đầu được đưa ra thực hiện tại Florence – Italia. Vào ban đêm, những trạm xe buýt này trở thành những công trình chiếu sáng công cộng hết sức thu hút và sang trọng. Ngoài ra, trong trạm xe buýt, còn cài đặt thêm hệ thống cho phép người đợi xe kết nối wifi và sử dụng điện thoại truy cập Internet miễn phí trong lúc chờ đợi.

Những ngôi nhà tí hon ứng dụng công nghệ tích trữ năng lượng mặt trời


Thực chất đó là những chiếc lều phục vụ những người đi picnic với hình dáng giống như quả cam. Đây là sản phẩm của Tập đoàn Kaleidoscope – Mỹ, được dùng cho những người yêu thích hoạt động du lịch và cắm trại. Khi đó, những chiếc lều với thiết bị chiếu sáng và thiết bị sưởi ấm sử dụng năng lượng mặt trời này sẽ là nơi để các vị khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi. Ngoài ra, căn lều còn được trang bị nhiều tiện nghi độc đáo khác.

Trong hội trại đêm hè diễn ra nhân dịp Festival âm nhạc được tổ chức tại Mỹ, người chủ sở hữu căn lều này không thể tìm được trại của mình trong đám đông, ông đã tận dụng tính năng vô cùng độc đáo của chiếc lều ứng dụng năng lượng mặt trời, đó là gửi một tin nhắn kích hoạt bằng điện thoại di động đến số điện thoại gắn trong lều để bật hệ thống đèn chiếu sáng tự động của căn lều. Nhờ đó, người chủ này đã dễ dàng tìm ra vị trí căn lều đặc biệt của mình trước sự ngạc nhiên của những người chứng kiến.

Siêu ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời


Là sản phẩm của các nhà sản xuất ôtô Thụy Sĩ từng được trưng bày trong triển lãm xe ôtô tại Geneva. Chiếc ôtô này được phủ bởi một lớp film quang điện mỏng cho phép hấp thụ năng lượng từ mặt trời và có thể giúp nó vận hành liên tục trong 20 phút.

Tuy chỉ có thể tích trữ và cung cấp năng lượng trong một thời gian ngắn, song loại xe được đánh giá là thân thiện với môi trường này đang được các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu phát triển.

Nhà máy điện mặt trời hoạt động...vào ban đêm

Nhà máy sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời Germasolar, đặt gần thành phố Seville (Tây Ban Nha), được thiết kế có thể hoạt động vào ban đêm. Nhà máy điện trị giá 260 triệu bảng này bao gồm một tháp với các bóng điện công suất lớn trên đỉnh và được bao quanh bởi 2.600 chiếc gương cầu.

 










Toàn cảnh nhà máy điện Germasolar


Nhà máy Germasolar sử dụng các gương phản chiếu để tập trung năng lượng nhiệt vào hai bể chứa muối. Năng lượng nhiệt lên tới 900oC sẽ nung chảy muối, làm sôi nước bao quanh hai bể muối và tạo ra hơi nước khiến turbin quay.

Công nghệ năng lượng tái tạo như sử dụng turbin gió thường phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nếu trời không có gió, các turbin phát điện sẽ ngừng hoạt động. Trong khi đó, công nghệ của nhà máy điện Mặt trời Germasolar có thể khắc phục giải quyết hạn chế này.

Tập đoàn Torresol, chủ đầu tư của nhà máy điện Germasolar, cho biết trên Daily Mail: “Muối đựng trong một bể được đốt nóng bởi năng lượng nhiệt từ Mặt trời. Điều này giúp dự trữ nhiệt lượng để sử dụng khi không có ánh sáng Mặt trời.”

Dự kiến, Germasolar sẽ đạt được 70% công suất thiết kế vào năm tới. Công ty Torresol cũng đang dự định xây dựng một nhà máy tương tự nhưng có quy mô lớn hơn ở Nam Phi.

Các nhà bảo vệ môi trường đánh giá rất cao dự án xây dựng nhà máy điện Germasolar. Tiến sĩ Chris Haslam, tác giả của cuốn sách How to Stop Climate Change (Làm thế nào ngăn chặn biến đổi khí hậu), đánh giá: “Đây là bước đột phá lớn đối với công nghệ năng lượng Mặt trời. Germasolar có thể được lựa chọn làm tiêu chuẩn để xây dựng các nhà máy điện năng lượng Mặt trời trong tương lai.”

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Tấm quang năng nổi - bước tiến mới của điện năng lượng mặt trời

Những tia nắng mặt trời của mùa đông vùng Tuscany (Italia) phản chiếu lấp lánh trên các tấm thu năng lượng mặt trời trải rộng, nhìn xa giống như những bông hoa nở rộ, trên mặt hồ Colignola. Hồ nước thơ mộng và tuyệt đẹp này là nơi giáo sư Marco Rosa - Clot và nhóm nghiên cứu của ông chọn làm nơi thử nghiệm dự án quang năng nổi tiết kiệm chi phí đầu tiên trên thế giới.












Hệ thống FTCC trên mặt hồ Colignola ở Italia. Ảnh: Internet




Với dáng điệu trẻ trung và khỏe khoắn trong chiếc quần jeans và áo khoác, giáo sư Rosa - Clot tự hào giới thiệu với dự án mới kể trên, nhóm nghiên cứu của ông đang thực hiện một cuộc cách mạng về năng lượng mặt trời.



Những tấm năng lượng mặt trời thông thường được lắp đặt trên nóc các tòa nhà cao tầng hoặc trên những cánh đồng bấy lâu nay bị chỉ trích là đã chiếm dụng diện tích của những mảnh đất nông nghiệp có giá trị, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quang và gây thất thoát năng lượng do tình trạng hấp thu quá nhiều nhiệt. Theo giáo sư Rosa - Clot, đây là những vấn đề mà dự án quang năng nổi có thể giải quyết ổn thỏa.

Một hệ thống “Bộ tập trung điều hướng làm mát nổi” (FTCC) được thiết kế để khai thác những khu vực không sử dụng như các hồ chứa nhân tạo hay các khu mỏ không còn sử dụng. Các tấm pin mặt trời phẳng được lắp thêm gương phản chiếu và đặt trên những cấu trúc giống như chiếc bè được neo gần bờ hồ. Nước hồ giữ cho các tấm pin mặt trời không bị quá nóng trong quá trình hấp thu nhiệt, còn gương phản xạ có thể xoay theo hướng mặt trời nhằm thu hút tối đa năng lượng mặt trời, và phản chiếu xuống các tấm pin mặt trời để sản xuất ra điện năng ở mức tối ưu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Ông Rosa - Clot nói điều này khiến cho phương pháp quang năng nổi hiệu quả hơn so với các phương pháp lắp đặt truyền thống. Không chỉ hoạt động hiệu quả ở vùng hồ, dự án quang năng nổi còn có khả năng tận dụng triệt để ánh sáng mặt trời ở các mỏ đá bỏ hoang.

Trở lại với dự án quang năng tại hồ Colignola, giáo sư Rosa - Clot ví đó như một nhà máy năng lượng mặt trời quy mô nhỏ, với công suất khoảng 30 KW, nhưng vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp điện năng cho một chục hộ gia đình. Ông Rosa - Clot nói: “Chi phí cho việc xây dựng một nhà máy cỡ nhỏ kiểu này chỉ tiêu tốn khoảng 48.000 euro (63.000 USD), thấp hơn 20% so với hệ thống quang năng truyền thống lắp đặt trên mặt đất. "Bạn hãy thử tưởng tượng về lợi ích mà hệ thống quang năng nổi có thể khai thác ở một nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như trên đảo Sisilia với các hồ nước và hồ chứa nhân tạo trải rộng trên diện tích 75 km2. Nếu chỉ triển khai lắp đặt các tấm quang năng nổi trên 10% diện tích khu vực, chúng sẽ thu về 1 tỷ Watt điện năng, đủ để thắp sáng 10 triệu bóng đèn công suất 100 Watt".

Trong khi đó, kỹ sư Raniero Cazzaniga, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết dự án quang năng nổi không hề làm hư hại cảnh quan, bởi phạm vi lắp đặt các tấm quang năng chỉ cao khoảng 1 mét. Lấy ví dụ ngay tại hồ Colignola, người ta chỉ có thể nhìn thấy các tấm quang năng nổi trên mặt hồ khi tới gần mép nước.

Dự án quang năng nổi của Rosa - Clot và các đồng nghiệp đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các khách hàng quốc tế. Giáo sư Rosa - Clot khẳng định: "Phản ứng từ nước ngoài rất tích cực. Một số khách hàng Hàn Quốc đã tới Tuscany để tận mắt chứng kiến việc chúng tôi đang làm và chúng tôi đã ký kết một hợp đồng ba năm trao cho họ giấy phép thực hiện dự án quang năng nổi ở Hàn Quốc". Theo ông Rosa - Clot, công ty Hàn Quốc Techwin đã xây dựng một nhà máy quang năng nổi sử dụng hệ thống FTCC; và tại Italia, tập đoàn sản xuất rượu vang Terra Moretti đã lắp đặt một hệ thống tương tự trên hồ chứa thủy lợi tại nhà máy rượu vang gần Livorno.

Hiện giáo sư Rosa - Clot và nhóm nghiên cứu đang đàm phán với các công ty của Đức, Pháp và Italia với hy vọng nhân rộng mô hình quang năng nổi ra thế giới. "Không có giải pháp kỳ diệu cho vấn đề năng lượng. Tuy nhiên, dự án của chúng tôi, với chi phí thấp nhất từ trước tới nay, cũng có thể được xem là một giải pháp tối ưu", giáo sư Rosa - Clot khẳng định.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Bộ kích điện sin chuẩn SAMLEX - Giải pháp tối ưu khi mất điện

Bộ kích điện và sạc điện Samlex là thiết bị dùng để chuyển từ dòng một chiều DC (acquy 12VDC) sang dòng xoay chiều AC, có thể chạy tốt cho các thiết bị điện gia dụng như: quạt, đèn, tivi, nồi cơm điện, laptop…


Khi điện lưới bị ngắt, thiết bị này lấy nguồn điện từ ắc quy (50 - 100Ah) và chuyển sang điện xoay chiều 200V AC - 50Hz, để chạy các thiết bị điện trong gia đình. Khi điện lưới có trở lại, thiết bị sẽ tự động sạc điện lại cho ắc quy.


Không giống như các bộ kích điện thông thường, bộ kích điện Samlex với sóng ra hình sin chuẩn (pure sine wave) và chế độ tự sạc thông minh có thể chạy tốt cho các thiết bị điện gia dụng như: quạt, đèn, tivi, nồi cơm điện, laptop…

Ưu điểm nổi bật của bộ kích điện này là:
- Điện áp hình sin chuẩn
- Tự động nạp khi có điện lưới, ắc quy đầy tự ngắt
- Tự động chạy khi mất điện
- Tự động ổn áp không phụ thuộc vào phụ tải ắc quy
- Tự động ngắt khi quá tải, ngắn mạch, ắc quy yếu
- Chế độ quạt làm mát khi nhiệt độ máy > 50 độ C
- Hiệu suất sử dụng cao lên tới > 85%
- Không tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường và không hỏng quạt;

Thông số kỹ thuật của sản phẩm:
- Điện áp vào: 12 VDC
- Điện áp ra: 220-240 VAC
- Công suất: 600W - 1000W -1500W
- Ác quy phù hợp: 50 - 100Ah
- Dạng sóng đầu ra: sóng hình sin chuẩn.


Thiết bị được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của Mỹ và được bảo hành 12 tháng.

Để trở thành đại lý chính hãng sản phẩm bộ kích điện sin chuẩn Samlex trên toàn quốc, xin liên hệ: (04)22120804 hoặc hotline: 0983 802 686      

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Honda lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho các đại lý của mình tại Nhật Bản

Hãng Honda vừa tuyên bố hãng sẽ lắp đặt các tấm năng lượng Mặt Trời cho hơn 100 đại lý tại Nhật Bản nhằm tiết giảm lượng điện sản xuất từ các loại nhiên liệu hóa thạch.




Nhờ việc sử dụng các tấm năng lượng Mặt Trời do chi nhánh của mình sản xuất, hãng sản xuất xe hơi và xe gắn máy này có kế hoạch đến tháng 3/2014 sẽ xây dựng các hệ thống sản xuất điện với công suất kết hợp là 1 MW tại các hệ thống đại lý của mình.
Một số nhà máy trong nước của Honda đã lắp đặt hệ thống tấm năng lượng Mặt Trời với công suất tổng hợp là 3,3 MW, mức cao nhất trong ngành ôtô Nhật Bản.

Đến tháng 4/2014, tổng lượng điện sản xuất từ hệ thống tấm năng lượng Mặt Trời tại các nhà máy của Honda cũng như các đại lý của hãng này trên khắp Nhật Bản sẽ đạt 6,9 MW, tương đương với lượng tiêu thụ điện của khoảng 1.500 hộ gia đình.

Honda hiện điều hành trên 2.000 đại lý tại Nhật Bản./.

Triển khai dự án cầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

Dự án cầu năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới đang được xây dựng tại trung tâm thành phố London, Anh, và sẽ hoàn thành vào mùa hè 2012.


Một mái năng lượng Mặt trời sẽ được lắp đặt trên cầu đường sắt Blackfriars, bắc qua sông Thames, bao trùm diện tích rộng 6.000 mét vuông.



Theo Solar Century – công ty lắp đặt mái năng lượng Mặt trời cho biết, họ đang triển khai lắp hơn 4.400 tấm quang điện, có khả năng sản xuất 900.000 kWh điện mỗi năm, cung cấp một nửa nhu cầu sử dụng điện của cầu đờng sắt.

Dự kiến khi công trình được đưa vào sử dụng, lượng khí thải CO2 mỗi năm sẽ giảm hơn 500 tấn.

Được xây dựng vào năm 1886, cây cầu đường sắt Blackfriars hiện đang nằm trong dự án nâng cấp của công ty Network Rail – hãng sở hữu và điều hành cơ sở hạ tầng đường sắt tại Anh.

“Cầu đường sắt Blackfriars là một phần trong lịch sử ngành đường sắt tại Anh. Chúng tôi đang ứng dựng những công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 vào ngành đường sắt để cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng”, Lindsay Vamplew, Giám đốc dự án cầu đường sắt Blackfriars tuyên bố.

Ngoài các tấm pin Mặt trời được công ty điện tử SANYO sản xuất, cầu đường sắt còn được thiết kế kèm theo các hệ thống thu nước mưa và ống dẫn nhiệt Mặt trời chiếu sáng tự nhiên.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

"Bảo bối" chống thiếu điện vào mùa hè













Ông Điện với tấm pin mặt trời dùng hơn 10 năm vẫn hoạt động tốt - Ảnh: Lê Quân




Mùa xuân sắp qua, nhiều gia đình đang lo lắng tìm giải pháp chống lại cái nóng nực khi mất điện trong mùa hè sắp tới. Một gia đình tại Hà Nội 10 năm nay không lo mất điện vào mùa hè đã chia sẻ bí quyết này…

Chúng tôi đến nhà ông Bùi Công Điện (71 tuổi), cán bộ hưu trí Vụ Kế hoạch - Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương), tại số nhà 15 ngõ Giếng, phố Đông Các, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa để tìm hiểu về hệ thống pin năng lượng mặt trời (NLMT) mà gia đình ông đã dùng hơn 10 năm nay.

Trao đổi với PV, ông Điện hồ hởi: “Mùa hè thừa nắng nóng nhưng lại rất hay mất điện. Lúc mất điện lưới, các gia đình khác phải chạy máy nổ, vừa ồn, vừa tốn xăng thì nhà tôi vẫn có quạt chạy vù vù, điện sáng trưng từ ngoài ngõ mà không tốn đồng tiền xăng nào”.

Dẫn chúng tôi lên mái nhà, ông Điện chỉ vào những tấm pin mặt trời cười khà khà: “Từ năm 2001, nhà tôi đã bỏ ra 18 triệu đồng để mua 3 tấm pin mặt trời về dùng. Đến nay đã hơn 10 năm và pin vẫn hoạt động tốt”.

Lần theo hệ thống dây dẫn xuống tầng dưới, ông Điện chỉ vào bộ chuyển đổi điện và giải thích: Pin mặt trời sẽ hấp thụ nhiệt chuyển thành điện một chiều xuống bình ắc quy để tích điện. Sau đó, thiết bị chuyển điện 1 chiều thành điện xoay chiều để chạy đèn, quạt...

Nhà ông còn dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời để tắm gội, đun nấu nên tiết kiệm được cả điện, cả gas. Hệ thống chiếu sáng trong nhà bằng bóng đèn LED và đèn neon cũng cho hiệu suất cao, tốn rất ít điện. Vì thế, vào mùa hè, tiền điện của gia đình ông chỉ bằng một phần hai so với trước khi dùng hệ thống thu năng lượng mặt trời.

Hiệu quả lâu dài

Là người ứng dụng pin mặt trời hàng chục năm, ông Điện tính toán: Một gia đình dùng 2 ti vi, 3 chiếc quạt, 8 bóng đèn compact loại 10W đến 15W, tổng công suất khoảng 450 W sẽ cần 6 tấm pin mặt trời (loại 83Wp/tấm). Chi phí cho các tấm pin hết hơn 30 triệu đồng, mua bình ắc quy và các phụ kiện khác hết 12 triệu, tổng cộng khoảng 42 - 45 triệu đồng. Chỉ tính vào mùa hè (6 tháng), khi nhiệt độ trung bình ngày từ 25 đến 35 độ C, sẽ thu được lượng điện khoảng 1,8 đến 2,5kWh. Tổng lượng điện sản sinh ra từ các tấm pin mặt trời là đủ dùng cho các thiết bị của gia đình trong vòng 5 đến 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chưa kể các tháng khác, khi thời tiết ít nắng, các tấm pin vẫn sản ra lượng điện nhất định.

Với tấm pin mặt trời có thể sử dụng trong vòng 25 năm, mỗi bình ắc quy mới dùng được khoảng 3 đến 5 năm và các thiết bị phụ khác cũng đều sử dụng trên 10 năm, thì đầu tư ban đầu có thể hơi cao, nhưng tính chia đều cho thời gian theo tuổi thọ của thiết bị thì lại là một bài toán đầu tư có hiệu quả.






“Lợi ích của pin mặt trời không chỉ là tiền, mà cái quan trọng hơn, vào mùa hè oi bức, khi mất điện, gia chủ vẫn có thể dùng điện bình thường  mà không phải dùng máy nổ ồn ào, ô nhiễm, tốn tiền xăng. Có ở trong hoàn cảnh đó mới thấy, dòng điện từ mặt trời là vô giá. Mong sao nhà nước có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp trong nước sản xuất được pin mặt trời nhằm giảm giá thành”.

Ông Bùi Công Điện



Tham khảo thêm điện NLMT tại các địa chỉ sau :

Http://www.samtrix.vn

Http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Cần khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời

Cùng với xu hướng chung trên thế giới, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) đã chỉ rõ việc ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, để mục tiêu chiến lược này trở thành hiện thực, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, Việt Nam cần ban hành cơ chế khuyến khích cụ thể sau khi đã áp dụng thành công với điện gió.


Không phải chỉ khi các nguồn năng lượng sơ cấp - đầu vào cho sản xuất điện như nước, than, khí…trở nên khan hiếm và đắt đỏ như hiện nay, Việt Nam mới quan tâm đến năng lượng mặt trời. Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời để sử dụng trong một số nhà văn hóa, bệnh viện tại các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi… Đặc biệt, công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ đã cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo.







Nước ta cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nguồn điện này, do nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình xấp xỉ 5kWh/m2/ngày). Tại khu vực phía Nam, số giờ nắng khoảng 1.600 - 2.600 giờ/năm. Theo nhiều chuyên gia, đây là điều kiện để phát triển sản xuất và đa dạng hóa các nguồn phát điện. Ngoài ra, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn; và thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện được Quy hoạch điện VII đưa ra. Cụ thể là trong giai đoạn từ 2011 -2015 sẽ cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 377 nghìn hộ dân nông thôn; giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có thêm 231 nghìn hộ dân được cấp điện từ nguồn này. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời sẽ giúp thực hiện mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đưa ra: sản lượng điện từ năng lượng mới và tái tạo phải đạt ít nhất 4,5% trên tổng sản lượng điện của toàn hệ thống vào năm 2020, và đạt khoảng 6,5% vào năm 2030…

Từ thực tế thực hiện sản xuất pin năng lượng mặt trời tại quần đảo Trường Sa và trên địa bàn thành phố, Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Tước cho rằng, phát triển ngành công nghiệp này sẽ góp phần đa dạng hóa các nguồn phát điện, thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, tiết kiệm năng lượng, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, sử dụng pin năng lượng mặt trời cũng giúp chủ động cấp điện tại chỗ cho các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo - là những nơi đặc biệt khó khăn trong việc kéo đường dây truyền tải điện. Hiện nay đầu tư vào điện mặt trời đã tiệm cận gần như điện gió, vì nguồn điện này có nhiều ưu điểm về chất lượng, trong khi không yêu cầu cao về bảo hành, bảo trì và điều kiện thi công đơn giản. Hơn nữa, nhiều quốc gia khác tại châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản đang có xu hướng chuyển công nghệ sản xuất điện mặt trời sang các nước khu vực châu Á. Với những lợi thế này, nhiều ý kiến đề nghị, cần ban hành chính sách ưu tiên phát triển điện mặt trời bên cạnh những chính sách phát triển điện gió hiện hành. Trong đó, quan trọng nhất là chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, chế tạo pin mặt trời, cũng như nhân lực tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất. Bởi lực lượng cán bộ, công nhân cho ngành công nghiệp này hiện còn mỏng so với nhu cầu sử dụng điện năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng.

Điện năng lượng mặt trời : lời giải cho bài toán khát điện ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Pin năng lượng mặt trời - Giải pháp cho bài toán “khát điện” ở huyện đảo Lý Sơn




Pin năng lượng mặt trời




Do không có điện lưới Quốc gia nên lâu nay người dân huyện đảo Lý Sơn dùng điện từ nhà máy nhiệt điện, nhưng hàng đêm điện chỉ có vài ba tiếng đồng hồ. Riêng 100 hộ dân ở xã An Bình hay còn gọi là đảo Bé sống âm thầm với đèn dầu tù mù. Năm 2005, Viện năng lượng đã hỗ trợ hơn 30 hộ dân ở đây pin năng lượng mặt trời. Sau thời gian sử dụng đã giải quyết phần nào “cơn khát” điện ở đảo tiền tiêu này.



Gia đình bà Lê Thị Thắm ở xã An Bình hay còn gọi là đảo Bé, huyện Lý Sơn là một trong 30 hộ dân được Viện Năng lượng Việt Nam lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời. Kể từ khi được lắp đặt, thiết bị này đã giải quyết phần nào tình trạng thiếu điện sau nhiều năm ròng rã. Có điện nên gia đình bà mua thêm một số thiết bị điện trong nhà. Bà Lê Thị Thắm cho hay: “Bây giờ mình thắp nó không sáng như mấy cái bóng đèn cao thế, nhưng bóng đèn trong gia đình cũng được, cũng đủ thắp”.

Hiện nay một số hộ dân ở đảo Lớn (xã An Vĩnh và An Hải), huyện đảo Lý Sơn tự đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời. Ông Trần Duy Tấn ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn là hộ đầu tiên ở huyện đảo Lý Sơn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Ông Tấn cho biết, gia đình ông đầu tư gần 30 triệu đồng để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Hệ thống điện năng lượng mặt trời này gồm có 12 tấm pin. Các tấm pin này mỗi ngày sẽ tiếp nhận năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng với điện thế 220 V, bình quân mỗi ngày hệ thống này cho ra 6-8 kWh điện. Trong trường hợp không sử dụng hết, nguồn điện này sẽ được nạp vào bình ac-quy. Ông Trần Duy Tấn cho biết thêm, trước đây vào ban ngày để có điện phục vụ sinh họat gia đình ông phải sử dụng máy nổ vừa tốn kém vừa gây tiếng ồn. Còn bây giờ có hệ thống năng lượng mặt trời này đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là khi có bão.

Có thể nói, việc lắp đặt pin mặt trời là giải pháp hiệu quả để cung cấp điện sử dụng cho các hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia như đảo Lý Sơn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư ban đầu khá cao so với mức thu nhập của các hộ dân ở đây. Do đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Lý Sơn kiến nghị: “Trong những năm qua việc hỗ trợ thắp sáng của Viện năng lượng Việt Nam rất có hiệu quả. Đến giờ này bà con sử dụng vẫn là tốt. Với yêu cầu nhân dân xã nhà đầu tư thêm cho bà con trên đảo”

Từ hiệu quả của hệ thống phin năng lượng mặt trời, năm 2011, huyện Lý Sơn đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng lắp đặt thêm hơn 10 bộ pin năng lượng mặt trời cho 10 hộ dân ở xã An Bình. Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn nói: “Đối với huyện đã có nhiều lần kiến nghị Tỉnh, Trung ương đầu tư cho xã An Bình, sau xã An Bình thì đầu tư cho xã An Vĩnh và An Hải điện năng lượng mặt trời để nhân dân Lý Sơn hưởng được quyền lợi, giữ vững được nền kinh tế”.

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch và được xem là giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường trái đất. Chính vì vậy, việc khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là hành động để bảo vệ môi trường và là biện pháp tiết kiệm điện. Đặc biệt là đối với huyện đảo Lý Sơn khi chưa có điện lưới Quốc gia.

Kết hợp điện năng lượng mặt trời vào thi công nhà dân.













Tận dụng năng lượng Mặt Trời bằng mái nhà kiểu mới
Các nhà nghiên cứu ở Đại học New South Wales đang phát triển một dự án tích hợp các tấm pin Mặt Trời vào cấu trúc mái nhà, giúp tận dụng tối đa diện tích thu nhiệt để sản sinh ra điện năng.
 










Các tấm pin Mặt Trời được gắn lên mái nhà.


Nếu như trước đây các tấm pin Mặt Trời được gắn lên mái nhà thì giờ đây chúng chính là các mái nhà.

Phó Giáo sư Alistair Sproul cho hay: "Australia có nguồn năng lượng vô tận nhưng hiện nay chúng ta chưa tận dụng được tối đa hiệu suất, vẫn còn lãng phí quá nhiều. Chúng tôi đang thu thập dữ liệu để tìm ra biện pháp tối ưu."

Các nhà nghiên cứu của dự án "Môi trường sống ít carbon" này hiện đang thiết kế một số hệ thống xử lý năng lượng tái chế để có thể cung cấp thông tin cụ thể về tính hiệu quả cũng như chi phí trước khi đưa ra thị trường.

Theo các nhà nghiên cứu, mái nhà pin Mặt Trời sẽ thu được nhiều năng lượng Mặt Trời, trước mắt sẽ đảm bảo điện năng cho hệ thống sưởi ấm không khí cũng như hệ thống nước nóng trong nhà.

Thông thường, các tấm pin Mặt Trời hiện có trên thị trường hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thành điện năng nhưng có sự lãng phí lớn do thiết kế chưa hợp lý.

Để khắc phục điểm này, các nhà nghiên cứu của Đại học New South Wales đã thiết kế một khoảng trống phía sau tấm pin, giúp không khí được làm nóng ở nhiệt độ phù hợp là 25 độ C. Bên cạnh đó, các tấm pin được gia cố đặc biệt để có thể hợp thành một mái nhà chắc chắn.

Theo báo chí Australia, nước này rất chú trọng tới các công nghệ xanh nhằm vừa phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nhưng cũng đồng thời có thể bảo vệ môi trường bền vững.

Gần đây, Australia và Mỹ đã cùng nhất trí đẩy nhanh chương trình liên kết nghiên cứu giữa các chuyên gia của hai nước nhằm tìm ra phương pháp hạ thấp chi phí cho các nhà máy điện mặt trời. Phía Australia sẽ đóng góp 50 triệu AUD cho Chương trình hợp tác năng lượng Mặt Trời Mỹ-Australia.

Theo icon.com.vn

Những công trình sử dụng điện năng lượng mặt trời hoành tráng nhất thế giới

Cao ốc văn phòng sử dụng năng lượng mặt trời

Cao ốc được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, tây bắc Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời và đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tái sử dụng để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tòa nhà cung cấp không gian cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội họp và huấn luyện và một khách sạn.

Cấu trúc được đặt tên là "Án Nhật Nguyệt" và mặt tiền có màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế tổ chim và các hệ thống cách nhiệt cho tường và mái giảm được 30% năng lượng hơn cả tiêu chuẩn quốc gia về tiết kiệm năng lượng.

Cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời

Cầu đi bộ Kurilpa bắc ngang con sông Brisbane trị giá trên 63 triệu USD và dự kiến cho khoảng 36.500 khách bộ hành sử dụng trong một tuần đã được khánh  thành ở Trung tâm Thương mại và Tài chính của thành phố Brisbane (Australia). Hơn 1.050 người được huy động để xây dựng chiếc cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời, dài 470m được coi là lớn nhất thế giới này.

Cầu sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được lập trình để tạo ra một loạt các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sử dụng 84 panel mặt trời phát điện với công suất khoảng 100KW/giờ mỗi ngày và trung bình 38MW/giờ mỗi năm. Lượng điện thừa có được từ các panel mặt trời sẽ được chuyển sang cho mạng lưới điện quốc gia (hệ thống đèn LED chỉ sử dụng 75% điện năng mặt trời).



Tàu 3 thân

PlanetSolar là chiếc tàu nhiều thân được ủy thác xây dựng bởi nhà đầu tư Đức Immo Stroeher. Chiếc tàu được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Kiel (Đức) và được coi là tàu 3 thân sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Tàu không có các cánh buồm mà thay vào đó là dãy panel mặt trời đủ sức chu du vòng quanh thế giới trong 140 ngày.

Tàu dài 30m, rộng 15m và các tế bào năng lượng mặt trời được lắp trên phần nóc rộng 508m2. Các panel mặt trời có khả năng sản xuất ra 1.000 watt điện mỗi ngày. Lượng điện thừa ra sẽ được trữ trong những bình điện giúp chiếc tàu nặng 58 tấn này tiếp tục hành trình mà không cần ánh nắng mặt trời trong vòng 3 ngày. Tàu chạy với tốc độ khoảng  18km/giờ.



Hệ thống âm thanh sử dụng năng lượng mặt trời

Hệ thống audio loa phóng thanh này được xây dựng trong Sân vận động quốc gia ở thành phố cảng Cao Hùng, Đài Loan, có khả năng phát ra âm thanh cực lớn 105 db phục vụ cho 40.000 khán giả. Sân vận động siêu hiện đại trị giá 5 tỉ USD có phần mái cực rộng 14.155m2 lắp đặt 8.844 panel mặt trời và tạo ra điện năng 1,14 triệu KW/giờ mỗi năm giúp giảm bớt 660 tấn khí thải carbon dioxide vào bầu khí quyển trong một năm. Điện mặt trời được sử dụng cho hệ thống audio khổng lồ.

Công trình được thiết kế bởi nhà xây dựng nổi tiếng của Nhật Bản Toyo Ito. Toàn bộ hệ thống audio bao gồm 60 dàn loa Apogee Sound AE-7SX chịu được thời tiết xấu, phục vụ cho việc truyền thông tin đến khu vực khán đài; 12 bộ loa Apogeee Sound ALA-5WSX phục vụ khu vực đấu giải; 2 bộ loa Apogee Sound AFI-205 và 2 bộ AFI-Point dành cho Phòng Kiểm soát và theo dõi.



Nhà máy Tháp năng lượng mặt trời

Abengoa, một công ty của Tây Ban Nha, đã phát triển một tòa tháp cao 54 tầng gần thành phố Seville. Nhà máy tháp năng lượng mặt trời bao gồm hơn 1.200 kính định nhật (heliostat). Được gọi là "Nhà máy PS20", công trình có toàn bộ hệ thống kính định nhật chiếm diện tích tổng cộng 155.000m2.

Mỗi kính định nhật hấp thu ánh nắng mặt trời suốt ngày và tập trung bức xạ vào bể chứa đặt ở nóc của tòa tháp cao 161,48m. Bể chứa sau đó sẽ biến 92% năng lượng mặt trời nhận được thành luồng hơi nước dẫn xuống một turbine nằm dưới chân tòa tháp để tạo ra điện. PS20 có khả năng sản xuất 20 MW điện năng đủ cung cấp nhu cầu sử dụng điện của 10.000 hộ dân.



Dự án năng lượng mặt trời trên sa mạc

Lợi dụng đặc tính của sa mạc Sahara, các tập đoàn năng lượng khổng lồ đưa ra dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới có khả năng sản xuất 100GW điện năng. Được xúc tiến bởi Desertec Foundation, 20 công ty Đức nổi tiếng thế giới đang lên kế hoạch chi tiết cho dự án cực kỳ quy mô này.

Khác với những nhà máy điện mặt trời khác, nhà máy khổng lồ này sẽ được phân tán ra khắp các quốc gia ổn định về chính trị ở khu vực Bắc Phi. Sản lượng điện sau đó sẽ được vận chuyển qua Địa Trung Hải đến châu Âu để cung cấp cho 15% nhu cầu sử dụng điện của lục địa này.

Dự án trị giá hơn 500 tỉ USD dự kiến sẽ cần 10 đến 15 năm để xây dựng. Nếu thành công, dự án sẽ giúp cho nhiều quốc gia trên thế giới kết thúc sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.



Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời

Trong nỗ lực ngăn chặn khí thải gây ô nhiễm môi trường của thế giới,  Ấn Độ đang phát triển dự án hệ thống phục vụ nấu ăn được sử dụng bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Dự án được xây dựng ở Shirdi, bang Maharashtra.

Hệ thống này trị giá khoảng 280.000USD có nhiệm vụ biến nước thành 3.500kg hơi nước mỗi ngày và sau đó được dùng để nấu nướng phục vụ cho khoảng 20.000 khách hành hương đến lăng thánh Sai Baba mỗi ngày. và giúp tiết kiệm được khoảng 100.000kg gas mỗi năm.

Nhà nước sẽ chi trả 43% trong tổng kinh phí xây dựng hệ thống.






Nhà để xe sử dụng điện năng lượng mặt trời tại Nhật Bản

Nếu đã có xe chạy điện hoặc xe hybrid, có lẽ bạn nên gọi đến Công ty Sankyo Tateyama Aluminium của Nhật Bản. Công ty này đã bắt đầu sản xuất những nhà để xe trang bị hệ thống sản xuất điện mặt trời phía trên nóc. Với nhà để xe này, bạn vừa khỏi lo chuyện sạc điện cho “xế hộp” của mình, vừa giảm được gánh nặng trên hóa đơn tiền điện mỗi tháng.



Nhà để xe M.Shade có thể tiếp nhận tối đa 2 xe và có những cây cột siêu chắc để chống đỡ sức nặng của các tấm pin năng lượng mặt trời phía trên chúng. Gia chủ có thể gắn tổng cộng 12 tấm pin có kích cỡ 5,6 x 5,4m, cung cấp 2.235 kilowatt điện mỗi năm. Công ty Sankyo Tateyama Aluminium cho biết sản lượng điện này đủ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu điện của một gia đình mỗi năm.

M.Shade có thể là một ý tưởng thân thiện với môi trường, nhưng giá sản phẩm này khá cao: 40.000 USD chưa kể chi phí lắp đặt. Tuy nhiên, nếu bạn đã có khả năng sắm được xe chạy điện hoặc xe hybrid, hẳn đây không phải là vấn đề quá lớn. Với phát kiến của Sankyo Tateyama Alimnium, người giàu có sẽ góp phần bảo vệ môi trường trong bối cảnh sự thay đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề đáng lo ngại, trong khi không đánh đổi việc mất đi phong cách sống quý phái của mình.

Hiện Công ty Sankyo Tateyama Aluminium đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm M.Shade ra thị trường thế giới. Ngoài nhà để xe, công ty này đang nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mái che lối đi, mái che sân thượng, cửa, hàng rào... tận dụng nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời.

Đánh giá hệ thống điện năng lượng mặt trời tại tòa nhà Bộ Công Thương










Hệ thống điện mặt trời nối lưới tại tòa nhà Bộ Công Thương phát huy hiệu quả

Tháng 11 năm 2010 một hệ thống điện mặt trời nối lưới công suất 12kW đã được lắp đặt hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng tại tòa nhà Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là kết quả của dự án “Lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”. Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được phối hợp thực hiện bởi Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương; Cơ quan năng lượng Đức DENA, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội (RERC). 
b63cc5e72_khanh_thanh.jpg
Lễ khánh thành hệ thống pin mặt trời nối lưới tại Bộ Công Thương ngày 19/11/2010

Sau 1 năm đưa vào sử dụng, theo đánh giá của các chuyên gia Dự án đã rất thành công. Lượng điện thực tế phát ra theo số liệu thống kê ghi lại gần 12 nghìn kWh điện năng, ước tính được lượng giảm phát thải CO2 khoảng 7000kg. 

Ông Đặng Đình Thống, Giám đốc Trung tâm năng lượng mới, Đại Học bách Khoa Hà Nội cho biết, Các thiết bị kỹ thuật chính như các module pin mặt trời, các bộ biến đổi điện (Inverter), các thiết bị điều khiển, lưu trữ và truyền số liệu được ALTUS cung cấp có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Việc lắp đặt hệ thống được thực hiện bởi các cán bộ có kinh nghiệm của RERC và được sự hướng dẫn của chuyên gia ALTUS nên công trình có chất lượng cao về mặt kỹ thuật và công nghệ. Nhờ vậy, một năm qua (11/2010 – 11/2011) hệ thống hoạt động tốt, liên tục phát điện lên lưới điện của tòa nhà Bộ Công Thương.

Dự án Lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương chỉ là một mô hình trình diễn công nghệ, công suất không lớn nhưng kết quả sau 1 năm vận hành đã chứng minh việc ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Ông Thống nhấn mạnh “Hà Nội chỉ là địa phương có năng lượng mặt trời vào loại thấp so với các vùng miền khác. Phần lãnh thổ từ Đà Nẵng trở vào bức xạ mặt trời rất cao. Vì vậy từ Dự án trên cho thấy nếu phát triển công nghệ điện mặt trời cho các địa phương miền Nam hiệu quả chắc chắn còn cao hơn nhiều. Công nghệ điện mặt trời là hoàn toàn khả thi và điều đáng nói hơn là công nghệ này cho phép sản xuất điện “không khói”, không ô nhiễm môi trường”.

Đây là công trình pin mặt trời nối lưới có quy mô lớn nhất được lắp đặt tại trụ sở một cơ quan Nhà nước tại Việt Nam. Kết quả của dự án có ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng, đặc biệt trong các cơ quan công sở thông qua sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Kết quả ghi lại sau 1 năm vận hành hệ thống đã phát được gần 12 nghìn Kwh điện năng


Ngay sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng rất nhiều đoàn cán bộ năng lượng, môi trường và quản lý từ các cơ quan chính phủ và các công ty doanh nghiệp đã đến tham quan, học tập công nghệ sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. Sinh viên một số trường Đại học và Cao Đẳng trong nước cũng đã đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh và báo chí đã đăng tải nhiều chương trình, bài viết về sự thành công của dự án hợp tác trên. 

Sử dụng năng lượng tái tạo trong đó có công nghệ pin mặt trời nhằm giảm gánh nặng tiêu thụ năng lượng hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng là vấn đề đang được nhiều quốc gia khuyến khích phát triển. 10 năm trở lại đây, tỷ lệ lắp đặt các hệ thống pin mặt trời trên thế giới đã tăng rất nhanh với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ. Tại Việt Nam, việc tiếp cận với công nghệ pin mặt trời vẫn còn nhiều hạn chế do giá lắp đặt còn cao và nhận thức về dạng năng lượng tái tạo này chưa phổ biến. Trong bối cảnh đó, Dự án Trình diễn hệ thống pin mặt trời nối lưới tại Bộ Công Thương đã góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về các  nguồn năng lượng mới và tái tạo.

Điện năng lượng mặt trời phát triển tại thị trường Mỹ



Sau nhiều năm “đứng ngoài rìa” các nguồn năng lượng chủ lưu do chi phí đắt đỏ, cuối cùng năng lượng mặt trời cũng tìm được chỗ đứng và bắt đầu chặng đường chinh phục thị trường Mỹ.


Các công ty bất động sản đang lao vào cuộc đua lắp đặt các tấm panel mặt trời trên các tòa cao ốc chung cư và văn phòng. Các “trang trại” tấm năng lượng mặt trời rộng lớn cũng “mọc” lên ở gần các thành phố lớn và trong các sa mạc hoang vắng. Các kế hoạch tài chính sáng tạo cũng đang đưa năng lượng mặt trời ngày càng trở nên thực tiễn hơn bao giờ hết đối với các hộ gia đình.

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, diện tích lắp đặt năng lượng mặt trời tại Mỹ đã tăng gấp đôi và dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ như vậy trong năm nay. Năng lượng mặt trời là hình thái năng lượng được phát triển mạnh nhất so với bất kỳ loại hình năng lượng nào khác, bao gồm năng lượng nguyên tử, than đá, gió và khí đốt tự nhiên. Andrew Beebe, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời Suntech Power khẳng định: “Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu của một bước ngoặt lớn”.



Dù thị phần hiện tại của ngành kinh doanh năng lượng mặt trời vẫn còn khá nhỏ song triển vọng của nó là rất lớn. Trong một giờ, mặt trời cung cấp năng lượng sạch cho toàn hành tinh nhiều hơn lượng năng lượng mà con người sử trong một năm. Hơn nữa, ban ngày là khoảng thời gian năng lượng được sử dụng nhiều nhất và các tấm năng lượng mặt trời có thể được lắp đặt ở gần những nơi con người sử dụng nguồn điện, làm giảm thiểu hoặc loại bỏ các chi phí tải điện qua mạng lưới đường dây điện.

Tuy nhiên, chi phí cao vẫn là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển của năng lượng mặt trời. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng quốc gia Mỹ, sản xuất năng lượng mặt trời hiện vẫn đắt khoảng gấp ba lần so với sản xuất điện năng từ khí đốt thiên nhiên. Mặc dù vậy, các rào cản về tài chính đang nhanh chóng giảm bớt. Giá các tấm panel mặt trời đã giảm tới 2/3 kể từ năm 2008, khiến chúng trở nên “dễ chịu” hơn đối với các nhà đầu tư không chỉ đơn giản vì lợi ích tài chính mà còn vì những lợi ích về mặt môi trường. Các gia đình muốn sử dụng năng lượng mặt trời có thể được dùng miễn phí và trả tiền điện ít hơn.



Tháng 9 vừa qua, hai hãng năng lượng lớn nhất nước Mỹ là Exelon và NextEra Energy đã giành được mỗi hãng một hợp đồng phát triển trang trại năng lượng mặt trời lớn ở bang California. Một công ty năng lượng lớn khác, NRG Energy, cũng công bố kế hoạch hợp tác với Ngân hàng Bank of America và Công ty bất động sản Prologis đầu tư 1,4 tỉ USD để xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời trên nóc của 750 tòa nhà thương mại. Tính chung trên toàn nước Mỹ, khối lượng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đã tăng 102% trong giai đoạn từ 2009-2010 – mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.

Việc đưa năng lượng mặt trời trở thành một nguồn điện năng dồi dào vẫn cần được hỗ trợ về thuế cũng như từ các chính quyền bang và liên bang. Nguồn hỗ trợ chính từ chính quyền liên bang góp tới 30% chi phí lắp đặt mạng lưới năng lượng mặt trời cho khối dân cư, trong khi các khoản hỗ trợ từ chính quyền bang và các nguồn khác có thể giúp nâng mức đóng góp trên lên tới 75%.



Tuy nhiên, giá các tấm năng lượng mặt trời đang giảm nhanh tới mức các nhà cổ súy cho điện mặt trời bây giờ có thể “mạnh mồm” tuyên bố rằng năng lượng mặt trời hoàn toàn có thể cạnh tranh với năng lượng hóa thạch ngay cả khi các nguồn hỗ trợ từ chính phủ giảm đi 2/3 vào năm 2016. Chi phí giảm cũng giúp các công ty năng lượng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cần thiết để tăng tốc phát triển và từ đó có thể đưa loại năng lượng này trở nên phổ biến hơn, rẻ hơn đối với các hộ gia đình.

Giá các tấm panel mặt trời đã giảm đáng kể trong những năm qua, một phần do sản xuất được mở rộng, đặc biệt là tại châu Á. Trong sáu tháng qua, nhu cầu về các tấm panen này giảm mạnh tại Đức – thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới do trợ cấp cho lĩnh vực này co lại. Điều này tạo ra một sự “thừa mứa” các tấm panel mặt trời và càng làm giá giảm nhanh. Vào giữa tháng 9 vừa qua, giá các tấm panel đã hạ xuống còn 1,34 USD/watt so với 1,9 USD/watt vào đầu năm 2010. Trong năm 2008, mức giá này là 4 USD/watt.

Theo Hiệp hội Năng lượng công Mỹ, hiện nước này có các dự án phát triển năng lượng mặt trời có công suất khoảng 30.000 MW đang chờ được thông qua. Không phải tất cả các dự án này sẽ được xây dựng vì những rào cản về tài chính hoặc luật lệ. Song nếu chỉ có một nửa trong số này được thông qua thì khi ấy, số nhà máy điện mặt trời cũng sẽ gấp năm lần con số đã được lắp đặt cho đến nay.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Đánh giá ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Tiềm năng năng lượng mặt trời

Việt nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2. Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn ở các vùng phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân (Tô Quốc Trụ, 2010). Ở Việt nam, bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2 chiếm khoảng 2.000 – 5.000 giờ trên năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE (Tô Quốc Trụ, 2010; Trịnh Quang Dũng, 2010).

Năng lượng mặt trời ở Việt nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền trung và miền nam là khoảng 300 ngày/năm. Năng lượng mặt trời có thể được khai thác cho hai nhu cầu sử dụng: sản xuất điện và cung cấp nhiệt (Tô Quốc Trụ, 2010).

Ứng dụng năng lượng mặt trời

Có bốn dạng công nghệ năng lượng mặt trời hiện đang có mặt trên thị trường Việt nam. Đó là công nghệ năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình, quy mô thương mại sử dụng cho các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, quân đội và các trung tâm dịch vụ, cho làng mạc như đèn công cộng, âm thanh, tivi và trạm cho sạc pin.

Tại Việt Nam, các tấm pin quang điện (Photo-voltaic: PV) đều được nhập khẩu trong khi thành phần khác của hệ thống thì được sản xuất trong nước. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu các công ty thành viên có chức năng thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời cho nhu cầu sử dụng nội bộ.

Hình. Lịch sử phát triển điện mặt trời (PV) tại Việt Nam, giai đoạn 1989-2008.


Nguồn: Trinh Quang Dung, 2010


Ở Việt nam, các ứng dụng năng lượng mặt trời đã phát triển nhanh chóng kể từ những năm 90 (Trịnh Quang Dũng, 2010). Sự phát triển của điện mặt trời ở Việt nam trong 10 năm gần đây từ năm 1998 đến năm 2008 được thể hiện như trong trên. Các ứng dụng bao gồm điện mặt trời cho hộ gia đình và các trung tâm dịch vụ, hệ thống đun nước mặt trời, điện mặt trời PV, hệ thống đèn điện và sấy. Công nghệ lai ghép (Hybrid technology) của các nguồn năng lượng tái tạo, được đặt tên là Manicub, đã được ứng dụng trên các tàu thuỷ, xe cứu thương hay khu biệt thự sử dụng năng lượng mặt trời (Trịnh Quang Dũng, 2010).

Trong số các ứng dụng, công nghệ đun nước mặt trời được xem là có giá trị kinh tế, hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

Các dự án năng lượng mặt trời

Mặc dù nguồn năng lượng mặt trời ở Việt nam được công nhận là có tiềm năng lớn, nhưng các dự án điện mặt trời vẫn chưa được chú ý phát triển. Hầu hết các dự án điện mặt trời trên khắp cả nước chỉ ở quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào việc khai thác nhiệt năng từ năng lượng mặt trời. Chi phí đầu tư lớn là rào cản chủ yếu cho việc phát triển các dự án điện mặt trời ở Việt nam.

Việc đầu tư vào năng lượng mặt trời cho nghiên cứu và phát triển rất đáng kể. Những nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu PV chủ yếu từ các tổ chức quốc tế và cấp chính phủ. Tiêu biểu nhất là việc đầu tư vào phòng thí nghiệm bán dẫn của ĐH quốc gia Hồ Chí Minh (với US$ 5 triệu) và phòng thí nghiệm Nano của Khu công nghệ cao – Hồ Chí Minh (với US$ 11 triệu) (Trịnh Quang Dũng, 2010).

Việc nghiên cứu ứng dụng PV đã và đang diễn ra từ năm 1990 tới nay. Một vài ứng dụng mới đã thành công trong việc thiết kế và lắp đặt như công nghệ lai ghép các nguồn năng lượng tái tạo của Solarlab  (Madicub) được ứng dụng trong xe cứu thương, tàu thuỷ và khu biệt thự; điện mặt trời nối lưới SIPV cũng được lắp đặt bởi Solarlab. Nhờ có công nghệ tiên tiến và giá thành cạnh tranh, một vài công nghệ PV được sản xuất ở Việt nam đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước Châu Á như Campuchia và Băng La Đét (Trịnh Quang Dũng, 2010).[1]

Các tổ chức tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời bao gồm Phòng thí nghiệm SolarLab ở TP Hồ Chí Minh thuộc Viện Khoa học Việt nam, Viện năng lượng Việt Nam (thuộc Bộ Công thương) và Trung tâm năng lượng tái tạo của ĐH Bách khoa Hà nội.

Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác điện mặt trời giữa Bộ Ngoại giao Pháp, Điện lực Pháp và Liên minh Châu Âu, trạm năng lượng mặt trời hữu nghị giữa Việt nam và Pháp đã được thành lập tại TP Hồ Chí Minh. Trạm năng lượng mặt trời này thực hiện chương trình cung cấp điện cho các tỉnh như Gia Lai, Quảng Nam và Bình Phước (IEA, 2005). Ngoài ra, còn có một dự án trọng điểm SELCO, với sự hợp tác của Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam với trên 600 hệ thống đang trong quá trình hoạt động (Hội đồng kinh tế Úc cho Năng lượng bền vững , 2005).

Công suất của các tấm pin PV nằm trong dải từ 500 Wp đến 1500 Wp đã được lắp đặt ở các tỉnh thuộc miền nam cho các hộ gia đình, bệnh viện, trường học và làng xã (Hội đồng kinh tế Úc cho Năng lượng bền vững , 2005).

Việc sản xuất các tấm pin quang điện PV bắt đầu xuất hiện ở Việt nam từ giữa những năm 90. Các tấm pin mặt trời làm bằng tinh thể silic được sản xuất ở phòng thí nghiệm trong thời gian từ 1990-2000. Một quy trình khép kín cho việc sản xuất tấm pin mặt trời đã được xây dựng và tấm pin mặt trời đầu tiên được sản xuất ở Việt nam vào năm 2000. Chính phủ Việt nam hỗ trợ để chuyển giao công nghệ PV mới nhất vào Việt nam cũng như thu hút đầu tư từ nước ngoài về sản xuất trong nước hình thành ngành công nghiệp sản xuất tấm pin quang điện PV ở Việt nam (Trịnh Quang Dũng, 2010).

Hiện tại, các công ty tư nhân đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất pin quang điện PV. Trong số các công ty đó phải kể đến Nhà máy Mặt trời đỏ đặt tại TP Hồ Chí Minh, cung cấp vật liệu cho sản xuất pin mặt trời ở Bình Dương, Việt Vmicro JS ở TP. Hồ Chí Minh...

Đun nước nóng dùng năng lượng mặt trời là một công nghệ khá phát triển và có giá trị thương mại đã được áp dụng trên cả quy mô hộ gia đình cũng như quy mô công nghiệp. Các hộ gia đình và doanh nghiệp sẵn lòng đầu tư vào bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời vì có thể tiết kiệm hoá đơn tiền điện. Cho đến nay, công nghệ sản xuất thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời có thể dễ dàng huy động vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân.

Hiện nay, các bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời được sản xuất bởi hơn 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Trường ĐH Bách khoa Hà nội, Bách khoa Hồ Chí Minh và ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh cũng đang nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các hệ thống bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.

Để xúc tiến việc sử dụng hệ thống đun nước sử dụng năng lượng mặt trời, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, EVN đã thiết kế một chương trình về hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2009. Chương trình đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời sử dụng cho các hộ gia đình và lĩnh vực dịch vụ khác như các trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, trường học và các văn phòng chính phủ. Các hộ gia đình tham gia chương trình được nhận một khoản hỗ trợ đầu tư là một triệu đồng (tương đương khoảng US$ 50). Các công ty điện trên khắp  cả nước, các công ty thiết bị điện mặt trời và Văn phòng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng cũng tham gia vào chương trình này. Cho đến nay, EVN đã xây dựng thí điểm 900 hệ thống bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm PC2 (200), PC-HCM (300), Đồng Nai PC (200) và Đà Nẵng (200). Chương trình được tiếp tục với một kế hoạch để xây dựng thêm 1.000 hệ thống đun nước sử dụng năng lượng mặt trời bởi PC (200), PC3 (250), HCM PC (300), Đồng Nai PC (150) và MTV Đà Nẵng PC (100)).

Việc sử dụng năng lượng mặt trời cho đun nước cũng được khuyến khích cao trong quân đội. Vụ khoa học kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng đang trao đổi nghiên cứu và xúc tiến việc sử dụng năng lượng mặt trời trong quân đội. Cho đến nay, có khoảng 10 hệ thống đun nước sử dụng năng lượng mặt trời được lắp đặt trong các trường và cơ sở quân đội, đặc biệt đối với các đơn vị trên các vùng hải đảo. [1]

Tuy nhiên, việc ứng dụng đun nước sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt nam vẫn còn thấp. Chỉ có 60 hệ thống tập thể và khoảng trên 5.000 hệ thống hộ gia đình đã được lắp đặt. Khoảng 90% hệ thống đun nước sử dụng năng lượng mặt trời là được sử dụng ở các đô thị và 5% ở vùng nông thôn. Xấp xỉ 99% các hệ thống này là do hộ gia đình đầu tư và 1% thuộc về các cơ sở công cộng như bệnh viện, nhà trẻ mẫu giáo, bệnh viện, trường học, khách sạn và nhà hàng. Các hệ thống bình đun với diện tích các tấm pin mặt trời từ 10 đến 60 m2 có thể cung cấp hàng ngày từ 1 đến 5m3 nước nóng với nhiệt độ khoảng 50 oC đến 70oC. Hệ thống bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình với diện tích các tấm pin khoảng 1-2m2 thì có thể cung cấp khoảng 100 đến 300 lít nước nóng ở nhiệt độ từ 40 oC đến 70oC.[2]

Điện mặt trời ở Việt nam được ứng dụng ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa và hải đảo (Tô Quốc Trụ, 2010). Có khoảng 4.000 hộ gia đình hưởng lợi từ  hệ thống điện mặt trời quy mô gia đình (Solar Home Systems - SHSs) và 12.000 người trên khắp vùng miền cả nước đang nhận được điện từ hệ thống pin PV. Tổng công suất PV lắp đặt tại Việt Nam lên đến 4 MW vào năm 2010 (Trịnh Quang Dũng, 2010).

Có nhiều dự án điện mặt trời phát triển ở Việt nam từ năm 1990 đến 2008 bao gồm

1) Dự án điện khí hoá nông thôn Fondem France-Solarlab Vietnam, 1990- 2000

2) Chương trình RET ở Châu Á 1997-2005, tài trợ bởi Tổ chức Sida (Thuỵ Điển), 1997-2005

3) Dự án nối lưới và điện khí hoá nông thôn được thực hiện  bởi SolarLab với sự công tác của Bộ Khoa học Công nghệ Việt nam (MOST)  và Atersa của Tây Ban Nha, 2006-2009

4) Dự án điện mặt trời với công suất 100 kWp (tài trợ bởi Nedo - Japan) ở Gia Lai

5) Dự án điện mặt trời với công suất 154 kWp ở khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội

Nguồn: Trịnh Quang Dũng (2010) và các tác giả khác

Đầu tư [2] trong lĩnh vực năng lượng mặt trời được xem là mang lại lợi nhuận trong công nghệ đun nước sử dụng nhiệt mặt trời, đặc biệt khi các thiết bị có thể sản xuất được trong nước. Điện mặt trời nối lưới quốc gia mang lại ít lợi nhuận hơn  vì giá thành sản phẩm cao hơn so với các dạng năng lượng khác. Đối với quy mô hộ gia đình, điện mặt trời là không kinh tế bởi vì giá thành phẩm đắt mà lượng điện sản xuất lại ít và không ổn định.

Thị trường cho hệ thống bình đun nước sử dụng năng lượng mặt trời với quy mô hộ gia đình cũng như quy mô công nghiệp là rất lớn. Vì công nghệ này có giá trị thương mại nên nó có thể được sử dụng để thay thế một phần  cho hệ thống đun nước bằng điện ở các toà nhà và công sởhiện được ước tính tiêu thụ khoảng 3,6 tỷ kWh mỗi năm.

Đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời sẽ gia tăng một cách mạnh mẽ. Chính phủ Việt nam đã chấp thuận sử dụng vốn ODA từ Chính phủ Nhật để xây dựng một nhà máy điện mặt trời nối lưới có công suất 3-5 MWp từ 2009-2012 (Trinh Quang Dũng, 2010). Chính phủ cũng đã phê duyệt vốn đầu tư nhà máy điện mặt trời ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, của First Solar, một tập đoàn năng lượng điện mặt trời của Mỹ. [3]