Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
Các quốc gia Vùng Vịnh ưu tiên phát triển điện năng lượng mặt trời
Qatar, Ả Rập Xê Út và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE đã công bố các dự án trị giá nhiều tỉ USD đầy tham vọng nhằm khai thác sức mạnh của ánh sáng mặt trời đầy tham vọng ở đây. Các quốc gia trong khu vực đã khẳng định rằng năng lượng sạch và phát triển bền vững là chìa khóa để đảm bảo sự cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Mục tiêu năm 2020 của thành phố Abu Dhabi là 7% năng lượng được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Dubai đặt mục tiêu 5% vào năm 2030. Dubai cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy điện năng lượng mặt trời 1.000 megawatt.
Tại Ả Rập Xê Út, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, thành phố King Abdullahđã công bố kế hoạch đạt sản lượng quang năng 41 gigawatts trong 2 thập kỉ tới.
Qatar, một trong những nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất toàn cầu, đã công bố kế hoạch xây dựng sân vận động điều hòa không khí hoạt động bằng năng lượng mặt trời để đăng cai tổ chức World Cup 2020.
Niềm tự hào trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của UAE là dự án Thành phố Masdar. Masdar được xây dựng để có lượng xả thải carbon thấp nhất với xe điện, đèn đường, máy điều hòa không khí trong tương lai đều hoạt động nhờ nhà máy điện mặt trời công suất 10-megawatt.
Thành phố này hiện đang trong giai đoạn phát triển ban đầu với chỉ vài tòa nhà và là nơi đặt viện nghiên cứu năng lượng sạch Masdar. Các tòa nhà ở đây được thiết kế để cho ánh sáng mặt trời vào mà vẫn ngăn cản nhiệt. Nhiệt độ giữa các lối đi bộ mát hơn khoảng 10 – 15 độ C so với thành phố Abu Dhabi chỉ ở cách đó vài km.
Ông Bader Lamki, Giám đốc năng lượng sạch của Masdar nói rằng các quy chuẩn xây dựng mới tại Abu Dhabi và Dubai đều yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, và chính phủ tại cả 2 vùng này đều đang áp đặt kiểm toán năng lượng tại các tòa nhà hiện đang hoạt động.
Masdar cũng sắp hoàn thành một trong những nhà máy quang năng tập trung lớn nhất thế giới Shams 1 rộng 2,5 km2 tại sa mạc phía Nam Abu Dhabi cuối năm 2012. Nhà máy là liên doanh giữa hãng Abengoa Solar (Đức) và French Solar (Pháp), có công suất 100 megawatss. Theo ông Lamki, Giám đốc năng lượng sạch của Masdar, với nhà máy này, Masdar sẽ giảm được khoảng 175.000 tấn carbon phát thải mỗi năm, tương đương với việc “trồng 1,5 triệu cây xanh hoặc dừng hoạt động 15.000 ô tô”
Ông Adnan Ameen, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (Irena) cho biết tập trung vào năng lượng tái tạo cũng có thể mang lại ý nghĩa về kinh tế cho các quốc gia vùng Vịnh.
Khi nhu cầu năng lượng tại khu vực tăng lên nhanh chóng, “trợ cấp tiêu thụ dầu mở đắt hơn nhiều so với đầu tư vào năng lượng tái tạo”.
Sáu quốc gia sản xuất hydrocarbon của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh vẫn còn đang tụt hậu sau thế giới khá xa về vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon bình quân đầu người và sử dụng năng lượng sạch để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy xu hướng đang thay đổi khi vùng Vịnh nhận thức được những lợi ích của năng lượng tái tạo, đặc biệt là mặt trời.
Theo ông Amin, khu vực này là có khả năng để trở thành "một trong những nơi phát triển nhanh nhất về đầu tư năng lượng tái tạo trong những năm tới".
UAE hiện đang "tự thấy mình sẽ là một nền kinh tế năng lượng trong tương lai chứ không chỉ đơn giản là nền kinh tế dầu mỏ. Họ đang đầu tư mạnh mẽ trên toàn thế giới và tiến tới năng lượng tái tạo”.
Đánh giá về khối các quốc gia vùng Vinh, ông Sven Teske, Giám đốc năng lượng sạch tại Greenpeace International cho rằng họ là “gã khổng lồ ngủ quên" của lĩnh vực năng lượng tái tạo,"một thị trường khổng lồ, một trung tâm lớn quang năng và phong năng”.
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Hãy phá triển năng lượng tái tạo, lùi thời gian làm điện hạt nhân
Đâu còn lý do để phải làm điện hạt nhân?
PV:- Mới đây, GS có nêu ý kiến rằng, dự báo thiếu điện mà Bộ Công thương trình Quốc hội tháng 11/2009 để luận cứ cho dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận là không đúng. Liệu ông có thể nói rõ hơn?
GS Phạm Duy Hiển:- Theo tờ trình lên Quốc Hội của Bộ Công thương tháng 11/2009 thì vào năm 2020 chúng ta cần 420 tỷ kWh và sau khi đã khai thác hết các nguồn cổ điển như than, dầu, khí và thủy điện, chúng ta sẽ thiếu 115 tỷ kWh, một sản lượng điện rất lớn, tương đương với khả năng cung ứng của toàn bộ hệ thống hiện nay.
Dự báo này dựa trên hai giả thiết cơ bản: GDP tăng trưởng bình quân 8,5%/năm trong giai đoạn 2008-2020, và điện năng tăng với tốc độ gấp đôi GDP, khoảng 15%/năm (hệ số đàn hồi điện/GDP bằng 2) trong nhiều năm liền. Thực tế cho thấy cả hai giả thiết này đều duy ý chí, từ đó dẫn đến những dự báo điện năng rất cao, càng gần đến mốc 2020 dự báo càng khác xa sự thực.
Trong bốn năm qua GDP chỉ tăng bình quân 6%/năm. Năm nay có thể còn thấp hơn và rất khó tin rằng từ nay đến 2020 GDP sẽ tăng bình quân cao hơn 7%/năm. Nền kinh tế đang tái cấu trúc, chúng ta không thể tiếp tục mãi mô hình tăng trưởng bằng mọi giá dựa vào thâm dụng vốn, năng lượng và tài nguyên như bấy lâu nay.
ADB dự báo GDP của Việt Nam trong 2 năm tới sẽ ở mức 6% hoặc thấp hơn
Còn về hệ số đàn hồi điện/GDP, trước đây thường lớn hơn 2, gần đây bắt đầu hạ xuống còn 1,8 năm 2010 và 1,6 năm 2011. Hệ số đàn hồi cao như thế trong nhiều năm liền có nghĩa là Việt Nam lãng phí điện nhất thế giới. Cho nên mới đây Hội nghị TW 4 khóa XI đã ra nghị quyết nêu rõ: “Thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, phấn đấu giảm hệ số đàn hồi điện/GDP còn 1,0 vào năm 2020”.
Năm 2011 tổng sản lượng điện của Việt Nam là 109 tỷ kWh, hệ số đàn hồi bằng 1,6. Nếu thực hiện đúng nghị quyết TW 4 để đến năm 2020 hệ số đàn hồi chỉ còn bằng 1 thì nhu cầu điện năng lúc ấy sẽ không vượt quá 240 tỷ kWh, thấp hơn dự báo của Bộ Công thương trình lên Quốc Hội đến 160 tỷ kWh (xem bảng). Vậy đâu còn lý do để phải làm ĐHN?
Ghi chú:
- Lượng điện dự báo thiếu hụt năm 2020 là 12.7 TWh = 4,9TWh (Điện hạt nhân) + 7.8TWh (Điện nhập khẩu) được trích từ nguồn: Trang 25, Chương 7-Chương trình phát triển nguồn điện, Quy hoạc điện VII.
- Các số liệu khác lấy theo bảng đã đăng trên PN Today
PV:- Khi những lý do thiếu điện nghiêm trọng sau năm 2020 như Bộ Công Thương dự báo đã không còn đứng vững, câu trả lời cho vấn đề điện hạt nhân đã quá rõ, thưa GS?
GS Phạm Duy Hiển:- Giờ đây khoảng cách giữa dự báo và thực tế ngày càng lớn khiến chúng ta không thể tiếp tục theo đuổi một mục tiêu phiêu lưu mà rồi đây sẽ để lại những gánh nặng quá lớn cho đất nước. Chỉ còn cách phải hoãn lại lại kế hoạch xây dựng cả hai nhà máy ĐHN của Nga và Nhật cho đến khi nào các điều kiện tối thiểu để làm ĐHN đủ chín muồi, nhất là các yếu tố nhân lực, hạ tầng pháp lý và văn hóa an toàn trong công nghiệp mà hiện nay tất thảy đều quá yếu kém. Chỉ cần chứng kiến những gì đã xảy ra ở Fukushima rồi đối chiếu với tình trạng giao thông hỗn loạn khiến ngày nào cũng có hơn 30 ca tử vong, từng ấy đã quá đủ để những người có trách nhiệm phải nhận ra rằng dự án ĐHN cần phải dừng lại khi chưa quá muộn.
Nhà máy điện hạt nhân. Ảnh minh họa: Neftriplecrungch.
Nên lùi ít nhất 10 năm nữa
PV:- Phát biểu trên báo chí, Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân luôn bày tỏ sự lo lắng về nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân: “Cần có những chuyên gia giỏi và bảo đảm an toàn hạt nhân, nếu không tiến độ đề ra có thể bị dời lại một hai năm” (Báo VnExpres tháng 4/2012) hay “Tôi lo lắng về nguồn nhân lực cho điện hạt nhân” (trả lời trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ tháng 5/2012). Theo GS, việc đào tạo nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam hiện nay thế nào?
GS Phạm Duy Hiển:- Bắt đầu vào cuộc trong ngành hạt nhân từ hơn 40 năm trước, mấy năm gần đây tôi thấy nhân lực của ngành sa sút nghiêm trọng do chúng ta thiếu hẳn một chính sách xây dựng đội ngũ, nhất là chuyên gia. Nhiều người nói rất hăng về ĐHN, nhưng khi cần triển khai một nhiệm vụ khoa học công nghệ cụ thể, thậm chí khá đơn giản, thì nhìn quanh quất không thấy mấy ai đủ tầm. Trước đây các nhà lãnh đạo từ cấp Bộ trở lên chưa nhận ra sự thực này, gần đây khi bắt đầu triển khai công việc lỗ hổng lớn này mới lộ rõ.
Cho nên ngoài việc nhờ Nga và Nhật đào tạo, Nhà nước cũng đã có chương trình đào tạo cán bộ trong nước, nhưng có thể nói rằng mọi việc không dễ dàng như nhiều người nhầm tưởng. Tôi đã đến thăm trường đào tạo của Nga, nơi có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Tôi thấy điều kiện đào tạo ở đó rất tốt. Vấn đề là Việt Nam hiện chỉ mới có khoảng 70 em học ở đấy, một nửa học lớp dự bị và tiếng Nga, nửa còn lại mới học năm thứ nhất. Đến bao giờ họ mới trở thành chủ nhân công thực sự cho các nhà máy ĐHN sẽ xây dựng từ năm 2014?
Để vận hành một lò phản ứng như của Nga, phải cần ít nhất là 300 hoặc 400 người, trong đó phải có những người đứng đầu biết xử lý mọi tình huống, tức phải là những người có kinh nghiệm. Trước đó lại cần rất nhiều chuyên gia biết thẩm định dự án và giám sát thi công. Rồi phải có nhiều người có kinh nghiệm khác ở các cơ quan pháp quy độc lập với nhà máy. Họ phải làm trong nghề ít nhất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Hiện Việt Nam chưa có những người như vậy.
Về chuyện đào tạo trong nước, tuy Chính phủ đã chuẩn chi 3 ngàn tỷ đồng cho dự án này nhưng ai sẽ làm thầy? Trong thế hệ “trẻ” hiện nay chưa ai từng kinh qua những trường đào tạo về hạt nhân nghiêm chỉnh, những chuyến xuất ngoại vài ba tuần lễ chỉ đủ để cưỡi ngựa xem hoa. Vậy làm sao họ có thể đào tạo các chuyên gia ĐHN? Mà trong chương trình lại thấy đào tạo cả thạc sỹ, tiến sỹ nữa? Liệu trong nhà máy ĐHN sau này có chỗ ngồi nào cho các vị cân đai áo mão này?
PV:- Vậy khi nào Việt Nam đủ điều kiện tối thiểu đề bắt tay vào làm điện hạt nhân, lùi độ một vài năm hay lâu hơn?
GS Phạm Duy Hiển:- Bây giờ còn một khó khăn nữa là ĐHN rất đắt mà Việt Nam lại không có tiền, phải đi vay nước ngoài. Một lò phản ứng hạt nhân công suất 1000 MW trước đây dự trù khoảng 3 tỷ đôla, nhưng gần đây Mỹ đã phải chi đến 8 tỷ để xây một lò. Đầu tư cho ĐHN tăng lên ngất ngưởng sau Fukushima vì chúng ta phải mua những dự phòng an toàn rất lớn. Thời gian xây dựng lại thường kéo dài, ở Phần Lan chậm tiến độ đến những 5 năm, đội giá đến hai lần, do luôn xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và bên cung cấp công nghệ (AREVA của Pháp).
Hiện Nga đã cam kết cho vay đối với nhà máy đầu tiên, còn Nhật thì chưa có cam kết với nhà máy thứ hai. Vì thế, có lẽ trước hết phải đàm phán với Nhật để hoãn lại nhà máy thứ hai. Với Nga, cũng chưa thể khởi công vào năm 2014 được. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã nói có thể phải lùi lại dự án ĐHN lại vài năm. Theo tôi, nói như vậy là còn dè dặt, trên thực tế có lẽ phải lùi lại ít nhất 10 năm nữa! Lúc ấy hẵng hay.
Hãy phát triển năng lượng tái tạo
PV:- Nhưng về lâu dài có phương án nào để giải quyết bài toán thiếu điện?
GS Phạm Duy Hiển:- Thực hiện Nghị Quyết TW 4 không dễ, cần phải có tư duy mới và hành động quyết liệt. Trước hết, chúng ta phải biết cách sử dụng điện hiệu quả như các nước quanh ta. Tư duy lâu nay là điện đi trước một bước, ai cần điện đều phải được cung cấp, thậm chí họ xài điện, xài xi măng, sắt thép (cũng là điện) để xây dựng công trình, rồi bỏ công trình hoang phế cũng chẳng sao, bởi tiền điện đã chui vào két của EVN. Phải từ bỏ mọi chính sách khuyến khích xài điện, như thưởng cho EVN nếu thu được nhiều tiền điện hơn định mức (theo như giải trình của Bộ trưởng Tài chính trước Quốc Hội).
Cần xác định đúng thủ phạm gây lãng phí điện năng và có biện pháp xử lý. Hai năm gần đây kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến cho tiêu thụ điện giảm hẳn, hệ số đàn hồi điện/GDP giảm xuống còn 1,8 (2010) và 1,6 (2011). Điều này chứng tỏ thủ phạm chính gây lãng phí điện năng nằm trong khối sản xuất, xây dựng, chứ không phải trong khối hộ gia đình.
Tại sao lại phải bù chéo giá điện cho xuất khẩu xi măng và thép đến hơn 2500 tỷ đồng năm 2010, trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài ? (theo lời Bộ trưởng Tài chính báo cáo trước Quốc Hội). Tại sao trong cùng một đất nước mà điện năng ở TP Hồ Chí Minh chỉ tăng 7%/ năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, trong khi Hà Nội lại tăng đến 17%/năm, Quảng Ninh 21%? Phải áp tiêu chí tiêu thụ điện năng vào trách nhiệm của lãnh đạo các tỉnh và công khai hóa cho mọi người đều biết. Tiêu thụ điện năng phải được xem như tiêu chí ưu tiên khi xét duyệt các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Những công nghệ lạc hậu tiêu tốn điện năng phải tìm cách loại bỏ dần v.v… Ai vi phạm trong khâu xét duyệt dự án sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Những biện pháp này cần được đưa vào Luật Điện Lực Sửa Đổi sắp được Quốc Hội xem xét.
PV:- Trong cuộc trả lời trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã bày tỏ: “Hy vọng trong tương lai, chúng ta có công nghệ khác, nguồn năng lượng khác thì không phải tiếp tục phát triển điện hạt nhân”. Liệu GS có thể nói thêm về những loại năng lượng khác mà chúng ta có thể làm chủ hiện nay?
GS Phạm Duy Hiển:- Đúng vậy, chúng ta sẽ phát triển năng lượng tái tạo, một thứ của trời cho, lại rất thân thiện với con người và môi trường. Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km, lại chịu tác động trực tiếp quanh năm của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, đông bắc về mùa đông và tây nam về mùa hè, nên có tiềm năng gió lớn nhất khu vực, ước tính vượt quá nhiều lần nhu cầu điện năng năm 2020. Những tua bin gió đầu tiên đã đi vào hoạt động, giá thành điện còn cao, nhưng sẽ giảm dần và chắc sẽ không cao hơn ĐHN vào năm 2020. Tiềm năng về năng lượng mặt trời thì khỏi nói. Vấn đề giờ đây là phải quyết tâm xem năng lượng tái tạo thực sự là hướng đi bền vững, không phải chỉ hô hào, tuyên truyền suông, mà nhà nước phải có quyết sách và lộ trình như nhiều nước khác.
Hồng Hạnh (PN Today)
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
Nước Đức lập kỷ lục thế giới với 2GWh điện mặt trời
Chính phủ Đức đã quyết định từ bỏ điện hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm ngoái, đóng cửa 8 nhà máy ngay lập tức và đóng toàn bộ 9 nhà máy còn lại vào năm 2022.
Chính sách hỗ trợ bắt buộc do Chính phủ Đức quy định với năng lượng tái tạo đã giúp Đức trở thành nước đi đầu thế giới trong lĩnh vực này, cung cấp 20% lượng điện năng từ tất cả các nguồn năng lượng tái tạo mỗi năm.
Công suất điện mặt trời lắp đặt ở Đức đã gần bằng tổng công suất các nước còn lại trên thế giới, và đáp ứng 4% nhu cầu điện năng của cả nước hàng năm. Nước này đặt mục tiêu cắt giảm 40% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 so với mức phát thải năm 1990.
Một số nhà phê bình nói rằng năng lượng tái tạo không đủ tin cậy, cũng không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu cho các quốc gia công nghiệp lớn. Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức mong muốn chứng minh rằng điều đó thực sự có thể thực hiện được.
Công suất đỉnh từ điện mặt trời ở Đức ngày 25.05.2012. Ảnh: Cleantechnica
Con số công suất đỉnh 22,15GW, đồng nghĩa với chỉ riêng ngày thứ Sáu, tổng lượng điện từ 1 triệu hệ thống điện mặt trời ở Đức đã cung cấp 189,24GWh điện, bằng 14% tổng nhu cầu điện của quốc gia này trong ngày hôm đó. Trong 2 tuần cuối tháng 5, công suất điện mặt trời ở Đức khá ổn định. Công suất đỉnh thấp nhất là 8GW, trong khi công suất đỉnh trung bình đạt 16GW. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, năng lượng mặt trời cung cấp lên lưới 780GWh, trong khi đó vào 1 tuần lễ cuối tháng 5, lượng điện năng đạt mức kỷ lục 1,1TWh. (Lưu ý rằng sản lượng điện của Việt Nam cả năm 2011 mới chỉ ở mức 106TWh).
Các ưu đãi thông qua chính sách giá được nhà nước uỷ quyền là biểu giá “Feed-in-tariff” (FIT) không phải không có tranh cãi, tuy nhiên. FIT là huyết mạch cho ngành công nghiệp cho đến khi giá quang điện giảm tới mức ngang bằng với các loại điện truyền thống.
Các công ty cung cấp điện và các nhóm khách hàng đã kêu ca rằng biểu giá FIT cho điện mặt trời làm tăng 2cent EUR/kWh trong biểu giá điện thông thường ở Đức, một mức giá vốn đã thuộc hàng cao nhất trên thế giới (khách hàng trả 23 cent EUR/kWh).
Theo một báo cáo năm 2012 của Bộ Môi trường Đức, người tiêu dùng Đức trả thêm khoảng 4 tỷ EUR (5 tỷ USD) mỗi năm trong các hóa đơn tiền điện, để trợ giá cho điện mặt trời.
Các nhà phê bình cũng phàn nàn mức độ ngày càng tăng của năng lượng mặt trời làm cho lưới điện quốc gia kém ổn định hơn do những biến động về sản lượng.
Chính phủ trung hữu của Thủ tướng Merkel đã cố gắng để cải thiện tốc độ cắt giảm biểu giá FIT, mức giá này giảm từ 15% đến 30% mỗi năm, và giảm tới gần 40% trong năm nay xuống dưới mức 20 cent cho mỗi kWh. Nhưng cơ quan cấp cao của quốc hội Đức, Thượng nghị viên, đã quyết định giữ nguyên ở mức này, không giảm nữa.
Chính sách hỗ trợ NLTT qua biểu giá FIT là huyết mạch cho sự phát triển các hệ thống Điện mặt trời nối lưới ở Đức. Ảnh: Shutterstock
Hai dấu hiệu của sự phát triển năng lượng tái tạo
Sự kiện này là minh chứng cho sự phát triển của năng lượng tái tạo, thể hiện ở 2 góc độ:
Thứ nhất, sự thật là hệ thống năng lượng tái tạo đã đánh bại hệ thống năng lượng truyền thống (hóa thạch, hạt nhân) về mặt giá cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này, bởi lẽ những “benchmark” mà người ta đưa ra trên các phương tiện truyền thông đều chưa khách quan, và có dụng ý chống lại năng lượng tái tạo. Cách mà những “chuyên gia” này làm là đem một công nghệ năng lượng tái tạo nào đó, đặt vào vị trí các nhà máy điện truyền thống (than, dầu, khí, hạt nhân), và đưa ra kết luận rằng năng lượng tái tạo là không kinh tế (với đơn vị vận hành nhà máy điện). Có 2 kiểu “chuyên gia” này. Một là những chuyên gia đáng kính, nhưng nhìn sự việc dưới lăng kính “lạc hậu”. Hai là những chuyên gia có mối quan hệ mật thiết với ngành năng lượng truyền thống (hóa thạch, hạt nhân), vốn dĩ đã không ưa gì năng lượng tái tạo, vì họ coi đó như những đối thủ cạnh tranh.
Những người có con mắt khách quan hơn, không có ràng buộc gì tới những ngành năng lượng truyền thống, đều dễ dàng nhận ra rằng, “benchmark” của năng lượng tái tạo hoàn toàn khác. Nó dựa trên sự phân tán các nguồn phát, dựa trên sự kết hợp của nhiều nguồn năng lượng khác nhau, để đáp ứng 100% nhu cầu năng lượng của quốc gia.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, cũng chính là những gì đang diễn ra với lĩnh vực dự trữ năng lượng. Trên thế giới, các công ty và các tập đoàn hàng đầu đang đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và xây dựng nhà máy. Một cuộc đua thực sự đang diễn ra giữa các tập đoàn điện tử và hóa chất, hay các hãng xe hơi, nhằm giành lấy thị trường nhiều tỷ đô la trong tương lai gần. Hiện tại, dự trữ năng lượng tập trung nhiều vào xe ô-tô điện, nhằm cách mạng hóa ngành giao thông trong vài thập kỷ tới. Không có gì phải nghi ngờ, sự phát triển của ngành này sẽ cung cấp cho các hộ gia đình, các công ty điện lực địa phương những giải pháp dự trữ năng lượng với giá thành ngày càng hạ. Như ở Nhật Bản, mô hình “nhà thông minh” đã bắt đầu được đưa ra thị trường và đang được phổ biến trên tivi hàng ngày.
Thời kỳ của mô hình điện độc lập, phân tán
Khi xem xét sự phát triển của 2 công nghệ: điện mặt trời và hệ thống dự trữ năng lượng, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian để sự kết hợp 2 công nghệ này (dưới mô hình điện độc lập) trở nên khả thi và kinh tế.
Ngày nay, ở Đức, có tới 6,4 triệu thùng dầu được dự trữ ở các gia đình và tòa nhà, nhằm mục đích cung cấp nhiệt. Lắp đặt hệ thống đó cũng tốn vài ngàn Euros. Những nhà sản xuất điện độc lập hoàn toàn có thể làm tương tự với các hệ thống dự trữ điện, một khi chúng trở nên kinh tế hơn.
Xu thế phát triển các hệ thống điện mặt trời độc lập, đi kèm với ắc quy dự trữ năng lượng. Ảnh: Shutterstock
6 triệu hệ thống dự trữ năng lượng tại gia sẽ làm thay đổi hệ thống năng lượng như thế nào? Với 6 triệu hệ thống, mỗi hệ thống phân tán có công suất điện 10kW và 25kWh dự trữ, có nghĩa là tổng công suất phát của cả nước sẽ lên tới 60GW, và 150GWh dự trữ. Lượng điện năng này đã đủ đáp ứng 10% nhu cầu điện hàng ngày của cả nước Đức, và thừa khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng vào ban đêm của tất cả các hộ gia đình ở nước này.
Một hệ thống điện 10kW, với 25kWh ắc quy dự trữ không phải điều gì xa xôi. Nó chỉ tương tự như một hệ thống cung cấp năng lượng cho chiếc xe điện Nissan Leaf mà thôi. Một khi các nhà máy ở Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đi vào sản xuất đại trà năm 2013, thì số lượng sản xuất các ắc quy này sẽ lên tới hàng trăm ngàn chiếc.
Tuy giá có 1 hệ thống ắc quy như vậy còn cao ở thời điểm này, nhưng nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô, sự sáng tạo, và tối ưu hóa, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống trong vài năm tới. Hoàn toàn giống như sự giảm giá tế bào quang điện trong vòng 7 năm trở lại đây. Giá pin quang điện ngày nay đã giảm 70-80% so với năm 2007, xuống mức dưới 2EUR/Wp ở Đức.
Tổng hợp từ: Reuters /Cleantechnica /Inhabitat
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
Mời tham gia dự án 1000 mái nhà điện mặt trời tại Sài Gòn
Những hộ gia đình tại Việt Nam được hưởng mức phí khoảng 5-6 cent/kwh điện, 24 giờ mỗi ngày. Con số này tăng dần phù hợp với mức độ tiêu thụ điện của họ.
Cước phí điện dành cho hộ gia đình (01/03/2011)
STT | Điện năng tiêu thụ | Cước phí |
1 | 0 - 50 (chỉ dành cho hộ gia đình nghèo và thu nhập thấp) | 993 |
2 | 0 - 100 (dành cho những hộ gia đình khác) | 1,242 |
3 | 101 - 150 | 1,304 |
4 | 151 – 200 | 1,651 |
5 | 201 - 300 | 1,788 |
6 | 301 – 400 | 1,912 |
7 | > 401 | 1,962 |
Kể cả khi cước phí trên một Watt của tấm pin Năng Lượng Mặt Trời đã hạ thấp đáng kể vào năm 2012 cũng sẽ hầu như không thể xây dựng một khu vực rộng lớn để sản xuất Năng Lượng Mặt Trời cung cấp cho các hộ gia đình với các mức thuế trên, bởi vì:
- Thiếu tiêu chuẩn trong việc thỏa thuận mua bán điện. Giá bán buôn được quyết định bởi Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam EVN chắc chắn phải mang lại lợi ích cho họ. Vì vậy giá điện Năng Lượng Mặt Trời bán lại cho EVN sẽ phải thấp hơn so với mức giá bán lẻ thấp nhất của họ.
- Một khung pháp lý khắc nghiệt và không minh bạch với nhiểu thủ tục phê duyệt và hồ sơ bổ sung chi phí xây dựng.
- Sẽ rất khó để tìm kiếm và phân bổ những địa điểm xây dựng Trạm phát điện Năng Lượng Mặt Trời thích hợp.
- Những khảo sát về môi trường đắt tiền và tốn thời gian.
- Những khảo sát tính khả thi của dự án thường lâu và đắt tiền.
- Quy hoạch đất, tái định cư tốn kém, khó khăn và làm rối loạn đời sống của người dân địa phương.
- Việc thuê những chuyên gia tư vấn Quốc tế rất tốn kém.
- Những người triển khai không có vốn cơ sở để tài trợ cho một dự án lớn.
- Các ngân hàng không muốn cho vay 10 triệu cho một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nhỏ.
Mục tiêu và phân bổ tiếp cận sản xuất năng lượng mặt trời.
Những người ủng hộ dự án Năng Lượng Mặt Trời cần phải hiểu rõ giới hạn và sự kinh tế của việc cung cấp Năng Lượng Mặt Trời cho người tiêu dùng và có thể làm việc trong những giới hạn này.
- Giới hạn đầu tiên và quan trọng nhất của việc thiết lập tiêu chuẩn quang điện là Năng Lượng Mặt Trời chỉ được tạo ra khi có ánh sáng Mặt Trời, nghĩa là khoảng từ 8:00 đến 17:00 mỗi ngày.
- Giới hạn quan trọng thứ hai của việc thiết lập tiêu chuẩn quang điện là việc xem xét năng lượng được sản xuất bằng phương pháp này có thể không chỉ dựa vào một nguồn duy nhất vì sản lượng điện thay đổi đáng kể theo điều kiện điều kiện thời tiết.
- Giới hạn quan trọng thứ ba là Năng Lượng Mặt Trời dùng để cung cấp hiện nay tốn kém hơn so với năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Do đó những nhà sản xuất điện Năng Lượng Mặt Trời nhỏ không nên đấu tranh trực tiếp trong cuộc chiến kinh doanh với nguồn phát điện nhiên liệu hóa thạch lớn khi giá thị trường là 2-3 cent/kwh.
- Chi phí mua và lắp đặt một hệ thống phát quang điện Năng Lượng Mặt Trời đã giảm đáng kể. Một máy phát quang điện Năng Lượng Mặt Trời nối lưới không cần pin chi phí khoảng 1,20 USD/watt. Dự kiến rằng mức giá thấp này vẫn sẽ tiếp tục giảm trong năm 2012-2013 đến ít hơn 1,00 USD/watt.
Khách hàng mục tiêu của chúng tôi
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng biểu giá điện thấp giống như các hộ gia đình tại Việt Nam. Hơn nữa vào ban ngày - biểu giá giờ cao điểm, cao hơn đáng kể so với ban đêm - biểu giá giờ thấp điểm.
Biểu giá điện dành cho Doanh Nghiệp vừa và nhỏ – Tháng 5 năm 2012 | |
Giờ bình thường – Ban ngày | 1,965 VND – 9.8 cents/kwh +VAT = 10.78 cents/kwh |
Giờ thấp điểm – Hầu hết ban đêm | 1,205 VND – 6.0 cents/kwh +VAT = 6.6 cents /kwh |
Giờ cao điểm – 9:30 đến 11:30 am & 17:00 đến 20:00 | 3,369 VND – 16.8 cents/kwh +VAT = 18.4 cents/kwh |
Những mức thuế cao hơn này, đặc biệt là mức thuế vào ban ngày khiến việc tạo ra năng lượng từ Mặt Trời giúp tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho nguồn điện. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh hầu hết vào ban ngày và là những khách hàng lớn sử dụng điện trong suốt khoảng thời gian này.
Giải pháp phân bổ
Phân bổ từng mái nhà Năng Lượng Mặt Trời mang lại nhiều kết quả tích cực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền kinh tế và công nghiệp của Việt Nam, dân số nói chung và Tổng Công Ty Điện Lực EVN.
Như là:
1. Cả hai mạng lưới điện phân phối quốc gia và những mạng lưới điện địa phương đã hoặc gần đạt tới sức chứa cao nhất.
2. Cả hai mạng lưới điện phân phối quốc gia và những mạng lưới điện địa phương cần phải được bảo trì và nâng cấp đáng kể nếu họ muốn giảm bớt tổn thất điện năng từ việc truyền tải.
- Mái nhà Điện Năng Lượng Mặt Trời không cần sử dụng lưới điện, do đó không thêm gánh nặng tải điện mới trong cả lưới điện quốc gia và địa phương. Trong thực tế mái nhà Điện Năng Lượng Mặt Trời sẽ loại bỏ đáng kể sức nặng tải điện ra khỏi mạng lưới phân phối hiện nay, trong suốt giờ cao điểm và giờ bình thường (ban ngày). Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bắt đầu tạo ra nguồn điện theo nhu cầu của chính mình.
1. Hiện nay Việt Nam sản xuất đủ lượng điện để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong suốt buổi tối, nhưng lại thiếu hụt trầm trọng năng suất vào ban ngày, thời điểm đòi hỏi lượng điện lớn cung cấp cho người tiêu dùng.
- Mái nhà Điện Năng Lượng Mặt Trời sẽ sản xuất một số lượng năng lượng mới đáng kể vào ban ngày, do đó sẽ giảm tải trên lưới điện vào thời điểm này. Hiện nay, việc cúp điện định kỳ tại mỗi khu vực trong thành phố Hồ Chí Minh nên giảm bớt. Việc này sẽ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số nói chung.
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần phải giảm chi phí. Chi phí điện ngày càng tăng đang trở thành một trong những chi phí lớn nhất cho hoạt động của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với tốc độ tăng thuế điện hiện nay, chi phí điện vào ban ngày sẽ tăng gấp đôi trong vòng bảy năm tới.
- Mái nhà Điện Năng Lượng Mặt Trời sản xuất 50% nhu cầu điện của các doanh nghiệp vào ban ngày chỉ với biểu giá giờ bình thường là 1,965 đồng (9.8 cent) sẽ giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hơn nữa dự kiến Thách Thức Biến Đổi Khí hậu Thế Giới có thể để duy trì mức giá này trong ba năm đầu tiên.
1. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hoạt động vào thứ bảy và chủ nhật. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác tạm ngưng trong giờ ăn trưa mỗi ngày từ 12:00-13:00. Trong những ngày này và thời gian ăn trưa, tấm pin Năng Lượng Mặt Trời của họ sẽ tiếp tục sản xuất điện và những điện dư thừa này có thể được bán lại cho lưới điện.
- Dự đoán rằng Thách Thức Biến Đổi Khí hậu Thế Giới có thể thương lượng để bán lại điện dư thừa được sản xuất bởi Năng Lượng Mặt Trời vào những ngày cuối tuần và thời gian tải thấp để tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép họ truy cập vào lưới điện địa phương vận chuyển nguồn điện mới để cung cấp cho lưới điện của doanh nghiệp trong suốt giờ cao điểm ban ngày.
1. Một trang trại tập trung Pin Năng Lượng Mặt Trời buộc phải bán Năng Lượng từ Mặt Trời cho lưới điện với mức giá rất thấp (ít hơn 2 cent/kwh), do đó nhà cung cấp điện có thể bán lại cho cộng đồng tại mức thuế suất thấp nhất của họ (khoảng 5 cent/kwh) mà vẫn có lợi nhuận.
- Sự phân bổ với mục tiêu sản xuất năng lượng mặt trời tiếp cận sẽ phát điện bán trực tiếp cho khách hàng với mức thuế cao 10 cent/kwh, vì vậy doanh thu sẽ tăng 500%.