Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Điện năng lượng mặt trời tại Minh Châu Beach Resort

Là một trong 5 xã thuộc tuyến đảo của huyện Vân Đồn, Minh Châu có nhiều lợi thế về cảnh quan tự nhiên để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Minh Châu nằm trong vũng lõi của Vườn quốc gia Bái Tử Long, nơi có bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn trải dài, không gian yên tĩnh và khí hậu biển đảo đặc trưng cho vùng biển Việt Nam.

Từ cảng Cái Rồng, đi tàu gỗ mất khoảng 2 tiếng, chúng tôi đã đặt trên lên xã đảo Minh Châu. Cảm nhận đầu tiên là một xã đảo yên bình, với những bờ cát trắng mịn trải dài. Đưa chúng tôi về Minh Châu Beach Resort trên chiếc xe lam, bác tài xế cho biết mấy năm gần đây Minh Châu mới phát triển du lịch biển, còn lại người dân đa số sinh sống bằng nghề đi biển đánh cá. Tại xã đảo này chưa có điện lưới, mọi sinh hoạt của người dân đều bằng máy nổ nên chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, tính ra chi phí có 1 KWh điện lên tới 30.000đ.

 









Minh Châu Beach Resort

Đón chúng tôi tại cửa, anh Đình Anh, giám đốc Minh Châu Beach Resort tươi cười chào đón và dẫn chúng tôi đi thăm quan toàn bộ khu nghỉ dưỡng 3 sao của mình. Là người đầu tiên khai thác tiềm năng du lịch của Minh Châu, cách đây 5 năm trong một lần du lịch đảo Quan Lạn, anh đã nhận ra và mạnh dạn đầu tư và khu nghỉ dưỡng này.

Tuy nhiên, theo đánh giá tiềm năng này chưa được khai thác hết giá trị tiềm ẩn. Hiện nay, khách du lịch đến Minh Châu phần lớn là khách nội địa, thường đến vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), chủ yếu là tắm biển, nghỉ ngơi và ngắm cảnh quan.

 









Bãi tắm Minh Châu

Đến Minh Châu ngoài việc du khách được hòa mình dưới làn nước biển trong xanh với bờ cát trắng mịn trải dài, du khách còn được thưởng thức các hải sản quý của vùng như : Sá sùng xào lá lốt, gỏi tu hài, cá đục khô chiên...

Do khu resort đa phần phục vụ du khách vào mùa hè, do vậy vào các tháng còn lại trong năm, để tiết kiệm chi phí, người dân không dám sử dụng máy nổ vì chi phí quá đắt đỏ. Sau khi nghiên cứu về điện năng lượng mặt trời Samtrix, anh Đình Anh đã mạnh dạn đầu tư một hệ thống với công suất đủ để thắp sáng, chạy quạt và tivi cho toàn khu Resort. "Tôi thực sự bất ngờ trước hiệu quả của hệ thống điện năng lượng mặt trời, nó không những góp phần cung cấp nguồn điện liên tục cho khu resort, mà còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân nơi đây", anh Đình Anh cho hay.

 









Giàn pin năng lượng mặt trời trên nóc nhà khu Resort

Lần nay quay lại đảo Minh Châu để đánh giá lại tính hiệu quả của hệ thống, chúng tôi còn giới thiệu cho người dân nơi đây hệ thống điện mặt trời mini dùng cho thắp sáng và sạc điện thoại di động. Chỉ với hơn 2 triệu đồng, người dân đã sở hữu một máy phát điện mặt trời mini, cấp điện liên tục lên tới 10h cho 02 bóng đèn một ngày và giúp người dân có thể sạc điện thoại di động.

Khi gần kết thúc chuyến công tác lại chính là lúc cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh. Lần đầu tiên đoàn chúng tôi cảm nhận được sự dữ dội và sức tàn phá ghê gớm của cơn bão. Rất nhiều mảng, thuyền của người dân bị đánh chìm, nhưng hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn hoạt động tốt, giúp người dân có ánh sáng, có tivi để theo dõi diễn biến của cơn bão.

Phải đợi đến ngày hôm sau, khi cơn bão đã tan chúng tôi mới tạm biệt mọi người ở Minh Châu Resort để tiếp tục chuyến công tác ra đảo Thắng Lợi nơi cũng đã và đang ứng dụng hệ thống điện mặt trời Samtrix của Công ty Việt Trung.

Theo ghi nhận của Trần Quang - Trung Kiên/Chuyên viên điện mặt trời Samtrix

Điện năng lượng mặt trời tại Minh Chau Beach Resort

Là một trong 5 xã thuộc tuyến đảo của huyện Vân Đồn, Minh Châu có nhiều lợi thế về cảnh quan tự nhiên để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Minh Châu nằm trong vũng lõi của Vườn quốc gia Bái Tử Long, nơi có bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn trải dài, không gian yên tĩnh và khí hậu biển đảo đặc trưng cho vùng biển Việt Nam.

Từ cảng Cái Rồng, đi tàu gỗ mất khoảng 2 tiếng, chúng tôi đã đặt trên lên xã đảo Minh Châu. Cảm nhận đầu tiên là một xã đảo yên bình, với những bờ cát trắng mịn trải dài. Đưa chúng tôi về Minh Châu Beach Resort trên chiếc xe lam, bác tài xế cho biết mấy năm gần đây Minh Châu mới phát triển du lịch biển, còn lại người dân đa số sinh sống bằng nghề đi biển đánh cá. Tại xã đảo này chưa có điện lưới, mọi sinh hoạt của người dân đều bằng máy nổ nên chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, tính ra chi phí có 1 KWh điện lên tới 30.000đ.

Minh Châu Beach Resort

Đón chúng tôi tại cửa, anh Đình Anh, giám đốc Minh Châu Beach Resort tươi cười chào đón và dẫn chúng tôi đi thăm quan toàn bộ khu nghỉ dưỡng 3 sao của mình. Là người đầu tiên khai thác tiềm năng du lịch của Minh Châu, cách đây 5 năm trong một lần du lịch đảo Quan Lạn, anh đã nhận ra và mạnh dạn đầu tư và khu nghỉ dưỡng này. 

Tuy nhiên, theo đánh giá tiềm năng này chưa được khai thác hết giá trị tiềm ẩn. Hiện nay, khách du lịch đến Minh Châu phần lớn là khách nội địa, thường đến vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), chủ yếu là tắm biển, nghỉ ngơi và ngắm cảnh quan.

Bãi tắm Minh Châu

Đến Minh Châu ngoài việc du khách được hòa mình dưới làn nước biển trong xanh với bờ cát trắng mịn trải dài, du khách còn được thưởng thức các hải sản quý của vùng như : Sá sùng xào lá lốt, gỏi tu hài, cá đục khô chiên...

Do khu resort đa phần phục vụ du khách vào mùa hè, do vậy vào các tháng còn lại trong năm, để tiết kiệm chi phí, người dân không dám sử dụng máy nổ vì chi phí quá đắt đỏ. Sau khi nghiên cứu về điện năng lượng mặt trời Samtrix, anh Đình Anh đã mạnh dạn đầu tư một hệ thống với công suất đủ để thắp sáng, chạy quạt và tivi cho toàn khu Resort. "Tôi thực sự bất ngờ trước hiệu quả của hệ thống điện năng lượng mặt trời, nó không những góp phần cung cấp nguồn điện liên tục cho khu resort, mà còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân nơi đây", anh Đình Anh cho hay.

Giàn pin năng lượng mặt trời trên nóc nhà khu Resort

Lần nay quay lại đảo Minh Châu để đánh giá lại tính hiệu quả của hệ thống, chúng tôi còn giới thiệu cho người dân nơi đây hệ thống điện mặt trời mini dùng cho thắp sáng và sạc điện thoại di động. Chỉ với hơn 2 triệu đồng, người dân đã sở hữu một máy phát điện mặt trời mini, cấp điện liên tục lên tới 10h cho 02 bóng đèn một ngày và giúp người dân có thể sạc điện thoại di động.

Khi gần kết thúc chuyến công tác lại chính là lúc cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh. Lần đầu tiên đoàn chúng tôi cảm nhận được sự dữ dội và sức tàn phá ghê gớm của cơn bão. Rất nhiều mảng, thuyền của người dân bị đánh chìm, nhưng hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn hoạt động tốt, giúp người dân có ánh sáng, có tivi để theo dõi diễn biến của cơn bão. 

Phải đợi đến ngày hôm sau, khi cơn bão đã tan chúng tôi mới tạm biệt mọi người ở Minh Châu Resort để tiếp tục chuyến công tác ra đảo Thắng Lợi nơi cũng đã và đang ứng dụng hệ thống điện mặt trời Samtrix của Công ty Việt Trung.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Ứng dụng điện năng lượng mặt trời tại thủ đô của Bungaria

Thành phố Sofia chật ních xe cộ, thủ đô của Bungaria, vừa trở thành hình mẫu đầu tiên của châu Âu trong cuộc chiến chống lại khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng việc lắp đặt trạm sạc điện đầu tiên cho xe điện bằng năng lượng mặt trời.

Kỹ sư Rosen Malchev trả lời tờ AFP: “Việc sản xuất điện có thể gây ô nhiễm vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nên xây dựng trạm nạp năng lượng mặt trời này, nhờ đó xe điện có thể được nạp điện từ nguồn năng lượng mặt trời.”

Trạm năng lượng mặt trời của Sofia được đề cập tới bởi Ủy viên Châu Âu hồi đầu tháng như một ví dụ thành công tại Châu Âu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

 









Trạm xạc điện mặt trời cho xe ô tô điện tại thủ đô Sofia

Việc lắp đặt một trạm sạc điện nhỏ trên một con đường quốc lộ đông đúc ở Sofia có chi phí 25.600 Euro (tương đương khoảng 33.600 USD). Một nửa khoản tiền này được hỗ trợ bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc.

Ông Malchev cho biết thêm: Trạm nạp năng lượng này chỉ có thể sạc điện cho một xe một lần nhưng khách hàng không phải trả phí vì năng lượng mặt trời là miễn phí.

Ông giải thích: “Thiết bị quang điện sử dụng ánh sáng và chứ không phải sử dụng nhiệt năng, vì vậy thậm chí còn có hiệu suất cao hơn vào mùa đồng vì khi đó không cần phải làm mát cho thiết bị.”

Kế hoạch Năng lượng xanh của Malchev là một phần trong dự án European Green eMotion, với mong muốn giúp đỡ các quốc gia giảm lượng khí thải các-bon bằng việc phát triển nghiên cứu và trao đổi các giải pháp năng lượng.

Hôm thứ tư vừa rồi, chính phủ Bungary đã cam kết sẽ khuyến khích các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, bao gồm việc sản xuất và sử dụng xe điện cũng như mạng lưới trạm nạp điện trên khắp đất nước.

Theo số liệu của cảnh sát thì hiện có khoảng 450 xe điện và xe lai đang được đăng ký tại Bungary.

Bungary đã gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 2007. Quốc gia này có hệ thống ô tô lạc hậu và gây ô nhiễm nhất ở châu Âu, với hai phần ba số phương tiện là xe cũ được mua lại do điều kiện về tài chính của người dân còn hạn chế.

Ứng dụng điện năng lượng mặt trời tại thủ đô của Bungaria


Thành phố Sofia chật ních xe cộ, thủ đô của Bungaria, vừa trở thành hình mẫu đầu tiên của châu Âu trong cuộc chiến chống lại khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng việc lắp đặt trạm sạc điện đầu tiên cho xe điện bằng năng lượng mặt trời.
Kỹ sư Rosen Malchev trả lời tờ AFP: “Việc sản xuất điện có thể gây ô nhiễm vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nên xây dựng trạm nạp năng lượng mặt trời này, nhờ đó xe điện có thể được nạp điện từ nguồn năng lượng mặt trời.”
Trạm năng lượng mặt trời của Sofia được đề cập tới bởi Ủy viên Châu Âu hồi đầu tháng như một ví dụ thành công tại Châu Âu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Trạm xạc điện mặt trời cho xe ô tô điện tại thủ đô Sofia
Việc lắp đặt một trạm sạc điện nhỏ trên một con đường quốc lộ đông đúc ở Sofia có chi phí 25.600 Euro (tương đương khoảng 33.600 USD). Một nửa khoản tiền này được hỗ trợ bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc.
Ông Malchev cho biết thêm: Trạm nạp năng lượng này chỉ có thể sạc điện cho một xe một lần nhưng khách hàng không phải trả phí vì năng lượng mặt trời là miễn phí.
Ông giải thích: “Thiết bị quang điện sử dụng ánh sáng và chứ không phải sử dụng nhiệt năng, vì vậy thậm chí còn có hiệu suất cao hơn vào mùa đồng vì khi đó không cần phải làm mát cho thiết bị.”
Kế hoạch Năng lượng xanh của Malchev là một phần trong dự án European Green eMotion, với mong muốn giúp đỡ các quốc gia giảm lượng khí thải các-bon bằng việc phát triển nghiên cứu và trao đổi các giải pháp năng lượng.
Hôm thứ tư vừa rồi, chính phủ Bungary đã cam kết sẽ khuyến khích các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, bao gồm việc sản xuất và sử dụng xe điện cũng như mạng lưới trạm nạp điện trên khắp đất nước.
Theo số liệu của cảnh sát thì hiện có khoảng 450 xe điện và xe lai đang được đăng ký tại Bungary.
Bungary đã gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 2007. Quốc gia này có hệ thống ô tô lạc hậu và gây ô nhiễm nhất ở châu Âu, với hai phần ba số phương tiện là xe cũ được mua lại do điều kiện về tài chính của người dân còn hạn chế.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Italy có tổng công suất điện năng lượng mặt trời đạt 16GW


Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Ý – GSE, Ý có 448.266 nhà máy điện mặt trời đang hoạt động được hưởng lợi từ chương trình khuyến khích năng lượng quốc gia mang tên Conto Energia V. Tổng công suất của các nhà máy là 16GW. Ngoài ra, cả nước có thêm 2.961 dự án đang chờ xét duyệt để được hỗ trợ từ chính sách trợ giá FiT, với tổng công suất 672MW.
Phí hỗ trợ cho điện mặt trời ở Ý đã đạt 6,5 tỷ Euro (8,4 tỷ USD) bao gồm luôn các hệ thống điện mặt trời đã đăng ký. Tạp chí về điện mặt trời toàn cầu Photon nhấn mạnh, điều này có nghĩa rằng chỉ còn lại 242 triệu Euro chưa sử dụng trong tổng số ngân sách 6,7 tỷ Euro được cấp cho chương trình Conto Energia. Khi đạt mốc 6.7 tỷ Euro, các hệ thống mới sẽ không được hưởng bất kỳ trợ cấp nào từ chính phủ.

Một trong những nhà máy điện mặt trời tại Italy
Chương trình Conto Energia V có hiệu lực từ cuối tháng 8 năm 2012. Theo chính sách trợ giá mới của quốc gia, tất cả các nhà máy điện mặt trời dự kiến với công suất trên 12kW phải đăng ký để được nhận ưu đãi khi hoàn thành việc lắp đặt. Tuy nhiên, những nhà máy có công suất nhỏ hơn 12kW cũng như các hệ thống đã được tích hợp vào các tòa nhà hoặc trên những mái nhà của những công trình công cộng sẽ nhận được ưu đãi mà không cần đăng ký.

Italy có tổng công suất điện năng lượng mặt trời đạt 16GW

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Ý – GSE, Ý có 448.266 nhà máy điện mặt trời đang hoạt động được hưởng lợi từ chương trình khuyến khích năng lượng quốc gia mang tên Conto Energia V. Tổng công suất của các nhà máy là 16GW. Ngoài ra, cả nước có thêm 2.961 dự án đang chờ xét duyệt để được hỗ trợ từ chính sách trợ giá FiT, với tổng công suất 672MW.

Phí hỗ trợ cho điện mặt trời ở Ý đã đạt 6,5 tỷ Euro (8,4 tỷ USD) bao gồm luôn các hệ thống điện mặt trời đã đăng ký. Tạp chí về điện mặt trời toàn cầu Photon nhấn mạnh, điều này có nghĩa rằng chỉ còn lại 242 triệu Euro chưa sử dụng trong tổng số ngân sách 6,7 tỷ Euro được cấp cho chương trình Conto Energia. Khi đạt mốc 6.7 tỷ Euro, các hệ thống mới sẽ không được hưởng bất kỳ trợ cấp nào từ chính phủ.

 









Một trong những nhà máy điện mặt trời tại Italy

Chương trình Conto Energia V có hiệu lực từ cuối tháng 8 năm 2012. Theo chính sách trợ giá mới của quốc gia, tất cả các nhà máy điện mặt trời dự kiến với công suất trên 12kW phải đăng ký để được nhận ưu đãi khi hoàn thành việc lắp đặt. Tuy nhiên, những nhà máy có công suất nhỏ hơn 12kW cũng như các hệ thống đã được tích hợp vào các tòa nhà hoặc trên những mái nhà của những công trình công cộng sẽ nhận được ưu đãi mà không cần đăng ký.

Mô hình điện năng lượng mặt trời gây thích thú cho học sinh tiểu học

Sáng 20.10, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC-HCM) phối hợp với Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) tổ chức cuộc thi Lắp ráp mô hình năng lượng mặt trời dành cho học sinh tiểu học (ảnh).


Tham gia cuộc thi lần này có 100 em học sinh lứa tuổi từ 10 - 11 tuổi (khối lớp 4 và 5) đến từ sáu trường tiểu học trên địa bàn Q.1 (TP.HCM) là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Huệ, Kết Đoàn, Trần Khánh Dư, Khai Minh và Lương Thế Vinh.

Các em được làm quen với nguồn năng lượng mặt trời thông qua việc lắp ráp mô hình tàu điện, quạt điện. Trong mỗi mô hình có miếng pin năng lượng mặt trời nhỏ, sẽ là nguồn cung cấp năng lượng cho mô hình vận hành dưới ánh nắng.


Ban tổ chức đã trao giải nhất cuộc thi cho em Ngô Gia Khánh đến từ Trường tiểu học Khai Minh, cùng với hai giải nhì, bốn giải ba và năm giải khuyến khích cho các mô hình lắp ráp nhanh và vận hành tốt.


Đây là lần thứ hai ECC-HCM tổ chức cuộc thi này, nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích đồng thời nâng cao nhận thức về năng lượng và tầm quan trọng của điện năng lượng mặt trời cho học sinh cấp tiểu học.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Mỹ muốn Malaysia trở thành nước sản xuất điện năng lượng mặt trời lớn nhất ASEAN

Bộ trưởng Bộ Năng lượng, nước và công nghệ xanh Datuk Seri Peter Chin Fah Kui cho biết các công ty của Mỹ đang quan tâm tới việc biến Malaysia thành trung tâm của ngành công nghiệp điện mặt trời tại ASEAN. 

Tuyên bố này được ông đưa ra trong cuộc gặp với Phòng Thương mại Mỹ ở Malaysia (AMCHAM) mới đây, nơi các thành viên của AMCHAM đã đề cập tới tiềm năng của ngành công nghiệp này ở Malaysia.

Trả lời phóng viên bên lề lễ ra mắt hệ thống điện mặt trời đầu tiên của Petronas, ông Peter Chin cho biết: “Nhiều công ty đa quốc gia, bao gồm cả từ Mỹ và Đài Loan, cũng tới Malaysia để đầu tư vào lĩnh vực này”.










Một dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Malaysia

“Các thành viên AMCHAM cũng yêu cầu Chính phủ giúp các công ty tham gia vào ngành công nghiệp này để duy trì vị thế của họ ở đây”.

Theo báo cáo, đã có nhiều công ty Mỹ đầu tư cho ngành công nghiệp điện mặt trời tại địa phương.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình, ông Peter Chin cho biết, Malaysia đã thu hút được hơn 14 tỷ ringgit đầu tư trực tiếp nước ngoài vào điện mặt trời tính tới năm 2010. Điều này đã giúp tạo ra khoảng 10.000 công ăn việc làm tính tới cuối năm 2011.

“Việc áp dụng chính sách trợ giá FIT từ ngày 1/12/2011 là một công cụ chính sách lớn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước, đặc biệt là điện mặt trời”, ông nói thêm.

Trong khi đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà của trung tâm mua sắm Suria KLCC là một phần của dự án điện mặt trời Petronas. Đây là dự án thí điểm của Petronas phối hợp với Mitsubishi (Nhật) nhằm phát triển khả năng quản lý công nghệ quang điện và đánh giá hiệu suất công nghệ.

Đây là hệ thống điện mặt trời đơn lẻ lớn nhất được lắp đặt trên mái một trung tâm thương mại ở Đông Nam Á.

Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời này được bắt đầu vào tháng 4 năm 2011, và đã hoàn thành vào tháng 2 năm nay. HIện hệ thống đang cung cấp khoảng 30% nhu cầu năng lượng của Suria KLCC.

Read more at : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mỹ mong muốn Malaysia trở thành nước sản xuất điện mặt trời lớn nhất ASEAN

Bộ trưởng Bộ Năng lượng, nước và công nghệ xanh Datuk Seri Peter Chin Fah Kui cho biết các công ty của Mỹ đang quan tâm tới việc biến Malaysia thành trung tâm của ngành công nghiệp điện mặt trời tại ASEAN. 
Tuyên bố này được ông đưa ra trong cuộc gặp với Phòng Thương mại Mỹ ở Malaysia (AMCHAM) mới đây, nơi các thành viên của AMCHAM đã đề cập tới tiềm năng của ngành công nghiệp này ở Malaysia.
Trả lời phóng viên bên lề lễ ra mắt hệ thống điện mặt trời đầu tiên của Petronas, ông Peter Chin cho biết: “Nhiều công ty đa quốc gia, bao gồm cả từ Mỹ và Đài Loan, cũng tới Malaysia để đầu tư vào lĩnh vực này”.

Một dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Malaysia
“Các thành viên AMCHAM cũng yêu cầu Chính phủ giúp các công ty tham gia vào ngành công nghiệp này để duy trì vị thế của họ ở đây”.
Theo báo cáo, đã có nhiều công ty Mỹ đầu tư cho ngành công nghiệp điện mặt trời tại địa phương.
Trước đó, trong bài phát biểu của mình, ông Peter Chin cho biết, Malaysia đã thu hút được hơn 14 tỷ ringgit đầu tư trực tiếp nước ngoài vào điện mặt trời tính tới năm 2010. Điều này đã giúp tạo ra khoảng 10.000 công ăn việc làm tính tới cuối năm 2011.
“Việc áp dụng chính sách trợ giá FIT từ ngày 1/12/2011 là một công cụ chính sách lớn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước, đặc biệt là điện mặt trời”, ông nói thêm.
Trong khi đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà của trung tâm mua sắm Suria KLCC là một phần của dự án điện mặt trời Petronas. Đây là dự án thí điểm của Petronas phối hợp với Mitsubishi (Nhật) nhằm phát triển khả năng quản lý công nghệ quang điện và đánh giá hiệu suất công nghệ.
Đây là hệ thống điện mặt trời đơn lẻ lớn nhất được lắp đặt trên mái một trung tâm thương mại ở Đông Nam Á.
Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời này được bắt đầu vào tháng 4 năm 2011, và đã hoàn thành vào tháng 2 năm nay. HIện hệ thống đang cung cấp khoảng 30% nhu cầu năng lượng của Suria KLCC.
Read more at : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Nhật Bản hòa thêm 850MW điện mặt trời vào lưới điện quốc gia trong quý 3


Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố có tổng cộng 885MW công suất điện mặt trời được lắp đặt tại đất nước từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2012, cùng thời điểm với chính sách trợ giá FiT Nhật Bản được ban hành.
Trong tháng  9, METI đã phê duyệt tổng cộng 476MW các dự án điện mặt trời – 338MW cho dự án không dân cư và 138MW cho dự án dân dụng.

Nhà máy điện mặt trời 850MW của Nhật Bản
Theo Thời báo Nhật Bản, trong một tuyên bố của mình METI cho biết, “Chúng tôi đã thấy một sự khởi đầu khá tốt.” Chính phủ cũng lưu ý rằng không phải tất cả các nhà máy được phê duyệt sẽ bắt đầu bán điện trong năm nay bởi cần có thời gian để xây dựng chúng.

Nhật Bản hòa thêm 850MW điện mặt trời vào lưới điện quốc gia

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố có tổng cộng 885MW công suất điện mặt trời được lắp đặt tại đất nước từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2012, cùng thời điểm với chính sách trợ giá FiT Nhật Bản được ban hành.

Trong tháng  9, METI đã phê duyệt tổng cộng 476MW các dự án điện mặt trời – 338MW cho dự án không dân cư và 138MW cho dự án dân dụng.

 









Nhà máy điện mặt trời 850MW của Nhật Bản

Theo Thời báo Nhật Bản, trong một tuyên bố của mình METI cho biết, “Chúng tôi đã thấy một sự khởi đầu khá tốt.” Chính phủ cũng lưu ý rằng không phải tất cả các nhà máy được phê duyệt sẽ bắt đầu bán điện trong năm nay bởi cần có thời gian để xây dựng chúng.

 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất Australia đi vào hoạt động

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Tây Úc Peter Collier cùng các đại diện từ công ty Verve Energy, công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy và First Solar đã khánh thành dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên của nước Úc. Nhà máy Greenough River công suất 10MW nằm trên 80 hecta đất gần thành phố Geraldton, Tây Úc, đã chính thức kết nối lưới điện vào ngày 9 tháng 10.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Collier nói: “Hôm nay, chúng ta đánh dấu bước ngoặt cho ngành năng lượng tái tạo trong tương lai của nước Úc, và đây chỉ là khởi đầu. Cộng đồng Tây Úc đã tập trung phát triển năng lượng tái tạo, và hôm nay với 10MW chúng ta đang tiến gần đến một tương lai năng lượng sạch”.

Dự án, với hơn một năm lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và nghiệm thu, sử dụng hơn 150.000 tấm pin mặt trời công nghệ màng mỏng cung cấp bởi First Solar. Công ty năng lượng mặt trời khổng lồ này của Mỹ cũng cung cấp các dịch vụ khác trong hợp đồng tổng thầu EPC và sẽ vận hành cũng như bảo trì nhà máy trong 15 năm tới.

“First Solar giúp cho dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên tại nước Úc trở thành hiện thực,” ông Mark Widmar, giám đốc tài chính First Solar cho biết. “Dự án mang tính bước ngoặt này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển những dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn khác trong thị trường điện tái tạo của nước Úc. Chúng tôi hài lòng vì đã được hợp tác với các các nhà thầu cùng nhà cung cấp địa phương để thực hiện dự án này và dẫn đầu sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tại Úc “.

Trang trại năng lượng mặt trời với công suất 10MW dự kiến sẽ tạo ra điện năng cung cấp cho 3.000 hộ gia đình. Sản lượng điện của nhà máy sẽ được mua bởi Tổng công ty cung cấp Nước Tây Úc để bù đắp cho nhu cầu năng lượng của Nhà máy xử lý nước biển khu vực phía Nam.

Nha may dien mat troi Australia Nha may dien mat troi tai Uc


Ngoài ta, Giám đốc điều hành của Verve Energy Waters Jason tiết lộ rằng họ và đối tác của mình, công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy đang “đánh giá khả năng mở rộng công suất nhà máy lên 40MW để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng tái tạo”.

Nhà máy điện mặt trời được đồng sở hữu bởi công ty cung cấp điện Verve Energy thuộc chính phủ Tây Úc và công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy, mỗi bên giữ 50% cổ phần trong dự án. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên GE Energy đầu tư cho mảng năng lượng tái tạo tại Úc.

“GE là một trong những nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và trang trại năng lượng mặt trời Greenough River chỉ là một hình mẫu cho các dự án quan trọng mà chúng tôi có thể thực hiện thành công”, ông Matt O’Connor, giám đốc điều hành của công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy cho biết. “Chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư tại Úc, khả năng mở rộng thành công của dự án này và sẽ áp dụng kinh nghiệm của mình để giúp thị trường năng lượng tái tạo của đất nước phát triển”.

Dự án được tài trợ một phần bởi chính phủ Tây Úc, 20 triệu đô la Úc, trong đó 10 triệu AUD từ chương trình thuế tài nguyên khu vực Tây Úc. Sẽ không có tăng nợ công để tài trợ cho dự án.

Thành công của dự án chắc chắn nhận được sự hoan nghênh của chính phủ Úc và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Góp phần cho mục tiêu tạo ra 20% nhu cầu năng lượng của đất nước từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2020. Để giúp đạt được mục tiêu này, chính phủ đã ban hành thuế các-bon nhằm khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng xanh, bao gồm năng lượng mặt trời, và thành lập Cơ quan Năng lượng tái tạo Úc vào tháng 7 năm 2011.

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Australia đi vào hoạt động

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Tây Úc Peter Collier cùng các đại diện từ công ty Verve Energy, công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy và First Solar đã khánh thành dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên của nước Úc. Nhà máy Greenough River công suất 10MW nằm trên 80 hecta đất gần thành phố Geraldton, Tây Úc, đã chính thức kết nối lưới điện vào ngày 9 tháng 10.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Collier nói: “Hôm nay, chúng ta đánh dấu bước ngoặt cho ngành năng lượng tái tạo trong tương lai của nước Úc, và đây chỉ là khởi đầu. Cộng đồng Tây Úc đã tập trung phát triển năng lượng tái tạo, và hôm nay với 10MW chúng ta đang tiến gần đến một tương lai năng lượng sạch”.
Dự án, với hơn một năm lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và nghiệm thu, sử dụng hơn 150.000 tấm pin mặt trời công nghệ màng mỏng cung cấp bởi First Solar. Công ty năng lượng mặt trời khổng lồ này của Mỹ cũng cung cấp các dịch vụ khác trong hợp đồng tổng thầu EPC và sẽ vận hành cũng như bảo trì nhà máy trong 15 năm tới.
“First Solar giúp cho dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên tại nước Úc trở thành hiện thực,” ông Mark Widmar, giám đốc tài chính First Solar cho biết. “Dự án mang tính bước ngoặt này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phát triển những dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn khác trong thị trường điện tái tạo của nước Úc. Chúng tôi hài lòng vì đã được hợp tác với các các nhà thầu cùng nhà cung cấp địa phương để thực hiện dự án này và dẫn đầu sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tại Úc “.
Trang trại năng lượng mặt trời với công suất 10MW dự kiến sẽ tạo ra điện năng cung cấp cho 3.000 hộ gia đình. Sản lượng điện của nhà máy sẽ được mua bởi Tổng công ty cung cấp Nước Tây Úc để bù đắp cho nhu cầu năng lượng của Nhà máy xử lý nước biển khu vực phía Nam.
Nha may dien mat troi Australia
Ngoài ta, Giám đốc điều hành của Verve Energy Waters Jason tiết lộ rằng họ và đối tác của mình, công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy đang “đánh giá khả năng mở rộng công suất nhà máy lên 40MW để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng tái tạo”.
Nhà máy điện mặt trời được đồng sở hữu bởi công ty cung cấp điện Verve Energy thuộc chính phủ Tây Úc và công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy, mỗi bên giữ 50% cổ phần trong dự án. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên GE Energy đầu tư cho mảng năng lượng tái tạo tại Úc.
“GE là một trong những nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và trang trại năng lượng mặt trời Greenough River chỉ là một hình mẫu cho các dự án quan trọng mà chúng tôi có thể thực hiện thành công”, ông Matt O’Connor, giám đốc điều hành của công ty Dịch vụ Tài chính GE Energy cho biết. “Chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư tại Úc, khả năng mở rộng thành công của dự án này và sẽ áp dụng kinh nghiệm của mình để giúp thị trường năng lượng tái tạo của đất nước phát triển”.
Dự án được tài trợ một phần bởi chính phủ Tây Úc, 20 triệu đô la Úc, trong đó 10 triệu AUD từ chương trình thuế tài nguyên khu vực Tây Úc. Sẽ không có tăng nợ công để tài trợ cho dự án.
Thành công của dự án chắc chắn nhận được sự hoan nghênh của chính phủ Úc và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Góp phần cho mục tiêu tạo ra 20% nhu cầu năng lượng của đất nước từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2020. Để giúp đạt được mục tiêu này, chính phủ đã ban hành thuế các-bon nhằm khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng xanh, bao gồm năng lượng mặt trời, và thành lập Cơ quan Năng lượng tái tạo Úc vào tháng 7 năm 2011.

Malaysia đặt mục tiêu đạt 5.5% năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện đến năm 2015

Theo một phát biểu của Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, với mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải các-bon tới năm 2020, chính phủ Malaysia có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng lên mức 5,5% trước năm 2015.
Thủ tướng Najib Razak nói: “Chính phủ Malaysia đã thiết lập cơ chế và đưa ra chương trình giá điện ưu đãi, theo đó điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ được trả một tỷ lệ cao hơn.” Theo ông, năng lượng tái tạo sẽ khu hút một khoản đầu tư trị giá 70 tỷ RM (tương đương 23 tỷ USD) và tạo ra 50.000 việc làm vào năm 2020.
Ông nói thêm: “Kế hoạch này sẽ giúp giảm 42,4 triệu tấn khí thải các-bon, tương đương với 40%. Đây là mục tiêu mà Malaysia đã cam kết tại Hội nghị về Khí hậu tổ chức ở Copenhagen”.


Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Triển lãm quốc tế về sản phẩm công nghệ xanh và thân thiện với môi trường (International Greentech and Eco Products Exhibition and Conference Malaysia – IGEM 2012) rằng: “Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu trọng điểm và hướng tới đạt tỷ lệ 5,5% năng lượng tái tạo trong tổng các nguồn năng lượng trước năm 2015, và đạt 11% vào năm 2020.” Theo Thủ tướng, các chuyên gia dự đoán rằng tới năm 2020, tất cả các dự án “xanh” trong chương trình Chuyển đổi kinh tế sẽ tạo ra mức tổng thu nhập quốc nội lên tới 53 tỷ RM (tương đương khoảng 17 tỷ USD).
“Tôi tin rằng những động lực thị trường sẽ thay đổi hành vi của người mua hàng. Khi có một dấu hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về việc chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, thị trường sẽ bắt đầu xuất hiện những phương tiện “không khí thải các-bon” và có nhiều người tiêu dùng bắt đầu mua các sản phẩm này.”
Một số ưu đãi tài chính, các công cụ chính sách và cơ chế đã được đưa ra để phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia. Những ưu đãi này sẽ góp phần vào nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và vấn đề tăng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Malaysia đặt mục tiêu đạt 5.5% năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện năm 2015

Theo một phát biểu của Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, với mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải các-bon tới năm 2020, chính phủ Malaysia có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng lên mức 5,5% trước năm 2015.

Thủ tướng Najib Razak nói: “Chính phủ Malaysia đã thiết lập cơ chế và đưa ra chương trình giá điện ưu đãi, theo đó điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ được trả một tỷ lệ cao hơn.” Theo ông, năng lượng tái tạo sẽ khu hút một khoản đầu tư trị giá 70 tỷ RM (tương đương 23 tỷ USD) và tạo ra 50.000 việc làm vào năm 2020.

Ông nói thêm: “Kế hoạch này sẽ giúp giảm 42,4 triệu tấn khí thải các-bon, tương đương với 40%. Đây là mục tiêu mà Malaysia đã cam kết tại Hội nghị về Khí hậu tổ chức ở Copenhagen”.

 



 

Thủ tướng Najib Razak phát biểu tại Triển lãm quốc tế về sản phẩm công nghệ xanh và thân thiện với môi trường (International Greentech and Eco Products Exhibition and Conference Malaysia – IGEM 2012) rằng: “Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành mục tiêu trọng điểm và hướng tới đạt tỷ lệ 5,5% năng lượng tái tạo trong tổng các nguồn năng lượng trước năm 2015, và đạt 11% vào năm 2020.” Theo Thủ tướng, các chuyên gia dự đoán rằng tới năm 2020, tất cả các dự án “xanh” trong chương trình Chuyển đổi kinh tế sẽ tạo ra mức tổng thu nhập quốc nội lên tới 53 tỷ RM (tương đương khoảng 17 tỷ USD).

“Tôi tin rằng những động lực thị trường sẽ thay đổi hành vi của người mua hàng. Khi có một dấu hiệu rõ ràng từ phía Chính phủ về việc chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, thị trường sẽ bắt đầu xuất hiện những phương tiện “không khí thải các-bon” và có nhiều người tiêu dùng bắt đầu mua các sản phẩm này.”

Một số ưu đãi tài chính, các công cụ chính sách và cơ chế đã được đưa ra để phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia. Những ưu đãi này sẽ góp phần vào nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và vấn đề tăng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Đền Borobodur được chiếu sáng bằng điện năng lượng mặt trời

Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) vừa tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng điện mặt trời và trang trí ngôi đền cổ phật giáo Borobodur tại Yorgykarta trong nửa tháng, từ 13-28/10/2012.


Ngôi đền cổ phật giáo Borobodur
Ngôi đền cổ phật giáo Borobodur



Mục đích của điều này nhằm hối thúc Chính phủ Indonesia tăng cường và mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RE) để giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.


Cùng với hoạt động trên, Greenpeace còn thành lập Trạm giải cứu khí hậu (Climate Rescue Station) để xúc tiến nâng cao nhận thức về năng lượng tái tạo ở Indonesia.


Ông Arif Fiyanto, phụ trách Chiến dịch Năng lượng và Khí hậu của Greenpeace ở Đông Nam Á nói rằng ánh sáng từ điện năng lượng Mặt Trời chiếu sáng Borobodur về đêm cũng chính là quan điểm của Greenpeace về một tưowng lai năng lượng an toàn và sạch, đồng thời thể hiện mong muốn và khả năng hợp tác của Greeenpeace với các chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đặc biệt là trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, vì một tương lai xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn.


Hướng tới năng lượng tái tạo, các chính phủ không chỉ bảo vệ được các cộng đồng từ những mối nguy hiểm môi trường và sức khỏe do ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện gây ra, mà còn là một phần nỗ lực của toàn cầu ngăn chặn những tác động xấu của thay đổi khí hậu.


Borobudur, là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Indonesia cùng với đảo Bali.


Ông Arif Fiyanto lưu ý rằng Indonesia có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, trong đó chiếm tới 40% tiềm năng địa nhiệt của thế giới, song hiện năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm chưa đầy 5% (1.345 MW) tổng công suất phát điện của nước này./.

 

Đền Borobodur được chiếu sáng bằng điện năng lượng mặt trời

Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) vừa tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng điện mặt trời và trang trí ngôi đền cổ phật giáo Borobodur tại Yorgykarta trong nửa tháng, từ 13-28/10/2012.

Ngôi đền cổ phật giáo Borobodur
Ngôi đền cổ phật giáo Borobodur


Mục đích của điều này nhằm hối thúc Chính phủ Indonesia tăng cường và mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RE) để giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.

Cùng với hoạt động trên, Greenpeace còn thành lập Trạm giải cứu khí hậu (Climate Rescue Station) để xúc tiến nâng cao nhận thức về năng lượng tái tạo ở Indonesia. 

Ông Arif Fiyanto, phụ trách Chiến dịch Năng lượng và Khí hậu của Greenpeace ở Đông Nam Á nói rằng ánh sáng từ điện năng lượng Mặt Trời chiếu sáng Borobodur về đêm cũng chính là quan điểm của Greenpeace về một tưowng lai năng lượng an toàn và sạch, đồng thời thể hiện mong muốn và khả năng hợp tác của Greeenpeace với các chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đặc biệt là trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, vì một tương lai xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn.

Hướng tới năng lượng tái tạo, các chính phủ không chỉ bảo vệ được các cộng đồng từ những mối nguy hiểm môi trường và sức khỏe do ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện gây ra, mà còn là một phần nỗ lực của toàn cầu ngăn chặn những tác động xấu của thay đổi khí hậu.

Borobudur, là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Indonesia cùng với đảo Bali.

Ông Arif Fiyanto lưu ý rằng Indonesia có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, trong đó chiếm tới 40% tiềm năng địa nhiệt của thế giới, song hiện năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm chưa đầy 5% (1.345 MW) tổng công suất phát điện của nước này./.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Người dân Mông Cổ ứng dụng điện năng lượng mặt trời

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Chính phủ Hà Lan đã cung cấp một khoản tín dụng hỗ trợ cho Mông Cổ trong dự án đưa điện năng lượng mặt trời vào cuộc sống.. Dự án, có tên gọi là "Năng lượng tái tạo góp phần đưa điện về nông thôn" (REAP), được tài trợ 3,5 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), 3,5 triệu USD từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và 6,0 triệu USD từ Chính phủ Hà Lan.
Dự án REAP hỗ trợ Mông Cổ 100.000 hệ thống điện năng lượng mặt trời nằm trong chương trình điện khí hóa nông thôn, trong đó cung cấp hệ thống nhà di động năng lượng mặt trời cho những người du mục, sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi. Thông qua dự án, 50 công ty cung cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời, các trung tâm dịch vụ lắp đặt và chăm sóc khách hàng đã được thành lập trên khắp Mông Cổ.

 

Ngoài việc cung cấp nguồn điện có giá cả phải chăng cho những người chăn nuôi, chương trình cũng giúp Chính phủ Mông Cổ đạt được mục tiêu điện khí hóa nông thôn đến năm 2020. Tính đến nay, chương trình đã cung cấp 100.146 hệ thống nhà năng lượng mặt trời, và nhu cầu về điện mặt trời ngày càng tăng.
Những người chăn nuôi Mông Cổ đang được hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn với điện mặt trời, họ có thể làm một vài điều mà họ không thể làm được từ trước tới nay, từ xem truyền hình với gia đình và hoàn thành công việc sớm hơn với đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời.
Dự án được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012 với sự hỗ trợ thực hiện bởi Chương trình "Năng lượng tái tạo và bền vững Châu Á (ASTAE)".

Điện năng lượng mặt trời với người dân Mông Cổ

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Chính phủ Hà Lan đã cung cấp một khoản tín dụng hỗ trợ cho Mông Cổ trong dự án đưa điện năng lượng mặt trời vào cuộc sống.. Dự án, có tên gọi là "Năng lượng tái tạo góp phần đưa điện về nông thôn" (REAP), được tài trợ 3,5 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), 3,5 triệu USD từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và 6,0 triệu USD từ Chính phủ Hà Lan.

Dự án REAP hỗ trợ Mông Cổ 100.000 hệ thống điện năng lượng mặt trời nằm trong chương trình điện khí hóa nông thôn, trong đó cung cấp hệ thống nhà di động năng lượng mặt trời cho những người du mục, sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi. Thông qua dự án, 50 công ty cung cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời, các trung tâm dịch vụ lắp đặt và chăm sóc khách hàng đã được thành lập trên khắp Mông Cổ.

 

 


 

Ngoài việc cung cấp nguồn điện có giá cả phải chăng cho những người chăn nuôi, chương trình cũng giúp Chính phủ Mông Cổ đạt được mục tiêu điện khí hóa nông thôn đến năm 2020. Tính đến nay, chương trình đã cung cấp 100.146 hệ thống nhà năng lượng mặt trời, và nhu cầu về điện mặt trời ngày càng tăng.

Những người chăn nuôi Mông Cổ đang được hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn với điện mặt trời, họ có thể làm một vài điều mà họ không thể làm được từ trước tới nay, từ xem truyền hình với gia đình và hoàn thành công việc sớm hơn với đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời.

Dự án được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012 với sự hỗ trợ thực hiện bởi Chương trình "Năng lượng tái tạo và bền vững Châu Á (ASTAE)".

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Mỹ quyết áp thuế chống phá giá pin mặt trời của Trung Quốc

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có dấu hiệu giảm bớt sau khi Chính phủ Mỹ ngày 10/10 khẳng định chủ trương áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mạnh đối với các nhà sản xuất pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.

Đây được coi là lời xác nhận cuối cùng về quyết định của Bộ Thương mại Mỹ đưa ra hồi tháng Năm năm nay, theo đó sẽ áp thuế từ khoảng 30% đến 250% đối với sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ.





Trong số ít nhất 60 nhà sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc bị đánh thuế cao có hai công ty lớn là tập đoàn Suntech Power - nhà sản xuất pin năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới, và tập đoàn năng lượng Trina Solar.

Ngoài ra, các tấm pin năng lượng Mặt Trời và module quang điện được sản xuất tại các nước khác nhưng sử dụng tế bào quang điện của Trung Quốc cũng sẽ phải chịu các loại thuế chống phá giá và trợ cấp.

Bộ Thương mại Mỹ cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đang bán các tấm pin năng lượng Mặt Trời với giá thấp hơn chi phí sản xuất và rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận điều này cũng như những cáo buộc cho rằng các nhà sản xuất các thiết bị năng lượng Mặt Trời ở Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, nhờ đó họ có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo các nhà phân tích, mức thuế cao của Bộ Thương mại Mỹ có thể châm ngòi cho căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, và làm tăng giá các dự án về năng lượng Mặt Trời tại Mỹ./.

Mỹ quyết áp thuế chống phá giá pin mặt trời Trung Quốc

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có dấu hiệu giảm bớt sau khi Chính phủ Mỹ ngày 10/10 khẳng định chủ trương áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mạnh đối với các nhà sản xuất pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.

Đây được coi là lời xác nhận cuối cùng về quyết định của Bộ Thương mại Mỹ đưa ra hồi tháng Năm năm nay, theo đó sẽ áp thuế từ khoảng 30% đến 250% đối với sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ.






Trong số ít nhất 60 nhà sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc bị đánh thuế cao có hai công ty lớn là tập đoàn Suntech Power - nhà sản xuất pin năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới, và tập đoàn năng lượng Trina Solar.

Ngoài ra, các tấm pin năng lượng Mặt Trời và module quang điện được sản xuất tại các nước khác nhưng sử dụng tế bào quang điện của Trung Quốc cũng sẽ phải chịu các loại thuế chống phá giá và trợ cấp.

Bộ Thương mại Mỹ cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đang bán các tấm pin năng lượng Mặt Trời với giá thấp hơn chi phí sản xuất và rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận điều này cũng như những cáo buộc cho rằng các nhà sản xuất các thiết bị năng lượng Mặt Trời ở Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, nhờ đó họ có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo các nhà phân tích, mức thuế cao của Bộ Thương mại Mỹ có thể châm ngòi cho căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, và làm tăng giá các dự án về năng lượng Mặt Trời tại Mỹ./.

Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời toàn cầu năm 2012 dự kiến đạt 30GW

Thống kê thực tế gần đây của công ty nghiên cứu thị trường NPD Solarbuzz dự báo thị trường ngành điện mặt trời năm 2012 sẽ giảm. Công suất lắp đặt trên toàn cầu 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ đạt 16GW, tăng 25% so với 13GW trong nửa đầu năm. Với sự gia tăng đột biến gần đây ở các lô hàng và công suất lắp đặt tại Trung Quốc và Ấn Độ, cùng sự phục hồi mạnh mẽ trên khắp thị trường châu Âu sẽ giúp cho thị trường thế giới đạt được con số 30GW trong năm nay.

Michael Barker, Nhà phân tích tại NPD Solarbuzz, cho biết, ” Sự toàn cầu hoá ngày càng tăng về nhu cầu điện mặt trời tiếp tục làm giảm các biến động nhu cầu hàng quý. Điều này sẽ sớm giúp cho việc sản xuất và giao hàng được lên kế hoạch một cách chắc chắn hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận vẫn tiếp tục chịu áp lực cho đến khi thị trường đạt trạng thái cân bằng cung/cầu. “

 

 

Công ty nghiên cứu thị trường Solarbuzz lưu ý rằng mức tồn kho của các tấm pin mặt trời tăng lên trong quý 3 năm 2012, từ 66 đến 79 ngày, trong khi số lượng xuất hàng giảm 7%, so với quý 2, theo dự đoán lượng hàng sản xuất 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn do nhu cầu tăng lên, điển hình của một vài năm qua.

“Mặc dù quý 4 năm nay cho thấy nhu cầu thị trường sẽ gia tăng đáng kể, nhưng vẫn chưa phù hợp với mức kỷ lục đạt được trong năm 2011, với hơn 10GW các tấm pin mặt trời được tiêu thụ chỉ trong một quý”, Barker cho biết thêm.

NPD Solarbuzz dự báo rằng nhu cầu quý 4 sẽ nằm trong khoảng 8.5GW – 9.5GW, dưới mức dự báo trước đó và có thể sẽ làm cho thị trường không đạt mức 30GW vào năm nay. Tuy nhiên, do sự trì hoãn các dự án ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, Solarbuzz cho rằng tiềm năng thị trường sẽ tăng 25% so với dự báo này.

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với 27GW đạt được trong năm 2011, NPD Solarbuzz vẫn nhấn mạnh một số tiềm năng cho ngành công nghiệp này vào năm 2013.

Họ tin rằng có những dấu hiệu nổi lên cho thấy năm tới sẽ gia tăng sự sát nhập khi nhiều nhà sản xuất pin mặt trời cấp thấp đầu hàng và rời khỏi thị trường, cho phép các nhà sản xuất hàng đầu thu lại lợi nhuận trong thị phần, điều đó sẽ làm cho mức giảm giá bình quân nhỏ lại và lợi nhuận được cải thiện.

Thay vì các nhà sản xuất châu Âu và ở Mỹ rời khỏi thị trường như 2 năm trước đây, những nhà sản xuất cấp 2 và cấp 3 với chất lượng ‘kém’ của Trung Quốc sẽ là nạn nhân trong năm 2013, theo Solarbuzz.

“Tái cơ cấu việc cung cấp các tấm pin mặt trời sẽ mang lại nhiều sự ổn định cần thiết cho ngành công nghiệp điện mặt trời vào năm 2013, bao gồm việc giảm áp lực lên mức giảm giá bình quân, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tập trung vào việc giảm chi phí, và phục hồi lợi nhuận tổng”, Barker cho biết thêm. “Với sự cạnh tranh trên thị trường giảm xuống, các nhà cung cấp pin mặt trời hàng đầu sẽ có điều kiện tiếp cận gần hơn với các kênh bán hàng cấp thấp, cho phép họ quản lý hiệu quả khâu sản xuất và giao hàng.”

Theo blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Tổng công suất lắp đặt điện mặt trời toàn cầu năm 2012 dự kiến đạt 30GW

Thống kê thực tế gần đây của công ty nghiên cứu thị trường NPD Solarbuzz dự báo thị trường ngành điện mặt trời năm 2012 sẽ giảm. Công suất lắp đặt trên toàn cầu 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ đạt 16GW, tăng 25% so với 13GW trong nửa đầu năm. Với sự gia tăng đột biến gần đây ở các lô hàng và công suất lắp đặt tại Trung Quốc và Ấn Độ, cùng sự phục hồi mạnh mẽ trên khắp thị trường châu Âu sẽ giúp cho thị trường thế giới đạt được con số 30GW trong năm nay.
Michael Barker, Nhà phân tích tại NPD Solarbuzz, cho biết, ” Sự toàn cầu hoá ngày càng tăng về nhu cầu điện mặt trời tiếp tục làm giảm các biến động nhu cầu hàng quý. Điều này sẽ sớm giúp cho việc sản xuất và giao hàng được lên kế hoạch một cách chắc chắn hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận vẫn tiếp tục chịu áp lực cho đến khi thị trường đạt trạng thái cân bằng cung/cầu. “
Công ty nghiên cứu thị trường Solarbuzz lưu ý rằng mức tồn kho của các tấm pin mặt trời tăng lên trong quý 3 năm 2012, từ 66 đến 79 ngày, trong khi số lượng xuất hàng giảm 7%, so với quý 2, theo dự đoán lượng hàng sản xuất 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn do nhu cầu tăng lên, điển hình của một vài năm qua.
 

“Mặc dù quý 4 năm nay cho thấy nhu cầu thị trường sẽ gia tăng đáng kể, nhưng vẫn chưa phù hợp với mức kỷ lục đạt được trong năm 2011, với hơn 10GW các tấm pin mặt trời được tiêu thụ chỉ trong một quý”, Barker cho biết thêm.
NPD Solarbuzz dự báo rằng nhu cầu quý 4 sẽ nằm trong khoảng 8.5GW – 9.5GW, dưới mức dự báo trước đó và có thể sẽ làm cho thị trường không đạt mức 30GW vào năm nay. Tuy nhiên, do sự trì hoãn các dự án ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, Solarbuzz cho rằng tiềm năng thị trường sẽ tăng 25% so với dự báo này.
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với 27GW đạt được trong năm 2011, NPD Solarbuzz vẫn nhấn mạnh một số tiềm năng cho ngành công nghiệp này vào năm 2013.
Họ tin rằng có những dấu hiệu nổi lên cho thấy năm tới sẽ gia tăng sự sát nhập khi nhiều nhà sản xuất pin mặt trời cấp thấp đầu hàng và rời khỏi thị trường, cho phép các nhà sản xuất hàng đầu thu lại lợi nhuận trong thị phần, điều đó sẽ làm cho mức giảm giá bình quân nhỏ lại và lợi nhuận được cải thiện.
Thay vì các nhà sản xuất châu Âu và ở Mỹ rời khỏi thị trường như 2 năm trước đây, những nhà sản xuất cấp 2 và cấp 3 với chất lượng ‘kém’ của Trung Quốc sẽ là nạn nhân trong năm 2013, theo Solarbuzz.
“Tái cơ cấu việc cung cấp các tấm pin mặt trời sẽ mang lại nhiều sự ổn định cần thiết cho ngành công nghiệp điện mặt trời vào năm 2013, bao gồm việc giảm áp lực lên mức giảm giá bình quân, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tập trung vào việc giảm chi phí, và phục hồi lợi nhuận tổng”, Barker cho biết thêm. “Với sự cạnh tranh trên thị trường giảm xuống, các nhà cung cấp pin mặt trời hàng đầu sẽ có điều kiện tiếp cận gần hơn với các kênh bán hàng cấp thấp, cho phép họ quản lý hiệu quả khâu sản xuất và giao hàng.”