Theo hãng thông tấn Tin tức Quốc tế Châu Á (ANI), ngày 05 tháng 10: Với khoản đầu tư 2500 đô la Mỹ cho pin mặt trời,một hộ gia đình 4 người sẽ được cung cấp đủ điện tiêu thụ, nhờ vào những cải tiến thành công gần đây của Viện Kỹ thuật Micro, Trường Bách khoa Liên bang Lausanne (EPFL), thành phố Neuchatel, Thụy Sĩ.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Christophe Ballif, giám đốc Phòng thí nghiệm Quang điện (PVlab), đã trình bày công trình nghiên cứu của họ tại Hội nghị Triển lãm châu Âu về Năng lượng mặt trời diễn ra tại thành phố Frankfurt, Đức.
PVlab chuyên nghiên cứu về tế bào năng lượng mặt trời màng mỏng và đang tập trung vào công nghệ “lai ghép” trong nhiều năm qua, còn được gọi là công nghệ tiếp xúc dị thể, được thiết kế để nâng cao hiệu suất pin.
“Chúng tôi phủ một lớp màng mỏng silic vô định hình – độ dày 1/100 micrômét – trên cả hai mặt của một tấm silic tinh thể,” Christophe Ballif giải thích. "Thiết kế “tấm kẹp” (sandwich) này sẽ góp phần tăng cường hiệu suất tế bào quang điện. Để cấu trúc này có hiệu quả, bề mặt tiếp xúc giữa hai loại silic phải được tối ưu hóa."
Và Antoine Descoeudres đã thành công với sự hỗ trợ của Stephaan DeWolf cùng các cộng sự của mình. Họ chọn tế bào tinh thể phổ biến nhất – do đó giá thành rẻ nhất (gọi là “lớp p đã pha tạp”), chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó cải tiến quá trình phủ lớp silic vô định hình.
Nhóm đã thiết lập mức hiệu suất chuyển đổi 21,4%, chưa bao giờ đạt được với loại chất nền như vậy: hiện tại, các tế bào đơn tinh thể chất lượng tốt nhất chỉ được hiệu suất 18%-19%.
Ngoài ra, điện áp hở mạch đo được 726 mV là một con số ấn tượng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, họ đã phá vỡ các rào cản hiệu suất 22% trên một chất nền ít phổ biến hơn.
Để mang lại những đổi mới cho một giai đoạn công nghiệp hóa có thể chỉ mất một vài năm.
Theo các nhà nghiên cứu, việc thương mại hóa các sáng kiến ra thị trường sẽ mất một vài năm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã được tài trợ một phần bởi công ty Roth & Rau Thụy Sĩ, mà công ty mẹ, Meyer Burger, đã bắt đầu thương mại hóa các máy móc, thiết bị được sử dụng để chế tạo cấu trúc chuyển tiếp này.
“Trong vòng 3 đến 5 năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mức chi phí sản xuất 100 đô la Mỹ trên mỗi mét vuông tế bào quang điện”, ước tính của Stefaan DeWolf.
Tại Thụy Sĩ, với hiệu suất chuyển đổi trên, một bề mặt như vậy sẽ có thể sản xuất từ 200 đến 300 kWh điện mỗi năm, “ông cho biết thêm.
Những kết quả này, được xác nhận bởi Viện các Hệ thống Năng lượng mặt trời Fraunhofer (ISE) tại Đức, sẽ sớm được công bố trên Tạp chí quang điện của Viện kỹ nghệ Điện và Điện Tử (IEEE).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét