Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Phát minh mới về tế bào quang điện (Solar Cell)


Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho hay đã phát minh được một dạng tế bào năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới mà theo lý thuyết, có khả năng dán dính vào bất cứ bề mặt nào.
Tế bào quang năng
Chuyên gia Chi Hwan Lee của đại học trên cho hay nhóm của ông đã vượt qua thách thức lâu nay trong lĩnh vực điện mặt trời, đó là các tế bào năng lượng đều khô cứng, khiến luôn bị giới hạn dưới dạng các bảng năng lượng nặng nề.
Cụ thể, các tấm phim mỏng thường được cố định trên các bề mặt cứng làm từ hỗn hợp silicon và thủy tinh. Với phiên bản “lột và dán” của Đại học Stanford, bản phim tế bào quang năng mỏng và dẻo, giúp giảm chi phí cũng như làm nhẹ đi trọng lượng của bảng năng lượng, theo thông cáo báo chí trên website của Đại học Stanford.
Các nhà nghiên cứu cho hay đã dán dính thành công bản phim lên giấy, nhựa và cửa kính, trong số những bề mặt khác. Trên lý thuyết, tế bào năng lượng này có thể được đính lên bất cứ bề mặt nào bằng băng keo 2 mặt, nghĩa là bạn có thể đặt nó lên mũ bảo hộ, điện thoại di động, cửa sổ, các thiết bị điện tử cầm tay, mái nhà, quần áo...

Phát minh mới về tế bào quang điện (Solar Cell)

Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho hay đã phát minh được một dạng tế bào năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới mà theo lý thuyết, có khả năng dán dính vào bất cứ bề mặt nào.

Tế bào quang năng


Chuyên gia Chi Hwan Lee của đại học trên cho hay nhóm của ông đã vượt qua thách thức lâu nay trong lĩnh vực điện mặt trời, đó là các tế bào năng lượng đều khô cứng, khiến luôn bị giới hạn dưới dạng các bảng năng lượng nặng nề.

Cụ thể, các tấm phim mỏng thường được cố định trên các bề mặt cứng làm từ hỗn hợp silicon và thủy tinh. Với phiên bản “lột và dán” của Đại học Stanford, bản phim tế bào quang năng mỏng và dẻo, giúp giảm chi phí cũng như làm nhẹ đi trọng lượng của bảng năng lượng, theo thông cáo báo chí trên website của Đại học Stanford.

Các nhà nghiên cứu cho hay đã dán dính thành công bản phim lên giấy, nhựa và cửa kính, trong số những bề mặt khác. Trên lý thuyết, tế bào năng lượng này có thể được đính lên bất cứ bề mặt nào bằng băng keo 2 mặt, nghĩa là bạn có thể đặt nó lên mũ bảo hộ, điện thoại di động, cửa sổ, các thiết bị điện tử cầm tay, mái nhà, quần áo...

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Đức tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo


Chính phủ Đức vừa cho biết việc nước này rút khỏi lĩnh vực năng lượng điện hạt nhân để hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo, bất chấp những lo ngại xung quanh vấn đề nguồn cung có thể thiếu hụt và chi phí gia tăng đối với người tiêu dùng.

Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí xây dựng ba hệ thống đường dây tải điện lớn, cũng như thúc đẩy những kế hoạch có thêm các toà nhà tiết kiệm năng lượng.



Chính phủ Đức đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima xảy ra năm 2011 tại Nhật Bản và giảm sự phụ thuộc đối với nhiên liệu hoá thạch. Thay vào đó, Đức muốn các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió đáp ứng 35% nhu cầu năng lượng vào năm 2020 và tỷ trọng này có thế sẽ tăng lên 80% vào năm 2050
.
Các chuyên gia nói rằng sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đã có tiến triển, song cũng cảnh báo về việc cần mở rộng nhanh chóng các mạng lưới điện nhằm đảm bảo nguồn cung.

Trước đó, Nội các Đức đã phê chuẩn việc xây dựng ba hệ thống đường dây tải điện chính để chuyển năng lượng gió được sản xuất từ miền Bắc tới phía Tây và Nam nước Đức. Đồng thời thông qua một khoản ngân sách 300 triệu euro (398 triệu USD)/năm, cho một quỹ trị giá 1,8 tỷ euro nhằm cải thiện các toà nhà và đảm bảo việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Hồi tháng Mười, các nhà khai thác mạng lưới điện cho biết họ sẽ tăng giá điện tiêu dùng thêm gần 50% để hỗ trợ năng lượng tái tạo khi đất nước từng bước từ bỏ điện hạt nhân./.

Đức tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Chính phủ Đức vừa cho biết việc nước này rút khỏi lĩnh vực năng lượng điện hạt nhân để hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo, bất chấp những lo ngại xung quanh vấn đề nguồn cung có thể thiếu hụt và chi phí gia tăng đối với người tiêu dùng.

Nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí xây dựng ba hệ thống đường dây tải điện lớn, cũng như thúc đẩy những kế hoạch có thêm các toà nhà tiết kiệm năng lượng.





Chính phủ Đức đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima xảy ra năm 2011 tại Nhật Bản và giảm sự phụ thuộc đối với nhiên liệu hoá thạch. Thay vào đó, Đức muốn các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió đáp ứng 35% nhu cầu năng lượng vào năm 2020 và tỷ trọng này có thế sẽ tăng lên 80% vào năm 2050.

Các chuyên gia nói rằng sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đã có tiến triển, song cũng cảnh báo về việc cần mở rộng nhanh chóng các mạng lưới điện nhằm đảm bảo nguồn cung.

Trước đó, Nội các Đức đã phê chuẩn việc xây dựng ba hệ thống đường dây tải điện chính để chuyển năng lượng gió được sản xuất từ miền Bắc tới phía Tây và Nam nước Đức. Đồng thời thông qua một khoản ngân sách 300 triệu euro (398 triệu USD)/năm, cho một quỹ trị giá 1,8 tỷ euro nhằm cải thiện các toà nhà và đảm bảo việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Hồi tháng Mười, các nhà khai thác mạng lưới điện cho biết họ sẽ tăng giá điện tiêu dùng thêm gần 50% để hỗ trợ năng lượng tái tạo khi đất nước từng bước từ bỏ điện hạt nhân./.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Giá điện có thể tăng 4 lần trong năm 2013

“Từ năm 2013, cứ 3 tháng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải tính toán lại giá điện 1 lần theo đúng Thông tư số 24"- ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng Giám đốc EVN khẳng định.

Như vậy, năm 2013, giá điện có thể sẽ phải tăng 4 lần chứ không chỉ 2 lần (tháng 7 và tháng 12) như năm 2012.

Lý giải về sự tăng giá này, ông Tri cho biết, năm 2013, EVN lo nước miền Trung thiếu hụt sẽ làm thiếu hụt 1,5 tỷ kWh điện buộc EVN phải chạy dầu, nếu vậy chi phí sẽ tăng thêm 6.000-7.000 tỷ đồng, càng đẩy áp lực tăng giá điện cho EVN.










Giá điện tăng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hộ nghèo (ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, việc tăng giá nhiều lần trong năm 2013 còn bởi để tập đoàn này bù lỗ do trong các lần tăng giá điện vừa qua còn "rất khiêm tốn" (mới được 3.000 tỷ/26.000 tỷ đồng, chưa nói lỗ phát sinh). Chưa kể, các chi phí đầu vào như than, khí... cũng sẽ tăng theo lộ trình để tiến tới giá thị trường càng làm cho EVN có cớ để tăng mạnh giá điện tới đây.

Bình luận về kế hoạch tăng giá điện năm 2013, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, EVN nói vai trò của mình chỉ là mua - bán điện, mua cao thì phải bán giá cao, chi phí tăng thì phải tăng giá điện là chỉ "nghĩ đến mình". Chưa kể, người dân phải chịu sự tăng giá gián tiếp nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác do giá điện tăng lên. "Nếu năm 2013, giá điện cứ 3 tháng điều chỉnh một lần trong khi kinh tế khó khăn sẽ là gánh nặng không thể chống đỡ của cả nền kinh tế và người dân"- ông Doanh khẳng định.

Bà Phạm Chi Lan-chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chúng ta mới chỉ điều chỉnh tăng giá điện tổng cộng 10% hai lần trong năm nay mà đã gây khó khăn rất nhiều cho nền kinh tế, cho sản xuất và đời sống của người dân; nên tới đây nếu tăng giá điện tới 4 lần, mỗi lần 5% thì không biết sẽ tác động ra sao(?!). Chưa kể, giá điện có thể còn tăng trên 5%.

Còn ông Trần Viết Ngãi-Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN thì nói rằng, hiện nay giá điện vẫn chưa công khai, minh bạch. "Nếu EVN muốn tăng giá điện 3 tháng/lần thì tập đoàn này cũng phải công bố giá thành điện 3 tháng/lần để người dân nắm rõ" - ông Ngãi nói.

Ông Ngãi cho rằng, nếu cứ giữ cấu trúc ngành điện như hiện nay với mô hình người mua, người bán và người điều hành là một thì khó đạt được sự minh bạch, không thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và không vận hành được giá điện theo cơ chế thị trường..

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện

Việc vay vốn ODA để đầu tư các công trình điện nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì con cháu của chúng ta có nguy cơ phải “còng lưng” làm để trả nợ



Công luận đang xôn xao trước thông tin theo hạch toán, năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi khoảng 4.000 tỉ đồng nhưng tổng lỗ năm 2010 và 2011 cộng lại là 11.000 tỉ đồng; phần lãi của năm nay sẽ bù lỗ 3.500 tỉ đồng cho năm trước; bởi vậy, phải tiếp tục tăng giá điện lên 5%. Có thể hiểu rằng việc tăng giá điện là qua quá trình tính toán chi tiết và cân nhắc của EVN trước khi đề xuất các bộ liên quan và Chính phủ phê duyệt.


Còn độc quyền thì còn tùy tiện


Kêu ca của người tiêu dùng, giải thích của EVN - ai cũng có lý cả. Có điều dễ thấy rõ là với mô hình doanh nghiệp Nhà nước nói chung thì cứ mập mờ vai trò kinh doanh (để giải thích về tính tự chủ của doanh nghiệp khi có vẻ đang thắng thế và chi tiêu quá tay) của một doanh nghiệp với vai trò xã hội (để giải thích khi làm ăn thất bát). Riêng một số tập đoàn (như EVN) thì còn độc quyền sẽ còn sự tùy tiện và khi không có cạnh tranh thì khó nói tới hiệu quả.


Đứng về góc độ người tiêu dùng, việc tăng giá điện tại thời điểm cận Tết Nguyên đán là gây khó khăn thêm cho người dân, bởi vì gần cả năm qua, họ đã quá chật vật với tình hình kinh tế khó khăn; nhiều người bị thất nghiệp, đồng lương thực tế giảm do vật giá leo thang hằng ngày…


Công nhân thuộc EVN cải tạo lưới điện trên đường Lý Thái Tổ, quận 10 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


Dưới góc độ khoa học, có thể thấy cách tính hạch toán của EVN không giống ai vì lãi của một năm sao lại để trả cho các năm lỗ trước đây? Lãi cần được tích tụ trong một số năm để trả dần nợ ngân hàng nếu lỗ thật. Nếu giá điện không tăng thì năm sau lại có thể lãi 4.000 tỉ đồng nữa, nếu trả hết nợ rồi thì có giảm giá điện không? Phân tích, đối chiếu với biểu đồ so sánh giữa đường tăng trưởng về điện thì rất trớ trêu là chẳng có tương quan gì đến đường biểu thị tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2009!

Hiệu quả năng lượng thấp

Điện chỉ là một trong các thành phần của năng lượng, bên cạnh dầu, khí, than. Một trong những chỉ số để đánh giá mức hiệu quả năng lượng là cường độ năng lượng (CĐNL), tính bằng lượng năng lượng cần thiết để sản sinh ra một đơn vị GDP. Năm 2006, CĐNL của Việt Nam là 5.938 KWh/1.000 USD, hơn gấp đôi so với trung bình thế giới là 2.920 KWh/1.000 USD.


Trong các nước phát triển thì Nhật Bản đứng đầu về hiệu quả năng lượng với CĐNL năm 2006 là 1.280 KWh/1.000 USD; tức hiệu quả năng lượng của Nhật gấp 4,6 lần của Việt Nam (tính từ số liệu của U.S Energy Information Administration 2009). Thực ra, điều đáng lo hơn là theo số liệu của Bộ Công Thương, CĐNL của Việt Nam lại có khuynh hướng tăng lên chứ không giảm xuống. Một trong những biện pháp làm giảm CĐNL của quốc gia chính là tiết kiệm điện.


Hiện tại, giá điện của Việt Nam thấp hơn giá điện của các nước trong khu vực nhưng lại không theo sự điều tiết của thị trường đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho công việc tái đầu tư các dự án nguồn và lưới điện, không khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư các công trình năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, pin mặt trời...). Năm 2012 là năm tương đối khó khăn của ngành điện trong việc thu xếp vốn cho các dự án nguồn và lưới điện. Việc vay vốn ODA để đầu tư các công trình điện nếu không được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và đầy đủ thì con cháu của chúng ta có nguy cơ phải “còng lưng” làm để trả nợ!

Giá các sản phẩm độc quyền (điện, xăng, than) của Việt Nam hiện đang thuộc loại thấp nhất thế giới, do đó gây ra nhiều vấn đề, điển hình là: Khuyến khích sử dụng điện quá mức (sản xuất thép, xi măng giá điện rẻ); không khuyến khích đầu tư; phí phạm ngân sách rất lớn vì bù lỗ và cho phép các công ty độc quyền này đầu tư ngoài ngành hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên như khai thác loạn thủy điện... Theo tính toán của chuyên gia Vũ Quang Việt, để sử dụng điện tạo ra 1 USD GDP thì Việt Nam tốn gấp 3-4 lần so với Philippines, Singapore và cao hơn nữa so với Úc. Không những thế, mức độ tốn kém ngày càng tăng và hệ số dùng cao nhất châu Á.


Đừng để EVN phù phép làm giàu


Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô nhằm bảo vệ người tiêu dùng; không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời, không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp trực tiếp, tùy tiện của cơ quan Nhà nước. Để việc điều chỉnh giá không bị can thiệp chính trị, các nước trên thế giới đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ thuật.

EVN tiếp tục muốn độc quyền nhưng lại không muốn bị kiểm soát, để họ có thể đem tiền đầu tư ra ngoài ngành. Người dân thì chỉ muốn giá rẻ. Có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề năng lượng, hoặc là tăng cung hoặc là giảm cầu bằng cách tăng hiệu năng. Cầu khó giảm và hiệu năng khó tăng nếu như giá năng lượng rẻ như hiện nay.


Điều này chưa được phân tích kỹ lưỡng ở Việt Nam vì không thấy nơi nào cung cấp đủ số liệu đáng tin cậy. Nhưng cách tính của EVN như nói ở trên thì chẳng khác nào đời cha đi đánh bạc thua, bắt đời con trả nợ vậy. Công ty Nhà nước nào cũng làm vậy thì toàn dân phải oằn lưng làm trả nợ cho các tập đoàn, tổng công ty và cả các ngân hàng thương mại quốc doanh, không biết đời kiếp nào mới hết nợ.


Trên công luận, các chuyên gia, người dân góp ý, hiến kế đã nhiều. Chính phủ và EVN cần nghiên cứu tiếp thu đưa ra giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Có thể còn nhiều biến số ẩn chưa được rõ. Giá điện thấp thì không khuyến khích đầu tư sẽ dẫn đến thiếu điện, giá cao thì lại quá sức chịu đựng của người dân và ảnh hưởng đến nhiều thứ vì điện cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Đương nhiên, cũng khó chấp nhận cung cách điều hành giật cục không chỉ của EVN mà của nhiều ngành khác.










“Bóng ma” thuế, phí

Nhìn vào bức tranh tổng thể là ngân sách không đủ chi nhiều khoản, người dân lại lo lắng giá đủ thứ mặt hàng sẽ tăng và “đẻ” thêm các loại phí giao thông để bù lại. Hiện nay, nhiều địa phương đang gặp khó khăn về tiền trả lương cho cán bộ phường, xã do doanh nghiệp đóng cửa, bà con tiểu thương làm ăn không có lãi và hầu như không thu được phí trước bạ chuyển nhượng đất đai. Liệu sẽ còn nhiều loại phí khác ra đời trong năm 2013 theo hướng này?










Lời thì hưởng, lỗ bắt dân chịu!

Hầu hết bạn đọc rất bức xúc trước việc tăng giá điện. Tình hình kinh tế đang khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp ngày càng nhiều, sức mua của thị trường giảm mà tăng giá điện thì rất khổ cho người dân.

Bạn đọc Lê Bằng phân tích: “Hiện nay, các doanh nghiệp đang đau đầu về việc tăng lương định kỳ cho công nhân. Hàng hóa thì tồn kho, nợ đọng ngân hàng chưa trả hết... TPHCM và các tỉnh có KCN đang vận động chủ nhà trọ không tăng giá nhà trọ cho công nhân vậy mà ngành điện lưc lại tăng giá. Ngành điện đang có lãi lớn, lương của ngành điện cao thì hãy nghĩ cho người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ một chút đi”.

Bạn đọc Sao Mai bày tỏ: “Lương chưa kịp tăng, giá điện lại tăng rồi. Ngành điện lấy cớ gì để tăng giá bán điện trong lúc này, trong khi ngành này hoạt động bằng nguồn lợi thiên nhiên sẵn có. Nhiều năm qua, hàng loạt dự án phá rừng làm thủy điện thì ai hưởng lợi chứ người dân luôn chịu thua thiệt vì phải mua điện theo giá bán tùy hứng của ngành điện. “Ông” giao thông thu phí, “ông” điện lực tăng giá, vật giá sẽ ồ ạt tăng theo, làm sao ngăn chặn được lạm phát”.

Trước lý lẽ của ngành điện là tăng giá để trả nợ cho những năm trước, bạn đọc Lê An cho biết: “Thật là phi lý. Tại sao người dân phải gánh chịu khoản bù lỗ ở những năm trước do EVN đầu tư chứng khoán, bất động sản? Nếu đầu tư sai dẫn đến thua lỗ thì lãnh đạo EVN phải móc tiền túi ra mà đền, thậm chí phải bị truy cứu trách nhiệm. Kinh doanh bị lỗ thì không được phép bắt người dân - cũng là khách hàng gánh nợ cho EVN? Đó là điều không thể chấp nhận”.

Bạn đọc Trương Văn Quận dẫn chứng thêm: “Đâu chỉ có giá điện tăng mà còn các thứ khác cũng tăng theo. Lập luận như Bộ Công Thương và EVN là tăng giá điện, người dân không bị tác động lớn trong sinh hoạt, chỉ có chịu thêm mỗi tháng vài chục ngàn thì chúng tôi nói thẳng rằng các ông nói “bừa” và bất chấp nỗi khổ của người dân. Chỉ có kinh doanh theo kiểu độc quyền Nhà nước mới có chuyện này”.

Phạm Hồ




TS TÔ VĂN TRƯỜNG

EVN tiếp tục đề xuất tăng giá điện


Việc vay vốn ODA để đầu tư các công trình điện nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì con cháu của chúng ta có nguy cơ phải “còng lưng” làm để trả nợ

Công luận đang xôn xao trước thông tin theo hạch toán, năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi khoảng 4.000 tỉ đồng nhưng tổng lỗ năm 2010 và 2011 cộng lại là 11.000 tỉ đồng; phần lãi của năm nay sẽ bù lỗ 3.500 tỉ đồng cho năm trước; bởi vậy, phải tiếp tục tăng giá điện lên 5%. Có thể hiểu rằng việc tăng giá điện là qua quá trình tính toán chi tiết và cân nhắc của EVN trước khi đề xuất các bộ liên quan và Chính phủ phê duyệt.
Còn độc quyền thì còn tùy tiện
Kêu ca của người tiêu dùng, giải thích của EVN - ai cũng có lý cả. Có điều dễ thấy rõ là với mô hình doanh nghiệp Nhà nước nói chung thì cứ mập mờ vai trò kinh doanh (để giải thích về tính tự chủ của doanh nghiệp khi có vẻ đang thắng thế và chi tiêu quá tay) của một doanh nghiệp với vai trò xã hội (để giải thích khi làm ăn thất bát). Riêng một số tập đoàn (như EVN) thì còn độc quyền sẽ còn sự tùy tiện và khi không có cạnh tranh thì khó nói tới hiệu quả.
Đứng về góc độ người tiêu dùng, việc tăng giá điện tại thời điểm cận Tết Nguyên đán là gây khó khăn thêm cho người dân, bởi vì gần cả năm qua, họ đã quá chật vật với tình hình kinh tế khó khăn; nhiều người bị thất nghiệp, đồng lương thực tế giảm do vật giá leo thang hằng ngày…
Công nhân thuộc EVN cải tạo lưới điện trên đường Lý Thái Tổ, quận 10 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Dưới góc độ khoa học, có thể thấy cách tính hạch toán của EVN không giống ai vì lãi của một năm sao lại để trả cho các năm lỗ trước đây? Lãi cần được tích tụ trong một số năm để trả dần nợ ngân hàng nếu lỗ thật. Nếu giá điện không tăng thì năm sau lại có thể lãi 4.000 tỉ đồng nữa, nếu trả hết nợ rồi thì có giảm giá điện không? Phân tích, đối chiếu với biểu đồ so sánh giữa đường tăng trưởng về điện thì rất trớ trêu là chẳng có tương quan gì đến đường biểu thị tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2009!
Hiệu quả năng lượng thấp
Điện chỉ là một trong các thành phần của năng lượng, bên cạnh dầu, khí, than. Một trong những chỉ số để đánh giá mức hiệu quả năng lượng là cường độ năng lượng (CĐNL), tính bằng lượng năng lượng cần thiết để sản sinh ra một đơn vị GDP. Năm 2006, CĐNL của Việt Nam là 5.938 KWh/1.000 USD, hơn gấp đôi so với trung bình thế giới là 2.920 KWh/1.000 USD.
 
Trong các nước phát triển thì Nhật Bản đứng đầu về hiệu quả năng lượng với CĐNL năm 2006 là 1.280 KWh/1.000 USD; tức hiệu quả năng lượng của Nhật gấp 4,6 lần của Việt Nam (tính từ số liệu của U.S Energy Information Administration 2009). Thực ra, điều đáng lo hơn là theo số liệu của Bộ Công Thương, CĐNL của Việt Nam lại có khuynh hướng tăng lên chứ không giảm xuống. Một trong những biện pháp làm giảm CĐNL của quốc gia chính là tiết kiệm điện.
Hiện tại, giá điện của Việt Nam thấp hơn giá điện của các nước trong khu vực nhưng lại không theo sự điều tiết của thị trường đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho công việc tái đầu tư các dự án nguồn và lưới điện, không khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư các công trình năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, pin mặt trời...). Năm 2012 là năm tương đối khó khăn của ngành điện trong việc thu xếp vốn cho các dự án nguồn và lưới điện. Việc vay vốn ODA để đầu tư các công trình điện nếu không được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và đầy đủ thì con cháu của chúng ta có nguy cơ phải “còng lưng” làm để trả nợ!
Giá các sản phẩm độc quyền (điện, xăng, than) của Việt Nam hiện đang thuộc loại thấp nhất thế giới, do đó gây ra nhiều vấn đề, điển hình là: Khuyến khích sử dụng điện quá mức (sản xuất thép, xi măng giá điện rẻ); không khuyến khích đầu tư; phí phạm ngân sách rất lớn vì bù lỗ và cho phép các công ty độc quyền này đầu tư ngoài ngành hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên như khai thác loạn thủy điện... Theo tính toán của chuyên gia Vũ Quang Việt, để sử dụng điện tạo ra 1 USD GDP thì Việt Nam tốn gấp 3-4 lần so với Philippines, Singapore và cao hơn nữa so với Úc. Không những thế, mức độ tốn kém ngày càng tăng và hệ số dùng cao nhất châu Á.
Đừng để EVN phù phép làm giàu
Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô nhằm bảo vệ người tiêu dùng; không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời, không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp trực tiếp, tùy tiện của cơ quan Nhà nước. Để việc điều chỉnh giá không bị can thiệp chính trị, các nước trên thế giới đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ thuật.
EVN tiếp tục muốn độc quyền nhưng lại không muốn bị kiểm soát, để họ có thể đem tiền đầu tư ra ngoài ngành. Người dân thì chỉ muốn giá rẻ. Có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề năng lượng, hoặc là tăng cung hoặc là giảm cầu bằng cách tăng hiệu năng. Cầu khó giảm và hiệu năng khó tăng nếu như giá năng lượng rẻ như hiện nay.
 
Điều này chưa được phân tích kỹ lưỡng ở Việt Nam vì không thấy nơi nào cung cấp đủ số liệu đáng tin cậy. Nhưng cách tính của EVN như nói ở trên thì chẳng khác nào đời cha đi đánh bạc thua, bắt đời con trả nợ vậy. Công ty Nhà nước nào cũng làm vậy thì toàn dân phải oằn lưng làm trả nợ cho các tập đoàn, tổng công ty và cả các ngân hàng thương mại quốc doanh, không biết đời kiếp nào mới hết nợ.
Trên công luận, các chuyên gia, người dân góp ý, hiến kế đã nhiều. Chính phủ và EVN cần nghiên cứu tiếp thu đưa ra giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Có thể còn nhiều biến số ẩn chưa được rõ. Giá điện thấp thì không khuyến khích đầu tư sẽ dẫn đến thiếu điện, giá cao thì lại quá sức chịu đựng của người dân và ảnh hưởng đến nhiều thứ vì điện cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Đương nhiên, cũng khó chấp nhận cung cách điều hành giật cục không chỉ của EVN mà của nhiều ngành khác.
“Bóng ma” thuế, phí
Nhìn vào bức tranh tổng thể là ngân sách không đủ chi nhiều khoản, người dân lại lo lắng giá đủ thứ mặt hàng sẽ tăng và “đẻ” thêm các loại phí giao thông để bù lại. Hiện nay, nhiều địa phương đang gặp khó khăn về tiền trả lương cho cán bộ phường, xã do doanh nghiệp đóng cửa, bà con tiểu thương làm ăn không có lãi và hầu như không thu được phí trước bạ chuyển nhượng đất đai. Liệu sẽ còn nhiều loại phí khác ra đời trong năm 2013 theo hướng này?
Lời thì hưởng, lỗ bắt dân chịu!
Hầu hết bạn đọc rất bức xúc trước việc tăng giá điện. Tình hình kinh tế đang khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp ngày càng nhiều, sức mua của thị trường giảm mà tăng giá điện thì rất khổ cho người dân.
Bạn đọc Lê Bằng phân tích: “Hiện nay, các doanh nghiệp đang đau đầu về việc tăng lương định kỳ cho công nhân. Hàng hóa thì tồn kho, nợ đọng ngân hàng chưa trả hết... TPHCM và các tỉnh có KCN đang vận động chủ nhà trọ không tăng giá nhà trọ cho công nhân vậy mà ngành điện lưc lại tăng giá. Ngành điện đang có lãi lớn, lương của ngành điện cao thì hãy nghĩ cho người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ một chút đi”.
Bạn đọc Sao Mai bày tỏ: “Lương chưa kịp tăng, giá điện lại tăng rồi. Ngành điện lấy cớ gì để tăng giá bán điện trong lúc này, trong khi ngành này hoạt động bằng nguồn lợi thiên nhiên sẵn có. Nhiều năm qua, hàng loạt dự án phá rừng làm thủy điện thì ai hưởng lợi chứ người dân luôn chịu thua thiệt vì phải mua điện theo giá bán tùy hứng của ngành điện. “Ông” giao thông thu phí, “ông” điện lực tăng giá, vật giá sẽ ồ ạt tăng theo, làm sao ngăn chặn được lạm phát”.
Trước lý lẽ của ngành điện là tăng giá để trả nợ cho những năm trước, bạn đọc Lê An cho biết: “Thật là phi lý. Tại sao người dân phải gánh chịu khoản bù lỗ ở những năm trước do EVN đầu tư chứng khoán, bất động sản? Nếu đầu tư sai dẫn đến thua lỗ thì lãnh đạo EVN phải móc tiền túi ra mà đền, thậm chí phải bị truy cứu trách nhiệm. Kinh doanh bị lỗ thì không được phép bắt người dân - cũng là khách hàng gánh nợ cho EVN? Đó là điều không thể chấp nhận”.
Bạn đọc Trương Văn Quận dẫn chứng thêm: “Đâu chỉ có giá điện tăng mà còn các thứ khác cũng tăng theo. Lập luận như Bộ Công Thương và EVN là tăng giá điện, người dân không bị tác động lớn trong sinh hoạt, chỉ có chịu thêm mỗi tháng vài chục ngàn thì chúng tôi nói thẳng rằng các ông nói “bừa” và bất chấp nỗi khổ của người dân. Chỉ có kinh doanh theo kiểu độc quyền Nhà nước mới có chuyện này”.
Phạm Hồ

TS TÔ VĂN TRƯỜNG

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Trung Quốc tìm lối ra cho ngành công nghiệp pin mặt trời trong nước

Trung Quốc, quốc gia sản xuất tấm thu panel năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh thuế quan nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời dựa trên điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Đây cũng là biện pháp mới nhất của chính phủ nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang trên đà sụt giảm.

Theo thông báo chính thức từ website của văn phòng chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ký quyết định hỗ trợ thuế quan đối với các dự án sử dụng điện năng lượng mặt trời tương tự như đã làm với các nhà máy điện gió.

Sự thay đổi này là nỗ lực mới nhất của Chính phủ nhằm giúp ngành công nghiệp đối phó với hiện tượng giá cả và doanh thu xuất khẩu giảm mạnh do những chính sách áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm panel năng lượng mặt trời của Chính phủ EU và Mỹ. Thuế thoái thu được cho là giải pháp cứu cánh cho thị trường quang điện nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng trong nước trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

 









Công nhân tại nhiều nhà máy quang điện đang đối mặt với thất nghiệp

 

Thuế thoái thu có thể thay đổi theo từng địa phương tùy thuộc vào điều kiện bức xạ tự nhiên, Ông Vương Tiểu Hằng, một nhà phân tích tài chính năng lượng của Bloomberg tại Bắc Kinh cho hay : "Đó là ít có khả năng thuế thoái thu hiện hành là 1 Nhân dân tệ được hoàn trả cho các địa phương ở phía Tây Trung Quốc vào năm 2014, trong khi đó tỷ lệ cho các khu vực ít nắng có thể nhận được cao hơn do các ứng dụng cho cộng đồng".

Trung Quốc đã ban hành khung giá điện cho ngành năng lượng điện mặt trời từ năm ngoái để khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch tại quốc gia này. Hiện tại, giá mua lại điện mặt trời của nhà nước đang tương đương với giá mua lại điện từ điện gió.

Chính phủ cũng cho biết đang cân nhắc khả năng mua lại hoặc sát nhập các nhà máy sản xuất tấm pin panel năng lượng mặt trời.  Doanh thu của ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đã sụt giảm hơn 50% do không xuất khẩu được sang thị trường EU và Mỹ. Trong khi đó tại thị trường nội địa, lượng cung đã vượt quá cầu, số lượng hàng tồn kho là rất lớn. Nhiều nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời đã phải đóng cửa ngừng sản xuất hoặc đang trên bờ vực phá sản.

Chính phủ Trung Quốc cũng có kế hoạch cho các nước trong khu vực Asean vay vốn ODA để phát triển điện năng lượng mặt trời nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp đang sụt giảm mạnh trong nước, nhưng động thái này cũng đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ Đức và Nhật Bản. Nhật Bản vừa cam kết hỗ trợ hơn 10 tỷ USD vốn ODA cho các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2013 nhằm phát triển năng lượng sạch.

 

Trích nguồn : Bloomberg

Trung Quốc tìm lối ra cho ngành công nghiệp pin mặt trời trong nước

Trung Quốc, quốc gia sản xuất tấm thu panel năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh thuế quan nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời dựa trên điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Đây cũng là biện pháp mới nhất của chính phủ nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang trên đà sụt giảm.

Theo thông báo chính thức từ website của văn phòng chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ký quyết định hỗ trợ thuế quan đối với các dự án sử dụng điện năng lượng mặt trời tương tự như đã làm với các nhà máy điện gió.

Sự thay đổi này là nỗ lực mới nhất của Chính phủ nhằm giúp ngành công nghiệp đối phó với hiện tượng giá cả và doanh thu xuất khẩu giảm mạnh do những chính sách áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm panel năng lượng mặt trời của Chính phủ EU và Mỹ. Thuế thoái thu được cho là giải pháp cứu cánh cho thị trường quang điện nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng trong nước trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Công nhân tại nhiều nhà máy quang điện đang đối mặt với thất nghiệp

Thuế thoái thu có thể thay đổi theo từng địa phương tùy thuộc vào điều kiện bức xạ tự nhiên, Ông Vương Tiểu Hằng, một nhà phân tích tài chính năng lượng của Bloomberg tại Bắc Kinh cho hay : "Đó là ít có khả năng thuế thoái thu hiện hành là 1 Nhân dân tệ được hoàn trả cho các địa phương ở phía Tây Trung Quốc vào năm 2014, trong khi đó tỷ lệ cho các khu vực ít nắng có thể nhận được cao hơn do các ứng dụng cho cộng đồng".

Trung Quốc đã ban hành khung giá điện cho ngành năng lượng điện mặt trời từ năm ngoái để khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch tại quốc gia này. Hiện tại, giá mua lại điện mặt trời của nhà nước đang tương đương với giá mua lại điện từ điện gió.

Chính phủ cũng cho biết đang cân nhắc khả năng mua lại hoặc sát nhập các nhà máy sản xuất tấm pin panel năng lượng mặt trời.  Doanh thu của ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc đã sụt giảm hơn 50% do không xuất khẩu được sang thị trường EU và Mỹ. Trong khi đó tại thị trường nội địa, lượng cung đã vượt quá cầu, số lượng hàng tồn kho là rất lớn. Nhiều nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời đã phải đóng cửa ngừng sản xuất hoặc đang trên bờ vực phá sản.

Chính phủ Trung Quốc cũng có kế hoạch cho các nước trong khu vực Asean vay vốn ODA để phát triển điện năng lượng mặt trời nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp đang sụt giảm mạnh trong nước, nhưng động thái này cũng đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ Đức và Nhật Bản. Nhật Bản vừa cam kết hỗ trợ hơn 10 tỷ USD vốn ODA cho các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2013 nhằm phát triển năng lượng sạch.

Trích nguồn : Bloomberg

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Softbank phát triển điện mặt trời từ mái nhà của người dân

Tập đoàn Softbank, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ 3 tại Nhật, sẽ lắp đặt các tấm panel pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của 1000 hộ dân trên khắp đất nước nhằm tận dụng chương trình ưu đãi của chính phủ về năng lượng sạch.

Theo thông báo chính thức từ Tokyo, trụ sở chính của Softbank, cho biết hệ thống sẽ sử dụng các tấm panel năng lượng mặt trời của Sharp và các thiết bị khác của Tập đoàn năng lượng Suntech. Toàn bộ điện năng được tạo ra từ các mái nhà của người dân sẽ được bán lại cho Chính phủ.









Các tấm panel pin mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà tại Hokaido, Nhật Bản

Softbank sẽ trả 15% lợi nhuận cho các chủ của ngôi nhà cho thuê sân thượng và họ có quyền giữ lại toàn bộ hệ thống sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm, Ông Fumihide Tomizawa, một quan chức phụ trách dự án này của Softbank tiết lộ trong cuộc họp báo.

Cũng theo ông Tomizawa, toàn bộ các tấm panel năng lượng mặt trời lắp đặt trên 1.000 mái nhà sẽ tạo ra 4MW điện năng hòa vào lưới điện quốc gia. Softbank sẽ chính thức triển khai dự án từ ngày 21/12 này.

Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng chương trình thuế thoái thu từ tháng 7 năm nay, trong đó có yêu cầu các công ty điện lực mua điện với giá cao hơn thị trường đối với các nguồn điện năng lượng tái tạo và miễn giảm một số thuế đối với người dân sử dụng năng lượng sạch. Hiện tại chính phủ đang mua lại điện được sản xuất từ điện mặt trời vời giá là 42 Yên (tương đương 50 cent USD) cho mỗi KWh trong vòng 20 năm.

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Softbank phát triển điện mặt trời từ mái nhà của người dân

Tập đoàn Softbank, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ 3 tại Nhật, sẽ lắp đặt các tấm panel pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của 1000 hộ dân trên khắp đất nước nhằm tận dụng chương trình ưu đãi của chính phủ về năng lượng sạch.

Theo thông báo chính thức từ Tokyo, trụ sở chính của Softbank, cho biết hệ thống sẽ sử dụng các tấm panel năng lượng mặt trời của Sharp và các thiết bị khác của Tập đoàn năng lượng Suntech. Toàn bộ điện năng được tạo ra từ các mái nhà của người dân sẽ được bán lại cho Chính phủ.

Các tấm panel pin mặt trời được lắp đặt trên các mái nhà tại Hokaido, Nhật Bản

Softbank sẽ trả 15% lợi nhuận cho các chủ của ngôi nhà cho thuê sân thượng và họ có quyền giữ lại toàn bộ hệ thống sau khi hết hạn hợp đồng 20 năm, Ông Fumihide Tomizawa, một quan chức phụ trách dự án này của Softbank tiết lộ trong cuộc họp báo.

Cũng theo ông Tomizawa, toàn bộ các tấm panel năng lượng mặt trời lắp đặt trên 1.000 mái nhà sẽ tạo ra 4MW điện năng hòa vào lưới điện quốc gia. Softbank sẽ chính thức triển khai dự án từ ngày 21/12 này.

Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng chương trình thuế thoái thu từ tháng 7 năm nay, trong đó có yêu cầu các công ty điện lực mua điện với giá cao hơn thị trường đối với các nguồn điện năng lượng tái tạo và miễn giảm một số thuế đối với người dân sử dụng năng lượng sạch. Hiện tại chính phủ đang mua lại điện được sản xuất từ điện mặt trời vời giá là 42 Yên (tương đương 50 cent USD) cho mỗi KWh trong vòng 20 năm.

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Indonesia sử dụng điện năng lượng mặt trời để cắt giảm nợ công

Indonesia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lợi thế tự nhiên rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng các nhà hoạt động xã hội và chuyên gia lại cho rằng chính phủ đã không tận dụng hết lợi thế tiềm tàng này để khai thác có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của đất nước.

Tháng 10 năm nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã thực hiện một tuyên bố yêu cầu Chính phủ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công bằng cách đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời mà có thể truyền tải điện đi khắp Châu Âu.

Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và triển khai dễ dàng nhất, các tấm panel năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (quang năng) và biến đổi chúng thành điện năng. Trong khi đó các nhà máy nhiệt mặt trời tập trung thì lại sử dụng các tấm gương mặt trời để làm nóng chất lỏng, tạo hơi nước để quay các tuabin tạo ra điện năng. Do vậy đầu tư cho nhà máy nhiệt mặt trời tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy sử dụng pin mặt trời.

 










Sử dụng đèn đường năng lượng mặt trời tại thủ đô Jakarta



 

Theo báo cáo của Ngân hàng TW Indonesia tháng 9 năm 2012, tổng nợ công của chính phủ là 244 triệu USD. Indonesia có thể sử dụng các dự án điện mặt trời để bán điện cho các nước cho vay. Mặc dù cần thêm tiền đầu tư, trung bình 250,000 USD/km, cho dây dẫn truyền tải điện , nhưng nếu triển khai thành công thì đây thực sự là dự án có giá trị kinh tế và xã hội cao. Chính vì vậy, chính phủ Indonesia cần phải cân đối lại các khoản nợ công bằng việc cơ cấu lại các khoản đầu tư cho giáo dục và y tế. Dự án điện năng lượng mặt trời không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động.

Indonesia cũng có kế hoạch nâng tỷ trọng điện năng lượng tái tạo từ 7% lên 25% trong cơ cấu điện của nước này vào năm 2025. Hiện tại tổng công suất điện năng lượng mặt trời của Indonesia đạt 6,7GW. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng điện mặt trời của Indonesia trung bình là 4.8Kwh/m2/ngày, đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước khác trong khu vực.

Thông qua dự án này, Indonesia cũng có thể cải thiện an ninh năng lượng quốc gia bằng cách đa dạng các nguồn cung ngoài thủy điện và nhiệt điện. Để thực hiện mục tiêu đề ra, chính phủ Indonesia đang kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế có uy tín tham gia vào thị trường đầy hứa hẹn này. Đây có lẽ là một quyết định đúng đắn của Indonesia trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

 

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Indonesia có thể giảm nợ công bằng cách sử dụng điện mặt trời

Indonesia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lợi thế tự nhiên rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng các nhà hoạt động xã hội và chuyên gia lại cho rằng chính phủ đã không tận dụng hết lợi thế tiềm tàng này để khai thác có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của đất nước.

Tháng 10 năm nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã thực hiện một tuyên bố yêu cầu Chính phủ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công bằng cách đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời mà có thể truyền tải điện đi khắp Châu Âu.

Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và triển khai dễ dàng nhất, các tấm panel năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (quang năng) và biến đổi chúng thành điện năng. Trong khi đó các nhà máy nhiệt mặt trời tập trung thì lại sử dụng các tấm gương mặt trời để làm nóng chất lỏng, tạo hơi nước để quay các tuabin tạo ra điện năng. Do vậy đầu tư cho nhà máy nhiệt mặt trời tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy sử dụng pin mặt trời. 

Sử dụng đèn đường năng lượng mặt trời tại thủ đô Jakarta

Theo báo cáo của Ngân hàng TW Indonesia tháng 9 năm 2012, tổng nợ công của chính phủ là 244 triệu USD. Indonesia có thể sử dụng các dự án điện mặt trời để bán điện cho các nước cho vay. Mặc dù cần thêm tiền đầu tư, trung bình 250,000 USD/km, cho dây dẫn truyền tải điện , nhưng nếu triển khai thành công thì đây thực sự là dự án có giá trị kinh tế và xã hội cao. Chính vì vậy, chính phủ Indonesia cần phải cân đối lại các khoản nợ công bằng việc cơ cấu lại các khoản đầu tư cho giáo dục và y tế. Dự án điện năng lượng mặt trời không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động.

Indonesia cũng có kế hoạch nâng tỷ trọng điện năng lượng tái tạo từ 7% lên 25% trong cơ cấu điện của nước này vào năm 2025. Hiện tại tổng công suất điện năng lượng mặt trời của Indonesia đạt 6,7GW. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng điện mặt trời của Indonesia trung bình là 4.8Kwh/m2/ngày, đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước khác trong khu vực.

Thông qua dự án này, Indonesia cũng có thể cải thiện an ninh năng lượng quốc gia bằng cách đa dạng các nguồn cung ngoài thủy điện và nhiệt điện. Để thực hiện mục tiêu đề ra, chính phủ Indonesia đang kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế có uy tín tham gia vào thị trường đầy hứa hẹn này. Đây có lẽ là một quyết định đúng đắn của Indonesia trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất Châu Phi được xây dựng tại Ghana

Một nhà máy điện năng lượng mặt trời công suất 155MW do công ty Blue Energy của Anh làm nhà thầu xây dựng và thi công tại Ghana dự kiến sẽ tạo ra hàng trăm việc làm, tăng công suất phát điện quốc gia và cắt giảm lượng khí thải ra môi trường.

Ghana là quốc gia có nguồn tài nguyên cacao và dầu mỏ rất phong phú và có trữ lượng lớn trên thế giới, hướng đi mới của nước này trong việc phát triển điện năng lượng mặt trời được dự đoán sẽ tạo ra hàng trăm việc làm, tăng công suất phát điện của nước này lên 6% và góp phần bảo vệ môi trường.

Dự án điện năng lượng mặt trời có tổng mức đầu tư lên tới 400 triệu USD và dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 10 năm 2015. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai tại Swidon nằm ở phía tây Ghana với việc lắp đặt 630.000 tấm pin năng lượng mặt trời.


Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là dự án nhà máy điện mặt trời lớn thứ 4 trên thế giới  được xây dựng dựa trên việc ưu đãi đặc biệt về thuế quan đối với năng lượng tái tạo của chính phủ Ghana bắt đầu từ cuối năm 2011. Chính phủ Ghana đặt mục tiêu tăng tỷ trọng điện năng lượng mặt trời từ 1% lên 10% vào năm 2020 trong cơ cấu điện của nước này.

Ghana là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong vùng cận Sahara với mức tăng GDP hàng năm đạt 14,3%, với việc mạnh dạn đầu tư vào điện năng lượng mặt trời đã cho thấy tầm nhìn xa của quốc gia châu Phi này trong bối cảnh quốc gia này có dự trữ dầu mỏ vào loại lớn trên thế giới.


Nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất Châu Phi được xây dựng tại Ghana

Một nhà máy điện năng lượng mặt trời công suất 155MW do công ty Blue Energy của Anh làm nhà thầu xây dựng và thi công tại Ghana dự kiến sẽ tạo ra hàng trăm việc làm, tăng công suất phát điện quốc gia và cắt giảm lượng khí thải ra môi trường.

Ghana là quốc gia có nguồn tài nguyên cacao và dầu mỏ rất phong phú và có trữ lượng lớn trên thế giới, hướng đi mới của nước này trong việc phát triển điện năng lượng mặt trời được dự đoán sẽ tạo ra hàng trăm việc làm, tăng công suất phát điện của nước này lên 6% và góp phần bảo vệ môi trường.

Dự án điện năng lượng mặt trời có tổng mức đầu tư lên tới 400 triệu USD và dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 10 năm 2015. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai tại Swidon nằm ở phía tây Ghana với việc lắp đặt 630.000 tấm pin năng lượng mặt trời.

 



 

Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là dự án nhà máy điện mặt trời lớn thứ 4 trên thế giới  được xây dựng dựa trên việc ưu đãi đặc biệt về thuế quan đối với năng lượng tái tạo của chính phủ Ghana bắt đầu từ cuối năm 2011. Chính phủ Ghana đặt mục tiêu tăng tỷ trọng điện năng lượng mặt trời từ 1% lên 10% vào năm 2020 trong cơ cấu điện của nước này.

Ghana là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong vùng cận Sahara với mức tăng GDP hàng năm đạt 14,3%, với việc mạnh dạn đầu tư vào điện năng lượng mặt trời đã cho thấy tầm nhìn xa của quốc gia châu Phi này trong bối cảnh quốc gia này có dự trữ dầu mỏ vào loại lớn trên thế giới.

 

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Ả-rập Xê-út tập trung phát triển điện năng lượng mặt trời

Ả-rập Xê-út vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng đạt 41GW điện năng lượng mặt trời vào năm 2032 trong đó có 25GW từ các nhà máy điện năng lượng mặt trời tập trung. Lĩnh vực năng lượng điện mặt trời cũng là lĩnh vực được đầu tư chủ yếu trong tương lai. 

Một cuộc triển lãm về năng lượng tái tạo vừa được tổ chức tại khách sạn Jeddah với sự kết hợp của Đại sứ quán Đức và các cơ quan năng lượng của chính phủ. Cuộc triển lãm lần này chủ yếu giới thiệu về các công nghệ năng lượng tái tạo do Đức sản xuất. Sự kiện này diễn ra trong vòng 3 ngày nằm trong khuôn khổ hội nghị lần thứ 18 của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu đang diễn ra tại nước láng giềng Quatar. 

Triển lãm cung cấp các thông tin về năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...bằng tiếng Anh và tiếng Ả-rập nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi người về tính năng của điện năng lượng mặt trời. Triển lãm cũng chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư chung về điện mặt trời giữa Công ty Phoenix Solar của Đức và Công ty Green Gulf của nước chủ nhà.

"Chúng tôi sẽ sớm xây dựng nhà máy sản xuất các tấm pin quang điện tại Ả-rập Xê-út vào cuối năm 2013. Chúng tôi sẽ là những người tiên phong trong việc nội địa hóa các sản phẩm pin năng lượng mặt trời, tạo ra các sản phẩm phù hợp vời điều kiện khí hậu của đất nước của chúng tôi", đại diện Bộ năng lượng Ả-rập Xê-út cho biết. 

 



 

Các dự án điện năng lượng mặt trời sẽ tạo ra khoảng 1000 lao động trong lĩnh vực này, bên cạnh đó Chính phủ đang cố gắng thông qua các quy định về hỗ trợ người dân tăng cường sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của họ. "Thật là tuyệt vời khi thế giới biết tới chúng tôi không chỉ bởi là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới mà còn là quốc gia tiên phong trong sử dụng điện năng lượng mặt trời tại khu vực vùng Vịnh", ông cho biết thêm.

Phát biểu tại triển lãm, ông Peter Holfmann, Tổng lãnh sự Đức tại Ả-rập Xê-út cho biết : "Đức là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ điện mặt trời và điện gió, chúng tôi sẽ làm hết sức để hỗ trợ Ả-rập Xê-út xây dựng các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời cũng như các nhà máy điện mặt trời công suất lớn. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một hành tinh xanh và giảm lượng khí thải Carbon ra môi trường".

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Ả-rập Xê-út tập trung phát triển điện năng lượng mặt trời

Ả-rập Xê-út vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng đạt 41GW điện năng lượng mặt trời vào năm 2032 trong đó có 25GW từ các nhà máy điện năng lượng mặt trời tập trung. Lĩnh vực năng lượng điện mặt trời cũng là lĩnh vực được đầu tư chủ yếu trong tương lai. 

Một cuộc triển lãm về năng lượng tái tạo vừa được tổ chức tại khách sạn Jeddah với sự kết hợp của Đại sứ quán Đức và các cơ quan năng lượng của chính phủ. Cuộc triển lãm lần này chủ yếu giới thiệu về các công nghệ năng lượng tái tạo do Đức sản xuất. Sự kiện này diễn ra trong vòng 3 ngày nằm trong khuôn khổ hội nghị lần thứ 18 của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu đang diễn ra tại nước láng giềng Quatar. 

Triển lãm cung cấp các thông tin về năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...bằng tiếng Anh và tiếng Ả-rập nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi người về tính năng của điện năng lượng mặt trời. Triển lãm cũng chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư chung về điện mặt trời giữa Công ty Phoenix Solar của Đức và Công ty Green Gulf của nước chủ nhà.

"Chúng tôi sẽ sớm xây dựng nhà máy sản xuất các tấm pin quang điện tại Ả-rập Xê-út vào cuối năm 2013. Chúng tôi sẽ là những người tiên phong trong việc nội địa hóa các sản phẩm pin năng lượng mặt trời, tạo ra các sản phẩm phù hợp vời điều kiện khí hậu của đất nước của chúng tôi", đại diện Bộ năng lượng Ả-rập Xê-út cho biết. 


Các dự án điện năng lượng mặt trời sẽ tạo ra khoảng 1000 lao động trong lĩnh vực này, bên cạnh đó Chính phủ đang cố gắng thông qua các quy định về hỗ trợ người dân tăng cường sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của họ. "Thật là tuyệt vời khi thế giới biết tới chúng tôi không chỉ bởi là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới mà còn là quốc gia tiên phong trong sử dụng điện năng lượng mặt trời tại khu vực vùng Vịnh", ông cho biết thêm.

Phát biểu tại triển lãm, ông Peter Holfmann, Tổng lãnh sự Đức tại Ả-rập Xê-út cho biết : "Đức là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ điện mặt trời và điện gió, chúng tôi sẽ làm hết sức để hỗ trợ Ả-rập Xê-út xây dựng các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời cũng như các nhà máy điện mặt trời công suất lớn. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một hành tinh xanh và giảm lượng khí thải Carbon ra môi trường".

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Quatar tăng cường sử dụng điện năng lượng mặt trời

Theo tin tức từ Doha, một quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Quatar sẽ nâng công suất điện năng lượng mặt trời đạt 16% trong cơ cấu điện của nước này vào năm 2018. Đây được coi là một trong những nước tiên phong trong khu vực OPEC sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Quatar là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính tính trên đầu người lớn nhất thế giới. Cũng giống như các nước khác trong OPEC, Quatar đã lên kế hoạch cho nguồn năng lượng tương lai bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời ngay từ bây giờ, phòng khi các nguồn năng lượng hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt.

 



 

"Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất khu vực với công suất thiết kế lên tới 1.800MW", ông Mohamad Bin Fahad Al Attiya, Chủ tịch Ủy ban chống biến đổi khí hậu của Quatar, cho biết.

"Dự án sẽ cung cấp 16% nhu cầu điện năng cho quốc gia vào năm 2018", Ông tiết lộ với Reuters, "Chúng tôi có nguồn năng lượng mặt trời quanh năm nhưng lại chưa tận dụng hết thế mạnh này, chúng tôi hy vọng đây sẽ là sự khởi đầu cho nguồn năng lượng tự nhiên và tái tạo của đất nước chúng tôi".

 



 

Theo kế hoạch, Chính phủ Quatar sẽ có những điều luật hỗ trợ thuế quan và chính sách khác để khuyến khích người dân lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà của họ.

"Hiện tại, giá thành hệ thống điện năng lượng mặt trời đã trở nên hợp lý hơn do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự tăng lên đáng kể các nguồn cung", Ông Mohamed cho hay, "Đây là cơ hội để Quatar tự nguyện tiến hành các giải pháp nhằm giảm tác hại của hiệu ứng nhà kích cũng như sự nóng lên của trái đất".

Trước đó, Chính phủ Quatar đã thất bại trong các sáng kiến nhằm giảm lượng khí thải ra môi trường do không có các mục tiêu rõ ràng. Nhưng nay trong một báo cáo trình Liên hợp quốc (UN), đại diện Quatar cho biết : Chính phủ nước này tự nguyện theo đuổi các chương trình năng lượng xanh, trong đó có điện năng lượng mặt trời để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguyên liệu hóa thạch.

 

Theo Bản tin Vùng Vịnh (GulfNews)

Quatar tăng cường sử dụng điện năng lượng mặt trời

Theo tin tức từ Doha, một quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Quatar sẽ nâng công suất điện năng lượng mặt trời đạt 16% trong cơ cấu điện của nước này vào năm 2018. Đây được coi là một trong những nước tiên phong trong khu vực OPEC sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Quatar là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính tính trên đầu người lớn nhất thế giới. Cũng giống như các nước khác trong OPEC, Quatar đã lên kế hoạch cho nguồn năng lượng tương lai bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời ngay từ bây giờ, phòng khi các nguồn năng lượng hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt.


"Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất khu vực với công suất thiết kế lên tới 1.800MW", ông Mohamad Bin Fahad Al Attiya, Chủ tịch Ủy ban chống biến đổi khí hậu của Quatar, cho biết.

"Dự án sẽ cung cấp 16% nhu cầu điện năng cho quốc gia vào năm 2018", Ông tiết lộ với Reuters, "Chúng tôi có nguồn năng lượng mặt trời quanh năm nhưng lại chưa tận dụng hết thế mạnh này, chúng tôi hy vọng đây sẽ là sự khởi đầu cho nguồn năng lượng tự nhiên và tái tạo của đất nước chúng tôi".


Theo kế hoạch, Chính phủ Quatar sẽ có những điều luật hỗ trợ thuế quan và chính sách khác để khuyến khích người dân lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà của họ.

"Hiện tại, giá thành hệ thống điện năng lượng mặt trời đã trở nên hợp lý hơn do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự tăng lên đáng kể các nguồn cung", Ông Mohamed cho hay, "Đây là cơ hội để Quatar tự nguyện tiến hành các giải pháp nhằm giảm tác hại của hiệu ứng nhà kích cũng như sự nóng lên của trái đất".

Trước đó, Chính phủ Quatar đã thất bại trong các sáng kiến nhằm giảm lượng khí thải ra môi trường do không có các mục tiêu rõ ràng. Nhưng nay trong một báo cáo trình Liên hợp quốc (UN), đại diện Quatar cho biết : Chính phủ nước này tự nguyện theo đuổi các chương trình năng lượng xanh, trong đó có điện năng lượng mặt trời để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguyên liệu hóa thạch.

Theo Bản tin Vùng Vịnh (GulfNews)

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Tiềm năng điện năng lượng mặt trời tại Huyện đảo Cô Tô

Huyện đảo Cô Tô là một trong những huyện đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 110 hải lý về phía Đông, cách thị trấn huyện Vân Đồn 50 hải lý. Do cách xa bờ và chưa có lưới điện quốc gia nên hiện nay nguồn cấp điện chủ yếu của huyện đảo là nguồn điện diesel. Do giá điện diesel rất cao và nhiều khó khăn khác nên khả năng cấp điện từ nguồn này rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu điện sinh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo. Do đó, nghiên cứu tìm ra các giải pháp công nghệ hợp lý để điện khí hoá huyện đảo trên cơ sở khai thác tài nguyên năng lượng thiên nhiên là một nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thiết và có ý nghĩa chính trị xã hội rất to lớn.


Trước thực tế đó, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học năng lượng (Viện KHNL) thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch tổng thể cung cấp năng lượng bền vững phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài thực hiện trong hai năm 2007-2009. Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu của đề tài gồm: điều tra đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn năng lượng hiện có; tính toán xác định nhu cầu phụ tải; điều tra cơ bản tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo trên huyện đảo. Trên cơ sở đó, đề tài đã nghiên cứu xác định khả năng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hợp lý, nhằm cung cấp năng lượng bền vững cho huyện đảo. Trong phần dưới đây giới thiệu một kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài là đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng gió và mặt trời tại huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh.

Để có những số liệu chính xác về chế độ gió và bức xạ mặt trời, trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Viện KHNL đã xây dựng một hệ thống đo trực tiếp gồm các thiết bị đo hiện đại có độ chính xác cao, có khả năng làm việc bền vững, tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết tại khu vực hải đảo. Thông qua hệ thống, số liệu về chế độ gió và bức xạ mặt trời được đo liên tục với khoảng đo 10 phút, điều này phù hợp với yêu cầu công nghệ điện gió, điện mặt trời hiện đại và các phần mềm tính toán phổ biến hiện nay trên thế giới.

Số liệu về gió và mặt trời được tiến hành đo tại hai vị trí trên đảo Cô Tô, đó là: 
vị trí 1, trạm đo trên đồi truyền hình cạnh trạm khí tượng thuỷ văn (vị trí 1) và trạm đo tại bưu điện ở trung tâm huyện (vị trí 2). Các thiết bị đo được lắp đặt tại vị trí 1 bao gồm: 4 thiết bị đo tốc độ gió ở các độ cao 10m, 25m, 35m, và 45m, 2 thiết bị đo hướng gió ở độ cao 10m và 45m và 1 thiết bị đo bức xạ mặt trời ở độ cao 10m.
Thiết bị được lắp đặt tại vị trí 2 bao gồm: thiết bị đo tốc độ gió và hướng gió ở độ cao 25m. Các dữ liệu được cập nhật và truyền về trung tâm máy tính tại Viện KHNL thông qua đường truyền Internet.
Sơ đồ thu thập dữ liệu từ đảo Cô Tô về Viện KHNL
Căn cứ vào số liệu đo trực tiếp bức xạ mặt trời và chế độ gió trong 1 năm của Viện KHNL và các dữ liệu trong nhiều năm tại trạm khí tượng thuỷ văn Cô Tô, cũng như dữ liệu của các khu vực phụ cận, các nhà khoa học đã tiến hành tính toán xác định các thông số đặc trưng để đánh giá về tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng mặt trời và năng lượng gió cho huyện đảo Cô Tô.
12-15-2010 10-02-06 AM.jpg
Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng mặt trời tại Cô Tô

Kết quả điều tra, tính toán tiềm năng và điện năng sản xuất của một số modul pin mặt trời tại huyện đảo Cô Tô cho thấy, huyện đảo có tiềm năng năng lượng mặt trời tương đối tốt, có thể khai thác làm nguồn cấp năng lượng cho huyện đảo một cách hiệu quả, tuy nhiên nguồn năng lượng này dao động tương đối lớn trong năm. Các tháng mùa đông từ tháng 1 đến tháng 4, cường độ bức xạ tương đối thấp, đặc biệt là tháng 2 và 3. Các tháng mùa hè cường độ bức xạ cao, số giờ nắng tương đối lớn, do đó trong các tháng này hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời cao hơn rất nhiều so với các tháng mùa đông.

Nếu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời làm nguồn cấp điện cho toàn huyện đảo thì nguồn điện này có giá thành tương đối cao. Các nhà khoa học đã đưa ra phương án là phát triển các trạm điện mặt trời độc lập, công suất nhỏ hoặc trạm cấp điện kết hợp các nguồn cấp điện tái tạo khác (điện gió, biogas) cho các hộ dân, cụm dân cư, đồn, trạm biên phòng cách xa lưới điện chung của huyện. Đối với các nguồn điện độc lập, công suất lớn, có yêu cầu độ tin cậy cấp điện cao thì nên kết hợp nguồn điện mặt trời với các nguồn điện khác ( điện gió, diesel…).

Bên cạnh đó, nguồn nhiệt mặt trời có giá thành rẻ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì thế công nghệ nhiệt mặt trời cần khuyến khích sử dụng, đặc biệt là thiết bị đun nước nóng mặt trời cho các hộ dân, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch…

Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng gió tại huyện đảo Cô Tô
Căn cứ vào dữ liệu nhiều năm (25 năm) về chế độ gió của trạm khí tượng thủy văn cô Tô và kết quả đo gió trực tiếp trong 1 năm của Viện KHNL, cho thấy chế độ gió tại Cô Tô có những đặc điểm sau:
Ở huyện đảo Cô Tô có hai mùa gió trong năm, mùa gió Đông Bắc vào thời kỳ lạnh (từ tháng X đến tháng III) và mùa gió Đông Nam vào thời kỳ nóng (từ tháng IV đến tháng IX). Các hoàn lưu gió mùa này kết hợp với điều kiện địa hình phức tạp nơi đây tạo nên chế độ gió rất đặc trưng với hai hướng gió chính là gió NE và gió có thành phần S. Gió chiếm ưu thế hơn cả về tần suất lẫn tốc độ là gió NE, bên cạnh đó gió E cũng có một vai trò đáng kể.
Tại Cô Tô, những khu vực có địa hình thuận lợi cho gió NE và E xâm nhập sẽ là nơi có tiềm năng năng lượng gió rất khả quan như: các đỉnh cao không bị các dãy núi khác che chắn, sườn núi cao đón gió Đông Bắc và Đông, các vùng thấp giữa các vệt núi chạy song song với hướng NE-SW, các khe núi hoặc đèo chạy dọc theo hướng NE-SW hoặc E-W.

Dựa vào cơ sở dữ liệu đo gió tại Cô Tô, các nhà khoa học đã tiến hành tính toán xác định các đại lượng đặc trưng về chế độ gió, tiểm năng năng lượng gió tại các độ cao 10m, 35m, 50m, 80m. Kết quả tính toán cho thấy, càng lên cao năng lượng gió tại Cô Tô càng lớn và khả năng khai thác càng hiệu quả. Nếu như ở độ cao 10m, mật độ năng lượng trung bình và tổng năng lượng trung bình năm mới chỉ đạt 55,6W/m2 và 489,1kWh/m2 thì các con số này đã tăng lên khoảng 7 lần là 383,1W/m2 và 3.371,5kWh/m2 ở độ cao 80m.

Theo tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội Năng lượng gió Thế giới, tại độ cao 25m thích hợp sử dụng điện gió công suất nhỏ, từ độ cao 50m đến 80m có khả năng sử dụng máy phát điện sức gió công suất vừa và lớn. Mức độ khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này phụ thuộc vào công nghệ điện gió. Công nghệ càng hiện đại, hiệu suất biến đổi càng cao thì hiệu quả khai thác nguồn năng lượng gió càng lớn.
Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật các loại máy điện gió hiện đại với các thang công suất khác nhau và lựa chọn loại máy phù hợp với từng độ cao và điều kiện cụ thể của huyện đảo Cô Tô. Các loại máy điện gió công suất nhỏ 10 kW đến các máy điện gió công suất lớn 1,5 MW có thể sử dụng có hiệu quả ở Cô Tô.
Tại các vị trí trên vùng núi cao và các vùng biển gần bờ, thuận lợi nhất là vùng Đông và Đông Bắc của huyện đảo đã mở ra khả năng xây dựng các nhà máy điện gió công suất lớn, đáp ứng nhu cầu năng lượng của Cô Tô và còn có thể bổ sung nguồn năng lượng điện cho hệ thống điện lưới quốc gia nếu các nguồn điện gió được đấu nối vào hệ thống điện bằng hệ thống cáp ngầm dưới biển.

Mặc dù nguồn năng lượng gió và mặt trời có đủ khả năng cung cấp năng lượng điện cho nhu cầu phát triển của huyện đảo, nhưng các nguồn năng lượng này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên không có khả năng cấp điện ổn định. Phương án cung cấp điện hợp lý được các nhà khoa học đề xuất là kết hợp các nguồn năng lượng tái tạo (chủ yếu là nguồn điện gió) với nguồn điện truyền thống như nguồn điện diesel cho giai đoạn hiện tại và các nguồn điện lưới quốc gia trong tương lai.

Với đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm kinh tế biển lớn ở khu vực Đông Bắc, một thành phố du lịch biển trong tương lai, huyện đảo Cô Tô sẽ có nhu cầu điện năng rất lớn. Kết quả đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học Viện KHNL đã góp phần quan trọng vào việc tìm ra các giải pháp công nghệ điện khí hoá hợp lý, đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo Cô Tô nói riêng và cho các huyện đảo khác trong cả nước nói chung.