Indonesia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lợi thế tự nhiên rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng các nhà hoạt động xã hội và chuyên gia lại cho rằng chính phủ đã không tận dụng hết lợi thế tiềm tàng này để khai thác có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của đất nước.
Tháng 10 năm nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã thực hiện một tuyên bố yêu cầu Chính phủ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công bằng cách đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời mà có thể truyền tải điện đi khắp Châu Âu.
Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và triển khai dễ dàng nhất, các tấm panel năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (quang năng) và biến đổi chúng thành điện năng. Trong khi đó các nhà máy nhiệt mặt trời tập trung thì lại sử dụng các tấm gương mặt trời để làm nóng chất lỏng, tạo hơi nước để quay các tuabin tạo ra điện năng. Do vậy đầu tư cho nhà máy nhiệt mặt trời tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy sử dụng pin mặt trời.
Sử dụng đèn đường năng lượng mặt trời tại thủ đô Jakarta |
Theo báo cáo của Ngân hàng TW Indonesia tháng 9 năm 2012, tổng nợ công của chính phủ là 244 triệu USD. Indonesia có thể sử dụng các dự án điện mặt trời để bán điện cho các nước cho vay. Mặc dù cần thêm tiền đầu tư, trung bình 250,000 USD/km, cho dây dẫn truyền tải điện , nhưng nếu triển khai thành công thì đây thực sự là dự án có giá trị kinh tế và xã hội cao. Chính vì vậy, chính phủ Indonesia cần phải cân đối lại các khoản nợ công bằng việc cơ cấu lại các khoản đầu tư cho giáo dục và y tế. Dự án điện năng lượng mặt trời không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động.
Indonesia cũng có kế hoạch nâng tỷ trọng điện năng lượng tái tạo từ 7% lên 25% trong cơ cấu điện của nước này vào năm 2025. Hiện tại tổng công suất điện năng lượng mặt trời của Indonesia đạt 6,7GW. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng điện mặt trời của Indonesia trung bình là 4.8Kwh/m2/ngày, đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước khác trong khu vực.
Thông qua dự án này, Indonesia cũng có thể cải thiện an ninh năng lượng quốc gia bằng cách đa dạng các nguồn cung ngoài thủy điện và nhiệt điện. Để thực hiện mục tiêu đề ra, chính phủ Indonesia đang kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế có uy tín tham gia vào thị trường đầy hứa hẹn này. Đây có lẽ là một quyết định đúng đắn của Indonesia trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét