Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Đề xuất xây dựng năng lượng tái tạo bền vững tại Việt Nam

Trong một buổi hội thảo, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), ông Christopher Twomey nói về các thách thức Việt Nam đang đối mặt trong bối cảnh mậu dịch hai chiều Hoa Kỳ-Việt Nam đạt 24.5 tỷ US-đôla trong chín tháng của  năm 2012 và có khả năng sẽ đạt đến 50 tỷ US-đôla vào năm 2050 nếu đà giao thương này vẫn được phát triển và tiếp tục.

Đại diện Amcham nói thêm ”Chúng tôi không tới đây để chỉ ra những sai lầm dẫn tới thực trạng sầu não về kinh tế của Việt Nam; Tuy nhiên chúng tôi kêu gọi chính phủ cải cách khẩn cấp và có hành động quyết đoán nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn! “

Nhiều thành viên của Amcham nhận thấy tình hình kinh doanh tại Việt Nam khó khăn hơn những năm trước đây. Nỗ lực của chính phủ nhằm “khống chế” hoạt động kinh doanh khiến nhiều nhà đầu tư phải suy nghĩ  lại, đặt lại vấn đề về khả năng,  kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam !!!

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng quan ngại và lo lắng về những sửa đổi Luật Luật-sư gần đây và đặc biệt là việc một số ít công ty luật ở trong nước đề nghị không cho các luật sư người Việt Nam làm việc cho các văn phòng luật nuớc ngoài được soạn thảo các hợp đồng thương mại và điều lệ kinh doanh.

Hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam sẽ không giúp ích tạo một nền kinh tế hiện đại, tăng trưởng và bền vững !.

 

Chủ tịch Eurocham Vietnam, ông Preben Hjortlund, đã có đánh giá : Ba lĩnh vực quan ngại chính bao gồm (a) cơ chế giá, (b) vai trò khu vực nhà nước và (c) bản quyền sở hữu trí tuệ. Hiện tượng40% kinh tế trong tay khu vực nhà nước, tự nó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp nhà nước, nơi được ưu đãi tín dụng, quyền sử dụng đất và được ưu tiên chỉ tiêu lãi thấp, nhưng hoạt động lại qúa kém, hiệu quả thấp.

Việt Nam hiện đang cạnh tranh trên thị trường – tại khu vực và cả quốc tế – dựa trên phí lao động thấp. Chính phủ muốn và có nhu cầu chuyển hướng từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn, trừ phi việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thực sự và nghiêm chỉnh, nhiều khả năng sẽ không đưa công nghệ cao (high & modern technology) vào Việt Nam, và Việt Nam sẽ vẫn là cạm bẫy của kinh tế dựa vào lao động rẻ tiền.

Chủ tịch Eurocham cũng cảnh báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang giảm sút so với các nước trong vùng, thay vì chuyển sang Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh hay Myanmar. … cạnh tranh ngày càng nhiều. Trong phần góp ý, ông Preben Hjortlund nhấn mạnh về ba yếu tố giúp kinh tế phát triển bền vững (sustainable development)  gồm (i) sân chơi công bằng và bình đẳng, (ii) môi trường kinh doanh thân thiện, (iii) cam kết bài trừ tham nhũng.

Eurocham cũng đã có gửi lời cảnh báo, dưới hình thức Quyển Sách Trắng : đầu tư trực tiếp (FDI)  nước ngoài vào Việt Nam đang giảm nhiều so với các nước trong khu vực, cạnh tranh ngày càng nhiều, kêu gọi chính phủ Việt Nam khẩn cấp cải cáchcó hành động quyết đoán nhằm tạo môi trường kinh doanh tại Việt Nam có sức hút và hấp dẫn hơn!

Nhiều chuyên gia và trí thức trong cũng như ngoài nước đã có góp ý : Chính Phủ và Nhà Nước Việt Nam hãy lắng nghe và suy ngẫm thật sự những lời TƯ VẤN của các nhà tư vấn độc lập, những con người có tâm huyết với vận mệnh, công cuộc phát triển đất nước, chứ không phải chỉ cần đối thoại và làm việc với các quan chức, cố vấn, nhân viên..v..v…. trong Văn Phòng Chính Phủ hay văn phòng Bộ nào đó là đủ !!!. Hãy đánh giá lại những đóng góp, công sức, thành quả của Hội Đồng / Nhóm  Tư Vấn (IDS) do các chính phủ tiền nhiệm đã dày công tạo dựng và thành lập nên !!!

Một số nhà trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước đã có cái nhìn : Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam vẩn là nền kinh tế gia công,  không có nền công nghệ cao tại Việt Nam.

 

NHÌN VỀ CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN

NĂNG LƯỢNG XANH & SẠCH BỀN VỮNG :

 

Chính phủ Đức, thông qua Tổ Chức Hợp Tác Quốc Tế CHLB Đức, tại Việt Nam. (GIZ) đã  kêu gọi phía Việt Nam nên nhanh chóng phát triển một chính sách liên quan đến tư vấn cho các dự án trong lảnh vực NĂNG LƯỢNG XANH & SẠCH , cụ thể là điện gió. Ông Günter Reithmacher, trưởng đại diện GIZ  đă có lưu ý :  “Việt Nam cần cải thiện các chính sách của mình và cung cấp một nền tảng pháp lý vững chắc để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài vào lảnh vực năng lượng tái tạo”.

Do vậy, chính sách năng lượng của nước ta nên đi theo trào lưu tiến bộ của nhiều nước trên thế giới hiện nay, nên triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả năng lượng, khai thác tất cả các nguồn năng lượng tái tạo. Thất thoát năng lượng ở Việt Nam hiện nay rất nhiều, hơn 30%. Theo các chuyên gia trong ngành: một lời giải tối ưu cho bài toán là việc sử dụng tiết kiệm tối đa năng lượng và khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo !!!



Chúng tôi đã có lần đề xuất, gửi một vài  ý kiến cụ thể  đến những cơ quan hữu trách cho chính sách NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO :

 

a.- Trước mắt nên phê chuẩn giá mua & bán điện (Feed-in-Tariff) từ nguồn NLTT , cụ thể là từ điện gió, hãy nâng lên  12,00 centUS/kwh. Hiện nay  so sánh giá mua/bán điện của một số nước trong khu vực thì Việt Nam rất thấp.

b.- Bổ sung, thay đổi tỉ trọng (%) của điện năng sản xuất từ nguồn Năng Lượng Tái Tạo trong chương trình phát triển điện lượng quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, gọi tắt là Qui Hoạch Điện VII, con số 5,6% như thế là quá khiêm nhượng nếu không muốn nói là quá thấp !

Chính Phủ Việt Nam nên có kế hoạch cụ thể, chương trình, chính sách ưu tiên phát triển cho ngành NLTT để dần dần thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch. Tăng tỷ trọng (%) Năng Lượng Tái Tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt,..v…v.. trong chương trình phát triển điện lượng toàn quốc gia.

c.-  Chính Phủ hãy tích cực hơn trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các Hiệp Hội Chuyên Ngành ví dụ nhưHiệp Hội Nhiên Liệu Sinh Học Việt Nam, Hiệp Hội Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam, Hiệp Hội Năng Lượng Tái Tạo các tỉnh  …..! Vì theo kinh nghiệm của chúng tôi (ở tại nước ngoài, như ở CHLB Đức), chính những tổ chức của cộng đồng, của quần chúng –nhưng có bề dày kinh nghiệm trong chuyên môn- này sẽ làm tốt công việc tư vấn, đề xuất và góp ý , thậm chí là cố vấn cho các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện khung pháp lý cho ngành Năng Lượng Tái Tạo và xa hơn nữa tiến tới việc xây dựng hoàn chỉnh Bộ Luật Năng Lượng Tái Tạo Việt nam !

d.- Nên có một « nhạc trưởng » có tâm huyết, có bản lỉnh và có tầm nhìn xa cho bản « nhạc giao hưởng «  năng lượng  :  Thiết nghĩ, nên có môt cơ quan trung tâm chịu trách nhiệm về NLTT (có trách nhiệm và có thẩm quyền vạch ra chiến lược, tạo khung pháp lý, luật lệ, là cơ quan tư vấn trung ương ) ;

Và cơ quan này nên  ngang tầm bộ (như là Bộ Năng Lượng, MOE / DOE) – một “nhạc trưởng » có uy tín – có thẩm quyền trong ngành năng lượng, có đủ bản lỉnh và nhất là có tầm nhìn xa để quyết đoán, chỉ đạo một chính sách lớn cho năng lượng trong đó có năng lượng tái tạo. Những con người, tổ chức này có khả năng để thay đổi cấu trúc, tổ chức của ngành năng lượng, có khả năng khoanh vùng trách nhiệm, giới hạn và cắt bớt những quyền hạn có tính chất độc tôn, độc quyền như hiện nay và nhất là phanh hảm lại những hành động lợi dụng quyền hạn, lợi thế sẳn có để “đá lộn sân” mà đi vượt ra khỏi lãnh vực, ngành nghề chuyên môn và trách nhiệm chính, trọng tâm hoạt động của minh.

 

Phần kết :

Phát triễn nhanh, xây dựng bền vững Năng Lượng Tái Tạo, trước mắt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học… là giải pháp thiết thực, hiệu quả, có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu điện năng của nước ta và baỏ vệ môi trường tích cực.

 

TS.Trần Văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét