Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Indonesia tăng cường đầu tư điện năng lượng mặt trời

Nhằm tăng cường thực hiện chiến lược phát triển một nền kinh tế “xanh,” Indonesia đang tích cực triển khai chương trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Trong khuôn khổ chương trình nói trên, Chính phủ Indonesia đã phân bổ từ ngân sách 400 tỷ rupiah cho các dự án phát triển panel năng lượng Mặt Trời trong năm nay.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Jero Wacik nói rằng nước này sẽ dành ưu tiên cho việc phát triển các tế bào năng lượng Mặt Trời như một nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn, bao gồm cả sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thúc đẩy du lịch tại các khu vực gần các trạm điện năng lượng Mặt Trời.

Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng, Năng lượng mới và tái tạo, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết thêm rằng khoản chi ngân sách 400 tỷ rupiah nói trên sẽ được sử dụng để lắp đặt các trạm tế bào năng lượng Mặt Trời tại 120 khu vực khác nhau trên cả nước, với tổng công suất của 8 MWp (mega watt photovoltaic), có thể cung cấp điện cho hơn 10.300 hộ gia đình.




Trong năm 2012, đã có 117 khu vực ở Indonesia được lắp đặt trạm điện năng lượng Mặt Trời với tổng công suất 4,8 MWp.

Trạm phát điện mới nhất từ tế bào năng lượng Mặt Trời của Indonesia vừa được đưa vào hoạt động tại huyện Karangasem, tỉnh đảo Bali ngày 25/2./.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Italia: Mafia thao túng ngành năng lượng tái tạo

Một hoạt động kinh doanh khá mới mẻ đang bùng phát ở Italia có thể biến gió và ánh sáng mặt trời thành vàng đem lại lợi ích to lớn cho cả châu Âu lẫn tổ chức mafia nổi tiếng ở Sicily là Cosa Nostra - đó là năng lượng tái tạo.


Sự dính líu của mafia đối với khu vực năng lượng mặt trời và gió hiện đang đặt ra những câu hỏi về tính hiệu quả trong việc sử dụng những khoản tiền trợ cấp của chính phủ nhằm mang lại sự thay đổi hướng đến các năng lượng sạch hơn và những người chỉ trích cho rằng, số tiền này đã tạo ra lợi nhuận rất lớn cho các công ty cũng như một môi trường thuận lợi cho sự lừa đảo có sự nhúng tay của mafia. Italia hiện là quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn hàng thứ 3 ở châu Âu, cùng với sự bùng nổ của điện mặt trời, và phần lớn được phát triển ở miền Nam nước này. Do đó, Sicily thu hút mạnh mafia là điều khó tránh khỏi.

Phá hoại cạnh tranh hợp pháp

Do được thiên nhiên ưu đãi về gió và ánh nắng mặt trời hơn bất cứ phần nào khác của Italia nên đảo Sicily trở thành một trong những môi trường thuận lợi nhất của châu Âu để phát triển năng lượng tái tạo trong thập niên qua. Khi chính quyền Italia bắt đầu rót hàng tỉ USD mỗi năm trợ cấp cho việc phát triển năng lượng gió và mặt trời, khả năng sinh lợi tiềm tàng của những dự án như thế hiển nhiên tăng cao bất ngờ - một yếu tố mà các gia đình tội phạm mafia nổi tiếng ở Sicily đương nhiên không thể không nhìn thấy.

Khoảng 1/3 trong số các trại gió của Sicily - cùng với một nhà máy năng lượng mặt trời - đã bị chính quyền tịch thu. Giới chức chính quyền đã đóng băng khối tài sản trị giá 2 tỉ USD và ra lệnh bắt giữ khoảng chục trùm tội phạm, các thành viên hội đồng thành phố tham nhũng cũng như một số doanh nhân có liên quan đến mafia.



Các công tố viên Italia hiện đang nỗ lực điều tra sự dính líu của mafia trong các dự án năng lượng tái tạo từ đảo Sardinia đến vùng Apulia miền Nam Italia. Teresa Maria Principato, công tố viên chỉ huy Đội chống mafia của thành phố Palermo, cho biết: "Cosa Nostra đang cố gắng thu thập kiến thức về các lĩnh vực mới như là năng lượng tái tạo đang trở thành ngành kinh doanh lợi nhuận cao do được nhà nước trợ cấp. Mafia đang phủ trùm bóng tối lên công nghiệp năng lượng tái tạo của chúng ta".


Do khu vực năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có kiến thức khoa học cao cho nên mafia chủ yếu chỉ đóng vai trò trung gian trong bóng tối - tổ chức các hợp đồng, tìm mua đất, lo liệu các giấy phép cần thiết từ chính quyền cũng như tranh thủ các hợp đồng xây dựng. Và cuối cùng, nhu cầu tìm nguồn tài trợ từ chính phủ ngày càng tăng từ đó dẫn đến nạn đầu cơ tài chính, nói khác đi là mở ra một thị trường béo bở cho tội phạm có tổ chức. Kết quả là, sự dính líu của mafia trong khu vực kinh tế năng lượng sạch đã ngấm ngầm phá hoại sự cạnh tranh hợp pháp. Ngoài ra, theo các công tố viên, mafia còn lợi dụng môi trường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch để rửa tiền bẩn thu được từ các nguồn bất hợp pháp khác như là buôn lậu ma túy và vũ khí.




Thượng nghị sĩ Costantino Garraffa, thành viên Ủy ban Chống mafia của Quốc hội Italia, cũng nhận định mafia đang cố gắng thâm nhập vào ngành năng lượng tái tạo được chính phủ ưu đãi tài trợ để rửa tiền bẩn một cách dễ dàng. Jason Wright, Giám đốc Tổ chức An ninh Kroll, khẳng định: do năng lượng tái tạo phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài trợ nên khu vực này là miếng mồi ngon cho bọn tội phạm có tổ chức.


Nhưng điều quan trong nhất có lẽ là mafia đang phá hoại một ngành công nghiệp được coi là nguồn hiếm hoi cung cấp những việc làm mới cho một quốc gia đang nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực tạo một thách thức không nhỏ cho châu Âu. Để bảo đảm an toàn cho tương lai của khu vực đồng euro gồm 17 quốc gia châu Âu, các nhà kinh tế học cho rằng, Italia cần phải được hiện đại hóa nhanh chóng để theo kịp các quốc gia láng giềng có nền kinh tế mạnh như là Đức.


Thế nhưng, rào cản lớn nhất hiện nay là Italia phải chiến thắng được quyền lực của tham nhũng làm rối loạn thị trường và ngăn cản đầu tư. Sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Italia và Hy Lạp - hai quốc gia nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ - đã chậm lại rõ rệt và Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hai nước này vào hàng những nền kinh tế bị nạn tham nhũng chi phối nhiều nhất trong khu vực đồng euro.


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đặt trụ sở ở Paris (Pháp), Italia đã nhận được khoản đầu tư nước ngoài đến 87 tỉ USD từ năm 2007 đến giữa năm 2012 - so với 183 tỉ USD ở Hà Lan, 289 tỉ USD ở Pháp và 502 tỉ USD ở Anh. Michele Polo, giáo sư kinh tế học Đại học Bocconi ở thành phố Milan, nhận xét: "Mafia đang làm bại hoại nền kinh tế Italia bằng việc xâm nhập vào các doanh nghiệp hợp pháp, làm thị trường trở nên kém minh bạch hơn và tạo nên một môi trường tham nhũng cho giới quan chức. Cuộc chiến chống tham nhũng, cũng như chống trốn thuế, là thách thức lớn nhất cho nền kinh tế Italia".




Quan chức địa phương nhũng nhiễu không kém gì mafia

Các công tố viên Italia đang đương đầu với cơn bão các hoạt động bất hợp pháp của mafia, với việc các tổ chức tội phạm đang phát triển mối quan hệ quốc tế chặt chẽ hơn với các cartel ma túy Mỹ Latinh. Tình trạng này được coi là nguyên nhân gây ra nạn tham nhũng và sự không hiệu quả trong các dự án của chính phủ ở khu vực miền Nam đất nước.


Vào tháng 10/2012, toàn bộ Hội đồng thành phố Reggio di Calabria bị đình chỉ hoạt động để điều tra do cáo buộc liên quan đến gia đình tội phạm mafia khét tiếng 'Ndrangheta. Còn ở Sicily, sự dính líu sâu của mafia vào nền kinh tế được vạch trần sau một loạt các vụ bắt giữ tội phạm đầu tiên diễn ra vào năm 2010. Sau khi thu thập được bằng chứng mới nhờ một mạng lưới chỉ điểm và các chiến dịch nghe lén, chính quyền Italia đã tiến hành một loạt các vụ bắt giữ lần thứ hai vào tháng 12/2012. Những tội phạm mới bao gồm doanh nhân ngành xây dựng Angelo Salvatore được cho là dính líu đến Vincenzo Funari, trùm 79 tuổi của gia đình mafia Gimbellina ở Sicily. Năm 2007, Angelo bị cảnh sát nghe lén cuộc nói chuyện với Funari về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.



Theo hồ sơ tòa án, các biên bản nghe lén và các cuộc phỏng vấn những quan chức tham gia điều tra, sự dính líu của mafia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo diễn ra theo con đường quen thuộc. Các gia đình tội phạm và giới doanh nhân nhắm đến mục tiêu là khu đất thích hợp để xây dựng các nhà máy năng lượng gió và mặt trời hòng gây sức ép lên chủ đất buộc phải bán hay cho thuê dài hạn. Sau đó, các quan chức tham nhũng tranh thủ sự phê chuẩn của chính quyền và tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác với chương trình tài trợ cho năng lượng xanh của Chính phủ Italia.


Sự dính líu của mafia còn gây cản trở cho sự đầu tư làm ăn hợp pháp vào khu vực công nghiệp năng lượng xanh ở Sicily. Đơn cử trường hợp của Salvatore Moncada - doanh nhân địa phương muốn tham gia các dự án năng lượng sạch một cách hợp pháp ở Sicily - được coi là câu chuyện có tính cảnh cáo cho các nhà đầu tư tiềm tàng khác. Moncada cho biết, ông tham gia phát triển năng lượng sạch vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, cuối cùng xây dựng được 6 trại gió, 10 công viên năng lượng mặt trời và một nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở vùng ngoại ô Sicily. Nhưng khi né tránh những nỗ lực nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của mafia - không hợp tác với các nhà phát triển có quan hệ với mafia và từ chối chia 2% lợi nhuận - doanh nghiệp của Moncada bị tấn công.


Năm 2007, bọn tội phạm đã phóng hỏa một trong những khu trại gió của Moncada gây thiệt hại đến 4 triệu USD. Năm 2009, gia đình tội phạm Terrasi âm mưu phá hoại một trong những trại gió mới thành lập của Công ty Năng lượng Moncada (MEG) bằng cách tuyên bố quyền sở hữu đối với khu đất - vụ việc dẫn đến 14 vụ bắt giữ và buộc Moncada và gia đình phải sống suốt 2 năm dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát.

Do quá khó khăn làm ăn ở Sicily nên cuối cùng Moncada buộc phải di chuyển doanh nghiệp của mình ra hải ngoại, đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng sạch ở Mỹ, Nam Mỹ và Bắc Phi. Moncada cho biết: "Không chỉ có bàn tay của mafia, mà hệ thống quan chức tham nhũng ở địa phương cũng gây khó khăn cho việc làm ăn ở Sicily".



Năm 2010, Cảnh sát Italia đã tịch thu khối tài sản khổng lồ trị giá đến 1,9 tỉ USD - được coi là lớn nhất từ trước đến nay ở quốc gia này - từ một doanh nhân có tiếng tăm ở Sicily tên là Vito Nicastri, hay còn gọi là "Vua năng lượng gió" do ông ta là nhà phát triển những trại năng lượng gió lớn nhất ở miền Nam Italia. Vito Nicastri bị buộc tội có quan hệ làm ăn bất chính với trùm mafia Matteo Messina Denaro của Sicily.


Beppe Ruggiero, quan chức Hiệp hội Chống mafia Libera, nhận xét: "Vụ tịch thu khối tài sản khổng lồ của Vito Nicastri cho thấy rõ tội phạm có tổ chức ở Italia rất quan tâm đến khu vực kinh doanh năng lượng tái tạo". Tháng 7-2012, Raffaele Lombardo - lãnh đạo Sicily - buộc phải từ chức sau khi bị buộc tội dính líu đến mafia. Còn Salvatore "Toto" Cuffaeo - người tiền nhiệm của Lombardo - đang thụ án 7 năm tù sau khi bị buộc tội có quan hệ với tội phạm có tổ chức.


Với khả năng tài chính nghèo nàn và đang phải gánh một núi nợ, chính quyền Italia hiện nay phải hạn chế những khoản tiền trợ cấp mới cho khu vực năng lượng tái tạo. Một chương trình toàn quốc cũng được triển khai đòi hỏi các nhà phát triển năng lượng tái tạo phải cam kết có tuyên thệ chứng minh họ không dính dáng gì đến tội phạm có tổ chức.


Ở Sicily, nơi mà chính quyền mới chống mafia bắt đầu nắm giữ quyền lực vào tháng 11/2012, việc xây dựng phần lớn các dự án năng lượng tái tạo mới đã ngưng lại. Chính quyền mới đang tìm cách để bảo đảm mafia rút lui khỏi ngành năng lượng này trước khi cho phép các dự án mới được triển khai.

Italia: Mafia thao túng ngành năng lượng tái tạo


Một hoạt động kinh doanh khá mới mẻ đang bùng phát ở Italia có thể biến gió và ánh sáng mặt trời thành vàng đem lại lợi ích to lớn cho cả châu Âu lẫn tổ chức mafia nổi tiếng ở Sicily là Cosa Nostra - đó là năng lượng tái tạo.


Sự dính líu của mafia đối với khu vực năng lượng mặt trời và gió hiện đang đặt ra những câu hỏi về tính hiệu quả trong việc sử dụng những khoản tiền trợ cấp của chính phủ nhằm mang lại sự thay đổi hướng đến các năng lượng sạch hơn và những người chỉ trích cho rằng, số tiền này đã tạo ra lợi nhuận rất lớn cho các công ty cũng như một môi trường thuận lợi cho sự lừa đảo có sự nhúng tay của mafia. Italia hiện là quốc gia sản xuất năng lượng gió lớn hàng thứ 3 ở châu Âu, cùng với sự bùng nổ của điện mặt trời, và phần lớn được phát triển ở miền Nam nước này. Do đó, Sicily thu hút mạnh mafia là điều khó tránh khỏi.

Phá hoại cạnh tranh hợp pháp
Do được thiên nhiên ưu đãi về gió và ánh nắng mặt trời hơn bất cứ phần nào khác của Italia nên đảo Sicily trở thành một trong những môi trường thuận lợi nhất của châu Âu để phát triển năng lượng tái tạo trong thập niên qua. Khi chính quyền Italia bắt đầu rót hàng tỉ USD mỗi năm trợ cấp cho việc phát triển năng lượng gió và mặt trời, khả năng sinh lợi tiềm tàng của những dự án như thế hiển nhiên tăng cao bất ngờ - một yếu tố mà các gia đình tội phạm mafia nổi tiếng ở Sicily đương nhiên không thể không nhìn thấy.
Khoảng 1/3 trong số các trại gió của Sicily - cùng với một nhà máy năng lượng mặt trời - đã bị chính quyền tịch thu. Giới chức chính quyền đã đóng băng khối tài sản trị giá 2 tỉ USD và ra lệnh bắt giữ khoảng chục trùm tội phạm, các thành viên hội đồng thành phố tham nhũng cũng như một số doanh nhân có liên quan đến mafia.

Các công tố viên Italia hiện đang nỗ lực điều tra sự dính líu của mafia trong các dự án năng lượng tái tạo từ đảo Sardinia đến vùng Apulia miền Nam Italia. Teresa Maria Principato, công tố viên chỉ huy Đội chống mafia của thành phố Palermo, cho biết: "Cosa Nostra đang cố gắng thu thập kiến thức về các lĩnh vực mới như là năng lượng tái tạo đang trở thành ngành kinh doanh lợi nhuận cao do được nhà nước trợ cấp. Mafia đang phủ trùm bóng tối lên công nghiệp năng lượng tái tạo của chúng ta".

Do khu vực năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có kiến thức khoa học cao cho nên mafia chủ yếu chỉ đóng vai trò trung gian trong bóng tối - tổ chức các hợp đồng, tìm mua đất, lo liệu các giấy phép cần thiết từ chính quyền cũng như tranh thủ các hợp đồng xây dựng. Và cuối cùng, nhu cầu tìm nguồn tài trợ từ chính phủ ngày càng tăng từ đó dẫn đến nạn đầu cơ tài chính, nói khác đi là mở ra một thị trường béo bở cho tội phạm có tổ chức. Kết quả là, sự dính líu của mafia trong khu vực kinh tế năng lượng sạch đã ngấm ngầm phá hoại sự cạnh tranh hợp pháp. Ngoài ra, theo các công tố viên, mafia còn lợi dụng môi trường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch để rửa tiền bẩn thu được từ các nguồn bất hợp pháp khác như là buôn lậu ma túy và vũ khí.


Thượng nghị sĩ Costantino Garraffa, thành viên Ủy ban Chống mafia của Quốc hội Italia, cũng nhận định mafia đang cố gắng thâm nhập vào ngành năng lượng tái tạo được chính phủ ưu đãi tài trợ để rửa tiền bẩn một cách dễ dàng. Jason Wright, Giám đốc Tổ chức An ninh Kroll, khẳng định: do năng lượng tái tạo phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài trợ nên khu vực này là miếng mồi ngon cho bọn tội phạm có tổ chức.

Nhưng điều quan trong nhất có lẽ là mafia đang phá hoại một ngành công nghiệp được coi là nguồn hiếm hoi cung cấp những việc làm mới cho một quốc gia đang nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực tạo một thách thức không nhỏ cho châu Âu. Để bảo đảm an toàn cho tương lai của khu vực đồng euro gồm 17 quốc gia châu Âu, các nhà kinh tế học cho rằng, Italia cần phải được hiện đại hóa nhanh chóng để theo kịp các quốc gia láng giềng có nền kinh tế mạnh như là Đức.

Thế nhưng, rào cản lớn nhất hiện nay là Italia phải chiến thắng được quyền lực của tham nhũng làm rối loạn thị trường và ngăn cản đầu tư. Sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Italia và Hy Lạp - hai quốc gia nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ - đã chậm lại rõ rệt và Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hai nước này vào hàng những nền kinh tế bị nạn tham nhũng chi phối nhiều nhất trong khu vực đồng euro.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đặt trụ sở ở Paris (Pháp), Italia đã nhận được khoản đầu tư nước ngoài đến 87 tỉ USD từ năm 2007 đến giữa năm 2012 - so với 183 tỉ USD ở Hà Lan, 289 tỉ USD ở Pháp và 502 tỉ USD ở Anh. Michele Polo, giáo sư kinh tế học Đại học Bocconi ở thành phố Milan, nhận xét: "Mafia đang làm bại hoại nền kinh tế Italia bằng việc xâm nhập vào các doanh nghiệp hợp pháp, làm thị trường trở nên kém minh bạch hơn và tạo nên một môi trường tham nhũng cho giới quan chức. Cuộc chiến chống tham nhũng, cũng như chống trốn thuế, là thách thức lớn nhất cho nền kinh tế Italia".


Quan chức địa phương nhũng nhiễu không kém gì mafia
Các công tố viên Italia đang đương đầu với cơn bão các hoạt động bất hợp pháp của mafia, với việc các tổ chức tội phạm đang phát triển mối quan hệ quốc tế chặt chẽ hơn với các cartel ma túy Mỹ Latinh. Tình trạng này được coi là nguyên nhân gây ra nạn tham nhũng và sự không hiệu quả trong các dự án của chính phủ ở khu vực miền Nam đất nước.

Vào tháng 10/2012, toàn bộ Hội đồng thành phố Reggio di Calabria bị đình chỉ hoạt động để điều tra do cáo buộc liên quan đến gia đình tội phạm mafia khét tiếng 'Ndrangheta. Còn ở Sicily, sự dính líu sâu của mafia vào nền kinh tế được vạch trần sau một loạt các vụ bắt giữ tội phạm đầu tiên diễn ra vào năm 2010. Sau khi thu thập được bằng chứng mới nhờ một mạng lưới chỉ điểm và các chiến dịch nghe lén, chính quyền Italia đã tiến hành một loạt các vụ bắt giữ lần thứ hai vào tháng 12/2012. Những tội phạm mới bao gồm doanh nhân ngành xây dựng Angelo Salvatore được cho là dính líu đến Vincenzo Funari, trùm 79 tuổi của gia đình mafia Gimbellina ở Sicily. Năm 2007, Angelo bị cảnh sát nghe lén cuộc nói chuyện với Funari về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo hồ sơ tòa án, các biên bản nghe lén và các cuộc phỏng vấn những quan chức tham gia điều tra, sự dính líu của mafia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo diễn ra theo con đường quen thuộc. Các gia đình tội phạm và giới doanh nhân nhắm đến mục tiêu là khu đất thích hợp để xây dựng các nhà máy năng lượng gió và mặt trời hòng gây sức ép lên chủ đất buộc phải bán hay cho thuê dài hạn. Sau đó, các quan chức tham nhũng tranh thủ sự phê chuẩn của chính quyền và tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác với chương trình tài trợ cho năng lượng xanh của Chính phủ Italia.

Sự dính líu của mafia còn gây cản trở cho sự đầu tư làm ăn hợp pháp vào khu vực công nghiệp năng lượng xanh ở Sicily. Đơn cử trường hợp của Salvatore Moncada - doanh nhân địa phương muốn tham gia các dự án năng lượng sạch một cách hợp pháp ở Sicily - được coi là câu chuyện có tính cảnh cáo cho các nhà đầu tư tiềm tàng khác. Moncada cho biết, ông tham gia phát triển năng lượng sạch vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, cuối cùng xây dựng được 6 trại gió, 10 công viên năng lượng mặt trời và một nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở vùng ngoại ô Sicily. Nhưng khi né tránh những nỗ lực nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của mafia - không hợp tác với các nhà phát triển có quan hệ với mafia và từ chối chia 2% lợi nhuận - doanh nghiệp của Moncada bị tấn công.

Năm 2007, bọn tội phạm đã phóng hỏa một trong những khu trại gió của Moncada gây thiệt hại đến 4 triệu USD. Năm 2009, gia đình tội phạm Terrasi âm mưu phá hoại một trong những trại gió mới thành lập của Công ty Năng lượng Moncada (MEG) bằng cách tuyên bố quyền sở hữu đối với khu đất - vụ việc dẫn đến 14 vụ bắt giữ và buộc Moncada và gia đình phải sống suốt 2 năm dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát.
Do quá khó khăn làm ăn ở Sicily nên cuối cùng Moncada buộc phải di chuyển doanh nghiệp của mình ra hải ngoại, đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng sạch ở Mỹ, Nam Mỹ và Bắc Phi. Moncada cho biết: "Không chỉ có bàn tay của mafia, mà hệ thống quan chức tham nhũng ở địa phương cũng gây khó khăn cho việc làm ăn ở Sicily".

Năm 2010, Cảnh sát Italia đã tịch thu khối tài sản khổng lồ trị giá đến 1,9 tỉ USD - được coi là lớn nhất từ trước đến nay ở quốc gia này - từ một doanh nhân có tiếng tăm ở Sicily tên là Vito Nicastri, hay còn gọi là "Vua năng lượng gió" do ông ta là nhà phát triển những trại năng lượng gió lớn nhất ở miền Nam Italia. Vito Nicastri bị buộc tội có quan hệ làm ăn bất chính với trùm mafia Matteo Messina Denaro của Sicily.

Beppe Ruggiero, quan chức Hiệp hội Chống mafia Libera, nhận xét: "Vụ tịch thu khối tài sản khổng lồ của Vito Nicastri cho thấy rõ tội phạm có tổ chức ở Italia rất quan tâm đến khu vực kinh doanh năng lượng tái tạo". Tháng 7-2012, Raffaele Lombardo - lãnh đạo Sicily - buộc phải từ chức sau khi bị buộc tội dính líu đến mafia. Còn Salvatore "Toto" Cuffaeo - người tiền nhiệm của Lombardo - đang thụ án 7 năm tù sau khi bị buộc tội có quan hệ với tội phạm có tổ chức.

Với khả năng tài chính nghèo nàn và đang phải gánh một núi nợ, chính quyền Italia hiện nay phải hạn chế những khoản tiền trợ cấp mới cho khu vực năng lượng tái tạo. Một chương trình toàn quốc cũng được triển khai đòi hỏi các nhà phát triển năng lượng tái tạo phải cam kết có tuyên thệ chứng minh họ không dính dáng gì đến tội phạm có tổ chức.

Ở Sicily, nơi mà chính quyền mới chống mafia bắt đầu nắm giữ quyền lực vào tháng 11/2012, việc xây dựng phần lớn các dự án năng lượng tái tạo mới đã ngưng lại. Chính quyền mới đang tìm cách để bảo đảm mafia rút lui khỏi ngành năng lượng này trước khi cho phép các dự án mới được triển khai.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Báo giá máy phát điện năng lượng mặt trời mini (solar kit) cho gia đình

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.

Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Nicaragua khánh thành nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất khu vực Trung Mỹ


Nicaragua vừa khánh thành nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất khu vực Trung Mỹ vào ngày hôm qua (22/02/2013). Nhà máy điện này rộng khoảng 2,1ha, sử dụng 5.880 tấm pin năng lượng mặt trời. 


Giám đốc điều hành của Công ty Năng lượng quốc gia Nicaragua Salvador Mansell cho biết, đây là nhà máy điện lớn nhất tại Trung Mỹ và nhiều nước Mỹ Latin, tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.




Việc xây dựng nhà máy điện này bắt đầu từ tháng 8/2011. Dự án 12 triệu USD phần lớn được tài trợ bởi các nhà đầu tư Nhật Bản, phần còn lại do chính phủ Nicaragua hỗ trợ.


Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nhật Bản tại Nicaragua Masaharu Satu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.


Ông Satu nói: “ Dự án này có mục đích nhằm tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới. Có một số nguồn năng lượng khác nhưng năng lượng mặt trời là nguồn chính có thể tái tạo. Gánh nặng của Nicaragua trong việc nhập khẩu dầu sẽ giảm đi nhiều. Đây là điều mà chúng tôi mong muốn”./.

Nicaragoa khánh thánh nhà máy điện mặt trời lớn nhất Trung Mỹ

Nicaragua vừa khánh thành nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất khu vực Trung Mỹ vào ngày hôm qua (22/02/2013). Nhà máy điện này rộng khoảng 2,1ha, sử dụng 5.880 tấm pin năng lượng mặt trời. 
 
Giám đốc điều hành của Công ty Năng lượng quốc gia Nicaragua Salvador Mansell cho biết, đây là nhà máy điện lớn nhất tại Trung Mỹ và nhiều nước Mỹ Latin, tạo điều kiện thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo. 


Việc xây dựng nhà máy điện này bắt đầu từ tháng 8/2011. Dự án 12 triệu USD phần lớn được tài trợ bởi các nhà đầu tư Nhật Bản, phần còn lại do chính phủ Nicaragua hỗ trợ. 

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nhật Bản tại Nicaragua Masaharu Satu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. 

Ông Satu nói: “ Dự án này có mục đích nhằm tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới. Có một số nguồn năng lượng khác nhưng năng lượng mặt trời là nguồn chính có thể tái tạo. Gánh nặng của Nicaragua trong việc nhập khẩu dầu sẽ giảm đi nhiều. Đây là điều mà chúng tôi mong muốn”./.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Xếp hạng các thương hiệu lớn của Mỹ sử dụng năng lượng tái tạo

(Samtrix.vn) - Sức ép về nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt khiến nhiều quốc gia phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. công nghệ năng lượng sạch có thể là lỗi thời, tuy nhiên chúng ta thấy nó là ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và luôn cấp bách. Năng lực năng lượng tái tạo ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2008, trong khi giá lại giảm trên sàn giao dịch.


Các công ty đang dẫn đầu như Intel, Kohl, Whole Foods và Staples. Tất cả họ đã sử dụng 100% năng lượng xanh cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ, theo xếp hạng của người tiêu dùng hàng đầu về tái tạo được công bố tuần trước của cơ quan bảo vệ môi trường EPA Mỹ.




Top 15 thương hiệu sử dụng năng lượng sạch hàng đầu của Mỹ của EPA với các tiêu chí xếp hạng bằng tổng  giá trị sử dụng năng lượng xanh như: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, khí sinh học, sinh khối, và các nguồn thủy điện nhỏ tác động thấp. Danh sách người dùng trong nghiên cứu được thu thập từ 1.300 công ty, thành phố, trường đại học mà có quan hệ đối tác với Green Power.


#15 McDonald Loại hình: Nhà hàng và cà phê Công suất sử dụng hằng năm: 306,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 26,618 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện : 30% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời và gió


#14 Hilton Worldwide Loại hình: Khách sạn và nhà nghỉ Công suất sử dụng hằng năm: 315,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 27,401 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 94% Nguồn năng lượng: thủy điện cỡ nhỏ, gió


#13 Becton, Dickinson & Co. Loại hình: Chăm sóc sức khỏe Công suất sử dụng hằng năm: 317,276,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 27,599 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 60% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#12 Austin, Texas Loại hình: Chính quyền thành phố (Austin là thủ phủ của tiểu bang Texas và là trung tâm quản lý hành chính của Quận Travis) Công suất sử dụng hằng năm: 374,086,079 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 32,541 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#11 Starbucks Loại hình: Nhà hàng và cà phê Công suất sử dụng hằng năm: 414,560,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 36,061 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 46% Nguồn năng lượng: khí sinh học, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, gió


#10 Houston, Texas Loại hình: Chính quyền thành phố (Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là trung tâm văn hóa và kinh tế của vịnh Mexico) Công suất sử dụng hằng năm: 438,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 38,100 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 35% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#9 Cisco Systems Loại hình: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 459,005,742 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 39,927 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 44% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#8 Washington D.C. Loại hình: Thủ đô Hoa Kỳ Công suất sử dụng hằng năm: 534,084,977 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 46,458 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#7 Lockheed Martin Loại hình: công nghiệp Hàng hóa & Dịch vụ Công suất sử dụng hằng năm: 546,399,457 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 47,530 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 30% Nguồn năng lượng: khí sinh học, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió


#6 Staples Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 636,078,882 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 55,330 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 101%* Nguồn năng lượng: khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió


#5 Wal-Mart Stores Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 751,431,792 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 65,364 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 4% Nguồn năng lượng: khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió


#4 Whole Foods Market Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 800,257,623 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 69,612 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 107% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#3 Microsoft Loại hình: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 1,120,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 97,425 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 46% Nguồn năng lượng: sinh khối, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió


#2 Kohl’s Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 1,536,529,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 133,657 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 105% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời


#1 Intel Category: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 3,100,850,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 269,733 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: Khí sinh học, sinh khối, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió

Top các công ty sử dụng năng lượng sạch tại Mỹ

(Samtrix.vn) - Sức ép về nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt khiến nhiều quốc gia phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. công nghệ năng lượng sạch có thể là lỗi thời, tuy nhiên chúng ta thấy nó là ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và luôn cấp bách. Năng lực năng lượng tái tạo ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2008, trong khi giá lại giảm trên sàn giao dịch.

Các công ty đang dẫn đầu như Intel, Kohl, Whole Foods và Staples. Tất cả họ đã sử dụng 100% năng lượng xanh cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ, theo xếp hạng của người tiêu dùng hàng đầu về tái tạo được công bố tuần trước của cơ quan bảo vệ môi trường EPA Mỹ.


Top 15 thương hiệu sử dụng năng lượng sạch hàng đầu của Mỹ của EPA với các tiêu chí xếp hạng bằng tổng  giá trị sử dụng năng lượng xanh như: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, khí sinh học, sinh khối, và các nguồn thủy điện nhỏ tác động thấp. Danh sách người dùng trong nghiên cứu được thu thập từ 1.300 công ty, thành phố, trường đại học mà có quan hệ đối tác với Green Power.
 
#15 McDonald Loại hình: Nhà hàng và cà phê Công suất sử dụng hằng năm: 306,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 26,618 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện : 30% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời và gi

#14 Hilton Worldwide Loại hình: Khách sạn và nhà nghỉ Công suất sử dụng hằng năm: 315,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 27,401 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 94% Nguồn năng lượng: thủy điện cỡ nhỏ, gió


#13 Becton, Dickinson & Co. Loại hình: Chăm sóc sức khỏe Công suất sử dụng hằng năm: 317,276,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 27,599 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 60% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#12 Austin, Texas Loại hình: Chính quyền thành phố (Austin là thủ phủ của tiểu bang Texas và là trung tâm quản lý hành chính của Quận Travis) Công suất sử dụng hằng năm: 374,086,079 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 32,541 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#11 Starbucks Loại hình: Nhà hàng và cà phê Công suất sử dụng hằng năm: 414,560,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 36,061 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 46% Nguồn năng lượng: khí sinh học, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, gió


#10 Houston, Texas Loại hình: Chính quyền thành phố (Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là trung tâm văn hóa và kinh tế của vịnh Mexico) Công suất sử dụng hằng năm: 438,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 38,100 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 35% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió


#9 Cisco Systems Loại hình: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 459,005,742 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 39,927 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 44% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió
  #8 Washington D.C. Loại hình: Thủ đô Hoa Kỳ Công suất sử dụng hằng năm: 534,084,977 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 46,458 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió
  #7 Lockheed Martin Loại hình: công nghiệp Hàng hóa & Dịch vụ Công suất sử dụng hằng năm: 546,399,457 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 47,530 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 30% Nguồn năng lượng: khí sinh học, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió
  #6 Staples Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 636,078,882 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 55,330 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 101%* Nguồn năng lượng: khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió
  #5 Wal-Mart Stores Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 751,431,792 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 65,364 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 4% Nguồn năng lượng: khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió
  #4 Whole Foods Market Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 800,257,623 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 69,612 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 107% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời, gió
  #3 Microsoft Loại hình: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 1,120,000,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 97,425 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 46% Nguồn năng lượng: sinh khối, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió


#2 Kohl’s Loại hình: Bán lẻ Công suất sử dụng hằng năm: 1,536,529,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 133,657 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 105% Nguồn năng lượng: năng lượng mặt trời


#1 Intel Category: Công nghệ & Viễn thông Công suất sử dụng hằng năm: 3,100,850,000 kWh Đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện cho: 269,733 hộ gia đình tại Mỹ Phần trăm năng lượng xanh của tổng số điện: 100% Nguồn năng lượng: Khí sinh học, sinh khối, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, gió

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Mỹ kiện Ấn Độ phân biệt sản phẩm điện năng lượng mặt trời

Chính phủ Mỹ quyết định kiện Ấn Độ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ, với cáo buộc Ấn Độ phân biệt đối xử với các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời của Mỹ.

Trong một thông báo ngày 6/2, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk khẳng định rằng việc chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia của Ấn Độ quy định các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời phải sử dụng pin và module do các công ty Ấn Độ sản xuất đã đặt các nhà sản xuất nước ngoài vào vị thế bị thua thiệt.





Trên thực tế, Ấn Độ đã ngầm ủng hộ các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời trong nước khi bắt đầu triển khai chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia kể từ ngày 11/1/2010.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn cam kết sẽ mua điện Mặt Trời của các công ty tham gia chương trình này với mức thuế đã được trợ cấp.

Phía Mỹ cho rằng Ấn Độ đã sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để giới hạn các công ty Mỹ tiếp cận thị trường.

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tuyên bố chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia của Ấn Độ dường như nhằm bảo vệ ngành năng lượng Mặt Trời trong nước và ngăn cản hàng xuất khẩu của Mỹ.

Ông Ron Kirk cam kết Chính quyền Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời để có được sự cạnh tranh bình đẳng.

Mỹ đã yêu cầu tư vấn với Ấn Độ, bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Theo quy định của WTO, nếu vấn đề này không được giải quyết thông qua tư vấn trong vòng 60 ngày, Mỹ có thể yêu cầu thành lập ban giải quyết tranh chấp tại WTO.

Đại diện Thương mại Ron Kirk cho biết USTR sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác thương mại nhằm bảo vệ việc làm ở trong nước không bị tác động do các biện pháp hạn chế không công bằng của nước ngoài. Hiện Mỹ đã đệ sáu đơn kiện Ấn Độ lên WTO trong khi Ấn Độ cũng kiện lại Mỹ ở tám hạng mục liên quan đến thương mại./.

Mỹ kiện Ấn Độ phân biệt sản phẩm điện năng lượng mặt trời

Chính phủ Mỹ quyết định kiện Ấn Độ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ, với cáo buộc Ấn Độ phân biệt đối xử với các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời của Mỹ.

Trong một thông báo ngày 6/2, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk khẳng định rằng việc chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia của Ấn Độ quy định các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời phải sử dụng pin và module do các công ty Ấn Độ sản xuất đã đặt các nhà sản xuất nước ngoài vào vị thế bị thua thiệt.
 


Trên thực tế, Ấn Độ đã ngầm ủng hộ các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời trong nước khi bắt đầu triển khai chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia kể từ ngày 11/1/2010.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn cam kết sẽ mua điện Mặt Trời của các công ty tham gia chương trình này với mức thuế đã được trợ cấp.

Phía Mỹ cho rằng Ấn Độ đã sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để giới hạn các công ty Mỹ tiếp cận thị trường.

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tuyên bố chương trình năng lượng Mặt Trời quốc gia của Ấn Độ dường như nhằm bảo vệ ngành năng lượng Mặt Trời trong nước và ngăn cản hàng xuất khẩu của Mỹ.

Ông Ron Kirk cam kết Chính quyền Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời để có được sự cạnh tranh bình đẳng.

Mỹ đã yêu cầu tư vấn với Ấn Độ, bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Theo quy định của WTO, nếu vấn đề này không được giải quyết thông qua tư vấn trong vòng 60 ngày, Mỹ có thể yêu cầu thành lập ban giải quyết tranh chấp tại WTO.

Đại diện Thương mại Ron Kirk cho biết USTR sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác thương mại nhằm bảo vệ việc làm ở trong nước không bị tác động do các biện pháp hạn chế không công bằng của nước ngoài. Hiện Mỹ đã đệ sáu đơn kiện Ấn Độ lên WTO trong khi Ấn Độ cũng kiện lại Mỹ ở tám hạng mục liên quan đến thương mại./.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Dự kiến nhập khẩu 3,7 tỷ KWh điện trong năm 2013


Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2013 đã được Bộ Công Thương ban hành, trên 133,4 tỷ kWh là tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu toàn quốc của năm nay, tăng 11% so với năm 2012; trong đó, điện nhập khẩu từ Trung Quốc gần 3,7 tỷ kWh, tăng 1 tỷ kWh so với mức nhập khẩu năm trước.

Trong cơ cấu sản xuất điện toàn quốc, sản lượng thủy điện chiếm khoảng 40%, nhiệt điện tua bin khí 33%, nhiệt điện than 22%, còn lại là nhiệt điện dầu và điện nhập khẩu. Cũng trong năm, sẽ có thêm 2.683MW công suất các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành. Như vậy, so với tổng nhu cầu của hệ thống điện quốc gia, năm nay, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước.









Công nhân Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia tăng cường công tác vận hành tại Trạm biến áp 500 kV Sơn La. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN




Để đảm bảo cung-cầu điện trong năm 2013, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy nhiệt điện dầu FO đảm bảo khả năng sẵn sàng huy động và thực hiện yêu cầu vận hành; đồng thời phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy điện tua bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau sẵn sàng chuyển đổi sang phát điện bằng dầu DO, đáp ứng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia khi thiếu khí cho phát điện trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn, PM3-CAA. Đặc biệt ưu tiên huy động cao nhất khả năng phát điện của cụm nhà máy điện Cà Mau. Chi phí tăng thêm do huy động từ nhà máy này sẽ được xem xét, chấp nhận là các chi phí phát sinh hợp lý nhằm sử dụng tối ưu tài nguyên khí của quốc gia.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý vận hành; đồng thời huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu, các nguồn điện dự phòng của khách hàng sử dụng điện để nâng cao khả năng cung ứng điện năm 2013.

Đối với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) có nhiệm vụ tập trung nguồn lực để đưa vào vận hành các công trình điện trọng điểm tăng cường cho lưới điện miền Nam và các công trình nâng cấp lưới truyền tải miền Nam đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan-Hà Tĩnh-Đà Nẵng trước mùa lũ ở miền Bắc, cũng như đẩy nhanh tiến độ thay dây siêu nhiệt các đường dây 220kV Phả Lại-Hải Dương, Phả Lại-Phố Nối và hoàn thành mạch 2 đường dây 220kV Thái Bình-Nam Định trước tháng 3 tới.

Song song với đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) và NPT cùng nghiên cứu, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật để huy động tối đa công suất phát của các nhà máy nhiệt điện than khu vực Đông Bắc và điện nhập khẩu từ Trung Quốc, đảm bảo mục tiêu giảm chi phí phát điện toàn hệ thống.

Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đảm bảo duy trì sản lượng khí Nam Côn Sơn và PM3-CAA ở mức cao để cung cấp khí cho các nhà máy điện tua bin khí vận hành phát điện năm 2013 theo kế hoạch huy động các nhà máy. Trong trường hợp thiếu khí, sẽ ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác để đáp ứng nhu cầu khí cho phát điện.

PVGas cũng phối hợp với A0 sử dụng khí PM3-CAA một cách hợp lý, hạn chế phải huy động các nguồn điện giá cao cũng như vận hành an toàn hệ thống cung cấp khí.

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp than đầy đủ, liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc để đảm bảo phát điện tối đa trong năm 2013. Mặt khác, vận hành ổn định và nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý.

Trong trường hợp hệ thống điện miền Nam mất cân đối cung-cầu điện, hai Tổng Công ty Điện lực miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh sẽ rà soát, đề xuất các phương án tiết giảm nhu cầu điện trong khu vực, tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện như sắt, thép, xi măng...


Mai Phương

Dự kiến nhập khẩu 3,7 tỷ KWh điện trong năm 2013

Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2013 đã được Bộ Công Thương ban hành, trên 133,4 tỷ kWh là tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu toàn quốc của năm nay, tăng 11% so với năm 2012; trong đó, điện nhập khẩu từ Trung Quốc gần 3,7 tỷ kWh, tăng 1 tỷ kWh so với mức nhập khẩu năm trước.

Trong cơ cấu sản xuất điện toàn quốc, sản lượng thủy điện chiếm khoảng 40%, nhiệt điện tua bin khí 33%, nhiệt điện than 22%, còn lại là nhiệt điện dầu và điện nhập khẩu. Cũng trong năm, sẽ có thêm 2.683MW công suất các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành. Như vậy, so với tổng nhu cầu của hệ thống điện quốc gia, năm nay, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước.

Công nhân Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia tăng cường công tác vận hành tại Trạm biến áp 500 kV Sơn La. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN

Để đảm bảo cung-cầu điện trong năm 2013, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy nhiệt điện dầu FO đảm bảo khả năng sẵn sàng huy động và thực hiện yêu cầu vận hành; đồng thời phối hợp với các đơn vị phát điện quản lý các nhà máy điện tua bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau sẵn sàng chuyển đổi sang phát điện bằng dầu DO, đáp ứng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia khi thiếu khí cho phát điện trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn, PM3-CAA. Đặc biệt ưu tiên huy động cao nhất khả năng phát điện của cụm nhà máy điện Cà Mau. Chi phí tăng thêm do huy động từ nhà máy này sẽ được xem xét, chấp nhận là các chi phí phát sinh hợp lý nhằm sử dụng tối ưu tài nguyên khí của quốc gia.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý vận hành; đồng thời huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu, các nguồn điện dự phòng của khách hàng sử dụng điện để nâng cao khả năng cung ứng điện năm 2013.

Đối với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) có nhiệm vụ tập trung nguồn lực để đưa vào vận hành các công trình điện trọng điểm tăng cường cho lưới điện miền Nam và các công trình nâng cấp lưới truyền tải miền Nam đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan-Hà Tĩnh-Đà Nẵng trước mùa lũ ở miền Bắc, cũng như đẩy nhanh tiến độ thay dây siêu nhiệt các đường dây 220kV Phả Lại-Hải Dương, Phả Lại-Phố Nối và hoàn thành mạch 2 đường dây 220kV Thái Bình-Nam Định trước tháng 3 tới.

Song song với đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) và NPT cùng nghiên cứu, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật để huy động tối đa công suất phát của các nhà máy nhiệt điện than khu vực Đông Bắc và điện nhập khẩu từ Trung Quốc, đảm bảo mục tiêu giảm chi phí phát điện toàn hệ thống.

Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đảm bảo duy trì sản lượng khí Nam Côn Sơn và PM3-CAA ở mức cao để cung cấp khí cho các nhà máy điện tua bin khí vận hành phát điện năm 2013 theo kế hoạch huy động các nhà máy. Trong trường hợp thiếu khí, sẽ ưu tiên sử dụng khí cho phát điện, cần thiết có thể giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác để đáp ứng nhu cầu khí cho phát điện.

PVGas cũng phối hợp với A0 sử dụng khí PM3-CAA một cách hợp lý, hạn chế phải huy động các nguồn điện giá cao cũng như vận hành an toàn hệ thống cung cấp khí.

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp than đầy đủ, liên tục cho các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc để đảm bảo phát điện tối đa trong năm 2013. Mặt khác, vận hành ổn định và nâng cao công suất khả dụng các nhà máy điện do Tập đoàn đầu tư, quản lý.

Trong trường hợp hệ thống điện miền Nam mất cân đối cung-cầu điện, hai Tổng Công ty Điện lực miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh sẽ rà soát, đề xuất các phương án tiết giảm nhu cầu điện trong khu vực, tập trung vào các hộ sử dụng nhiều điện như sắt, thép, xi măng...


Mai Phương