Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Thủ tướng yêu cầu báo cáo dự án điện mặt trời bỏ hoang

Văn phòng Chính phủ hôm qua 21/5 đã có công văn gửi Uỷ ban Dân tộc yêu cầu làm rõ việc các thiết bị phục vụ dự án điện mặt trời cho 70 xã miền núi đặc biệt bị bỏ ngoài trời không được lắp đặt.
Công văn yêu cầu làm rõ việc tại sao dự án lại được báo cáo là đã hoàn thành trong khi vẫn còn một số công trình bất cập về địa điểm lắp đặt, về công tác vận hành, bảo dưỡng, và đến tháng 3/2013 vẫn còn nhiều thiết bị hàng tỷ đồng phơi mưa nắng. “Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Dân tộc kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu; nếu đúng phải có biện pháp xử lý, làm rõ trách nhiệm đối với các sai phạm theo đúng quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12/6/2013”, công văn ghi.




Vào tháng 3 năm nay, anh Nguyễn Tuấn Linh, một du khách, phát hiện số thiết bị nằm chất đống tại xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, và đã phản ánh việc này trên blog cá nhân, cũng như gửi thư cho Đại sứ quán Phần Lan, nước tài trợ vốn ODA cho dự án. Ngày 3/5, blog chúng tôi đã đưa tin đầu tiên về vụ việc. Ngày 9/5, blog chúng tôi đưa tiếp bài viết “Còn những xã khác có thiết bị bỏ hoang như ở Háng Đồng?” nêu ra nghi vấn về tình trạng tương tự ở những xã khác.


Ngay sau đó, nhiều báo khác đã lên tiếng về vụ việc, đặc biệt là loạt bài điều tra “Tiền tỉ phơi mưa nắng” kéo dài 3 kỳ của báo Tuổi trẻ đã chứng thực nghi vấn trên, tại một xã khác ở Sơn La cũng như nhiều xã tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tính hiệu quả của dự án nhà máy sản xuất panel năng lượng mặt trời

Tháng 4-2011, tám tháng sau khi khởi công, tập đoàn Mỹ First Solar công bố dừng triển khai dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỉ đô la Mỹ xây nhà máy tấm pin năng lượng mặt trời tại TPHCM. First Solar đã chọn một công ty tư vấn bất động sản nhờ bán lại hơn 100.000 mét vuông nhà xưởng với tiêu chuẩn quốc tế đã xây xong. Cho đến nay, chưa thấy báo chí loan tin về số phận của khối tài sản này ra sao, nhưng số phận của dự án pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam thì đã rõ: First Solar quyết định từ bỏ dự án này sau mấy năm thai nghén và triển khai khẩn trương.


Hẳn nhiều người cho rằng rất khập khiễng nếu so sánh quyết định trên của First Solar với sự dùng dằng hiện nay với hai dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai. Tuy nhiên, phân tích vấn đề dưới góc cạnh này sẽ cung cấp thêm căn cứ nhằm đưa đến một quyết định cuối cùng chính xác hơn.

Như TBKTSG đã đưa tin trước đây, First Solar cho biết họ ngưng triển khai dự án lớn thứ hai của họ trên thế giới tại Việt Nam vì nguồn cung cầu thế giới mất cân bằng và sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm Trung Quốc. Tuy không có thông tin First Solar đã chi hết bao nhiêu cho dự án tại Việt Nam, số tiền họ đã đầu tư chắc chắn không hề nhỏ. Nhưng con số này cũng không bằng khoản thua lỗ khổng lồ First Solar sẽ phải hứng chịu nếu họ tiếp tục đổ tiền vào dự án này. Như vậy, logic của vấn đề rất rõ ràng: một dự án đã triển khai với số vốn đã đổ vào không nhỏ vẫn phải ngừng một khi khả năng sinh lợi không còn.

 

http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/duyhung/122012/18/00/Solar_Panel_Installation.jpg


 

Trở lại với hai dự án bauxite của chúng ta. Tranh cãi gay gắt đang xảy ra về hiệu quả của hai dự án này có thể sẽ chưa ngã ngũ ít nhất... 10 năm nữa nếu dự án được tiếp tục, vì theo tính toán của chủ đầu tư, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), phải mất hơn 10 năm, các dự án mới phát huy tác dụng hoàn toàn (thời gian thu hồi vốn của Tân Rai là 12 năm, còn Nhân Cơ là 13 năm).

Cho đến tuần rồi, lãnh đạo TKV vẫn khẳng định hiệu quả của hai dự án. Có điều, lời khẳng định này không mới vì đó chỉ là sự lặp lại những gì đã có cách đây ba năm lúc Nhân Cơ được khởi công. Nhưng tình hình hiện nay đã khác trước khi những con số thực về hai dự án này đang rõ dần lên. Phần lớn số liệu lại không đứng về TKV mà ở chiều ngược lại. Nói cách khác, càng triển khai, tính hiệu quả các dự án càng xa rời những gì TKV đề ra ban đầu.

Xét tình hình hiện nay, hầu hết các yếu tố đều bất lợi cho hai dự án bauxite: giá nhôm lao dốc, nhu cầu tiêu thụ nhôm nguyên liệu giảm vì kinh tế thế giới suy thoái, tự thân các dự án triển khai chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng vọt so với dự toán, công tác đền bù giải tỏa bất cập...

Lãnh đạo TKV vẫn lên tiếng sẽ chịu trách nhiệm về các dự án. Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ dẫn lời GS. Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng “lãnh đạo TKV không thể nói tự mình chịu trách nhiệm vì đây là tài sản nhà nước [suy cho cùng là tài sản của toàn dân]”. Theo GS. Thái, “chi phí đã rất lớn với hai dự án như TKV công bố, nên cân nhắc lúc này là cần thiết... Không nên cố gắng triển khai thêm nhiều hạng mục khi hiệu quả chưa chắc...”.

Bảy tháng sau khi First Solar ngừng dự án tại Việt Nam, Rob Gillette - Tổng giám đốc điều hành tập đoàn pin năng lượng mặt trời lớn nhất nước Mỹ - phải ra đi do tính toán sai lầm về nhu cầu thế giới dẫn đến những quyết định đầu tư tai hại. Nhưng không lẽ chỉ có các tập đoàn tư bản mới biết xót tiền của mình?

Trụ đèn năng lượng mặt trời

Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung (VTECHCO) là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Công ty hiện là đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix và là đại lý của các hãng cung cấp điện mặt trời danh tiếng trên thế giới như Schott, Kyocera, Suntech, Xantrex, SMA, Samlex... tại Việt Nam.


Chúng tôi chuyên nhận tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời ứng dụng cho gia đình và doanh nghiệp :

1. Đèn năng lượng mặt trời dùng thắp sáng các phòng trong gia đình, đèn hành lang, ban công, cổng ra vào….
2. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho khuôn viên gia đình, nhà máy, văn phòng
3. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho chiếu sáng đường phố, nhà máy
4. Đèn năng lượng mặt trời dùng cho tín hiệu giao thông, đường bộ, đường thủy..

Với kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng giải pháp, dịch vụ và giá cả tốt nhất.


[IMG]




Các tính năng nổi bật của hệ thống đèn năng lượng mặt trời :

1. Cung cấp nguồn điện tái tạo và liên tục;
2. Sử dụng công nghệ đèn LED siêu sáng, tiết kiệm điện với độ bền cao;
3. Không gây ô nhiễm môi trường;
4. Không bao giờ phải lo bị “cúp điện”
5. Tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho gia đình, doanh nghiệp;
6. Góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.


[IMG]





Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các hệ thống đèn năng lượng mặt trời với giá từ 2 triệu đồng trở lên, hệ thống có tính thẩm mỹ, độ bền và chất lượng cao. Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc gọi điện tới số : (04)345640644 – (08)39482586 hoặc hotline : 0983.802.686 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội / ĐT: (04)35640644 

Hotline:0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Rất mong được phục vụ Quý khách hàng!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Hệ thống điện năng lượng mặt trời?

ĐIỆN MẶT TRỜI CHO GIA ĐÌNH
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn và nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng đang được tính đến và đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời.

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, điện năng lượng mặt trời không còn là nguồn điện “xa xỉ” đối với người tiêu dùng Việt Nam. Do nằm trong những nước có giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời.

 

 
Nguyen ly hoat dong dien mat troi

 Sơ đồ nguyên lý hoạt động




Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 - 175Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Nguyên lý hoạt động:  từ giàn pin mặt trời (solar cells), ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC Power). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển (charge controller) là một thiết bị có chức năng có chức năng tự động điều hòa dòng điện từ pin mặt trời và dòng điện nạp cho acquy (Battery). Thông qua bộ đổi điện DC/AC (Inverter) tạo ra dòng điện xoay chiều chuẩn 220V/50Hz để chạy các thiết bị trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy bơm.

Những tiện ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại:

- Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nguồn nhiên liệu nào, hoàn toàn miễn phí và thiết thực;
- Giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho gia đình hàng tháng;
- Tạo ra một nguồn điện độc lập, xanh sạch và bảo vệ môi trường;
- Cung cấp nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt;


Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Công ty TNHH TM&KT Việt Trung  đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix, là doanh nghiệp tiên phong trên cả nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Với trên 06 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị tư nhân đầu tiên đã có phòng R&D nghiên cứu chuyên sâu về điện mặt trời ứng dụng tại VN, là đại lý cho các hãng cung cấp thiết bị điện mặt trời danh tiếng trên thế giới, với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, yêu nghề, có mạng lưới đại lý rộng khắp trên cả nước. Việt Trung đã khảng định là công ty hàng đầu Việt Nam về điện mặt trời ứng dụng cho gia đình, DN vừa và nhỏ, ứng dụng cho sản xuất trong nông nghiệp…

Với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, với lòng yêu nghề và nhiệt huyết, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống  “Lưới điện mặt trời mini dùng cho hộ gia đình”.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mini cung cấp điện cho hộ gia đình sử dụng cho các thiết bị gia dụng như : quạt, đèn, tivi…Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mini này, các hộ gia đình ở đô thị đã góp phần vào việc giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia, cũng như tạo ra một năng lượng tái tạo xanh, sạch, độc lập và bảo vệ môi trường. Đặc biệt với hệ thống này, hàng tháng các hộ gia đình có thể tiết kiệm được từ 30-50 KWh và không bao giờ phải giải quyết nỗi lo "mất điện".

Một số cấu hình tham khảo cho khách hàng (Solar kit):
Solar Kit SH20/50


Solar Kit SH80/100





*Options : Các thiết bị sử dụng điện 12VDC mua kèm với hệ thống SH20-SH100:
- Đèn LED tiết kiệm điện 3W :  140.000 VNĐ/Cái

- Đèn LED tiết kiệm điện 6W : 280.000 VNĐ/Cái

- Quạt cây 12VDC : 250.000 VNĐ/Cái

- Tivi LCD 19 inch 12VDC:  2.800.000 VNĐ/Cái

- Tivi LDC 14" + đầu DVD :  2.500.000 VNĐ/cái

GIÁ THÀNH HỆ THỐNG : từ 2.000.000đ đến 20.000.000 đ (miễn phí công lắp đặt).

Một số hình ảnh về lắp đặt và ứng dụng của hệ thống :







Để có được hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình mình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để có được sự tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế hệ thống phù hợp với yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế hệ thống cột đèn cao áp năng lượng mặt trời chiếu sáng cho giao thông, công trình, Xây dựng trạm điện mặt trời tập trung cho những nơi chưa có điện lưới như biên giới, hải đảo, các xã vùng sâu, vùng xa….với công suất từ 20Wp-1MWp.


Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội/ĐT: (04)35640644
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh/ĐT: (08)39482586

Hotline : 0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Website: www.samtrix.vn


Blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Điều hoà năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm điện mùa nóng

Mùa hè nóng bức, lượng điện sử dụng chạy điều hòa gia tăng gây quá tải và dẫn đến mất điện. Đây là vấn đề nan giải đối với các thành phố hiện đại.


Để giải quyết vấn đề nan giải này, Công ty Li Niumu của Israel vừa nghiên cứu hệ thống điều hòa mới chạy bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này đã mở ra cách thức mới trong việc giảm áp lực cung ứng điện vào mùa hè.

Hệ thống có hai chức năng làm nóng và làm lạnh, ngoài việc chạy bằng năng lượng mặt trời nó còn có thể chạy bằng điện lưới và có thể thực hiện kết nối giữa hai chức năng với nhau.





Vào ngày trời nắng, có thể lợi dụng thiết bị tích trữ năng lượng mặt trời nhằm chuyển đổi năng lượng mặt trời sang nhiệt năng để chạy điều hòa. Vào ngày trời mưa hoặc ban đêm, năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa thành điện lưới để chạy điều hòa.

Cấu tạo của hệ thống điều hòa này tương tự như điều hòa thông thường, có thể lắp đặt trong văn phòng diện tích từ 200m2 đến 300m2. Do được làm lạnh bằng phương pháp tuần hoàn nhiệt đặc biệt, không sử dụng chất hóa học và chất phụ gia, do vậy hệ thống này sẽ không gây ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê của Bộ năng lượng Mỹ, điện dùng để chạy điều hòa chiếm khoảng 50% chi tiêu năng lượng của các gia đình ở Mỹ.

Nghiên cứu cho thấy, nếu như sử dụng hệ thống điều hòa năng lượng mặt trời kể trên, vào ngày trời nắng có thể giảm thiểu 85% lượng tiêu hao năng lượng/ngày, và có thể giảm thiếu 40% lượng tiêu hao năng lượng/năm. Vì vậy, hệ thống này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.




Hiện sản phẩm cũng đã có mặt tại Việt Nam, xin vui lòng truy cập website: www.samtrix.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Máy lạnh năng lượng mặt trời

GIỚI THIỆU NHANH VỀ ĐIỀU HÒA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI




1. Nguyên lý hoạt động của điều hòa năng lượng mặt trời




 

Hê thống điều hòa năng lượng mặt trời là một hệ thống tận dụng năng lượng mặt trời như là một nguồn nhiệt năng tăng trợ thêm phân năng lượng cần thiết duy trì quá trình làm lạnh trong hệ thống điều hòa điển hình nhằm mục đích làm giảm điện năng tiêu thụ cần có để chạy lốc nén.


Hệ thống điều hòa năng lượng mặt trời cũng tương tự như điều hòa thông thường, đó là quá trình làm lạnh được thay thế bằng việc làm bốc hơi chất lỏng bằng một điểm sôi rất thấp. Trong cả 2 trường hợp, khi một chất lỏng được bốc hơi hay sôi, nó sẽ lấy một số nhiệt năng theo nó và cũng có thể tiếp tục làm như vậy cho đến khi chất lỏng sôi hết hoặc cho đến khi mọi thứ trở nên lạnh tới mức điểm sôi dưới 0o đạt được.




Điểm khác biệt giữa 2 hệ thống điều hòa năng lượng mặt trời và điều hòa thông thường là ở chỗ chất gas sẽ được chuyển trở lại dưới dạng chất lỏng và do đó có thể tái sử dụng. Một hệ thống điều hòa thông thường sẽ sử dụng một lốc nén để làm gia tăng áp suất gas, buộc no trở thành dạng hơi lần nữa thông qua việc sử dụng cuộn tụ điện.





 2. Thời gian bảo hành và dịch vụ sau bán hàng



Thời gian bảo hành cho điều hòa năng lượng mặt trời là 5 năm và tuổi thọ thiết kế là 25 năm. Phần lớn các phụ kiện có rất sẵn tại nơi bạn ở trong trường hợp bạn muốn mua. Đối với lốc nén và bộ thu nhiệt mặt trời, chúng tôi sẽ thay thế miễn phí trong thời gian bảo hành trong bất kỳ trường hợp nào.  Sau thời gian bảo hành, chúng tôi sẽ cung cấp với giá thấp hơn giá thị trường.


3. Điều hòa năng lượng mặt trời sử dụng 100% năng lượng từ mặt trời?
Không. Điều hòa năng lượng  mặt trời không sử dụng 100% năng lượng từ mặt trời. Máy vẫn sử dụng nguồn điện sinh hoạt và năng lượng mặt trời được sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm điện. Điều hòa năng lượng mặt trời có thể tiết kiệm 50% điện năng khi làm lạnh và tiết kiệm hơn 50% khi làm nóng.


4. Điều hòa năng lượng mặt trời làm việc trong những ngày trời mưa, trời âm u và buổi tối như thế nào?



Điều hòa năng lượng mặt trời làm việc bình thường trong bất kể thời tiết như nào dù trời mưa, âm u hay vào buổi tối.


Tấm thu nhiệt mặt trời sẽ hấp thu và cất giữ nhiệt năng từ ánh sáng vào ban ngày, sau đó sẽ duy trì chế độ hoạt động và tiết kiệm vào buổi tối. Chỉ cần 4-5 tiếng đồng hồ có nắng là điều hòa sẽ hoạt động và tiết kiệm nhiều hơn so với 15 tiếng đồng hồ.


 5. Dòng điện khởi động điều hòa năng lượng mặt trời là bao nhiêu?
Áp dụng công nghệ biến tần vì thế điều hòa năng lượng gần như không có dòng khởi động. Điều hòa năng lượng mặt trời cũng có thể sử dụng máy phát điện tại một số nơi có sử dụng máy phát điện như nguồn cấp điện.


 6. Sự khác biệt giữa điều hòa nhiệt độ Inverter và điều hòa năng lượng mặt trời là gì?



Điều hòa nhiệt độ Inverter có thể tiết kiệm điện năng nhưng quá trình tiết kiệm này chỉ xảy ra sau vài tiếng hoạt động, và tỷ lệ tiết kiệm trung bình là 15%. Trong khi tỷ lệ tiết kiệm điện năng của dòng điều hòa năng lượng  mặt trời lên tới  50% khi làm lạnh và hơn 50% khi làm nóng.


7. Đơn giá sản phẩm:


- Điều hoà treo tường loại 2 cục - 2 chiều công suất 9.000 BTU : 14.990.000 VNĐ


- Điều hoà treo tường loại 2 cục - 2 chiều công suất 12.000 BTU : 16.990.000 VNĐ


Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


“Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ”.

Rất mong được phục vụ quý khách.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Thử nghiệm điện mặt trời cho tàu đánh cá tại Đà Nẵng

Hai tàu đánh cá xa bờ ở Đà Nẵng được gắn hệ thống năng lượng mặt trời trong một thử nghiệm cho các hoạt động đánh cá dài ngày trên biển.

 









Hai tàu của ngư dân Việt Nam hành nghề trên biển được lắp pin năng lượng mặt trời. (Hình minh họa của HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)


Theo tin của TTXVN, từ năm 2012, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng khởi sự thí điểm “mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời cho hai tàu cá đánh bắt xa bờ ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà”.

Tàu đánh cá 380CV của ông lê Văn Xin, ngư dân Đà Nẵng, là một trong hai chiếc được thử nghiệm. Nguồn tin nói rằng ông “rất hài lòng với hiệu quả từ nguồn năng lượng này mang lại”.

Theo lời ông kể lại “để sử dụng nguồn năng lượng vô tận này, tàu cá của anh được các kỹ sư thiết kế lắp đặt 16 tấm pin năng lượng có công suất 1.000Wp; hai bình ắc quy dùng để tích điện nạp từ pin mặt trời; một hệ điều khiển nạp dùng để điều khiển và theo dõi quá trình nạp điện từ pin mặt trời vào bình ắc quy, đảm bảo sự cân bằng điều tải của hệ điện mặt trời.

Trước đây, nguồn điện trên tàu chủ yếu từ động cơ của tàu nên khi động cơ gặp sự cố sẽ không có điện để liên lạc với đất liền, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu nhưng nay điều này đã được khắc phục.

Công suất điện từ pin năng lượng mặt trời được anh Xin sử dụng để chạy máy định vị, máy dò cá, radar, radio, thiết bị ICOM, chạy quạt, xem tivi...”

Một trong những ưu điểm của loại năng lượng này là “chất lượng điện ổn định đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, tiết kiệm dầu chạy máy để phát điện, nhất là giảm thiểu rủi ro, tai nạn nghề nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường, không có tiếng ồn...”

Nhờ vậy, một chuyến biển kéo dài 20 ngày tàu cá của anh có thể tiết kiệm được ba triệu đồng tiền dầu từ việc sử dụng pin năng lượng mặt trời.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Ma-rốc xây nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất khu vực

Theo tạp chí Maghreb, vua Marocco Mohammed VI ngày 14/5 đã đặt viên gạch đầu tiên khởi công giai đoạn một xây dựng Tổ hợp năng lượng Mặt trời Noor tại tỉnh Ouarzazate với công suất ban đầu 160MW.

Vua Marocco Mohammed VI bên mô hình nhà máy điện Mặt trời tương lai.
Vua Marocco Mohammed VI bên mô hình nhà máy điện Mặt trời tương lai.

Sau 28 tháng xây dựng trên diện tích 3.000 hécta, nhà máy điện Mặt trời tương lai này sẽ đi vào hoạt động và có thể đạt công suất tối đa 500MW.

Chủ dự án là công ty Acwa Power của Arập Xêút, trong đó có vốn góp của bốn công ty Tây Ban Nha là Sener, Acciona, TSK và Aries. Chính phủ Đức cũng cam kết đóng góp 115 triệu euro.

Về phần mình, Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD) tài trợ cho giai đoạn một của dự án này với khoảng 168 triệu euro. Đây là dự án thứ ba được BAD tài trợ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Marocco, sau nhà máy điện Mặt trời tại Ain Beni Mathar và Chương trình khép kín năng lượng gió, nước và điện khí hóa nông thôn (PIEHER).

Là dự án lớn nhất và duy nhất thuộc loại này trên thế giới, tổ hợp năng lượng Mặt trời Noor được giới chuyên gia coi là biểu tượng của những nỗ lực của Chính phủ Marocco nhằm đáp ứng nhu cầu về điện trong tương lai phù hợp với chính sách phát triển bền vững.

Dự án này cũng góp phần đa dạng hóa nguồn sản xuất năng lượng (chủ yếu dựa trên năng lượng hóa thạch) của Marocco - nước phụ thuộc tới gần 97% vào nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về năng lượng.

Ngoài ra, Noor cũng là dự án năng lượng Mặt trời đầu tiên ở châu Phi sử dụng "công nghệ năng lượng Mặt trời tập trung" và là giai đoạn quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của Marocco.

Trong giai đoạn đầu, dự án Noor cho phép giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (khoảng 240.000 tấn khí điôxít cácbon/năm và trong 25 năm).

Theo công ty tư vấn Ernst and Young, Marocco là nước thứ hai trên thế giới có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài về phát triển dự án trong lĩnh vực năng lượng Mặt trời tập trung.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Máy bay điện năng lượng mặt trời đầu tiên bay xuyên nước Mỹ

Chiếc máy bay có người lái đầu tiên có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ bằng điện năng lượng mặt trời đã cất cánh hôm qua trong khuôn khổ chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên.



 Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.

Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.

Solar Impulse, do nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Bertrand Piccard điều khiển, đã cất cánh từ đường băng tại phía bắc California lúc 6h12 sáng qua giờ địa phương giữa buổi bình minh, trong một sự khởi đầu mà một nhân viên kiểm soát sứ mệnh gọi là “cú cất cánh hoàn hảo”.

Máy bay sau đó đã bay qua khu vực giáp ranh giữa 2 bang California và Arizona trên sông Color. Solar Impulse mất khoảng 19 giờ để hoàn thành chặng đường tới thành phố Phoenix trong tham vọng bay xuyên nước Mỹ .
Bay êm và chậm với tốc độ trung bình khoảng 50km/h, Solar Impulse dự kiến sẽ tới Phoenix, Arizona vào tối nay theo giờ địa phương.


 Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Một bảng đồng hồ có ghi tốc độ thực tế, hướng bay, tình trạng pin, máy phát điện, năng lực động cơ, cùng với các camera buồng lái của cả Piccard và góc nhìn của phi công từ máy bay đều được cập nhật trên trang live.solarimpulse.com.

Lịch trình tại Mỹ cho phép máy bay có tối đa 10 ngày tại mỗi điểm dừng để trưng bày công nghệ của máy bay với công chúng. Các điểm dừng chân khác được lên kế hoạch là Dallas, Texas và thủ đô Washington trước khi kết thúc tại New York vào đầu tháng 7.

Lịch trình cho phép 2 phi công - Piccard và người đồng sáng chế Andre Borschberg, một kỹ sư Thụy Sĩ kiêm cựu phi công máy bay chiến đấu - chia sẻ công việc và nghỉ ngơi trong mỗi chuyến đi.
Mục đích của cuộc hành trình từ bờ tây sang bờ đông nước Mỹ của Solar Impulse là nhằm chứng tỏ rằng máy bay có thể cất cánh mà không cần nhiên liệu, và đặt mục tiêu cuối cùng là chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 2015.


Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.

Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.


Máy bay 4 mô tơ điện và hoạt động bằng năng lượng được cung cấp bởi gần 12.000 tấm thu năng lượng mặt trời. Các pin của máy bay thu và trữ năng lượng mặt trời, giúp nó có thể bay cả ngày lẫn đêm.


Trước đó, Solar Impulse đã hoàn thành các chuyến bay dài. Hồi năm 2010, nó đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cả ngày lẫn đêm trong 26 giờ liền.










 Đôi nét về Solar Impulse:

Đôi nét về Solar Impulse:
-          Sải cánh: 63m

-          Trọng lượng: 1,6 tấn

-          Chở 11.628 tấm thu năng lượng mặt trời

-          Mang 400kg pin lithium-ion

-          Độ cao tối đa: 8.500km

Tuy nhiên, vì khoang điều khiển chỉ có đủ chỗ cho một phi công nên dù máy bay có thể thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ chỉ trong 3 ngày nhưng Piccard vẫn quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và hoán đổi việc điều khiển máy bay cho Borschberg ở các điểm dừng chân.
Solar Impulse được “trình làng” vào năm 2003. Nó có sải cánh tương đương một chiếc Airbus A340 nhưng nặng chỉ bằng một chiếc xe hơi tầm trung.


Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời. Hành trình tại Mỹ cũng là chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên của Solar Impulse. Máy bay đã hoàn thành chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên từ châu Âu sang châu Phi hồi tháng 7 năm ngoái.
Tuy nhiên, chiếc máy bay thân mỏng rất nhạy cảm đối với sự nhiễu động trên không và không có chỗ cho các hành khách. Nhưng ông Piccard khẳng định rằng những thách thức này sẽ được giải quyết trong tương lai.

Máy bay điện năng lượng mặt trời đầu tiên bay xuyên nước Mỹ

Chiếc máy bay có người lái đầu tiên có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ bằng điện năng lượng mặt trời đã cất cánh hôm qua trong khuôn khổ chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên.

Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.
Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.

Solar Impulse, do nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Bertrand Piccard điều khiển, đã cất cánh từ đường băng tại phía bắc California lúc 6h12 sáng qua giờ địa phương giữa buổi bình minh, trong một sự khởi đầu mà một nhân viên kiểm soát sứ mệnh gọi là “cú cất cánh hoàn hảo”.

Máy bay sau đó đã bay qua khu vực giáp ranh giữa 2 bang California và Arizona trên sông Color. Solar Impulse mất khoảng 19 giờ để hoàn thành chặng đường tới thành phố Phoenix trong tham vọng bay xuyên nước Mỹ .

Bay êm và chậm với tốc độ trung bình khoảng 50km/h, Solar Impulse dự kiến sẽ tới Phoenix, Arizona vào tối nay theo giờ địa phương.
 
Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.
Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Một bảng đồng hồ có ghi tốc độ thực tế, hướng bay, tình trạng pin, máy phát điện, năng lực động cơ, cùng với các camera buồng lái của cả Piccard và góc nhìn của phi công từ máy bay đều được cập nhật trên trang live.solarimpulse.com.

Lịch trình tại Mỹ cho phép máy bay có tối đa 10 ngày tại mỗi điểm dừng để trưng bày công nghệ của máy bay với công chúng. Các điểm dừng chân khác được lên kế hoạch là Dallas, Texas và thủ đô Washington trước khi kết thúc tại New York vào đầu tháng 7.

Lịch trình cho phép 2 phi công - Piccard và người đồng sáng chế Andre Borschberg, một kỹ sư Thụy Sĩ kiêm cựu phi công máy bay chiến đấu - chia sẻ công việc và nghỉ ngơi trong mỗi chuyến đi.

Mục đích của cuộc hành trình từ bờ tây sang bờ đông nước Mỹ của Solar Impulse là nhằm chứng tỏ rằng máy bay có thể cất cánh mà không cần nhiên liệu, và đặt mục tiêu cuối cùng là chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 2015.
 
Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.
Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.
 
Máy bay 4 mô tơ điện và hoạt động bằng năng lượng được cung cấp bởi gần 12.000 tấm thu năng lượng mặt trời. Các pin của máy bay thu và trữ năng lượng mặt trời, giúp nó có thể bay cả ngày lẫn đêm.
 
Trước đó, Solar Impulse đã hoàn thành các chuyến bay dài. Hồi năm 2010, nó đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cả ngày lẫn đêm trong 26 giờ liền.

 Đôi nét về Solar Impulse:

Đôi nét về Solar Impulse:
-          Sải cánh: 63m
-          Trọng lượng: 1,6 tấn
-          Chở 11.628 tấm thu năng lượng mặt trời
-          Mang 400kg pin lithium-ion
-          Độ cao tối đa: 8.500km 

Tuy nhiên, vì khoang điều khiển chỉ có đủ chỗ cho một phi công nên dù máy bay có thể thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ chỉ trong 3 ngày nhưng Piccard vẫn quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và hoán đổi việc điều khiển máy bay cho Borschberg ở các điểm dừng chân.

Solar Impulse được “trình làng” vào năm 2003. Nó có sải cánh tương đương một chiếc Airbus A340 nhưng nặng chỉ bằng một chiếc xe hơi tầm trung.
 
Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời. Hành trình tại Mỹ cũng là chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên của Solar Impulse. Máy bay đã hoàn thành chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên từ châu Âu sang châu Phi hồi tháng 7 năm ngoái.

Tuy nhiên, chiếc máy bay thân mỏng rất nhạy cảm đối với sự nhiễu động trên không và không có chỗ cho các hành khách. Nhưng ông Piccard khẳng định rằng những thách thức này sẽ được giải quyết trong tương lai.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Mô hình điện năng lượng mặt trời mini cho hộ gia đình

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.
Solar Kit SH20/50

Solar Kit SH80/100


Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tổng công suất điện mặt trời trên toàn thế giới lên tới 100GW trong năm 2013

Tổng công suất pin mặt trời trên thế giới đang tiến nhanh tới ngưỡng 100GW (100.000MW), đó là công bố trong báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA. Báo cáo nhận định rằng, cho dù tương lai của thị trường ngành quang điện ở Châu Âu và Trung Quốc còn nhiều bất định, tổng công suất lắp đặt pin mặt trời toàn thế giới sẽ vẫn chạm tới con số 100 GW trong năm nay. Trên thực tế, có thể chỉ trong quý 1 này đã đạt được.



"Snapshot of Global PV 1992-2012” Download


Hơn nữa, có một sự thật chưa được nhiều người biết đến, đó là tổng công suất pin mặt trời lắp đặt năm 2011 lớn hơn bất kỳ một nguồn năng lượng nào khác. Và điều này cũng đúng với năm 2012.


Bản báo cáo chỉ ra rằng 28,4GW pin mặt trời đã được lắp đặt trong năm 2012 vừa qua, nâng tổng công suất toàn cầu lên 89,5GW.


Trang PV-Tech phân tích “báo cáo Snapshot of Global PV” (tạm dịch Bức tranh của Ngành pin mặt trời thế giới) của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA được nghiên cứu trên 23 quốc gia. Báo cáo đưa ra thêm con số ước tính 7GW pin mặt trời đã được lắp đặt, nâng tổng công suất toàn thế giới lên 96,5GW, từ mức 28,9GW năm 2011. Cơ quan này cũng cho rằng, việc thống kê định lượng chính xác trên toàn thế giới là rất khó khan, rất có thể con số 100GW đã đạt được ngay từ quý 1 năm nay”.

Trên thực tế, có những sai lệch giữa báo cáo của IEA và các phân tích gần đây, như nghiên cứu thị trường của HIS, và NDP Solarbuzz. Nghiên cứu của HIS gần đây thống kê, công suất lắp đặt pin mặt trời năm 2012 là 31,4GW, trong khi NDP Solarbuzz ước tính khoảng 29GW.


Báo cáo của IEA thống kê rằng Châu Âu đóng góp tới 59% thị trường toàn cầu, nhưng tỷ lệ tăng nhanh chóng của Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ đang làm giảm dần khoảng cách đó. Trung Đông và Châu Phi là 2 thị trường “đang phát triển”, nhưng ẩn chứa nhiều tiềm năng. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 về công suất lắp đặt pin mặt trời năm 2012, trên cả Mỹ và Ý. Hiện nay, tổng công suất lắp đặt pin mặt trời của Trung Quốc đã đứng thứ 3 thế giới.

Ông Gaëtan Masson, phụ trách Nhóm nghiên cứ số 1 IEA-PVPS cho rằng, Châu Âu sẽ giảm. Do nguồn trợ giá bị cắt giảm, để đạt được tới thị trường mới, bền vững hơn, sẽ không tránh khỏi việc thị trường bị suy thoái trong vòng vài năm.

Pin mặt trời trên núi Alps. Ảnh: Flickr

Nghiên cứu của Solarbuzz nêu rằng Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 7GW công suất lắp đặt năm 2013, dù những thời hạn của những chính sách trợ giá ở đây cho thấy xu hướng yếu đi của thị trường trong quý 1, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường Pin mặt trời toàn cầu. Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường này vẫn kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng góp tới 20% nhu cầu pin mặt trời thế giới trong năm nay.
Ấn tượng là điện mặt trời năm thứ 2 liên tiếp đứng đầu trong danh mục công suất lắp đặt của các nguồn phát điện, trên cả khí đốt, gió, than và điện hạt nhân. Điện mặt trời ở Ý đóng góp 5,75% tổng lượng điện cung cấp, Châu Âu 2,5%, và Úc là 1%.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Giá điện sẽ tăng cao trong vài tháng tới

Tăng thêm gần 30%

Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản(Vinacomin), từ 20.4 giá than bán cho ngành điện đã được Thủ tướng và Bộ Công thương chấp thuận cho tăng bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011, tương đương 84% giá thành sản xuất than năm 2013.







 Giá điện cần được tăng theo lộ trình từng bước ngắn để không tác động quá lớn đến lạm phát
Giá điện cần được tăng theo lộ trình từng bước ngắn để không tác động quá lớn đến lạm phát
- Ảnh: Ngọc Thắng



Lý giải cho việc tăng giá này, theo Vinacomin, trong quý 1/2013 giá than bán cho ngành điện mới chỉ bằng 71 - 73% giá thành năm 2011 đã kiểm toán và bằng 63 - 66% giá thành năm 2013. Tính riêng trong quý 1, tổng giá trị than bán cho ngành điện thấp hơn giá thành năm 2013 khoảng 1.500 tỉ đồng. Vinacomin cho rằng, giá bán cho ngành điện thấp, trong khi phải cung cấp cho ngành điện tới 50% sản lượng trong nước (4 triệu tấn) nên ngành than “đuối sức”. Bên cạnh việc được điều chỉnh giá than bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011, Vinacomin cũng cho rằng nếu được điều chỉnh tiếp theo lộ trình bằng giá thành năm 2013 và có lãi thì điều kiện sản xuất, đời sống công nhân… mới tốt lên.

 




























Tỷ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt điện than, qua đó tác động đến giá điện
Ông Đinh Quang Tri
- Phó tổng giám đốc EVN


Trên thực tế, việc ngành than nôn nóng tăng giá than bán cho ngành điện không chỉ vì giá này đang phải duy trì ở mức thấp, mà còn do xuất khẩu than không thuận lợi, giá xuất khẩu xuống thấp không đủ để bù lỗ giá than bán cho ngành điện như trước đây.

Đáng nói, để bằng 100% giá thành sản xuất năm 2011 thì giá than bán cho ngành điện sẽ phải tăng thêm khoảng 27 - 29% so với giá năm 2011, đẩy đầu vào ngành điện tăng mạnh tương ứng. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN), cho biết chưa nhận được phương án tăng giá của ngành than. “Than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than. Hiện tại nguồn huy động nhiệt điện than xấp xỉ hơn 100 triệu kWh/ngày và ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt điện than, qua đó tác động đến giá điện”, ông Tri cho hay.

Cũng theo lãnh đạo EVN, theo Thông tư 31 của Bộ Công thương, giá các yếu tố dẫn tới giá điện tăng lên thì mới tính cụ thể mức tăng giá điện. Tháng 5, 6 sẽ tính cụ thể giá, nếu nước về sớm ở các nhà máy thủy điện thì thuận lợi, nếu không sản xuất điện sẽ còn khó khăn hơn, phải đổ dầu vào chạy điện.

Phải có lộ trình tăng

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, kéo dài tình trạng giá than bán cho ngành điện dưới giá thành là không hợp lý, nên tiến tới điều chỉnh dần theo giá thị trường là đúng. “Nhưng có hai điểm cần lưu ý khi tăng: tăng phải có lộ trình vì phải cân nhắc tác động đầu vào tới ngành điện và các ngành sản xuất khác, nếu không sẽ tạo cú sốc về giá, hệ lụy lớn hơn; thứ hai, tất cả các con số này phải được công khai, kiểm toán để tạo sự đồng thuận”, TS Phong nhận định.

Chuyên gia này cũng cho rằng, Chính phủ đồng ý chủ trương tăng giá than bán cho ngành điện bằng 100% giá thành năm 2011, nhưng ngành than không thể tăng sốc một lần, mà cần chia làm nhiều đợt tăng, giảm áp lực cho giá điện.

Trên thực tế, nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng cơ cấu nguồn, nên việc tăng giá than không thể là lý do chính để dẫn tới điện tăng giá. Nhưng ngay từ đầu năm, ngành điện đã “cảnh báo” nhiều yếu tố bất lợi cho giá điện, như tình hình khô hạn diễn biến phức tạp trên cả nước, dự kiến sản lượng thủy điện năm nay thiếu hụt khoảng 1,2 tỉ kWh so với năm 2012, và có nguy cơ phải bù lại bằng điện chạy dầu và tăng tỷ lệ huy động nhiệt điện than. Cụ thể, tình hình khô hạn ở miền Trung và khả năng thiếu khí có thể khiến EVN phải huy động 1,8 - 2,4 tỉ kWh điện chạy dầu để đảm bảo điện cho miền Nam. Và nếu trường hợp này xảy ra, theo một phó tổng giám đốc EVN, tập đoàn này sẽ phải bù khoảng 10.000 tỉ đồng và khoản lỗ này sẽ được phân bổ vào giá thành điện trong những lần tăng tiếp theo quy định. Chưa kể, EVN vẫn còn khoản lỗ treo hơn 8.000 tỉ đồng của năm 2010, cộng với 26.000 tỉ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá, đã được cho chủ trương bù đắp dần vào giá điện cho tới năm 2015, đe dọa rất lớn tới mức tăng giá điện.

Mặt khác, theo quy định hiện hành khi có biến động giá đến 5% thì EVN được phép điều chỉnh giá điện. Nếu các yếu tố trên (tỷ lệ huy động nhiệt điện than, điện chạy dầu cao) diễn ra cùng thời điểm với việc điều chỉnh giá than bán cho ngành điện, thì yếu tố đầu vào chắc chắn sẽ vượt trên 5%. Đây là lý do một chuyên gia trong ngành cho rằng cơ quan chủ quản là Bộ Công thương cần có tính toán cân nhắc chặt chẽ tới thời điểm tăng giá của cả than và điện. Nếu giá than được điều chỉnh ngay trong mùa khô năm nay, thì sức ép lên giá điện là rất lớn.

Đáng chú ý hơn, giá điện lại đang được nhận cơ chế rất “mở” của Bộ Công thương trong dự thảo cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện. Theo đó, khi thông số đầu vào ảnh hưởng đến chi phí phát điện có biến động, làm giá điện tăng 2% so với giá đang áp dụng và nằm trong khung giá, thì EVN được phép tăng giá bán điện. Với mức tăng rất thấp này, giá điện sẽ được tạo cơ hội biến động tăng nhanh và nhiều hơn.

 






Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, mức tăng giá than bán cho ngành điện theo dự kiến rất lớn, gần 1/3 so với giá thành năm 2011. “Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tăng giá điện đột biến, tác động rất lớn đến lạm phát. Bởi vậy, không thể tăng đột ngột mà phải tăng dần, tăng từng bước ngắn, Bộ Tài chính, Bộ Công thương phải tính toán lộ trình tăng để giữ ổn định cho nền kinh tế, không tác động lớn đến lạm phát. Với các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như than, điện, việc nhích dần lên cơ chế thị trường là đúng, nhưng nhích lên như thế nào cần phải tính toán kỹ, đặc biệt các con số lỗ lãi của các tập đoàn độc quyền phải thực sự minh bạch, không thể khi muốn tăng giá thì nói lỗ, cuối năm hạch toán lại nói lãi”, TS Hồ nhìn nhận.

Mai Hà