Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Nhật Bản đưa nhà máy điện mặt trời trên mặt nước vào sử dụng

Công ty liên doanh Kyocera TCL Solar LLC của Nhật Bản vừa hoàn tất việc xây dựng 2 nhà máy điện năng lượng mặt trời với thiết kế nổi trên mặt nước.


Kyocera TCL Solar LLC, công ty liên doanh do tập đoàn công nghệ Kyocera và công ty Century Tokyo Leasing của Nhật Bản thành lập, vừa công bố rằng đã hoàn tất việc xây dựng 2 nhà máy điện năng lượng mặt trời.


Những tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước hồ Nishihira, thành phố Kato, Nhật Bản


Đây là 2 nhà máy điện mặt trời khổng lồ với thiết kế nổi trên mặt nước tại hồ Nishihira và hồ Higashihara ở thành phố Kato, tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản. Hai nhà máy vừa khánh thành vào cuối tháng 3, được kỳ vọng mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 3.300 megawatt giờ (MWh)- một lượng điện sinh hoạt đủ để cung cung cấp cho khoảng 920 hộ gia đình.



Hình ảnh những tấm pin mặt trời được thiết kế nổi trên mặt nước


Công ty Kyocera TCL cho biết họ đã sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời Ciel et Terre’s Hydrelio đặt nổi trên mặt nước khi xây dựng hai nhà máy. Mô hình này đã được áp dụng tại Pháp và hoạt động hiệu quả. Các tấm pin mặt trời này sử dụng polyethylene mật độ cao có thể chịu được tia cực tím và chống ăn mòn và cũng có thể tái chế.


Ngoài ra việc triển khai các nhà máy điện mặt trời này mang lại lợi ích về nhiều mặt như không gây hại đến môi trường, hệ thống sản xuất quang năng nổi trên mặt nước giúp sản sinh nhiều điện năng hơn so với hệ thống đặt trên mái nhà và mặt đất do tác động làm mát của nước. Hệ thống này còn được thiết kế và chế tạo nhằm chịu được các tác động lớn về vật lý ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa bão.


Việc xây dựng thành công mô hình này có thể được xem là hướng phát triển tốt cho việc sản xuất điện năng tái sinh hiệu quả trong tương lai.

Người dân Triều Tiên thích sử dụng điện năng lượng mặt trời

Ngày càng nhiều người ở Triều Tiên lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời hộ gia đình, để xạc điện thoại di động và thắp sáng cho ngôi nhà.



Reuters đưa tin, những bức ảnh mà hãng tin này có được cho thấy có sự hiện diện của các tấm pin năng lượng mặt trời trên các khu căn hộ, không chỉ ở thủ đô Bình Nhưỡng mà còn ở nhiều thành phố khác. Chúng được treo ngoài ban công hoặc trên cửa sổ.












Triều Tiên, năng lượng, mặt trời
Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên ban công một khu chung cư ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)

"Hẳn phải có sự gia tăng gấp 3 lần số pin năng lượng mặt trời so với năm ngoái", Reuters dẫn lời Simon Cockerell, người thường xuyên tới Triều Tiên với tư cách là tổng quản lý của nhóm Koryo Tours trụ sở tại Bắc Kinh.


"Một số được chế tạo trong nước, vì vậy giá thành có thể rẻ hơn".


Triều Tiên thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu điện, khiến cho nhiều khu vực của nước này tối om, trái ngược với hình ảnh ban đêm sáng choang ở Hàn Quốc khi chụp qua vệ tinh.


Nhu cầu về điện tăng cao ở Triều Tiên thời gian gần đây vì khi thu nhập tăng, người dân có điều kiện mua sắm các mặt hàng điện tử và điện thoại di động. Nước này hiện có 2,5 triệu người sử dụng điện thoại di động, chiếm gần 10% dân số.


Tuy có được số liệu chuẩn xác về Triều Tiên là một điều khó khăn, nhưng theo Reuters, những hình ảnh chụp được về các thành phố nước này cho thấy, khoảng 10-15% các căn hộ đô thị có sự hiện diện của pin năng lượng mặt trời gắn ở cửa sổ hoặc ban công.



Ở thành phố Dandong của Trung Quốc giáp với Triều Tiên, nhiều biển hiệu lớn màu đỏ được trưng bên ngoài các cửa hiệu quảng cáo về pin năng lượng mặt trời và các pin bộ, nhắm tới khách hàng ở bên kia biên giới.

Tại một cửa hiệu, một bộ thiết bị được rao bán có thể tạo đủ điện để chạy một tivi, máy tính xách tay, điện thoai di động, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện và thậm chí cả một chăn điện - toàn những mặt hàng ngày càng phổ biến ở Triều Tiên.


"Người Triều Tiên không thực sự mua các tấm pin mặt trời của chúng tôi cho tới cách đây 2 năm", Yang Yanmeng, một thương nhân ở tỉnh Shandong chuyên về mặt hàng này kể với Reuters qua điện thoại.


"Giờ đây, có đến 80-90% các sản phẩm của công ty chúng tôi được bán cho người Triều Tiên".


Thanh Hảo

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Công nghệ sử dụng pin mặt trời vào ban đêm


Một doanh nghiệp của Đức đã chế tạo được thiết bị sử dụng pin mặt trời vào ban ngày, năng lượng thừa được tích trữ để sử dụng vào ban đêm.  






Thiết bị sử dụng pin mặt trời Sonnenspeicher là hệ thống quản lý thông minh, tự động điều chỉnh dòng điện nạp và phóng để dễ dàng quản lý mức năng lượng tiêu thụ.

Nó còn có chế độ “Sleep” đảm bảo cho hệ thống tích trữ không bao giờ hoạt động ở mức thấp và sẽ tự động chuyển sang chế độ “Standby” khi không được sử dụng để tăng hiệu suất.

Mặc dù hệ thống được thiết kế hoàn toàn độc lập với lưới điện quốc gia, nhưng vẫn có thể kết nối trong trường hợp khẩn cấp.



Ví dụ, khi trong pin còn năng lượng, kết nối với lưới điện sẽ bị khóa. Khi năng lượng hết, Sonnenspeicher sẽ kết nối vào lưới điện với tốc độ một phần nghìn giây.

Nếu một hộ gia đình chủ yếu sử dụng điện lưới, Sonnenspeicher vẫn sẽ tích trữ năng lượng và đóng vai trò như máy phát điện trong thời gian điện bị cắt.

Hệ thống có nhiều loại như Sonnenspeicher 300 công suất 4,8 kWh và Sonnenspeicher 600 với 8,06 kWh cho đến mô hình 1000 cung cấp 13,44 kWh.

Giá thành của hệ thống có tuổi thọ lên tới 20 năm này là từ 8.450 Euro. Trung bình một hộ gia đình có thể tiết kiệm khoảng 1.200 Euro mỗi năm và vẫn sẽ mất khoảng 7 năm để bù đắp chi phí mua thiết bị.


Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Bất cập tại dự án Điện mặt trời, Chủ tịch tỉnh nói gì?

Liên quan đến dự án điện năng tại tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định không có chuyện bất cập trong việc dự án chồng dự án, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.


Như báo Đời sốngPháp luật đã đưa, ngày 16/10/2014, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ký Quyết định số 2908/QĐ – UBND, về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình.


Trước quyết định này, dư luận tỏ ra lo ngại về sự bất cập trong việc dự án chồng dự án, gây một sự lãng phí ngân sách nhà nước. Vì trước đó, tại địa phương này đang thực hiện một dự án gần 14 triệu USD (nguồn vốn ODA được chính phủ Hàn Quốc tài trợ).


Để làm rõ vấn đề này, 11/4 vừa qua, nhóm PV Đời sống và Pháp luật đã có buổi làm việc với Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài. Đầu tiên, ông Hoài ghi nhận, hoan nghênh một số cơ quan báo chí đã phản ánh kịp thời về những vấn đề liên quan đến sự án điện năng của tỉnh. Trong đó, báo Đời sống và Pháp luật, phản ánh về sự chậm trễ trong triển khai dự án điện năng lượng mặt trời tại hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khiến đời sống của đồng bào vô cùng khó khăn, thiệt thòi; đặt ra vấn đề lãng phí trong việc để 2 dự án điện năng chồng lấn lên nhau. Qua đó, tỉnh xin tiếp tu những ý kiến tích cực để điều chỉnh dự án một cách hợp lí nhất. Tuy nhiên, tỉnh đảm bảo sẽ không để tình trạng lãng phí xảy ra như dư luận lo lắng.













Bất cập trong dự án điện năng tại Quảng Bình: Chủ tịch tỉnh nói gì? - Ảnh 1


Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Khi PV đặt ra câu hỏi, vì sao dự án Điện năng lượng mặt trời (QBSC) được manh nha từ năm 2009 nhưng đến nay người dân vẫn chưa được hưởng lợi?. Ông Hoài cho biết: 9 xã nằm trong dự án điện năng lượng mặt trời đều là những xã nằm ở vùng sâu, vùng xa và miền núi vì vậy, trong quá trình khảo sát thực tế, tỉnh lộ 20 đi lên các xã miền núi như: Trân Trạch, Thượng Trạch, cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma chưa được đầu tư xây dựng. Sau khi khảo sát, thấy việc đi lại gặp nhiều khó khăn, do vậy nhà tài trợ Tây Ban Nha đã xin rút dự án.

Sau này, Chính phủ mới bổ sung Dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời của tỉnh Quảng Bình vào danh mục dự án ODA vay ưu đãi Hàn Quốc. Ngày 26/11/2011, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3079/QĐ - UBND với tổng mức đầu tư 13,783 triệu USD. Đến năm 2012, sau khi tiến hành chấm thầu xong, UBND tỉnh phát hiện ra quá trình này có sai phạm nên yêu cầu dừng dự án để đấu thầu lại.


Việc đấu thầu lại, đã tiết kiệm được ngân sách 2 triệu USD. Tại thời điểm đó, do trưởng BQL dự án nghỉ hưu và cũng chưa có thiệt hại xảy ra, nên UBND không truy cứu trách nhiệm đến cùng.


Sau khi tổ chức đấu thầu lại, ngày 19/01/2015 Ban Quản lý dự án QBSC ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu (nhà thầu KT Corporation) để thực hiện gói thầu xây lắp và thiết bị với trị giá 7.286.789,27 USD, thời gian thực hiện 24 tháng. Hiện nay, Ban quản lý dự án QBSC và nhà thầu đang giao nhận mặt bằng và triển khai thi công.


Theo ông Hoài, dự án điện pin mặt trời chỉ cung cấp điện sinh hoạt thắp sáng; không thể sử dụng cho sản xuất; thời gian sử dụng không lâu dài, ổn định. Trước tình hình phát triển kinh tế xã hội, rất nhiều dự án nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nhu cầu sử dụng điện ở 2 cửa khẩu và người dân vùng thụ hưởng tăng lên.


Từ yêu cầu đó, UBND tỉnh xét thấy, cần phải có một mạng lưới điện quốc gia đủ đáp ứng cho việc sản xuất. UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cho tỉnh Quảng Bình được tham gia Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2012 - 2020 và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.













Bất cập trong dự án điện năng tại Quảng Bình: Chủ tịch tỉnh nói gì? - Ảnh 2


Thiết bị điện pin mặt trời đã lắp đặt trước đó tại bản 61

Ngày 16/10/2014, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 2908, về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình, giao cho Sở Công Thương làm chủ đầu tư, với số vốn 368 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Theo ông Hoài: Ngày 06/12/2014, UBND tỉnh đã tổ chức làm việc với Sở Công Thương, Ban Quản lý Dự án QBSC và các sở ngành liên quan bàn bạc rất kỹ việc thực hiện lồng ghép Dự án QBSC và Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình đảm bảo có hiệu quả cao nhất.


Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế phối hợp với ban Quản lý Dự án QBSC khảo sát, rà roát kỹ Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình, xây dựng lộ trình, giai đoạn thực hiện cụ thể, đưa các giải pháp phù hợp, đảm bảo yếu tố kết hợp giữa hai dự án, phát huy hiệu quả của hai dự án; lập hồ sơ điều chỉnh dự án, trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh.


Trong quá trình làm việc với sở, ngành liên quan, UBND tỉnh Quảng Bình quán triệt nội dung, những thôn, bản thuộc dự án Pin mặt trời thì hạn chế sử dụng điện lưới phục vụ sinh hoạt.


Theo đó, điện lưới quốc gia sẽ tập trung phục vụ điện cho một số dự án sắp tới triển khai như: Dự án trồng cao su của Doanh nghiệp Minh Trí (400ha), phục vụ điện cho cặp cửa khẩu phụ Cà Roòng - Noọng Ma, thay thế hệ thống điện pin cũ ở bản 61, Đồn Biên phòng và Chi cục Hải quan Cà Roòng và một số dự án đầu tư trong tương lai.


Bên cạnh đó, nhờ có dự án điện mặt trời QBSC mà tổng vốn đầu tư cho dự án điện lưới nông thôn đã giảm đi rất nhiều. Nếu không có dự án điện pin mặt trời trước đó, thì số tiền 368 tỷ không thể triển khai được cho dự án mới.


Một lần nữa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định: Nhìn vào hình thức bên ngoài, có thể thấy việc dự án chồng lên dự án. Nhưng nếu đi sâu nghiên cứu vào bản chất thì không có chuyện này. 'Việc đề xuất tháo để lưu kho các thiết bị là văn bản đề xuất của Sở Công thương; đây là tư duy rất ấu trĩ, không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ phê bình đối với đề xuất không đáng có, gây hiểu nhầm này', ông Hoài phủ nhận việc cho tháo các thiết bị để lưu vào kho.



NHÓM PVMT&TN

Xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển Điện mặt trời


Trong buổi làm việc ngày 2/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương sớm hoàn thiện, trình dự thảo Quyết định để Thủ tướng xem xét, ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.














Hệ thống điện mặt trời được đặt trên tầng mái của nhà máy Intel, khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh minh họa

Những dự án điện mặt trời luôn nằm trong mục tiêu ưu tiên nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng với chất lượng cao, sử dụng nhiều nguồn tái tạo đi đôi với bảo đảm môi trường mà Chính phủ đã phê duyệt trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.


Mặc dù vậy, nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác đáng kể khi các dự án chủ yếu mang tính thí điểm, không nối lưới và chưa có dự án thương mại. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất điện mặt trời còn cao, suất đầu tư lớn, chưa có cơ chế riêng về giá bán điện từ các dự án này để thu hút nhà đầu tư.


Với điểm chung của các kịch bản về sự thiếu hụt các nguồn năng lượng truyền thống tại Việt Nam trong tương lai đã đặt ra yêu cầu cần sớm tính toán đến những phương án đa dạng, huy động tối đa các hình thức năng lượng mới, trong đó có điện mặt trời.


Do là nước nằm gần xích đạo, Việt Nam được coi là có tiềm năng điện mặt trời với 4-5kWh/m2/ngày, tập trung ở miền Trung và miền Nam. Đánh giá gần đây của tư vấn quốc tế cho thấy, nếu quy mô nhà máy khoảng 50 MW sử dụng công nghệ CHP sẽ sản xuất được từ 60-100 triệu kWh/năm. Trong khi đó, một nhà máy với quy mô 1 MW sử dụng công nghệ solar PV sẽ sản xuất được 1,2 triệu kWh/năm.


Trong cuộc làm việc với Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tán thành quan điểm sớm xây dựng cơ sở pháp lý để khuyến khích hoạt động đầu tư phát triển điện từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, cần xác định rõ những vấn đề như bản đồ quy hoạch điện mặt trời; các mô hình triển khai cấp dự án, cấp hộ gia đình, dự án nối lưới và không nối lưới; trách nhiệm mua điện nối lưới; ưu đãi về đầu tư với từng loại dự án,…


Cơ quan soạn thảo cần chú ý quy định về giá bán điện của các dự án điện mặt trời nối lưới; trong đó có trách nhiệm bên mua, nguyên tắc bù trừ năng lượng giữa lượng điện phát và tiêu thụ ở các dự án lắp điện mặt trời trên mái nhà hộ gia đình.


Đồng thời cần nghiên cứu, tham khảo kỹ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia đi trước trong lĩnh vực này, để tính toán chọn lọc những quy định phù hợp với Việt Nam khi xây dựng cơ chế hỗ trợ.

Nguyên Linh

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Bản đồ bức xạ năng lượng mặt trời tại Việt Nam



Ngày 21 tháng 01 năm 2015, trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật "Thúc đẩy phát triển Năng lượng mặt trời tại Việt Nam" do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ không hoàn lại, Tổng cục Năng lượng và Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha (AECID) đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu bản bức xạ mặt trời, bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam và đối thoại chính sách năng lượng mặt trời tại Việt Nam.Bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam do 3 viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha là CIEMAT, CENER, IDEA lập. Các viện nghiên cứu của Tây Ban Nha đã sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng, tính toán trên cơ sở số liệu của 171 trạm đo khí tượng thủy văn của Việt Nam đo số giờ nắng trong 30 năm, cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh (ảnh phổ thị) trong 5 năm và dữ liệu của 12 trạm đo khí tượng thủy văn tự động trong 2 năm.
Bản đồ bức xạ mặt trời và bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cơ quan nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, xây dựng các quy hoạch tiềm năng phát triển điện mặt trời, giúp các nhà đầu tư có thêm nguồn thông tin tin cậy để ra quyết định đầu tư vào dự án điện mặt trời tại địa điểm phù hợp.



Download (PDF, 16,4MB)






Tỷ phú pin năng lượng mặt trời trở thành giàu nhất Trung Quốc

Tỷ phú Li Hejun, nhà sáng lập công ty tấm pin năng lượng mặt trời dạng phim mỏng Hanergy, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Trước đó, vị trí này thuộc về “vua” thương mại điện tử Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn Alibaba.



Hãng tin CNBC dẫn lời ông Rupert Hoogewerf, nhà sáng lập tạp chí chuyên xếp hạng người giàu ở Trung Quốc Hồ Nhuận, cho hay, tài sản của Li Hejun hiện được ước tính ở mức 26 tỷ USD. Mức tài sản này cao hơn khối tài sản ước tính 24,5 tỷ USD của Jack Ma.


Tỷ phú năng lượng mặt trời “soán ngôi” giàu nhất Trung Quốc


Theo Hoogewerf, Li Hejun, Jack Ma, và tỷ phú bất động sản Wang Jianlin của tập đoàn Wanda Group hiện đang là “3 ông lớn” dẫn đầu danh sách giàu của Trung Quốc.

“Vị trí có thể sẽ lại thay đổi, nhưng đây thực sự là ba nhân vật đầu bảng”, Hoogewerf nói.

Theo chuyên gia này, trên số liệu chính thức, Trung Quốc hiện có 478 tỷ phú, nhưng con số này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và con số tỷ phú thực tế có thể lên tới gần 1.200.

“Cứ mỗi tỷ phú mà chúng tôi phát hiện được, chúng tôi bỏ lỡ ít nhất 1 tỷ phú khác, thậm chí là 2”, Hoogewerf phát biểu.

Điều này đặc biệt đúng khi ngày càng có nhiều người giàu Trung Quốc tìm cách che giấu tài sản của mình để tránh sự chú ý của cơ quan công quyền. Cuộc chiến chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc đã khiến hàng nghìn người giàu ở nước này “sa lưới”, trong đó có nhiều người bị cáo buộc tham nhũng, hối lộ, gian lận, trong đó có những người đã phải lĩnh án tử hình.

Hoogewerf nói, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc là được lòng dân, nhưng khiến giới giàu ở nước này rất hoang mang.

“Nhiều doanh nhân hốt hoảng. Mỗi sáng thức dậy họ đều nghĩ không biết ai sẽ là người tiếp theo bị bắt, và họ lo liệu người bị bắt có liên hệ gì với mình hay không”, Hoogewerf nói.

Theo Hoogewerf, ở Trung Quốc thậm chí còn đang có một website chuyên dò các mối quan hệ giữa quan chức với các doanh nhân giàu có cho tới tận thời họ học phổ thông “để giúp xác định ai là người tiếp theo có thể bị bắt”.

Chiến dịch chống tham nhũng là một lý do khiến nhiều người Trung Quốc chuyển gia đình và gia sản ra nước ngoài. Một cuộc thăm dò do Hồ Nhuận thực hiện phát hiện thấy 64% người giàu Trung Quốc đã chuyển ra nước ngoài hoặc có kế hoạch chuyển đi trong những năm tới.

Theo ông Hoogewerf, xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn, đẩy giá bất động sản tăng cao ở những nước như Mỹ, Australia và các đích đến được ưa thích khác của giới nhà giàu Trung Quốc.

“Thị trường bất động sản Trung Quốc đang chững lại, nên giới nhà giàu ở đây muốn tìm một thị trường tăng trưởng. Nhiều người nghĩ đến chuyện sang Mỹ để thâu tóm bất động sản”, Hoogewerf nói.

Sự chú ý của giới nhà giàu Trung Quốc khi tìm đến thị trường bất động sản Mỹ đến nay tập trung vào mảng nhà ở. Người Trung Quốc là khách ngoại “sộp” nhất trên thị trường địa ốc Mỹ năm 2014, với mức mua đạt 22 tỷ USD.

Theo Hoogewerf, làn sóng tiếp theo có thể sẽ là các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc mua bất động sản thương mại ở Mỹ, bao gồm các dự án ở Los Angeles, Chicago và Brooklyn. “Hãy chờ xem liệu người Trung Quốc có làm thị trường bất động sản Mỹ thay đổi hay không”, Hoogewerf phát biểu.

Theo VnEconomy

Xe đạp điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời

Một nhà phát minh của Đan Mạch mới đây đã ra mắt chiếc xe đạp điện Solarbike, mẫu xe này sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời ở 2 bên của cả bánh xe trước và sau để nạp điện cho cục pin khi xe đạp không di chuyển

Xe đạp điện Solarbike không chỉ có khả năng di chuyển một quãng đường khá xa mà  còn có thể hoạt động ở tốc độ tối đa 50km/h, nhưng thông thường thì tốt độ tối ưu nhất là 25km/h. Được biết do cách thiết kế dùng pin nằm trên bánh xe, không hướng trực tiếp vào mặt trời nên The Solar Bike phải dùng pin năng lượng có hiệu năng cao hơn và nếu để nó ngoài trời thì nạp được năng lượng đủ để đi 2-25km mỗi ngày, tùy thuộc vào ánh nắng.


Hình ảnh Xe đạp điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời số 1



Chiếc xe đạp điện chạy bằng năng lượng mặt trời - Ảnh: Internet.

Hình ảnh Xe đạp điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời số 2



Các miếng pin năng lượng được gắn ở hai bánh xe - Ảnh: Internet.


Hình ảnh Xe đạp điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời số 3


Hình ảnh Xe đạp điện đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời số 4



Pin sẽ nạp năng lượng khi xe không hoạt động - Ảnh: Internet.