Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán, theo chuyên gia năng lượng, là giải pháp tối ưu và có lợi cho hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng...
Lắp công suất càng lớn, càng có lợi
Một hệ thống pin năng lượng mặt trời cơ bản lắp trong gia đình hoặc văn phòng gồm: Tấm pin mặt trời, bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời, bộ inverter, bình ắc quy để trữ điện và các phụ kiện khác như khung, giá đỡ, dây nối… Trong đó, tùy chất liệu giá tấm pin mặt trời sẽ có giá khác nhau. Phổ biến trên thị trường có hai loại vật liệu để có thể tạo nên loại pin cho nhu cầu của người tiêu dùng như mono, poly hoặc phim tấm mỏng. Công suất nhỏ nhất từ 6 W, 12 W… với giá khoảng 810.000 đồng (mono) và 720.000 đồng (poly) đến loại có công suất lớn 175 W với giá 4,75 triệu đồng (mono) và 4,3 triệu đồng (poly)
Trước đây khi sử dụng không hết vẫn không thể bán được cho "nhà đèn", đa số hộ thường đầu tư công suất vừa đủ dùng để khỏi bị lưới điện "nuốt" không. Thế nhưng từ khi có thể bán lại công suất dư cho ngành điện và đặc biệt là giá điện tăng mạnh thời gian qua, nhiều gia đình đã nâng công suất điện mặt trời áp mái để vừa sử dụng điện thoải mái mà còn có thêm khoản thu nhập từ việc bán lại công suất dư thừa cho nhà nước. Nói về nâng cấp hệ thống điện mặt trời để tăng công suất, ông Trần Quang - đại diện doanh nghiệp lắp ráp tấm pin năng lượng mặt trời thông tin việc nâng công suất đối với hệ thống điện mặt trời rất đơn giản. Chỉ cần có đủ diện tích lắp đặt, công ty sẽ tới kiểm tra và tư vấn số lượng tấm pin có thể lắp thêm. Chi phí chỉ tính theo giá tấm pin và tiền công lắp đặt. Đối với những hộ gia đình đã sử dụng bộ inverter chuyển đổi dòng điện cho gói 3 kW, nếu lắp đặt thêm nâng công suất lên dưới 5 kW vẫn có thể sử dụng bộ inverter này. Nếu trên 5 kW sẽ phải chuyển bộ inverter lớn hơn."Theo cơ chế, điện mặt trời dư sẽ được tự động đẩy lên mạng lưới điện để bán lại cho nhà nước. Như vậy bất kể lúc nào người dân không sử dụng, điện sẽ được đẩy lên và công tơ 2 chiều hiện nay cũng đã được lắp đặt miễn phí. Do đó nếu tính ra, lắp công suất càng lớn thì càng có lợi", ông Minh nói.Tham khảo một số nơi cung cấp lắp ráp bộ năng lượng mặt trời, các tấm pin đều được bảo hành đến 15 năm và tuổi thọ của bộ sạc và bộ inverter cũng lên đến 5 năm. Với công suất sử dụng tầm 55 Wp, theo chuyên gia, gia đình chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 9-10 triệu đồng. Với gia đình nhỏ có các thiết bị cơ bản sử dụng công suất 220 Wp thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ khoảng 15 triệu đồng.
“Nếu kết hợp với hòa lưới để có thể sử dụng tốt hơn, bạn phải đầu tư thêm 10 triệu là tầm 25 triệu đồng để có thể đủ sử dụng cho gia đình nhỏ. Với các văn phòng vừa và nhỏ, nhu cầu sử dụng trung bình 12 kWp, phải đầu tư đến vài trăm triệu đồng”, nhân viên kinh doanh tấm pin năng lượng đến từ Samtrix Solar (văn phòng tại Q.1, TP.HCM) tư vấn.
Đầu tư 150 triệu đồng, xài điện miễn phí, sau 6 năm hòa vốn
Theo chuyên gia năng lượng mặt trời - TS Trần Văn Bình - thành viên Ban chấp hành Hội đồng Năng lượng tái tạo thế giới, mức lắp điện mặt trời thấp nhất đủ xài gia đình nhỏ với một số tiện nghi nhất định cần công suất 2,5 kWp, nếu trời nắng đủ 5 tiếng mỗi ngày, sẽ cho ra 12 kWh, chi phí đầu tư ban đầu là 75 triệu đồng. Gấp đôi công suất, đầu tư lên 140 - 150 triệu đồng. “Với số tiền đầu tư như vậy, hộ gia đình mất khoảng 6 năm lấy lại vốn tính theo số điện dư bán cho nhà nước. Nhưng suốt 6 năm đó, xài điện miễn phí. Nên tính ra, thời gian hoàn vốn sẽ rút ngắn lại một nửa”, TS Bình phân tích.
Tham khảo bản tính toán của một doanh nghiệp đang thực hiện lắp đặt điện mặt trời cho một số hộ dân ở Tây nguyên, TP.HCM và miền Trung, với công suất hệ thống năng lượng mặt trời đạt 3,96 kWp cho ra 475 kWh/tháng, số tiền gia đình tiết kiệm trung bình một tháng là 1,529 triệu đồng. Hoặc mức thấp nhất công suất 2,64 kWp cho ra 316 kWh/tháng, số tiền tiết kiệm được 1,017 triệu đồng.Theo TS Trần Văn Bình, với mức giá nhà nước đang thu mua lại của người dân điện mặt trời khoảng 2.134 đồng/kWh hiện nay, đầu tư điện mặt trời lợi nhiều hơn hại. “Việt Nam là xứ nhiệt đới, lợi thế lớn nhất là ánh nắng. Nếu tăng công suất sản xuất điện mặt trời vào mùa nắng, người tiêu dùng sẽ bảo đảm được nguồn điện tiêu thụ của mình và bán lại với mức giá tương tối tốt. Thứ nữa, chúng ta hay nghĩ thời gian hòa vốn lâu nhưng không tính suốt quãng thời gian đó mình xài điện tiền triệu nhưng không tốn đồng nào. Theo tôi, do chưa biết đến nhiều và tuyên truyền chưa được tốt, chứ làm điện mặt trời với các nhà xưởng sản xuất là rất hay trong bối cảnh giá điện dùng cho sản xuất đang cao hiện nay”, TS Trần Văn Bình nhận xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét