Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Kyocera cung cấp 30MW pin mặt trời cho nhà máy điện mặt trời ở miền bắc Nhật Bản

Tập đoàn Kyocera vừa thông báo một công ty con của họ, phụ trách các thiết bị điện mặt trời nội địa, sẽ cung cấp 30MW module pin mặt trời (tương đương với 135.000 tấm pin mặt trời) cho một nhà máy điện mặt trời hòa lưới tại tỉnh Hokkaido, thuộc miền bắc Nhật Bản. Dự án được thiết kế và xây dựng bởi Tập đoàn Yoden Engineering.

Dự án được vận hành bởi một công ty con của Tập đoàn năng lượng Eurus, phụ trách triển khai kinh doanh năng lượng tái tạo, dự kiến sẽ khởi công dự án vào tháng 10 năm nay và sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 3 năm 2014. Dự án điện mặt trời này có thể cung cấp đủ điện năng tiêu thụ cho 9,600 hộ dân và giảm lượng khí thải Carbon trung bình 11.000 tấn mỗi năm.


Được thành lập từ thời kỳ đầu của ngành công nghiệp điện mặt trời, các sản phẩm của Kyocera đã được đánh giá rất cao về mặt chất lượng và khả năng cung cấp ổn định, cùng với hệ thống quản lý chất lượng và điều hành kinh doanh, Kyocera đã chiếm thị phần lớn trong trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Nhật Bản. 

Kể từ khi hiệu lực thuế quan mới của Nhật được ban hành vào tháng 7, các dự án điện năng lượng mặt trời công suất lớn đã hình thành trên khắp cả nước, cùng với đó thị trường điện mặt trời đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao cho thị trường điện năng lượng mặt trời, Kyocera đã góp phần vào việc phòng chống sự biến đổi khí hậu.


Kyocera cung cấp module quang điện (PV) cho nhà máy điện mặt trời tại Nhật

Tập đoàn Kyocera vừa thông báo một công ty con của họ, phụ trách các thiết bị điện mặt trời nội địa, sẽ cung cấp 30MW module pin mặt trời (tương đương với 135.000 tấm pin mặt trời) cho một nhà máy điện mặt trời hòa lưới tại tỉnh Hokkaido, thuộc miền bắc Nhật Bản. Dự án được thiết kế và xây dựng bởi Tập đoàn Yoden Engineering.

Dự án được vận hành bởi một công ty con của Tập đoàn năng lượng Eurus, phụ trách triển khai kinh doanh năng lượng tái tạo, dự kiến sẽ khởi công dự án vào tháng 10 năm nay và sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 3 năm 2014. Dự án điện mặt trời này có thể cung cấp đủ điện năng tiêu thụ cho 9,600 hộ dân và giảm lượng khí thải Carbon trung bình 11.000 tấn mỗi năm.







Được thành lập từ thời kỳ đầu của ngành công nghiệp điện mặt trời, các sản phẩm của Kyocera đã được đánh giá rất cao về mặt chất lượng và khả năng cung cấp ổn định, cùng với hệ thống quản lý chất lượng và điều hành kinh doanh, Kyocera đã chiếm thị phần lớn trong trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Nhật Bản. 

Kể từ khi hiệu lực thuế quan mới của Nhật được ban hành vào tháng 7, các dự án điện năng lượng mặt trời công suất lớn đã hình thành trên khắp cả nước, cùng với đó thị trường điện mặt trời đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao cho thị trường điện năng lượng mặt trời, Kyocera đã góp phần vào việc phòng chống sự biến đổi khí hậu.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

FirstSolar có thể cung cấp pin mặt trời cho dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới

FirstSolar có thể thắng thầu giành được hợp đồng cung cấp pin năng lượng mặt trời theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhà máy điện mặt trời NextEra, công suất phát điện lên tới 1.000MW

NextEra đang xem xét việc sử dụng công nghệ Cadmium-Telluride trong việc sản xuất pin mặt trời của FirstSolar để xây dựng nhà máy pin mặt trời tại Blythe, miền nam California theo hồ sơ kỹ thuật đã đệ trình lên Ủy ban Năng Lượng Californina.

FirstSolar là nhà sản xuất pin mặt trời đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ pin màng mỏng CdTe, với việc sử dụng 2 nguyên tố Cadmium và Telluride trong việc tạo ra các tấm pin mặt trời (PV). Ngoài ra FirstSolar cũng là một trong những đơn vị thiết kế và xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại Mỹ.







The Ben Schuman, nhà phân tích thị trường của Công ty chứng khoán Pacific Crest tại Portland, Oregon : "FirstSolar có thể là nhà sản xuất duy nhất có năng lực sản xuất cần thiết để cung cấp pin mặt trời cho dự án của NextEra". "Nó chắc chắn là một điểm nhấn tích cực cho FirstSolar nếu họ giành được việc cung cấp pin mặt trời cho dự án 1.000MW", Schuman cho biết thêm.

Tính tới thời điểm hiện tại, NextEra chưa quyết định chọn nhà thầu nào trong việc cung cấp pin mặt trời cho dự án. Theo người phát ngôn của NextEra, Stephen Stengel, thì đây là dự án điện mặt trời cực lớn, lớn gấp 2.5 lần nhà máy điện mặt trời hiện tại của NextEra có công suất 400MW.

NextEra nhận được phê duyệt của Tòa án liên bang sau khi mua lại Blythe từ Công ty Solar Trust vừa bị tuyên bố phá sản tại California.

FirstSolar có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời công suất lớn, họ vừa bàn giao nhà máy điện mặt trời công suất 550MW được xây dựng tại sa mạc Riverside County, nhà máy thuộc quyền sở hữu của General Electric (GE) và NextEra.




Theo Bloomberg.

FirstSolar có thể cung cấp pin mặt trời cho dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới

FirstSolar có thể thắng thầu giành được hợp đồng cung cấp pin năng lượng mặt trời theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhà máy điện mặt trời NextEra, công suất phát điện của nhà máy sẽ lên tới 1.000MW

NextEra đang xem xét việc sử dụng công nghệ Cadmium-Telluride trong việc sản xuất pin mặt trời của FirstSolar trong việc xây dựng nhà máy pin mặt trời tại Blythe, miền nam California theo hồ sơ kỹ thuật đã đệ trình lên Ủy ban Năng Lượng Californina.

FirstSolar là nhà sản xuất pin mặt trời đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ pin màng mỏng CdTe, với việc sử dụng 2 nguyên tố Cadmium và Telluride trong việc tạo ra các tấm pin mặt trời (PV). Ngoài ra FirstSolar cũng là đơn vị thiết kế và xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại Mỹ.


The Ben Schuman, nhà phân tích thị trường của Công ty chứng khoán Pacific Crest tại Portland, Oregon : "FirstSolar có thể là nhà sản xuất duy nhất có năng lực sản xuất cần thiết để cung cấp pin mặt trời cho dự án của NextEra". "Nó chắc chắn là một điểm nhấn tích cực cho FirstSolar nếu họ giành được việc cung cấp pin mặt trời cho dự án 1.000MW", Schuman cho biết thêm.

Tính tới thời điểm hiện tại, NextEra chưa quyết định chọn nhà thầu nào trong việc cung cấp pin mặt trời cho dự án. Theo người phát ngôn của NextEra, Stephen Stengel, thì đây là dự án điện mặt trời cực lớn, lớn gấp 2.5 lần nhà máy điện mặt trời hiện tại của NextEra có công suất 400MW.

NextEra nhận được phê duyệt của Tòa án liên bang sau khi mua lại Blythe từ Công ty Solar Trust vừa bị tuyên bố phá sản tại California.

FirstSolar có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời công suất lớn, họ vừa bàn giao nhà máy điện mặt trời công suất 550MW được xây dựng tại sa mạc Riverside County, nhà máy thuộc quyền sở hữu của General Electric (GE) và NextEra.

Theo Bloomberg.

Năng lượng tái tạo - cuộc chiến giành giật thị trường khốc liệt

Việc EU nộp đơn kiện lên tòa án ở Brussels cáo buộc các công ty Trung Quốc bán phá giá các tấm pano dùng làm pin năng lượng mặt trời, cho thấy cuộc đua giành thị phần các thiết bị năng lượng tái tạo, một giải pháp để thế giới giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng truyền thống, ngày càng trở nên khốc liệt.





  • Gia tăng đáng kể




Theo báo Mỹ Christian Science Monitor, năng lượng nói chung và điện nói riêng sản xuất từ sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều địa nhiệt chiếm 1,3% tổng số năng lượng sử dụng toàn cầu trong năm 2011. Con số này còn rất khiêm tốn, nhưng so với năm 2010, đã tăng 15,5%, do các nước đang gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng truyền thống cũng như nguồn cung từ bên ngoài. Sự đầu tư này đến cả từ lĩnh vực tư nhân và nhà nước. 5 nước đứng đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo là: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Brazil.


Tại Mỹ, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo chiếm 24,7% tổng số năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Kể từ năm 2008, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra các ưu tiên cho ngành năng lượng tái tạo, trong đó có cắt giảm thuế cùng hàng loạt các biện pháp khuyến khích khác. Xét về tổng số tiền đầu tư cho ngành năng lượng tái tạo, Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy vậy, Tổng thống Obama hiện đang gặp rất nhiều cản ngại tại Quốc hội và các tập đoàn kinh tế trong vấn đề cắt giảm khí thải, do đó ngành năng lượng tái tạo cũng gặp thử thách.

Sau Mỹ là Đức với 11,7% năng lượng tái tạo toàn cầu. Đức có bước đi gây tranh cãi khi quyết định loại năng lượng hạt nhân khỏi nước này từ nay đến năm 2022. Chính vì vậy, các ưu tiên tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất năng lượng thay thế. Mặc dù vậy, nước này hiện đang là nước duy nhất trong khối G20 chứng kiến sự giảm sút các dự án về năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do nước này đã đầu tư lớn từ ban đầu, nay lại gặp sự cạnh tranh từ các nước châu Á.


Với 7,8% năng lượng tái tạo của thế giới, Tây Ban Nha cũng tự hào về ngành năng lượng sạch của mình với nguồn điện mặt trời tự sản xuất. Các nhà đầu tư Tây Ban Nha cũng đang đi khắp thế giới, kể cả Mỹ, để lắp đặt các nhà máy điện năng lượng mặt trời. Ngược lại, thị trường năng lượng sạch của Tây Ban Nha cũng đang thu hút đầu tư trong vòng 10 năm qua, bất chấp Chính phủ Tây Ban Nha đã cắt giảm nhiều ưu đãi cho ngành này vì khó khăn ngân sách.

 











Một công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Chiết Giang, Trung Quốc.




Khi nói đến Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến đất nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới và là nước nhập khẩu dầu nhiều thứ hai trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng nước này đang đứng đầu thế giới về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó một nửa vào điện mặt trời.


Chính điều này đã giúp Trung Quốc chiếm 7,6% năng lượng tái tạo toàn cầu. Con số này của Brazil là 5%. Đất nước lớn nhất Nam Mỹ này không những nổi tiếng về sản lượng nhiên liệu sinh học mà còn về công nghệ đun nước bằng năng lượng mặt trời cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các nước đứng đầu thế giới về năng lượng tái tạo. Brazil cũng đã đầu tư lớn vào phong điện thông qua các hợp đồng đấu thầu từ năm 2009. Brazil đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng mặt trời và cam kết sẽ sử dụng năng lượng mặt trời cho tất cả 12 địa điểm thi đấu của World Cup 2014.





  • Lợi và hại của cuộc chiến




Đơn kiện của EU lên EC xoay quanh cáo buộc các công ty của Trung Quốc bán phá giá các tấm pin năng lượng mặt trời vào EU. Hiện Trung Quốc xuất khẩu mặt hàng này vào EU với tổng kim ngạch 21 tỷ USD trong năm 2011. Đơn kiện cho rằng các công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc lẽ ra đã phá sản từ lâu nếu không được Chính phủ Trung Quốc trợ giá liên tục, trong khi chỉ từ đầu năm tới nay, EU đã có 20 công ty loại này phá sản.


Theo ông Milan Nitzschke, Chủ tịch EU ProSun - liên minh các công ty là nguyên đơn. Đơn kiện yêu cầu EU đánh thuế trừng phạt với các sản phẩm sản xuất năng lượng tái tạo của Trung Quốc. Vụ kiện chính thức khởi động giữa lúc hãng tin Bloomberg đưa ra số liệu cho thấy Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã chi thêm 33 tỷ EUR tín dụng cho 12 công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc kể từ năm 2010.


Ngoài EU, Mỹ cũng đã áp thuế chống phá giá đối với gần 31% các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Các công ty chuyên về năng lượng Mặt trời của Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của EU và Mỹ.

Tranh cãi giữa EU và Trung Quốc sẽ tác động xấu tới nhu cầu lắp đặt pin mặt trời trên thế giới hay không? Có lẽ thiệt hại trước mắt chính là những người tiêu dùng của EU khi mà các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc chiếm đa số ở EU buộc phải tăng giá nếu tòa phán quyết EU thắng. Tại EU, trong năm 2011, có tổng cộng 18,5 gigawatt điện sản xuất từ năng lượng mặt trời, chiếm 2/3 sản lượng điện mặt trời trên thế giới.

Trong khi đó, theo Huffington Post, EU chỉ đáp ứng 2% nhu cầu về điện mặt trời của khối, tương đương đáp ứng cho một nước cỡ Áo. Ủy ban châu Âu gần đây đã đưa ra kế hoạch gia tăng sản lượng năng lượng tái tạo lên 20% trong tổng số năng lượng sử dụng. Một khi các công ty Trung Quốc bị áp giá trừng phạt, chưa rõ là EU sẽ lấy nguồn ở đâu để bù vào số lượng hàng giảm sút từ phía Trung Quốc.


Tại Mỹ, công ty năng lượng mặt trời hàng đầu là Solyndra vừa phá sản, còn Chính phủ Mỹ đã chuyển thêm 197 triệu USD cho vay với công ty khác là SoloPower. Ngoài ra, Bộ Năng lượng Mỹ cũng đã lên kế hoạch chi 35 tỷ USD để hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo. Đó chỉ mới là cam kết. Năm 2010, Nhà Trắng cũng từng cam kết sẽ lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái tòa nhà này nhưng đến nay không hiểu vì sao vẫn chưa thấy.

Cùng với việc phá sản của Solyndra, xem ra chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Obama đang gặp khó khăn vì ông chủ trương đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh này, nếu Mỹ và EU tiếp tục gây khó khăn cho các công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc, xem ra nguồn cung của các loại pin năng lượng mặt trời sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Trong khi đó, giá dầu thế giới đang trong xu hướng tăng.

Kenya chuẩn bị xây dựng nhà máy điện mặt trời

Tập đoàn JinkoSolar, tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu Trung Quốc, thông báo đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Kỹ Thuật Và Kinh Tế Quốc Tế Giang Tây Trung Quốc (CJIC) để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho CJIC trong việc triển khai dự án điện mặt trời 50MW tại Kenya vào ngày 27 tháng 9 năm 2012 tại Thượng Hải. 

 Theo thỏa thuận, JinkoSolar sẽ chỉ định CJIC là nhà cung cấp chính module pin mặt trời cho dự án. Trong kế hoạch của chính phủ Kenya, dự án điện năng lượng mặt trời sẽ chiếm 81ha diện tích đất và sẽ là một trong những điểm kết nối lưới điện mặt trời lớn nhất Châu Phi. 

 Dự án được khởi công tại thành phố Garissa, Kenya, dự kiến sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia trung bình 76,473MWh mỗi năm, giúp giảm lượng khí thải Carbon lên tới 64.190 tấn và giảm lượng tiêu thụ than lên tới 24.470 tấn mỗi năm.


Garissa là khu vực sa mạc rộng lớn, có khí hậu khô cần nhưng lại là vị trí địa lý giúp khai thác tối đa năng lượng mặt trời. Việc thiết kế hệ thống module pin mặt trời sẽ do các kỹ sư của JinkoSolar hỗ trợ và hướng dẫn, còn lại việc lắp đặt và bảo trì hàng năm sẽ do nhân công của địa phương thực hiện, việc này góp phần tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

 Sự xuất hiện của nhà máy điện mặt trời sẽ góp phần cải thiện đáng kể nguồn năng lượng điện của Kenya, ngoài ra nó còn góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững và đa dạng. Ông Cửu Gia Vũ, CEO của CJIC cho biết : "Chúng tôi rất ấn tượng với chất lượng sản phẩm cũng như các thông số kỹ thuật của Jinko. Thông qua hợp tác, chúng tôi hy vọng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại khu vực Châu Phi". Ông Dương Gia Bình, chủ tịch HĐQT của Jinko cho biết thêm : "Chúng tôi hài lòng về sự hợp tác này, dự án là một phần trong cam kết của chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ Kenya phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời. Chúng tôi hy vọng rằng với dự án này JinkoSolar sẽ đóng góp nhiều hơn trong sự phát triển năng lượng mặt trời tại Kenya.".

JinkoSolar hợp tác với CJIC xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Kenya

Tập đoàn JinkoSolar, tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu Trung Quốc, thông báo đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Kỹ Thuật Và Kinh Tế Quốc Tế Giang Tây Trung Quốc (CJIC) để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho CJIC trong việc triển khai dự án điện mặt trời 50MW tại Kenya vào ngày 27 tháng 9 năm 2012 tại Thượng Hải. 

Theo thỏa thuận, JinkoSolar sẽ chỉ định CJIC là nhà cung cấp chính module pin mặt trời cho dự án. Trong kế hoạch của chính phủ Kenya, dự án điện năng lượng mặt trời sẽ chiếm 81ha diện tích đất và sẽ là một trong những điểm kết nối lưới điện mặt trời lớn nhất Châu Phi. 

Dự án được khởi công tại thành phố Garissa, Kenya, dự kiến sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia trung bình 76,473MWh mỗi năm, giúp giảm lượng khí thải Carbon lên tới 64.190 tấn và giảm lượng tiêu thụ than lên tới 24.470 tấn mỗi năm.


Garissa là khu vực sa mạc rộng lớn, có khí hậu khô cần nhưng lại là vị trí địa lý giúp khai thác tối đa năng lượng mặt trời. Việc thiết kế hệ thống module pin mặt trời sẽ do các kỹ sư của JinkoSolar hỗ trợ và hướng dẫn, còn lại việc lắp đặt và bảo trì hàng năm sẽ do nhân công của địa phương thực hiện, việc này góp phần tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

Sự xuất hiện của nhà máy điện mặt trời sẽ góp phần cải thiện đáng kể nguồn năng lượng điện của Kenya, ngoài ra nó còn góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững và đa dạng. Ông Cửu Gia Vũ, CEO của CJIC cho biết : "Chúng tôi rất ấn tượng với chất lượng sản phẩm cũng như các thông số kỹ thuật của Jinko. Thông qua hợp tác, chúng tôi hy vọng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại khu vực Châu Phi". Ông Dương Gia Bình, chủ tịch HĐQT của Jinko cho biết thêm : "Chúng tôi hài lòng về sự hợp tác này, dự án là một phần trong cam kết của chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ Kenya phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời. Chúng tôi hy vọng rằng với dự án này JinkoSolar sẽ đóng góp nhiều hơn trong sự phát triển năng lượng mặt trời tại Kenya.".

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

9/10 người Mỹ tin dùng điện mặt trời trong tương lai

Trong mộc cuộc khảo sát định kì bầu cử mới về năng lượng sạch, 9/10 thanh niên Mỹ đồng ý rằng : các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp điện năng cho nước Mỹ trong tương lai. 

Cuộc khảo sát cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của nước Mỹ về năng lượng mặt trời, với 80% người dân kỳ vọng những người được bầu cử vào nghị viện sẽ hỗ trợ các sáng kiến về năng lượng mặt trời và 81% tin tưởng rằng Nhà Trắng cũng như lãnh đạo các bang, tiểu bang sẽ sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Ông Danny Kenedy, tác giả của cuốn sách "Cuộc cách mạng trên mái nhà - Làm thế nào điện mặt trời có thể cứu nền kinh tế của chúng ta và thế giới khỏi các nguồn năng lượng bẩn", cho rằng : "Việc sử dụng năng lượng mặt trời có thể đem lại sự tăng trưởng đáng kể cho nền kinh tế và cung cấp các lợi ích quan trọng lâu dài cho môi trường. Rõ ràng người Mỹ đã ủng hộ và thấy được các lợi ích quan trọng của năng lượng mặt trời. Tôi khuyến khích tất cả mọi người có sự quan tâm tới tiết kiệm tiền, tạo ra các việc làm và cung cấp năng lượng cho ngôi nhà họ từ các nguồn năng lượng sạch , khám phá ra các tiện ích mà năng lượng mặt trời cung cấp hàng ngày cho họ.






Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy mọi người đã thấy được mối liên quan giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với việc ứng dụng rộng rãi năng lượng tái tạo. 81% cho rằng nên việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như dầu lửa, than đá, gas...là một việc làm đúng đắn cho nền kinh tế và môi trường sống.




Các kết quả khảo sát quan trọng khác bao gồm :



- 72% nói rằng việc làm được tạo ra trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tốt hơn cho nền kinh tế của chúng ta và môi trường và cũng tốt hơn so với việc làm được tạo ra trong than đá, dầu, hạt nhân và ngành công nghiệp khí. Đa số người Mỹ tin rằng tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời sẽ làm giảm chi phí năng lượng cho hộ gia đình và sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm địa phương.


- Chính sách năng lượng mặt trời của Mỹ sẽ dẫn đến sự tiết kiệm điện trong các hộ gia đình - 80% người lớn đồng ý rằng lợi ích lớn nhất mà có thể khuyến khích hỗ trợ cho năng lượng mặt trời là tài chính trong tự nhiên, chẳng hạn như giảm chi phí năng lượng (60%), giảm sự phụ thuộc vào các biến động chi phí nhiên liệu hóa thạch (26%), thuế liên bang / tiểu bang (21%) và thuế giá trị gia tăng bất động sản (12%).


- Giáo dục người tiêu dùng là cần thiết - Nhiều người Mỹ đang thiếu thông tin về năng lượng mặt trời, với 70% muốn họ biết thêm về các nguồn năng lượng tái tạo và gần một nửa (48%) nhầm lẫn về các lựa chọn năng lượng mặt trời.


-  Vẫn còn nhận thức sai lầm của người tiêu dùng về các dịch vụ năng lượng mặt trời - đó là sự lo lắng để sử dụng năng lượng mặt trời do sự căng thẳng nhận thức đối với cài đặt, chẳng hạn như cập nhật hệ thống điện mặt trời và đối phó với quy hoạch điện của nhà nước (47%). Lý do khác để không sử dụng năng lượng mặt trời bao gồm niềm tin nó có thể không có sẵn trong khu vực của họ (16%), nó sẽ không tạo ra đủ năng lượng (19%) hoặc họ có thể chỉ sử dụng được ở một vị trí đầy nắng (12%).


"Cuộc khảo sát cho thấy rõ ràng rằng các công ty năng lượng mặt trời phải làm việc tốt hơn trong giao tiếp với khách hàng để đưa năng lượng mặt trời vào nhà của bạn", ông Kennedy cho hay. "Cho dù nó là khả năng để thiết kế một hệ thống năng lượng mặt trời thông qua trang web online của chúng tôi hoặc nhận được một hệ thống điện mặt trời trả góp thông qua chương trình cho thuê mặt trời của chúng tôi, các công ty đang cố gắng để truyền kinh nghiệm khách hàng về năng lượng mặt trời càng nhiều càng tốt."

9/10 người Mỹ nghĩ rằng điện năng lượng mặt trời sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp điện cho quốc gia

Trong mộc cuộc khảo sát định kì bầu cử mới về năng lượng sạch, 9/10 thanh niên Mỹ đồng ý rằng : các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp điện năng cho nước Mỹ trong tương lai. 

Cuộc khảo sát cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của nước Mỹ về năng lượng mặt trời, với 80% người dân kỳ vọng những người được bầu cử vào nghị viện sẽ hỗ trợ các sáng kiến về năng lượng mặt trời và 81% tin tưởng rằng Nhà Trắng cũng như lãnh đạo các bang, tiểu bang sẽ sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Ông Danny Kenedy, tác giả của cuốn sách "Cuộc cách mạng trên mái nhà - Làm thế nào điện mặt trời có thể cứu nền kinh tế của chúng ta và thế giới khỏi các nguồn năng lượng bẩn", cho rằng : "Việc sử dụng năng lượng mặt trời có thể đem lại sự tăng trưởng đáng kể cho nền kinh tế và cung cấp các lợi ích quan trọng lâu dài cho môi trường. Rõ ràng người Mỹ đã ủng hộ và thấy được các lợi ích quan trọng của năng lượng mặt trời. Tôi khuyến khích tất cả mọi người có sự quan tâm tới tiết kiệm tiền, tạo ra các việc làm và cung cấp năng lượng cho ngôi nhà họ từ các nguồn năng lượng sạch , khám phá ra các tiện ích mà năng lượng mặt trời cung cấp hàng ngày cho họ.


Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy mọi người đã thấy được mối liên quan giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với việc ứng dụng rộng rãi năng lượng tái tạo. 81% cho rằng nên việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như dầu lửa, than đá, gas...là một việc làm đúng đắn cho nền kinh tế và môi trường sống.

Các kết quả khảo sát quan trọng khác bao gồm :

72% nói rằng việc làm được tạo ra trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời tốt hơn cho nền kinh tế của chúng ta và môi trường và cũng tốt hơn so với việc làm được tạo ra trong than đá, dầu, hạt nhân và ngành công nghiệp khí. Đa số người Mỹ tin rằng tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời sẽ làm giảm chi phí năng lượng cho hộ gia đình và sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm địa phương.

Chính sách năng lượng mặt trời của Mỹ sẽ dẫn đến sự tiết kiệm điện trong các hộ gia đình - 80% người lớn đồng ý rằng lợi ích lớn nhất mà có thể khuyến khích hỗ trợ cho năng lượng mặt trời là tài chính trong tự nhiên, chẳng hạn như giảm chi phí năng lượng (60%), giảm sự phụ thuộc vào các biến động chi phí nhiên liệu hóa thạch (26%), thuế liên bang / tiểu bang (21%) và thuế giá trị gia tăng bất động sản (12%).

Giáo dục người tiêu dùng là cần thiết - Nhiều người Mỹ đang thiếu thông tin về năng lượng mặt trời, với 70% muốn họ biết thêm về các nguồn năng lượng tái tạo và gần một nửa (48%) nhầm lẫn về các lựa chọn năng lượng mặt trời.

 Vẫn còn nhận thức sai lầm của người tiêu dùng về các dịch vụ năng lượng mặt trời - đó là sự lo lắng để sử dụng năng lượng mặt trời do sự căng thẳng nhận thức đối với cài đặt, chẳng hạn như cập nhật hệ thống điện mặt trời và đối phó với quy hoạch điện của nhà nước (47%). Lý do khác để không sử dụng năng lượng mặt trời bao gồm niềm tin nó có thể không có sẵn trong khu vực của họ (16%), nó sẽ không tạo ra đủ năng lượng (19%) hoặc họ có thể chỉ sử dụng được ở một vị trí đầy nắng (12%).

"Cuộc khảo sát cho thấy rõ ràng rằng các công ty năng lượng mặt trời phải làm việc tốt hơn trong giao tiếp với khách hàng để đưa năng lượng mặt trời vào nhà của bạn", ông Kennedy cho hay. "Cho dù nó là khả năng để thiết kế một hệ thống năng lượng mặt trời thông qua trang web online của chúng tôi hoặc nhận được một hệ thống điện mặt trời trả góp thông qua chương trình cho thuê mặt trời của chúng tôi, các công ty đang cố gắng để truyền kinh nghiệm khách hàng về năng lượng mặt trời càng nhiều càng tốt."

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khánh thành nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tại Thái Lan

Theo Trung Quốc nhật báo, ngày 26 tháng 9 năm 2012, Tập Đoàn Năng Lượng Suntech , đơn vị sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới, thông báo dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với tên gọi là "Sunny Bangchak" đã được hòa lưới vào ngày 4 tháng 9 năm 2012. 





Dự án được xây dựng tại tỉnh Bang Pa-In, Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok, Thái Lan 40km thuộc sở hữu của Công ty Dầu Khí Bangchak(BCP), sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao của hãng Suntech và được xây dựng theo phương thức đấu thầu chìa khóa chao tay (EPC ) với đối tác Công ty Solartron. Ông Bundit Sapianchai, Phó Tổng giám đốc của BCP, cho biết: "Dự án Bangchak" là một bước tiến quan trọng trong mục tiêu của BCP để thúc đẩy một môi trường xanh và kinh doanh bền vững ở Thái Lan. Thu hút thêm du khách tới tham quan sẽ là một điểm nhấn cho ngành đào tạo năng lượng tái tạo ở Thái Lan. Chúng tôi chọn Suntech vì thành tích xuất sắc của họ trên thế giới và các tấm pin mặt trời có hiệu suất cao đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Thái Lan ".





Tiến sĩ Zhengrong Shi, Người sáng lập và CEO của Suntech cho biết, "Chúng tôi lấy làm vui mừng được hợp tác với Bangchak và Solartron để phát triển và thúc đẩy năng lượng mặt trời ở Thái Lan. Là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự án Bangchak là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển năng lượng mặt trời trong khu vực, thể hiện cam kết của Suntech và BCP mở ra một tương lai năng lượng sạch, bền vững ở Thái Lan ".


Nhà máy Bangchak mở cửa cho công chúng tới tham quan được coi là nơi mà các trường học địa phương, người dân, khách du lịch và các nhà hoạch định chính sách có thể tìm hiểu về công nghệ năng lượng mặt trời và các cam kết phát triển năng lượng bền vững của Bangchak. Dự ánnăng lượng mặt trời này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong mục tiêu đầy tham vọng của Thái Lan để đáp ứng được 20% tổng tiêu thụ năng lượng của nước này với các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2022. Bangchak ước tính rằng với 44-megawatt công suất năng lượng mặt trời được tạo ra khiến Thái Lan có thể cắt giảm nhập khẩu khoảng 40.000 tấn than và giảm thiểu 32.000 tấn khí thải CO2, tương tự như trồng 3.000.000 cây hoặc loại bỏ 9.000 xe ô tô từ đường.


Tập Đoàn Suntech là tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới, ứng dụng cho khu vực dân cư, thương mại và công nghiệp. Với trụ sở đặt tại Trung Quốc, Thụy Sĩ, và Hoa Kỳ, và quy mô sản xuất lên tới giga watt trên toàn thế giới, Suntech đã cung cấp hơn 25.000.000 tấm quang điện hơn một ngàn khách hàng tại hơn 80 quốc gia. Bộ phận R & D của Suntech đã tạo ra những cải tiến vượt bậc về hiệu suất của năng lượng mặt trời để thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch. Nhiệm vụ của Suntech là để cung cấp cho tất cả mọi người các thông tin đáng tin cậy về nguồn năng lượng sạch và phong phú nhất của thiên nhiên. Để biết thêm thông tin về người và sản phẩm Suntech truy cập http://www.suntech-power.com/


Công ty TNHH Solartron được thành lập vào năm 1986. Solartron đã cung cấp cho Thái Lan và các nước lân cận các nguồn năng lượng mặt trời hơn 26 năm. Hiện nay, Solartron cung cấp chìa khóa trao tay dịch vụ bao gồm thiết kế, kỹ thuật, lắp đặt, vận hành, bảo trì, giám sát và các dịch vụ sau bán hàng. Tính đến nay, Solartron đã cung cấp hơn 250.000 hệ thống ứng dụng năng lượng mặt trời trong khu vực Đông Nam Á. Solartron hiện đang xây dựng một nhà máy sản xuất tế bào năng lượng mặt trời (solar cell) để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu năng lượng mặt trời ở Thái Lan và thị trường thế giới.


Công ty TNHH Dầu khí Công Bangchak làm một công ty dầu khí của Thái Lan, hoạt động kinh doanh lọc dầu thô từ Trung Đông, Viễn Đông cũng như từ các nguồn trong nước. Công ty cũng bán các sản phẩm dầu thành phẩm của mình thông qua một mạng lưới hơn 1.100 trạm dịch vụ. Ngoài ra, Bangchak đã mở rộng kênh bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng dầu quy mô lớn và trung bình, bao gồm cả cây công nghiệp, hãng hàng không, các công ty ô tô, tàu biển, và các doanh nghiệp xây dựng, dự án Bangchak cam kết với sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, góp phần vào an ninh năng lượng của Thái Lan và hỗ trợ chính sách của chính phủ để thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Khánh thành nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tại Thái Lan

Theo Trung Quốc nhật báo, ngày 26 tháng 9 năm 2012, Tập Đoàn Năng Lượng Suntech , đơn vị sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới, thông báo dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với tên gọi là "Sunny Bangchak" đã được hòa lưới vào ngày 4 tháng 9 năm 2012. 



Dự án được xây dựng tại tỉnh Bang Pa-In, Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok, Thái Lan 40km thuộc sở hữu của Công ty Dầu Khí Bangchak(BCP), sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao của hãng Suntech và được xây dựng theo phương thức đấu thầu chìa khóa chao tay (EPC ) với đối tác Công ty Solartron. Ông Bundit Sapianchai, Phó Tổng giám đốc của BCP, cho biết: "Dự án Bangchak" là một bước tiến quan trọng trong mục tiêu của BCP để thúc đẩy một môi trường xanh và kinh doanh bền vững ở Thái Lan. Thu hút thêm du khách tới tham quan sẽ là một điểm nhấn cho ngành đào tạo năng lượng tái tạo ở Thái Lan. Chúng tôi chọn Suntech vì thành tích xuất sắc của họ trên thế giới và các tấm pin mặt trời có hiệu suất cao đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Thái Lan ". 


Tiến sĩ Zhengrong Shi, Người sáng lập và CEO của Suntech cho biết, "Chúng tôi lấy làm vui mừng được hợp tác với Bangchak và Solartron để phát triển và thúc đẩy năng lượng mặt trời ở Thái Lan. Là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự án Bangchak là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển năng lượng mặt trời trong khu vực, thể hiện cam kết của Suntech và BCP mở ra một tương lai năng lượng sạch, bền vững ở Thái Lan ". 

Nhà máy Bangchak mở cửa cho công chúng tới tham quan được coi là nơi mà các trường học địa phương, người dân, khách du lịch và các nhà hoạch định chính sách có thể tìm hiểu về công nghệ năng lượng mặt trời và các cam kết phát triển năng lượng bền vững của Bangchak. Dự án năng lượng mặt trời này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong mục tiêu đầy tham vọng của Thái Lan để đáp ứng được 20% tổng tiêu thụ năng lượng của nước này với các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2022. Bangchak ước tính rằng với 44-megawatt công suất năng lượng mặt trời được tạo ra khiến Thái Lan có thể cắt giảm nhập khẩu khoảng 40.000 tấn than và giảm thiểu 32.000 tấn khí thải CO2, tương tự như trồng 3.000.000 cây hoặc loại bỏ 9.000 xe ô tô từ đường. 

Tập Đoàn Suntech là tập đoàn sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới, ứng dụng cho khu vực dân cư, thương mại và công nghiệp. Với trụ sở đặt tại Trung Quốc, Thụy Sĩ, và Hoa Kỳ, và quy mô sản xuất lên tới giga watt trên toàn thế giới, Suntech đã cung cấp hơn 25.000.000 tấm quang điện hơn một ngàn khách hàng tại hơn 80 quốc gia. Bộ phận R & D của Suntech đã tạo ra những cải tiến vượt bậc về hiệu suất của năng lượng mặt trời để thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch. Nhiệm vụ của Suntech là để cung cấp cho tất cả mọi người các thông tin đáng tin cậy về nguồn năng lượng sạch và phong phú nhất của thiên nhiên. Để biết thêm thông tin về người và sản phẩm Suntech truy cập http://www.suntech-power.com/ 

Công ty TNHH Solartron được thành lập vào năm 1986. Solartron đã cung cấp cho Thái Lan và các nước lân cận các nguồn năng lượng mặt trời hơn 26 năm. Hiện nay, Solartron cung cấp chìa khóa trao tay dịch vụ bao gồm thiết kế, kỹ thuật, lắp đặt, vận hành, bảo trì, giám sát và các dịch vụ sau bán hàng. Tính đến nay, Solartron đã cung cấp hơn 250.000 hệ thống ứng dụng năng lượng mặt trời trong khu vực Đông Nam Á. Solartron hiện đang xây dựng một nhà máy sản xuất tế bào năng lượng mặt trời (solar cell) để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu năng lượng mặt trời ở Thái Lan và thị trường thế giới. 

Công ty TNHH Dầu khí Công Bangchak làm một công ty dầu khí của Thái Lan, hoạt động kinh doanh lọc dầu thô từ Trung Đông, Viễn Đông cũng như từ các nguồn trong nước. Công ty cũng bán các sản phẩm dầu thành phẩm của mình thông qua một mạng lưới hơn 1.100 trạm dịch vụ. Ngoài ra, Bangchak đã mở rộng kênh bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng dầu quy mô lớn và trung bình, bao gồm cả cây công nghiệp, hãng hàng không, các công ty ô tô, tàu biển, và các doanh nghiệp xây dựng, dự án Bangchak cam kết với sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, góp phần vào an ninh năng lượng của Thái Lan và hỗ trợ chính sách của chính phủ để thúc đẩy năng lượng tái tạo.