Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Elon Musk: “Chúng ta đang đánh giá quá thấp sức mạnh của năng lượng Mặt Trời”

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 15 tháng 12, tại hội nghị American Geophysical Union, tỷ phú Elon Musk nói rằng nếu chúng ta bao phủ một góc của bang Neveda hay Utah bằng các tấm pin năng lượng Mặt Trời, thì sẽ có đủ năng lượng để cung cấp cho toàn bộ nước Mỹ.


Trong khi đó, chúng ta đang đánh giá quá thấp sức mạnh của năng lượng Mặt Trời và chưa khai thác được hết nguồn năng lượng vô giá này. “Để đánh giá được tầm quan trọng của năng lượng Mặt Trời, chúng ta có thể tưởng tượng rằng nếu đó là nguồn năng lượng duy nhất mà chúng ta có, thì chỉ cần một phần nhỏ của Tây Ban Nha chúng ta cũng có đủ năng lượng để cung cấp cho cả Châu Âu”, Elon Musk cho biết.







Điều đó cũng có nghĩa là chỉ với một phần rất nhỏ của thế giới được phủ các tấm năng lượng Mặt Trời, chúng ta cũng có đủ điện năng để cung cấp cho tất cả mọi người. Nhưng những gì mà nhà tỷ phú này phát biểu có phải là đúng, hay chỉ là những lời nói phóng đại?


Theo một nghiên cứu mới đây, nếu như công nghệ năng lượng Mặt Trời có thể đạt hiệu suất 20% trong việc chuyển đổi từ ánh sáng Mặt Trời thành điện năng, chúng ta sẽ chỉ cần một diện tích tương đương với Tây Ban Nha để có thể cung cấp năng lượng cho cả thế giới. Và theo như lời của Elon Musk thì điều đó rất có thể sẽ xảy ra vào năm 2030.


Tấm bản đồ dưới đây được nghiên cứu và lập ra bởi Land Art Generator Initiative, cho thấy những vị trí có thể đắt các “trang trại” năng lượng Mặt Trời trên thế giới. Nó cũng không hẳn là một nơi nào đó có diện tích rộng lớn và hoàn toàn bằng phẳng, mà các tấm năng lượng Mặt Trời này cũng có thể được lắp đặt phía trên các tòa nhà cao tầng và chung cư.








Theo tính toán của Land Art Generator Initiative, tổng năng lượng cần để cung cấp cho cả thế giới vào năm 2030 là 198,721 nghìn tỷ Kwh và khoảng 70% số thời gian trong năm là có ánh nắng mặt trời trên toàn cầu. Như vậy, với mức chuyển hóa hiệu quả 20%, trái đất sẽ cần 496.805 km2 tấm pin Mặt Trời.







Và nếu như tập trung toàn bộ các tấm pin Mặt Trời này vào một nơi, thì nó sẽ có diện tích tương đương với vùng đánh dấu đỏ ở trên. Cũng có nghĩa là nó chỉ mất một diện tích vô cùng nhỏ so với toàn bộ thế giới.


Vì vậy mà những gì Elon Musk phát biểu là hoàn toàn khả thi. Trong khi hiện nay, năng lượng Mặt Trời mới chỉ chiếm khoảng 0,39% tổng điện năng của toàn nước Mỹ. Do đó mà có thể thấy rằng chúng ta vẫn chưa khai thác được hết nguồn năng lượng vô tận này.


Tham khảo: BI

Pin năng lượng mặt trời in trên chất liệu nhựa

Những nhà khoa học Úc gần đây đã tuyên bố sẵn sàng đưa ra thị trường những tấm pin mặt trời sử dụng công nghệ mới.  


Nhóm nhà khoa học từ các cơ quan khoa học quốc gia của Úc như CSIRO cùng hai trường đại học Monash và Melbourne đã phát triển những tế bào năng lượng mặt trời in trên nhựa.


Đặc biệt, 50 nhà nghiên cứu gồm các nhà vật lý, hóa học và kỹ sư hi vọng sẽ thấy những tấm năng lượng mặt trời in trên nhựa được dùng trong các ứng dụng công suất thấp trong khoảng vài năm tới.


Những công nghệ tiên tiến đang dần được đưa vào giai đoạn thương mại hóa, chúng có thể thay đổi cách thức sạc năng lượng điện tử và cung cấp năng lượng cho các thiết bị cá nhân.


Các chuyên gia cho rằng tấm năng lượng mặt trời mới có chi phí thấp, hoạt động và hình dạng khác các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái silicon. Những tấm pin này có thể ở dạng bán trong suốt, dùng cho các cửa sổ màu.


Do chi phí thấp, trọng lượng nhẹ và linh hoạt nên khả năng sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời là vô tận. Chúng có tiềm năng được sử dụng trong một loạt ứng dụng như cửa sổ, đồ nội thất cửa sổ, cấu trúc tạm thời và bao bì sản phẩm tiêu dùng.


Pin mat troi tren mai nha


Nhóm nghiên cứu đã in những tế bào năng lượng mặt trời lên nhựa bằng cách sử dụng máy in thương mại và loại mực năng lượng mặt trời. Từ năm 2011, quá trình in này đã được phát triển.


Dự án nhằm mục tiêu phát triển những tấm pin năng lượng mặt trời có thể thay đổi hình dạng hoặc màu sắc, có trọng lượng nhẹ và thích hợp khi cung cấp một điện áp ổn định, trong nhà hoặc dưới ánh sáng thấp.


Những công nghệ mới này giúp giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiều nguồn điện truyền thống tại các quốc gia phát triển như Úc.


Đồng thời nó cũng có thể cho phép phát triển nguồn năng lượng giá rẻ và dễ dàng thực hiện ở vùng sâu vùng xa của các quốc gia đang phát triển.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Shinsung đầu tư nhà máy điện mặt trời tại Đắk Nông

Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời và dự án Nhà máy Module năng lượng mặt trời Đắk Nông với tổng vốn đầu tư 2.373 tỷ đồng do Tập đoàn Shinsung (Hàn Quốc) đã chính thức được thành lập.



Với tổng vốn đầu tư 2.373 tỷ đồng, Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song và dự án Nhà máy Module năng lượng mặt trời Đắk Nông tại xã Đắk Ru, huyện Đắk R'lấp do Tập đoàn Shinsung (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư đã chính thức được khởi động từ ngày 11/12.


1468485


Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời do Tập đoàn Shinsung (Hàn Quốc) đầu tư tại Đắk Nông đã chính thức đưa vào thực hiện. Ảnh: TTXVN


Sự kiện được diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo xúc tiến đầu tư của UBND tỉnh Đắk Nông.  Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh đã và đang tập trung thu hút đầu tư để phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn có nhiều lợi thế lớn của tỉnh như chế biến Alumin - nhôm, các sản phẩm sau nhôm; chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


Đến nay, tỉnh đã thu hút được 49 dự án lớn với số tiền đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng. Một số dự án lớn như: Dự án nhà máy điện phâm nhôm (15.400 tỷ đồng), Dự án trồng cỏ và xây dựng trang trại nuôi bò sữa (6.300 tỷ đồng)... Với kết quả đó đã mở ra cho tỉnh Đắk Nông một diện mạo mới trong thu hút đầu tư cũng như quy hoạch đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.


Tuy nhiên, tiềm năng và lợi thế vốn có của tỉnh Đắk Nông việc thu hút đầu tư tại tỉnh vẫn chưa khai thác có hiệu quả dù các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Đắk Nông sẽ được mức ưu đãi cao nhất trong khung ưu đãi đầu tư của Chính phủ quy định.


Phát biểu tại Hội thảo, các nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng, Đắk Nông không chỉ mạnh về nông nghiệp mà còn mạnh về khoáng sản. Các doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng có cơ hội đầu tư và gặt hái thành công tại tỉnh. Việc đầu tư vào Đắk Nông sẽ là cơ hội tốt cho cả 2 bên; Hàn Quốc sẽ hỗ trợ hết sức để thực hiện thành công của các dự án.


Ông Lee Hee Beom, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, công nghiệp, năng lượng Hàn Quốc cho rằng, việc doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Đắk Nông sẽ góp phần gắn kết mối quan hệ giữa Việt Nam với Hàn Quốc nói chung và Đắk Nông với Hàn Quốc nói riêng.


Theo ông Lee, Đắk Nông là địa phương có sức hút lớn về đầu tư trên nhiều lĩnh vực, nhất là việc lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ.


Ông Lee cũng tin tưởng rằng những dự án của Tập đoàn Shinsung đầu tư vào Đắk Nông sẽ thành công và đây là khởi đầu quan trọng để các dự án sau này của Hà Quốc đầu tư vào tỉnh tiếp tục thành công.


Tập đoàn Shinsung là doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tiên đầu tư tại Đắk Nông. Những dự án được khởi động tại Hội thảo lần này là tiền đề để Shinsung tiếp tục đầu tư vào Đắk Nông./.



Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Thăm quan nhà máy điện năng lượng mặt trời trên mặt nước của Nhật Bản

Điện gió và điện Năng Lượng Mặt Trời đã trở thành những lựa chọn khả thi để thay đổi nguồn cung cấp năng lượng cho con người.


Trong thời đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu năng lượng không có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng tăng mạnh. Để đáp ứng điều này, các nguồn năng lượng truyền thông như dầu thô, than đá, thuỷ điện được khai thác triệt để trong cả thế kỷ qua.

Thế nhưng, cùng với những hậu quả mà nó gây ra như khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các đập nước nhân tạo làm thay đổi hệ sinh thái của cả một vùng rộng lớn, việc các nguồn năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt đã buộc con người phải tìm đến năng lượng sạch và tái tạo. Do vậy điện gió và điện Mặt Trời đã trở thành những lựa chọn được ưu ái.

Trong số hai loại nguồn điện tái tạo nói trên, điện Mặt trời hiện chiếm ưu thế hơn nhờ yếu tố linh hoạt có thể lắp đặt cả quy mô nhỏ như hộ gia đình lẫn quy mô lớn cho cả một khu vực. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, điện Mặt trời vẫn có một số nhược điểm.

Trước hết, chất bán dẫn Silicon sử dụng cho các tấm pin năng lượng Mặt trời là vật liệu tốt nhất nhưng cũng khá đắt đỏ. Ngoài ra, khi chạy máy phát điện, các tấm pin năng lượng Mặt trời sẽ nóng lên, làm giảm hiệu suất phát điện.

Bên cạnh đó, nếu xây dựng một trạm phát điện quy mô lớn, các nhà máy điện Mặt trời sẽ chiếm nhiều diện tích đất, đây là điều khó khăn đặc biệt đối với những quốc gia không có nhiều địa hình bằng phẳng. Từ những khó khăn trên, công nghệ điện Mặt trời nổi trên mặt nước đã ra đời, giảm tối đa những hạn hế của công nghệ điện Mặt trời lắp đặt trên mặt đất đang vướng phải.

Nắm bắt được nhu cầu cũng như sự phù hợp của loại hình công nghệ mới này, Tập đoàn Kyocera của Nhật Bản đã nhanh chóng tập trung nguồn lực khai thác, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về điện Mặt Trời nổi trên mặt nước.








a09w

Các tấm pin silicon tại trạm điện Mặt trời nổi Kasai.




Từ năm 1975, Kyocera của Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển năng lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, do Nhật Bản là đất nước khá hẹp về diện tích đất đai bằng phẳng và không đủ diện tích để xây dựng các nhà máy điện Mặt Trời cỡ lớn, nên công nghệ điện Mặt Trời chủ yếu là ứng dụng với phạm vi nhỏ hẹp như trong sản xuất điện cho đèn đường, biển báo giao thông và trạm viễn thông ở khu vực miền núi.

Công nghệ điện Mặt trời nổi trên mặt nước ra đời đã giúp Nhật Bản giải quyết được hạn chế về địa hình vì nước Nhật có tiềm năng về các hồ tích nước trong nông nghiệp, hồ kiểm soát lũ, hơn thế nữa, toàn bộ đất nước Phù Tang bao quanh bởi đại dương bao la. Rõ ràng đây là tài sản quý giá để đặt các tấm panô pin cho các nhà máy điện Mặt Trời kích cỡ khác nhau.

Không thể không kể đến cú hích quan trọng cho thị trường năng lượng tái tạo của Nhật Bản nói chung cũng như công nghệ điện Mặt trời nổi nói riêng là chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo của chính phủ công bố năm 2012. Chính sách này bắt buộc tất cả các công ty kinh doanh điện trên toàn Nhật Bản phải mua một sản lượng điện nhất định từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Với tất cả các ưu thế trên, chỉ trong một thời gian ngắn, Kyocera đã hoàn thành ba trạm điện Mặt Trời nổi trên mặt nước, trong đó trạm lớn nhất của Kyocera đặt tại hồ Sakasamaike, thành phố Kasai, tỉnh Hyogo, hoàn thành ngày 24/5 với công suất 2,3 megawatt (MGW), đủ đáp ứng nhu cầu điện cho 820 hộ dân.

Trạm điện tại Kasai lắp đặt 9.072 tấm pin năng lượng mặt trời, có tổng cộng chiều dài 333 m, rộng 77 m có tổng diện tích bề mặt hấp thụ ánh nắng 25.000 mét vuông. Các tấm pin silicon trên mặt nước, có diện tích nhỏ hơn so với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên đất liền, sẽ được một mạng lưới làm từ sợi thuỷ tinh và chất dẻo siêu nhẹ nâng nổi trên mặt nước.








a04w

Với những ưu thế của mình, các nhà máy điện Mặt Trời nổi trên mặt nước rõ ràng là một hình mẫu về mô hình nhà máy điện bền vững, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.




Để cho tia sáng Mặt Trời luôn hội tụ trong các tấm silicon, tấm lưới nâng được xoay dần dần theo sự di chuyển của mặt trời trong ngày nhờ một động cơ nhỏ điều khiển từ xa qua ăng-ten. Ngoài việc không tốn diện tích đất, công nghệ này còn có những lợi thế như bề mặt thiết bị chỉ cần 5% lượng silicon so với các tấm silicon cùng cỡ đặt trên đất liền nên sẽ giúp giảm giá thành.

Các tấm pin Mặt Trời trên mặt nước còn giúp ngăn chặn 90% nước bốc hơi, ngăn chặn sự phát triển của tảo và các sinh vật hữu cơ trong môi trường nước bằng cách giữ mát cho bề mặt nước. Trạm bán điện cho Công ty điện lực Kansai ở Osaka với tổng giá trị khoảng 96 triệu yên (780.000 USD)/năm.

Theo chuyên gia của Kyocera, chi phí và thời gian lắp đặt các trạm điện này giảm nhiều so với các trạm điện lắp đặt trên đất liền. Các kết nối bền vững song không cố định mà có độ linh hoạt nên có khả năng chịu được các yếu tố thời tiết tiêu cực như bão, lốc cao hơn so với các tấm pin được lắp đặt trên đất liên. Bên cạnh đó, hoạt động vận hành và bảo trì cũng không đòi hỏi nhiều công sức nên nhân lực để vận hành cho trạm điện tại Kasai chỉ có khoảng từ 4-6 người.









Kyocera hy vọng các nhà máy điện Mặt Trời nổi của mình sẽ đóng góp cho nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Nhật Bản.




Tất nhiên, khi phát triển công nghệ điện Mặt Trời nổi, các nhà khoa học cũng đã cân nhắc đến những tác động tiêu cực mà công nghệ này có thể gây ra liên quan đến yếu tố môi trường, kỹ thuật.

Theo Kyocera, các tấm pin sử dụng tại nhà máy ở Kasai được làm từ chất polyoethelene có khả năng chịu được tia tử ngoại và ăn mòn, đảm bảo pin không bị ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tuy nhiên, có một hạn chế không thể phủ nhận là trạm điện Mặt Trời khó có thể hoạt động khi mùa Đông đến do không đủ ánh nắng để phát điện.

Kể từ năm 2011, khi xảy ra thảm họa động đất sóng thần với nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Nhận định điện Mặt Trời nổi là một công nghệ có tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn, Kyocera đã lên kế hoạch phát triển thêm từ 10 đến 15 dự án.

Hiện tại, Kyocera cũng đang xây dựng nhà máy điện Mặt Trời nổi tại hồ chứa ở tỉnh Chiba với công suất là 13,4 megawatt.


Bài, ảnh: Nguyễn Tuyến-Gia Quân (P/v TTXVN tại Nhật Bản)

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Hội nghị COP21 : Lập liên minh điện năng lượng mặt trời quốc tế

(Samtrix.vn) - Liên minh tập hợp khoảng 100 quốc gia, hướng tới mục tiêu kép: ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy giải pháp tăng trưởng giá rẻ.





Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP 21, ngay trong ngày khai mạc, Thủ tướng Ấn Độ cùng Tổng thống Pháp đã công bố thành lập Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế theo sáng kiến của Ấn Độ. Cùng với đó, nhiều sáng kiến khác đã được đưa ra.














ttxvn__thu_tuong_an_do_0112
Việc sử dụng các nguồn năng lượng như than đá làm cho Trái Đất nóng thêm. Ảnh: Getty.




Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế tụ họp khoảng 100 quốc gia dồi dào năng lượng mặt trời nhằm tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên nhiều tiềm năng này trong mục tiêu kép: ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy giải pháp tăng trưởng giá rẻ.

Pháp, Mỹ và Trung Quốc đã tuyên bố tham gia là thành viên của liên minh này.


Phát biểu tại lễ công bố, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao ý tưởng của Chính phủ Ấn Độ - một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và đặc biệt của Thủ tướng Modi - nhà lãnh đạo rất tích cực trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.


Tổng thư ký Ban Ki-moon nói: "Một trong những phương tiện chủ chốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đấu tranh chống đói nghèo là phát triển năng lượng tái tạo. Đây là một trong những ý tưởng thành công nhất và chúng tôi đánh giá cao ý tưởng của Thủ tướng và chính phủ Ấn Độ trong việc thành lập liên minh năng lượng mặt trời. Liên Hợp Quốc xin chúc liên minh thành công. Chúng ta cần phát triển mà không phá hoại, như lời Thủ tướng Ấn Độ, và liên minh này sẽ giúp tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đóng góp vào phát triển các quốc gia nghèo. Tôi trông chờ các quốc gia phát triển sẽ cung cấp các công nghệ và giải pháp tài chính cho việc phát triển liên minh này."


Phát triển năng lượng mặt trời là trọng tâm của kế hoạch quốc gia của Ấn Độ, với mục tiêu đạt 100 gigawatt vào năm 2022 và tăng nhiều hơn nữa trong tương lai. Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh ý tưởng "giá rẻ" này có thể giúp tận dụng các nguồn vốn vay nước ngoài, giúp giảm giá thành các cơ sở năng lượng mặt trời tại Ấn Độ.


Ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị COP 21, một loạt sáng kiến đã được đưa ra nhằm ứng phó tốt với biến đổi khí hậu và tìm giải pháp tài chính "giá rẻ" cho các nỗ lực ứng phó đó.


Sáng kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc


Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra sáng kiến mới để tăng khả năng chịu đựng cho những nước bị tổn thương nhiều nhất trên thế giới vì tác động của biến đổi khí hậu. Sáng kiến gồm có áp dụng các hệ thống cảnh báo sớm; thiết lập bảo vệ xã hội và bảo hiểm; nâng cao năng lực, xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng bền vững để ứng phó... Trong đó, lĩnh vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai sáng kiến này.


Sáng kiến sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của khoảng 634 triệu người trên thế giới, tương đương khoảng 1/10 dân số toàn cầu sống tại những vùng ven biển có nguy cơ cao bị nhấn chìm nếu trái đất tiếp tục nóng lên; cũng áng kiến này sẽ giúp huy động nguồn tài chính và hiểu biết; thúc đẩy các mối quan hệ đối tác lên tầm cao, tăng cường phối hợp các hoạt động để đạt được những kết quả rõ rệt.


Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói: “Có những người mà hành động của họ rất tác động rất nhỏ đến tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng họ lại phải chịu mất nhà cửa, mất việc làm và thậm chí cả mạng sống bởi những tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đó là lý do vì sao tôi yêu cầu hệ thống các tổ chức, cơ chế của Liên Hợp Quốc cùng áp dụng một gói các sáng kiến để hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương nhất.”


Được biết, có 13 cơ quan của LHQ tham gia sáng kiến của Tổng thư ký Ban Ki-moon như FAO, UNEP, UNFCCC, UNICEF, UNESCO, WHO, UNFPA, WEF...


Đánh thuế, định giá đối với lượng khí thải carbon 


Đánh thuế, định giá đối với lượng khí thải carbon cũng là một ý tưởng đáng chú ý được đưa ra ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị COP 21. 6 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước gồm Pháp, Chile, Ethiopia, Đức, Mexico và Canada và ban lãnh đạo Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi các nước, các công ty ủng hộ ý tưởng của họ về việc đánh thuế đối với lượng khí thải carbon.


Các nước nêu sáng kiến này tuyên bố mục tiêu là đưa ra một mức giá hợp lý đánh vào lượng khí thải carbon trên khắp thế giới để hạn chế mức thải vào bầu khí quyển toàn cầu.


Hiện nay, có khoảng 40 nước và 23 thành phố đã thực hiện chính sách đánh thuế đối với lượng khí thaỉ với những chương trình và cơ chế cho một lượng khí thải chiếm khoảng 12% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo mới của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng số quốc gia thực hiện việc định giá đánh vào khí thải trên thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2012 và đến nay thu được khoảng 50 tỷ USD./.




Apple xây dựng thêm 3 nhà máy điện mặt trời tại Trung Quốc

(Samtrix.vn) - Công ty năng lượng SunPower đã đồng ý xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời mới tại Trung Quốc cho Apple.


1468488


Ba nhà máy năng lượng mặt trời được xây dựng tại Trung Quốc sẽ có tổng công suất lên tới 170 MW do chủ đầu tư xây dựng SunPower có trụ sở tại California (Mỹ).


Ba "trang trại mặt trời" sẽ được đặt tại khu vực Nội Mông của Trung Quốc và đồng sở hữu bởi công ty Tianjin Zhonghuan Semiconductor cùng một đối tác thứ ba. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.


Một trang trại 100 MW sẽ được đặt tại làng Shangtuhai, tỉnh Vũ Xuyên trong khi nhà máy có công suất 50 MW sẽ được xây dựng tại Mandahtu Town Sunite Zuoqi, thị trấn Xilin Gol, Nội Mông. Khoản công suất 20 MW còn lại sẽ được khai thác từ làng Qianbaimiao, Khải Lý, tỉnh Quý Châu.


Các đối tác đầu tư và bên thứ ba hiện chưa công bố bằng văn bản nhưng CEO SunPower, Tom Werner cho biết, Apple sẽ tham gia đóng góp cổ phần vào dự án.


1468485


Đây không phải dự án hợp tác đầu tiên với SunPower của Apple. Hồi tháng Tư, SunPower cũng đã nhất trí xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời công suất 40 MW tại tỉnh Tứ Xuyên nhằm bù đắp một lượng lớn điện năng tiêu thụ từ các hoạt động và nhà cung ứng của Apple. Mức công suất trên tương đương với lượng điện năng cung cấp cho 61.000 hộ gia đình Trung Quốc.


Hồi tháng trước, Apple cũng cho biết đang lên kế hoạch đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo với quy mô công suất lên tới 200 MW, đồng thời khuyến khích các đối tác cung ứng cần thực hiện các cam kết tương tự Táo Khuyết.


Phần lớn lượng điện năng sản xuất của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào than đá, loại chất đốt góp phần gây ô nhiễm không khí năng và gia tăng mức độ biến đổi khí hậu.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Hòn đảo sử dụng hoàn toàn điện năng lượng mặt trời

Tokelau – một hòn đảo ở New Zealand đã trở thành nơi tiên phong trong trong việc sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời trên toàn khu vực.

New Zealand luôn được biết đến là quốc gia có chính sách bảo vệ môi trường rất hợp lý. Hòn đảo Tokelau là một ví dụ điển hình. Hơn 1.500 cư dân ở đây đã từng sử dụng trên 2.000 thùng dầu mỗi năm để cung cấp đủ năng lượng. Tổng chi phí hàng năm liên quan đến những vấn đề năng lượng lên tới con số 825 triệu USD.



Tuy nhiên, nhờ vào dự án ‘Tái tạo năng lượng Tokelau’, hòn đảo nằm trên Thái Bình Dương này đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng. Trước đó, một lượng lớn tiền vốn phát triển được đầu tư cho hòn đảo nhỏ này đã bị “ăn mòn” bởi chi phí cho năng lượng. Điều này tưởng chừng như sẽ chặn đứng sự phát triển của nơi đây trong thời gian dài. Nhưng nhờ vào dự án này, các cư dân không chỉ giảm bớt được phần nào chi phí mà họ còn có nguồn năng lượng “xanh và sạch” hơn. Chi phí ban đầu được đưa ra là khoảng 8.5 triệu USD. Ba đảo san hô ở đây là Nukunonu, Fakaofo và Atafu sẽ có hệ thống mạng lưới năng lượng mặt trời riêng.



Theo dự kiến ban đầu, dự án năng lượng mặt trời này sẽ đáp ứng được 90% nhu cầu sử dụng về sử dụng điện năng. Tuy nhiên, hệ thống đã vượt xa hơn cả kỳ vọng khi nó có khả năng cung cấp đến 150% nhu cầu năng lượng. Có 4.023 tấm quang điện, 1.344 pin và máy đổi điện đang hoạt động, cung cấp gần một megawatt (tương đương 1000 kilowatt) cho hòn đảo này. Mức năng lượng này sẽ giúp giảm tối đa ô nhiễm môi trường và sự thành công của dự án này sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các quốc gia khác trong việc phát triển công nghệ tái tạo năng lượng sạch.


Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Máy phát điện năng lượng mặt trời mini cho gia đình

ĐIỆN MẶT TRỜI CHO GIA ĐÌNH
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn và nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng đang được tính đến và đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời.

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, điện năng lượng mặt trời không còn là nguồn điện “xa xỉ” đối với người tiêu dùng Việt Nam. Do nằm trong những nước có giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời.


 Sơ đồ nguyên lý hoạt động





Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 - 175Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Nguyên lý hoạt động: từ giàn pin mặt trời (solar cells), ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC Power). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển (charge controller) là một thiết bị có chức năng có chức năng tự động điều hòa dòng điện từ pin mặt trời và dòng điện nạp cho acquy (Battery). Thông qua bộ đổi điện DC/AC (Inverter) tạo ra dòng điện xoay chiều chuẩn 220V/50Hz để chạy các thiết bị trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy bơm...

Những tiện ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại:

- Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nguồn nhiên liệu nào, hoàn toàn miễn phí và thiết thực;
- Giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho gia đình hàng tháng;
- Tạo ra một nguồn điện độc lập, xanh sạch và bảo vệ môi trường;
- Cung cấp nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt;


Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, với lòng yêu nghề và nhiệt huyết, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống “Lưới điện mặt trời mini dùng cho hộ gia đình”.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mini cung cấp điện cho hộ gia đình sử dụng cho các thiết bị gia dụng như : quạt, đèn, tivi…Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mini này, các hộ gia đình ở đô thị đã góp phần vào việc giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia, cũng như tạo ra một năng lượng tái tạo xanh, sạch, độc lập và bảo vệ môi trường. Đặc biệt với hệ thống này, hàng tháng các hộ gia đình có thể tiết kiệm được từ 30-50 KWh và không bao giờ phải giải quyết nỗi lo "mất điện".

Một số cấu hình tham khảo cho khách hàng (Solar kit):






*Options : Các thiết bị sử dụng điện 12VDC mua kèm với hệ thống SH20-SH100:

- Đèn LED tiết kiệm điện 3W : 70.000 VNĐ/Cái


- Đèn LED tiết kiệm điện 6W : 140.000 VNĐ/Cái

- Quạt cây 12VDC : 250.000 VNĐ/Cái

- Tivi LCD 19 inch 12VDC: 2.800.000 VNĐ/Cái

- Tivi LDC 14" + đầu DVD : 2.500.000 VNĐ/cái

GIÁ THÀNH HỆ THỐNG : từ 2.099.000đ đến 20.000.000 đ (miễn phí công lắp đặt).

Một số hình ảnh về lắp đặt và ứng dụng của hệ thống :









Để có được hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình mình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để có được sự tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế hệ thống phù hợp với yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế hệ thống cột đèn cao áp năng lượng mặt trời chiếu sáng cho giao thông, công trình, Xây dựng trạm điện mặt trời tập trung cho những nơi chưa có điện lưới như biên giới, hải đảo, các xã vùng sâu, vùng xa….với công suất từ 20Wp-1MWp.


CN Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên
Số 11 - D2A - Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình – Hà Nội/ĐT: (04)35640644
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh/ĐT: (08)39482586

Hotline : 0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Website: www.samtrix.vn 

Nguyên lý hoạt động của tấm pin năng lượng mặt trời?

Admin : Do rất nhiều người chưa hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của tấm panel NLMT nên Ad xin post lại bài viết về cách thức hoạt động của pin mặt trời để mọi người tham khảo.


(Samtrix.vn) - Tấm pin mặt trời, những tấm có bề mặt lớn thu thập ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng, được làm bằng nhiều tế bào quang điện có nhiệm vụ thực hiện quá trình tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời.


Điện bao phủ quanh chúng ta, chúng có mặt trong các dây cáp trên khắp thế giới và chảy trong máu của chúng ta để giữ nhịp tim của chúng ta. Nói cách khác, điện duy trì cuộc sống của chúng ta.







Vì sự quan trọng của điện, chúng ta đang tìm mọi cách để tạo ra điện. Đa số những cách tạo ra điện hiện tại đều gây hại cho môi trường và những nguồn tài nguyên hóa thạch đang dần cạn kiệt. Năng lượng tái tạo đang trở thành ưu tiên số một. Và năng lượng mặt trời là một trong những loại năng lượng tái tạo tuyệt vời nhất.


Quá trình biến đổi ánh sáng thành điện được gọi là “quang điện”. Tế bào quang điện là những thiết bị được xây dựng để thu ánh sáng mặt trời và biến nó thành dòng điện có thể sử dụng được. Tấm pin mặt trời, những tấm có bề mặt lớn thu thập ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng, được làm bằng nhiều tế bào quang điện có nhiệm vụ thực hiện quá trình tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời.


Chất bán dẫn


Một tế bào năng lượng mặt trời được chế tạo bằng vật liệu bán dẫn, ví dụ như silicon. Chất bán dẫn có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn và chất cách điện. Silicon tuy có mức dẫn điện hạn chế nhưng nó có cấu trúc tinh thể rất phù hợp cho việc tạo ra chất bán dẫn. Nguyên tử silicon cần 4 electron để trung hòa điện tích nhưng lớp vỏ bên ngoài một nguyên tử silicon chỉ có một nửa số electron cần thiết nên nó sẽ bám chặt với các nguyên tử khác để tìm cách trung hòa điện tích.


Để tăng độ dẫn điện của silicon, các nhà khoa học đã “tạp chất hóa” nó bằng cách kết hợp nó với các vật liệu khác. Quá trình này được gọi là “doping” và silicon pha tạp với các tạp chất tạo ra nhiều electron tự do và lỗ trống. Một chất bán dẫn silicon có hai phần, mỗi phần được pha tạp với một loại vật liệu khác. Phần đầu tiên được pha với phốt pho, phốt pho cần 5 electron để trung hòa điện tích và có đủ 5 electron trong vỏ của nó. Khi kết hợp với silicon, một electron sẽ bị dư ra. Electron đặc trưng cho điện tích âm nên phần này sẽ được gọi là silicon loại N (điện cực N). Để tạo ra silicon loại P (điện cực P), các nhà khoa học kết hợp silicon với boron. Boron chỉ cần 3 electron để trung hòa điện tích và khi kết hợp với silicon sẽ tạo ra những lỗ trống cần được lấp đầy bởi electron.







Khi chất bán dẫn silicon tiếp xúc với năng lượng, các electron tự do ở điện cực N sẽ di chuyển sang để lấp đầy các lỗ trống bên điện cực P. Sau đó, các electron từ điện cực N và điện cực P sẽ cùng nhau tạo ra điện trường. Các tế bào năng lượng mặt trời sẽ trở thành một diode, cho phép electron di chuyển từ điện cực P đến điện cực N, không cho phép di chuyển ngược lại.


Tất nhiên, để kích hoạt quá trình cần có năng lượng tiếp xúc với các tế bào silicon. Ánh sáng mặt trời được làm bằng các photon, các hạt nhỏ năng lượng có thể tiếp xúc với các tế bào năng lượng mặt trời và nới lỏng liên kết của các electron ở điện cực N. Sự di chuyển của các elentron tự do từ điện cực N tới điện cực P tạo ra dòng điện.


Khi điện trường đã được tạo ra, tất cả những gì chúng ta cần làm là thu thập và chuyển nó thành dòng điện có thể sử dụng. Một bộ biến tần được gắn với các tế bào năng lượng mặt trời sẽ biến dòng điện từ một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện xoay chiều là dòng điện chúng ta đang sử dụng ở khắp mọi nơi.


Pin mặt trời hiện tại vẫn thiếu hiệu quả


Các công nghệ biến ánh sáng mặt trời thành điện hiện tại vẫn kém hiệu quả. Các tấm pin mặt trời chưa thể hấp thụ toàn bộ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Nói chung, những tế bào năng lượng mặt trời tốt nhất hiện tại chỉ có thể chuyển 25% năng lượng mà nó nhận được thành điện. Tại sao vậy? Thực tế là ánh sáng mặt trời, như tất cả các loại ánh sáng khác, bao gồm một quang phổ với các bước sóng khác nhau, mỗi bước sóng có một cường độ khác nhau. Có những bước sóng quá yếu không thể giải phóng các electron còn một số bước sóng lại quá mạnh với silicon.


Hơn nữa, các tấm pin mặt trời cần được đặt ở những vị trí cực kỳ đặc biệt. Góc của các tấm pin mặt trời cần được tính toán để có thể nhận được tối đa lượng ánh sáng mặt trời và đương nhiên những tấm pin mặt trời chỉ thực sự hữu ích nếu được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Đặt tấm pin mặt trời ở những nơi có thời tiết ít nắng sẽ biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật lố bịch và tốn kém.




Silicon đen có thể tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp pin mặt trời

Silicon đen có thể tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp pin mặt trời


Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển những tấm pin mặt trời hiệu quả hơn. Các tế bào năng lượng mặt trời dạng màng mỏng, được sản xuất từ cadmium, mỏng hơn nhiều so với tế bào silicon và có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời tốt hơn. Nhưng hiện tại, khả năng biến năng lượng thu thập được thành điện năng của tế bào năng lượng mặt trời cadmium vẫn còn khá kém. Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn nghiên cứu thêm về loại tế bào năng lượng mặt trời này bởi chúng có mức giá rẻ và kích thước thuận tiện.


Một trong những phát kiến lớn khác đáng được nhắc tới là “silicon đen”. Silicon đen là silicon đã qua xử lý để có bề mặt màu đen bởi màu đen hấp thụ ánh sáng tốt hơn.


Silicon đen sẽ tạo ra các tế bào năng lượng mặt trời có khả năng hấp thụ tốt hơn, đặc biệt là ở những khu vực thưa ánh sáng mặt trời hoặc thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở góc độ thấp. Hạn chế lớn nhất ở thời điểm hiện tại đó là quá trình tạo màu đen cho silicon làm tăng diện tích bề mặt của nó, điều này khiến gia tăng khả năng tái kết hợp của electron. Các electron tự do sẽ tìm kiếm sự tái kết hợp với tế bào silicon chứ không di chuyển nhằm tham gia với một nguyên tử khác để tạo ra dòng điện.


Quá trình nghiên cứu silicon đen vẫn đang tiếp diễn. Gần đây, các nhà khoa học Phần Lan đã tìm ra phương pháp giảm các trường hợp tái kết hợp, tăng khả năng chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng lên 22,1%. Hiện mức chuyển hóa này vẫn chưa bằng silicon điển hình nhưng chắc chắn nó sẽ được cải tiến trong tương lai.


Tham khảo DigitalTrends

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Điện năng lượng mặt trời sẽ thống trị thế giới?

Giá 1 watt điện năng lượng mặt trời vào năm 1977 là hơn 76$/watt đã sụt xuống còn 0.74$/watt vào năm 2013, mức giá đã giảm hơn 100 lần chỉ trong vòng 35 năm.



Năng lượng mặt trời sẽ thống trị thế giới?

Những năm gần đây, nhiều biểu đồ cho thấy có rất nhiều điều đáng nói về sự trỗi dậy của năng lượng mặt trời. Không thể chỉ nói chung chung về tầm quan trọng của cuộc cách mạng đang diễn ra như thế nào, và giống như mọi cuộc chuyển đổi, hầu hết mọi người chỉ cảm nhận được nó khi mọi sự đã rồi. Nhưng thực sự chúng ta đang ở trong thời kỳ chuyển đổi, và chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của nó. Chắc chắn những dữ liệu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu điều này rõ hơn.

Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng công suất năng lượng mặt trời từ trước tới giờ trên thế giới, về cơ bản là con số 0 nếu so sánh với sản lượng chỉ 10 năm trở lại đây. Tại một số mốc “lịch sử”, giá năng lượng mặt trời tính theo walt (phần màu cam) tuột dốc, dẫn tới bùng nổ về sản lượng (phần màu xanh) và làm lu mờ mọi số liệu trước đây.

Solar energy cost and installed capacity chart



Chi phí xây dựng lắp đặt và công suất điện mặt trời.



Tiếp theo là một số biểu đồ “biết nói”, cho thấy rõ ràng vì sao năng lượng mặt trời sẽ thống lĩnh trên thế giới.

Giá giảm hơn 100 lần trong 35 năm




Với những người vẫn còn nghi ngờ năng lượng mặt trời có thể thay đổi, đóng vai trò quan trọng hơn hay không, hãy xem đồ thị dưới đây. Hiện mức giá này khá cạnh tranh so với các nguồn năng lượng truyền thống trên diện rộng, và trong vài năm tới người ta không thể bỏ qua năng lượng mặt trời vì giá quá rẻ.



Chi phí năng lượng mặt trời đang dần ngang bằng với than và khí đốt, và sớm muộn cũng sẽ đánh bại chúng.

Chi phí 16$/watt vào năm 1980 đã giảm xuống còn khoảng 1$/watt vào năm 2012 và dường như đà giảm giá này không có dấu hiệu gì sẽ dừng lại. Thực thế, quan sát những năm gần đây có thể thấy đà giảm giá này đã tăng tốc rất nhanh (do sự đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc vào năng lượng mặt trời). Chúng ta có thể hoặc không thể giữ được đà phát triển này nhưng một điều chắc chắn rằng giá thành năng lượng mặt trời đang dần ngang bằng với giá thành của nhiên liệu hóa thạch (vùng màu xám trên biểu đồ) và sớm muốn cũng đánh bại chúng. Đây sẽ là những dấu mốc lịch sử đáng nhớ với nhân loại, có thể thay đổi toàn bộ nền văn minh của chúng ta.



Đồ thị tiếp theo gây chú ý đặc biệt vì cho thấy bối cảnh giá của nhiều nguồn năng lượng khác từ năm 1949. Năng lượng mặt trời (đường màu xám) quá đắt đỏ trong hầu hết thời kỳ đó (thậm chí không xuất hiện trên biểu đồ), nhưng sụt giảm nhanh chóng gần như theo phương thẳng đứng chỉ trong vài năm cuối. Từ cuối những năm 1940, về tổng quan không có biến động gì nhiều. Thậm chí, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 hay những năm gần đây cũng chỉ thể hiện sự “dao động” nhẹ trên biểu đồ.



Công suất tăng 37 lần chỉ trong 9 năm

Đồ thị này thực sự rất thú vị. Năm 2004 tổng sản lượng năng lượng mặt trời mới chỉ 3.7 gigawatt. Nhưng năm 2013, con số đã đạt 138 gigawatt, mà không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Thực tế, khi nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời Gigafactory của Elon Musk đi vào hoạt động, giá thành có thể sẽ tiếp tục giảm mạnh và nguồn cung sẽ tiếp tục tăng trưởng đáp ứng nhu cầu.



Tất cả năng lượng tái tạo đều tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm. Lưu ý rằng đồ thị sau chưa bao gồm việc làm từ ngành thủy điện quy mô lớn (chỉ có thủy điện quy mô nhỏ), nếu tính thêm thì con số sẽ còn lớn hơn nhiều.



 


Theo Tri Thức Trẻ



Smartphone tương lai sẽ sử dụng pin năng lượng mặt trời

Công nghệ pin trên các thiết bị di động hiện nay có gì mới: có thể đó là khả năng sạc không dây hoặc sạc nhanh. Và trong tương lai, người ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời để làm đầy pin cho các thiết bị mà không cần thông qua các tấm pin mặt trời truyền thống nữa.


Tương lai smartphone sẽ sử dụng pin năng lượng mặt trời?


Pin năng lượng mặt trời sử dụng công nghệ mới, trong suốt


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kogakuin (Nhật Bản), đang nghiên cứu một loại pin lithium-ion trong suốt có thể được sạc bằng ánh sáng mặt trời (dựa trên công nghệ pin lithium-ion hiện tại). Tại sự kiện Innovation Japan 2015, Giáo sư Mitsunobu Sato, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết họ đang đặt mục tiêu tạo ra một công nghệ gọi là "smart window" (cửa sổ thông minh).


Năm 2011, các nhà nghiên cứu ĐH Stanford (Mỹ) đã phát triển công nghệ pin linh hoạt trong suốt sử dụng các điện cực nhỏ như những tế bào và nhóm nghiên cứu của Đại học Kogakuin đã tiếp tục cải tiến công nghệ này, bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của các điện cực để chúng có thể nạp được năng lượng dưới điều kiện ánh sáng mặt trời trực tiếp.


Công nghệ "smart window" có thể được dùng để thay thế màn hình thủy tinh trên smartphone hiện nay hay thậm chí là thay thế cho lớp vỏ bên ngoài của điện thoại. Nếu điều này trở thành hiện thực, bạn có thể thoải mái nhắn tin hay lên Twitter trong khi thiết bị của mình vẫn đang sạc năng lượng từ ánh sáng mặt trời.


Smartphone tương lai sẽ sử dụng năng lượng mặt trời?


Một mẫu smartphone tự sạc bằng năng lượng mặt trời của Kyocera giới thiệu tại MWC hồi đầu năm


Tuy nhiên, giống như công nghệ pin trong suốt thế hệ đầu, loại pin năng lượng mặt trời mới này vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa có gì chắc chắn chúng sẽ được đưa vào sử dụng trong thực tế.


Minh Trung


Theo Liliputing

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam


(Samtrix.vn) - Chưa bao giờ việc phát triển năng lượng sạch đứng trước nhiều vận hội mới như hiện nay: Từ chính sách chung của Chính phủ cho đến các khuôn khổ pháp lý đã hoàn thiện; từ ưu đãi về giá, thuế, ưu đãi về cơ sở hạ tầng, đất đai cho đến các khoản phí, vốn vay… Vấn đề là làm sao để tận dụng được thời cơ và vận hội này.



2012-04-03-055

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% nào năm 2050. Ảnh: Ngọc Thọ





Tiềm năng lớn


Năng lượng sạch là năng lượng được sản xuất trên cơ sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo, ít tác động tiêu cực đến môi trường như thuỷ năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, nhiên liệu sinh học...


Năng lượng sạch cũng là năng lượng được sản xuất, cung cấp từ các nguồn năng lượng sơ cấp hóa thạch (than đá, sản phẩm dầu, khí đốt) và hạt nhân trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hoá năng lượng là công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường hay bảo vệ môi trường. Đồng thời, quá trình sản xuất, cung cấp năng lượng được tiến hành trong điều kiện đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý tác động môi trường, tổ chức hoạt động có hiệu quả cao hệ thống giám sát, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác đến môi trường.


Theo Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương thì nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển các nguồn năng lượng sạch.


Cụ thể, về thủy điện nhỏ, hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.


Về năng lượng gió, chúng ta cũng được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió tuy số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc chi tiết. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí có số liệu còn cho thấy là trên 100.000MW. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng Duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo.


Năng lượng sinh khối chính là gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là trấu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hay bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông, lâm, thủy hải sản.


Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm² theo hướng tăng dần về phía Nam cũng là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời - một dạng phổ biến của năng lượng sạch.


Ngoài ra, tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả nhất được cho là tại miền Trung.


Để khai thác hiệu quả


Mới đây, ông Patrick Wall - Tùy viên thương mại, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bố rộng trên cả nước với gần 3.400km bờ biển cung cấp nguồn năng lượng gió khoảng 500 - 1.000 kWh/m² mỗi năm, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với lượng bức xạ nắng trung bình 5 kWh/m2/ngày trên khắp cả nước. Cộng đồng doanh nghiệp rất muốn đầu tư sâu rộng hơn trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam”.


Theo ông Trần Văn An - Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp kỹ thuật điện D.C.N, người có nhiều năm kinh nghiệm tìm hiểu và quan sát lĩnh vực này thì xu hướng đầu tư, sử dụng năng lượng sạch là tất yếu khi mà các nguồn năng lượng truyền thống sẽ dần được khai thác tối đa, cạn kiệt. Theo ông An, do là nước nằm gần xích đạo, Việt Nam được coi là có tiềm năng điện mặt trời với 4-5kWh/m2/ngày, tập trung ở miền Trung và miền Nam. Đánh giá gần đây của tư vấn quốc tế cho thấy, nếu quy mô nhà máy khoảng 50 MW sử dụng công nghệ CHP sẽ sản xuất được từ 60-100 triệu kWh/năm. Một nhà máy với quy mô 1 MW sử dụng công nghệ solar PV sẽ sản xuất được 1,2 triệu kWh/năm.


Ông An đề xuất nên sớm thành lập Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam như nhiều nước đã làm, Hiệp hội hình thành sẽ giúp cho công tác nghiên cứu, thăm dò, quy hoạch, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng, chế tạo thiết bị và phát triển sản xuất năng lượng sạch... phục vụ phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững cũng như tuyên truyền, vận động để toàn dân hưởng ứng xây dựng ngành Năng lượng Việt Nam phát triển theo xanh - sạch; Qua đó, góp phần tích cực phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Thậm chí, Hiệp hội sẽ có một vườn ươm và quỹ ươm các dự án năng lượng sạch. Từ đây, nuôi dưỡng, ươm mầm, cung cấp các hỗ trợ về tài sản và các nguồn lực cần thiết để ươm tạo các ý tưởng nghiên cứu năng lượng sạch và tạo điều kiện cho các ý tưởng này phát triển thành các dự án tiềm năng.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý chủ trương lập đề án "Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035". Mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng.




Điện mặt trời thắp sáng cả vùng nông thôn khu vực châu Phi

Cậu bé Erasmus Wambua sống tại ngôi làng Ndela, phía đông Kenya giờ đây đã không còn cớ để bỏ làm bài tập về nhà vì lý do không có điện thắp sáng nhờ việc áp dụng công nghệ điện năng lượng mặt trời.

Hơn 18 năm sống chung với tinh trạng không có điện cùng gia đình tại ngôi làng nhỏ Ndela, nằm cách 80 km về phía Đông của thủ đô Nairobi, Kenya, Wambua dường như chưa có lúc nào thôi ngừng nghĩ về một ngày nào đó em có thể học dưới ánh sáng của đèn điện.




Những tấm pin năng lượng mặt trời trên nhiều mái nhà tại ngôi làng Ndela ở Kenya.


Những tấm pin năng lượng mặt trời trên nhiều mái nhà tại ngôi làng Ndela ở Kenya.





Rất may mọi thứ đã thay đổi kể từ khi mẹ của em là Rebecca đã đăng ký lắp đặt với M-Kopa, một nhà cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời có trụ sở tại Nairobi.


Theo bà mẹ 35 tuổi này cho biết, bà đang phải trả 100 shilling tương đương khoảng 1 USD/ngày cho việc sử dụng dầu để thắp sáng. Nhưng kể từ khi chuyển sang dùng năng lượng mặt trời, chi phí bỏ ra mỗi ngày của bà chỉ tốn khoảng 42 shilling tức khoảng 0,41 USD/ngày.


Các tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước chỉ khoảng một thanh pin laptop và có thể tạo ra được nguồn điện khoảng 8W, đủ để thắp sáng hai chiếc bóng đèn LED.


M-Kopa hiện đang sử dụng công nghệ để tạo ra các tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ tại quốc gia mà cứ 2 trong 3 người lại không thể tiếp cận được với mạng lưới điện quốc gia. Cho đến nay đã có khoảng 230.000 người đã đăng ký mua sản phẩm của công ty.




Bộ điều khiển pin năng lượng mặt trời được gắn trên tường của nhà dân.

Bộ điều khiển pin năng lượng mặt trời được gắn trên tường của nhà dân.


Khách hàng sẽ được công ty lắp đặt sau khi đồng ý mua pin năng lượng mặt trời. Họ cần chuyển tiền vào tài khoản của công ty thông qua một dịch vụ chuyển tiền điện thoại di động. Nếu như không thanh toán, các tấm pin năng lượng mặt trời mà người dùng mua về có thể sẽ bị khóa và ngừng hoạt động thông qua thẻ SIM.


Theo chia sẻ của Julian Mitchell, giám đốc của bộ phận điều hành tín dụng và gọi vốn của M-Kopa cho biết: "Một ngày bình thường, chúng tôi bán được khoảng 500 đơn vị sản phẩm". Con số này cho thấy tốc độ phát triển sản phẩm rất nhanh và mạnh mẽ của công ty và cũng phản ánh phần nào nhu cầu bức thiết của nhiều người dân tại nơi đây khi không có điều kiện tiếp cận với ánh sáng văn minh.


Câu chuyện này của Kenya chắc chắn sẽ là một điển hình rất hiệu quả mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác nên học tập.


Khi mà Dự án đưa lưới điện quốc gia tới với nhiều vùng đất xa xôi của EVN hiện nay vẫn đang tiếp tục được triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và tài chính của người dân còn hạn chế, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng hình thức cung cấp điện như đã giới thiệu tới nhiều nơi chưa được hưởng ánh sáng của lưới điện quốc gia.

Năng lượng mặt trời khiến than đá trở nên lỗi thời tại nhiều quốc gia

(Samtrix.vn) - Tấm pin mặt trời trên mái nhà đã trở thành một nhân tố mạnh mẽ trong thị trường năng lượng tới mức giờ đây nó có thể đẩy giá điện trở thành âm trong những vùng đất nhiều nắng nhất trên thế giới. Điều này là có thể vì việc ngưng các máy phát điện dùng than vào giai đoạn nhiều nắng sẽ tốn kém hơn việc trả tiền để khách hàng tiếp tục dùng điện.


Các rào cản về mức giá năng lượng âm đã bị phá bỏ ở Queensland, Úc, nơi có ít nhu cầu về điện và các máy phát điện dùng năng lượng mặt trời đã đẩy giá điện bán sỉ xuống mức (âm) -100 AUD cho mỗi MWh vào chiều Thứ 4 ngày 2 tháng 7 vừa qua. Lúc này là giữa mùa đông ở Úc, do vậy nhiệt độ hàng ngày là se lạnh. Các thiết bị gia dụng ít nhu cầu vào đầu giờ chiều và có mức sử dụng cao nhất vào buổi sáng sớm và chiều muộn, do vậy tầm đầu giờ chiều, trong mùa đông đầy nắng ở Úc là thời điểm mà năng lượng mặt trời đạt tới đỉnh cao.


Queensland là một trường hợp đặc biệt do địa phương xây quá nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than và các quyết sách tồi. Đây là ví dụ về sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời vượt qua mức dự đoán khi chính quyền không để tâm. Có hơn một ngàn hộ gia đình Úc đã lắp tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà, làm sụt giảm mạnh nhu cầu về điện của các thiết bị gia dụng truyền thống. Theo phân tích của UBS, nhu cầu về điện của Úc đã giảm 13% trong 4 năm vừa qua. 75% nhà dân và tới 90% các tòa nhà thương mại có thể sẽ lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trong vòng 10 năm tới.


a0a14-first-solar-installation


Apple gần đây công bố kế hoạch mở rộng đáng kể nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ của họ ở North Carolina. Sản lượng các tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017 khi đất nước này tập trung vào việc tạo ra qui mô kinh tế lớn nhằm giảm giá thành mỗi tấm. Các công ty công nghệ khác nhau của Mỹ đang nỗ lực cạnh tranh với chính sách trợ giá của Trung Quốc bằng cách đưa ra các tiến bộ về vật liệu, chẳng hạn như công nghệ quang điện màng mỏng.


Sự cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc trong công nghệ và sản xuất các tấm năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra sự giảm giá đáng kể của các tấm quang điện trong 5 năm tới. Tới cuối thập kỷ này, ý tưởng về các gia đình và công ty tiến gần tới việc tự sản xuất và cung cấp điện sẽ trở thành tiêu chuẩn ở các bang có nhiều nắng ở Mỹ.


Trong những năm 1980, các chuyên gia tư vấn hàng đầu tỏ ra nghi ngờ về điện thoại di động. McKinsey & Company nhận xét rằng các thiết bị cầm tay đó nặng nề, pin không kéo dài, khoảng  phủ  sóng nhỏ hẹp và chi phí cho mỗi phút là cắt cổ. Họ dự đoán rằng trong vòng 20 năm sau đó, tổng qui mô thị trường sẽ có khoảng 900.000 máy, và tư vấn cho AT&T rút bỏ. McKinsey đã sai, tất nhiên rồi. Có hơn 100 triệu điện thoại di động được sử dụng vào năm 2000; và bây giờ là hàng tỷ chiếc. Chi phí đã giảm đến mức thậm chí người nghèo- trên toàn thế giới- đều có thể đủ tiền mua một điện thoại di động.


Các chuyên gia giờ đây cũng nói như vậy về năng lượng mặt trời. Họ lưu ý rằng sau hàng thập kỷ phát triển, thì năng lượng mặt trời cũng không cung cấp nổi 1% nhu cầu năng lượng thế giới. Họ nói rằng năng lượng mặt trời là không hiệu quả, quá đắt đỏ khi lắp đặt và không đáng tin cậy, và sẽ thất bại nếu không có trợ cấp của chính phủ. Họ cũng đang sai lầm. Năng lượng mặt trời sẽ phổ biến như điện thoại di động bây giờ.


Nhà tương lai học Ray Kurzweil lưu ý rằng năng lượng mặt trời đã tăng gấp đôi sau mỗi hai năm trong suốt 30 năm qua – khi chi phí đã được giảm. Ông nói năng lượng mặt trời chỉ cần sáu lần gấp đôi nữa – ít hơn 14 năm – để đáp ứng 100% nhu cầu năng lượng hiện tại của thế giới. Mức sử dụng năng lượng sẽ tiếp tục tăng lên, do vậy đây là một mục tiêu di động. Nhưng, với ước tính của Kurzwell, các nguồn năng lượng tái tạo rẻ tiền sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn mức mà thê giới cần trong vòng ít hơn 20 năm. Kể cả tới lúc đó, thì chúng ta cũng chỉ dùng ít hơn 1/10.000 năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên trái đất.


Ở các nơi như Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc, và Tây Nam nước Mỹ, sản xuất năng lượng mặt trời qui mô dân dụng đã đạt mức “ngang bằng” với giá điện dân dụng trung bình. Nói cách khác, về mặt lâu dài, lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời không đắt hơn so với việc trả tiền điện từ các công ty điện. Giá của các tấm năng lượng mặt trời đã giảm 75% trong vòng năm năm qua và sẽ còn sụt giảm hơn nữa khi công nghệ tiến bộ và qui mô kinh tế tăng lên. Tới năm 2020, năng lượng mặt trời – không trợ giá – sẽ có giá cạnh tranh với năng lượng hoá thạch ở hầu hết các nơi trên thế giới. Trong thập kỷ tới, nó chỉ tốn chi phí rất ít so với các nguồn năng lượng hoá thạch khác.


Không chỉ việc sản xuất năng lượng mặt trời được thúc đẩy với tốc độ nhanh; còn có các công nghệ khác khai thác sức mạnh của gió, sinh khối, nhiệt, thuỷ triều, và năng lượng do phân huỷ chất thải, và các dự án nghiên cứu trên toàn thế giới đang tập trung đẩy mạnh hiệu suất và hiệu quả. Năng lượng gió, chẳng hạn, cũng có mức giá giảm mạnh và giờ đang cạnh tranh với mức giá của các nhà máy nhiệt điện mới của Mỹ. Không nghi ngờ gì nữa, nó cũng sẽ khiến năng lượng mặt trời phải chạy đua để giảm giá. Sẽ có các đột phá trong nhiều công nghệ khác nhau, và điều này sẽ đẩy mạnh tiến độ tổng thể.


Năng lượng mặt trời sẽ không giới hạn và miễn phí trong vòng 20 năm tới



Khủng hoảng năng lượng gì? Trong vòng ít hơn 20 năm, năng lượng mặt trời sẽ trở nên rẻ tiền và phổ biến rộng tới mức có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu năng lượng của thế giới với hầu như không tốn chi phí, nhà tương lai học Ray Kurzweil, nói với tờ Washington Post.


Hiện nay, năng lượng mặt trời chỉ đóng góp một phần ít ỏi 0.23% năng lượng tiêu thụ ở Mỹ và khoảng 1% trên toàn cầu.


WW-Renuable-Energy


Tuy nhiên, những người tiên phong về trí tuệ nhân tạo đã chỉ ra rằng, việc sử dụng năng lượng mặt trời đã tăng gấp đôi trong mỗi hai năm trong suốt ba thập kỷ qua, cũng như đều đặn giảm chi phí. Kurzweil, người hiện đang là giám đốc Kỹ thuật của Google, nói rằng với tốc độ tăng trưởng hiện tại, năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng hiện nay trong vòng 14 năm.


Annual-Photovoltaic


Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Kurzweil tiên đoán rằng năng lượng mặt trời sẽ rẻ tiền và phổ biến đủ để cung cấp năng lượng cho toàn hành tinh trong vòng 20 năm.


Dự đoán nghe có vẻ xa vời, nhưng Kurzweil không phải là người duy nhất dự đoán như vậy. Người sáng lập X Prize ( Giải thưởng X) và đồng sáng lập đại học Singularity Peter Diamandis đồng tình: Giá cả các tấm năng lượng mặt trời đã giảm 97% và đã có sự gia tăng 500% trong đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế. Đây là lý do tại sao:


Solar-Panels


Xem xét biểu đồ đầu tiên dưới đây, cho thấy sự tăng trưởng khổng lồ trong đầu tư năng lượng thay thế trong khoảng 2004 và 2011 ( hơn 300 tỷ đô la vào năm 2011). Mười năm trước đây, mức đầu tư chỉ dưới 50 triệu đô la ( USD). Đó là mức tăng trưởng 500% trong vòng 7 năm.


Tỷ suất lợi nhuận của các đầu tư đó thế nào?


Để bắt đầu, giá mỗi watt của tấm pin mặt trời đã rớt gần như thẳng đứng trên đồ thị  . Như bạn sẽ thấy trên đồ thị tiếp theo, giá của các tấm pin mặt trời đã giảm 97% trong giai đoạn 1975 tới 2012.


Tôi *yêu* trích dẫn này từ một bài báo gần đây trên tờ NY Times về năng lượng tái tạo ( Mặt trời và Gió thay đổi cảnh quan trái đất, bỏ các công ty điện lại phía sau), “ Các giám đốc điều hành các công ty điện trên toàn thế giới đang theo dõi một cách lo lắng khi các công nghệ mà họ từng coi là không thích hợp đã bắt đầu đe doạ các kế hoạch kinh doanh đã thành lập từ lâu của họ”. Không chỉ giá năng lượng mặt trời giảm xuống, mà năng lực sản xuất quang điện cũng tăng trưởng theo cấp số nhân trong vòng thập kỷ qua.


Như chúng ta cũng thấy trên rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác, năng lượng mặt trời sẽ càng chỉ trở nên tốt hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn.


Bạn đã từng phải tìm kiếm và tham khảo ý kiến của chuyên gia để lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà của bạn. Ngày nay, điều đó dễ dàng như việc đi tới cửa hàng Best Buy hoặc Home Depot gần nhà bạn.


Tương tự như vậy, Vivek Wadhwa, một nhà nghiên cứu danh giá tại Đại học Singularity và giám đốc nghiên cứu ại Trung tâm nghiên cứu thương mại và Doanh nghiệp tại đại hock Duke, chỉ ra rằng chỉ khoảng ba thập kỷ trước, người ta cũng hoài nghi về điện thoại di động giống như người ta hoài nghi về năng lượng mặt trời ngày nay, và với sự biện minh tương tự.


Một sự phát triển quan trọng khác:


Chiếc máy bay có thể bay mãi mãi.


solar airplane


Solar Impulse là một chiếc máy bay Thuỵ Sỹ được thiết kế cho các chuyến bay tầm xa, du hành với nguồn năng lượng không gì khác ngoài ánh sáng mặt trời, và đang tăng tốc để có thể hoàn thành chuyến bay vòng quanh thế giới trong năm 2015.


Chiếc máy bay sử dụng 17.248 pin mặt trời ( solar cells) để khai thác năng lượng mặt trời. Khi mặt trời lặn, máy bay chuyển sang năng lượng dự trữ trong các pin. Solar Impulse có thể, về mặt lý thuyết, vĩnh viễn ở trên cao chừng nào phi công muốn bay.


Đây là một dự án ước mơ của Bertrand Piccard, người Thuỵ Sỹ từng là đồng phi công trong chuyến bay vòng quanh trái đất không nghỉ bằng khinh khí cầu ( balloon) vào năm 1999, và Andre Borschberg, một doanh nhân Thuỵ Sỹ.


Piccard có một gia đình với lịch sử khám phá- cha ông là một nhà thám hiểm dưới đáy biển được ghi nhận, và ông nội của ông là cũng là một người lái khinh khí cầu nổi danh. Borschberg dẫn đầu một nhóm kỹ thuật mà trên thực tế xây dựng các hệ thống khiến cho Solar Impulse hoạt động được. Hai người tiến hành dự án như một phương tiện để chứng minh rằng “ tinh thần đi đầu, sáng tạo và các công nghệ sạch có thể thay đổi thế giới”

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Mỹ gia tăng việc sử dụng năng lượng sạch thay thế nhiệt điện chạy than

Kế hoạch điện năng sạch mới được công bố của ông Obama đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than.





Được coi là bước đi lịch sử và mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của chính quyền Tổng thống Obama, kế hoạch điện năng sạch vừa được chính phủ Mỹ công bố hôm 3/8 đặt ra những tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên nhằm hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy điện, nguồn phát thải khí cacbonic lớn nhất hiện nay tại Mỹ.












nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 0
Tổng thống Obama phát biểu về kế hoạch năng lượng sạch trong sự kiện tại Nhà Trắng. Ảnh chụp màn hình: AP.

Theo kế hoạch trên, đến năm 2030, Mỹ sẽ cắt giảm 32% lượng phát thải khí cacbonic so với mức của năm 2005. Chủ yếu nhắm vào các nhà máy điện sử dụng than đá, kế hoạch linh hoạt này cho phép các tiểu bang xây dựng kế hoạch thực hiện riêng dựa trên điều kiện thực tế để đáp ứng mục tiêu cắt giảm phát thải của các nhà máy điện trong khu vực.


Điều này đồng nghĩa với việc mức cắt giảm của mỗi bang là khác nhau. Về cơ bản, các bang sẽ đệ trình kế hoạch cắt giảm khí cacbonic chậm nhất là vào năm 2018 và bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Hiện các nhà máy điện đốt than đá cung cấp hơn 37% lượng điện cho nước Mỹ.


Nhà Trắng kỳ vọng kế hoạch điện năng sạch sẽ giảm 90% tỷ lệ tử vong sớm do ô nhiễm từ các nhà máy điện vào năm 2030 so với năm 2005, tạo thêm hàng chục nghìn việc làm, đảm bảo nguồn cung điện, khuyến khích đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch, thúc đẩy năng lượng gió và mặt trời và duy trì sự đi đầu của Mỹ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Theo kế hoạch điện năng sạch, cho đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 28% tổng nguồn cung năng lượng của Mỹ.


Tuy vậy, kế hoạch trên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than, những ngành sẽ chịu tác động nhiều nhất, ngay từ trước khi được công bố.












nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 1
Theo kế hoạch của Tổng thống Obama, đến năm 2030, Mỹ sẽ cắt giảm 32% lượng phát thải khí cacbonic so với mức của năm 2005. (ảnh: ST)

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell kêu gọi tất cả các bang tẩy chay kế hoạch điện năng sạch trong khi ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sỹ Marco nhấn mạnh rằng chi phí sử dụng điện sẽ tăng cao đối với hàng triệu người Mỹ và kế hoạch này cũng không giúp gì cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi mà Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác tiếp tục sử dụng các công nghệ phát thải khí cacbonic với lượng lớn.


Hiệp hội than bang Ohio cũng cảnh báo kế hoạch năng lượng sạch sẽ đẩy giá điện tăng cao và đe dọa nguồn cung điện trong nước, còn Hội đồng Trao đổi luật pháp Mỹ, một tổ chức có nguồn tài chính được hỗ trợ một phần từ các công ty sản xuất điện và khai thác than đang kêu gọi chính quyền các bang và Quốc hội Mỹ chống lại kế hoạch của Tổng thống Obama.


Trong phiên điều trần gần đây tại Hạ viện Mỹ, một số nghị sỹ tính toán rằng kế hoạch điện năng sạch sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, đẩy giá điện tăng, buộc các nhà máy điện đốt than phải đóng cửa và giảm sản lượng của ngành khai thác than, khiến nhiều người mất việc làm.


Phân tích của Quỹ Heritage, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ cũng cho thấy kế hoạch điện năng sạch sẽ khiến khoảng 80,000 người Mỹ mất việc làm, GDP giảm 28 tỷ USD và thu nhập trung bình hàng năm của mỗi hộ gia đình Mỹ giảm khoảng 300 USD vào năm 2030.


Phản bác lại những lập luận trên, Tổng thống Obama khẳng định kế hoạch điện năng sạch sẽ không “giết chết” việc làm của người Mỹ mà trái lại còn thúc đẩy thị trường lao động. Theo ông Obama chỉ riêng ngành công nghiệp điện mặt trời đã tạo ra việc làm nhanh gấp 10 lần các ngành khác trong nền kinh tế Mỹ.


Ông Obama nêu rõ, việc làm trong ngành khai thác than đã suy giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua và số nhân công hiện tại của ngành này sẽ được hưởng lợi từ các chương trình y tế và đào tạo lại của chính phủ. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng với việc thực hiện kế hoạch điện năng sạch thì đến năm 2030, mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ tiết kiệm được 85 USD tiền điện/năm, qua đó giúp người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm tới 155 tỷ USD.


Kế hoạch điện năng sạch nhận được sự ủng hộ không chỉ của phe Dân chủ mà điển hình là ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton cùng các tổ chức bảo vệ môi trường mà còn cả chính một số công ty điện.













nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 2
Kế hoạch điện năng sạch nhận được sự ủng hộ của ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton cùng các tổ chức bảo vệ môi trường mà còn cả chính một số công ty điện. (ảnh: AP)

Giám đốc điều hành của Công ty điện Mỹ, một trong những nguồn phát thải khí cacbonic lớn nhất nước Mỹ cho rằng việc chính phủ gia hạn thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch điện năng sạch thêm 2 năm thay vì 2020 như đề xuất ban đầu là một bước đi tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất điện sạch.


Tuy nhiên, theo giới phân tích thì cơ sở pháp lý của kế hoạch điện năng sạch có vẻ chưa đủ vững chắc và dễ bị phe phản đối tấn công khi Đạo luật không khí sạch ban hành năm 1963 của Mỹ quy định rằng chính phủ chỉ có thể đưa ra quy định hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với “nguồn phát thải hiện tại”, tức là các nhà máy điện chứ không thể buộc các bang thực hiện các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo hay cắt giảm nhu cầu năng lượng.


Ngoài ra, Tu chính án thứ 10 trong Hiến pháp Mỹ cũng có những quy định về bảo vệ các bang trước sự can thiệp thái quá của chính phủ. Một nguy cơ nữa đối với kế hoạch điện năng sạch là khoảng thời gian từ khi công bố cho đến lúc thực hiện là 7 năm và người kế nhiệm Tổng thống Obama có thừa thời gian để hủy bỏ kế hoạch này nếu muốn, nhất là trong thường hợp Tổng thống kế tiếp thuộc đảng Cộng hòa.


Theo ước tính, khoảng 25 bang của Mỹ sẽ đệ đơn kiện về tính pháp lý của kế hoạch điện năng sạch và có khả năng vụ việc sẽ được phân xử tại Tòa án tối cao Mỹ. Ngày 29/6 vừa qua, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết ngăn chặn quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) về hạn chế phát thải thủy ngân và một số chất độc khác từ các nhà máy điện đốt than với lý do cơ quan này đã không xem xét một cách hợp lý về phí tổn mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng điện phải gánh chịu./.




Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Trạm sạc năng lượng mặt trời công cộng cho điện thoại di động

Hệ thống đèn đường hoạt động bằng năng lượng mặt trời kiêm chức năng trạm sạc pin cho smartphone sẽ được thí điểm đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản.

Theo cơ quan cung cấp các giải pháp thân thiện môi trường của chính phủ Nhật Bản thì những chiếc đèn LED được gắn trên hệ thống đèn điện sẽ sử dụng năng lượng mặt trời được thu từ các tấm pin mặt t phía trên của chúng.

Mô hình trạm sạc pin cho điện thoại bằng nguồn năng lượng sạch.



Mô hình trạm sạc pin cho điện thoại bằng nguồn năng lượng sạch.



Hệ thống này được thiết kế để chịu được lực động đất, và hoạt động như là một nguồn cung cấp điện khẩn cấp, bên cạnh nguồn điện lưới, cho phép sạc pin cho smartphone, rất hữu ích một khi thành phố đối diện với thảm họa thiên nhiên, như động đất làm mất điện khu vực. Để sạc pin cho smartphone, nó sẽ cung cấp sẵn dây kết nối microUSB (thiết bị Android) lẫn Lightning (dành cho iPhone).

Tốc độ sạc được cho là sẽ tương đương với một bộ sạc bằng nguồn điện lưới bình thường, nhưng trạm sạc có thể sạc năng lượng cho điện thoại sử dụng trong khoảng 10 đến 20 phút.

Ban đầu, sẽ có hai trạm sạc được xây dựng, dự kiến thời điểm bắt đầu vào tháng 10 năm nay. Nếu chương trình thành công, mô hình sẽ được nhân rộng ra. Hãng Sharp sẽ đảm nhiệm việc xây dựng trạm sạc, sau đó sẽ triển khai để các quốc gia khác trên thế giới cùng tham gia.

Tesla xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

Nhà máy năng lượng Mặt Trời nằm trong dự án năng lượng mới của Tesla có thể sẽ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với những dự đoán ban đầu.


Nhà máy năng lượng Mặt Trời nằm trong dự án năng lượng mới của Tesla có thể sẽ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với những dự đoán ban đầu. Trong một bài thuyết trình của mình, ông Dean Haymore đến từ Ủy ban Quận Story cho biết Tesla đã mua thêm 1200 mẫu đất (khoảng 5 triệu m2) bên cạnh công trình đang xây dựng và sẽ mua thêm 350 mẫu nữa trong thời gian tới.


Tesla và tỷ phú Elon Musk chưa có thông báo chính thức, nhưng chắc chắn rằng công trình này sẽ được mở rộng với quy mô rất lớn nữa. Tesla từng cho biết, công ty muốn xây dựng một nhà máy năng lượng cung cấp đủ năng lượng cho 500.000 chiếc xe.




85698396



Kế hoạch ban đầu, Tesla sẽ xây dựng một khu phức hợp bao gồm lưu trữ năng lượng, sản xuất pin và ước tính tổng diện tích vào khoảng 3 triệu m2. Nhưng có vẻ diện tích ước tính ban đầu là không đủ, đó là chưa kể đến khu vực đặt các tấm năng lượng Mặt Trời.


Nếu như tuyên bố trên là đúng, thì toàn bộ hệ thống nhà máy năng lượng Mặt Trời của Tesla sẽ có tổng diện tích gần 8 triệu m2. Mà theo Wiki, nếu được xây dựng thì đây sẽ là công trình kiến trúc lớn nhất mà con người từng xây dựng trên Trái đất.


Tesla đang có tham vọng làm thay đổi ngành năng lượng trên toàn thế giới, với sản phẩm Power Wall và nhà máy năng lượng Mặt Trời của mình. Khi được sử dụng rộng rãi, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào mạng lưới điện chung và năng lượng truyền thống.


Tuy nhiên để có thể cung cấp năng lượng cho cả một quốc gia, trong tương lai có thể là trên toàn thế giới chỉ với năng lượng Mặt Trời, Tesla sẽ cần một nhà máy năng lượng Mặt Trời khổng lồ. Nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới hiện nay là Ivanpah tại Mỹ, mỗi năm sản xuất được gần 400 megawatt cung cấp cho 140.000 hộ gia đình. Tổng diện tích của Ivanpah vào khoảng 14 triệu m2, tuy nhiên phần lớn diện tích là cánh đồng năng lượng nơi đặt các tấm năng lượng Mặt Trời chứ không phải nhà máy sản xuất.

Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả

Hệ thống năng lượng mặt trời đã trở thành giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhiều gia đình. Trong đó, pin mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả, người dùng nên lưu ý tới các tấm pin.


Việc lắp đặt các tấm pin cần được tính toán cẩn thận để có thể hấp thụ nhiều nhất ánh sáng mặt trời. Các tấm pin nên được đặt nghiêng và hướng về phía mặt trời. Việc tính toán vị trí lắp tấm pin, ngoài các yếu tố như cảnh quan, tính thẩm mỹ, độ an toàn, chắc chắn ưu tiên thuận tiện, cần đặc biệt lưu ý tới công suất.


2014-06-06-5003


Trụ đèn năng lượng mặt trời tại nghĩa trang Việt Lào


Ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6oC, nhiệt độ trung bình mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 là 29,2oC; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là 15,2oC. Số ngày nắng trong năm trung bình 251 ngày. Số giờ nắng trung bình 1.800 giờ. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm là 122,8kcal/cm2. Với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, thời điểm có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều nhất lại là mùa đông với 5 tháng, trong khi số ngày nắng chỉ khoảng 50 ngày, còn lại là trời không có nắng và mưa. Vì vậy, việc lắp tấm pin cần tính toán để có công suất phù hợp. Các tấm pin không đòi hỏi phải bảo dưỡng quá nhiều sau khi lắp đặt song nên được kiểm tra làm sạch thường xuyên để mang lại kết quả tối ưu.



Các chuyên gia đã chỉ ra các chi tiết khiếm khuyết cần lưu ý có thể gây hư hại hay làm giảm hiệu quả của tấm pin: Có các vết xước trên khung, trên kính cường lực; có nhiều vết keo hay vết keo không đều trên kính hoặc khung; có kẽ hở giữa khung và kính do liên kết không chặt; điện áp ra luôn luôn thấp hơn so với quy định trong bảng dữ liệu; màu bề mặt tấm pin không ổn định, không đồng đều…


Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tìm hiểu về máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2

Solar Impulse 2 hiện đang thực hiện một hành trình thử nghiệm vòng quanh thế giới. Đây là một trong những chiếc máy bay mang nhiều tham vọng nhất từng được chế tạo bởi nó chỉ sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để vận hành các động cơ cánh quạt đẩy.




Solar Impulse 2
Solar Impulse 2

Máy bay có trọng lượng 2,3 tấn với vật liệu chủ đạo là sợi carbon và silicon. Nó có sải cánh dài 72 m (hơn 3,5 m so với Boeing 747) nhưng thân lại rất hẹp, ngắn và cabin rộng 3,8 m3 chỉ có 1 chỗ ngồi. Trên các cánh được lắp 17.000 tấm pin mặt trời sạc cho hệ thống pin nặng 633 kg và cấp điện cho 4 động cơ điện, điều này cho phép máy bay hoạt động cả ngày lẫn đêm.



Solar Impulse Airplane - Propellers of Solar Impulse 2 - #Discover
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=gseRsHyKLWk?iv_load_policy=3&autoplay=0]


Tuy nhiên mới đây, chuyến bay có lộ trình khoảng 4000 dặm từ Nhật Bản đến quần đảo Hawaii đã bị hoãn lại do điều kiện thời tiết. Solar Impulse 2 phải hạ cánh khẩn cấp tại Nagoya, Nhật Bản, nơi một cánh máy bay bị hư nhẹ do gió mạnh. André Borschberg, đồng sáng lập của Solar Impulse cũng tham gia vào chuyến bay này.


Bởi vì tốc độ tối đa của Solar Impulse 2 chỉ đạt khoảng 40m/giây và thậm chí là chậm hơn để bảo tồn năng lượng nên phải mất 4 đến 5 ngày cho cuộc hành trình từ Nhật Bản đến Hawaii. Với một chiếc Boeing 777, tốc độ tối đa đạt 268 m/giây thì chỉ cần khoảng 8,5 giờ để hoàn tất quãng đường 4000 dặm.


Solar Impulse 2 là chủ yếu được làm bằng sợi carbon. Nó có 17.248 tế bào năng lượng mặt trời trên đôi cánh để nạp năng lượng cho 4 pin lithium polymer. Chiếc máy bay này nặng hơn 2 tấn, tương đương trọng lượng của một chiếc xe Ford Explorer nhưng có sải cánh đến hơn 70 m (để thu đủ năng lượng cho chuyến bay).



Solar Impulse 2 có khả năng thực hiện chuyến bay vào ban đêm do được trang bị một công nghệ cho phép nó lưu trữ pin từ ban ngày. Tuy nhiên, để tích pin cho hoạt động ban đêm, ban ngày máy phải được bay trong điều kiện trời nhiều nắng, ít gió.


Các chuyến bay bằng máy bay sử dụng năng lượng mặt trời thường chậm, tốn kém và tỏ ra chưa phù hợp với thực tế vào thời điểm này. Nhưng Borschberg và đồng sáng lập Bertrand Piccard cho biết họ nhìn thấy tiếm năng của loại máy bay này khi đưa vào khai thác trong lĩnh vực du lịch sinh thái vì nó rất thân thiện với môi trường.


Dự án máy bay bằng năng lượng mặt trời của Solar Impulse được khởi xướng vào năm 2003, với mục tiêu thay đổi bộ mặt của ngành hàng không hiện tại. Piccard, trong một cuộc nói chuyện với Theverge từng cho biết:"Dự án này cho chúng ta thấy những gì mà con người có thể làm với những loại năng lượng có khả năng tái tạo".


Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 bắt đầu vào ngày 09 tháng 3 năm 2015 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới tại UAE.

Softbank và Foxconn đặt cược hàng tỷ đô vào điện mặt trời tại Ấn Độ

(Samtrix.vn) - Ấn Độ, nổi tiếng vì sự phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hoá thạch và cắt điện thường xuyên, nhận được tin vui vào thứ 2 vừa qua khi Bharti Enterprises, Foxconn Technology và SoftBank công bố thành lập liên doanh ba bên khai thác nhu cầu ngày càng tăng với điện giá rẻ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại quốc gia Nam Á này.


Liên doanh có tên SBG Cleantech, dự định sản xuất 20 GW điện tại Ấn Độ, trong đó phân bổ khoảng 20 tỉ USD giá trị đầu tư vào điện năng lượng gió và mặt trời.


Dường như Ấn Độ đặt mục tiêu tăng 50% công suất sản xuất điện để cung cấp đầy đủ cho hơn 1,2 tỉ dân của mình vào năm 2019.







Công nhân đang hoàn thiện các tấm pin mặt trời tại công viên năng lượng mặt trời Gujarat, làng Charanka, thị trấn Patan, cách Ahmedabad - Ấn Độ 250km



Một trong các ưu tiên của New Delhi là kế hoạch tăng 5 lần sản lượng điện năng lượng mặt trời lên 100 GW vào năm 2022, cung cấp khả năng tiếp cận điện cho khoảng 300 triệu dân chưa được kết nối vào mạng lưới điện.


Kế hoạch sản xuất điện năng lượng mặt trời cũng nhằm cắt giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhiên liệu hoá thạch. Nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Ấn Độ đã tăng vọt trong những năm gần đây, góp phần làm thâm hụt thương mại và giảm niềm tin cộng đồng quốc tế vào tương lai kinh tế của đất nước. Nhưng sự suy giảm giá dầu thô gần đây cùng với sự gia tăng mối quan tâm của chính phủ vào các năng lượng thay thế đã tạo ra một số trì trệ.


Ấn Độ đạt được rất ít tiến bộ trong mục tiêu điện năng lượng mặt trời của mình. Theo số liệu của chính phủ, tổng công suất điện năng lượng mặt trời của nước này chỉ hơn 4 GW vào cuối tháng 5, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng công suất 255 GW, đóng góp chủ yếu từ than đá.


Chính phủ hi vọng rằng cải thiện nguồn cung cấp điện trên cả nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết nối các hộ gia đình với nguồn cung cấp điện tái tạo tốn ít thời gian hơn dùng hệ thống dây điện để kết nối các ngôi làng với mạng lưới nhà máy điện truyền thống cách xa nhiều km. Nguyên nhân là điện năng lượng gió và mặt trời có thể sử dụng ngay tại chỗ sản xuất, giúp giảm chi phí và tổn thất năng lượng khi truyền tải.


Đối với Foxconn, liên doanh này đồng nghĩa với mở rộng sang lĩnh vực sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời và các thiết bị khác. Điều này xảy ra trong bối cảnh hãng sản xuất iPhone và iPad cho Apple này đang tìm cách mở rộng lợi nhuận kinh doanh vì sụt giảm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, cũng như chiến dịch đàn áp thuế tại Trung Quốc.


Sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tương đối dễ và cần tới cát, thứ Ấn Độ có rất nhiều.


Chủ tịch Bharti Enterprises, ông Sunil Bharti Mittal (giữa), Chủ tịch SoftBank ông Masayoshi Son (phải) và CEO SoftBank ông Nikesh Arora bắt tay nhau tại cuộc họp báo ở New Delhi hôm 22/6/2015


Đối với SoftBank, công ty chuyên đầu tư vào internet và công nghệ viễn thông, đây là cơ hội tốt khám phá và mở rộng lợi nhuận kinh doanh.


Chính phủ Ấn Độ nói rằng ông Masayoshi Son, chủ tịch SoftBank cam kết đầu tư 10 tỉ USD vào Ấn Độ những năm tới trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 10 năm ngoái. Ngay hôm sau, SoftBank đầu tư hơn 800 triệu USD vào hai startup hàng đầu Ấn Độ là Jasper Infotech, đơn vị chủ quản Snapdeal.com và ANI Technologies, chủ sở hữu dịch vụ gọi taxi Ola, dịch vụ tương tự như Uber.


Liên doanh đầu tư cũng đánh dấu bước chân vào ngành kinh doanh mới của Bharti Enterprises, công ty mẹ của Bharti Airtel – mạng viễn thông lớn nhất Ấn Độ về doanh thu và người dùng.


SBG Cleantech sẽ do Manoj Kohli, cánh tay phải của ông Sunil Mittal - nhà sáng lập, chủ tịch Bharti - dẫn dắt với vai trò chủ tịch. Ông Kohli, nhân vật kỳ cựu tại Bharti từng dẫn dắt nhà mạng này xâm nhập vào các thị trường Sri Lanka, Bangladesh và châu Phi với vai trò giám đốc điều hành ban viễn thông. Ông đã đưa công ty trở thành nhà mạng lớn nhất Ấn Độ với hơn 140 triệu người sử dụng từ con số 1 triệu khi ông mới nhận nhiệm vụ. Trong vai trò trước đó, ông là giám đốc điều hành công ty.


Các công ty toàn cầu khác cũng đang đặt cược vào lĩnh vực điện năng lượng mặt trời của Ấn Độ vì đây là lĩnh vực ký kết hợp đồng dài hạn và là nguồn thu nhập liên tục cho các nhà đầu tư.


Đầu tháng này, nhà quản lý hàng đầu của SunEdison tại châu Á tuyên bố công ty dự định đầu tư 15 tỉ USD để sản xuất 15GW điện từ các nông trang năng lượng gió và mặt trời. Tuyên bố này làm sáng tỏ thêm kế hoạch thành lập nhà máy trị giá 4 tỉ USD để sản xuất các tấm pin mặt trời thông qua liên doanh với Adani Enterprises.