Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả

Hệ thống năng lượng mặt trời đã trở thành giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhiều gia đình. Trong đó, pin mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả, người dùng nên lưu ý tới các tấm pin.


Việc lắp đặt các tấm pin cần được tính toán cẩn thận để có thể hấp thụ nhiều nhất ánh sáng mặt trời. Các tấm pin nên được đặt nghiêng và hướng về phía mặt trời. Việc tính toán vị trí lắp tấm pin, ngoài các yếu tố như cảnh quan, tính thẩm mỹ, độ an toàn, chắc chắn ưu tiên thuận tiện, cần đặc biệt lưu ý tới công suất.


2014-06-06-5003


Trụ đèn năng lượng mặt trời tại nghĩa trang Việt Lào


Ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6oC, nhiệt độ trung bình mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 là 29,2oC; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là 15,2oC. Số ngày nắng trong năm trung bình 251 ngày. Số giờ nắng trung bình 1.800 giờ. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm là 122,8kcal/cm2. Với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, thời điểm có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều nhất lại là mùa đông với 5 tháng, trong khi số ngày nắng chỉ khoảng 50 ngày, còn lại là trời không có nắng và mưa. Vì vậy, việc lắp tấm pin cần tính toán để có công suất phù hợp. Các tấm pin không đòi hỏi phải bảo dưỡng quá nhiều sau khi lắp đặt song nên được kiểm tra làm sạch thường xuyên để mang lại kết quả tối ưu.



Các chuyên gia đã chỉ ra các chi tiết khiếm khuyết cần lưu ý có thể gây hư hại hay làm giảm hiệu quả của tấm pin: Có các vết xước trên khung, trên kính cường lực; có nhiều vết keo hay vết keo không đều trên kính hoặc khung; có kẽ hở giữa khung và kính do liên kết không chặt; điện áp ra luôn luôn thấp hơn so với quy định trong bảng dữ liệu; màu bề mặt tấm pin không ổn định, không đồng đều…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét