Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Tận khai thủy điện là phá hoại

Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tự nhiên rất dồi dào. Tuy nhiên việc sử dụng không hợp lý các công nghệ khai thác tiềm năng này chắc chắn sẽ gây ra tác động ngược.

Làm công việc của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật luôn có một sự quyến rũ nào đó trong cái mà chúng tôi tìm thấy, dù vô tình hay trong quá trình thăm dò, liên quan đến sự dồi dào của các nguồn năng lượng nước trong môi trường chúng ta, có thể khai thác để phục vụ một mục đích hữu dụng nào đó. Cần một chút tưởng tượng cộng với khả năng sáng tạo và sự khéo léo để phát minh ra các công nghệ có tác động lâu dài và có ích cho xã hội loài người. Tuy nhiên, mong muốn của chúng tôi được khai thác nguồn năng lượng nước này là làm sao để không làm xáo trộn hoặc phá hoại môi trường tự nhiên. Mục tiêu ban đầu phải là đảm bảo với một cam kết vững chắc là hướng tới mục tiêu nâng cao mức sống của xã hội loài người.

Ram Prasad đã đến Việt Nam trong vai trò một giảng viên của chương trình Fullbright của Mỹ, nhằm mục đích giảng dạy một khóa về khai thác năng lượng tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Biết Việt Nam là một nước giàu tài nguyên về thuỷ điện, Ram có niềm đam mê tìm ra các biện pháp mới để khai thác khối lượng khổng lồ năng lượng này mà không gây bất kỳ tác động xấu nào tới môi trường. Niềm đam mê này được thúc đẩy bởi nhu cầu của những người dân sống tại những khu vực như đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam, và người dân tộc sống tại các khu vực miền núi ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Chi phí thấp của thủy điện và các dịch vụ mà nó cung cấp có thể có ích cho các khu dân cư ở xa các nguồn năng lượng thông thường và các trạm truyền phát điện. Khả năng phát triển các trang trại tự chủ về năng lượng làm nảy sinh tiềm năng đáp ứng nhu cầu về điện của các cộng đồng ở vùng sâu vùng xa, thêm vào đó là sự hiểu biết tốt hơn và đánh giá cao hơn đối với việc xây dựng các môi trường bền vững.

Từ sông Hồng ở miền Bắc tới sông Cửu Long ở miền Nam, tất cả các con sông vượt qua các đường biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, đều chảy qua Việt Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ, biển Đông và Vịnh Thái Lan. Bắt nguồn từ các khu vực miền núi phía Tây đổ ra biển ở phía Đông, xuyên qua một vùng đồng bằng hẹp, các con sông này đã vẽ ra bức tranh màu mỡ về tiềm năng nước của Việt Nam. Bên cạnh đó, một bờ biển dài cho phép Việt Nam khai thác năng lượng thủy triều, sóng và gió. Các vùng núi cao như Lai Châu và Điện Biên Phủ với các dòng suối nước chảy quanh năm, những thác nước trên núi, và mạng lưới chằng chịt những kênh tưới tiêu đan xen ở Sapa tạo ra một bức tranh phì nhiêu về một nguồn năng lượng tự nhiên và tái sinh đang chờ được khai thác ở Việt Nam.







Ảnh minh họa

Năng lượng tự nhiên dồi dào tại Việt Nam như kể trên đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy và màu vẽ trong thời gian cuối thế kỷ 19. Không từ ngữ nào có thể miêu tả hết vẻ đẹp được thể hiện trong các bức tranh và cảm hứng mà nó tạo ra giúp hình thành ý tưởng và phát triển một công nghệ khai thác thủy điện. Thân mình chú chim Phượng Hoàng với một mê cung những dòng sông lớn từ Bắc chí Nam chính là một biểu tượng của sức mạnh Việt Nam trước với các thách thức năng lượng trong thế kỷ 21.

Việc sử dụng không hợp lý các công nghệ khai thác năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên chắc chắn sẽ gây ra tác động ngược. Tại Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác giàu tài nguyên nước, việc sử dụng bừa bãi các công nghệ thủy điện thông thường đã dẫn tới việc xây dựng các con đập làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái và đa dạng sinh học của các vùng rộng lớn. Vì vậy, môi trường tự nhiên đã bị biến đổi và trong hầu hết trường hợp đã bị phá hủy. Và tác động lên các nền kinh tế địa phương là rất lớn.

Một bộ phận dân địa phương rất hoài nghi việc chính phủ nỗ lực khai thác năng lượng từ tài nguyên nước. Vì vậy, nhiều dự án thủy điện đã bị đình lại hoặc thậm chí hủy bỏ vì gây hại đến môi trường. Làm sao để điện năng có thể có lợi cho xã hội? Cần làm gì để tối ưu hóa năng lượng thiên nhiên mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường? Làm thế nào để cho ra đời một công nghệ vừa thân thiện với môi trường tự nhiên, mà vẫn đáp ứng các nhu cầu xã hội?

Đang được phát triển gần đây tại Mỹ thông qua một hợp đồng nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ, một loại tiểu tuabin hoàn toàn mới đã được "thai nghén". Loại máy này có thể hiện thực hóa việc khai thác điện bằng thủy lực, đảm bảo năng suất phát điện tối đa tại một địa điểm xác định. Đây là một công nghệ có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc khai thác năng lượng chưa dùng đến từ lưu lượng nước sông, và một lượng lớn của các hệ thống khác ở hạ lưu. Cũng có nhiều khả năng khai thác điện từ dòng nước thải và các hệ thống cung cấp nước trong đô thị.







Khái niệm công nghệ dựa trên một thực tế cơ bản là mọi thứ vận động đều tiêu tốn năng lượng. Thực tế này cho phép loại máy trên trích một phần năng lượng mà không gây hủy hoại tới môi trường. Bộ phận bảo vệ đặt ở phần giữa của máy cho phép ngăn cản cá và các sinh vật tự nhiên khác sống dưới nước vào trong lồng tuabin. Máy còn có ưu điểm dễ sản xuất, lắp ráp và vận chuyển đến những địa điểm với một số lượng tối thiểu thiết bị điện và máy móc cần để truyền tải điện năng tới các trung tâm tải điện của địa phương. Hình dạng của máy có thể dễ dàng thay đổi để phù hợp với môi trường. Ví dụ, các kỹ thuật sản xuất hiện đại cho phép sản xuất ra các khuôn chất dẻo có độ bền cao có thể bắt chước rất giống hình dạng của đá tự nhiên. Nói cách khác, nếu hình dáng bề ngoài của máy giống như một phiến đá, thì máy sẽ không bị nhận ra khi dùng trong nhiều môi trường nhạy cảm với vẻ ngoài tự nhiên. Công nghệ này rất dễ thích nghi với mọi hệ thống dòng nước vì các đặc tính co giãn của nó.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, và đóng góp lớn cho việc phát triển các công nghệ khai thác năng lượng mang tính cách mạng. Khai thác điện năng từ các nguồn tài nguyên nước ở hạ lưu sẽ cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng phát điện ở Việt Nam, cũng như ở nơi khác, thông qua các công nghệ thân thiện với môi trường./.

Ram Prasad (giảng viên chương trình Fullbright)

  • Châu Giang dịch

Năng lượng tái tạo đạt 20% tổng sản lượng điện tại Đức

Lo ngại sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, hàng nghìn người dân Đức đã xuống đường kêu gọi bãi bỏ năng lượng nguyên tử. Tháng 5/2011, chính phủ Đức đã chịu khuất phục trước áp lực của công chúng và công bố kế hoạch đóng cửa 17 nhà máy năng lượng nguyên tử của nước này vào năm 2021 nhưng kèm theo khả năng 3 nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động tới 2022 nếu việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không tiến hành nhanh chóng như mong đợi.

Đưa ra một số hy vọng rằng Đức sẽ đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, tạp chí điện tử toàn cầu Spiegel đã tổng kết một báo cáo của Hiệp hội ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp nước của Đức (BDEW) cho thấy, lần đầu tiên, nguồn năng lượng tái tạo chiếm hơn 20% tổng điện năng nước Đức trong nửa đầu năm 2011.

năng lượng tái tạo


 

Theo báo cáo, nguồn năng lượng tái tạo chiếm 18,3% tổng nhu cầu trong năm 2010, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011 con số này tăng tới 20,8% trong khi tổng lượng sử dụng của Đức vẫn giữ nguyên là 275,5 tỷ KWh từ năm 2010. Mặc dù báo cáo cho rằng việc tăng này không có mối liên hệ với sự đóng cửa 7 nhà máy năng lượng hạt nhân sau thảm họa tại Fukushima Daiichi, nó vẫn đưa ra những hy vọng rằng Đức có thể đạt được mục tiêu do Thủ tướng Angela Merkel đưa ra cho năng lượng tái tạo chiếm 35% tổng sản lượng điện năng tới năm 2022.

Trong số 57,3 tỷ KWh do năng lượng tái tạo cung cấp trong 6 tháng đầu năm 2011, năng lượng gió chiếm ưu thế với 20,7 tỷ kWh (7,5% tổng sản lượng điện), tiếp theo là năng lượng sinh khối với 15,4 tỷ kWh (chiếm 5,6%), năng lượng quang điện mặt trời 9,6 tỷ kWh (3,5%), năng lượng hydro với 9,1 tỷ kWh (3,3%) và năng lượng từ nguồn chất thải và các nguồn khác cung cấp 2,2 tỷ kWh (chiếm 0,8%).

Năng lượng mặt trời đã cho thấy một bước tiến lớn, tăng 76% trong năm 2010. BDEW đã trích dẫn rằng sự gia tăng cạnh tranh khiến giá lắp đặt quang điện giảm và quyết định của chính phủ liên bang không cắt trợ cấp cho các máy phát điện mặt trời tư nhân như kế hoạch ban đầu là lý do chính cho sự gia tăng này.

Theo BDEW, do số lượng lắp đặt quang điện mới và năng lượng mặt trời dồi dào trong mùa xuân nên năng lượng mặt trời đã khiến năng lượng điện hydro bị kìm chân ở vị tri thứ 3 trong 6 tháng đầu năm.

Năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp cho nguồn năng lượng sạch

Ông Mark Diesendorf, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường thuộc trường Đại học New South Wales, cho rằng năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp tối ưu cho nhu cầu điện năng đang ngày càng gia tăng.

[title]

Năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp tối ưu cho nhu cầu điện năng đang ngày càng gia tăng. (iStockphoto)






Trong thập kỷ vừa qua, ngành năng lượng hạt nhân trên toàn cầu đã ngừng phát triển với số lượng các nhà máy bị đóng cửa vượt quá số nhà máy mới khai trương. Cuối năm 2011, nguồn năng lượng hạt nhân được sản xuất đã giảm xuống còn 13,7% từ mức 17% vào năm 2001. Thậm chí khi Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc xây dựng 36 lò sản xuất hạt nhân mới, nhiều nhà máy hạt nhân đang hoạt động bước sang giai đoạn phải đóng cửa. Như vậy, xu hướng chung toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm.

Nỗ lực phục hồi

Trong nỗ lực phục hồi một ngành đang yếu và dần suy yếu, những người đề xuất dự án hạt nhân đã lấy vấn đề biến đổi khí hậu làm lý do tranh luận nhằm khôi phục ngành này. Ngành năng lượng hạt nhân đã rót hàng triệu đô-la vào một chiến dịch tiếp thị nhằm thay đổi hình ảnh về công nghệ từ quan niệm đây là ngành gây ô nhiễm và nguy hiểm sang ý nghĩ về một công nghệ sạch sẽ và an toàn. Để làm được điều này, họ phải vượt qua một vấn đề khó khăn: các trạm năng lượng hạt nhân vận hành trong năm 2010 cần phải giống như mô hình được vận hành từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Các nhà máy này vẫn đang đóng góp vào khả năng phát triển sản xuất vũ khí hạt nhân ở một số nước. Họ vẫn thải ra lượng chất thải hạt nhân lớn có thể cần đến 100 ngàn năm mới có thể xử lý. Dù hiếm hoi nhưng chúng vẫn tiềm tàng nguy cơ có thể xảy ra những vụ tai nạn có sức hủy hoại nặng nề. Chi phí vốn đang tăng ở mức cao, được ước tính tăng lên gấp đôi trong vòng từ 5-7 năm. Các nhà máy này cũng thiếu nguồn quặng uranium chất lượng cao theo xu hướng chung trên toàn cầu. Mặc dù hiện có khá nhiều uranium chất lượng thấp, khả năng sử dụng nguyên liệu này khá hạn chế bởi số lượng nhiên liệu cần để khai thác và chế biến thải ra lượng CO2 lớn.

Ngành hạt nhân và những người ủng hộ ngành này đang chuyển hướng chú ý từ những thực tế khắc nghiệt này bằng việc vẽ ra bức tranh thế hệ vũ khí hạt nhân mới sắp được phát minh. Họ tuyên bố rằng những lò phản ứng trên lý thuyết sẽ an toàn hơn và sẽ thải ra chất thải cao cấp chỉ cần xử lý trong một vài thế kỷ. Trong thực tế, không có lò phản ứng hạt nhân như vậy tồn tại bởi hệ thống hiện tại không thể đạt tới giai đoạn này trong vòng 15 năm tới.

Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư

Một trong những loài lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư này là lò phản ứng thorium, loại không cần các quặng uranium cao cấp khan hiếm. Loại lò này sử dụng thorium, một nguyên tố phổ biến hơn. Tuy nhiên, khác với uranium 235 được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân truyền thông, thorium khó có thể phân tách để giải phóng năng lượng tách hạt nguyên tử hoặc trong bom hạt nhân. Ấn Độ hiện đang phát triển một quy trình để biến thorium thành uranium bằng cách cho nổ với neutron sinh ra trong lò phản ứng hạt nhân dùng nguyên liệu uranium truyền thống. Hệ thống này khá phức tạp và không tránh khỏi chi phí cao hơn lò phản ứng hạt nhân thông thường.

Một loại lò lò phản ứng thế hệ thứ tư khác được chào hàng là lò phản ứng nhanh đang được thử nghiệm vận hành. Loại lò này sử dụng uranium hiệu quả hơn lò phản ứng hạt nhân truyền thống và có thể sinh ra nhiều nhiên liệu hạt nhân hơn, dưới dạng plutonium hơn mức sử dụng thông thường. Như vậy, lò phản ứng loại này có thể giải quyết vấn đề khí CO2, khí thải từ việc khai thác mỏ và chế biến quặng uranium mức thấp. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và vận hành rất cao. Lò phản ứng hạt nhân này có thể sản xuất nhiều plutonium hơn lò truyền thống, đồng nghĩa với việc nó có thể tạo nên những tiếng nổ hạt nhân khủng khiếp từ các kho bom.

Dù vậy, những người ủng hộ việc sản xuất năng lượng hạt nhân cho rằng mọi người không nên lo lắng bởi người ta có thể chế tạo một hệ thống tái chế tất cả những nhiên liệu đã đốt khó xử lý trở lại lò phản ứng hạt nhân mà không cần phân tách plutonium nguy hiểm và có thể tiếp cận với bom. Trong giai đoạn thử nghiệm này, chất thải hạt nhân tồn tại lâu dài, thường là phóng xạ và chứa plutonium sẽ được tách từ những sản phẩm nguyên tử phóng xạ. Sau đó, trên lý thuyết, chất thải hạt nhân khó phân hủy trở thành nhiên liệu hạt nhân và các sản phẩm nguyên tử tách biệt được chuyển sang giai đoạn xử lý 500 năm ở một địa điểm nhất định.

Một khi các sản phẩm của phản ứng phân tách hạt nhân được tách khỏi thành phần chất thải tồn tại lâu trong không khí, việc phá vỡ quy luật và chiết suất plutonium từ rác thải khó phân hủy sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu chính phủ xử trí không đúng hướng, hệ thống này sẽ trở thành thảm họa khủng khiếp. Đó là nguyên nhân tại sao chính phủ Mỹ không tiếp tục nghiên cứu loại lò phản ứng này

Năng lượng tái sinh

Một vấn đề nghiêm trọng khác mà những người tiếp thị năng lượng hạt nhân đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ những nguồn năng lượng tái sinh khác đang áp dụng một số công nghệ chính có tỉ lệ tăng trưởng và vốn đầu tư hàng năm cùng khả năng tạo việc làm lớn. Ở Châu Âu, vào năm 2008 và năm 2009, năng lượng gió là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất trong các nhà máy sản xuất điện năng. Trung Quốc đã tăng gấp đôi năng lực sản xuất năng lượng gió hàng năm trong vòng 5 năm qua. Công nghệ mặt trời và gió có thể được phát triển nhanh chóng bởi nó đang được sản xuất. Năng lượng hạt nhân chỉ có thể phát triển chậm là tốt nhất vì chúng cần có các dự án xây dựng nhà máy khổng lồ.

Những người ủng hộ sản xuất hạt nhân đã cố gắng phản đối thành công của đối thủ chính bằng cách đưa ra tuyên bố rằng năng lượng tái sinh không thể phụ thuộc và không thể cung cấp 24/24 giờ bởi mặt trời không chiếu sáng suốt ngày và không phải lúc nào cũng có gió. Tuy nhiên, giờ đây đó không còn là vấn đề lớn. Điện năng tái tạo có thể được sản xuất bằng nhiệt năng mặt trời tích tụ được dự trữ bằng phương pháp sử dụng muối nóng chảy và một số nguyên liệu khác với chi phí thấp. Các hệ thống này hiện đang được vận hành ở giai đoạn bán thương mại ở Tây Ban Nha.

Thêm vào đó, năng lượng sinh học từ việc đốt các thân cây từ cánh đồng và các rừng đồn điền cây công nghiệp là một công nghệ được sử dụng trong thương mại ở một số vùng trên thế giới và có thể cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Thậm chí năng lượng gió với một phần hỗ trợ của các turbin chạy bằng khí ga hoặc hydro có thể thay thế cho năng lượng địa nhiệt từ đá nóng chảy. Tóm lại, việc sử dụng năng lượng hiệu quả và nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời có thể giúp giảm nhu cầu năng lượng 24/24 giờ.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

"Nhà máy điện mặt trời" trên nóc nhà Bộ Công Thương

Ít ai biết rằng trên nóc trụ sở Bộ Công thương ở 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội lại có một "nhà máy điện mặt trời", phát ra gần 16.000 kWh điện một năm.

Theo chân ông Lương Văn Thái, Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Bộ Công thương lên tầng thượng nhà A trụ sở Bộ, trước mắt chúng tôi, bên tay trái là một bồn nước nóng năng lượng mặt trời cỡ lớn, ở rìa phía phải là 4 dãy pin mặt trời san sát, những cuộn dây được bó gọn ghẽ nối xuống tầng dưới. Chỉ vào những tấm pin mặt trời, ông Lương Văn Thái cho biết: “Dự án này có quy mô công suất 12 Kwp, sản xuất khoảng 16.000 kWh điện/năm. Tổng diện tích các tấm pin mặt trời được lắp đặt là 100 m2 bao gồm 52 module loại SolarWorld SW 230. Góc nghiêng của tấm pin đã được tính toán mô phỏng nhờ các phần mềm máy tính để đạt được giá trị tối ưu giúp cho tấm pin tạo ra nhiều điện năng nhất. Chính chuyên gia Đức sang đây hàng tháng trời để thiết kế, chỉ đạo việc lắp đặt thiết bị".

Dẫn chúng tôi xuống tầng dưới, ông Thái giới thiệu về thiết bị biến tần (Inverter) chuyển điện 1 chiều thành điện xoay chiều, để hòa vào lưới điện tiêu thụ của trụ sở Bộ Công thương.






 
Hệ thống pin mặt trời có thể tạo ra gần 16000 kWh điện/năm - Ảnh: Thành Long

"Dự án này do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS Đức tài trợ, họ đưa chuyên gia sang đây lắp đặt, khánh thành vào 19.11.2010. Đến nay, hệ thống vẫn hoạt động rất ổn định. Theo hồ sơ kỹ thuật, các tấm pin có độ bền trên 20 năm, còn hệ thống biến tần có thể hoạt động khoảng 10 năm", ông Thái giải thích.

Nhà máy điện mặt trời trên nóc nhà Bộ Công thương không đủ cung cấp điện năng cho cả tòa nhà nhưng nó có ý nghĩa rất lớn bởi dự án mang một giá trị biểu tượng.

Ông Lê Văn Hùng, một kỹ sư điện, hiện sống trên phố Hai Bà Trưng, ngay khu vực trụ sở Bộ tỏ ra rất hào hứng: “Tôi thấy Bộ Công thương lắp đặt hệ thống pin mặt trời là việc làm rất hay. Bộ là nơi đề ra chính sách về khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thì Bộ cũng cần làm trước để làm gương cho người dân. Điều đó cũng giống như các cơ quan luôn tuyên truyền người dân phải tiết kiệm điện, thì chính các cơ quan nhà nước cũng cần thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả. Tôi cho rằng cần có chính sách vừa hỗ trợ, vừa yêu cầu các các cơ quan nhà nước ở phía Nam cần phải tận dụng tối đa diện tích mái nhà để lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Khi đó, sẽ tạo ra phong trào cho người dân cùng biến mái nhà thông thường thành những mái nhà  năng lượng”.

Không chỉ có hệ thống điện mặt trời, theo ông Lương Văn Thái, Văn phòng Bộ Công thương đã yêu cầu phòng quản trị thực hiện triệt để tiết kiệm điện. “Chúng tôi đã thay thế bóng đèn thường bằng đèn compact, đèn LED. Điều hòa nhiệt độ đều được cài đặt ở chế độ nhiệt độ tối thiểu là 25 độ C, do đó, dù trời có nóng, điều hòa cũng không thể giảm xuống dưới 25 độ C được”, ông Thái cho biết.

Phân tích về chủ trương tiết kiệm năng lượng, ông Đỗ Văn Côi, Phó chánh văn phòng Bộ Công thương nói: “Lãnh đạo Bộ đã yêu cầu từng cán bộ, nhân viên phải nêu cao ý thức sử dụng điện, nước. Văn phòng Bộ có cán bộ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ý thức sử dụng điện tại các phòng, ban đơn vị. Nếu cuối giờ làm việc, người ở các phòng, ban ra về quên tắt điện sẽ bị nhắc nhở. Bộ Công thương là nơi xây dựng các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nên những cán bộ, công chức của Bộ như chúng tôi đang và sẽ chấp hành nghiêm những quy định về lĩnh vực này”. 

(Thành Long)

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Nhu cầu điện của Việt Nam không giải quyết được bằng việc cách chức

L/T : Bài được dịch từ bài viết của tác giả David Brown - Asia Times

Khi Đào Văn Hưng bị thôi việc vào tháng trước sau năm năm làm chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người xem việc ra đi của ông là bằng chứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối cùng đã sẵn sàng thay đổi lĩnh vực năng lượng do nhà nước quản lý. Tình trạng luân phiên cúp điện là đặc điểm thường ngày tại Việt Nam và là trở ngại chính trong đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất.

Hưng bị chính thức cho thôi việc vì “sai phạm trong quản lý” liên quan đến những thua lỗ nghiêm trọng trong một đầu tư xấu số nhằm xây dựng một hệ thống điện thoại di động dọc theo cột sống của mạng lưới điện quốc gia. Nhưng cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước trì trệ khác, EVN cũng đã là nạn nhân của việc chính phủ không thể quyết định rằng vai trò của tập đoàn nhà nước khổng lồ là gì trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống kinh tế thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng của đất nước.

Giá điện vẫn được chỉ định bởi chính phủ trong một nền kinh tế lai ghép giữa kế hoạch nhà nước và thị trường tự do của Việt Nam. Năm 2010, người tiêu thụ Việt Nam chỉ trả 1 phần 3 giá kilowatt giờ điện so với người tiêu thụ tại Thái Lan hoặc Malaysia. Tỉ giá thuế nhập khẩu thấp nhìn chung đã có lợi cho ổn định xã hội, ít nhất là cho đến khi nạn cúp điện trở thành kinh niên. Nhưng việc chính phủ kiểm soát lĩnh vực năng lượng đã là chướng ngại vật đối với những nhà đầu tư tiềm năng trong việc phát triển nguồn điện lực đang rất cần.

Hệ quả của việc định giá điện do trung ương quản lý là sự mất cân đối ngày càng rộng giữa nhu cầu tăng cao nhanh chóng và nguồn cung cấp trì trệ. Kế hoạch nhà nước lần thứ 6, được thông qua vào năm 2007, dự tính rằng nguồn cung sẽ tăng 17% mỗi năm để đáp ứng được tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 8,5% đến 9% cho đến năm 2015. Theo kế hoạch này, cần phải có đến 95 nhà máy điện mới nhưng EVN có vẻ không sẵn sàng hoàn tất chúng một cách nhanh chóng.

Vì EVN được yêu cầu bán điện với giá khoảng 5 xu Mỹ kim một kilowatt giờ, công ty nhà nước này đã trì trệ trong việc cung cấp điện từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt hoặc than - nhưng lại không từ các nhà máy của chính mình hoặc từ vài nhà máy điện tư nhân đang hoạt động.

Cho đến khoảng năm 2006, EVN vẫn có dựa vào thuỷ điện giá rẻ, nhưng những giám đốc EVN từng được đào tạo tại Liên Xô đã thất vọng khi tiềm năng của những khu vực xây dựng các đập nước lớn hầu hết đã cạn kiệt. Các công ty điện lực của Trung Quốc nói chung có thể xây dựng những nhà máy nhiệt điện chạy than trong vòng 18 tháng, theo báo điện tử VietNamNet, trong lúc thời gian trung bình từ khi mua đất cho đến khi vận hành của EVN là năm năm.

Với đại hội Đảng Cộng sản đã yên ổn trôi qua, vào tháng Ba 2011 giới lãnh đạo chính quyền và đảng cuối cùng đã đồng ý tăng giá điện lên 15%. Chính quyền nói rằng hành động này bắt đầu cho nỗ lực nhằm tăng giá điện lên ngang tầm với giá sản xuất điện hiện tại và tương lai. Giá điện đã tăng thêm 5% vào tháng Mười hai năm ngoái.

Hiện tại, khi Hà Nội đang vật lộn với nạn lạm phát ở mức hàng chục, đang có dự đoán rằng chính quyền sẽ tăng giá điện thêm 10%, mặc dù vẫn chưa có xác định chính thức về hành động đang được trông đợi này.

Hai năm trước, chính quyền yêu cầu EVN phải bảo đảm với các nhà sản xuất điện tư nhân rằng họ sẽ có được lợi nhuận xứng đáng với những đầu tư vào các nhà máy điện mới. Khoảng chục những “nhà máy điện thương nhân” này hiện đang được xây dựng và tất cả đều chạy bằng than. Nhiều nhà máy khác được cho là đang trong giai đoạn thiết kế. Khi chúng từ từ vận hành, lượng điện được sản xuất sẽ dễ dàng cung cấp cho sự thiết hụt nhưng EVN sẽ phải trả một giá lớn cho mỗi kilowatt giờ này.

Các quan chức EVN đã lên tiếng đầy lạc quan rằng Việt Nam sẽ vượt qua được mùa khô năm nay mà không phải cúp điện diện rộng. Mặc dù hạn hán liên tục đã giảm thiểu nguồn cung từ các nhà máy thuỷ điện, sự đình trệ trong ngành xây dựng cũng đã giảm thiểu việc sản xuất xi măng và thép vốn tiêu tốn nhiều năng lượng xuống 14% trong mỗi năm. Họ cũng đã dự đoán rằng chiến dịch tiết kiệm điện được phát động lần đầu tiên sẽ cắt giảm nhu cầu điện chung ít nhất là 1%.

Tuy nhiên vẫn còn có những câu hỏi về sự kiên quyết của chính phủ trong việc cải cách EVN và Vinacomin, công ty than và khoáng sản khổng lồ của nhà nước. Các quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng cả hai phải tuân theo kỷ luật thị trường, ngụ ý rằng họ nên cắt giảm lương bổng bằng cách loại bỏ nhân viên dư thừa và giới hạn mức lương vốn đang gấp đôi mức lương trung bình trong nước.

Trong những năm gần đây, Vinacomin muốn bán than chất lượng cao của mình ở giá thị trường cho các công ty thép của Trung Quốc và Nhật thay vì chuyển giao cho EVN với giá thấp do nhà nước chỉ định. Việc này sẽ được thay đổi khi EVN theo nguyên tắc phải mua than từ Vinacomin hoặc các nhà cung cấp nước ngoài với giá thị trường, bù lại EVN sẽ được phép đẩy giá thành sản xuất cao sang cho người tiêu dùng với giá điện đắt hơn.

Thiết kế điện hạt nhân

Tuy nhiên, đặt lĩnh vực điện lực của Việt Nam trên nền tảng kinh tế duy lý sẽ phải cần đến quyết tâm chính trị. Mặc dù chính quyền không cho phép việc chỉ trích những thất bại của lãnh đạo trung ương, công chúng Việt Nam vẫn hiểu rất rõ rằng các chính sách về năng lượng đã được soạn thảo và thì hành một cách yếu kém trong ít nhất là một thập niên qua.

Nhu cầu thay đổi được ủng hộ rộng rãi này giải thích tại sao ngay cả việc nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi của Nhật bị nóng chảy vì sóng thần vẫn không lay chuyển giải pháp xây dựng ngành kỹ nghệ điện hạt nhân của Việt Nam.

Trong khi thảm hoạ Fukushima đã dấy lên phong trào chống hạt nhân trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Đông Á, tại Việt Nam được biết là chỉ có vài nhà khoa học đã lên tiếng lo ngại về kế hoạch của nhà nước trong việc xây dựng 10 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030. Được biết là các nhà báo và tổng biên tập trong nước đã bị cảnh báo không được đặt vấn đề về các nhà máy điện hạt nhân của nhà nước.

Lễ khởi công hai lò phản ứng đầu tiên sẽ được tổ chức vào năm 2014 tại Ninh Thuận, một tỉnh nghèo ở miền duyên hải nam trung bộ Việt Nam. Hai nhà máy này sẽ được xây dựng bởi một tổ hợp do tập đoàn điện hạt nhân nhà nước Nga là Rosatom dẫn đầu. Một tổ hợp gồm các công ty Nhật sẽ dẫn đầu việc xây dựng hai lò phản ứng thứ hai.

Thiết kế lò phản ứng hạt nhân hiện tại sẽ ít gây tai nạn hơn thiết kế “thế hệ hai” của Fukushima; đặc tiết, chúng được thiết kế để tự động ngưng hoạt động và tiếp tục ngưng mà không phải dựa trên nguồn điện từ bình hoặc từ nguồn điện bên ngoài. Các thiết kế mà các nhà dự thảo Việt Nam lựa chọn được giả định là sẽ có những đặc điểm an toàn thụ động tối tân này.

Những chỉ trích từ nước ngoài đối với các nhà máy điện hạt nhân Việt Nam, một số trong họ nói rằng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam nên được đáp ứng bởi việc tăng cường phát triển kỹ thuật xanh, thì đa số là thiếu cơ sở.

Điện mặt trời, điện gió và điện sản xuất từ khác biệt nhiệt độ trong nước biển vẫn cần cả thập niên hoặc hơn nữa để có đóng góp quan trọng vào nguồn năng lượng hỗn hợp tại Việt Nam. Một ngoại lệ về kỹ thuật xanh là nước nóng từ năng lượng mặt trời: những bình hâm nước nóng gia đình, một công nghệ đơn giản với giá thành cực thấp và phù hợp với khu vực khí hậu mà nước không bao giờ bị đóng băng, hiện đang xuất hiện với số lượng lớn trên nóc nhà của các thành phố ở Việt Nam.

Những chỉ trích thuyết phục hơn đối với chương trình hạt nhân của Việt Nam nhắm vào văn hoá an toàn còn lạc hậu của đất nước, chất lượng xây dựng thường xuyên là thấp và thiếu quan tâm đến bảo trì cũng như việc thiếu vắng tính trách nhiệm vốn thường có trong một hệ thống mà chính phủ đóng vai vận hành lẫn giám định trong lĩnh vực hạt nhân.

Đầu tư vào kỹ nghệ tiết kiệm năng lượng cùng với những ưu đãi kinh tế đúng mức - ví dụ như trợ cấp cho việc giới thiệu những kỹ thuật được tài trợ từ nguồn tiền tăng giá trong sử dụng điện - có thể tạo một ảnh hưởng lớn đến tương lai về nhu cầu điện của Việt Nam. Một quan chức cao cấp trong bộ công nghiệp vừa qua đã ước lượng rằng ngành công nghiệp nặng, giao thông và xây dựng có thể tăng cường hiệu quả năng lượng từ 20% đến 30%.

Ngoại trừ nếu phát hiện được những túi dầu khổng lồ từ biển Đông (và với thoả thuận đa quốc gia về việc chia xẻ như thế nào), việc tăng cường khả năng cung cấp năng lượng cơ bản của Việt Nam trong vài thập niên tới phải đến từ những nhà máy nhiệt điện chạy than hoặc hạt nhân.

Mỗi lĩnh vực đều có những khó khăn: các nhà máy chạy than sẽ thải thêm khí carbon vào môi trường, trong khi bóng ma của khả năng xảy ra tai nạn nóng chảy sẽ lởn vỡn trong lựa chọn hạt nhân. Đây là một lựa chọn bất đắc dĩ.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Năng lượng tái tạo : Giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam

Trong tình hình "thấp thỏm" lo sợ thiếu hụt nguồn điện trong những năm tới, bên cạnh phát triển điện hạt nhân, Việt Nam đang hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là gió và mặt trời. Thực trạng và tương lai phát triển tại Việt Nam, công nghệ và bài học kinh nghiệm thế giới sẽ là những nội dung trọng tâm của Enerexpo 2012 diễn ra từ 21 - 23/3/2012 ở Hà nội.

Đây là lần thứ 2 Việt Nam phối hợp tổ chức Enerexpo - Triển lãm quốc tế về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán. Triển lãm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam liên tục thiếu điện nghiêm trọng, trong khi nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, dẫn đến nhu cầu cấp thiết phát triển nguồn năng lượng "xanh" thay thế.

Enerexpo hội tụ các chuyên gia trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo. Triển lãm dự kiến có khoảng 200 gian hàng, tập trung vào các lĩnh vực như: Thuỷ điện; Năng lượng sinh học;  Năng lượng địa nhiệt; Chuyển hoá và Truyền tải năng lượng; Phân phối năng lượng và Cung cấp năng lượng phân tán; đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió.











Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng




Song song với triển lãm là các chương trình hội nghị diễn ra liên tiếp trong 3 ngày. Tại các sự kiện này, Việt Nam tổng kết thành tựu đạt được như trang trại gió, nhà máy nhiệt điện trấu đầu tiên, pin năng lượng mặt trời..., vạch rõ các thách thức và kế hoạch phát triển liên quan đến năng lượng tái tạo giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo từ thế giới, đặc biệt là Đức, quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. Trong Ngày Năng lượng tái tạo Đức, các chuyên gia sẽ trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ gió và mặt trời của nước này, cũng như cơ hội phát triển chúng tại Việt Nam.







Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Về bức xạ mặt trời, Việt Nam có đến 2.000 đến 2.500 giờ nắng/năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/ năm.Về gió, khu vực miền Trung, hải đảo có tốc độ gió trung bình 4m/s ở độ cao 12m có thể lắp đặt các tuabin gió. Về điện địa nhiệt có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng ở Tây Bắc và Trung bộ.

Theo bà Lê Thị Khánh Vân Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH và CN Quốc gia, VN phấn đấu đến năm 2015, năng lượng tái tạo chiếm 3% tổng công suất điện thương mại và đạt 5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, vấn để then chốt là có công nghệ tái tạo tiên tiến, chi phí hợp lý, có chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích các nhà đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để giảm dần chi phí sản xuất năng lượng tái tạo, tiến tới có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.



Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Mô hình điện mặt trời mini cho hộ gia đình

Dù mới bước sang hè nhưng tại nhiều địa phương đã liên tục bị cắt điện khiến người dân vô cùng bức bối. Để đối phó với tình trạng này, người ta đổ xô đi mua máy phát điện, quạt, đèn tích điện.


Hiện nay công ty chúng tôi đang cung cấp loại sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội : Bộ kích điện và sạc điện Samlex. Thiết bị này dùng để chuyển từ dòng một chiều DC (acquy 12VDC) sang dòng xoay chiều AC. Khi điện lưới bị ngắt, thiết bị này lấy nguồn điện từ acquy (50Ah – 100Ah) và chuyển sang điện xoay chiều 200V AC – 50Hz, để chạy các thiết bị điện trong gia đình. Khi điện lưới có trở lại, thiết bị sẽ tự động sạc điện lại cho acquy.

Không giống như các bộ kích điện thông thường, bộ kích điện Samlex với sóng ra hình sin chuẩn (pure sine wave) và chế độ tự sạc thông minh có thể chạy tốt cho các thiết bị điện gia dụng như : quạt, đèn, tivi, nồi cơm điện, laptop…

Ưu điểm nổi bật của Samlex Power Inverter :
- Điện áp hình sinh chuẩn;
- Tự động nạp khi có điện lưới, acquy đầy tự ngắt;
- Tự động chạy khi mất điện;
- Tự động ổn áp không phụ thuộc vào phụ tải acquy;
- Tự động ngắt khi quá tải, ngắn mạch, acquy yếu;
- Chế độ quạt làm mát khi nhiệt độ máy > 50oC;
- Hiệu suất sử dụng cao lên tới > 90%;
- Không tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường và không hỏng quạt;

Thông số kỹ thuật :
- Điện áp vào : 12VDC;
- Điện áp ra : 220-240VAC;
- Công suất : 600W – 1000W – 1500W;
- Ác quy phù hợp : 50Ah – 150Ah;
- Dạng sóng đầu ra : sóng hình sin chuẩn;


Bộ kích điện 600W dùng được cho:

+ Chiếu sáng: Mỗi đèn ống chỉ tiêu tốn công suất 40W.

+ Quạt mát: Mỗi quạt cây hoặc quạt trần chỉ tiêu tốn công suất 60W.

+ TV: Máy có thể dùng với TV loại màn hình CRT (bóng hình)tới 29 inch hoặc TV LCD, Plasma tới 32 inch.

+ Máy tính: Mỗi máy tính để bàn tiêu tốn công suất khoảng 300W. Máy tính xách tay khoảng 150W Nên bộ kích điện có thể sử dụng cho 1 máy tính để bàn hoặc 02 máy tính xách tay.

+ Các thiết bị điện có công suất nhỏ hơn 600W.

Bộ kích điện 600W không dùng được: 

+ Nồi cơm điện. Có công suất khoảng 600- 700W.

+ Điều hoà: Có công suất động cơ khoảng 1000W.

+ Tủ lạnh trên 50l.

+ Bình nóng lạnh.

Đơn giá sản phẩm :
- Loại 600W : 2.599.000 VNĐ;
- Loại 1000W : 4.199.000 VNĐ;
- Loại 1500W : 5.899.000 VNĐ;


SHOWROOM giới thiệu sản phẩm và trung tâm bảo hành chính hãng :
125 Văn Cao - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội


Liên hệ :
Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 16 – Ngõ Ngân Hàng – Đê La Thành – Hà Nội
Tel :             04-35640644       – Fax : 04-35640643
Hotline : 0983.802.686
Website : http://www.samtrix.vn - http://diennangluongmattroi.wordpress.com 


VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG





Ngoài ra hiện tại chúng tôi còn cung cấp giải pháp phát điện bằng năng lượng mặt trời. Điện mặt trời không còn là nguồn điện năng quá “xa xỉ” đối với các hộ gia đình, vì hiện nay với sự phát triển về công nghệ, giá thành và chi phí lắp đặt đã giảm xuống rất nhiều, việc lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời không chỉ xuất hiện tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn mà đã đi vào đời sống của người dân tại các đô thị lớn như : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng….

Sơ đồ nguyên lý hoạt động

Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 - 175Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Đi cùng các tấm pin là bộ điều khiển sạc, có chức năng sạc điện cho ắc-quy, đồng thời bảo vệ cho ắc-quy chống nạp quá tải và xả quá lâu, giúp tăng tuổi thọ của ắc-quy và nâng cao hiệu quả sử dụng của pin mặt trời. Bộ điều khiển còn cho biết tình trạng nạp điện của pin mặt trời vào ắc-quy cho người sử dụng kiểm soát được các phụ tải. Mạch bảo vệ của bộ điều khiển sẽ thực hiện việc ngắt mạch khi bộ điều khiển xác nhận bình ắc-quy đã được nạp đầy hoặc điện áp bình quá thấp. Hệ thống còn có bộ đổi điện sin chuẩn, để chuyển đổi dòng điện 12V DC từ ắc-quy thành dòng điện AC 220V có công suất từ 600W - 1500W.

Với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, với lòng yêu nghề và nhiệt huyết, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống“Lưới điện mặt trời mini dùng cho hộ gia đình”.

Hệ thống năng lượng mặt trời 250W cung cấp điện cho hộ gia đình sử dụng cho các thiết bị gia dụng như : quạt, đèn, tivi…Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mini này, các hộ gia đình ở đô thị đã góp phần vào việc giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia, cũng như tạo ra một năng lượng tái tạo xanh, sạch, độc lập và bảo vệ môi trường. Đặc biệt với hệ thống này, hàng tháng các hộ gia đình có thể tiết kiệm được từ 30-50 KWh và không bao giờ phải giải quyết nỗi lo "mất điện".

GIÁ TRỌN BỘ HỆ THỐNG : 25.000.000 VNĐ (miễn phí công lắp đặt và bảo trì 01 năm).

Một số hình ảnh về lắp đặt và ứng dụng của hệ thống :







Video giới thiệu năng lượng mặt trời và ứng dụng (tham khảo) :






Nguồn video lấy từ tư liệu của VTV9 - Đài Truyền Hình Việt Nam

Liên hệ :
Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 16 – Ngõ Ngân Hàng – Đê La Thành – Hà Nội
Tel :             04-35640644       – Fax : 04-35640643
Hotline : 0983.802.686
Website : http://www.samtrix.vn - http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Nhu cầu thiết yếu chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo

Nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5% -8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15%-17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gióvà mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như Việt Nam. Theo đó, chiến lược phát triển năng lượng trong thời gian tới là sản lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện (tương ứng 2.400MW vào năm 2020). Trong đó, phát triển năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên nhằm tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010 và 11% vào năm 2050.



Năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Trong khi xây dựng nhà máy thủy điện yêu cầu diện tích lớn, di dời dân cư, gây mất các vùng đất canh tác truyền thống; nhà máy nhiệt điện luôn là thủ phạm ô nhiễm môi trường nặng nề, nguồn nhiêu liệu kém ổn định và giá ngày một tăng cao; nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của người dân xung quanh nhà máy do rỏ rỉ hạt nhân thì năng lượng gió và mặt trời lại tốt cho môi trường và có khả năng tái tạo, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng.



Bên cạnh đó, do đặc trưng phân tán và nằm sát dân cư nên loại hình này dễ áp dụng tới vùng nông thôn, miền núi, nơi nằm xa khu vực trung tâm khiến điện lới khó tiếp cận. Các tourbin gió có thể đặt ngay trên mảnh đất của nông dân hay các tấm phát điện năng mặt trời đặt trên nóc nhà nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản như đun nước nước, lò sấy... Mặt khác, năng lượng gió và mặt trời cũng giúp tiết kiệm chi phí truyền tải so với các hình thức sản xuất điện khác.



Phát triển năng lượng gió cũng tạo thêm nhiều công ăn việc làm do nhu cầu cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hàng và giám sát lớn hơn các loại hình khác. Gia tăng công việc giúp gia tăng thu nhập cho người dân, tránh đi một phần gánh nặng xã hội.



Cuối cùng, năng lượng sạch như gió và mặt trời giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng như nhiệt điện, thủy điện hay điện nguyên tử, giúp phân tán rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng.



Thuận lợi đầu tiên phải kể đến khi phát triển nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam là một ví trí địa lý thuận lợi so với các quốc gia khác trong khu vực. Việt Nam nằm trong khoảng 80 – 230 vĩ độ Bắc thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có 3000km bờ biển, mỗi năm có 2 mùa gió chính là Đông Bắc và Đông Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới WB, vùng có tiềm năng gió tốt chiếm khoảng hơn 8.6% diện
tích lãnh thổ để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn. Trong khi đó, số liệu này ở Campuchia là 0.2%, Thái Lan 0.2%, Lào là 2.9%. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn.



So sánh với con số này ở 3 quốc gia trên là 6%, 9% và 13%. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam khoảng 713,000 MW, tương đương 250 lần công suất của thủy điện Sơn La và hơn 13 lần tổng công suất dự báo của ngành Điện năm 2020. Hai vùng giàu tiềm năng về điện gió ở Việt Nam là Sơn Hải (Ninh Thuận) và Mũi Né (Bình Thuận) với vận tốc trung bình có thể lên tới 6 – 7m/s và gió có xu thế ổn định, số lượng các cơn bão khu vực ít, thích hợp với các trạm điện gió công suất 3 – 3,5 MW.


Năng lượng mặt trời cũng được vị trí địa lý ưu ái, với cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Số giờ nắng trung bình khoảng 2000 – 2500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kCal/cm2. Tiềm năng lý thuyết được các chuyên gia đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến các thành phố như Hồ Chí Minh, vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La…) và vùng
Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…



Bên cạnh đó, khung chính sách về phát triển năng lượng đã hình thành. Nghị định Chính phủ được ban hành năm 2003 nhằm hướng dẫn thực thi quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.



Luật Bảo vệ môi trường 2005, Điều 33 quy định Chính phủ xây dựng, thực hiện chiến lượng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm tăng cường năng lượng quốc gia, đồng thời hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo, lồng ghép chương trình phát triển năng lượng tái tạo với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác. Luật cũng khuyến khích bằng cách hỗ trợ ưu đãi về thuế, vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thân thiện với môi trường cho các tổ chức,
cá nhân tham gia vào ngành.



Ngoài luật Bảo vệ môi trường, Luật Điện lực 2004 cũng có những quy định khuyến khích việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để phát điện. Các dự án khi đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế. Các thành phần kinh tế khác nhau cũng được tạo điều kiện đầu tư phát triển sử dụng năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tái tạo.



Về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 1855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2007, một điểm quan trọng là phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng bao gồm điện, dầu, khí, than năng lượng mới và tái tạo; trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, năng lượng mới và tái tạo. Thực hiện điều tra quy hoạch các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý, tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị; Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng sinh học. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học.


Việt Nam có điều kiện vị trí thuận lợi và hệ thống pháp luật khuyến khích phát triển nguồn năng lượng sạch, song để chuyển các điều kiện thuận lợi đó thành các dự án khả thi là một bài toán khó. Những khó khăn phải kể đến trong việc tiến hành các dự án năng lượng sạch này, trước hết nằm ở khả năng đầu tư nguồn vốn vào ngành năng lượng của nước ta. Hiện tại có 3 Tập đoàn lớn đang chủ yếu phát triển ngành Điện là TKV, PVN và EVN. Theo dự báo của các tổng công ty này, để đáp ứng nhu cầu phát triển từ năm 2010 trở đi, TKV phải huy động khoảng 1,3 -1,6 tỷ USD; kế hoạch từ 2010 – 2015 của PVN là vốn đầu tư nằm trong khoảng 20 tỷ USD, với EVN, con số này tính đến năm 2015 cũng lên đến 40 tỷ USD. Như vậy, vốn đầu tư đổ vào ngành Điện sử dụng ngoài năng lượng sạch đã chiếm đến quá lớn khiến khả năng huy động trong nguồn năng lượng này khó khăn.



Công nghệ cho việc phát triển năng lượng sạch cũng đang là điểm yếu của Việt Nam. Một số nhà máy điện gió và các tấm pin sử dụng năng lượng mặt trời đã hình thành nhưng hầu hết đều là các dự án nhỏ lẻ. Mặc dù năng lượng có được từ sức gió hay mặt trời đều ở dưới dạng “nguyên liệu thô” nhưng chi phí để khai thác lại lớn, thiết bị sản xuất công nghệ đều phải nhập khẩu với suất đầu tư cao (khoảng 1.800 – 2.200 USD/KW). Với cơ chế thông qua giá do EVN quyết định như hiện nay, giá thành thấp dẫn tới không kích thích phát triển đầu tư nguồn năng lượng mới. Do đó, hoạt động này chỉ thu hút được một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học quan tâm, trong khi phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa thật sự “mặn mà”.



Một điểm khó khăn nữa thuộc về cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trong ngành. Thông qua luật và các nghị định ban hành liên quan, Nhà nước khuyến khích phát triển điện qua nguồn năng lượng mới nhưng chưa có một hệ thống văn bản quy định cơ chế đặc thù hỗ trợ chi tiết. Chẳng hạn như quy định về giải phóng mặt bằng, giao đất hay thuê đất… hay các chính sách về giá điện sản xuất nhờ gió hay mặt trời.

Điện hạt nhân vs điện năng lượng tái tạo ở thị trường Việt Nam

Nguy cơ từ thiên nhiên và từ con người
Từ trước đến nay, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân luôn khẳng định là các lò phản ứng phương Tây hết sức an toàn và một Tchernobyl thứ hai không thể nào tái diễn được, nhờ ở sự hiện diện của vỏ bảo vệ (enceinte de confinement) trong các lò PWR hay BWR. Tiếc thay bài học Tchernobyl không được cân nhắc và nghiên cứu tỉ mỉ.

Không thể nói rằng Tchernobyl xảy ra là vì công nghệ và Fukushima vì thiên tai. Sự thật, lỗi của con người trong hai thảm hoạ này rất lớn về thiết kế cũng như về khai thác.

Chúng ta khó hiểu tại sao, sau Hiroshima và Nagasaki đã gây ra hàng trăm ngàn nạn nhân nguyên tử, các kĩ sư Nhật Bản lại phiêu lưu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên một lãnh thổ nhỏ hẹp mà nguy cơ động đất và sóng thần hết sức cao. Xin phép nhắc lại đây 2 tai biến chính : 1-9-1923, một trận động đất mạnh 7.9° Richter, theo sau bởi sóng thần, đã tàn phá Tokyo và vùng Kanto, làm ít nhất 150 000 người chết ; 17-1- 1995, thành phố Kobe rung chuyển bởi trận động đất mạnh 7.2° Richer, gây ra 6500 nạn nhân.

Bất chấp nguy hiểm thường trực trên đầu, các lobby hạt nhân thế giới vẫn bình thản đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lò phản ứng từ nay đến 2035! Fukushima đã ngăn chặn tham vọng này.

Xin mời những ai có trách nhiêm trong lĩnh vực hạt nhân bỏ chút thì giờ, chịu khó đọc tác phẩm của nhà báo Wladimir Tchertkoff (Le crime de Tchernobyl, le goulag nucléaire) xuất bản năm 2006. Làm sao không khỏi xúc động khi khám phá ra rằng : 8 triệu người đang sống ở vùng bị nhiễm độc kéo dài hàng trăm năm, nông dân nghèo phải nuốt hằng ngày césium 137 chứa trong thực phẩm. Những bà mẹ vô tình gây nhiễm độc cho con cháu. Những em bé này sẽ lâm nhiều bệnh tật vì chúng được nuôi dưỡng bằng các chất phóng xạ suốt sáng, trưa, chiều tối! Thường dân vô tội vẫn tiếp tục chết vì ung thư tuyến giáp (nhất là trẻ em nhỏ tuổi), ung thư vú, tiểu đường, bạch cầu…Những lobby hạt nhân đã tìm mọi cách để bóp nghẹt tin tức về tai biến Tchernobyl (một thảm hoạ mở màn cho sự sụp đổ của Liên xô) và che lấp tiếng la hét xót xa đau khổ của những kẻ vô tội còn sống ở trong các vùng bị nhiễm. Theo nhà xã hội học Frédérick Lemarchand, phụ trách Cục rủi ro của đại học Caen (báo Le Monde ngày 19-4-2011), Tchernobyl và Fukushima mở đầu cho loại thảm hoạ kiểu mới, mà loài người chưa bao giờ thử nghiệm, vì nó triển khai trong một thời gian hết sức lâu dài, đồng thời tăng cường với đời sống sinh vật mà nó huỷ diệt. Nó quyết định đời sống sinh vật, xã hội và tâm lý của bao nhiêu thế hệ con người nay chưa sinh nở mà sự tồn tại trong tương lai đã bị hạt nhân đô hộ.

Nhà xã hội học người Anh, Anthony Giddens, khuyên chúng ta nên chia ra làm hai loại nguy cơ : nguy cơ bên ngoài liên quan đến thiên nhiên (lũ lụt, động đất, bão tố…) mà tổ tiên chúng ta đã thừa biết và nguy cơ do chúng ta tạo ra, liên quan đến các hoạt động của con người (ô nhiễm công nghiệp, thay đổi khí hậu, thảm hoạ hạt nhân…). Chúng ta không bao giờ có đủ kinh nghiệm về các loại nguy cơ thứ hai này vì chúng ta đang tạo ra nó và luôn luôn có những thế lực sẵn sàng lấp liếm, cho là do thiên nhiên. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể đánh giá được mức độ khủng khiếp của nó và đối mặt với nó được. Sự thiếu năng lực, tham nhũng, tính kiêu ngạo, chưa kể sự dối trá, góp phần nhân rộng và làm tăng các mối nguy cơ này trên thế giới.

An toàn dối trá
Không ai có thể đảm bảo an toàn cho các lò thế hệ 3, 3+ (hay thế hệ 4 sau này). Sau Fukushima, dân chúng Nhật Bản không còn tin tưởng ở các lò điện hạt nhân sản xuất trong nước của họ. Thế mà thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, đã cả gan cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam một công nghệ bảo đảm mức an toàn hạt nhân cao nhất thế giới! Nhật Bản đã huỷ bỏ chương trình xây cất thêm 14 lò mà lại đem bán cho ta một cách thiếu lương tâm! Biết đâu là máy móc dụng cụ tồn kho?
Tháng 6 vừa qua, một báo cáo đã vạch trần những thiếu sót quan trọng về kỹ thuật cũng như về cách khai thác 32 lò của Nga. Tuy nhiên, ngày 9-2-2012 tại Hà nội, Serge A. Boyarkin, phó tổng giám đốc tập đoàn Rosatom Nga, không ngần ngại tuyên bố rằng nhà máy Ninh Thuận sẽ bảo đảm an toàn, chống được động đất 9° Richter!

Vì cớ gì ta lại tiếp tục nghe luận điệu tuyên truyền dối trá của các con buôn điện hạt nhân Nga và Nhật Bản để cho hai nước này xây dựng những lò đầu tiên ở Ninh Thuận? André Lacoste, chủ tịch cơ quan an toàn Pháp (Autorité de Sureté Nucléaire) cũng đã nhiều lần lớn tiếng : không ai có thể quả quyết rằng ở Pháp sẽ không có tai biến hạt nhân. Cũng vì lẽ ấy mà EDF sẽ phải xuất ra cấp tốc 10 tỷ euros để củng cố tất cả những nhà máy điện hạt nhân. Vừa rồi tổ chức phi chính phủ Greenpeace đã bố trí cho vài người vào trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Nogent sur Seine, trong lúc hai nhân viên khác đã ẩn núp được trong nhà máy Cruas, suốt nhiều tiếng đồng hồ! Greenpeace muốn chứng minh rằng quân khủng bố cũng có thể đột nhập dễ dàng để phá hoại mặc dù có sự canh gác thường trực của một đội lính ở mỗi nhà máy. Ngoài ra, quân đội cũng chuẩn bị sẵn sàng hoả tiễn để đề phòng máy bay oanh tạc.

Fukushima đã cảnh cáo một cách long trời lở đất với bao hình ảnh đau thương như thế mà ta vẫn chưa tỉnh giấc mơ hay sao. Ta chờ đợi một Tchernobyl hay một Fukushima khác rùng rợn hơn mới nhất trí rằng hai chữ an toàn của Nga và Nhật Bản là dối trá? Ta nên đặt câu hỏi, tại sao nước Mỹ, có đủ khả năng và điều kiện, thận trọng nhất nhì về khâu an toàn, lại không xây cất thêm một lò hạt nhân nào khác, từ khi gặp sự cố Three Mile Island đã hơn 30 năm nay? Nhật Bản với một diện tích đất nhỏ hẹp như ta, đã bị tàn phá bởi hai quả bom ở Hiroshima và Nagasaki, thế mà cả gan xây dựng 54 lò ven bờ biển, không sợ động đất và sóng thần! Đó là chiến lược liều mạng, tự huỷ diệt, mà ta không nên bắt chước.

Lúc xảy ra chiến tranh, có nhà máy điện hạt nhân trong nước có thể xem như chứa bom nguyên tử trong mỗi nhà, tuy lò không nổ như bom. Nước ta lại chưa hấp thụ được văn hoá an toàn, chưa có đủ chuyên gia, chưa có hệ thống pháp lý khắc chế, chưa có hậu thuẫn khoa học kỹ thuật để quản lý một loạt nhiều lò phản ứng, làm sao có an toàn được? Phóng xạ, vô biên giới, sẽ bao trùm lãnh thổ trong giây phút, nếu địch tấn công Ninh Thuận, hay có sự sai lầm của nhân viên chưa đủ trình độ. Về địa lý, thời tiết ở Việt Nam bất thường, mỗi năm đều có bão tố, lũ lụt lớn, phá hại mùa màng và gây tang thương cho đồng bào. Bom, mìn, chất độc dioxin vẫn tiếp tục cướp tính mạng của bao thường dân vô tội. Ta đã quên nỗi đau khổ của đồng bào đã chịu đựng bao nhiêu năm chiến tranh hay sao?

Về mặt luật pháp và an toàn, cần phải thành lập nhiều cơ sở có chất lượng. Cơ quan an toàn hạt nhân phải hoàn toàn độc lập, dựa trên năng lực và sự chặt chẽ khách quan. Fukushima đã cho thế giới thấy sự yếu kém và khiếm khuyết của các cơ quan có trách nhiệm. Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản đã bị áp lực trực tiếp của chính phủ và các ngành công nghiệp có liên quan và do đó đã có nhiều hành động và tuyên bố sai trái trong vụ Fukushima.

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không nằm ngoài những bất thường thời tiết (lũ lụt, bão lụt, động đất, sóng thần…). Vài trận động đất lớn (6,8° Richter) đã diễn ra, năm 1935 tại Điện Biên và năm 1983 tại Tuần Giáo. Ta không có một cơ quan an toàn hạt nhân độc lập để nghiên cứu sâu những yếu tố hiểm nguy như thế. Các quan chức hữu trách trong chính phủ toàn quyền muốn nói gì thì nói. Cứ tiếp tục như vậy thì Ninh Thuận rồi sẽ trở thành một Fukushima, lúc ấy sợ rằng hối không kịp.

Những kinh phí phức tạp, khổng lồ
Để các cơ quan trách nhiệm Việt Nam có một ý niệm về bài toán kinh tế rất phức tạp và kinh phí khổng lồ cần thiết, tôi xin phép vắn tắt trình bày phương pháp và mạch lạc giữa các khâu với những con số của tập đoàn EDF vì tôi đã làm việc ở công ty này suốt 30 năm trời.

Các nhà máy điện hạt nhân, từ thiết kế đến vận hành, từ khai thác đến bảo dưỡng, cần một công nghệ cực kì tinh xảo và tốn kém.

Chi phí đầu tư, theo giá cố định tại một thời điểm quy ước, bao gồm chi phí trực tiếp từ 75% đến 80% (xây dựng, thiết bị, lắp ráp, thử nghiệm…) và chi phí gián tiếp từ 20% đến 25% (đất đai, chủ thầu, hành chính…). Sự giảm chi phí này chỉ có thể đạt được nếu xây dựng lớn, hàng loạt hoặc xây nhiều nhà máy tại cùng một nơi. Cần phải tính đến lãi suất phát sinh lớn (intérêts intercalaires) bởi thời gian xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ít nhất từ 5 đến 7 năm) tương đối dài hơn nhà máy chạy than (3 đến 4 năm) hay khí (2 đến 3 năm). Chi phí đầu tư tổng cộng còn phải tính đến chi phí tháo gỡ hay phá huỷ tính vào thời điểm đưa vào vận hành (giá trị thấp vì khoảng cách thời gian lớn).

Chi phí của chu trình nhiên liệu (cycle du combustible) phải tính đến, ngoài thời gian trong lò phản ứng, phần trước (lấy uranium dưới dạng U3O8, biến đổi UF4 và UF6 thành uranium làm giàu, làm giàu uranium, sản xuất các thanh nhiên liệu) và phần sau (vận chuyển các bộ lắp ghép phóng xạ, tái chế nhiên liệu, vận chuyển và lưu trữ chất thải phóng xạ, tín dụng tái chế (crédits de retraitement). So với khí, phần nhiên liệu hạt nhân trong mỗi kWh điện thấp hơn nhiều, 20 – 25% thay vì 70%.

Chi phí khai thác và bảo dưỡng, chiếm từ 15% đến 25% trong chi phí một kWh điện hạt nhân, bao gồm chi phí vận hành, nhân công, bảo trì, hành chính, thuế, bảo hiểm, bảo vệ bức xạ, xử lí chất thải.

Cũng cần tính đến chi phí bên ngoài (externalités) như CO2, tai nạn, thải chất phóng xạ, rất khó đánh giá. Ngoài chi phí môi trường, người ta còn phân biệt chi phí bên ngoài liên quan đến độc lập năng lượng, kinh tế hoặc chính trị…

Chi phí tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân trên lý thuyết chiếm 25% đến 40% chi phí đầu tư. Trên thực tế, chi phí này có thể lên tới và thậm chí vượt quá 100%. Đó là trường hợp nhà máy nước nặng (70 MW) Brennilis của EDF đang được phá huỷ từ 20 năm nay mà vẫn chưa xong. Chi phí dành cho nhà máy này đă lên quá 500% con số dự trù! Về kinh phí dành cho công trình tháo gỡ, EDF đưa ra con số tạm thời là 300 triệu euros cho mỗi lò. Ở Đức con số lên đến 852 triệu euros. Lẽ cố nhiên, tháo gỡ một lò bị hư hỏng nặng như Fukushima cần nhiều tiền hơn, khoảng 2,7 tỉ euros (cao hơn giá đầu tư xây cất).
Theo báo cáo ngày 31-1-2012 của Toà Kiểm toán (Cour des Comptes) Pháp, tổng kinh phí đầu tư trong lĩnh vực hạt nhân dân sự Pháp từ 1957 đến 2010 lên đến 228 tỉ euros, trong đó những nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động chiếm 96 tỉ, chu trình nhiên liệu 40 tỉ, khâu nghiên cứu 55 tỉ (gồm lò ASTRID – Advanced Sodium Technological Reactor for Industrial Demonstration).

Trung bình mỗi MW thiết kế trị giá là 1,5 triệu euros (tức 2000 đôla mỗi kW) so với 3,7 triệu euros mỗi MW thiết kế của lò EPR. Như thế có nghĩa là năng lượng gió trên đất (1,45 triệu euros mỗi MW) ở Pháp đã bắt đầu cạnh tranh được với điện hạt nhân.

Kinh phí khai thác tổng quát năm 2010 (gồm nhiên liệu uranium, nhân viên, thuế má…) lên đến 8,95 tỉ euros (tức là 22 euros mỗi MWh) với một sản lượng điện hạt nhân là 407, 9 TWh.

Giá kinh tế (coût courant économique) mỗi MWh điện hạt nhân là 49,50 euros với giả thuyết một tỉ suất hiện tại hoá (taux d’actualísation) là 5% và tỉ số lạm phát 2%. Trong tương lai gần đây giá điện EDF sẽ tăng lên ít nhất là từ 10% đến 15%. Dùng giá kinh tế dễ so sánh các dạng năng lượng khác nhau dễ hơn là với giá kế toán (coût comptable).

Kinh phí đầu tư hàng năm từ đây đến 2025 cho việc bảo dưỡng những nhà máy là 3,7 tỉ euros (so với 1,5 tỉ từ 2008 đến 2010). Nếu kéo dài thời gian vận hành 58 lò từ 40 năm đến 60 năm, EDF phải đầu tư thêm 50 tỉ euros chưa kể ít nhất 10 tỉ euros bỏ ra để củng cố an toàn sau Fukushima. Kinh phí mà EDF dành cho việc xử lí 18546 tấn nhiên liệu sử dụng trong các lò là 14,4 tỉ euros. Những tấn nhiên liệu này hiện ở trong các nhà máy EDF hoặc ở La Hague để AREVA tái chế.Mỗi năm AREVA tái chế 1050 tấn. Pháp hiện đang tích trữ 82 tấn Plutonium.

Toà Kiểm toán rất dè dặt, không đồng ý với những con số của EDF đưa ra cho hai khâu tháo gỡ (18,4 tỉ euros) và lưu trữ chất thải phóng xạ (23 tỉ euros) quá thấp so với ngoại quốc. Con số 18,4 tỉ euros này nếu tính theo Mỹ thì sẽ lên đến 34, 2 tỉ, Nhật Bản 38,9 tỉ, Anh 46 tỉ và Đức 62 tỉ euros.

Đứng về phương diện pháp lý, khi có sự cố ở Âu Châu, trách nhiệm dân sự (responsabilité civile) tuy được ghi rõ trong các thoả ước Paris 1960 và Bruxelles 1963, nhưng cách áp dụng còn lu mờ. Trên lý thuyết, công ty khai thác nhà máy điện hạt nhân phải bồi thường nạn nhân. EDF chỉ dự trù 80 triệu cho mỗi sự cố, một con số tượng trưng quá nhỏ! Rốt cuộc, nhà nước cũng phải đứng ra bồi thường nạn nhân nếu xảy ra tai biến lớn. Sự thật, nếu phải bảo hiểm tất cả những nhà máy điện hạt nhân thì phải cần một số tiền khổng lồ và như thế chẳng nước nào dám xây cất! Đó là trái bom tài chánh nổ chậm của ngành hạt nhân dân sự. Thảm hoạ Fukushima đã làm nước Nhật mất ít nhất 100 tỉ euros, chưa kể hàng trăm tỉ dành cho phần bồi thường nạn nhân. Có thể một ngày gần đây TEPCO sẽ bị quốc hữu hoá.

Nếu xem xét tổng thể : điện hạt nhân không thể kinh tế được
Trong trường hợp của Việt Nam, về mặt kinh tế vĩ mô, cần phải tính đến ảnh hưởng của điện hạt nhân đến sự phát triển kinh tế, tỉ số đầu tư trên dự trữ quốc gia, cải thiện (hay không) cán cân thương mại, sức cạnh tranh kinh tế, sự đảm bảo cung cấp, sự giảm chi phí năng lượng, tạo ra công ăn việc làm, ảnh hưởng xã hội (dân chúng có chấp nhận không?)

Cơn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay có nguy cơ gây nên những vấn đề nghiêm trọng về nguồn vốn nhất là khi PIB có hướng giảm và lạm phát tăng.

Ở Việt Nam, việc hoạch định chính sách năng lượng không thật sự chặt chẽ và không khả thi về mặt tài chính. Ta quá chú trọng đến điện lực mà không nghiên cứu tỉ mỉ toàn bộ lĩnh vực kinh tế năng lượng. Tiêu thụ điện của nước ta không thể đạt được con số 537 TWh (kịch bản trung bình) vào năm 2030 như đã công bố! Con số này cao hơn lượng tiêu thụ của Pháp hiện nay. Không một nước nào trên thế giới có thể chạy theo con số tăng trưởng điện năng chóng mặt là 15% mỗi năm. Điều này có nghĩa là cứ 5-6 năm phải tăng gấp đôi công suất của tất cả các nhà máy và lưới điện. Với PIB 6%, hệ số đàn hồi của ta là 2,5 một con số cao nhất nhì thế giới, chứng tỏ tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ta rất lớn. (Xin mời các bạn xem các bài của Giáo sư Phạm Duy Hiển)

Khả năng sinh lợi của nhà máy điện hạt nhân phải được trình bày rõ ràng. Tỷ suất hiện tại hoá (taux d’actualisation) là bao nhiêu trong bài toán kinh tế? Mức lãi suất phát sinh là bao? Phương pháp nào để lựa chọn tối ưu các thiết bị sản xuất? Khi mà dự báo bị thổi phồng quá mức, thật khó để điều chỉnh cân bằng giữa cung và cầu! Sự hợp lí trong các lựa chọn phải được chứng minh và bài toán tài chính phải kể đến chi phí gây ra bởi sự sụp đổ bất ngờ của hệ thống điện (coût de la défaillance).
Khi xem xét tổng thể các khâu và nếu ta tính thêm vào chi phí dành cho chuyên gia, thiết bị, uranium làm giàu nhập cảng từ nước ngoài, chi phí xử lí nhiên liệu, lưu trữ chất thải phóng xạ và chi phí tháo gỡ khổng lồ hàng chục tỷ đôla (chi phí dự trù cho việc tháo gỡ 5 lò ở Thụy Sĩ lên đến 23 tỷ đôla), tôi khẳng định rằng điện hạt nhân Việt Nam không thể nào kinh tế được. Chọn năng lượng hạt nhân với một chương trình đầy tham vọng và phiêu lưu (8 lò phản ứng từ năm 2014 đến 2031) là một lỗi lầm hết sức lớn về mặt chiến lược kinh tế và công nghiệp. Ai đứng ra chịu trách nhiệm đối với đất nước và các thế hệ mai sau?

Nếu có một chính sách rõ ràng, quyết tâm khuếch trương mạnh và nhanh chóng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam như than, khí đốt, dầu mỏ, thuỷ điện, gió, mặt trời sinh khối… cho phép đảm bảo nhu cầu của quốc gia trong nhiều năm tới.

Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân
Đầu tư vào hạt nhân là đầu tư dài hạn, không phải muốn đi ra lúc nào cũng được. Ngày 2-7-2011, ở hội nghị đảng xã hội quốc tế tổ chức tại Athènes, bà Mizuho Fukushima, lãnh đạo đảng xã hội Nhật Bản, đã lên tiếng kêu gọi thế giới từ bỏ điện hạt nhân. Bà đề nghị Nhật Bản rút khỏi điện hạt nhân năm 2020 và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Chính bà cũng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam không nên mua lò phản ứng của nước bà vì thiếu an toàn. Dân chúng cũng đã biểu tình ở Tokyo phản đối việc bán lò cho nước ta. Chính phủ Nhật Bản đã có quyết định huỷ bỏ dự án xây cất thêm 14 lò.
Nếu ta cứ bịt tai che mắt, phung phí đồng tiền, không sợ mất thì giờ, không thấy nguy biến, coi nhẹ tính mạng đồng bào, cứ táo bạo làm điện hạt nhân thì đất nước ta có thể tiêu tàn khi phóng xạ bao trùm lãnh thổ!

Lý luận rằng bắt buộc phải làm điện hạt nhân vì ta thiếu điện, không có phương án nào khác là hoàn toàn không đứng vững. Tại sao không cấp tốc đầu tư vào các nguồn thuỷ điện, khí, than, gió, mặt trời, sinh khối, ít tốn kém, xây cất nhanh và tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho đồng bào? Tại sao không triệt để tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng? Vì nhiều trục trặc lúc mới khai thác, trung bình 2 lò 1000 MW của Ninh Thuận sẽ sản xuất mỗi năm tối đa là 8 hay10 TWh, con số xem như tương đương với lãng phí. Chẳng lẽ xây lò phản ứng để đáp ứng nhu cầu vứt tiền ra cửa sổ?

Đừng quên rằng trên thế giới năng lượng tái tạo đang đươc bành trướng hết sức mạnh mẽ và giá thành kWh mỗi ngày một hạ thấp. Chúng ta phải có chiến lược với tầm nhìn thật xa, đến năm 2050 chẳng hạn. Năm 2020, lúc ta bắt đầu có điện hạt nhân thì năng lượng tái tạo đã kinh tế!

Vì cớ gì ta phải đi vay hàng chục tỷ đôla (10 tỷ cho 2 lò đầu tiên ở Ninh Thuận và vài chục tỷ khác cho 6 lò nối tiếp) để vứt ra cửa sổ? Không những ta sẽ để món nợ khổng lồ cho con cháu trả mà còn tặng thêm cho chúng chất thải phóng xạ ngàn đời nhiễm độc! Đó là chưa kể hàng trăm tỷ đôla phải xuất ra nếu có một thảm hoạ lớn xẩy ra trong nước.

Theo cá nhân tôi, Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân! Việt Nam đi lùi 50 năm (vì điện hạt nhân bắt đầu vào những năm 1950 và cất cánh vào năm 1960), sẽ kẹt một thế kỷ mà không biết (50 năm vận hành, 50 năm tháo gỡ) và sẽ bị chậm trễ, không đuổi kịp chiếc tàu năng lượng tái tạo thế giới mà kinh phi đầu tư đã lên đến 200 tỷ euros trong năm 2010.

Vì sự sống còn của đất nước, một lần nữa tôi thiết tha yêu cầu chính phủ Việt Nam huỷ bỏ ngay chương trình xây dựng những nhà máy điện hạt nhân hết sức tốn kém và vô cùng nguy hiểm để Ninh Thuận khỏi trở thành Fukushima.

Tôi cũng tha thiết yêu cầu chính phủ Nhật Bản đừng cho phép các công ty bán lò cho Việt Nam để uy tín đối với thế giới khỏi sứt mẻ và cũng để tránh cho dân chúng Nhật Bản oán hận một lần thứ hai (xin đọc thư của Giáo sư Phạm Duy Hiển gửi ngày 24-1-2011 cho Thủ tướng Naoto Kan). Tôi sẵn sàng thảo luận với bất cứ chuyên gia nào để chứng minh rằng không thể có an toàn và giá điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ đắt hơn giá năng lượng tái tạo.

Nhân ngày kỉ niệm năm đầu tiên của thảm hoạ Fukushima, tôi thành kính nghiêng mình, cầu nguyện và tưởng nhớ đến những nạn nhân vô tội và những Anh hùng Nhật Bản đã phải hy sinh trong nhà máy, do sự điên cuồng của một nhóm người có thế lực, nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, coi nặng đồng tiền hơn là tính mệnh con người!

Grenoble 11-3-2012
N. K. N.


Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn (ảnh: vietsciences.free.fr)
Nguyên Cố vấn Nha Kinh tế, Dự báo, Chiến lược EDF Paris,
GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble,
GS Viện Kinh tế, Chính sách Năng lượng Grenoble.

So sánh giá thành giữa điện lưới và điện mặt trời (Compare between grid power with solar power)

What Does Regular Electricity Cost?


Elec Cost By State


Electricity prices vary by location due to type of power plants, cost of fuels, fuel transportation costs and state pricing regulations. As shown on the chart on the left, 2009 electricity prices were highest in Hawaii, $.242 per kilo-watt hour (kWh), because most of their electricity is generated using fuel oil. The lowest price was in North Dakota, $.076. The average residential household uses about 1,000 kWh yearly and the average monthly electricity bill is about $115 before taxes and fees.

Prices are higher for residential and commercial customers than industrial customers because it costs more to distribute the electricity and step the voltages down. Industrial customers use more and can take their electricity at higher voltages so it does not need to be stepped down. These factors make the price of power to industrial customers close to the wholesale price of electricity (the price from one utility to another).



















Average Electricity Prices - 2009
 Residential 11.5¢/Kwh
 Commercial10.3¢/Kwh
 Industrial6.7¢/Kwh


Cost Make Up Regular Electricity

The 2010 the average residential costs are expected to be about 12 cents per kilo-watt hour. Electricity costs in the US have been rising about 4% per year for the past ten years, primarily because of the increase in costs of fuels. The pie chart on the right shows the make up of the "average" 2009 US electricity price (9.8 cents per kilo-watt hour).  Top

What Does Solar Electricity Cost?


Module Learning Curve

As can be seen from the chart at the left, panel (module) prices for solar electricity have been coming down significantly for over 30 years. (The reason for the "bump" beween 2005 and 2008 was because of a silicon shortage.) Since follow on costs after installation are minimal for solar electricity, the relevant costs are for purchase and installation of the system (capital costs).

In the southwest installed residential solar prices are competitive with residential electricity prices after incentives. See cost example of a southwest house below. In 2013, solar residential prices without incentives are expected to reach "parity" with conventional utility prices. Cost components that make up a residential solar system are: system design, solar arrays, and the balance of system (BOS) which consists of an inverter, bi-directional billing meter, connection devices, and installation labor.




















 Installed Capital  Costs -  Mid 2011Cost Per   Watt (DC)
 Residential Rooftop$5.00
 Large Commercial$4.00
 Utility Scale$3.00


The average residential household in the southwest installs a 5 kWh system and in mid 2011 it cost about $5.00 per DC watt or $25,000 (5000 times $5.00) before incentives. Utilities on the other hand typically install systems in the 100 mega-watt or greater range. The installed utility system cost in 2011 was about $3.00 per watt (average) and is expected to drop to $2.70 by 2012.   Top

When Will PV Solar Reach Grid Parity?


Sundance Peaker Plant

There is no one cost number that defines utility grid parity. There are different levels of parity depending on what the generation system is. Solar has already penetrated the most expensive generator - the "peaking plant", also known as a "peaker". Peakers are rather small plants, ranging from 50 MW to 500 MW in size, normally about 100 MW. Peakers are mainly used in the summertime during "peak" electrical use for air conditioning late in the afternoon. They are normally single-cycle natural gas generators, meaning no boiling water; the burning natural gas directly fuels the turbine. Peakers have to be able to come up to speed on 10 to 15 minutes notice. They are very inefficient and expensive to run, but are great sources of electricity when utilities are on the verge of rolling blackouts. At that point, operating expenses are down the list of priorities. Shown at the left is a photo of APS's Sundance peaker plant near Coolidge, AZ. The site consists of ten generators, and all ten can be on the grid within 10 minutes generating 450 MW of power. Each generator consists of a converted GE Boeing 747 jet engine powered with natural gas which can be turned on with a click of a mouse and will generate 45 MW of power.

The next level of power plant available are the "load following" plants. These are intermediate size plants that are normally turned off at night but follow the increasing electrical load as the day progresses. These are generally combined cycle natural gas plants that are expensive but easy to turn on and off. Finally you have the huge "base load" plants that are operated continuously day and night except for maintenance down time. These are nuclear and coal type plants that are very efficient but can take many hours or even days, in the case of nuclear, to come up to speed and to shut down. They are the backbone of the electrical industry and will remain so for the foreseeable future.

PV Solar Parity Has Begun


LCOE Parity

Above is a chart showing the Levelized Cost Of Energy, LCOE, for various sources of electricity. The LCOE is a fair method of comparing the cost of different energy technologies. It is explained in detail in the Utility Section below. The LCOE for peakers is $.18 per kilowatt hour per the California Energy Commission (CEC). Nuclear is at $.10, coal is $.08, and natural gas is $.064. In 2010 the LCOE for PV was $.15 as calculated by cost expert Ken Zweibel of George Washington University. In 2009 the California CEC rejected a contract for a new peaker in San Diego in favor of a PV solar system. Unless there are unusual circumstances, there probably will be no more peakers approved in California. Also shown in the graph is a projection that PV costs will be reduced by 15% per year and catch up to combined cycle natural gas by the year 2015 as forecast by aggressive analysts. If costs only come down by 10% per year, PV will catch natural gas by 2018. A pessimistic forecast of a 7% decrease would have PV catching natural gas by the year 2022.

  • So how big is the Peaker electricity market? The total US electricity market in 2010 was 3,750 billion kilo-watt hours (b-kWh) according to the US EIA. The peaker portion is generally accepted to be 5% of the total market. So 5% of the total is 187.5 b-kWh. The total amount of PV generated electricity in the US in 2010 was 2.1 GW of nameplate capacity times a 21% solar capacity factor times 8760 hours in a year = 3.9 b-kWh. This is only 2.1% of just the peaker market. So there is plenty of peaker market available to solar in the US in addition to some of the load following plant market.

    When we say that PV will be at parity with natural gas and coal, that does not mean there will not be any coal or natural gas generators thereafter. Because the sun only shines during daylight hours, and wind is most prevalent at night, and both are variable, we can not be totally dependent on renewables in the foreseeable future. A target of 20% solar and 20% wind by 2030 seems reasonable and is endorsed by quite a few organizations. 20% of US electricity is the equivalent of the energy now used by all the cars and light trucks in the US. The 20% figures could be larger if there were some dramatic cost improvements in grid storage, notably large battery systems. However, battery storage at the grid level looks a long ways off at the moment. In addition, more than 20% of either solar or wind would require significant investments in transmission lines. Not only are transmission lines expensive, but they are hard to permit because of the NIMBY factor. Transmission lines also require three to four years to build versus solar or wind plants which can be easily built in two years. If by 2030, 40% of our electricity came from solar and wind renewables, most people would be happy with the situation.  Top

     Why are PV solar costs coming down rapidly?


    Price per Watt

  • As can be seen from the graph at the left, both systems prices and solar cell prices have a similar slope. Generally solar panels make up about 50% of the cost of a system (40% for thin film), the inverter is 10%, and the balance of system is 40%. Solar panels of course are made up of solar cells. Since solar cells are the major cost of a system it follows that system prices should decrease at about the same rate as solar cells. So why are solar cells decreasing in price about 15% a year? This decline is being driven by a) increasing efficiency of solar cells (ratio of electrical energy produced to sunshine energy) b) dramatic manufacturing technology improvements, and c) economies of scale. The PV solar industry globally has been growing about 25% per year including the recession year of 2009. These incredible growth rates have allowed manufacturing efficiencies that are unheard of in other industries. In addition, there are many, many competitors (probably too many) jousting for major contracts and driving prices down. However, the major players are rapidly growing and are making reasonable profits.   Top

    Long Run Solar Cost


    Long Run Cost Of PV

  • The graph on the left is very interesting. Most cost analyses are run over a 20 year period. Ken Zweibel of George Washington University says that is not the correct way to evaluate long life assets like PV systems, nuclear plants, or other large long lasting utilities. PV systems can last maybe up to a 100 years! There is only a small degradation of performance - about a half of one percent per year. So a PV system after 50 years will still produce electricity at 75% of its original performance. 50 years is perhaps a better time frame over which to evaluate the cost of this type of asset. Once installed PV systems need very little maintenance so that the total lifetime cost is mostly just the initial price of the equipment and land. This is conceptually how we think of an investment in bridges or roads. The chart uses a weighted average (weighted by annual output performance) for the cost for the current year plus all previous years for each data point. Once the initial cost of the system is paid for (assumed to be 20 years) the cost of running a PV system is almost zero, whereas for coal and other fossil fuels there is the cost of fuel each and every year. In addition, costs for fossil fuels may creep up due to raw material costs, shipping costs, and possibly carbon dioxide taxes. At $1.25 per watt, the cost of PV solar is always cheaper. At $2 per watt, it is cheaper after year 40. At $3.00 per watt, it is cheaper about year 80. As mentioned above (grid parity), an aggressive cost estimate (-15% per year) would have PV solar at parity with coal by 2014, a less aggressive forecast (-10%) would reach coal parity by 2017. As a result, very few "new" coal plants are expected to be initiated, although current coal plants will likely be upgraded.   TopSolar Learning CurvesAs shown in the chart above, cadmium telluride thin film panels are inherently cheaper to make than crystalline panels. These classical learning curves plot "module cost" on the Y axis vs. "cumulative quantity" produced on the X axis. Both axes are logarithmic scales. The chart illustrates that current crystalline panel costs will likely never catch cadmium telluride thin film costs - they are on distinctly different curves not dependent on time. However, there is a lot of research in university and company labs to develop "silicon" and other thin film materials that "will likely" be able to compete with cadmium telluride. The chart also shows that cadmium telluride (mainly First Solar) will likely reach the one dollar price per watt point (price not cost) when about 20 giga-watts have been produced. On the other hand, crystalline producers will have to hit the 120 giga-watt mark in order to achieve a one dollar per watt price. For reference, there have been approximately 33 giga-watts of all types of PV solar installed world wide by the end of 2010.   Top

    Residential Cost Example - Typical Southwest House


    A roof top solar system has no moving parts, so it has a long expected lifetime exceeding 25 years (used in this example). However inverters (which convert the panel DC current into AC) have an expected lifetime of 10 to 15 years. In our example we add the cost of a replacement inverter to the system after 12 years. We assume no other maintenance costs as the panels are usually warranted for 25 years with a degradation clause. So let us calculate a residential cost example in the southwest United States in mid 2011:

    • Residential house - Phoenix metropolitan area

    • Electricity provider - AZ Public Service Corp. (APS)

    • Average system size - 5 kW (5,000 watts)

    • Roof space required - 500 square feet

    • Installed fully loaded cost at $5.00/watt - $25,000 before incentives

    • APS 2010 incentive of $1.00 per watt - ($5,000 federally taxable)

    • Federal tax incentive 30% of total cost - ($7,500)

    • AZ State tax credit - ($1,000)

    • Sum of all incentives - ($13,500)

    • Sub-total after incentives - $11,500

    • Add back federal income tax on APS incentive (assume 22% incremental tax) - $1,100

    • Initial cost to consumer - $12,600

    • Add replacement inverter in 12 years - $2,000 ($3,500 in 2010 less ~5% per year decrease)

    • 25 year total system cost - $14,600

    • Estimated monthly savings - $77/month average over 25 years (see note below for monthly savings calculation)

    • Break even - 197 months (16.4 years)

    • Net savings over 25 years - $7,931 (excluding inflation)

    • Net Savings over 25 years - $9,914 (assuming 2%/yr. inflation)


    Note: The above calculations are approximate and for illustration purposes only. Actual costs will depend on the exact location of the home, the angle to the sun (north-south vs. east-west), the amount of shade if any, the type and angle of roof, electrical connections, additional options, etc. For an accurate estimate, please contact a local solar installation contractor and your tax accountant.Monthly Savings Calculation: A south facing roof top solar system with no shading, and with a normal yearly dessert sunlight radiance of 2,400 per square meter would produce 1,840 kWh of electricity per year per nameplate kW capacity (assuming 23.3% losses for DC to AC conversion and other system losses). With a 5 kW system installed, the first year production would be 9,200 kWh (5 x 1,840). Assuming a system degradation of 0.5% per year times 25 years yields a net 8,050 kWh yearly average electricity savings (9,200 x .875). Assuming an average 2011 residential electricity price in AZ of $.115 per kWh (excluding taxes and fees) yields a yearly savings of $925.75 (8,050 x $.115 not counting future inflation). The monthly savings would then be $77.15 ($925.75 divided by 12). This was rounded to $77.00 even.   Top

    Utility Cost Of Electricity


    The cost calculations for a utility installation are quite complex. In principle they are simple:Where: LCOE is the Levelized Cost Of Electricity. The LCOE approach allows different technologies to be compared, not only solar approaches, but fossil fuels and nuclear as well. The Total Life Cycle Cost is the present value of all the components of cost over the useful life of the installation minus the depreciation tax benefit and residual value. The Total Lifetime Energy Production is all the useful energy produced by the installation over its total life.The table below lists the estimated cost of electricity (LCOE) for several different energy sources. No subsidies are included in the calculations. The table is from a paper by noted energy cost expert Ken Zweibel of George Washington University (GWU) in Energy Policy, July, 2010.
































     Energy Plant TypeLifetime Cost  ¢ per Kwh
     Natural Gas6.4
     Wind Turbine7.5
     Conventional Coal8.0
     Advanced Nuclear10.0
     Solar PV15.0
     Solar Thermal16.0


    Total Life Cycle Cost Components For Solar Electricity




    • Initial capital investment



      • The cost of all the equipment involved in the project

      • Land related costs which depend on the number of panels, site preparation and security protection.

      • Grid connection costs such as inverters, transformers, and transmission to the nearest grid

      • Interest at 6%. All capital costs are assumed to be financed by obtaining a loan (for LCOE purposes only).


      (Note: The above costs are very sensitive to panel efficiency. Panels that are 12% efficient versus those that are 18% will need 50% more panels, 50% more inverters, 50% more land, etc.)


    • Initial Labor Cost



      • Site design, installation labor, sales and marketing, and other overhead expenses




    • Annual Costs



      • Operating costs, maintenance costs, panel cleaning, insurance, and general overhead are included




    • Depreciation



      • The present value of the depreciation tax benefit is subtracted




    • Residual Value



      • The present value of the residual price at the end of the projects life is also subtracted




    Total Lifetime Solar Energy Production


    The value of the electricity produced over the total life cycle of the system is calculated by estimating the initial annual production, called Peak Capacity, and then discounting it for future years based on previously observed annual degradation rates for the particular technology of the site. A typical degradation rate is 0.5% per year, although some rates are as high as 1.0% and as low as 0.25%. The first-year energy production of the system is expressed in kilowatt hours generated per kilowatt peak of capacity per year.

    Factors Affecting Peak Capacity:



    • How the system is mounted and oriented (i.e. flat, fixed tilt, tracking, etc.)

    • The spacing between PV panels as expressed in terms of system ground coverage ratio (GCR)

    • The energy harvest of the PV panels (i.e. performance sensitivity to high temperatures, sensitivity to low diffuse light, etc.)

    • System losses from soiling, transformers, inverters and wiring inefficiencies

    • System availability largely driven by inverter downtime


    The LCOE is highly sensitive to small changes in input variables and underpinning assumptions. For this reason, it is important to carefully assess and validate the assumptions used for different technologies when comparing LCOEs.

7 nghịch lý về giá điện ở Việt Nam

(PL&XH) - Tại hội thảo "Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường" được tổ chức ngày 14-3, nhiều chuyên gia đã phân tích những nghịch lý về việc tăng giá điện…


TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội phân tích rõ, 7 nghịch lý về điện ở Việt Nam: Thứ nhất, điện là ngành duy nhất chỉ có tăng một chiều mà chưa bao giờ giảm, bất chấp những trồi sụt giá cả khác trên thị trường trong nước và quốc tế, trong khi chất lượng cung cấp điện có nhiều bất cập, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thứ hai doanh nghiệp đòi áp dụng giá thị trường trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường đối với điện năng; đây như là một điển hình của việc áp quy trình ngược do ngộ nhận hoặc lạm dụng cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, trước khi có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ thậm chí là mang lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền vì vừa không phải cạnh tranh vừa được làm giá độc quyền. Thực tế cho thấy chỉ có giá thị trường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh. Thứ ba, cả nước thiếu điện dùng, trong khi một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không kí được hợp đồng bán điện với EVN, với lí do mà ngành điện viện dẫn là dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng quốc gia.


    Luôn than lỗ nhưng lao động ngành điện lại có thu nhập cao    Ảnh: TL


Thứ tư, ngành điện luôn kêu lỗ và thiếu vốn đầu tư, trong khi thu nhập bình quân lao động của ngành điện là cao so với trung bình xã hội. Đồng thời ngành điện có vốn đầu tư đa ngành khá lớn và đầu tư thường không hiệu quả (ví dụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn lỗ hàng ngàn tỷ đồng…).

Thứ năm, các thông tin giải trình và phương án tăng giá điện mang tính áp đặt một chiều từ phía ngành điện, công tác kiểm toán và giám sát đầu tư ngành điện còn nhiều khoảng trống, đặc biệt còn nhiều hiện tượng lãng phí, thất thoát, thất thu trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng trong khi cả nước thiếu điện. Thứ sáu, Hiệp hội năng lượng Việt Nam thay vì là công cụ tập hợp sức mạnh xã hội và hỗ trợ Nhà nước giải quyết khó khăn trong ngành năng lượng trong đó có ngành điện lại trở thành công cụ "đề nghị tăng giá điện". Thứ bẩy, nghịch lý cao nhất và khó chấp nhận nhất là thị trường điện ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển trong khi các nguồn vốn tài chính và nhân lực xã hội bị tắc nghẽn và cả nước lâm vào tình trạng thiếu điện. Quan điểm của Cục Quản lý giá là giá điện phải dần bù đắp được các chi phí thực tế. Cục Quản lý giá cho biết giá than cho điện phải tiến dần đến thị trường, trong khi giá than bán cho điện hiện tại mới bằng 57-63% giá thành.Theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Hiền, đang có một thực tế vô lý là người dân phải gánh các khoản mà ngành điện bù chéo cho các ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện năng.

Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Hiền cũng thẳng thắn đưa ra ý kiến, mỗi lần điều chỉnh giá điện, chính sách luôn chú ý tới việc hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này thực tế không lớn nếu so với những khoản mà ngành điện hỗ trợ các ngành sản xuất như thép, xi măng. Gay gắt hơn, ông Vũ Xuân Thuyên, đại diện Bộ kế hoạch đầu tư cho rằng, khi thiếu vốn đầu tư và lỗ khi kinh doanh ngoài ngành thì EVN lại đề nghị tăng giá. Ông Thuyên đưa ra thực tế, EVN hiện đang độc quyền ở hầu hết các khâu, từ phát điện, truyền tải điện tới phân phối điện. Ông Thuyên đề nghị tách một số bộ phận của EVN hiện nay và thành lập một Cty độc lập trong các khâu phát, truyền tải và phân phối điện. Trong đó, Nhà nước nắm độc quyền về hệ thống, tại các thành phố lớn có thể thành lập Cty cổ phần phân phối điện của các quận, huyện thực hiện việc bán điện cạnh tranh đến các hộ tiêu dùng.

Trong văn bản gửi đến hội thảo, Cục Quản lý giá , Bộ Tài chính có nêu rõ giá điện cần tiếp tục điều chỉnh. Theo Cục này, riêng năm 2011, giá điện bình quân được điều chỉnh hai lần từ ngày 1-3-2011 tăng thêm 15,28%, từ 20-12-2011 tăng thêm 5%. Tuy nhiên, giá điện vẫn chưa phản ánh hết được biến động của các chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào hợp lý, hợp lệ. Cục Quản lý giá khẳng định quan điểm thời gian tới, lúc thích hợp sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá điện thị trường.

Dù nhiều nghịch lý nhưng có lẽ giá điện vẫn sắp tăng.

Đừng bắt dân gánh điện cho sản xuất

TP - Đây là điều rất phi lý nhưng lại hiển nhiên tồn tại ở Việt Nam, khiến người dân luôn chịu giá điện cao.

Ngoài ra, nhiều bất hợp lý khác về giá điện cũng được các chuyên gia phân tích tại hội thảo “Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường tại Việt Nam” do Học viện Tài chính, Bộ Tài chính tổ chức ngày 14-3.









Theo các nhà khoa học, cần tách nhỏ EVN để hạn chế độc quyền	Ảnh: Hoàng Anh
Theo các nhà khoa học, cần tách nhỏ EVN để hạn chế độc quyền Ảnh: Hoàng Anh.

Nhiều nghịch lý

Chuyên viên cao cấp Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ông Vũ Xuân Thuyên khẳng định: Việc EVN lại đề nghị tăng giá trong khi thiếu vốn đầu tư và lỗ do kinh doanh ngoài ngành là vô lý. Việc vung vãi tiền đầu tư ngoài ngành của ngành điện là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá điện tăng.

Ông dẫn chứng, năm 2006, Thủ tướng cho phép tăng giá điện và EVN có ngay 18.000 tỷ đồng, nhưng họ lại dùng số tiền này đầu tư các lĩnh vực khác chứ không đầu tư phát triển điện. Việc để thị trường điện độc quyền còn dẫn đến những hệ quả như: Nhóm lợi ích chính sách, dự án không thực hiện được, thiếu điện và phải tăng giá. Cần tách một số bộ phận khỏi EVN. Cụ thể, đường truyền tải điện phải để Nhà nước làm, việc phân phối điện cho người tiêu dùng phải đấu thầu cạnh tranh. Tại các thành phố lớn cần lập các công ty cổ phần phân phối điện bán điện cạnh tranh đến người tiêu dùng.

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Thị Hiền cho rằng, lâu nay dư luận thường nhấn mạnh đến cơ chế “trợ cấp” cho các hộ nghèo mà ít chú ý đến tình trạng bao cấp rất lớn cho một số ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện như sản xuất thép, xi măng.

Thống kê cho thấy, hằng năm EVN phải dành 3,5 tỷ kWh cấp cho các dự án gang thép và phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho hệ thống dây dẫn, máy biến áp, nguồn điện. Trong khi đó, các dự án thép mới hoạt động 50% công suất. Ngay như điện cho sinh hoạt của mấy triệu dân thành phố Hải Phòng chỉ khoảng 3,2 triệu kWh/ngày, trong khi nhu cầu điện của 8 nhà máy lớn tại đây (trong đó có 6 nhà máy thép) đã lên tới hơn 4 triệu kWh/ngày.

Theo TS Hiền, dù dùng lượng điện lớn nhưng giá bán điện cho sản xuất thép lại quá thấp, ở mức 909,28 đ/ kWh (xấp xỉ 4,7 cent), trong khi giá bán điện cho công nghiệp, trong đó có thép, của Thái Lan là 8,12 cent, Singapore 14,1 cent, Indonesia 6,7 cent. Vì vậy, trong năm qua, Nhà nước đã phải “bù chéo” 2.547 tỷ đồng cho xuất khẩu thép và xi măng, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. “Nên có bảng giá điện phù hợp cho từng khu dân cư, từng đối tượng, không để người dân phải gánh mức giá mà ngành điện bù cho ngành sản xuất. Việc bù chéo hiện nay là vô lý, các ngành này sản xuất và còn xuất khẩu ra nước ngoài nữa thì vì sao lại được hưởng giá thấp”- Bà nói.

Tiến Sỹ Nguyễn Ngọc Tuyến, Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, việc giá điện chỉ tăng mà không xuống, một phần do độc quyền. Ngoài ra, kinh doanh thua lỗ trong các dự án đầu tư ra ngoài ngành, chi lương quá cao không gắn với hiệu quả sản xuất, tỷ lệ thất thoát điện cao khiến lần tăng giá nào cũng không nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội.

Tuyển người giỏi làm lãnh đạo EVN

Dẫn chứng khá chi tiết về việc người dân đang phải chịu nhiều gánh nặng hơn từ tăng giá điện, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đưa ra con số tính toán cho thấy nếu dùng trên 100 kWh/tháng, số tiền người dân phải trả so với trước đây tăng trên 13%. Nếu dùng từ 200 kWh/tháng trở lên thì tiền điện phải trả cao hơn 23,5% so với trước đây. “Đây là gánh nặng với người tiêu dùng. Tôi đang cầm trên tay đơn của một người tiêu dùng ở Hà Nội kêu về những gánh nặng mà người dân phải gánh chịu do giá điện tăng”- Ông nói.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu kinh tế- Xã hội Hà Nội, nghịch lý lớn nhất của thị trường điện là giá bán chỉ có lên chưa bao giờ xuống, ngược hẳn với thị trường viễn thông. Để giải quyết việc này, cần tập trung vào trách nhiệm giải trình của EVN với cung ứng điện. “Thị trường ngược vì chưa có cạnh tranh thực sự nhưng đã giao giá thị trường. Đừng lấy việc dọa thiếu điện để biến lợi ích xã hội thành con tin nhằm tăng giá điện. Nên thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo EVN, ai không làm được cách chức. Cách này mới thoát được việc dọa tăng giá”- Ông Phong đề xuất.

Là đại diện duy nhất của Bộ Công Thương tham dự cuộc hội thảo, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực xác nhận, giá điện được quan tâm cũng là điều tất yếu. Nhưng cũng phải hiểu với giá bán hiện nay, ngành điện bị lỗ 120 đồng/kWh. Riêng về giá điện năm ngoái EVN bị lỗ trên 10.000 tỷ đồng.

Ông cho biết, hiện giá điện các nhà máy rất khác nhau: Nhà máy thủy điện trung bình từ 700-900 đồng/kWh, thủy điện đa mục tiêu như ở miền Trung cũng phải 1.200 đồng/kWh. Như ở Philippines một tháng một lần thay đổi giá điện, còn Trung Quốc 6 tháng một lần thay đổi giá theo thông số đầu vào. Như Hàn Quốc giá điện hiện nay là 14 cent/kWh nên họ có nguồn tiền rất lớn để đầu tư cho truyền tải. Hệ thống lưới điện của họ cũng chỉ phải truyền tải 40% công suất, trong khi lưới điện của ta thì luôn bị quá tải.

“Riêng khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng do kinh doanh của EVN Telecom là khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành. Các khoản lỗ không phải do đầu tư vào điện thì EVN sẽ không được thu hồi thông qua giá điện. Còn xử lý như thế nào thì phải tùy thuộc vào chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu EVN xử lý. Không bao giờ cho phép lỗ của các ngành nghề khác được đưa vào giá điện”- Ông Cường khẳng định.






Bộ ngành, EVN thờ ơ

Theo PGS.TS Hoàng Trần Hậu, Phó giám đốc Học viện Tài chính, hội thảo này được chuẩn bị từ năm 2011. Giá điện là vấn đề luôn được dư luận quan tâm, nhưng rất tiếc là hội thảo khoa học hôm nay không có nhiều đại diện của các bộ ngành và ý kiến của các doanh nghiệp ngành điện dù chúng tôi đã mời các đơn vị tham dự. Sự im lặng của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan quản lý về giá điện phần nào cho thấy có sự tế nhị và hết sức nhạy cảm trong việc phân tích, đánh giá, điều hành giá điện.

Phạm Tuyên