(PL&XH) - Tại hội thảo "Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường" được tổ chức ngày 14-3, nhiều chuyên gia đã phân tích những nghịch lý về việc tăng giá điện…
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội phân tích rõ, 7 nghịch lý về điện ở Việt Nam: Thứ nhất, điện là ngành duy nhất chỉ có tăng một chiều mà chưa bao giờ giảm, bất chấp những trồi sụt giá cả khác trên thị trường trong nước và quốc tế, trong khi chất lượng cung cấp điện có nhiều bất cập, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thứ hai doanh nghiệp đòi áp dụng giá thị trường trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường đối với điện năng; đây như là một điển hình của việc áp quy trình ngược do ngộ nhận hoặc lạm dụng cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, trước khi có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ thậm chí là mang lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền vì vừa không phải cạnh tranh vừa được làm giá độc quyền. Thực tế cho thấy chỉ có giá thị trường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh. Thứ ba, cả nước thiếu điện dùng, trong khi một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không kí được hợp đồng bán điện với EVN, với lí do mà ngành điện viện dẫn là dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng quốc gia.
Thứ tư, ngành điện luôn kêu lỗ và thiếu vốn đầu tư, trong khi thu nhập bình quân lao động của ngành điện là cao so với trung bình xã hội. Đồng thời ngành điện có vốn đầu tư đa ngành khá lớn và đầu tư thường không hiệu quả (ví dụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn lỗ hàng ngàn tỷ đồng…).
Thứ năm, các thông tin giải trình và phương án tăng giá điện mang tính áp đặt một chiều từ phía ngành điện, công tác kiểm toán và giám sát đầu tư ngành điện còn nhiều khoảng trống, đặc biệt còn nhiều hiện tượng lãng phí, thất thoát, thất thu trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng trong khi cả nước thiếu điện. Thứ sáu, Hiệp hội năng lượng Việt Nam thay vì là công cụ tập hợp sức mạnh xã hội và hỗ trợ Nhà nước giải quyết khó khăn trong ngành năng lượng trong đó có ngành điện lại trở thành công cụ "đề nghị tăng giá điện". Thứ bẩy, nghịch lý cao nhất và khó chấp nhận nhất là thị trường điện ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển trong khi các nguồn vốn tài chính và nhân lực xã hội bị tắc nghẽn và cả nước lâm vào tình trạng thiếu điện. Quan điểm của Cục Quản lý giá là giá điện phải dần bù đắp được các chi phí thực tế. Cục Quản lý giá cho biết giá than cho điện phải tiến dần đến thị trường, trong khi giá than bán cho điện hiện tại mới bằng 57-63% giá thành.Theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Hiền, đang có một thực tế vô lý là người dân phải gánh các khoản mà ngành điện bù chéo cho các ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện năng.
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Hiền cũng thẳng thắn đưa ra ý kiến, mỗi lần điều chỉnh giá điện, chính sách luôn chú ý tới việc hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này thực tế không lớn nếu so với những khoản mà ngành điện hỗ trợ các ngành sản xuất như thép, xi măng. Gay gắt hơn, ông Vũ Xuân Thuyên, đại diện Bộ kế hoạch đầu tư cho rằng, khi thiếu vốn đầu tư và lỗ khi kinh doanh ngoài ngành thì EVN lại đề nghị tăng giá. Ông Thuyên đưa ra thực tế, EVN hiện đang độc quyền ở hầu hết các khâu, từ phát điện, truyền tải điện tới phân phối điện. Ông Thuyên đề nghị tách một số bộ phận của EVN hiện nay và thành lập một Cty độc lập trong các khâu phát, truyền tải và phân phối điện. Trong đó, Nhà nước nắm độc quyền về hệ thống, tại các thành phố lớn có thể thành lập Cty cổ phần phân phối điện của các quận, huyện thực hiện việc bán điện cạnh tranh đến các hộ tiêu dùng.
Trong văn bản gửi đến hội thảo, Cục Quản lý giá , Bộ Tài chính có nêu rõ giá điện cần tiếp tục điều chỉnh. Theo Cục này, riêng năm 2011, giá điện bình quân được điều chỉnh hai lần từ ngày 1-3-2011 tăng thêm 15,28%, từ 20-12-2011 tăng thêm 5%. Tuy nhiên, giá điện vẫn chưa phản ánh hết được biến động của các chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào hợp lý, hợp lệ. Cục Quản lý giá khẳng định quan điểm thời gian tới, lúc thích hợp sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá điện thị trường.
Dù nhiều nghịch lý nhưng có lẽ giá điện vẫn sắp tăng.
Thứ hai doanh nghiệp đòi áp dụng giá thị trường trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường đối với điện năng; đây như là một điển hình của việc áp quy trình ngược do ngộ nhận hoặc lạm dụng cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, trước khi có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ thậm chí là mang lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền vì vừa không phải cạnh tranh vừa được làm giá độc quyền. Thực tế cho thấy chỉ có giá thị trường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh. Thứ ba, cả nước thiếu điện dùng, trong khi một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không kí được hợp đồng bán điện với EVN, với lí do mà ngành điện viện dẫn là dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng quốc gia.
Luôn than lỗ nhưng lao động ngành điện lại có thu nhập cao Ảnh: TL
Thứ tư, ngành điện luôn kêu lỗ và thiếu vốn đầu tư, trong khi thu nhập bình quân lao động của ngành điện là cao so với trung bình xã hội. Đồng thời ngành điện có vốn đầu tư đa ngành khá lớn và đầu tư thường không hiệu quả (ví dụ đầu tư sản xuất điện thoại để bàn lỗ hàng ngàn tỷ đồng…).
Thứ năm, các thông tin giải trình và phương án tăng giá điện mang tính áp đặt một chiều từ phía ngành điện, công tác kiểm toán và giám sát đầu tư ngành điện còn nhiều khoảng trống, đặc biệt còn nhiều hiện tượng lãng phí, thất thoát, thất thu trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng trong khi cả nước thiếu điện. Thứ sáu, Hiệp hội năng lượng Việt Nam thay vì là công cụ tập hợp sức mạnh xã hội và hỗ trợ Nhà nước giải quyết khó khăn trong ngành năng lượng trong đó có ngành điện lại trở thành công cụ "đề nghị tăng giá điện". Thứ bẩy, nghịch lý cao nhất và khó chấp nhận nhất là thị trường điện ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển trong khi các nguồn vốn tài chính và nhân lực xã hội bị tắc nghẽn và cả nước lâm vào tình trạng thiếu điện. Quan điểm của Cục Quản lý giá là giá điện phải dần bù đắp được các chi phí thực tế. Cục Quản lý giá cho biết giá than cho điện phải tiến dần đến thị trường, trong khi giá than bán cho điện hiện tại mới bằng 57-63% giá thành.Theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Hiền, đang có một thực tế vô lý là người dân phải gánh các khoản mà ngành điện bù chéo cho các ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện năng.
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Hiền cũng thẳng thắn đưa ra ý kiến, mỗi lần điều chỉnh giá điện, chính sách luôn chú ý tới việc hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này thực tế không lớn nếu so với những khoản mà ngành điện hỗ trợ các ngành sản xuất như thép, xi măng. Gay gắt hơn, ông Vũ Xuân Thuyên, đại diện Bộ kế hoạch đầu tư cho rằng, khi thiếu vốn đầu tư và lỗ khi kinh doanh ngoài ngành thì EVN lại đề nghị tăng giá. Ông Thuyên đưa ra thực tế, EVN hiện đang độc quyền ở hầu hết các khâu, từ phát điện, truyền tải điện tới phân phối điện. Ông Thuyên đề nghị tách một số bộ phận của EVN hiện nay và thành lập một Cty độc lập trong các khâu phát, truyền tải và phân phối điện. Trong đó, Nhà nước nắm độc quyền về hệ thống, tại các thành phố lớn có thể thành lập Cty cổ phần phân phối điện của các quận, huyện thực hiện việc bán điện cạnh tranh đến các hộ tiêu dùng.
Trong văn bản gửi đến hội thảo, Cục Quản lý giá , Bộ Tài chính có nêu rõ giá điện cần tiếp tục điều chỉnh. Theo Cục này, riêng năm 2011, giá điện bình quân được điều chỉnh hai lần từ ngày 1-3-2011 tăng thêm 15,28%, từ 20-12-2011 tăng thêm 5%. Tuy nhiên, giá điện vẫn chưa phản ánh hết được biến động của các chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào hợp lý, hợp lệ. Cục Quản lý giá khẳng định quan điểm thời gian tới, lúc thích hợp sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá điện thị trường.
Dù nhiều nghịch lý nhưng có lẽ giá điện vẫn sắp tăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét