Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Nhật Bản phát triển điện mặt trời như thế nào?

Nhật Bản là nước tiêu thụ điện lớn thứ 5 trên thế giới. Nhưng do có rất ít nguồn năng lượng nên nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.





Mạng lưới điện của Nhật Bản bị phân tán và cách ly với các nước láng giềng do vị trí địa lý và địa hình đa phần gồm các hòn đảo. Mạng lưới điện của Nhật gồm 9 khu vực, mỗi khu vực lại được vận hành độc lập. Nhật Bản cũng có hai lý do lịch sử dẫn đến việc sử dụng hai tần số điện khác nhau (60Hz ở phía tây và 50Hz ở phía đông) và cách duy nhất để trao đổi điện giữa hai khu vực chính là thông qua bộ chuyển đổi dòng điện một chiều có công suất khá hạn chế.

Bước ngoặt Fukushima

Trước thảm họa nổ Nhà máy Điện nguyên tử Fukushima, điện nguyên tử cung cấp 25% tổng sản lượng điện của Nhật Bản, cũng bằng với khí tự nhiên hóa lỏng và than đá. Dầu mỏ và thủy điện cùng chiếm gần 10%, số còn lại đến từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.

Sau vụ tai nạn hạt nhân Fukushima tháng 3-2011, Nhật Bản đột ngột thay đổi hệ thống phát điện bằng việc ngừng các lò phản ứng hạt nhân.

Điều này đã khiến Nhật gia tăng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Các nhiên liệu này chiếm gần 82% sản lượng điện của Nhật Bản, theo số liệu của IEA. Việc thay thế sản xuất điện hạt nhân bằng các loại nhiên liệu hóa thạch từ năm 2011 đã gây nhiều tốn kém cho Nhật Bản.

Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản thông báo kế hoạch tăng cường năng lượng mặt trời để giảm sự thiếu hụt điện do việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Một quy trình cải tổ thị trường điện đã được khởi xướng nhằm chấm dứt thế độc quyền của các khu vực và củng cố hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo sản lượng 1065TWh vào năm 2030 (so với 1018TWh của năm 2016).

Kích thích năng lượng mặt trời

Vào tháng 8-2011, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật về mua năng lượng tái tạo để khuyến kích người dân tự sản xuất điện mặt trời tại nhà và giúp hình thành các trung tâm điện mặt trời lớn. Chính sách giá điện được Nhật Bản xem xét điều chỉnh 3 năm 1 lần.

Những chính sách “hào phóng” của Chính phủ Nhật Bản đã thu hút một số lượng lớn các dự án đầu tư vào điện tái tạo thời gian qua. Vấn đề hiện nay là tỷ lệ triển khai các dự án này. Trong khi khối dân cư hoàn thành tới 80% các dự án đăng ký thì chỉ có 20% các dự án lớn được triển khai. Tỷ lệ thấp này chủ yếu là do Chính phủ không quy định rõ thời hạn bắt buộc hoàn thành dự án khi nhà đầu tư đăng ký, do những bất ổn liên quan đến giá mua điện và do tâm lý chờ đợi giá thiết bị sẽ giảm của các nhà đầu tư dự án điện mặt trời.









nhat ban phat trien dien mat troi nhu the nao
Một dự án điện mặt trời ở Nhật Bản

Thêm vào đó là những khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, cũng như những khó khăn trong việc kết nối điện mặt trời với lưới điện quốc gia. Tất cả những khó khăn trên đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thông qua cải tiến chính sách, để duy trì niềm tin của giới đầu tư trong phát triển điện mặt trời ở quy mô lớn, phù hợp với các mục tiêu của chính phủ.

Trên tinh thần đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tháng 8-2014 đã công bố một loạt các biện pháp nhằm hợp lý hóa hệ thống hỗ trợ cho lĩnh vực điện mặt trời. Các nhà đầu tư khi trình kế hoạch xây dựng trung tâm điện mặt trời phải nộp giấy chứng nhận sở hữu một diện tích đất nhất định cùng những hợp đồng mua trang thiết bị cần thiết để triển khai dự án. Có được những bằng chứng trên, Chính phủ mới cấp phép và hỗ trợ cho nhà đầu tư.

Một hệ thống hỗ trợ mới từ năm 2016

Cuối năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt một kế hoạch hỗ trợ mới để phát triển năng lượng tái tạo, theo đó từ tháng 4-2017, các dự án nhà máy điện mặt trời quy mô lớn sẽ được đưa ra đấu giá.

Việc đưa ra cơ chế đấu thầu cho ngành điện tái tạo là tín hiệu tích cực để giảm chi phí. Mặc dù vậy, chi phí cho các dự án điện mặt trời ở Nhật Bản vẫn cao hơn nhiều so với các cuộc đấu thầu ở những nơi khác trên thế giới (Mexico, Chilê, Đức...).

Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường Nhật Bản là cơ hội để kiếm lợi nhuận, do mức giá mua điện cao ở nước này. Trong các cuộc mời đấu thầu mới của Nhật Bản, 4 nhà khai thác năng lượng tái tạo nước ngoài đã trúng thầu bán điện cho Nhật Bản gồm chi nhánh Canada Solar (với các nhà máy ở Trung Quốc), các công ty con của Hanwha - Hàn Quốc, Q-Cells của Đức và Công ty X-Elio của Tây Ban Nha.

Các công ty điện tái tạo của Nhật ngày càng sử dụng các tấm thu năng lượng mặt trời của các nhà sản xuất nước ngoài (ví dụ, Hina sử dụng pin mặt trời của Trung Quốc). Ước tính một nửa số công ty điện mặt trời của Nhật Bản sau khi trúng thầu đều sử dụng các thiết bị nhập khẩu (rẻ hơn 30% so với mặt hàng cùng loại của Nhật Bản).

Thông qua việc đấu thầu, Nhật Bản đã giảm được chi phí sản xuất và giảm số lượng các “dự án trên giấy”. Quy trình này làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời giảm được giá điện cho người dân.

Sau khi hạ được chi phí sản xuất, Chính phủ Nhật bắt đầu giảm hỗ trợ cho phát triển điện tái tạo thông qua giảm giá mua điện, giảm 10% trong năm 2017.

Sau một thời gian phát triển, hiện nay năng lượng mặt trời chiếm khoảng 4,5% tổng sản lượng điện ở Nhật Bản. Dự kiến, nguồn điện tái tạo này có thể đại diện cho 12% hỗn hợp điện của Nhật Bản vào năm 2030. Nhưng những thách thức cho lĩnh vực năng lượng của Nhật Bản hiện còn rất nhiều do nước này đang phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm chạp và dân số giảm.




Theo báo Petrotimes

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Hệ thống điện mặt trời ở Trường Sa bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của bão Tembin

Đến sáng 25-12, bão Tembin đã tràn qua quần đảo Trường Sa. Tại các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời bị gió cuốn mất.

7h sáng tại Trường Sa, gió Đông - Đông Bắc đã giảm xuống cấp 5- 6, sóng biển cao 2-3 mét, trời không mưa.

Không có thiệt hại về người. Hơn 45 tàu cá các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vùng Tàu với hơn 240 ngư dân ở các tàu cá được đưa vào đảo tránh trú an toàn.

Tại các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời bị gió cuốn mất.

Tại đảo An Bang, đảo Trường Sa, 90% cây cối bị đổ, gãy. Một số téc nước sinh hoạt bị bật nắp; hệ thống vườn tăng gia ở các đảo bị sập, hư hỏng nặng. Hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại các đảo bị hỏng nặng.


Tại đảo An Bang, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão, chuồng heo bị tốc mái, pa nô khẩu hiệu gãy đổ.



Hiện tại, quân và dân Trường Sa đang tích cực khắc phục những thiệt hại do bão Tembin gây ra.

Dưới đây là những hình ảnh gởi về từ các đảo do Phòng Chính trị Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân cung cấp.

Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 2.


Bảng tin đơn vị sau bão






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 3.


Cây gãy tại đảo Trường Sa






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 4.


Cột chiếu sáng chỉ còn khung sắt tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 5.


Cột năng lượng mặt trời trơ trọi sau bão tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 6.


Đảo An Bang trong bão






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 7.


Trường mầm non trơ trọi sau bão tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 8.


Pin năng lượng mặt trời vỡ nát sau bão tại đảo Trường Sa Đông






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 9.


Sóng lớn tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 10.


Vườn rau sao bão tại đảo An Bang






Bão quét Trường Sa, giàn pin mặt trời bị gió cuốn mất - Ảnh 11.


Vườn rau bị hư hại tại đảo An Bang


Theo Báo Tuổi Trẻ




Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Cận cảnh quá trình thi công dự án điện mặt trời nổi trên mặt hồ

Cận cảnh quá trình thiết kế, thi công và xây lắp (EPC) dự án điện mặt trời nổi trên mặt hồ tại Singapore do đối tác của Samtrix Solar thực hiện. Đơn vị nào có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với Samtrix Solar. Chi tiết : https://goo.gl/tQe2uV

[embed]https://youtu.be/f5_VoyRNTqY[/embed]

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Đại gia mía đường, chứng khoán, tài chính, BOT chạy đua đầu tư điện mặt trời

Hiện nay, Chính phủ có những cơ chế riêng nhằm phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió bởi đặc tính dễ sử dụng và không gây hại cho môi trường. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng kinh doanh, chạy đua trong cuộc cách mạng năng lượng sạch, dù chi phí ban đầu khá đắt đỏ...  
Mía đường, bất động sản “chạy đua” kinh doanh điện

Sau quyết định ban hành của Chính phủ về năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển sang đầu tư trong lĩnh vực này.

Đầu tiên phải kể đến dự án điện mặt trời Ninh Thuận (Thiên Tân Solar) của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Tân – doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật...

Được biết, Thiên Tân Solar được xây dựng tại xã Phước Ái, tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, diện tích đất dự kiến khoảng 1.400 ha. Dự án được có 5 nhà máy (giai đoạn 2017 – 2020), trong đó nhà máy đầu tiên có công suất 50 MW được khởi công năm 2017 và đưa vào vận hành năm 2018. Theo kế hoạch, năm 2020 công ty sẽ hoàn tất việc xây dựng 5 nhà máy, riêng hai nhà máy 4 và 5 đều có công suất 300 MW.

Một trong những thương vụ đình đám vào cuối tháng 6, sau khi nhận chuyển nhượng mảng mía đường từ Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết công ty đã lên kế hoạch chi 1 tỷ USD triển khai 20 dự án điện mặt trời tại Tây Ninh (công suất 324MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW), Huế (30 MW), Gia Lai (49 MW)… suất đầu tư tối đa 20 tỷ/MW với thời gian hoàn vốn dưới 12 năm.

Đến năm 2020, TTC dự tính đạt công suất 1.000 MW điện mặt trời, 40 MW điện gió, chiếm 73% tỷ trọng toàn ngành năng lượng của tập đoàn, còn lại là 222 MW thủy điện, chiếm 16% và nhiệt điện 150MW, chiếm 11%.

Ngoài ra, CTCP Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa cũng lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore trong hai năm tới, sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời có công suất 200 MW.









dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach
Điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển ở Việt Nam

 

Một doanh nghiệp khác là CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG), hồi tháng 5 cho biết đang triển khai kế hoạch 100 triệu USD và đầu tư cho 4 dự án tại Long An, Quảng Nam và Gia Lai. Riêng đối tác Green Egg cũng đã tiến hành đầu tư 10 triệu USD trái phiếu chuyển đổi vào BCG để triển khai các dự án năng lượng mặt trời tại Long An và sẽ là đầu mối kết nối cho các nhà đầu tư tại Hàn Quốc.


Tháng 12, Bamboo Capital thành lập CTCP Năng lượng Mặt trời Tân Thạnh 1 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó BCG góp 60% vốn điều lệ. Đồng thời, Bamboo Capital góp thêm 92 tỷ đồng, tương đương 40% vốn điều lệ vào BCG Energy. Cả hai công ty mới đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Trong tháng này, CTCP Thủy điện Miền Trung (Mã: CHP) cũng quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện mặt trời Cư Jút Đắk Nông với mục tiêu bán điện lên Hệ thống điện Quốc gia. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 1 năm, từ tháng 12/2017 và bàn giao đi vào vận hành thương mại vào tháng 6/2019.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Cư Jút có công suất lắp máy 62 MWp phía điện một chiều và 50 MW phiá điện xoay chiều. Điện lượng bình quân năm là 94,71 triệu kWh (với tần suất 65%). Tổng mức đầu tư dự án 1.367 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư và dự kiến phần bổ nguồn vốn theo tiến độ gồm vốn tự có của EVNCHP và vốn vay thương mại.

Nước ngoài cũng chen chân làm năng lượng sạch tại Việt Nam


Không chỉ riêng doanh nghiệp trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Vào tháng 11, dự án điện mặt trời tại huyện Đông Hải được dự kiến tiển khai do Tập đoàn SY GROUP đến từ Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 50 MW và giai đoạn 2 sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất nhà máy lên 300 MW. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 - 2019.

Một Tập đoàn khác của Hàn Quốc là Hanwha (Hàn Quốc) cũng dự kiến đầu tư khoảng 200 triệu USD vào dự án điện mặt trời tại Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, Tata Power – công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng và Ninh Thuận.

Ngày 13/12, Liên doanh tổng thầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - Mã: PVX), Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) và công ty Singapore ký hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi. Tổng công suất dự án là 1.200 MW, trong đó dự kiến đầu tư giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2021 sẽ đưa vào vận hành 60 MW, giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2023 sẽ đưa vào vận hành 600 MW.

Việc sử dụng năng lượng sạch đang được hưởng ứng mạnh mẽ mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết tăng công suất điện lên 14% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2030. Tuy nhiên, các nhà máy điện mặt trời sẽ phải phải cạnh tranh gay gắt với những nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu có chi phí đầu tư thấp như than đá và khí đốt.






dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach

Trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 11//2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó, Nhà nước sẽ mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án hòa lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 UScent/kWh).

Nhà đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%/năm trong vòng 15 năm đầu tiên, được miễn trong vòng 4 năm tiếp theo và giảm 50% trong 9 năm sau đó. Ngoài ra, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án.

Châu Âu đứng đầu về sử dụng năng lượng sạch


Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của ứng dụng khoa học - công nghệ, một nền tảng vô cùng quan trọng trong việc phát triển cách mạng năng lượng sạch. Ngày nay, nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió... được kỳ vọng có thể thay thế các nhà máy nhiệt điện, giúp giảm chi phí phát điện và việc trữ lượng dầu mỏ đang dần cạn kiệt trong tương lai.

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào đầu năm 2017, Đức hiện đứng đầu thế giới về công suất phát điện mặt trời với 39,27GW; mục tiêu tỷ lệ điện năng lượng tái tạo trong tổng thể điện quốc gia tối thiểu 35% trước năm 2020.

Trung Quốc đứng thứ hai (35,78 GW), quốc gia này tuyên bố sẽ giảm hơn 20% năng lượng hóa thạch (chủ yếu là than) trước năm 2030.

Thứ ba là Nhật Bản (23,3 GW), đặt mục tiêu đạt công suất 28 GW trước năm 2020. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ (18,3 GW), Ý (17,9 GW), Tây Ban Nha (5,6 GW), Pháp (5,2G W)... cũng tập trung lắp đặt hệ thống điện mặt trời và nâng công suất nguồn năng lượng tái tạo này

Nhật Huyền


Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng Điện mặt trời

Tháng 12/2017 giá điện bán lẻ bình quân chính thức tăng 6.08%. Để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hình ảnh thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang dùng điện mặt trời hòa lưới.


Giảm chi phí tiền điện với hệ thống điện mặt trời hòa lưới



Hạn chế tối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tận dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường là cách mà các doanh nghiệp đang thực hiện. Trong đó, sử dụng điện năng lượng mặt trời hòa lưới được xem là giải pháp giúp giảm tiền điện đến 100% và tác động tích cực đối với môi trường.

Hệ thống hòa lưới có tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên phần mái của các văn phòng, nhà xưởng… Hệ thống hấp thu ánh nắng mặt trời và tạo ra nguồn điện sạch để hòa vào lưới điện cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện.

Mức độ tiết kiệm điện phụ thuộc vào diện tích mái nhà khả dụng để lắp đặt hệ thống tấm pin và mức đầu tư công suất hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới. Nếu đầu tư một hệ thống với công suất phù hợp, các doanh nghiệp sản xuất có thể cắt giảm tối đa chi phí điện và đặc biệt ở khung giá điện giờ cao điểm 4.233đ/ kWh đối với khối kinh doanh - thương mại.

Điện mặt trời nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng điện năng lượng mặt trời, Ông Phạm Đức Sơn - Giám đốc Công ty giầy da xuất khẩu Ngọc Khánh chia sẻ “Sau khi tìm hiểu hệ thống điện mặt trời, Công ty đã triển khai hệ thống điện mặt trời hòa lưới vào giữa năm 2017. Chúng tôi đánh giá cao tính hiệu quả về kinh tế và môi trường của dự án này. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới đầu tư một lần nhưng lợi ích trên 20 năm. Trong thời gian này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tự tạo nguồn điện sạch để sử dụng, giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất và thương hiệu cũng dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng lớn trên thế giới.”

Ông Sơn chia sẻ thêm, công ty ông lựa chọn giải pháp điện mặt trời hòa lưới của Samtrix Solar. Hệ thống đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật điện của EVN, không sử dụng ắc quy do đó doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy.

Hệ thống điện mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao và có tuổi thọ kéo dài trên 20 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư có thể giám sát được lượng điện mặt trời tạo ra mỗi ngày qua ứng dụng giám sát thông minh trên các thiết bị di động mọi lúc, mọi nơi.

Doanh nghiệp có thể bán điện mặt trời cho EVN trong 20 năm

Nếu như trước đây, doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn điện lưới quốc gia thì nay với giải pháp điện năng lượng mặt trời hòa lưới các doanh nghiệp có thể tự tạo ra nguồn năng lượng sạch và bán lại lượng điện dư cho EVN trong 20 năm.




Nhằm ghi nhận chính xác lượng điện mặt trời phát ra để bù trừ hóa đơn tiền điện hằng tháng và mua lượng điện mặt trời dư vào cuối năm, EVN đang tiến hành lắp đặt công tơ (đồng hồ) hai chiều miễn phí. Công tơ hai chiều mua bán điện của EVN là giải pháp lý tưởng thay thế việc đầu tư hệ thống ắc quy lưu trữ điện.

Công tơ hai chiều được gắn vào hệ thống sẽ tính toán lượng điện mặt trời phát ra. Nếu điện mặt trời tại doanh nghiệp phát ra vượt quá nhu cầu sử dụng thì lượng điện mặt trời dư cả năm (sau khi bù trừ cho lượng điện sử dụng hằng tháng) sẽ được EVN mua lại với giá 2.086 đ/1 kWh.

Chính sách này là một lợi thế dành cho các doanh nghiệp đang quan tâm đến các giải pháp về điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Rõ ràng sự cạnh tranh thời hội nhập không chỉ yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà còn dựa vào uy tín của thương hiệu. Vì thế, điện năng lượng mặt trời hòa lưới là một giải pháp thiết thực mà các doanh nghiệp Việt nên ứng dụng để tạo dựng thương hiệu thêm “sáng” và bền vững trong lòng khách hàng.

Thế nào là Điện năng lượng mặt trời hòa lưới?

Hệ thống có các tấm pin năng lượng mặt trời nhận bức xạ mặt trời và chuyển thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC được bộ inverter hòa lưới chuyển thành nguồn điện xoay chiều (AC) và hòa vào nguồn điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=aMa_6iERxXQ[/embed]



Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Samtrix Solar : Nhà thầu EPC dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, một mùa kinh doanh thành công!


Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Công ty hiện là đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix Solar và là đại lý của các hãng cung cấp điện mặt trời danh tiếng trên thế giới như TrinaSolar, Kyocera, Canadian Solar, Ingeteam, SMA, Samlex... tại Việt Nam.


Chúng tôi đã tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình, trường học, trang trại, trạm kiểm lâm, đồn biên phòng, khách sạn, resort....bao gồm cả hệ thống độc lập và nối lưới với công suất từ 1KW - 100MW trên khắp các địa phương trong cả nước.


[embed]https://www.youtube.com/watch?v=IcGicY2dIco[/embed]

Được thành lập từ năm 2006, chúng tôi có kinh nghiệm trong việc triển khai điện năng lượng mặt trời cũng như cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị, tòa nhà, khu CN ở nhiều địa phương.


Nếu như  Quý khách hàng có bất cứ yêu cầu nào cần hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ hoặc kỹ thuật….xin đừng ngần ngại liên hệ  với chúng tôi để có sự phục vụ và hỗ trợ tốt nhất.


Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, các đội trưởng đều là kỹ sư có kinh nghiệm tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội . Với phương châm làm việc : "Chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, giá cả hợp lý" , Công ty Thanh Niên luôn mang đến giải pháp hữu hiệu, một ưu thế phục vụ toàn diện và hiệu quả cao cho Quý khách hàng.


Liên hệ :

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên


 Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 Hotline : 0902.282.138


Số 22 – Ngõ 249A - Thuỵ Khuê – Tây Hồ – Hà Nội / ĐT: (04)373027888 Hotline : 0983.802.686


Email: solarpowervn@gmail.com


Blog:  http://diennangluongmattroi.wordpress.com


Facebook : https://www.facebook.com/samtrixsolar


 


Trân trọng cảm ơn!

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lược năng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.



Gần đây, những tin tức về điện ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều trên truyền thông. Bạn đọc có thể đã quen thuộc với những tin tức về điện ở Việt Nam như: giá than đang tăng trên thị trường thế giới; Cơ quan Năng lượng quốc tế công bố Báo cáo năm 2017 ghi nhận sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào nhập khẩu than; Chính phủ quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản để phát triển nhà máy nhiệt điện than trị giá 2,6 tỷ USD tại Khánh Hòa hay Bộ Công thương vừa công bố tăng giá điện thêm 6% từ 1/12.

Những câu chuyện này đều phản ánh sự thay đổi căn bản trong chiến lược năng lượng của Việt Nam. Từ trước tới giờ, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy thủy điện và bán điện cho người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mức giá trợ cấp. Tuy nhiên, ai cũng biết cách này không bền vững về lâu dài.

Bản chất của thủy điện là phụ thuộc theo mùa và điều kiện tự nhiên, do đó tính ổn định không cao. Bên cạnh đó, Việt Nam về cơ bản đã tối đa hóa tiềm năng từ nguồn này, vì các con sông lớn đều đã được xây đập. Việc bán điện ở mức giá thấp hơn giá thị trường mang chủ ý tốt, nhưng nó bóp méo các tín hiệu thị trường và làm nặng gánh thêm cho ngân sách nhà nước.

Phát triển các nhà máy nhiệt điện than rõ ràng không phải là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Dù ta có thể giảm thiểu tác động đến môi trường bằng công nghệ tiên tiến, nhưng chúng sẽ không thể nào hoàn toàn sạch các-bon như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.

Ô nhiễm không khí đang được chú ý hơn ở Việt Nam. Người dân đang rất quan tâm đến tác động môi trường của các dự án công nghiệp lớn, đặc biệt sau thảm hoạ Formosa dọc bờ biển miền Trung năm ngoái.

Liệu chúng ta có sai lầm khi ký kết cấp phép cho các dự án nhiệt điện than? Khi đọc những bài báo phản ánh việc nhà đầu tư đổ xô đi xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời ở miền Trung, người ta chắc sẽ tự hỏi: tại sao năng lượng mặt trời lại không thể hiện diện nhiều hơn trên bản đồ năng lượng của Việt Nam trong tương lai?

Thế giới ưa chuộng năng lượng tái tạo đến thế vì nhiều lý do. Thứ nhất là những lo ngại về môi trường và hiện tượng Trái đất nóng lên. Thứ hai là mong muốn về thế mạnh chiến lược cho an ninh năng lượng quốc gia (nếu năng lượng tái tạo nội địa đủ, ta có thể giảm phụ thuộc nhập khẩu). Thứ ba là việc năng lượng tái tạo ngày càng rẻ (đặc biệt là năng lượng mặt trời) và khả năng cạnh tranh về chi phí của nó so với những nguồn truyền thống.

Tuy nhiên, tôi cảm giác những lời ca ngợi rùm beng về điện mặt trời có lẽ chỉ là những kỳ vọng hão huyền được thổi phồng. Hiện tại, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 7,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hơn nữa, con số này sẽ nhỏ đi nhiều nếu không tính các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu.

Ví dụ, Đức đã triển khai khung trợ cấp mạnh mẽ và các động lực khác để giúp năng lượng tái tạo chiếm 25% tổng lượng điện. Nước này cũng dự định đưa con số này lên 40% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, với hầu hết các quốc gia khác, việc đạt được đến con số này là một viễn cảnh xa vời.

Bên cạnh đó, tài chính và tác động môi trường không phải là yếu tố duy nhất để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc khi đưa ra chiến lược năng lượng, vì họ cũng phải tính đến khả năng sẵn có, độ ổn định và tính khả thi của nguồn năng lượng đó.

Nhiều nơi không đủ gió hoặc ánh sáng mặt trời để vận hành các dự án năng lượng tái tạo. Nếu có, năng lượng tạo ra cũng thất thường vì gió không phải lúc nào cũng thổi và trời không phải lúc nào cũng nắng. Đây không phải là nguồn năng lượng mà chúng ta có thể chủ động điều khiển.

Hiện tại, các nhà máy điện tái tạo không thể hoạt động ở bất cứ nơi nào mà vẫn tạo hiệu suất cao ở giai đoạn này vì lưới điện không hỗ trợ. Ở châu Âu, các chính phủ đang cố gắng nâng cấp lưới điện để dự trữ điện hiệu quả hơn và vận hành các nhà máy đồng bộ hơn. Tuy nhiên, quá trình này dự kiến ​​sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la Mỹ.

Đối với nhiều nước, tỷ trọng mật độ năng lượng (chỉ số thể hiện năng lượng được dự trữ trên một khu vực) khá thấp của năng lượng tái tạo lại là một vấn đề khác. Trong khi các nhà máy điện truyền thống (than, dầu, hạt nhân, thuỷ điện và khí tự nhiên) có thể sản xuất hơn 1000W điện trên mỗi mét vuông diện tích đất, thì con số này của các nhà máy điện mặt trời chỉ là gần 20W/m2, kể cả ở địa điểm thuận lợi nhất.

Ví dụ, một trong những nhà máy điện mặt trời nổi tiếng nhất trên thế giới là dự án Agua Caliente trên sa mạc Arizona, một trong những nơi nhiều nắng nhất trên trái đất. Nhà máy này có diện tích 971 ha, là một diện tích đất rất lớn nếu đặt trong tương quan với công suất của nhà máy chỉ là 290 MW. Sản lượng của các nhà máy điện truyền thống tương đối lớn ở Mỹ và các nơi khác phải gấp đó 10 lần.

Yêu cầu về diện tích đất lớn để sản xuất điện mặt trời không phải thứ gì quá to tát ở Arizona, nơi mật độ dân số khoảng 22 người/km2 và hầu hết dân cư sống tập trung ở thủ phủ Phoenix. Nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều ở những nơi đông dân hơn, chẳng hạn như ở tỉnh Bình Định, nơi có mật độ dân số 290 người/km2 (gấp 10 lần Arizona) và dân cư sống rải rác trong các thị trấn và làng xóm nhỏ.

Tóm lại, phát triển năng lượng sạch rõ ràng là rất quan trọng, nhưng chúng ta nên có cái nhìn thực tế về tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lượcnăng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

 

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Ông Michael Modler, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC).

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Giải pháp tiết giảm chi phí điện năng cho DN và sinh lời

Nhằm giảm tối đa tiền điện, đón đầu xu hướng năng lượng xanh, tăng uy tín thương hiệu và lợi nhuận, thời gian gần đây nhiều Doanh nghiệp, khách sạn, resort, nhà xưởng đã đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

 
Đón đầu xu hướng “năng lượng xanh” – tăng lợi nhuận



Cùng với xu hướng phát triển bền vững của thế giới, mô hình “năng lượng xanh” ở Việt Nam ngày càng phố biến. Bên cạnh giải pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng tính cạnh tranh các doanh nghiệp đang đón đầu xu hướng “công nghệ xanh” bằng việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

Mô hình này giúp DN có thể giảm tiền điện đến 80% và xây dựng được thương hiệu "xanh", giảm chi phí tiền điện hàng tháng và tăng lợi nhuận nhờ khoản đầu tư ban đầu này.

Giảm đến 80% tiền điện với hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Điện mặt trời hòa lưới có những tấm pin được lắp đặt trên phần mái của Doanh nghiệp. Hệ thống hấp thu ánh nắng mặt trời và tạo ra nguồn điện sạch để hòa vào lưới điện cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện.

Hiệu quả tiết kiệm điện phụ thuộc vào diện tích mái nhà khả dụng để lắp đặt hệ thống tấm pin và mức đầu tư công suất hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới. Nếu đầu tư một hệ thống với công suất phù hợp, các khách sạn có thể cắt giảm tối đa chi phí điện và đặc biệt ở khung giá điện giờ cao điểm (3.991đ/ kWh).



Anh Long - Chủ một doanh nghiệp tại Tỉnh Bình Dương cho biết “Điện mặt trời đang trở thành một xu hướng rất gần gũi đối với Việt Nam. Chúng tôi đã lắp đặt điện mặt trời hòa lưới vào cuối năm 2016. Ngoài chi phí đầu tư ban đầu, chúng tôi không tốn thêm bất kỳ chi phí nào khác mà còn giảm được chi phí tiền điện hàng tháng và sinh lời từ khoản đầu tư này”.

Anh Long chia sẻ thêm, anh lựa chọn giải pháp điện mặt trời hòa lưới của Samtrix Solar. Hệ thống không sử dụng ắc quy do đó các DN không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy. Hệ thống điện mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao và có tuổi thọ kéo dài trên 25 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư có thể giám sát được lượng điện mặt trời tạo ra mỗi ngày qua ứng dụng giám sát trên các thiết bị di động mọi lúc, mọi nơi.

Doanh nghiệp có thể bán điện mặt trời cho EVN trong 20 năm

Nếu như trước đây, doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn điện lưới điện quốc gia thì nay với giải pháp điện năng lượng mặt trời hòa lưới các chủ DN có thể tự tạo ra nguồn năng lượng sạch và bán lại lượng điện dư cho EVN trong 20 năm.

Nhằm ghi nhận chính xác lượng điện mặt trời phát ra để bù trừ hóa đơn tiền điện hàng tháng và mua lượng điện mặt trời dư vào cuối năm, EVN đang tiến hành lắp đặt công tơ (đồng hồ) hai chiều miễn phí. Công tơ hai chiều mua bán điện của EVN là giải pháp lý tưởng thay thế việc đầu tư hệ thống ắc quy lưu trữ điện.

Công tơ hai chiều được gắn vào hệ thống sẽ tính toán lượng điện mặt trời phát ra. Nếu điện mặt trời tại DN phát ra vượt quá nhu cầu sử dụng thì lượng điện mặt trời dư cả năm (sau khi bù trừ cho lượng điện sử dụng hằng tháng) sẽ được EVN mua lại với giá 2.086 đ/1 kWh.

Như vậy, với hệ thống điện năng lượng mặt trời các DN chỉ cần đầu tư một lần nhưng có được nhiều lợi ích trên 35 năm về mặt kinh tế và môi trường. Chắc chắn trong thời gian tới, điện mặt trời hòa lưới sẽ trở thành điều kiện cần của các DN, để giảm chi phí tiền điện và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thế nào là Điện năng lượng mặt trời hòa lưới?

[embed]https://youtu.be/q4rxrgYB00Q[/embed]

Hệ thống có các tấm pin năng lượng mặt trời nhận bức xạ mặt trời và chuyển thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC được bộ inverter hòa lưới chuyển thành nguồn điện xoay chiều (AC) và hòa vào nguồn điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện.





 


 

Các dự án điện mặt trời tại Bình Thuận vẫn chậm triển khai

Hiện nay trên địa bàn Bình Thuận đã có 5 dự án nhà máy điện mặt trời được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, 2 dự án khác được chấp thuận về nguyên tắc. Thế nhưng đến nay chưa có dự án nào khởi động.
Tiềm năng lớn

Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận Đỗ Minh Kính, cho biết quan điểm của tỉnh là ưu tiên phát triển các dự án điện tái tạo, trong đó có điện mặt trời. “Để hài hòa cùng các ngành kinh tế khác, chúng tôi chỉ chọn các khu vực sản xuất nông nghiệp, đất khô cằn, hoặc phát triển ngành nghề khác kém hiệu quả thì mới đặt dự án điện mặt trời”, ông Kính nói.





Cũng theo Sở Công thương Bình Thuận, hiện nay tỉnh đã có quyết định chấp thuận đầu tư chính thức cho 5 dự án (đặt tại H.Tuy Phong và Tánh Linh) với tổng công suất 340 MW, tổng vốn trên 7.000 tỉ đồng. Còn 2 dự án khác cũng đã được tỉnh đồng ý về nguyên tắc đầu tư với tổng công suất là 250 MW. Ngoài ra còn có tới 9 dự án khác (ở các huyện phía bắc của tỉnh) với tổng công suất lên đến 460 MW đã được Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch. Hiện nay còn trên 20 dự án khác đang trong giai đoạn khảo sát, đo nắng, lập quy hoạch trình Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch.

Trong số các dự án đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện mặt trời, có dự án của Tập đoàn điện lực VN (EVN) lên đến 200 MW, kinh phí đầu tư tới 5.100 tỉ đồng (lớn nhất tại Bình Thuận tới thời điểm này). Thậm chí hiện nay ngay tại bãi xỉ than của các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân cũng được một đơn vị của EVN thành lập một dự án nhà máy điện mặt trời với công suất 4,2 MW.


Theo ông Bùi Văn Thịnh, chủ đầu tư dự án điện mặt trời Phước Thể (H.Tuy Phong) thì Bình Thuận không chỉ có lợi thế về điện gió, mà còn thuận lợi để phát triển điện mặt trời do nhiệt độ và số giờ nắng của Bình Thuận cao nhất cả nước. “Hiện nay chúng tôi đang hoàn thành bản thiết kế chi tiết dự án đan xen điện mặt trời vào dự án điện gió Phú Lạc. Sự kết hợp giữa điện gió và điện mặt trời được nghiên cứu và xác định đặt đan xen nhau là rất tiết kiệm đất. Không chỉ vậy mà nó còn lợi chi phí rất nhiều cho nhà đầu tư”, ông Thịnh cho hay.

Ông Dương Tấn Long- Trưởng phòng Quản lý điện và năng lượng (Sở Công thương Bình Thuận), cho biết đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện gió của tỉnh sẽ đạt 700 MW sản lượng điện đạt xấp xỉ là 1.500 triệu kWh (đến năm 2030 con số này lên tới 4.520 MW).


Nhà đầu tư gặp khó

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Công thương Bình Thuận, hiện nay các dự án vẫn chưa nhúc nhích một phần là do các nhà đầu tư gặp khó trong việc thẩm định dự án để vay vốn từ ngân hàng.


“Các ngân hàng chưa có kinh nghiệm trong thẩm định các dự án mặt trời. Mặt khác, hiện nay nhiều dự án điện gió đang vướng do chồng lấn lên các dự án khai thác titan. UBND tỉnh Bình Thuận đã có kiến nghị Chính phủ giảm bớt quy hoạch khai thác titan để ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Một khó khăn nữa khiến các dự án chậm tiến độ là do các chủ đầu chưa có kinh nghiệm trong lựa chọn thiết bị, công nghệ, lắp ráp trong bối cảnh khí hậu của nước ta”, lãnh đạo Sở Công thương Bình Thuận phân tích.



Quế Hà - Báo Thanh Niên

Khánh Hòa có thêm 5 dự án điện năng lượng mặt trời

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đồng ý chủ trương đầu tư 5 dự án điện mặt trời trên địa bàn TP. Cam Ranh, huyện Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai các dự án.

Nhiều ưu điểm

Trong 5 dự án này, các Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm VN, Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Suối Dầu và Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ Cam Ranh đều nằm trên địa bàn huyện Cam Lâm. Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời An Việt đóng tại Cam Ranh và Nhà máy điện mặt trời Long Sơn dự kiến xây dựng ở xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa.

 

Theo đánh giá của sở, ngành liên quan, các dự án đều được bố trí ở những khu vực hợp lý, đất cằn cỗi, ít được sử dụng, không ảnh hưởng đến việc canh tác của địa phương. Điều này vừa nâng cao giá trị đất, đồng thời tạo hiệu quả kinh tế rõ rệt khi dự án đi vào hoạt động. Ví dụ như Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời An Việt do Công ty TNHH Phát triển Năng lượng xanh An Việt - Nha Trang làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến xây dựng tại thôn Hòa Sơn, xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh với diện tích khoảng 60ha, tổng công suất khoảng 40MWp. Trong 60ha đất mà chủ đầu tư đưa vào dự án, phần lớn là đất bạc màu, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao và chỉ được quy hoạch để làm nghĩa trang, bãi rác. Nếu đầu tư dự án điện mặt trời vào khu vực này, hiệu quả sử dụng đất sẽ tăng cao, hàng năm sẽ đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách. Hay như Dự án Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm VN, do Công ty TNHH Cam Lâm Solar làm chủ đầu tư cũng có những ưu điểm tương tự. Dự án này được đề xuất thực hiện trên diện tích khoảng 75ha tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm. Vị trí dự án triển khai là phần đất thuộc bãi chứa vật liệu khi thi công hồ Tà Rục. Lâu nay, diện tích đất này do Nhà nước quản lý và chưa đưa vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nếu muốn sản xuất được phải có thêm kinh phí để cải tạo. Sau khi xem xét tính hiệu quả, năm 2016, UBND tỉnh đã quy hoạch vị trí này để phát triển điện mặt trời.

Đặc biệt, trong 5 dự án điện mặt trời vừa được thông qua, có 2 dự án được làm nổi trên mặt các hồ chứa nước Cam Ranh và Suối Dầu. Việc thi công dự án trên mặt hồ vừa tạo thêm công năng mới cho các công trình chứa nước, đồng thời cũng mở ra mới hướng đi trong công nghệ với nhiều ưu điểm nổi bật. Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Điện mặt trời là loại hình sản xuất điện năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; làm điện mặt trời nổi trên mặt hồ có rất nhiều ưu điểm. Do không chiếm diện tích đất canh tác. Bên cạnh đó, hạn chế khả năng nước bay hơi khoảng 30%, hạn chế tảo bẩn trong nước, tăng cường hệ sinh thái trong lòng hồ và một số lợi ích khác. Có thể nói, đây là một trong những phương án xây dựng điện mặt trời không chỉ mới ở Việt Nam mà cả trên thế giới”.

 











 

Vẫn còn băn khoăn

Tại cuộc họp của UBND tỉnh với các sở, ngành, địa phương liên quan để nghe báo cáo về việc thẩm định hồ sơ xin chủ trương đầu tư 5 dự án điện mặt trời mới đây, ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Các dự án điện mặt trời đầu tư ở những địa điểm hợp lý, vừa phù hợp quy hoạch, vừa là những khu đất cằn cỗi, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tính toán kỹ sự ảnh hưởng của đường cao tốc Bắc - Nam đối với các dự án này”.

Ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh băn khoăn về vấn đề đền bù của các dự án, đặc biệt là các dự án liên quan đến đền bù cho đồng bào dân tộc thiểu số. “Đối với các dự án điện mặt trời nổi trên các mặt hồ chứa nước phải tính đến mức độ ảnh hưởng của hệ thống pin đối với vận hành hồ. Đặc biệt trong mùa lũ, nước lên xuống và xả lũ”, ông Trần Sơn Hải chia sẻ. Bên cạnh lưu ý chủ đầu tư về sự ảnh hưởng của các dự án điện mặt trời nổi trên hồ chứa nước trong việc vận hành, nạo vét hồ sau này, các ngành chức năng còn quan tâm đến sự ảnh hưởng của các tấm pin đối với chất lượng nước trong hồ. Lãnh đạo UBND tỉnh cũng như các sở, ngành đề nghị các chủ đầu tư phải có báo cáo chi tiết về vấn đề này.

Ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Phát triển điện mặt trời là cần thiết, nhưng phải đảm bảo được môi trường. Chúng ta không đánh đổi môi trường sống cho dự án điện mặt trời. Đặc biệt, các dự án điện mặt trời nổi trên các hồ chứa nước Cam Ranh và Suối Dầu phải có đánh giá cụ thể tác động của pin đối với nước trong hồ. Bởi đây là hồ vừa chứa nước thủy lợi vừa chứa nước sinh hoạt. Vì thế, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân. Nếu không an toàn cho dân thì không làm”. Ông Lê Đức Vinh cũng lưu ý, chủ đầu tư nghiên cứu, tính đến phương án đường cao tốc Bắc - Nam có khả năng đi qua khu vực dự án để có những tính toán xây dựng hợp lý. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư cam kết tiến độ để tránh tình trạng sau khi dự án được phê duyệt thì thi công kéo dài.

Đình Lâm

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Đắk Nông sắp xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời 1.200 tỷ đồng

Việc xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời góp phần phần nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo mở ra giai đoạn mới trong phát triển nguồn năng lượng sạch, công nghệ cao góp phần bảo vệ môi trường.







Ngày 29.11, Cty Điện lực Đắk Nông cho biết, dự án Dự án nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn (tại thôn 5, xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút) sẽ được khởi công vào tháng 2.2018, xây dựng mới 9km đường dây trung thế đấu nối vào trạm 110kV Cư Jút và đưa vào vận hành tháng 3.2019.

Công trình này được xây dựng trên diện tích 45 hecta với tổng vốn đầu tư 1.274 tỉ đồng, do 3 công ty liên doanh thực hiện gồm Công ty TNHH Univergy Viet Nam Holdings, Công ty Cổ phần Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và Công ty Europe Clean Energies Japan K.k làm chủ đầu tư.

Đây là dự án năng lượng điện mặt trời thứ 2 được xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (trước đó là dự án nhà máy điện mặt trời CưJút).

Được biết, nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn được sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, hiệu suất cao. Với công suất lắp đặt 44,4MW, khi đi vào vận hành, nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng điện hằng năm hơn 67MWh/năm, công suất phát lên lưới 36MW.

Việc xây dựng và đưa vào vận hành của nhà máy góp phần phần nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo mở ra giai đoạn mới trong phát triển nguồn năng lượng sạch, công nghệ cao góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho tỉnh Đắk Nông.

Trước đó, tại Hà Nội, Công ty Điện lực Đắk Nông tham gia triển khai thẩm định bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn, tỉnh Đắk Nông vào quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020, do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương chủ trì.


TÂM AN - Báo Lao Động

Mô hình điện mặt trời hòa lưới cho hộ gia đình

Mô tả họat động:


Khi không có mặt trời: (Buổi tối hoặc trời mưa) Các tấm pin mặt trời Solar Panel sẽ không sản sinh ra điện nên các phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới một cách bình thường.


Khi trời có nắng: Các solar panel sẽ có điện và lúc này hệ thống sẽ biến đổi điện năng DC từ các solar panel trên thành điện AC có tần số, pha và điện áp trùng với điện lưới. Điện năng từ mặt trời sẽ được hòa với điện lưới qua chỉ số của  đồng hồ.


Khi mất điện lưới, hệ thống ngưng họat động đảm bảo sự an toàn cho lưới điện.


 


Hệ thống này có các ưu điểm sau:


 Không sử dụng bình acquy: giảm được đáng kể chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho hệ thống acquy.


 Khai thác điện năng hiệu quả nhất từ nguồn năng lượng mặt trời do có cơ cấu nổi bật là thu nhận, biến đổi và bổ xung trực tiếp ngay vào lưới điện không bị tổn hao trên accu dự trữ.


-  Bền vững, lâu dài : Do máy luôn được vận hành song song với lưới điện nên mọi đột biến của tải hay điện áp trên đường dây và nguồn điện đều không thể tác động trực tiếp vào máy. Tuổi thọ của hệ thống là tuổi thọ của các linh kiện điện tử cao cấp lên tới 25 năm.


  Ứng dụng rộng rãi cho mọi nơi như: các hộ dân, cơ quan, đơn vị đang có điện lưới quốc gia.


-  Việc lắp đặt và sử dụng đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, gần như bằng không, nên thời gian thu hồi vốn được rút ngắn tối đa và chắc chắn theo dự tính đầu tư ban đầu.


[embed]https://youtu.be/nKBY5_fXa6w[/embed]

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Cơ chế phát triển điện mặt trời nối lưới

On September 12, 2017 the Vietnamese Ministry of Industry and Trade (MoIT) released the long awaited Circular 16/2017/TT-BCT “Regulating Solar Power Project Development and Standardized Power Purchase Agreement for Solar Power Projects“ (please find all relevant documents for download at the end of this post).

This final version of the Circular that had been publicly drafted in late April follows the Prime Minister Decision 11/2017/QD-TTg, issued April 11, 2017 and regulates in more detail the implementation of the new Feed-in-Tariff (FIT) and net metering support scheme for solar PV projects in Vietnam.

[embed]https://youtu.be/tkFf2gR-Agc[/embed]

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Hiệu quả của điện mặt trời với công tơ hai chiều

[Samtrix.vn] - Hàng triệu hộ gia đình có thể cùng sử dụng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời, để giảm chi phí tiền điện và còn bán được điện lại cho công ty điện lực (EVN)


Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều công ty lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các hộ dân, cơ quan, trung tâm thương mại. Tùy vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp.

Không lo gián đoạn nguồn cung

Theo thông tin tư vấn từ công ty lắp đặt thiết bị điện mặt trời, nếu không lắp bộ tích điện, chỉ sử dụng điện từ thiết bị này khi trời nắng. Khi lắp đặt thiết bị điện mặt trời, chủ nhà vừa khai thác được nguồn điện tái tạo vừa sử dụng được điện từ lưới quốc gia. Như vậy, chủ nhà không phải lo lắng bị gián đoạn nguồn điện. Ngoài ra, khi sử dụng điện mặt trời không hết, nguồn điện sạch dư thừa này sẽ được đẩy ngược vào lưới điện quốc gia, nghĩa là bán lại cho ngành điện. Điện kế 2 chiều sẽ ghi nhận lượng điện này và ngành điện sẽ mua lại theo giá quy định.



Gia đình có nhu cầu sử dụng 1 máy lạnh, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt thì chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 2 KWp là có thể sử dụng thoải mái. Chi phí lắp đặt hệ thống này khoảng 50 triệu đồng, bảo hành 5 năm, riêng các tấm pin bảo hành 10 năm. Tuổi thọ của tấm pin khoảng 25 năm.





Ông Trần Minh Nguyên (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết nhà sử dụng 2 máy lạnh (loại 2 HP/máy), tủ lạnh, máy giặt và khoảng 30 bóng đèn, máy bơm nước…, trước đây mỗi tháng phải trả tiền điện khoảng 1 triệu đồng. Từ đầu năm 2017, ông lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 3 KWp, chi phí khoảng 68 triệu đồng. Do sử dụng điện kế 2 chiều, chi phí điện phải trả của ông giảm xuống 100.000 đồng/tháng.

Hàng trăm hộ lắp điện kế 2 chiều

Chính phủ đã có quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, hiệu lực từ ngày 1-6-2017. Theo đó, giá mua điện mặt trời tại điểm giao nhận là 9,35 US cents bằng 2.086 đồng/KWh (mỗi năm sẽ dựa vào tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước để có giá mới). Sau đó, ngày 12-9, Bộ Công Thương đã có thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) cho biết từ tháng 6-2017, EVNHCMC đã triển khai mua điện mặt trời từ hộ gia đình, khách hàng có nhu cầu bán, ngành điện sẽ đến khảo sát, nếu đạt yêu cầu sẽ lắp đặt điện kế 2 chiều miễn phí.

Theo EVNHCMC, sau thời gian ngắn triển khai, đã có cả trăm khách hàng được lắp đặt điện kế 2 chiều để cùng sử dụng nguồn điện tái tạo và điện lưới quốc gia. Đến cuối năm, ngành điện sẽ tính toán lại sản lượng điện đã mua để thanh toán với khách hàng.


Ông Nguyễn Hoàng Gia, chuyên viên Phòng Năng lượng mới Trung tâm Tiết kiệm điện TP HCM, phân tích nếu hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia với giá trung bình 2.500 đồng/KWh, nếu sử dụng điện năng lượng mặt trời thì sau 7-8 năm sẽ hòa vốn đầu tư. Cũng theo ông Gia, điện mặt trời không chỉ hòa vào lưới điện quốc gia mà có thể lắp đặt thêm bộ tích trữ (ắc-quy) để sử dụng khi bị cúp điện vào ban đêm. Tuy nhiên, bộ tích trữ điện chỉ sử dụng cho các thiết bị tiêu tốn điện năng thấp, như bóng đèn, tivi, quạt… Ngoài ra, ở vùng nông thôn có thể đầu tư hệ thống điện mặt trời độc lập, tích trữ điện vào bình ắc-quy để sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Vốn đầu tư thiết bị này chỉ khoảng 5 triệu đồng cho một hộ.




 

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Đầu tư dự án điện mặt trời : Cuộc chơi của các đại gia

Cùng với những hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ, đầu tư vào dự án điện mặt trời đang dần trở nên phổ biến nhờ giá thành công nghệ rẻ hơn và sự “tiếp sức” từ các tổ chức tài chính.

Sôi động đầu tư điện mặt trời

Theo số liệu mới nhất của Chương trình Năng lượng của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID), tính đến hết tháng 7/2017 đã có hàng trăm dự án điện mặt trời được đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng công suất nguồn lên tới 17.000 MW.

Trong số này, có nhiều dự án của các nhà đầu tư ngoại như dự án điện mặt trời công suất hơn 2.000 MW của Tập đoàn Thiên Tân đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận và Quảng Ngãi hay dự án nhà máy công suất 30 MW tại Bình Thuận của Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc).

Trong khi đó, các tập đoàn có tiềm lực của Việt Nam cũng không hề kém cạnh với những dự án điện mặt trời đầy tham vọng như dự án 20 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD của Tập đoàn Thành Thành Công, hay Tập đoàn Xuân Cầu đầu tư khoảng 2.000 MW ở Tây Ninh, Tập đoàn TH True-Milk và Công ty Xuân Thiện đầu tư các dự án điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk với công suất đặt khoảng 3.000 MW.

Điều này cho thấy, điện mặt trời đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi đây được xác định là nguồn năng lượng chính để phát triển năng lượng tái tạo. Các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời đã rất phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ.

Theo bản đồ tiềm năng điện mặt trời do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư, tài nguyên điện mặt trời của Việt Nam khá dồi dào, với nguồn bức xạ nhiệt khoảng 2.056 kW/m2/năm và kéo dài từ các tỉnh miền Trung đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực điện mặt trời là rất lớn.

Để khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, điện mặt trời, Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này, điển hình là Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 9 vừa qua.

Giải pháp và công nghệ đã sẵn sàng

Mặc dù tại Việt Nam hiện đã có hàng trăm dự án điện mặt trời nhưng có thể nói, lĩnh vực này vẫn còn nhiều cơ hội. Theo dự báo của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng nhu cầu về điện tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 là 9,8%/năm và là 8,6% trong giai đoạn 2021-2025.

Do đó, trong 2 ngày 21 và 22/11 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với một số đối tác quốc tế đã tổ chức hội thảo “Giải pháp công nghệ và tài chính cho phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư dự án điện mặt trời tại Việt Nam tiếp cận với những công nghệ mới một cách dễ dàng, đem đến hiệu suất cao. Hội thảo cũng đã giới thiệu với các nhà đầu tư một số tập đoàn nước ngoài thuộc top 10 thế giới về công nghệ điện mặt trời và sẽ chọn thí điểm khoảng 10 dự án để đầu tư.









Hội thảo Giải pháp công nghệ và tài chính cho phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Hội thảo Giải pháp công nghệ và tài chính cho phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Trao đổi với Báo Đầu tư bên lề sự kiện, ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, Việt Nam hiện có trên 400 nhà máy thủy điện nhưng nhiều nhà máy không đủ lượng nước để phát. Do chỉ có thể phát điện vào mùa mưa và phát cầm chừng vào mùa khô, dẫn tới kéo dài thời gian thu hồi vốn.

Do đó, việc kết hợp phát triển các dự án điện mặt trời với các tấm pin năng lượng mặt trời đặt trên mặt nước hồ thủy điện đang trở thành giải pháp giải quyết vấn đề này. Cách làm này đang ngày càng được ưa chuộng tại các quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia… bởi chi phí đầu tư thấp nhưng đem lại hiệu quả cao.

Ông Nghiệm phân tích, suất đầu tư 1 MW thủy điện là 2,5 triệu USD, trong khi điện mặt trời chỉ bằng một nửa. Đặc biệt, nếu kết hợp phát triển điện mặt trời trên thủy điện sẵn có thì mức đầu tư chỉ khoảng 700.000 USD/MW.









Phiên thảo luận chuyên sâu giữa các nhà phát triển dự án Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế
Phiên thảo luận chuyên sâu giữa các nhà phát triển dự án Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế

Bên cạnh việc giải quyết bài toán quốc gia về năng lượng, vấn đề môi trường cũng là nội dung mà Hội thảo này quan tâm.

“Điện mặt trời thế hệ cũ rất ảnh hưởng tới môi trường vì tấm năng lượng và ắc quy tráng bằng nitrat bạc là chất cực độc và thủy ngân. Công nghệ mà chúng tôi đang làm là công nghệ mới silicon và nano cacbon, được tráng thành phim không gây ô nhiễm môi trường và có thể tái chế dễ dàng”, ông Nghiệm lý giải.

Bên cạnh đó, công nghệ mới này cũng có giá thành đầu tư thấp hơn công nghệ cũ bởi áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm diện tích xây dựng. “Công nghệ cũ cần 1,8 ha cho mỗi MW, nhưng công nghệ mới chỉ cần 1 ha, bởi tế bào quang điện tử trên 1 m2 nhiều hơn, giúp tăng khả năng hấp thụ, đồng thời giảm diện tích xây dựng”, ông Nghiệm nói.

Các chuyên gia tại Hội thảo cho rằng, bên cạnh những lợi thế về giá thành thì việc lựa chọn các công nghệ mới, bảo vệ môi trường còn là trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Điện mặt trời về với miền biên giới An Giang

[Samtrix.vn] - Có lẽ nhiều người nghĩ rằng rằng điện mặt trời chỉ dành cho người có tiền. Không hẳn, tại huyện biên giới Tịnh Biên, An Giang, một số hộ nghèo đang sử dụng điện mặt trời giúp họ thoát nghèo.

Sáng 20.11 trong căn nhà lụp xụp khoảng 30m2 tại ấp An Đông, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, anh Hận (thường gọi là Tèo), 38 tuổi, hào hứng bật chiếc tivi chạy bằng điện mặt trời. Cũng như 16 hộ nghèo và cận nghèo khác ở An Hảo, nhà Tèo được dự án Năng lượng xanh của trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) hỗ trợ 35% chi phí lắp đặt hệ thống pin gồm hai tấm công suất 100W/tấm, bình ắcquy và bộ dây nguồn. Mỗi tháng anh góp 156.000 đồng và trả trong mười tháng.


dien mat troi, nang luong ben vung o dbscl hinh anh 1


Từ ngày có điện mặt trời, cuộc sống gia đình anh Tèo phong phú hơn. Nhà đã có đèn chiếu sáng, chạy máy quạt và tivi để xem.

Nhà có ba con, đi làm mướn, mỗi ngày Tèo kiếm được 100.000 – 150.000 đồng. Anh nói: “Tui góp được sáu tháng rồi. Hồi trước nhà xài đèn dầu, từ khi có điện coi được tivi, xài quạt và đèn được luôn”.

Chị Hương, vợ anh Tèo, xen vào: “Từ ngày có điện, bọn nhỏ có đèn học bài và mọi người xem được tivi. Tui mê cải lương, sắp nhỏ khoái hoạt hình”.

An Đông có khoảng 300 hộ dân, “khúc đầu” và “khúc cuối” đã có điện quốc gia, nhưng “khúc giữa” hơn 100 hộ lại chưa có điện. “Dân ở đây ai cũng nghèo. Xa xa mới có một cái nhà, chi phí kéo điện mắc lắm nên không ai chịu kéo”, chị Rõ, phó trưởng ấpAn Đông, xã An Hảo, giải thích.

Tiếp cận văn minh

Đợt 1 dự án GreenID xét ưu tiên 16 hộ nghèo nhất, hiện chuẩn bị xét đợt 2. Vẫn còn khá sớm để đo lường hiệu quả của dự án, nhưng trước mắt, chị Rõ cho biết từ ngày có điện mặt trời dân ai cũng vui, bọn trẻ có đèn LED để học bài, quạt gió chạy phà phà trong những căn nhà lợp tôn. Thậm chí những hôm nắng nhiều người ta còn nấu cơm bằng điện.

Nhưng không chỉ người dân vùng không điện mới quan tâm đến điện mặt trời. PGS.TS Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, đại học Cần Thơ, cũng tự lắp đặt ở nhà tại Cần Thơ một hệ thống như vậy.  Ông chia sẻ: “Nhà tôi lắp 12 tấm pin mặt trời, công suất 2,2kW/h với tổng chi phí 130 triệu đồng. Lúc trước nhà xài điện mỗi tháng tốn gần 3 triệu đồng, giờ còn 1 – 1,5 triệu đồng. Với thời gian dùng pin 25 năm, ắcquy 10 năm, tính ra mất 7 năm đã hoàn được vốn”.

Là nhà khoa học, TS Tuấn nhìn thấy viễn cảnh xán lạn của điện mặt trời. Ông phân tích, vào năm 1997 tấm pin mặt trời công suất 1W giá 76 USD, năm 2015 chỉ còn 0,3 USD (giảm hơn 253 lần). Giá bán điện ở các nước tăng 5 – 10%, khi bán tới Việt Nam tăng khoảng 25% và chi phí sản xuất nhiệt điện than ngày một tăng. Trước mắt giá điện tái tạo nhìn có vẻ cao, nhưng tương lai khoảng năm 2030 nó sẽ bằng giá điện than. Xài điện mặt trời lợi hơn.

Theo các nhà khoa học, nguồn bức xạ mặt trời ở Việt Nam rất dồi dào, đạt mức “rất tốt” ở Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, và mức “tốt”, “trung bình” ở những vùng còn lại. Không tận dụng là một lãng phí quá lớn.

Chết vì bụi than

Lauri Myllyvirta, chuyên gia về ô nhiễm không khí của Greenpeace, là một trong những tác giả của nghiên cứu về phát thải bụi than ở Đông Nam Á, nói với CNN: “Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia phát thải bụi than nhiều nhất, vì họ gia tăng xây dựng nhà máy nhiệt than”. Một nghiên cứu trước đó của Lauri và cộng sự cho thấy ở vùng Đông Nam Á vào năm 2010, Indonesia dẫn đầu số ca tử vong vì bụi siêu mịn PM 2.5 với 64.000 ca, Việt Nam 31.000 ca xếp thứ nhì. Con số này sẽ là bao nhiêu vào năm 2030, nếu người ta vẫn tiếp tục xây dựng những nhà máy nhiệt điện than và bỏ quên nguồn năng lượng tái tạo,trong đó có điện mặt trời?

May mắn là vẫn còn những tổ chức như GreenID kiên trì triển khai các dự án môi trường nhỏ hướng về người nghèo, vừa giúp họ tiếp cận nguồn năng lượng sạch, vừa giúp họ thoát nghèo bền vững. Sáng 11.11, tại văn phòng GreenID ở Tịnh Biên, anh Nguyễn Trung Tín, cán bộ dự án cho biết Năng lượng xanh sẽ cung cấp cho cộng đồng ít nhất năm giải pháp năng lượng bền vững là mô hình pin năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hệ thống điện mặt trời và năng lượng gió kết hợp, khí hoá sinh khối.

Ở văn phòng này tất cả bóng đèn LED chiếu sáng và bình nước nóng đều dùng điện mặt trời từ một hệ thống pin năng lượng mặt trời có tổng công suất 880Wp (watt peak: công suất đỉnh). Văn phòng dự định xây dựng một gian trưng bày rộng lớn gồm những mô hình năng lượng bền vững, để người dân đến tham quan và bắt chước.

Anh Tín nói: “Chúng tôi cũng hợp tác với đại học An Giang xây dựng chương trình giáo dục xanh cho trẻ em và thanh thiếu niên, bằng cách thiết kế các tài liệu và trò chơi, nâng cao nhận thức về sống xanh trong các trường trung học cơ sở… ”.

Theo báo Người Tiếp Thị

Tham khảo : http://samtrix.vn/chi-tiet-san-pham/173/546/he-thong-doc-lap.html

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Dùng trên 400 số điện sẽ chịu giá cao gấp đôi

[Samtrix.vn]-Biểu giá điện sinh hoạt lần này dự kiến vẫn như gần 4 năm trước, chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần, càng dùng nhiều giá càng cao. Có nghĩa, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá đắt hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất. Tức là gần gấp đôi giá điện bình quân.

Không thay đổi việc dùng nhiều điện, giá cao

“Ngay nhà tôi, tôi cũng không bao giờ theo dõi được tiền điện với 6 bậc thang hiện nay” - ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam, bình luận về việc Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Tại dự thảo này, biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt vẫn chia thành 6 bậc, có mức giá tăng dần, càng dùng nhiều giá càng cao. Biểu giá này áp dụng từ đầu năm 2014 đến nay, với mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01đồng/kWh.









Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành.

Trong đó, khách hàng dùng từ 0-50 “số điện” được hưởng mức giá rẻ nhất là 1.484 đồng/số điện. Trong khi đó, khách hàng dùng từ 401 “số điện” trở lên phải chịu mức giá cao gấp gần 2 lần so với giá bán lẻ điện bình quân, lên tới 2.587 đồng/số điện.

Điều này có nghĩa, khách hàng dùng điện ở bậc cao nhất phải chịu giá cao hơn tới 1,74 lần so với khách hàng ở bậc thấp nhất.

Bộ Công Thương giải thích biểu giá này “nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. Ngoài ra, việc này còn dựa trên kinh nghiệm các nước trên thế giới cũng như trong khu vực ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nam Phi, Indonesia, Thái lan, Malaysia đều áp dụng giá điện sinh hoạt bậc thang.

Đánh giá thực tế áp dụng hơn 3 năm qua, Bộ Công Thương cho rằng việc áp dụng giá bán điện sinh hoạt theo các bậc là “đơn giản trong áp dụng” nhưng vẫn đạt được mục tiêu khuyến khích “sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”.

Vì vậy, trong dự thảo quyết định, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất thiết kế giá bán điện sinh hoạt theo 6 bậc như hiện nay, vốn được áp dụng từ 2014.

Theo các chuyên gia, sau mấy năm biểu giá đã được giữ nguyên trong khi đời sống của người dân đã thay đổi rất nhiều nên biểu giá Bộ Công Thương xây dựng chưa tiếp cận được với đời sống thực tế.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Thỏa, người từng giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho rằng: “Bây giờ hộ nghèo chăng nữa cũng còn rất ít hộ dùng dưới 50 kWh, đời sống đã khác hơn, có nhiều thiết bị điện hơn... khác lắm rồi, nên phải tính làm sao đại đa số người dân được hưởng mức giá tương đối hợp lý hơn”.

Trước mắt, chuyên gia này kiến nghị có thể cải thiện biểu giá điện sinh hoạt để tiếp cận với thay đổi của đời sống, đảm bảo theo dõi của người tiêu dùng cũng dễ hơn, quản lý của ngành điện đo đếm rõ ràng hơn.

Trên thực tế, vào tháng 3/2015, sau khi biểu giá điện bán lẻ 6 bậc đưa vào áp dụng, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra. Khi ấy, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải tổ chức hội thảo khắp 3 miền để lấy ý kiến đóng góp cho đề án cải tiến biểu giá điện.

P/s : Hiện tại Samtrix Solar đang cung cấp giải pháp giúp các gia đình giảm giá thành tiền điện và kiếm tiền từ chính mái nhà của mình.

Chi tiết :

http://samtrix.vn/chi-tiet-san-pham/173/547/he-thong-noi-luoi.html



Theo Vietnamnet

Giấc mơ điện năng lượng mặt trời của Ấn Độ



Đấu thầu giành hợp đồng xây dựng một nhà máy điện năng lượng mặt trời khổng lồ ở miền Bắc Ấn Độ là sự kiện đáng chú ý vì một số lý do












Hơn 20 doanh nghiệp tham gia đấu thấu dự án đã cho thấy mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Buổi đấu thầu dự án điện mặt trời Bhadla này (diễn ra vào tháng 5.2017) đã kéo dài tới 30 giờ đồng hồ. Và kết quả chung cuộc đã khiến cho nhiều người trong ngành phải kinh ngạc: giá thắng thầu của dự án công viên năng lượng mặt trời 500 megawatt tại Rajasthan là một trong những mức giá thấp nhất trong ngành năng lượng mặt trời thế giới.

Các công ty thắng thầu là Acme Solar (Ấn Độ) và liên doanh SBG Cleantech cho biết sẽ xây dựng dự án Bhadla với giá chỉ 2,44 rupee (0,04USD) cho mỗi đơn vị điện năng họ bán ra.

Trên thực tế, đây không phải là mức thấp kỷ lục của thế giới, vì ở Trung Đông và Nam Mỹ có giá thắng thấu còn thấp hơn thế. Nhưng đối với ngành năng lượng Ấn Độ, sự kiện Bhadla đã khẳng định Ấn Độ đang trải qua một cuộc chuyển giao thế hệ từ điện than sang điện mặt trời và gió. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện là quốc gia thải khí carbon lớn thứ 3 thế giới và có kế hoạch điện khí hóa ngay cả những ngôi làng xa xôi nhất nước trong vòng 2 năm, cuộc bành trướng nhanh của ngành năng lượng tái tạo Ấn Độ sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy nỗ lực giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 20C - mục tiêu được đặt ra bởi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Cuộc chuyển giao này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, nhiều trong số đó đang nhìn sang Ấn Độ để tìm kiếm các dự án cơ sở hạ tầng xanh mang lại mức sinh lời cao, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng điện mặt trời ở gần như tất cả các thị trường khác đều đã chậm lại trong năm nay.

Masayoshi Son, nhà sáng lập SoftBank, một cổ đông trong liên doanh SBG Cleantech, cho biết ông dự định đầu tư 20 tỉ USD vào ngành năng lượng mặt trời Ấn Độ. Các nhà đầu tư lớn khác là Foxconn của Đài Loan và Bharti của Ấn Độ. Các bộ trưởng Ấn Độ tính toán để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo của nước này sẽ đòi hỏi số vốn lên tới 160 tỉ USD.









Giac mo nang luong mat troi cua An Do

“Ấn Độ, cùng với Trung Quốc, đang đặt ra tốc độ phát triển năng lượng mặt trời và châu Âu đang phải đi theo. Điều này là sự ám chỉ rất rõ cho các thị trường năng lượng trên toàn thế giới”, Tim Buckley, Giám đốc Viện Kinh tế học năng lượng và Phân tích tài chính, nhận xét.

Trong năm 2015, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đặt ra các mục tiêu cực kỳ tham vọng trong việc tạo ra công suất năng lượng tái tạo mới. Đến năm 2022, theo Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley, Ấn Độ sẽ sản xuất 175 gigawatt năng lượng tái tạo mới trong đó 100 gigawatt sẽ đến từ năng lượng mặt trời. Chỉ riêng các kế hoạch điện mặt trời của Ấn Độ đã tương đương với 25 nhà máy hạt nhân lớn. Ban đầu, Ấn Độ gặp khó khăn trong việc gia tăng công suất với tốc độ nhanh như mục tiêu đặt ra nhưng 2 năm qua, một loạt cuộc đấu thầu các dự án điện mặt trời với giá thấp kỷ lục đã khiến cho nhiều người tin rằng Ấn Độ sẽ nhanh chóng bắt kịp mục tiêu đề ra.

Theo một phân tích của hãng tư vấn Bridge to India, các nhà phát triển dự án dự kiến sẽ tạo ra 8,8 gigiawatt công suất năng lượng mặt trời mới vào năm 2017. Con số này sẽ cao hơn 76% so với năm 2016 và đủ để đưa Ấn Độ trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, Manoj Kumar Upadhyay, nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Acme, cho rằng có những lý do vì sao giá điện mặt trời ở Ấn Độ lại thấp như vậy. Ngoài việc Ấn Độ có nguồn ánh sáng mặt trời mạnh và ổn định, giá tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất tại Trung Quốc đã giảm sâu trong các năm qua khi cơn sốt sản xuất đã tạo ra lượng cung dư thừa. Hơn nữa, chi phí vốn của Ấn Độ đã giảm xuống nhờ chính phủ nước này hỗ trợ tích cực cho ngành năng lượng mặt trời. Tại các trang trại như Bhadla, Chính phủ thu mua đất đai (nhờ đó đã xóa được một trong những rào cản lớn nhất ở Ấn Độ, nơi quyền sở hữu đất là chuyện rất khó thương lượng) cũng như đảm bảo kết nối lưới điện và cung cấp các khoản bảo lãnh thanh toán nếu các công ty công ích vỡ nợ.









Giac mo nang luong mat troi cua An Do

Dẫu vậy, vấn đề mà Acme đối mặt là có nhiều yếu tố có thể đẩy tăng chi phí lên đáng kể. Thứ nhất, dù lượng ánh sáng mặt trời hằng năm tại Bhadla sẽ tương đối ổn định trong thời hạn hợp đồng 25 năm nhưng mức độ ô nhiễm trong tương lai ở đây lại là điều khó đoán. Một nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ ô nhiễm không khí quá cao tại Ấn Độ đang làm giảm tới 25% khả năng tạo ra điện mặt trời, cao hơn nhiều so với dự kiến.

Thứ hai, chi phí tấm pin năng lượng mặt trời đã ngừng giảm trong 6 tháng qua, không những vậy còn bắt đầu tăng lên, từ 0,30 USD/watt lên tới khoảng 0,35 USD/watt, chủ yếu vì cả Mỹ lẫn Ấn Độ đang xem xét áp thuế chống bán phá giá đối với các tấm pin sản xuất tại Trung Quốc. Theo một nhà điều hành trong ngành, một động thái như thế sẽ đẩy tổng chi phí các dự án như Bhadla tăng thêm 20%.

Thứ ba, thuế hàng hóa và dịch vụ mới của Ấn Độ cũng đã đẩy cao chi phí của các dự án năng lượng mặt trời. Các vật liệu như thép và đồng, chẳng hạn, giờ chịu mức thuế 18%.  Một rủi ro rất lớn nữa là các công ty nhà nước thu mua điện từ các dự án năng lượng mặt trời có thể gặp khó khăn trong thanh toán khi bản thân họ đang nặng nợ và lợi nhuận lại teo tóp.

Cũng đang có những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đang lo lắng liệu các dự án năng lượng mặt trời có trả được nợ vay. Giám đốc một ngân hàng nước ngoài cho biết họ chỉ tài trợ vốn cho các dự án điện mặt trời Ấn Độ khi nào các công ty chứng minh họ có thể phát triển dự án với chi phí đưa ra.

Một số cũng lo ngại tác động có thể xảy ra cho nền kinh tế Ấn Độ nếu các ngân hàng vốn dĩ nặng nợ của nước này bị buộc phải gánh thêm hàng tỉ USD nợ xấu từ ngành năng lượng mặt trời, giữa lúc nền kinh tế đã chịu cú sốc từ chính sách hủy tiền giấy mệnh giá lớn và sự ra đời của thuế hàng hóa và dịch vụ mới. “Nếu các dự án gặp trục trặc, doanh nghiệp sẽ vỡ nợ và ngân hàng sẽ gánh chịu nợ xấu. Và ngành điện mặt trời có thể sẽ chững lại”, Sumant Sinha, CEO ReNew Power, lo ngại.

Theo Nhipcaudautu






Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Việt Nam đang chứng kiến sự "khao khát" ngày càng lớn của các công ty và nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường kinh doanh điện năng lượng mặt trời.


Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới.

Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam dao động từ 4,3-5,7 triệu kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm, bức xạ mặt trời trung bình 150kcal/m2 chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE.






Với lợi thế về gió và mặt trời của một quốc gia khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam xác định đây là 2 nguồn năng lượng chính để phát triển điện sạch. Vì thế, trong quy hoạch điện VII đã điều chỉnh đưa ra triển vọng và đặt kế hoạch khai thác điện mặt trời vào năm 2020 được khoảng 850MW; 4.000MW vào năm 2025 và có thể khai thác khoảng 12.000MW vào năm 2030.Hiện tại các địa phương như: BìnhThuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Tây Ninh… tổng công suất các dự án đăng ký ở từng tỉnh đạt mức 4.000 MW. Đây là những con số rất lớn, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, khai thác hiệu quả nguồn điện từ gió và mặt trời không hề đơn giản.

Theo đó, đầu tư điện gió và điện mặt trời có rất nhiều khó khăn, trong đó vốn đầu tư và việc nối lưới các dự án này được cho là những nguyên nhân căn bản. Bởi điện mặt trời lên, xuống gần như tức thời, nhưng điện sản xuất ra là phải tiêu thụ ngay. Vì tính chất điện mặt trời như vậy nên rất khó khăn cho việc vận hành hệ thống. Ngoài ra, khi điện mặt trời không phát nữa thì ngành điện phải huy động nhiệt điện ngay lập tức để bù vào phần công suất thiếu hụt.

Một khó khăn nữa là lưới điện Việt Nam là lưới xoay chiều, trong khi điện mặt trời là điện 1 chiều nên phải dùng thêm một thiết bị inverter. Nếu các thiết bị inverter không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các khách hàng sử dụng điện.

Trước những khó khăn này, Solarplaza – đơn vị tổ chức sự kiện quốc tế về năng lượng điện mặt trời cho biết sẽ kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam thông qua hội thảo “The Solar Future Vietnam” tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 30/11. Dự kiến sẽ có khoảng 100 nhà cung ứng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời trong nước và quốc tế tham dự.

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời cùng với chính sách biểu giá điện hỗ trợ (FiT) mới nhất. Mặc dù khả năng chi trả cho dự án vẫn luôn là một thách thức quan trọng, nhưng với triển vọng tích cực trong tương lai về khả năng thu hồi vốn và điều kiện kinh doanh hiện tại, thị trường này sẽ mang đến cơ hội tốt cho các nhà phát triền, nhà đầu tư, IPPs, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp và nhà sản xuất.

Theo đó, trong suốt hội thảo The Solar Future Vietnam, các chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn để xác định những thách thức, rủi ro và cơ hội hiện tại của thị trường năng lượng Việt Nam; các công cụ có thể dùng để giúp các dự án năng lượng mặt trời thành công. Hơn thế nữa, những người tham dự còn có cơ hội lên kế hoạch gặp mặt trực tiếp với các đối tác thương mại tiềm năng, đây là cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh năng lượng mặt trời của Việt Nam.

Ngoài ra, thông qua hội thảo, những nhà đầu tư và phát triển quốc tế sẽ có cuộc gặp gỡ cá nhân với các quan chức chính phủ như EVN và ERAV (Cục điều tiết điện lực), ngân hàng thương mại và các chuyên gia trong khu vực để tìm hiều về thị trường và đánh giá cơ hội thương mại hiện tại.



Hải Yên/Báo Tin Tức

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Điện mặt trời về với 190 hộ dân trên bản nghèo Ea Rớt

Ngày 10/11, trong không khí tưng bừng của ngày hội “Cao nguyên Xanh”, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ bàn giao hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời cho người dân thôn Ea Rớt.













lan dau tien dien ve voi 190 ho dan tren ban ngheo ea rot hinh 1
Hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp tích hợp điện và lọc nước. 


Hệ thống tích hợp này có công suất lắp đặt 6,24 kWp, sử dụng các tấm thu điện năng lượng mặt trời, thường được gọi là tấm pin năng lượng mặt trời, để tạo ra năng lượng điện cho mục đích sinh hoạt của người dân và cung cấp điện cho hệ thống lọc nước tinh khiết RO.


Theo công suất thiết kế, hệ thống có thể sản xuất 20 kWh/ngày (1kWh điện tương đương 1 số điện), đáp ứng đủ nhu cầu thắp sáng cho khoảng 20 hộ gia đình và cung cấp từ 700-1000 lít nước sạch mỗi ngày cho người dân trong thôn.


Để cung cấp điện cho quá trình làm ra nước sạch, hệ thống cần khoảng 4 giờ nắng nhất trong ngày, từ 10h sáng đến 14h chiều. Lượng điện làm ra còn lại sẽ được tích trữ vào bình ắc quy để bà con dùng cho việc thắp sáng vào buổi tối. Khi nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên, công suất phát điện của hệ thống có thể dễ dàng điều chỉnh tăng theo để đáp ứng nhu cầu.












Nằm trong vùng núi sâu cách trung tâm xã hơn 20km, đa số người dân thôn Ea Rớt là người dân tộc Mông di cư tự do nên chưa có hộ khẩu, thuộc diện nghèo và sống trong cảnh không điện, không nước sạch.


Tuy đã định cư gần 20 năm, nhưng đến nay, hơn 190 hộ dân sống tại thôn Ea Rớt vẫn chưa được tiếp cận nguồn điện lưới do sống rải rác trong địa hình đồi núi phức tạp. Cuộc sống của bà con Ea Rớt đã khó khăn vì thiếu điện, lại càng cực hơn khi không có nước sạch để uống và dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Đa số người dân, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ  đang sử dụng trực tiếp nước từ sông suối.


Với quyết tâm giúp bà con Ea Rớt thoát khỏi cảnh khổ, ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Pui đã kêu gọi Trưởng thôn Lò Tiến Dũng hiến đất của gia đình để lắp đặt hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời tại Đội 3 của thôn Ea Rớt.


“Ea Rớt trước giờ không có nguồn điện nào hết nên thật sự bà con rất mừng khi có công trình này, đặc biệt những hộ dân được hưởng lợi trực tiếp đã có điện để thắp sáng và sử dụng cho các thiết bị khác trong gia đình,” Ông Tâm chia sẻ.


Nói về ý nghĩa của hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của GreenID cho biết:“Tôi vô cùng phấn khởi khi công trình này giúp mang lại ánh sáng, thông tin và đặc biệt là góp phần cải thiện sức khỏe của bà con trong thôn Ea Rớt. Đây là một thành công của GreenID trong nỗ lực xây dựng mô hình cộng đồng Xanh, ứng dụng 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Công trình này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại những kết quả cụ thể, thông qua việc lập kế hoạch năng lượng xuất phát từ nhu cầu cộng đồng. Tôi cũng mong rằng các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ cân nhắc xem xét hỗ trợ cho những mô hình này sớm đến với bà con ở nhiều địa phương khác”./.


Theo VOV

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

First Solar bổ sung vốn, tăng gấp đôi công suất ở Việt Nam

(TBKTSG Online) - Tập đoàn First Solar (Mỹ) sẽ nâng gấp đôi công suất tấm pin năng lượng mặt trời tại dự án đang đầu tư của hãng ở Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TPHCM.

Một nguồn tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM (HEPZA) cho TBKTSG Online ngày 6-11, mới đây nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời First Solar đã đăng ký điều chỉnh bổ sung 62,2 triệu đô la Mỹ, nâng tổng vốn đầu tư tại dự án sản xuất của tập đoàn này ở TPHCM lên hơn 1,066 tỉ đô la Mỹ.

Theo nguồn tin này, đây là khoản đầu tư tăng thêm lớn nhất của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM trong 10 tháng đầu năm nay.



Cùng với việc nâng vốn đầu tư này, nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đến từ Mỹ này cũng đồng thời tăng công suất dự án nhà máy tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi lên gấp đôi với khoảng 5,31 triệu module/năm so với công suất dự kiến ban đầu là 2,655 triệu module/năm. Dự kiến toàn bộ sản phẩm làm ra tại đây là sẽ được xuất khẩu, trong đó có cả thị trường châu Âu và Mỹ.

Theo nguồn tin này, do nhu cầu thị trường tấm pin năng lượng mặt trời trên thế giới tăng trưởng trở lại nên nhà đầu tư đã không còn rao bán nhà xưởng như những năm qua mà đang trong quá trình lắp đặt thiết bị, máy móc để sản xuất cũng như tăng thêm vốn đầu tư, nâng công suất tại dự án ở Việt Nam so với kế hoạch ban đầu.

Nguồn tin này cho biết hiện nhà đầu tư này đang lắp ráp máy móc cho nhà xưởng ở giai đoạn 1 và đóng cọc giai đoạn 2 của công trình nhà xưởng sản xuất của dự án. Dự kiến doanh nghiệp sẽ đưa vào sản xuất thử trong tháng 9-2018.

Hiện có nhiều nhà đầu tư sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và Đài Loan đầu tư nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên khác với First Solar chọn TPHCM để đặt nhà máy, các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đến từ Trung Quốc và Đài Loan tập trung ở khu vực các tỉnh phía Bắc, mà chủ yếu là tỉnh Bắc Giang.

First Solar là một trong những công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất pin mặt trời màng mỏng. Đây được xem là vũ khí chính của công ty để đối phó với các đối thủ Trung Quốc vốn dựa vào công nghệ là pin đa tinh thể silicon (polycrystalline silicon).

Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp hơn hai phần ba số tấm pin mặt trời cho thị trường toàn cầu. Theo giới phân tích, sự phổ biến của các tấm năng lượng mặt trời Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến giá sản phẩm này sụt giảm 80% trong giai đoạn 2008-2013. Do đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời và đã bắt đầu áp thuế quan cao đối với sản phẩm này của Trung Quốc vào năm 2012, để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ.

Theo giới phân tích, việc đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam của các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Trung Quốc là nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, gần đây Mỹ đã báo tin với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng nước này có thể áp thuế quan đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia khác, khi cho rằng các công ty Trung Quốc đã mở cơ sở sản xuất ở nước thứ ba để lách hạn chế xuất khẩu sang Mỹ.






Tập đoàn First Solar của Mỹ vào tháng 11-2011 đã công bố tạm dừng triển khai dự án nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng, chỉ sau khoảng 8 tháng khởi công giai đoạn 1 dự án nhà máy này tại huyện Củ Chi, cho đến khi có những tín hiệu hỗ trợ về nguồn cung cầu trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của việc này, khi đó được đại diện First Solar giải thích là do sự mất cân bằng cung cầu về năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, sau đó (vào giữa năm 2012), First Solar đã chỉ định Công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam là đơn vị đứng ra bán toàn bộ hoặc từng phần nhà xưởng có diện tích 113.000m2 tại Khu công nghiệp Đông Nam do nhà thầu M+W của Đức xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ sở vật chất của nhà xưởng được chào bán này gồm 107.000 m2 được chia thành hai khu vực sản xuất, một khu vực hậu cần rộng lớn và một tòa nhà văn phòng ở bên ngoài (có diện tích 6.000 m2). Tất cả đều nằm trên khu đất diện tích 23 héc ta. Ngoài ra còn có khu đất rộng 21 héc ta đã có sẵn nguồn điện nước dành cho việc mở rộng, phục vụ cho sản xuất quy mô lớn.

Công bố này của First Solar khi đó được nhận định là nhà đầu tư này chính thức rút khỏi dự án đầu tư nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng, một công nghệ hoàn toàn mới ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, giờ đây mọi chuyện gần như đã đảo ngược trở lại với nhà đầu tư này.