Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Hàn Quốc mua lại hãng pin mặt trời lớn nhất Đức

Hãng sản xuất pin Mặt Trời hàng đầu tại Đức Q-cell ngày 26/8 đã quyết định bán công ty cho Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc sau khi rơi vào tình trạng khủng hoảng nguồn tài chính và mất khả năng thanh toán nợ do làm ăn thua lỗ.

Hợp đồng mua bán trên sẽ phải được sự đồng ý của các chủ nợ trong cuộc họp giữa các bên dự kiến diễn ra vào ngày 29/8 tới.

Tại cuộc họp, các bên sẽ chứng kiến việc Hanwha thanh toán khoảng 50 triệu euro (tương đương 63 triệu USD) tiền mặt đồng thời tiếp quản khoản nợ tới gần hàng trăm triệu USD từ Q-cell.


Theo bản hợp đồng, Tập đoàn của Hàn Quốc sẽ tiếp quản cả công ty con của Q-cell tại Malaysia và khu vực nghiên cứu sản xuất tại Thaleim, điều hành khoảng 3/4 lực lượng lao động tại đây.

Q-cell, thành lập năm 1999 có trụ sở tại Bitterfeld-Wolfen, bang Saxony-Anhalt nước Đức từng là nhà sản xuất pin Mặt Trời hàng đầu thế giới. Hoạt động cốt lõi của công ty này là sản xuất và kinh doanh tấm pin Mặt Trời dạng silicon đơn tinh thể và đa tinh thể.

Kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất năm 2001, công ty Q-Cells đã phát triển nhanh chóng với đội ngũ nhân viên ngày càng hùng hậu với hơn 2.000 người, nhưng trong tháng 4/2012 công ty này tuyên bố có thể mất khả năng thanh toán nợ vì nền tảng tài chính bất ổn sau một loạt thất bại trong các thương vụ hợp tác về ngành năng lượng Mặt Trời trong thời gian gần đây tại Đức và đi tới quyết định "thanh lý " công ty./.

Hợp tác công - tư : tháo nút thắt cho năng lượng tái tạo

Cứu cánh được cho là hiệu quả nhất hiện nay chính là áp dụng hình thức "đối tác công tư" vào các dự án năng lượng tái tạo - mà hai đối tác này ở Việt Nam hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Với những khó khăn từ việc quản lý và bù lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thời gian qua bắt nguồn từ cơ chế quốc doanh không còn phù hợp đã đặt ra bài toán nan giải cho ngành năng lượng Việt Nam. Thêm vào đó, những dự án hàng tỷ USD về nguồn năng lượng tái tạo lần lượt chào thua khi đầu tư vào Việt Nam càng khiến bài toán đi vào bế tắc. Cứu cánh được cho là hiệu quả nhất hiện nay trong dài hạn chính là áp dụng hình thức "đối tác công tư" (Public - Private Partnership, viết tắt là PPP) vào các dự án năng lượng tái tạo - nguồn năng lượng của thế giới trong tương lai.

Đối tác hai bên chưa thuyết phục

Quyết định 71/2010/QĐ-TTg chính thức mở màn cho phong trào đầu tư hình thức đối tác công - tư tại Việt Nam, trong đó năng lượng là một vấn đề được chú trọng đẩy mạnh như một yếu tố thí điểm chiến lược. Tuy nhiên, PPP Việt Nam gặp quá nhiều thách thức, mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc triển khai dự án PPP năng lượng tái tạo thiếu thuyết phục đối phương từ cả hai phía: nhà nước lẫn nhà đầu tư tư nhân.

Thứ nhất, phía chủ đầu tư tư nhân hay các yếu tố đầu tư ngoài nhà nước chưa được thuyết phục về những lợi ích sẽ được đảm bảo từ dự án. Cụ thể, với số vốn rót vào cùng với công nghệ và nguồn lực quản lý tư nhân, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa tìm thấy khả năng thu hồi vốn, lợi nhuận... do chính sách khuyến khích cùng các quy định pháp lý từ phía Chính phủ chưa hấp dẫn, chưa hợp lí và tồn tại nhiều vấn đề chưa minh bạch.

 










Dự án điện mặt trời của tập đoàn Mỹ First Solar tại Củ Chi (TP.HCM) đến nay vẫn gặp khó.


Điển hình, Tờ trình số 57/TTr-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ trình Quốc hội cùng với Dự thảo Luật điện lực sửa đổi vẫn "lờ đi" vấn đề năng lượng tái tạo. Theo đó, các nhà đầu tư phải chịu các khoản phí cho hoạt động sản xuất điện tái tạo không cần thiết, cơ sở vật chất chưa được hỗ trợ, thiếu mặt bằng, chưa được ưu đãi lãi suất... Bên cạnh đó, chính EVN vẫn chưa xếp năng lượng điện tái tạo vào khung sản xuất phân phối khiến giá điện tái tạo "đội" cao ngất ngưởng, từ đó mất đi khả năng cạnh tranh so với điện hóa thạch cũng như điện tái tạo "siêu rẻ" từ Trung Quốc nhập vào.

Như vậy, thay vì cố gắng chào mời và tăng cường niềm tin đầu tư cho tư nhân, nhà nước lại hướng tư nhân nghĩ đến hoạt động "từ thiện" vì lợi ích cộng đồng. Vì thế, với nguồn vốn khổng lồ đổ vào nhưng các yếu tố về chính sách không đảm bảo khiến đầu ra và sức cạnh tranh của điện tái tạo do các công ty tư nhân sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đi vào ngõ cụt khiến nhà đầu tưu tư nhân... từ bỏ.

Thứ hai, chính các nhà đầu tư tư nhân chưa thuyết phục được nhà nước có thể "an tâm" giao phó một phần vai trò quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh đến với các doanh nghiệp tư nhân. Những dự án đổ vào năng lượng tái tạo thường chứa đựng những "tham vọng" kiếm lời và thu hồi vốn nhanh, với khối lượng tiền ban đầu đổ ra quá "khủng".

Ví dụ, tập đoàn điện mặt trời của Mỹ First Solar đến Việt Nam với dự án 1,2 tỷ USD ở Củ Chi, TP.HCM. Với dự án này, First Solar có thể cung cấp đến hơn 250MW điện mặt trời cho khu vực TP.HCM, "tham vọng" cả ở thị trường miền Nam hay toàn quốc. Tuy nhiên, hầu như chưa có những báo cáo cụ thể về một dự án nhỏ thí điểm nào. Những con số tiềm năng của nhà máy đưa ra đa phần dựa trên các nghiên cứu tính toán trên giấy chứ chưa triển khai tại Việt Nam trước đó, điều này không khỏi gây lo ngại cho Chính phủ về các yếu tố: giá điện đầu ra, vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy, hiệu quả đảm bảo cho người dân khu vực Sài thành.

Hơn thế nữa, khi tham gia xây dựng, First Solar chưa công bố một công trình nghiên cứu nào về khả năng vận dụng các yếu tố tự nhiên, cũng như mục đích phục vụ có phù hợp với tình hình và đặc thù kinh tế khu vực hay không. Bên cạnh đó, chưa có một mô hình "mẫu mực" nào từ các quốc gia khác được đưa ra nhằm tham mưu cho Chính phủ từ việc xây dựng, vận hành đến quy trình sản xuất, quá trình đưa điện tái tạo vào mạng lưới điện chung của quốc gia... Thay vào đó, lại là các tính toán dự trù cho việc hoàn vốn, có lời và yêu cầu chính sách.

Như vậy, ngay từ khâu thuyết phục Nhà nước, ngoài việc bỏ tiền đầu tư thì công ty tư nhân vẫn chưa làm rõ lợi ích mà họ mang lại cho quốc gia. Hệ quả tất yếu là các chính sách đưa ra khiến đầu tư tư nhân chưa cảm thấy "mặn mà".


Như vậy, thay vì chỉ cho đối tác thấy được lợi ích họ nhận được thì cả yếu tố nhà nước lẫn tư nhân đang chạy theo những lợi ích của mình. Hơn thế nữa, những rủi ro từ dự án vẫn chưa được hai bên làm rõ để củng cố tinh thần cho nhau. Thế nên việc đi đến tiếng nói chung cho PPP năng lượng tái tạo Việt Nam gặp khó là điều tất yếu.

Bài học Indonesia

Với 35% người dân chưa có khả năng tiếp cận nguồn năng lượng điện, Indonesia đã và đang đẩy mạnh công tác triển khai sử dụng nguồn năng lượng điện tái tạo. Để thuyết phục Chính phủ cho phép xây dựng và khai thác nguồn năng lượng tái tạo, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân Indonesia tiến hành mô hình thí điểm nhỏ, từ đó nghiên cứu thành dự án lớn với các phương pháp định lượng rõ ràng cùng lộ trình thay thế điện hóa thạch bằng điện tái tạo một cách bài bản.

Trước hết, họ tiến hành nghiên cứu thực hiện mô hình hữu cơ E3i. Đó là: Energy (năng lượng) - Economy (kinh tế) - Environment (môi trường), nghĩa là mô hình này đảm bảo được việc cung cấp lượng năng lượng cho xã hội trên nền kinh tế phù hợp, đồng thời đảm bảo được yếu tố môi trường. Theo đó, họ tiến hành nghiên cứu 4 yếu tố chính để cho ra giải pháp. Đó là: chính sách khu vực (Policy), kinh tế khu vực yêu cầu gì (Economy), nhận thức người dân về năng lượng tái tạo (Social Awareness), công nghệ đáp ứng phục vụ sản xuất (Technology).

Từ đó, các chuyên gia cho một ra công thức chung về lợi ích khi đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Tổng kết dự án thí điểm, các nhà nghiên cứu sẽ cho ra những mô hình tham mưu với các nội dung chính như: sản lượng điện sản xuất, nguồn lợi mang lại, khả năng áp dụng tài nguyên tại chỗ, khả năng đảm bảo sản lượng đầu ra, đề xuất giá bán ra hợp lý, phản hồi từ người dân, bộ mặt hạ tầng khu vực... rồi kiến nghị mở rộng dự án đầu tư ra khu vực, tiến đến toàn quốc. Như vậy, những rủi ro mà nhà nước phải đối mặt sẽ phải đối mặt sẽ được tối thiểu hóa, thay vào đó là lợi ích được tối đa.

Cơ hội cho các nhà đầu tư ở Việt Nam

Trong khi các nhà đầu tư tư nhân cố gắng thuyết phục Chính phủ từ những mô hình thật với những con số thật và lợi ích "nhìn thấy sờ được" thì Chính phủ cũng có những phản hồi vô cùng tích cực. Ngoài các giải pháp chính sách thu hút đầu tư như giải phóng mặt bằng ưu tiên, chỉ điểm các khu vực thuận lợi tài nguyên phát triển năng lượng tái tạo, hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp thì Chính phủ Indonesia tăng cường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm điện tái tạo này.

Đầu tiên, Indonesia đưa ra một lộ trình trong dài hạn nhằm thay thế dần diện hóa thạch bằng điện tái tạo. Song song đó, với tính toán từ các dự án thí điểm, Chính phủ áp dụng mức khung giá cho điện tái tạo nhằm đảm bảo cho người dân được xài, nhà cung hàng bán được. Cuối cùng, nghiên cứu chính sách "bán điện theo thời giá", nghĩa là khi nhu cầu điện tăng cao thì chính phủ tạo điều kiện cho năng lượng điện tái tạo đi vào thị trường nhanh hơn, nhiều hơn nhằm giúp người dân "tập làm quen" với năng lượng điện tái tạo.

Mô hình từ Indonesia là một trong rất nhiều giải pháp mà quốc gia tiến hành mô hình PPP trong năng lượng tái tạo. Với Việt Nam, ngoài những bài học quý giá đó, cần đưa ra các giải pháp mang tính ngắn hạn lẫn dài hơi. Trong đó không thể kể đến việc hỗ trợ người dân sử dụng lẫn nhà sản xuất điện tái tạo trong thời gian dài hạn.

Tại Cộng hòa liên bang Đức, người dân khi sử dụng pin năng lượng mặt trời trong vòng 20 năm sẽ nhận được giá cả ưu đãi. Điều này đồng nghĩa tất cả các nhà sản xuất điện mặt trời có thể được đảm bảo về đầu ra khi có thể bán điện với giá cao hơn giá điện thị trường 50cent/kWh.

Như vậy, sở dĩ PPP năng lượng tái tạo chưa tiến hành "ngọt ngào" ở Việt Nam bởi cả hai đối tác "công" lẫn "tư" chưa thuyết phục được nhau trong việc tìm đến tiếng nói chung. Nguyên nhân bởi cả hai còn quá chạy theo lợi ích và "đùn đẩy" hoặc chưa làm giảm tối thiểu rủi ro cho đối tác. Bài học từ Indonesia cùng các quốc gia phát triển châu Âu như Đức, Tây Ban Nha... về một lộ trình dài hạn cho năng lượng tái tạo cần được Việt Nam chú ý và áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Máy bay do thám hoạt động bằng điện mặt trời

Gần đây, công ty Silent Falcon USA Technology (Mỹ) đã giới thiệu máy bay không người lái hoạt động bằng năng lượng mặt trời.

UAV Silent Falcon là sản phẩm nghiên cứu và phát triển trong hai năm của hai công ty Silent Falcon USA Technologi và Bye Aerospace.


Silent Falcon thuộc loại UAV tầm trung chiến thuật, được thiết kế cho nhiệm vụ do thám và giám sát.


Silent Falcon được thiết kế theo kiểu module, cho phép thay đổi phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ.











UAV chạy năng lượng mặt trời là giải pháp mới trong phát triển UAV.



UAV Silent Falcon được làm từ vật liệu dạng cabon. Cánh máy bay dạng module với ba loại khác nhau có sải cánh từ 2,1m đến 5,2m, tùy vào từng nhiệm vụ khác nhau.


Động cơ UAV này làm việc nhờ năng lượng từ pin dự trữ và các tấm pin mặt trời. Dự kiến, tỷ lệ dùng năng lượng mặt trời lên đến 65%.


Việc chuyển đổi từ năng lượng mặt trời thành điện năng được thực hiện nhờ các tế bào quang điện gắn trên mặt trên cánh UAV. Bình ắc quy dự trữ lithium-polymer được bố trí trong cánh. Chính nhờ chạy bằng năng lượng điện nên UAV khi hoạt động có tiếng ồn nhỏ.


Trọng lượng của Silent Falcon chỉ hơn 12 kg, dài 1,7 m. UAV có thể bay trên không liên tục 14 tiếng, tốc độ tối đa đạt 112 km/h, trần bay 30m đến 6.000 m, tầm hoạt động 25 km.


Trên máy bay trang bị hệ thống quang điện tử tạo hình ảnh độ phân giải cao và có chức năng nhìn ban đêm, chỉ dẫn dạng laser và hệ thống ổn định bằng con quay hồi chuyển.

Pin mặt trời không sử dụng đất hiếm

Để giải quyết vấn đề các nguồng năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than,... đang dần cạn kiệt, trong những thập kỷ qua thế giới đã đầu tư rất nhiều tiền của nhằm khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên bền vững như mặt trời, năng lượng gió...

Nằm trong xu thế ấy, các nhà khoa học của công ty IBM đã miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm để phát triển các loại pin sử dụng năng lượng mặt trời với hiệu suất cao. Mới đây nhóm nghiên cứu của IBM vừa cho biết họ đã đạt được thành công lớn khi tạo ra các tấm panel từ các chất phổ biến trong tự nhiên, với tỉ lệ ánh sáng được chuyển hoá thành điện năng lên tới 11,1%, cao hơn 10% so với kết quả gần nhất được ghi nhận trước đó.

Những tấm pin mặt trời không dùng đất hiếm hứa hẹn sẽ đem lại 500 Gigawatt năng lượng sạch
Những tấm pin mặt trời không dùng đất hiếm hứa
hẹn sẽ đem lại 500 Gigawatt năng lượng sạch


Công nghệ CZTS tạo ra các tấm panel từ các nguyên tố phổ biến và dễ khai thác trong tự nhiên là đồng (Copper), kẽm (Zinc), thiếc (Tin) và selen (Selenium). Nhóm nghiên cứu của công ty IBM cũng hi vọng họ có thể phát triển một loại pin CZTS với hiệu năng cao trong vài năm tới. Tuy nhiên, thành công đã đến với họ sớm hơn nhiều so với mong đợi khi dự án hợp tác với các nhà sản xuất Nhật Bản là Tokyo Ohka Kogyo, DelSolar and Solar Frontier vừa chế tạo thành công hợp chất tạo pin có công thức Cu2ZnSn(S,Se)4 .Các thử nghiệm trên loại pin mới đem lại các kết quả rất ấn tượng khi hiệu suất quang điện của nó vào khoảng 20% nếu sử dụng nguồn sáng nhân tạo và 11,1% trong trường hợp chiếu ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đây là những tỉ lệ chuyển hóa năng lượng cao nhất hiện nay đối với các tấm pin mặt trời không chứa đất hiếm.

Do được chế tạo từ các vật liệu phổ biến nên giá thành các loại pin mà IBM phát triển sẽ rẻ hơn nhiều so với các loại pin truyền thống. Ở thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu tin tưởng loại pin CZTS sẽ sớm phổ biến trong thời gian tới và mỗi năm nó sẽ đem lại cho thế giới 500 Gigawatt năng lượng sạch.

Tham khảo: Engadget

Nhật Bản : người dân biểu tình phản đối điện hạt nhân

TTO - Thủ tướng Yoshihiko Noda ngày 22-8 không tỏ ra nhượng bộ trong cuộc họp đầu tiên với các nhà tổ chức phong trào biểu tình chống năng lượng hạt nhân, diễn ra hằng tuần trước dinh thủ tướng từ tháng 3 đến nay.









Người biểu tình chống năng lượng hạt nhân bên ngoài dinh thủ tướng Nhật Bản - Ảnh: Asahi

Trong cuộc họp với đại diện người biểu tình, Thủ tướng Noda bảo vệ quyết định của ông khi tái khởi động hai lò phản ứng tại Nhà máy điện Oi (tỉnh Fukui) hồi tháng 6, đồng thời cam kết tiếp tục tiến hành các biện pháp cải thiện tính an toàn của hai lò phản ứng này.

“Quan điểm cơ bản của chúng tôi là giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân về trung và dài hạn. Nhưng quyết định tái khởi động lò phản ứng dựa trên một góc nhìn toàn diện, gồm cả sự cần thiết của chúng với cuộc sống nhân dân” - Thủ tướng Noda nói.

Phát biểu này của Thủ tướng Noda bị phe biểu tình bác bỏ. Trong cuộc họp, 11 đại biểu của người biểu tình phản đối bất kỳ việc tiếp tục nối lại hoạt động của nhà máy hạt nhân nào, đồng thời kiến nghị hủy đề cử ông Shunichi Tanaka - một người ủng hộ năng lượng hạt nhân - trở thành tân lãnh đạo tại cơ quan giám sát hạt nhân Nhật Bản.

Cuộc họp kết thúc sau khoảng 30 phút mà không phe nào chịu nhượng bộ phe nào.

“Người dân sẽ tiếp tục đi biểu tình mỗi tuần. Họ giận dữ khi ông khởi động lò phản ứng trong khi thảm họa Fukushima vẫn chưa được giải quyết” - một đại diện người biểu tình tên Misao Redwolf nói tại cuộc họp.

Cựu thủ tướng Naoto Kan cũng đến tham dự cuộc họp giữa ông Noda và Liên minh chống hạt nhân diễn ra ở văn phòng thủ tướng.

Thủ tướng Noda được cho là không muốn tiếp xúc với đại diện người biểu tình nhưng ông buộc phải làm vậy khi quy mô các cuộc biểu tình vào mỗi thứ sáu hằng tuần trước dinh thủ tướng ngày càng tăng, khi số người tham gia lên đến hàng vạn người trong những tuần gần đây.

Cá gần Nhà máy Fukushima nhiễm phóng xạ cao kỷ lục









Hai mẫu thử cá được TEPCO xác định bị nhiễm xạ cao kỷ lục - Ảnh: Kyodo

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết hai mẫu cá đánh bắt trong vùng biển cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở bán kính 20km bị phát hiện nhiễm phóng xạ cesium cao kỷ lục: 25.800 becquerels/kg. Mẫu thử cá này được TEPCO đánh bắt trong ngày 1-8 ở độ sâu 15m.

Nồng độ trên cao gấp 258 lần nồng độ cesium mà chính phủ quy định an toàn cho người tiêu dùng. Phát hiện này cho thấy ô nhiễm phóng xạ tại khu vực này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng mặc dù thảm họa hạt nhân đã xảy ra hơn một năm.

Cơ quan thủy sản của tỉnh cũng đã thực hiện xét nghiệm riêng với số cá này và cho ra kết quả tương tự. Trước đó, kỷ lục nhiễm xạ ở cá được cơ quan này thực hiện là 18.700 becquerels/kg.

TẤN KHOA (Theo Kyodo, Asahi)

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Rào Con gần 30 năm "thèm" điện

Chỉ cách trung tâm thành phố Đồng Hới chừng 50 km, nhưng từ bao đời nay, người Vân Kiều ở dọc dãy Trường Sơn thuộc bản Rào Con, xã Sơn Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) vẫn sống trong cảnh "trăm bề thiếu thốn". Đặc biệt là không có điện chiếu sáng.




 Rào Con heo hút giữa đại ngàn

Phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm thấy lối rẽ vào bản Rào Con nằm heo hút trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Men theo con đường cây cối che kín, dốc cua khúc khuỷu dựng đứng, mưa lũ đã cuốn trôi đi phần đất nên mặt đường giờ chỉ còn lại thảm đá lởm chởm. Cứ chạy được ít phút, gặp một thảm đá lớn là người và xe đổ nhào theo con dốc. Dù đã được đầu tư xây dựng đường bê tông dẫn vào bản nhưng chủ đầu tư mới thi công xong 1/3 đoạn đường, còn lại khoảng 5 km đường đất đá ngổn ngang.

Đến với bà con bản Rào Con lúc đã quá trưa, trước mắt chúng tôi là những nóc nhà sàn lưa thưa nằm tựa mình bên triền núi thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ. Bản Rào Con được thành lập từ năm 1986. Trước đây, một số người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh ra đây định cư sinh sống và lập nên bản Rào Con. Hiện tại cả bản chỉ có 36 hộ với 158 nhân khẩu.

 Rào Con heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ



Rào Con heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ

Anh Hồ Thẩu, Bí thư chi bộ bản Rào Con cho biết, người dân ở bản đã biết phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng lúa nước để tự túc lương thực nhưng với 3 ha lúa quanh năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên thu hoạch cũng chẳng được bao nhiêu. Từ trước đến nay, người dân thôn bản sống chủ yếu là dựa vào lúa gạo trợ cấp của Nhà nước.

Không chỉ khó khăn về vật chất mà gần 30 năm nay, bà con thôn bản phải sống trong cảnh không có ánh điện chiếu sáng. Con em trong bản phải thắp nến hoặc đốt củi để học bài. Bản vẫn chưa có trường mầm non, chưa có nhà văn hóa để bà con sinh hoạt, xa trung tâm nên điều kiện khám chữa bệnh của bà con cũng gặp không ít khó khăn, những trường hợp bệnh nặng thì phải đưa ra trung tâm y tế của xã để khám, điều trị, và đã có không ít trường hợp chết dọc đường đi cấp cứu.

Gian nan vượt rừng tìm chữ


Những khó khăn của bản Rào Con chưa dừng lại ở đó, hiện tại Rào Con có tất cả 16 học sinh, nhiều em cũng đã đến tuổi vào lớp mẫu giáo. Bản có một điểm trường lẻ thuộc Trường tiểu học Sơn Trạch, với 2 giáo viên từ ngoài vào bản giảng dạy nhưng việc dạy học ở đây cũng rất thất thường, có khi mỗi tuần chỉ dạy được 3 - 4 buổi.

Vì thế, dù cách trung tâm xã khoảng 20 km, đường sá đi lại khó khăn nhưng nhiều hộ vẫn đưa con ra ở bán trú theo học cái chữ. “Hiện bản có 8 em ra ngoài trung tâm xã trọ học, nhưng gắng lắm thì cũng học hết bậc tiểu học rồi lại về theo ba mẹ lên nương lên rẫy mưu sinh. Bây giờ cả bản có em nào học cấp hai đâu”, vợ anh Thẩu lo lắng cho tương lai của bản.

 Rào Con heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ

Do cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, không được ăn học chu đáo nên không biết rồi đây tương lai của những đứa trẻ ở bản Rào Con sẽ đi về đâu?


Vợ chồng anh Thẩu có 3 đứa con, cháu lớn năm nay mới vào lớp 1 nhưng phải ra trung tâm xã ở bán trú để học. Ngoài ra ở trong bản, nhà anh Hồ Kiên cũng có 2 cháu, ông Trần Văn Vưn có 1 cháu cũng phải xa nhà trọ học. “Nhiều lúc cũng muốn cho con học gần nhà nhưng trường ở đây cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học còn nhiều thiếu thốn. Hơn nữa công tác dạy học ở đây cũng không được chú tâm cho lắm. Thầy cô có khi chiều thứ hai mới vô, sáng thứ sáu đã ra về”, một phụ huynh ngao ngán.

Nói rồi vị phụ huynh này liền châm điếu thuốc, phà hơi khói, mắt đăm đăm nhìn ra phía ngọn núi nhô mình bên hiên nhà rồi chép miệng: Không biết rồi đây tương lai của lũ trẻ ở cái bản nghèo này sẽ đi về đâu?

Rào Con mong lắm ngày có điện

Gần 30 năm qua, việc không có điện chiếu sáng đã khiến bà con bản Rào Con gặp quá nhiều khó khăn. Hiện tại cả bản chỉ có 3 hộ dân có máy nổ phát điện nhưng đã hỏng mất 2 cái. Cái còn lại "năm thì mười họa" mới có tiền mua vài lít xăng để sử dụng. “Xăng giờ lít mấy chục ngàn nên tiền mô mà chạy cho lại hả chú. Tết nhất mới mua được dăm lít về chạy cho bà con vui chơi ngày tết tí thôi, chứ ngày thường con học bài cũng không dám nổ máy phát điện mà phải đỏ nến, đốt củi”, anh Thẩu nói.
Gần 30 năm nay Rào Con thèm được hòa điện lưới quốc gia
Gần 30 năm nay Rào Con thèm được hòa điện lưới quốc gia

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trạch cho biết, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho bà con bản Rào Con; vì thế, đời sống của bà con đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc thiếu điện chiếu sáng đã khiến bà con gặp không ít khó khăn. Qua nhiều lần họp HĐND, và trong các cuộc tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng đã trình bày, kiến nghị lên cấp trên về vấn đề này.

“Vừa qua, Sở Công thương cũng đã lên tiến hành khảo sát thực địa để đầu tư nguồn điện bằng pin năng lượng mặt trời cho bà con. Mong rằng ngày ánh điện về với bà con bản Rào Con sẽ không còn xa”, ông Hòa nói.

Thông tin này là tín hiệu đáng mừng cho hàng chục hộ dân thuộc bản Rào Con trong tương lai sẽ có điện chiếu sáng, còn thực tế khi nào người dân mới chính thức có điện để sử dụng thì vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải cho cả chính quyền địa phương và bà con giữa núi rừng hoang vu này.

Đăng Đức - Đặng Lê


P/s: Nếu Quý doanh nghiệp hoặc nhà hảo tâm nào quan tâm tới việc đưa điện mặt trời tới bà con, có thể liên lạc với chúng tôi qua blog này để cùng phối hợp đưa điện tới thôn bản, góp phần giúp người dân Rào Con thoát cảnh đói nghèo.



Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Miền Nam đứng trước nguy cơ thiếu điện rất cao

Ông Nguyễn Anh Tuấn - phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương) - cảnh báo như vậy tại hội thảo quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn năm 2011-2020, có xét đến năm 2030, tổ chức ngày 15-8 ở TP.HCM.


Theo Bộ Công thương, trong năm 2011 đã có hơn 2.900MW từ các nhà máy điện được đưa vào vận hành, trong đó khu vực miền Nam đóng góp 650MW. Năm 2011 tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc khoảng 5 tỉ kWh, góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu điện phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trong giai đoạn năm 2013-2015 không có nguồn điện nào đáng kể bổ sung cho miền Nam, ngoại trừ nhà máy điện Vĩnh Tân 1-2, Duyên Hải 1-2 với tổng công suất 3.600MW.

Như vậy, trong năm 2014 công suất dự phòng của miền Nam bị thiếu hụt khoảng 1.000MW và mức thiếu hụt tăng lên 2.000MW vào năm 2016.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này việc sử  dụng năng lượng tái tạo như  điện mặt trời, điện gió, điện sinh học cần được ưu tiên phát triển. Nếu mỗi gia đình tại khu vực phía Nam sử dụng điện mặt trời công suất 200Wp thì hàng năm có thể tạo ra hàng tỷ KWh.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Chờ ánh điện cho đến lúc...chết

Riêng xã Bảo Ái, có ít nhất 200 hộ dân, cả nghìn người, bao năm qua cứ đau đáu ước mơ sẽ có ngày thủy điện trả nợ mình, tri ân với xiết bao hy sinh của mình và cha anh mình bằng cách... cho sử dụng điện.


Mái nhà của người dân<br /><br /><br />Nậm Ngòi không có các thiết bị điện như những ngôi nhà khác.
Mái nhà của người dân Nậm Ngòi không có các thiết bị điện như những ngôi nhà khác.


Bà con buồn bã, tuyệt vọng, bất bình, kiến nghị khắp mọi “cửa” từ thôn bản đến trung ương.

 

1 xã “lòng hồ” có 4 thôn đèn dầu

Anh Nguyễn Trung Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - đi tìm mấy cái xe máy cho chúng tôi tự leo dốc cao, vượt đường bùn nhão để vào thăm các thôn bản hy sinh vì lòng hồ thủy điện 50 năm qua. Mất cả tiếng đồng hồ đánh vật với các cung đường rợn tóc gáy, chúng tôi nhìn thấy rất rất nhiều hòn đảo xanh soi gương xuống mặt nước hồ thủy điện Thác Bà.

Hồ Thác Bà có tới 1.300 hòn đảo kỳ ảo như thế. Xã Bảo Ái có hơn 9.000 dân, là xã đông dân thứ nhì của huyện Yên Bình, chỉ thua thị trấn huyện. Cùng với 3 thôn tận khổ khác, Ngòi Ngần 100% số diện tích, số dân chịu cảnh... chưa bao giờ có điện.

Xã, huyện, tỉnh, trung ương, hình như chưa tính đưa điện vào. Với người dân, đường xa khoảng 5-6km từ đường nhựa vượt núi vào thôn, họ lấy đâu ra tiền mà mua cột điện, kéo dây?

Ngành điện thì họ chỉ lo kinh doanh và lại “độc quyền”, nên việc đầu tư hệ thống dẫn điện vào góc rừng đó thì có mà... lỗ tan thây. Thế là họ cứ bỏ mặc bà con.

Đường vào xã Bảo Ái.
Đường vào xã Bảo Ái.


Chúng tôi liên lạc với ông Giang - Giám đốc Thủy điện Thác Bà - ông nói cứ tưởng 100% bà con di dân năm xưa đã có điện (!). Ông nói nhiệm vụ của đơn vị là sản xuất điện hòa vào lưới quốc gia, chứ không phải kéo dây điện hay trích quỹ phúc lợi ra lo cho những người hy sinh vì lòng hồ thủy điện đã mấy mươi năm mà chưa có điện kia.


 “Cái này các anh phải về hỏi Sở Điện lực Yên Bái ấy” - ông Giang nói. Một lãnh đạo tỉnh Yên Bái thì khuyên nên gặp ông Thực - Phó Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái - mà hỏi.

Ông Thực nói với tôi, đã và sẽ có dự án “thắp sáng” cho đồng bào đã hy sinh quá nhiều quyền lợi dâng hiến cho thủy điện Thác Bà năm xưa (!?).

Đói nghèo với tốc độ... truyền tải điện

Trong khi dự án cấp điện còn đang... hình thành và chuẩn bị thực thi với “tốc độ rùa bò”, thì đói nghèo và thất học cứ trùm lút nhiều vùng dân cư tội nghiệp kia với tốc độ... truyền tải điện! Với 110 hộ dân, với 565 khẩu, thôn Ngòi Ngần chiếm tới 90% dân số là người có nguồn gốc từ dưới đáy lòng hồ thủy điện Thác Bà “ngoi lên”. 90% số hộ “đạt chuẩn” đói nghèo. Bởi tại suốt mấy chục năm đằng đẵng “tăm tối”, nghèo đủ nhẽ, nên Ngòi Ngần tràn ngập bi kịch.

Trưởng thôn Lê Thế Vinh là người Tày, xốc vác lắm. Anh vốn là công an viên, ngay từ năm 1996, lúc mới “nhận chức”, thấy thanh niên rượu chè, đánh lộn quá mức, anh rà soát rồi vạm vỡ xông pha bắt, xử lý tất.

“Họ sợ tôi đến mức, có xô xát gì, chả ai dám báo với tôi nữa. Như thế lại không tốt cho công tác an ninh. Nhưng vì bắt nhiều người quá, tôi mới nhận ra hầu hết họ không biết chữ. Tôi bèn dạy họ cách vẽ tên mình to như quả trứng gà, gọi là ký biên bản. Có khi họ đánh vật khoảng 7 phút mới vẽ xong một cái chữ là tên của họ” - anh Vinh chua xót kể.

Hết ánh mặt trời là tăm tối bịt bùng, học trò chỉ còn biết đi ngủ từ lúc nhập nhoạng tối. Thế rồi dốt, chán, bỏ học sớm.

Lúc ban ngày thì nóng nực không tài nào làm được việc gì ngoài... phành phạch quạt nan. Đường sá gập ghềnh chín suối mười đèo mới ra đến ủy ban. Nhà mẫu giáo thôn thì hiện tại vẫn đang mượn tạm cái bếp bỏ hoang nhà ông Quang mà dạy và học. Cái vòng khó khăn, thiếu thốn, thất học, đói nghèo cứ luẩn quẩn chưa biết bao giờ mới thôi.

“Bà con thấy tôi làm công an viên quá nhiệt tình, họ bèn bầu luôn làm trưởng thôn” - anh Vinh kể tiếp, khi ngồi cạnh Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Sơn tại nhà mình.

Đường vào xã Bảo Ái.
"Bao giờ thì Ngòi Ngần và nhiều vùng dân cư của Bảo Ái có điện? Không ai trả lời được. Chúng tôi cũng chỉ còn biết hứa với bà con là cố mà chờ đợi, hy vọng", anh Nguyễn Trung Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - nói.


 Càng gặp gỡ bà con, anh Vinh càng thấy đau cho thảm cảnh của những người hy sinh vì thủy điện. Lúc đầu là 5,3 vạn người ra đi, gần nửa thế kỷ qua, con cháu chắt của những người đó đã sinh ra, thậm chí đã chết đi khá nhiều thế hệ - xin nhấn mạnh: Tất cả số dân khổng lồ đó, đều chung số phận bị bỏ quên giữa rừng xanh núi đỏ!


 Chồng của bà Lương Thị Đánh, trước khi chết, chỉ đau đáu ước ao, giá mà thôn Ngòi Ngần của mình có điện thì tôi chết cũng nhắm được mắt.

Bà Lương Thị Săm - chị gái bà Đánh - ngoài 70 tuổi, từ khi theo mẹ di dân từ chỗ nay là đáy hồ lên miền rừng nay gọi là bản Ngòi Ngần để vỡ một mảnh ruộng giữa rừng hoang vẫn liên tục cầu trời cho quê mình có điện.

“Tôi thấy cách đây 10 năm người ta đã vào khảo sát, nói là sang năm làm đường điện vào Ngòi Ngần, nhưng càng chờ thì càng... mất hút. Chúng tôi đã kiến nghị lên tất cả các cấp rồi, nhưng tuyệt nhiên chưa một ai trả lời chúng tôi là bao giờ thì quê tôi có điện. Suy nghĩ thấy nó “tiêu cực” trong lòng quá” - bà Đánh đanh thép nói.

Hạt thóc bị bỏ quên trong đáy hòm

Không có điện, bà con nghĩ ra đủ cách để chung sống với bóng tối và cái nóng nực kinh khủng của mùa hè. Mỗi người một cái quạt làm bằng lá cọ. Nhà nào khá giả thì mua máy nổ, dăm bảy nhà chung một cái, song cứ hai tiếng chạy máy thì mất vài ba trăm nghìn đồng, ai cũng phát hoảng “bỏ máy chạy lấy người”. Có người dùng ắcquy nạp điện.

Xã Bảo Ái có tới 4 thôn chưa có điện lưới. Bà con đang có xu hướng dùng máy thủy điện nhỏ thả dưới suối để sản xuất điện cho từng gia đình. Nhưng “sáng tạo” này còn gặp bi kịch hơn. Suối Ngòi Ngần bao năm ào ạt trong xanh, từ ngày ai đó nghĩ ra chuyện thủy điện nhỏ, thì nước suối cạn trơ đáy. Người ở đầu nguồn nước chặn suối lại, tích nước hòng phát điện cho nhà mình. Toàn bộ hạ lưu của suối cạn trơ, các thủy điện nhỏ khác biến thành cục sắt gỉ vô dụng.

Có khi, nhà bà Hoàng Thị Đánh, nhà anh Lê Thế Vinh, vì ở cuối nguồn nước, nên cứ chờ đến 21h, nước trên nguồn được “thả” về, mới có thể... le lói phát ra ánh sáng phục vụ việc ngủ.

Có đợt, suốt mấy tháng trời không một giọt mưa, thủy điện nhỏ không thể hoạt động. Vì không có điện, nên ở Ngòi Ngần gần sáu trăm nhân khẩu, quá nhiều người mù chữ và mới chỉ có 1 người tốt nghiệp cấp 3.

“Mù chữ đi vay vốn ngân hàng khổ lắm, phải điểm chỉ. Nhưng khổ hơn là hơn nửa thế kỷ hy sinh cho thủy điện, lên rừng rú khai hoang, dựng bản làng nhà cửa, đến giờ 100% đất ở của người dân vẫn chưa hề có sổ đỏ. Không có sổ thì ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội, họ không được thế chấp vay tiền ở bất kỳ ngân hàng nào khác. Trong khi đó, Ngòi Ngần có đến 90% số hộ thuộc diện đói nghèo. Cái vòng luẩn quẩn đó, đêm nằm, trót là trưởng thôn rồi, tôi càng không tài nào ngủ được” - anh Vinh giãi bày.

Ngoài Ngòi Ngần, chuyện buồn cũng diễn ra tương tự ở các thôn Ngòi Nhầu, Ngòi Mấy, Ngòi Kè, Vĩnh An... của xã Bảo Ái. Đến nay chỉ một hai thôn, lác đác có vài hộ tự bỏ tiền, mắc dây, “xin ké” chút ánh sáng điện từ nơi xa về. Điện ấy - như đã nói - yếu đến mức sờ vào không thèm giật.

Đúng như lời ông Hoàng Văn Các khóc nói với người dân cách đây 2 năm trước khi chết: “Chúng ta là hạt thóc bị bỏ quên trong đáy hòm ở góc bếp”. Tất cả các đoàn cán bộ có thể gặp được, người Ngòi Ngần đều đã gặp và kiến nghị chấm dứt những cái vô lý mà mình đang phải gánh chịu.

Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Sơn buồn rầu: “Họ cứ hỏi mãi, chúng tôi thương và chia sẻ với bà con lắm, nhưng không biết trả lời thế nào, vì mình ở cấp cơ sở. Chúng tôi cũng đi hỏi, lên tận tỉnh, tận các đoàn cao cấp, chỉ một đau đáu mà bà con gửi gắm: Bao giờ thì Ngòi Ngần và nhiều vùng dân cư của Bảo Ái có điện? Không ai trả lời được. Chúng tôi cũng chỉ còn biết hứa bà con là cố mà chờ đợi, hy vọng”.

Dứt câu chuyện về lời hứa mấy mươi năm còn bỏ ngỏ, bố đẻ trưởng thôn Vinh là cụ Lê Thế Hưng - ngoài 70 tuổi - mới cất lời. Sức cụ đã yếu lắm, cụ đi khỏi quê cũ, sống lang thang trên thuyền bè, rồi định cư vào Ngòi Ngần phá núi lập thôn bản từ mấy mươi năm trước. Giờ gần đất xa trời, điện chưa về đến quê mình, ông cứ ngồi phe phẩy quạt lá cọ, ngắm cái đèn dầu đỏ đòng đọc mà đay đi đay lại: “Các cán bộ họ đã quên mất nhóm dân hy sinh vì thủy điện này rồi ư?”.

(Còn tiếp)

Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao động

Năng lượng tái tạo: cuộc chiến thương mại mới

Tin tức về việc các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời châu Âu đang thúc ép EU áp dụng thuế chống bán phá giá và có thể cả thuế “đối kháng” chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc đang biến năng lượng tái tạo trở thành một trong những mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế.

Mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế

Có một sự cạnh tranh gay gắt cho danh hiệu bất tài (một cách nói hài hước nhất) trong việc hiểu được rằng nền kinh tế toàn cầu liên quan đến các chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp. Nhưng đối thủ hàng đầu phải kể đến là sự thịnh nộ trong Quốc hội Mỹ khi đồng phục của các đội dự thi Olympics Mỹ được may ở Trung Quốc, bất chấp sự thật rằng những phần có giá trị nhất trong quá trình sản xuất như thiết kế, marketing, nghiên cứu diễn ra tại Mỹ.

Trong khi đó, một loạt các hành động pháp lý dưới hình thức phong tỏa đơn phương đối với nhập khẩu và kiện tụng lên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), có thể thuyết phục một người quan sát hờ hững rằng một cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra.

Tuy vậy, thực tế tình hình phức tạp hơn nhưng ít đáng lo ngại hơn so với bề ngoài của nó. Chắc chắn có những ví dụ nổi bật về việc hạn chế thương mại một cách sai lầm và các bằng chứng về việc những sự can thiệp như vậy đã gây sóng gió trong chuỗi cung ứng như thế nào. Nhưng với đội ngũ các luật sư thương mại trên chiến tuyến WTO, một lượng lớn các cuộc kiện tụng đã diễn ra thực tế là nhằm vào việc ngăn chặn những hạn chế thương mại tùy tiện trong tương lai.

Các tin tức về việc các nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời châu Âu đang thúc ép EU áp dụng thuế chống bán phá giá (chống lại việc nhập khẩu giá thấp) và có thể cả thuế “đối kháng” (chống trợ cấp) chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc đang biến năng lượng tái tạo trở thành một trong những mối đe dọa chính trong trận chiến thương mại quốc tế. Nó cũng nêu nhấn mạnh vào mạng lưới phức tạp hữu hình mà chúng ta đã tạo lên khi tìm kiếm sự cứu giúp thương mại tạm thời trước tiên.

 










Thế vận hội đang là sự kiện tâm điểm và còn ba tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ: các điều kiện đều hoàn hảo cho sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc kinh tế sai lầm.


 

Khi ngành công nghiệp Mỹ được phép đánh thuế chống bán phá giá và đối kháng với các tấm năng lượng mặt trời vào đầu năm nay, các công ty Trung Quốc dường như chỉ đơn giản bổ sung thêm một mối liên kết Đài Loan vào chuỗi cung ứng của mình để tạo vỏ bọc mới cho chúng bằng cách gửi các tấm năng lượng tới Đài Loan để gia công, tái nhập khẩu thành phẩm về đại lục để lắp rắp và tái xuất khẩu sang Mỹ. Do vậy, đơn thỉnh cầu của châu Âu sẽ phải rộng lớn hơn để có thể bao gồm một phần lớn hơn của chuỗi giá trị tấm năng lượng toàn cầu, đe dọa việc sản xuất hiệu quả và tiết kiệm chi phí của một công nghệ mà khả năng cung ứng hiện đang bị thách thức.

Bất kỳ một sự can thiệp nào như vậy cũng có rủi ro tạo ra xích mích ở bất kỳ chỗ nào trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều trợ cấp và tín dụng thuế đang chuyển động trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo toàn cầu. Việc Mỹ đánh thuế vào các tấm năng lượng mặt trời sẽ nhanh chóng khơi mào một cuộc tranh chấp thương mại về polysilicon, vật liệu sử dụng để chế tạo các tấm năng lượng mặt trời. Các quan chức Trung Quốc hiện đang đe dọa áp dụng thuế chống bán phá giá với nhập khẩu từ Mỹ, viện cớ rằng thuế liên bang Hoa Kỳ và các khoản tín dụng thuế nhà nước bị quy vào các nhà sản xuất polysilicon.

Việc “ném đi ném lại” này được đặt trong bối cảnh làn sóng những vụ kiện tụng tới WTO gần đây giữa các cường quốc thương mại. Phần nhiều trong số đó nhằm đạt được những phán quyết ngăn chặn những người khác sử dụng những công cụ “bảo hộ thương mại” ví dụ như thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá như một công cụ chính trị của việc trả đũa tùy ý.

Công cụ bảo hộ thương mại bị hạn chế

Đầu năm nay, chính quyền của ông Barack Obama, đã thực hiện phần nhiều chiến dịch tranh cử của mình nhằm thực thi được các quy tắc thương mại, đã thắng một vụ kiện quan trọng nhằm hạn chế việc Trung Quốc sử dụng bảo hộ thương mại với việc nhập khẩu thép. Mỹ không phải là trường hợp duy nhất: Brazil, một chuyên gia kiện tụng WTO nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, đã tiến hành vụ kiện đầu tiên trong nội bộ các nước Brics, nhằm vào thuế chống bán phá giá với thịt gia cầm của Nam Phi.

Tuy nhiên, vị thế của Washington lại bị tổn hại mà thời gian và năng lượng lại bị lãng phí bởi sự thật rằng kho vũ khí bảo hộ thương mại của chính nước này lại có một vài vũ khí lại gặp nhiều khó khăn để được thông qua tại hội nghị Geneva. Năm ngoái, Washington đã thua Bắc Kinh trong một vụ kiện chống lại việc Mỹ áp cả thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá đối với việc nhập khẩu tương tự.

Mỹ đã phải soạn thảo lại bộ luật thương mại của chính mình để đáp lại phán quyết của tòa án liên bang Mỹ đối với vấn đề tương tự. Chỉ trong năm nay, Washington mới giải quyết được những tranh chấp với EU và Nhật Bảng gần một thập kỷ trước về “zeroing – hóa không” - hoạt động bỏ qua những dữ liệu vô ích khi tính thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Khi đó, việc sử dụng các công cụ bảo hộ thương mại bị hạn chế đáng kể kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một phần của điều này là nhờ vào bản chất của bản thân sự toàn cầu hóa. Các công ty có hoạt động rộng khắp trên một vài quốc gia ít khi yêu cầu sự bảo vệ phòng trường hợp làm tổn thương tới các công ty con hoặc nhà thầu của mình.

Nhưng một phần là do những hạn chế đối với việc sử dụng các công cụ thương mại bởi các quốc gia ngày càng tăng theo các phán quyết của WTO. Vòng đàm phán thương mại Doha có thể không hiệu quả nhưng cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vẫn đóng một vai trò quan trọng.

Các công cụ bảo hộ thương mại là các công cụ chính sách lâu dài và việc tiếp tục sử dụng chúng dưới một số hình thức là không thể tránh khỏi, nhưng thực tế chúng là những công cụ vụng về để can thiệp vào chuỗi giá trị phân tách tỷ mỉ của nền kinh tế toàn cầu hiện đại.

Vai trò của sự hỗ trợ giới hạn và hạn chế về thời gian của chính phủ với những công nghệ mới ví như năng lượng mặt trời với lợi nhuận ngày càng tăng về quy mô và lợi ích lớn hơn cho xã hội – trong trường hợp này là giảm lượng khí thải carbon – vẫn chưa được quốc tế hóa thông qua các biện pháp như thuế carbon. Nhưng nó cũng có chút ít ý nghĩa trong việc cung cấp sự hỗ trợ thông qua sự hạn chế thương mại sai lầm chỉ làm tăng thêm sự trả đũa.

Một trong những trận chiến quan trọng nhất trong thương mại không phải là giữa Mỹ và Trung Quốc mà là trận chiến giữa việc hạn chế nhập khẩu tùy tiện và việc thiết lập các quy tắc và phán quyết toàn cầu hạn chế chúng. Các nhà thương mại tự do nên hy vọng rằng điều sau sẽ thắng thế.

Tuyến Nguyễn (Theo FT)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Hệ thống điện năng lượng mặt trời giá bao nhiêu?

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.

Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành “bảo bối” mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


“Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ”.

Rất mong được phục vụ quý khách.

Điện hạt nhân Đức: 50 trước và 10 năm tới

Cách đây 50 năm, bang Bayern của Đức đã nổ phát súng lệnh đầu tiên về năng lượng nguyên tử. Nhưng chỉ mười năm nữa, nước Đức sẽ đoạn tuyệt hẳn với điện nguyên tử, với chi phí phá dỡ khổng lồ trên 30 tỷ Euro.

 


Sau thời kỳ bùng nổ điện hạt nhân trong những năm 70 thì nay là thời kỳ thoái trào. Đến năm 2022 Đức sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Công cuộc phá dỡ các nhà máy cũng sẽ ngốn nhiều tỷ Euro và đây là nhiệm vụ của cả một thế hệ.

Loại năng lượng được trợ giá

Ngày 24/6/1962 Tập đoàn điện lực RWE đã thành lập công ty điều hành điện hạt nhân Atomkraftwerk (AKW). Đây là nhà máy điện hạt nhân lớn đầu tiên của Đức. Năm năm sau khi Block A đi vào hoạt động, được coi là bằng chứng về khả năng sử dụng điện hạt nhân phục vụ sản xuất công nghiệp trên diện rộng.

Hồi đó dự trù kinh phí xây dựng AKW ước khoảng 345 triệu DM. Bản thân công ty điện hạt nhân RWE-Bayernwerk phải chịu 1/3 kinh phí xây dựng. Phần còn lại do chính phủ Liên bang và Cộng đồng nguyên tử châu Âu Euratom chi trả.

Chính phủ khuyến khích giới công nghiệp lao vào sản xuất điện nguyên tử, không khí lạc quan, vui mừng bao trùm ngành năng lượng điện. Những luận cứ ủng hộ điện nguyên tử được chấp nhận: tạo ra được một lượng điện và nhiệt lượng khổng lồ, không sản sinh khí CO2 trong quá trình sản xuất điện, thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt của những nước không ổn định về chính trị, tạo nhiều việc làm mới.

Tuy vậy, chi phí sản xuất điện hạt nhân thấp, nhưng các ông lớn ngành năng lượng vẫn bán điện nguyên tử theo giá thị trường, ngoài ra Đức không có uran. Và đấy là một lý do để những người phản đối điện nguyên tử thường đề cập đến.

Theo một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace thì ngành điện hạt nhân đã được trợ cấp tới trên 100 tỷ Euro - trong khi đó Diễn đàn nguyên tử của Đức được sự ủng hộ của ngành kinh tế năng lượng thì cho rằng, con số trên là thổi phồng và số tiền trợ cấp thì chỉ trên dưới 20 tỷ Euro. Diễn đàn nêu lý do về lâu dài giá điện hạt nhân sẽ giảm, vả lại trong quá trình hoạt động lại không sản sinh khí độc CO2.

Tuy được chính quyền bang Bayern hết sức ưu ái, nhưng đã có thời kỳ điện hạt nhân bị phản đối kịch liệt. Điện hạt nhân đã chia rẽ người Đức: một số người kịch liệt phản đối điện hạt nhân vì sợ tai họa, môi trường ô nhiễm. Số người ủng hộ lại cho rằng, điện hạt nhân tạo nhiều công ăn việc làm và thu hút các ngành công nghiệp khác.

Tuy nhiên lịch sử 50 năm điện hạt nhân ở Bayern cũng đồng thời là lịch sử chết yểu một loạt dự án. Điển hình là dự án xây dựng công trình tái chế (WAA) ở Wackersdorf. Dân chúng phản đối kịch liệt, lúc đầu còn ôn hòa, nhưng sau thảm họa ở Tschernobyl 1986 thì sự phản kháng đã leo thang. Đã có các vụ đụng độ đẫm máu làm bị thương trên 400 người và nhiều người chết.

Đến năm 1989 thì dự án này bị đình chỉ vì Pháp đồng ý xử lý rác thải nguyên tử của Đức với giá giảm hơn 30%. Phía Đức mất 3,2 tỷ Mark vì vụ đầu tư này (khoảng1,63 tỷ).

Sau thời kỳ bùng nổ điện hạt nhân trong những năm 70 thì nay là thời kỳ thoái trào. Đến năm 2022 Đức sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Công cuộc phá dỡ các nhà máy cũng sẽ ngốn nhiều tỷ Euro và đây là nhiệm vụ của cả một thế hệ.

Một ví dụ, chi phí xây dựng nhà máy điện nguyên tử Würgassen năm 1971 là trên 400 triệu DM. Chi phí để phá dỡ nhà máy này tốn hơn nhiều, dự tính khoảng 700 triệu Euro.

Những nhà máy điện hạt nhân hiện có ở Đức đều đã hết khấu hao, nhà khai thác chỉ cần tính chi phí sản xuất. Giá thành sản xuất một MW giờ điện hạt nhân là 15 đến 20 Euro, ở nhà máy nhiệt điện chạy than hoặc khí thì từ 30 đến 40 Euro.

Nếu để nhà máy điện nguyên tử cuối cùng tiếp tục hoạt động đến năm 2040 thay vì phải đóng cửa vào năm 2022 thì các tập đoàn điện lực sẽ thu được một khoản lợi nhuận lên đến 57 tỷ Euro, nếu giá điện giữ nguyên là 50 Euro một Megawat giờ. Không chỉ có các nhà khai thác mà cả nhà nước cũng được lợi một khoản tiền là 31 tỷ.

30 tỷ Euro để phá dỡ và xử lý

Thay vào khoản thu to lớn đó nay các doanh nghiệp điện lực phải chi khoản tiền khổng lồ để tháo dỡ các nhà máy điện nguyên tử, chi phí cho việc ngừng hoạt động và tháo dỡ cũng như xử lý mỗi nhà máy điện nguyên tử ước khoảng 1,1 tỷ Euro. Bốn tập đoàn điện nguyên tử sẽ phải chi trên 30 tỷ Euro cho việc tháo dỡ và xử lý các nhà máy điện hạt nhân.

Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tìm địa điểm cất giữ lâu dài chất thải hạt nhân. Đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp vì sự phản ứng của người dân ở gần các địa điểm này.

Bay 6.000km với điện năng lượng mặt trời

Máy bay năng lượng Mặt Trời (Solar Impulse) đầu tiên và duy nhất trên thế giới của Thụy Sĩ đã hoàn thành chuyến bay xuyên lục địa (từ châu Âu sang châu Phi và ngược lại) với quãng đường dài gần 6.000km mà không tốn một giọt xăng.

 


Solar Impulse đã hạ cánh an toàn tại sân bay quân sự Payerne, Thụy Sĩ vào lúc 20 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 24/7.

Chặng bay cuối cùng trong hành trình xuyên lục địa được thực hiện từ thành phố Madrid, Tây Ban Nha qua Toulouse, Pháp tới Payerne, Thụy Sĩ, được thực hiện bởi phi công Bertrand Piccard, đồng sáng lập của dự án Solar Impulse với phi hành gia André Borschberg.

Bắt đầu từ ngày 24/5, hành trình xuyên lục địa từ châu Âu sang châu Phi và ngược lại của Solar Impulse đã trải qua tám chuyến bay dưới sự điều khiển luân phiên của hai phi hành gia Bertrand Piccard và André Borschberg.

Tính tổng cộng, Solar Impulse đã trải qua 13 giờ 29 phút bay vượt qua chặng đường dài tới gần 6.000km qua các thành phố Madrid, Tây Ban Nha, Rabat và Ouarzazate của Marốc và thành phố Toulouse, Pháp, khu vực được coi là rất khó khăn đối với giao thông hàng không do thường xuyên có các đợt gió to.

Theo giới chuyên gia, các chuyến bay của Solar Impulse lần này cho thấy hiệu quả to lớn của công nghệ sử dụng năng lượng Mặt Trời, đồng thời cũng cho thấy rõ khả năng có thể vận hành cả ngày và đêm của các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời.

Cleanweb - Giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả

Mặc dù năng lượng tái sinh đã trở nên phổ biến khắp thế giới, việc sử dụng các nguồn năng lượng này vẫn chưa thực sự hiệu quả do liên quan đến chi phí lắp đặt và vận hành thiết bị. Tuy nhiên, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có thể lạc quan về những giải pháp cho vấn đề này.

Năng lượng tái sinh đang bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ, với tổng mức đầu tư dành cho công nghệ khai thác quang điện, phong điện, nhiên liệu sinh học... hiện lên tới 250 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng Mặt trời, lợi ích mang lại từ nguồn vốn của họ đang giảm dần, bằng chứng là giá của các tấm pin quang điện đã rớt từ hơn 4 USD cho mỗi watt xuống dưới 1 USD trong vòng 4 năm. Để có thể tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực giàu tiềm năng này, nhiều nhà đầu tư buộc phải tìm đến những giải pháp mới hiệu quả hơn.

Cơ hội đầu tư tiếp theo của họ chính là Cleanweb (tạm dịch: mạng lưới sử dụng năng lượng sạch) – một mô hình công nghệ tận dụng lợi thế của Internet, mạng xã hội và hệ thống truyền thông di động để thay đổi cách thức chúng ta sử dụng nguồn năng lượng, liên kết với thế giới, tương tác lẫn nhau và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cleanweb - giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả


Thời gian qua, lĩnh vực năng lượng mới đã có nhiều đột phá lớn, trong một vài trường hợp, nguồn điện từ gió và Mặt trời thậm chí còn rẻ hơn nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch. Thế nhưng, ngành công nghiệp này không phát triển nhanh như mong đợi vì vấp phải các trở ngại như hệ thống kinh doanh yếu kém, chính sách khuyến khích và tài trợ (sử dụng năng lượng sạch) phức tạp, bên cạnh sự thất bại trong việc truyền thông với khách hàng.

Hãy tưởng tượng là sau khi cho xe tải chở hệ thống pin quang điện đến nhà khách hàng, nhân viên lắp đặt mới phát hiện có một cây to che phủ mái nhà và hệ thống sẽ trở nên vô dụng hoặc khách hàng không đủ nguồn lực tài chính để chi trả. Điều đó sẽ lãng phí đáng kể thời gian và tiền bạc. Nhưng với Cleanweb, hạn chế này sẽ được loại bỏ. Ví dụ, công ty năng lượng OneRoof Energy sử dụng hình ảnh vệ tinh để hoạch định dự án cho khách hàng từ xa, xác định chi phí và tính khả thi của nó trước khi cho xe tải đến nhà khách hàng để lắp đặt. Một công ty khác, Solar Mosaic, thì huy động vốn để trang bị hệ thống pin quang điện thông qua các khoản vay trực tuyến.

Theo ước tính của các chuyên gia ở Mỹ, những giải pháp dựa vào công nghệ thông tin có thể giảm đến 75% chi phí lắp đặt và sử dụng quang năng. Nếu vậy, điện Mặt trời có thể rẻ hơn cả điện sản xuất từ than đá và nó có thể đáp ứng được 15-20% nhu cầu điện năng tại nước này.

Mạng lưới sử dụng năng lượng sạch không nhất thiết chỉ tập trung vào việc sản xuất năng lượng, mà nó còn liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như chương trình chia sẻ ôtô - một lĩnh vực đang phát triển mạnh, với số lượng xe dùng chung tăng từ 1400 chiếc năm 2004 lên 12000 chiếc hồi năm ngoái, và cũng sử dụng công nghệ thông tin để quản lý. Chủ dịch vụ chia sẻ ôtô Zipcar ở Baltimore (Mỹ) khẳng định mỗi một chiếc xe được chia sẻ có thể thay thế nhu cầu sử dụng cho 15 chiếc xe khác, như vậy, chúng ta không cần sản xuất thêm 190.000 xe. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong hội họp trực tuyến và làm việc từ xa cũng là những giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.