Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Đột phá mới trong công nghệ chế tạo panel năng lượng mặt trời

Công nghệ năng lượng Mặt Trời đang có một bước đột phá sau khi các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore vừa phát hiện ra một cách thức mới để sản xuất pin Mặt Trời hiệu quả hơn và có giá thành rẻ hơn.

Trước đây, perovskite vốn được biết đến là vật liệu để làm pin Mặt Trời hiệu quả bởi nó có thể biến đổi 15% năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời thành điện năng, gần với mức 20% của các tấm pin Mặt Trời làm từ silicon trên thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không giải thích được quá trình diễn ra như thế nào để từ đó cải thiện hiệu quả của vật liệu perovskite trong sản xuất pin Mặt Trời. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu NTU chính là các nhà khoa học đầu tiên trên thế giới đã tìm ra lời đáp cho vấn đề này.






Theo đó, điện tử được tạo ra trong quá trình hấp thụ ánh sáng Mặt Trời có thể di chuyển rất xa trong vật liệu pervovskite.

Phó Giáo sư Sum Tze Chien - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thể cải tiến pin Mặt Trời, khiến chúng hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn và tạo ra điện năng nhiều hơn.

Tiến sỹ Nripan Matthews, một thành viên khác, cũng cho rằng từ đây các họ có thể tạo những tấm pin Mặt Trời mới, ngang bằng và thậm chí hiệu quả hơn các tấm pin Mặt Trời làm từ silicon.

Theo nhóm nghiên cứu, với vật liệu perovskite hỗn hợp vô cơ-hữu cơ, thế hệ tấm pin Mặt Trời tiếp theo sẽ có giá thành sản xuất rẻ hơn 5 lần so với các tấm pin làm từ silicon hiện nay./.

Dubai khánh thành công viên năng lượng mặt trời

Ngày 22/10, Dubai đã khánh thành giai đoạn đầu của dự án công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở tiểu vương quốc vùng Vịnh này; tổng chí phí là 12 tỷ dirham (3,3 tỷ USD).

Dự án này nằm trong nỗ lực của Dubai nhằm đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt.

Công viên năng lượng Mặt Trời mang tên Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum - theo tên của Tiểu vương Dubai, cũng là Phó Tổng thống và Thủ tướng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).





Công viên nằm ở khu vực sa mạc Seih Al-Dahal với diện tích 48km2, cách Dubai 50km về phía Nam.

Dự kiến trong giai đoạn đầu, công viên sẽ bắt đầu sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời vào năm 2014, với 24 triệu kW điện mỗi năm.

Khi hoàn tất vào năm 2030, nhà máy sẽ sản xuất 1.000MW điện.

Theo giám đốc điều hành Cơ quan quản lý điện và nước của Dubai đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Năng lượng tối cao, Saeed Mohammed Al-Tayer, dự kiến đến năm 2020 điện năng từ các nguồn năng lượng tái sinh sẽ chiếm 1% tổng sản lượng điện của Dubai và tăng lên 5% vào năm 2030./.

Chế tạo pin năng lượng mặt trời bằng vật liệu mới

(www.samtrix.vn) - Các nhà khoa học Mỹ mới đây phát triển một loại vật liệu chịu nhiệt mới có thể tạo ra các thiết bị năng lượng mặt trời hiệu quả cao mà không lãng phí nhiệt.





 

nhiet-4939-1382079309.jpg

Vật liệu mới là một hợp chất bao gồm vonfam và gốm, có thể được sử dụng để tạo ra máy phát nhiệt chịu nhiệt với khả năng duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 1.370 độ C.

"Phát hiện này tạo ra một kỷ lục về hiệu suất ổn định nhiệt và là một bước tiến lớn trong lĩnh vực quang nhiệt điện", Shanhui Fan, giáo sư kỹ thuật điện của Đại họcStanford, cho biết.

Một pin năng lượng mặt trời thông thường gồm chất bán dẫn silicon có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi trực tiếp thành năng lượng điện. Tuy nhiên ,chúng không hoàn toàn hiệu quả và chỉ phản ứng với ánh sáng hồng ngoại.

Sóng ánh sáng năng lượng cao hơn, bao gồm phần lớn quang phổ ánh sáng có thể nhìn thấy được, sẽ bị lãng phí như nhiệt, trong khi đó sóng ánh sáng năng lượng thấp hơn chỉ đơn giản đi qua các tấm điều khiển năng lượng mặt trời.

Về cơ bản, các nhà nghiên cứu biến đổi ánh sáng thành bước sóng ngắn hơn để truyền tế bào năng lượng mặt trời. Điều này làm tăng hiệu quả về mặt lý thuyết của pin mặt trời đến 80%.

Theo Paul Braun, giáo sư khoa học vật liệu tại Illinois, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết, về mặt lý thuyết, các pin năng lượng mặt trời một mối nối chỉ có thể đạt được 34% hiệu quả, nhưng trên thực tế thì không đạt được mức độ này bởi chúng mất phần lớn năng lượng mặt trời trong quá trình chuyển đổi. Do đó, nhóm nghiên cứu cố gắng khắc phục hạn chế này bằng quá trình quang nhiệt điện và một máy nhiệt phát chịu nhiệt đặc biệt.

Việc chuyển đổi nhiệt năng thành ánh sáng hồng ngoại cho phép các pin năng lượng mặt trời hấp thụ và tạo ra điện hay còn gọi là quang nhiệt điện. Trước đây, các nhà khoa học từng cố gắng thiết kế một hệ thống quang nhiệt điện nhưng không thành công.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình

Để tiết kiệm điện năng sử dụng, các bạn nên làm theo các cách sau:


Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện


Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn trò, vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên như bình năng lượng mặt trời, pin mặt trời, đèn điện từ, máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời để hạn chế sử dụng nguồn điện năng.



[Caption]

Bạn nên lắp đặt quạt trần, vì khi quạt trần hoạt động, sẽ phả gió xuống sàn, gió từ dưới sàn sẽ lan tỏa ra xung quanh, đập vào tường và tỏa ra khắp phòng, mát  và tiết kiệm hơn so với quạt cây.


Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình


Bạn nên hạn chế mở tủ lạnh để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ 3-6 độ C. Với chế độ đông lạnh, bạn để -15 độ C đến -18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.


Đối với máy điều hoà nhiệt độ, bạn chỉ để ở mức trên 20 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc sẽ tiết kiệm được 5-7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20-25% điện năng. Bạn nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà một giờ trở lên và nên sử dụng cùng với chiếc quạt trần để tiết kiệm điện hơn nữa.

Bạn nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.


Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).


Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Bạn nên lau sạch bề mặt kim loại của bàn giúp hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.


Bạn chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết. Đối với lò vi sóng, bạn không bật trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.


Với TV, bạn không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt TV bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy; không xem TV khi đang nối với đầu video. Bạn nên chọn kích cỡ TV phù hợp với diện tích nhà bạn vì TV càng to càng tốn điện.


Các thiết bị như điện thoại di động, iPad, máy MP3, bạn nên tắt hết chương chình khi không sử dụng để tránh tiêu hoa năng lượng của pin.


Ngoài ra, hộ gia đình nào sử dụng Biogas, có thể sử dụng vào việc nấu nướng, thắp sáng để đỡ tốn điện năng. Một gia đình có 4-6 người nếu đun bằng gas công nghiệp thì trong một năm sử dụng hết 72 kg khí gas, nếu dùng điện thì mức tiêu thụ là 2.400 Kwh điện năng, còn nếu sử dụng thiết bị biogas thì tiết kiệm được 100% chất đốt, tương đương với số tiền 290.000 đồng một tháng. Trung bình một năm sử dụng biogas sẽ tiết kiệm được 3,8 triệu đồng.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Trung Quốc giúp các DN pin mặt trời khỏi "phá sản"

(samtrix.vn) – Để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời, Bộ Tài chính Trung Quốc quyết định từ ngày 1-10 đến hết năm 2015 sẽ hoàn trả 50% thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm điện sử dụng năng lượng mặt trời.


Những năm gần đây, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng của lĩnh vực năng lượng mặt trời toàn cầu.





Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường hạn chế, sản phẩm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc tồn đọng lớn do cung vượt quá cầu. Cộng thêm tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc bị khủng hoảng nợ nghiêm trọng.


Tân Hoa xã cho biết tổng nợ của 10 nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc lên đến 100 tỉ nhân dân tệ.


Quyết định trên sẽ giúp tăng lợi nhuận của các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Công nghệ giúp nhà máy điện mặt trời hoạt động vào ban đêm

(Samtrix.vn) -  Một trong những nhược điểm lớn nhất của năng lượng mặt trời, là không thể sử dụng vào buổi đêm. Nhưng một ý tưởng đột phá đã đảo ngược điều này...

 Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ năng lượng, người ta bắt đầu có xu hướng sử dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nhưng nếu bạn để ý, thì sẽ thấy rằng những chiếc máy sử dụng năng lượng gió thường được ưa chuộng hơn, một phần vì nó rẻ, hơn nữa, gió thì thổi cả ngày, còn mặt trời thì không. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về vấn đề này.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Năng lượng mặt trời có thể chuyển thành điện năng bằng hai cách: một là sử dụng pin năng lượng mặt trời, bằng các vật liệu bán dẫn có khả năng hấp thụ photon và phát ra electron; và hai là sử dụng những tua-bin nhiệt như những máy phát điện khác, nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời sẽ làm nước bốc hơi, và từ đó làm quay tua-bin và tạo ra dòng điện. Đây cũng chính là cơ chế của các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời.

Vấn đề lớn nhất ở đây, là: mặt trời không chiếu sáng cả ngày. Vào buổi đêm, hoặc ngay cả khi trời nhiều mây thôi, các nhà máy điện đã không thể sử dụng được năng lượng mặt trời. Đây là lý do khiến cho giá thành của năng lượng mặt trời rất cao, vì chúng không chạy được 24/7. Chỉ cần một đám mây bay qua, và mọi hoạt động sản xuất điện năng bị ngừng trệ. Vì thế, không phải lúc nào cũng có năng lượng mặt trời để tạo ra dòng điện, nhất là vào buổi tối – khi nhu cầu sử dụng điện của người dân là cao nhất.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Giải pháp thì nghe có vẻ đơn giản: chỉ cần dự trữ năng lượng mặt trời lại, xong rồi lấy ra dùng khi cần; nhưng đây lại là một vấn đề nan giải, cho đến khi nghiên cứu mới đây đã mở ra hy vọng cho ngành công nghiệp năng lượng.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức dự trữ năng lượng mặt trời để dùng khi mặt trời lặn. Ngoài ra, chúng ta hãy thử tìm hiểu về nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên sử dụng công nghệ này như thế nào.

Dự trữ năng lượng mặt trời

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Thực ra, ý tưởng dự trữ năng lượng mặt trời không phải là mới. Người ta đã tìm rất nhiều cách để có thể dự trữ năng lượng mặt trời, trước khi chuyển đổi nó thành dòng điện. Đã có nhiều phương pháp được đưa ra thử nghiệm, tuy nhiên hiệu quả không được như mong muốn.

Người ta đã thử dự trữ năng lượng mặt trời bằng cách dùng chính nó để bơm nước lên cao, để rồi khi nước chảy xuống sẽ sinh ra năng lượng. Tuy nhiên phương pháp này lại hao tốn nhiều năng lượng, chỉ khoảng 80% năng lượng mặt trời được chuyển thành dòng điện. Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời cũng không phải ý hay do giá thành quá cao.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Và rồi một ý tưởng nảy ra: nhiệt năng là một trong những dạng năng lượng dễ lưu trữ nhất.

Rõ ràng, nhà máy nhiệt điện hoạt động được dựa vào việc nhiệt năng sẽ tạo ra hơi nước quay các tua-bin, vậy việc dự trữ nhiệt năng sẽ giúp nhà máy hoạt động khi không có nguồn cung cấp nhiệt: hãy để năng lượng mặt trời làm nóng một thứ gì đó, giữ cho nó nóng đến khi mặt trời lặn thì lôi ra dùng để tạo ra dòng điện.

Tất nhiên, để thực hiện được ý tưởng này, chúng ta phải tìm được một chất nào đó, một loại nguyên liệu nào đó có khả năng giữ được nhiệt năng: nó phải ổn định ở nhiệt độ cao – vào khoảng 400 độ C – nếu không bạn sẽ phải giải quyết vấn đề về sự bay hơi và thay đổi áp suất. Và một điều kiện khác: chất này phải rẻ và dễ kiếm.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Và rồi, người ta đã tìm được một chất, là tinh thể màu trắng, có rất nhiều trong bếp nhà bạn: chính là muối ăn. Muối ăn nóng chảy ở nhiệt độ rất cao, và bay hơi ở nhiệt độ còn cao hơn nữa. Và rõ ràng, nguồn cung cấp muối ăn gần như là vô tận và rất dễ kiếm. Hơn nữa, mức độ hao hụt năng lượng chỉ vào khoảng 7%.

Trên thực tế, nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên sử dụng cách lưu trữ năng lượng này lại không dùng muối ăn. Thay vào đó, là một hỗn hợp nhiều loại muối, có cả natri và kali nitrat. Nhà máy điện Andasol 1 ở Grenada, Tây Ban Nha chứa khoảng 28.000 tấn hỗn hợp này.

Andasol 1

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Nhà máy điện Andasol 1 ở Tây Ban Nha bắt đầu đi vào hoạt động tháng 11 năm 2008. Ban ngày, nó hoạt động như một nhà máy nhiệt điện bình thường. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào những tấm gương parabol để rồi làm nóng một ống chứa đầy dầu, lên đến nhiệt độ khoảng 400 độ C. Dầu nóng sẽ đc dùng để đun nước, tạo hơi nước và làm quay các tua-bin.

Và khi mặt trời lặn, hệ thống dự trữ bắt đầu hoạt động. Về cơ bản thì hệ thống vận hành như sau:

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Hệ thống hấp thụ ánh sáng mặt trời ở Andasol 1 lớn đến mức nó có khả năng hấp thu lượng năng lượng gấp hai lần nhu cầu vào ban ngày. Lượng năng lượng dư thừa được chuyển đến bộ phận dự trữ bao gồm rất nhiều thùng to chứa muối nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 260 độ C. Lượng muối này được bơm vào hệ thống trao đổi nhiệt để hấp thụ một phần năng lượng nhiệt của dầu. Lượng muối này, sau khi trao đổi nhiệt với nhiệt độ khoảng 400 độ C, sẽ được chuyển đến thùng tiếp theo để dự trữ, cho đến khi trời tối.

Khi nhà máy điện cần năng lượng nhiệt dự trữ, muối dự trữ sẽ được đưa quay trở lại và làm nóng dầu, sau đó lượng muối nguội này sẽ quay trở lại bình đầu tiên. Và rồi cứ thế hệ thống hoạt động cả ngày.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Khi sử dụng muối để dự trữ năng lượng, nhà máy điện có thể hoạt động với thời gian dài gấp đôi so với những nhà máy điện mặt trời khác. Như trong trường hợp của nhà máy Andesol 1, năng lượng sinh ra gấp hơn 50% so với khi không dùng hệ thống lưu trữ. Với phương pháp này, người ta hy vọng sẽ có thể làm giảm giá thành của nhà máy điện mặt trời.

Ngoài ra, người ta đang có ý tưởng sẽ không sử dụng chất trung gian là dầu để làm nóng nữa, mà sẽ sử dụng trực tiếp muối luôn, tham gia trực tiếp hai quá trình trao đổi nhiệt. Cát cũng sẽ là một nguyên liệu được xem xét để dự trữ nhiệt.

Có thể sử dụng năng lượng mặt trời vào buổi đêm?
 

Một nhóm khác đang phát triển hệ thống dự trữ năng lượng mặt trời, sử dụng hiệu ứng phân tử giống như hiện tượng quang hợp: nó dùng ánh sáng mặt trời để tách phân tử nước thành hydro và oxy, để rồi sử dụng chúng như một nguồn nhiên liệu.

Phát triển bền vững nhờ năng lượng sạch

(Samtrix.vn) - Dù vẫn là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển có nhiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính nhất song Canada lại bất ngờ được xếp vào top đầu thế giới về chỉ số năng lượng bền vững.

 



Một ngôi làng ở Canada sử dụng năng lượng bền vững với những tấm pin mặt trời trên nóc nhà


Trong Chỉ số Năng lượng bền vững toàn cầu năm 2013 công bố ngày 24-9 tại trụ sở ở London (Anh), Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) đã đánh giá cao sự tiến bộ của Canada khi tăng 4 bậc, từ hạng 10 năm ngoái lên hạng 6 trong bảng xếp hạng 129 quốc gia trên thế giới. Với việc thăng tiến này, Canada chỉ đứng sau Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và Anh, còn đứng trên nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Na Uy (thứ 7), Australia (14),  Mỹ (15)...

Xếp hạng Chỉ số Năng lượng bền vững toàn cầu năm nay của WEC được đưa ra dựa trên kết quả thẩm tra 60 đầu dữ liệu đối với 129 quốc gia với 3 tiêu chí chính: có giải pháp hỗ trợ an ninh năng lượng, giá cả hợp lý và bảo vệ môi trường. Trong 3 tiêu chí này, Canada giành điểm cao về giá cả và an ninh năng lượng, điểm trung bình về bảo vệ môi trường.

Điều đáng nói là Canada được đánh giá cao về chỉ số năng lượng bền vững toàn cầu trong khi hiện vẫn là một trong số 10 nước công nghiệp phát triển có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) nhiều nhất thế giới. Vì thế, báo cáo của WEC cho rằng Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác có thể học tập Canada trong việc xây dựng các hệ thống năng lượng bền vững nhằm cải thiện thành tích về phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường.

Hoàn toàn ý thức được thực tế còn sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, xăng dầu và khí đốt gây hại cho môi trường, Canada trong những năm qua đã đẩy mạnh chuyển đổi sang việc sử dụng năng lượng bền vững như điện gió, điện mặt trời... Kể từ năm 2006 tới nay, Canada đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la Canada cho cơ sở hạ tầng năng lượng xanh nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và xây dựng môi trường bền vững hơn.

Chính phủ Canada hiện đang nỗ lực xúc tiến kế hoạch hỗ trợ các dự án năng lượng đổi mới nhằm vừa tạo ra cơ hội kinh tế mới, vừa góp phần bảo vệ môi trường, theo đó hỗ trợ cho 55 dự án năng lượng sạch cho chương trình Sáng kiến năng lượng sinh thái đổi mới (ecoEII) được triển khai thực hiện đến tháng 3-2016 tại 9 trên 13 tỉnh và vùng lãnh thổ của nước này.

Một trong những kịch bản phát triển năng lượng tái tạo trong mô hình chuyển đổi năng lượng mới đang được chú trọng ở Canada là kế hoạch sản xuất 1.000 MW quang điện mặt trời vào năm 2015; 3.000 MW vào năm 2020 và 5.000 MW vào năm 2030. Canada dự kiến đầu tư vào thị trường năng lượng mặt trời tăng gấp đôi trong 5 năm tiếp theo trong khi chi phí sản xuất sẽ giảm được 40% do các thiết bị, vật tư được sản xuất hàng loạt.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Điện mặt trời cho các nước nghèo

(Samtrix.vn) – Các giải pháp điện ngoài mạng lưới, trong đó có điện mặt trời, là lựa chọn tốt nhất đối với những cộng đồng hẻo lánh vùng nông thôn chưa được tiếp cận điện. Điều này đã được chứng minh ở hai nước Peru và Bangladesh, đem lại hy vọng nhân rộng mô hình điện mặt trời giá rẻ ở nhiều quốc gia nghèo trên thế giới.


Peru gần đây đã công bố một Chương trình Quang điện Quốc gia Điện khí hóa Hộ gia đình nhằm cung cấp điện mặt trời cho 2 trên tổng số 6 triệu người chưa được tiếp cận nguồn điện của nước này. Trọng tâm của Chương trình sẽ hướng vào các khu vực nghèo ở nông thôn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chung là năm 2016, cung cấp điện năng cho 95% dân số Peru, tăng 66% so với hiện tại.





Ảnh: Dieter Telemans/Panos

Ảnh: Dieter Telemans/Panos




Chương trình Quang điện Quốc gia Điện khí hóa Hộ gia đình mới được coi là một trong những hành động của Peru nhằm “trả lời” Báo cáo năm 2011 của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) khi kết luận rằng Peru mới chỉ khai thác chưa đầy 1% tiềm năng quang điện của mình.


Trước đó, Peru cũng đã điều chỉnh khung pháp lý quốc gia nhằm khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là quang điện.


Song mặc dù Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận Peru là “một nước tích cực trong công cuộc giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng”, nước này vẫn gặp không ít khó khăn khi mà khoảng cách giữa tỷ lệ nghèo ở thành thị (18%) và nông thôn (56%) còn khá lớn.


Cùng với Peru, Bangladesh cũng là điểm đến đầy triển vọng của năng lượng mặt trời, khởi đầu bằng khoản đầu tư vào chương trình phát triển điện mặt trời từ Ngân hàng Grameen nhằm cung cấp điện cho các hộ gia đình nông thôn với giá không vượt quá chi phí họ phải bỏ ra để mua dầu hỏa thắp sáng hàng ngày.


Kết quả là đến nay, Bangladesh đã có hiệp hội năng lượng tái tạo và nếu tính riêng năm 2012, điện mặt trời đã thắp sáng 1,5 triệu ngôi nhà, đem lại lợi ích cho 15 triệu người ở quốc gia này.


Từ đó có thể thấy chỉ cần có sự ủng hộ tích cực của các cấp lãnh đạo và kế hoạch tài chính hợp lý, các quốc gia nghèo hoàn toàn có thể biến quang điện thành một nguồn năng lượng thay thế hiệu quả ở những vùng, miền mà điện chưa và khó đến được.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Cuba khai thác trang trại điện mặt trời thứ 2 trong năm

Cuba đang chứng minh tiềm năng lớn mạnh của mình trong việc phát triển năng lượng tái sinh nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước, đồng thời tiết kiệm chi phí.


Ngày 19/8, quốc đảo Caribbean này đã đưa vào vận hành công viên năng lượng Mặt Trời thứ hai.


Nằm tại thành phố miền Trung Santa Clara, cách thủ đô Havana 280km về phía Đông, công viên được thiết kế với 5.200 tấm pin Mặt Trời, có khả năng cung cấp 962kW/ngày cho 750 hộ gia đình.


Cuba vận hành công viên năng lượng Mặt Trời thứ 2
Lắp đặt các tấm pin tại công viên năng lượng Mặt Trời ở Cienfuegos. (Nguồn: radiorebelde.cu)


Hiện công viên năng lượng Mặt Trời này cùng với công viên được khánh thành trước đó tại tỉnh Cienfuegos đã hòa điện vào mạng lưới điện quốc gia.


Theo các chuyên gia Cuba, việc vận hành công viên năng lượng Mặt Trời ở thành phố Santa Clara sẽ giúp Cuba tiết kiệm khoảng 380 tấn dầu mỗi năm, từ đó từng bước giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu sinh học vốn khá tốn kém tại nước này.


Cuba đặt mục tiêu nâng tỷ trọng tiêu thụ điện năng từ năng lượng tái tạo như thủy điện, nhiên liệu sinh học và năng lượng gió lên 10% vào năm 2030, so với mức chỉ 4% hiện nay.


Với vị trí địa lý thuận lợi, nắng quanh năm, lượng bức xạ Mặt Trời mà Cuba tiếp nhận đủ để cung cấp điện năng nhiều gấp 1.800 lần so với tổng lượng dầu được sử dụng trong ngành công nghiệp và đời sống người dân.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Laptop sử dụng năng lượng mặt trời để sạc pin

Laptop Sol được trang bị các tấm pin mặt trời, chỉ cần sạc ngoài trời 2 tiếng là có thể sử dụng được 10 tiếng.

Với người dùng máy tính, đặc biệt là laptop, ánh nắng mặt trời quả là một yếu tố ngoại cảnh không bao giờ được coi là phù hợp cho việc sử dụng. Ánh sáng sẽ khiến cho màn hình máy dễ dàng bị lóa, khó quan sát. Đó là chưa kể tới việc trời nắng sẽ khiến cho các linh kiện bên trong tản nhiệt khó khăn và làm laptop mau chóng nóng lên.

Laptop dùng năng lượng mặt trời siêu độc đáo


Thế nhưng công ty WeWi Telecommunications ở Canada lại có một cách nghĩ khác lạ. Họ muốn tận dụng ánh nắng để tạo ra năng lượng cho chiếc laptop Sol. Sol được phát triển chủ yếu cho các nước đang phát triển và thường hay gặp cảnh cúp điện hay những nơi không có điện nhưng lại thừa ánh nắng. Máy được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời có khả năng hấp thụ ánh nắng khi được mở ra. WeWi Telecommunications cho biết các tấm pin này chỉ mất 2 tiếng để sạc đầy và sau đó cung cấp cho người dùng thời lượng pin 10 tiếng sử dụng.

DNP Sol ubuntu solar laptop


Thông tin chi tiết về cấu hình của Sol sẽ chỉ được công bố trong vài ngày tới. Hiện chúng ta chỉ được biết rằng máy dùng chip Intel, hỗ trợ WiFi, màn hình HD, chạy HĐH Ubuntu. Máy sẽ được bán ra đầu tiên ở Ghana, châu Phi, với giá khởi điểm được dự đoán rơi vào khoảng 300 USD.

Cuba khánh thành trang trại điện năng lượng mặt trời

Chính phủ Cuba ngày 4/8 thông báo đã đưa vào vận hành trang trại điện năng lượng Mặt Trời đầu tiên để sản xuất điện phục vụ tiêu thụ trong nước, giảm thiểu phụ thuộc vào dầu mỏ và tăng cường bảo vệ môi trường.

Cuba khai trương công viên năng lượng Mặt Trời


Hơn 14.000 tấm pin Mặt Trời do Cuba tự sản xuất đã được lắp đặt trong Trung tâm Catarrana ở tỉnh Cienfuegos.

Theo thiết kế, mỗi mét vuông pin Mặt Trời sẽ cung cấp khoảng 5kWh/ngày. Các chuyên gia đánh giá việc trung tâm này đi vào hoạt động sẽ giúp Cuba tăng gấp đôi sản lượng năng lượng Mặt Trời so với hiện nay.

Trước đây, Cuba chỉ có khoảng 9.000 tấm pin năng lượng Mặt Trời được lắp đặt rải rác tại các trường học và bệnh viện ở nông thôn.

Cuba đặt mục tiêu nâng tỷ trọng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo lên 10% vào năm 2030, so với mức chỉ 4% hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Cuba sẽ tiếp tục hoàn tất công tác lắp đặt các tấm pin Mặt Trời tại sáu trung tâm ở thủ đô Havana, các tỉnh Guantanamo, Camaguey, Santiago de Cuba, Villa Clara và đảo Thanh niên để sớm đưa vào khai thác trong những tháng tới.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Australia khởi công nhà máy điện mặt trời lớn nhất khu vực

Ngày 31/7, tập đoàn AGL Energy của nước này đã chính thức triển khai hai dự án năng lượng Mặt Trời lớn nhất "xứ sở Chuột túi" trị giá 450 triệu AUD (khoảng 500 triệu USD), tại bang New South Wales.

Hai dự án này từ lâu bị đình trệ do vấn đề giải ngân từ chính phủ. Đến nay, tập đoàn AGL đạt được thỏa thuận tài chính với Cơ quan Năng lượng tái chế Australia (ARENA) và chính quyền bang New South Wales, đảm bảo cho dự án được triển khai thông suốt.

Theo kế hoạch, AGL sẽ xây dựng một nhà máy điện Mặt trời công suất 102 MW, với diện tích khoảng 250 hécta tại thị trấn Nyngan - miền Trung bang New South Wales, và một nhà máy có công suất 53 MW, diện tích 125 hécta tại Broken Hill - phía Tây bang New South Wales.

 



Dự án Nyngan dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 1/2014 và hoàn thành vào giữa năm 2015, trong khi nhà máy Broken Hill cũng bắt đầu được xây từ tháng 7/2014 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2015.

AGL cho biết điện Mặt Trời tại Australia đã có bước tiến dài từ những công trình quy mô nhỏ ban đầu. Các nhà máy điện Mặt Trời tại Nyngan và Broken Hill sẽ trở thành những dự án lớn nhất của cả nước, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho hơn 50.000 hộ gia đình tại bang New South Wales và thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng thêm 2%./

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông

Trạm Quản lý Bảo vệ rừng (QLBVR) Cà Nhông trực thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, có địa điểm đóng quân tại thôn Láy, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là đơn vị xa nhất của ngành nói chung cũng như BQL rừng đặc dụng nói riêng. Nhiệm vụ của Trạm quản lý bảo vệ 4.465ha của các Tiểu khu 31, 33, 34, 37 và 39.


Trong các năm qua, với sự quan tâm của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Đà Nẵng, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị từng bước được cải thiện đáng kể. Hệ thống nước tự chảy đã được lắp đặt, nhà vệ sinh và bể nước cũng đã được xây kiên cố…đã giải quyết bớt những khó khăn cho CBVC đang công tác ở khu vực miền núi.




Hệ thống tấm Pin tiếp nhận năng lượng mặt trời


Năm 2013, từ nguồn kinh phí sự nghiệp Trạm QLBVR Cà Nhông lại tiếp tục được lắp đặt hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng sạch và hầu như vô tận trong điều kiện thời tiết của khu vực. Với 6 tấm pin được lắp đặt trên hệ thống giá đỡ, năng lượng mặt trời được hấp thu và chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều, được dự trữ trong 6 bình điện ác quy khô loại 12V-100Ah. Từ đây, thông qua 01 bộ Power Inverter, dòng điện 01 chiều lại được chuyển thành dòng điện xoay chiều để phục vụ cho công tác và sinh hoạt tại trạm. Hệ thống kể trên có thể phục vụ liên tục trong thời gian từ 6 – 8h/ngày cho 06 bóng đèn tuýp, 04 quạt mát, 01 tivi 32 inch, 01 đầu kỹ thuật số hoạt động cùng lúc.



Khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống, nhìn những bóng đèn tuýp sáng trưng giữa trời đêm rừng núi, khó có thể diễn tả được niềm vui qua ánh mắt và nụ cười của CBVC trạm QLBVR Cà Nhông. Từ đây, việc ăn cơm chiều lúc 16h30, ngủ tối lúc 18h30 của các anh đã trở thành dĩ vãng. Cùng với ánh sáng của đèn điện, các anh có điều kiện được xem các chương trình thời sự, tiếp cận với chủ trương chính sách mới của cấp trên thông qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Đời sống tinh thần được nâng lên, các anh càng hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Với hiệu quả từ việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Trạm Cà Nhông, chúng tôi tin tưởng rằng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư hạng mục tương tự tại Trạm QLBVR Sông Bắc và Trạm QLBVR Phú Túc (là 02 đơn vị hiện chưa có điện). Đây là việc làm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo ngành với đời sống và công tác của CBVC bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn. Và cũng chính là điều kiện để giúp cho CBVC hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao./.

Phạm Đình Thuận

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Apple đầu tư trang trại điện năng lượng mặt trời khổng lồ

Apple đang chuẩn bị xây dựng một trang trại năng lượng Mặt Trời trên diện tích hơn 55 ha bên cạnh trung tâm dữ liệu mới của hãng tại Reno, Nevada (Mỹ).

Apple đầu tư xây trang trại điện Mặt Trời khổng lồ


Trang trại điện Mặt Trời của Apple được xây dựng với sự hợp tác của "Quả táo" với cơ quan năng lượng Nevada và công ty giải pháp năng lượng Mặt Trời, SunPower.

Trang trại điện Mặt Trời sẽ áp dụng công nghệ mới nhất cho phép các tấm pin Mặt Trời tập trung tia sáng Mặt Trời gấp bảy lần so với các loại pin Mặt Trời thông thường, do đó giúp tăng lượng điện năng được tạo ra.

"Tất cả các trung tâm dữ liệu của Apple sử dụng 100% năng lượng tái tạo, và chúng tôi đang trên đà đạt được mục tiêu đó ở trung tâm dữ liệu mới Reno của chúng tôi bằng cách tập trung sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng Mặt Trời," Apple cho biết trong một tuyên bố.

Apple cũng cho biết thêm: "Dự án này sẽ không chỉ cung cấp năng lượng tái tạo cho trung tâm dữ liệu của chúng tôi mà còn cung cấp năng lượng sạch cho lưới điện địa phương."

Khi hoàn thành, trang trại năng lượng Mặt Trời của Apple sẽ tạo ra 43,5 triệu kilowatt giờ điện. Apple mô tả lượng điện năng đó đủ dùng cho 6.400 xe chở khách dùng điện năng chạy trên đường mỗi năm.

Với nền tảng công nghệ cao và nguồn lực tài chính lớn, các "gã khổng lồ Web" như Apple, Google, Facebook và Amazon đã yêu cầu các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình sử dụng nguồn năng lượng sạch, ổn định, qua đó ủng hộ các chiến dịch kêu giảm phát thải khí nhà kính của các tổ chưc bảo vệ môi trường.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Điện năng lượng mặt trời sẽ "bùng nổ" vào năm 2020



Hiệp hội Công nghiệp quang điện châu Âu dự báo rằng đến năm 2020, cơn “bùng nổ năng lượng Mặt Trời” sẽ diễn ra trên toàn thế giới và sẽ lấn át dần các nhà máy điện truyền thống. Năm 2012 vừa qua là cột mốc quan trọng cho lĩnh vực này - tổng công suất các nhà máy Điện năng lượng Mặt Trời trên thế giới vượt mốc 100 GW.












Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át dần các nhà máy điện truyền thống.




 

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng trong vòng 50 năm tới, năng lượng Mặt Trời sẽ thay thế các nguồn năng lượng cạnh tranh khác, trong khi các chuyên gia đang kêu gọi một dự báo thận trọng hơn và chỉ ra rằng khí đốt và điện hạt nhân sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu.
Kết quả của năm 2012 thực sự ấn tượng: tổng công suất của tất cả các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời thế giới đã tăng gần 30 GW và lên đến 100 GW, tương đương với tổng công suất của hàng chục nhà máy điện hạt nhân. Theo dự đoán của hiệp hội quang điện châu Âu, sau 8 năm, con số này sẽ tăng lên 6 lần. Nước giữ kỷ lục là Đức, với mức tăng 8 GW trong năm 2012. Theo Hiệp hội Công nghiệp quang điện châu Âu, qua đà phát triển của ngành công nghiệp có tương lai này, có thể nói chẳng bao lâu nữa năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át các nhà máy điện truyền thống.
Đúng là năng lượng Mặt Trời đã đạt mức tăng kỷ lục, nhưng điều này chủ yếu là do các khoản trợ cấp của chính phủ các nước châu Âu. Phải nói thêm rằng ở Italia và Tây Ban Nha ngày càng có nhiều người đòi bãi bỏ trợ cấp ẩn cho ngành công nghiệp năng lượng Mặt Trời. Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga Sergey Pravosudov cũng công nhận rằng ngay cả Đức cũng đã thu hồi đầu tư phát triển trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Giám đốc Phát triển Năng lượng Nga Sergey Pikin cho biết: “Trở ngại chính để năng lượng thay thế trở thành trụ cột của nền kinh tế là rất khó đảm bảo cho sản xuất, đòi hỏi phải có một nguồn năng lượng thường xuyên, một lịch làm việc đều đặn. Có những rủi ro cho các ngành công nghiệp cơ bản khi sử dụng năng lượng thay thế. Bởi vậy, trong vòng 50 năm tới, một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành năng lượng thay thế là xây dựng một hệ thống mới đảm bảo cung cấp tải trọng liên tục cho người tiêu dùng, tại bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi đầu tư rất lớn để chuyển dịch cơ cấu công nghệ của hệ thống năng lượng”.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IHS Inc. (Mỹ), Nhật Bản sẽ trở thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt Trời nhiều nhất thế giới, với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời mới giúp nâng công suất lên gấp đôi. Trong năm 2013, thị trường điện Mặt Trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt 19,8 tỷ USD (1.910 tỷ yên), vượt Đức - quốc gia xếp thứ 1 về điện Mặt Trời từ năm 2009 - 2012.
Về triển vọng lạc quan cho các thị trường mới nổi, nhất là với Trung Quốc và Ấn Độ, ông Sergei Pikin nói tiếp: “Năng lượng Mặt Trời hoàn toàn có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho Ấn Độ. Phần lớn người dân nước này không có đủ điện để dùng. Do đó, thách thức hiện nay đối với họ là có đủ số lượng nhà máy điện lớn để trang trải các khoản thâm hụt. Nước này có thể sẽ phát triển năng lượng Mặt Trời, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà việc kéo đường điện là rất tốn kém. ”
Minh Trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tàu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới cập cảng New York

Trong chuyến hành trình nghiên cứu hiệu ứng của thay đổi khí hậu đối với dòng hải lưu Gulf Stream. Tầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới Turanor PlanetSolar đã cập cảng New York (Mỹ), ngày 25/6/2013.


Tầu năng lượng mặt trời Turanor PlanetSolar bắt đầu hành trình cách đây hai tháng (tháng 4/2013), từ La Ciotat của Pháp, và đã cập cảng tại nhiều điểm, bao gồm thành phố đông nam nước Mỹ, Miami, với nhiệm vụ thu thập thông tin về thay đổi khi hậu và hải lưu Gulf Stream.

Thuyền trưởng người Pháp, Gerard d'Aboville cho biết: Mục đích chính của chúng tôi là nghiên cứu hải lưu Gulf Stream. Tất cả chúng ta đều biết nếu dòng hải lưu Gulf Stream thay đổi dù chỉ là rất nhỏ thì khí hậu của chúng ta sẽ bị xấu đi rất nhiều.










Hải lưu Gulf Stream gửi một khối lượng lớn nước ấm từ vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương, giúp Đại Tây Dương, châu Âu có khí hậu tương đối ôn hòa. Nó còn giữ cho các khu vực mà nó đi qua như West Indies của nước Mỹ, khỏi bị khô cằn.

Được tài trợ một phần bởi chính phủ Thụy Sỹ, chiếc tầu này sử dụng các tấm năng lượng mặt trời, có thể thu vào qua các cổng và xòe rộng ra như những cánh chim để tận dụng được tốt nhất những tia nắng khi ở ngoài khơi

Vào tháng 5/2012 con tầu này trở thành phương tiện sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Đó là một hành trình dài với 584 ngày, trải qua hơn 60.000 km. Tầu năng lượng mặt trời Turanor PlanetSolar sẽ di chuyển đến hết tháng 8/2013, cùng với các điểm dừng theo kế hoạch là Boston, Newfoundland, Iceland và NaUy.

 

Ổ cắm điện mặt trời cho điện thoại di động & laptop

Khái niệm ổ cắm điện theo phương thức truyền thống đã những thay đổi với thiết kế mới của Kyuho Song & Boa Oh khi sáng tạo ra ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời.



















Nguyên lý chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng không mới. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong thiết kế của Kyuho Song & Boa Oh là lần đầu tiên sáng tạo ra loại ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời gọn nhẹ, dễ sử dụng và có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi.


Hiện thời, ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời mới có công suất khá thấp, cấp ra nguồn điện yếu, đủ cho phép người dùng sạc các thiết bị nhỏ như điện thoại di động, máy tính bảng, đèn tiết kiệm điện, chứ chưa đáp ứng được yêu cầu của các thiết bị điện gia dụng thông thường. Nhưng với một ổ cắm kiêm tính năng của bộ sạc di động, điều này có thể chấp nhận.


Với viên pin dung lượng 1.000 mAh, bộ cắm này sẽ mất khoảng 5-8 giờ để sạc đầy hoàn toàn tùy theo cường độ ánh sáng.


Nếu thiết kế này tiếp tục được phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị có công suất cao hơn, thì rất có thể trong một ngày không xa sản phẩm này sẽ được thị trường Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Nhất là vào mùa hè oi bức, khi tình trạng mất điện đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, cho dù giá mua điện mà người dân phải trả vẫn liên tục tăng lên.


Một số hình ảnh về ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời:


Ổ cắm điện có thể được gắn trên mặt kính cửa sổ tòa nhà


Hay gắn trên cửa sổ máy bay


Với thiết kế đơn giản, người dùng có thể gắn ổ cắm dễ dàng vào mặt kính cửa sổ.


Tấm thu năng lượng mặt trời ở mặt sau ổ cắm nạp điện cho pin ở bên trong. Nguồn điện này có thể sử dụng ngay hoặc được lưu trữ để sử dụng vào ban đêm.


Vặn hoặc rút phích cắm để tắt


Màng hút gắn dễ dàng


Dễ sử dụng và tiện lợi mang theo khi di chuyển





Tiềm năng và ứng dụng điện mặt trời tại Ninh Thuận



Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Meteonorm, Ninh Thuận là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào, khoảng 1.800 kWh/m2/năm. Mặt khác, sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.

Trung bình các tháng có thời gian chiếu sáng hơn 12 giờ mỗi ngày; dài nhất vào 2 tháng 6 và 7 với hơn 13 giờ/ngày; ngắn nhất vào 2 tháng 12 và 1 cũng hơn 11 giờ 30 phút/ngày. Do đó, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận hàng năm một lượng lớn bức xạ mặt trời. Tổng số giờ nắng trung bình ở Ninh Thuận là 2837,8 giờ/năm cao nhất trong cả nước (so với Cam Ranh 2663,6 giờ/năm; Phan Thiết 2782,8 giờ/năm).

Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời có công suất 10KW phục vụ điện sinh hoạt


Khu dân cư Đá Hang thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ảnh: Sơn Ngọc


Ninh Thuận có tổng diện tích khu vực có tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật là 79.640 ha, chiếm 23,7% tổng diện tích toàn tỉnh – là khu vực có địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ hơn 50, có khả năng vận chuyển vật tư, thiết bị đến, tiếp cận để thi công và khả năng đấu nối với lưới điện quốc gia. Diện tích này phân bố chủ yếu tại huyện Ninh Phước, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và một số khu vực thuộc các huyện Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải và Bác Ái. Với giả thuyết mật độ bố trí công suất tấm pin mặt trời là 1 MW/2 ha thì tổng lượng công suất này được 39.820 MW. Cũng theo quy hoạch, vùng phát triển điện mặt trời có quy mô công nghiệp của tỉnh ước đạt khoảng 5.960 MW, tương ứng với diện tích chiếm đất là 11.920 ha, bằng 3,6% tổng diện tích toàn tỉnh.


Đến nay Ninh Thuận vẫn chưa có nhà đầu tư nào triển khai xây dựng dự án điện mặt trời với quy mô công nghiệp do nhiều yếu tố, như: Suất đầu tư vào điện mặt trời còn tương đối cao, khoảng 2,5 triệu USD/MW lắp đặt, cao hơn cả suất đầu tư vào điện gió; sản lượng điện sản xuất phụ thuộc vào số giờ nắng, tổng lượng bức xạ, cho dù với Ninh Thuận là khá cao trong năm nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với điện gió; công nghệ sản xuất tấm pin mặt trời có hiệu suất chưa cao; các yếu tố khác như giá bán điện, khả năng bán tín dụng giảm khí phát thải, chính sách trợ giá của Chính phủ,... có thể xem là tương tự như điện gió. Từ đó, có thể thấy giá thành điện mặt trời còn cao hơn điện gió nhiều. Thực tế, các dự án về điện mặt trời dự kiến đầu tư tại Ninh Thuận giá thành ước tính từ 20 – 30 US cents/kWh, trong khi giá mua điện của Tập đoàn EVN là 7,8 US cents/kWh.


Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020 thì tỉnh ta phấn đấu trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo. Việc ứng dụng điện mặt trời và điện gió được tỉnh quan tâm phát triển, nhằm tạo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững theo hướng xanh, sạch. Hơn nữa, theo dự báo về những tiến bộ mới trong công nghệ sản xuất các tấm pin mặt trời với hiệu suất hiện nay là 12 - 16%, sẽ tăng lên tới 25% vào năm 2030 và có thể tăng tới 40% vào năm 2050 và thời gian sử dụng dự báo cũng sẽ tăng từ 25 năm lên đến 40 năm, dẫn tới suất đầu tư nhà máy và giá thành điện mặt trời sẽ thấp. Đồng thời, giá mua điện của Tập đoàn EVN cũng sẽ tăng dần theo lộ trình. Do vậy, thời gian thu hồi vốn đầu tư sẽ ngắn hơn và sản xuất, kinh doanh điện mặt trời sẽ có lợi nhuận. Về lợi ích bảo vệ môi trường, giảm phát sinh khí thải nhà kính cũng được quan tâm và Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển điện mặt trời.


Ninh Thuận từ trước năm 2000, ngành Bưu điện đã có ứng dụng điện mặt trời (độc lập) để cấp điện cho các Bưu cục ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh chưa có lưới điện quốc gia. Năm 2006 – 2007, thực hiện Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện mặt trời (độc lập) cung cấp điện cho các vùng đặc thù và trang trại chăn nuôi chưa có lưới điện đi qua, với công suất 2 kWp cho 2 trang trại nông nghiệp, đèn tín hiệu khu vực bãi rùa đẻ và 10 hộ dân ở huyện Ninh Sơn, vùng chưa có lưới điện quốc gia, với kinh phí mua sắm máy móc thiết bị là 237,4 triệu đồng (suất đầu tư 168,7 triệu đồng/kWp). Ngày 17-12-2012, lễ khánh thành công trình hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời (nối lưới), công suất 10 kWp do Công ty Hanvit, Hàn Quốc tài trợ cho thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ngày 30-12-2012 bàn giao sử dụng trạm điện mặt trời (hỗn hợp) tại khu vực Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận, với công suất 14,82 kWp; kinh phí mua sắm máy móc thiết bị là 1.482,66 triệu đồng (suất đầu tư 100 triệu đồng/kWp).


Đồng thời, để triển khai nhân rộng ứng dụng điện mặt trời sắp tới, Sở KH&CN đã khảo sát, đánh giá nhu cầu phụ tải điện, mặt bằng mái nhà và xây dựng phương án ứng dụng điện mặt trời (hỗn hợp) cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh đóng trên địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, gồm: Sở Công Thương CSmax 6,08 kWp; Sở Khoa học và Công nghệ CSmax 6,08 kWp; Sở Kế hoạch và Đầu tư CSmax 3,8 kWp; Sở Xây Dựng CSmax 6,84 kWp; Sở Tài Chính CSmax 7,6 kWp; Sở Tài nguyên và Môi trường CSmax 13,68 kWp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch CSmax 5,32 kWp và Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn CSmax 15,2 kWp.


Hiện tại, các dự án đầu tư quy mô công nghiệp về điện mặt trời chưa khả thi về mặt tài chính, nhưng tỉnh đã huy động các nguồn tài trợ để hỗ trợ kinh phí thực hiện ứng dụng điện mặt trời với quy mô nhỏ trên các lĩnh vực: cấp điện cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hộ dân, công sở và chiếu sáng công cộng. Trong tương lai gần, chắc chắn Ninh Thuận sẽ là Trung tâm năng lượng tái tạo với điện mặt trời và điện gió.


 Lê Kim Hùng - GĐ Sở Khoa học và Công nghệ 


Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Biến năng lượng mặt trời thành máy phát điện mini

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.
Solar Kit SH20/50

Solar Kit SH80/100


Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Nhật Bản : cường quốc mới trong lĩnh vực sử dụng điện mặt trời

Theo một báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu IHS Inc của Mỹ, Nhật Bản sẽ trở thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới trong năm 2013 với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt trời mới cho công suất cao gấp đôi.

Báo cáo cho biết thị trường điện năng lượng Mặt trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt tới 19,8 tỷ USD (1,91 nghìn tỷ yen) năm 2013, vượt Đức - nước giữ "quán quân" về điện Mặt trời từ năm 2009-2012.

Việc lắp đặt hệ thống pin Mặt trời mới dự kiến sẽ bổ sung thêm tổng công suất 5,3 GW từ điện Mặt trời trong năm nay, tương đương với sản lượng điện của năm lò phản ứng hạt nhân.

 



Việc sử dụng điện năng lượng Mặt trời ngày càng tăng tại Nhật Bản kể từ khi nước này hồi tháng 7/2012 ban hành chương trình khuyến khích đối với năng lượng tái tạo sau khi thảm họa trận động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011 khiến Nhật Bản phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và dẫn tới tình trạng thiếu điện.

Chỉ riêng trong quý 1/2013, hệ thống điện Mặt trời mới được lắp đặt tại Nhật Bản đã mang lại tổng công suất 1,5 GW, tăng so với 0,4 GW của cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, việc lắp đặt hệ thống mới tại châu Âu, trong đó có Đức, đã giảm 34% phần nào do giá điện Mặt trời giảm khi các công ty điện lực có thể bán điện sản sinh từ năng lượng Mặt trời./.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Mất điện: Nỗi ám ảnh nhà đầu tư, doanh nghiệp đang quay lại

Sự cố mất điện toàn miền Nam mới đây và tình trạng thiếu điện trong mùa hè này đã khiến các DN, nhà đầu tư lo ngại. Nỗi ám ảnh thiếu điện của những năm trước đang quay trở lại.

Phát biểu tại Diễn đàn DN giữa kỳ năm 2013 mới đây, ông Motonobu Sato, Chủ tịch Hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư đang rất lo ngại về nguồn cung năng lượng của Việt Nam. Theo ông Motonobu Sato, năm 2010 việc cắt điện luân phiên đã khiến nhiều DN Nhật Bản bị gián đoạn sản xuất. Một số DN còn bị áp dụng lịch cắt điện 48 giờ mỗi tuần.

Vỡ quy hoạch điện?

Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho biết, hiện có nhiều dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, không chỉ ở miền Nam. Đáng lẽ một số dự án phải đưa vào vận hành từ năm 2011, song đến nay vẫn đang trong tình trạng xử lý sự cố như: Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng tổ máy 2. Bên cạnh đó, cũng theo kế hoạch, dự án nhiệt điện Vũng Áng I, An Khánh I phải hoàn thành trong năm 2012. Tuy nhiên, nếu thuận lợi cũng phải năm 2013 các nhà máy trên mới có thể vận hành được. Nhiều dự án trong giai đoạn 2011 - 2020 nhưng vẫn chưa xác định được chủ đầu tư.

Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030, (gọi tắt là Tổng sơ đồ điện 7), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, theo đó, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt tổng công suất nguồn phát khoảng 75.000 MW và đến năm 2030 khoảng 146.800 MW.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, mục tiêu 75.000 MW điện vào 2020 như Tổng sơ đồ điện 7 đặt ra là hết sức khó khăn. Với tổng công suất nguồn đạt 75.000 MW vào 2020, cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu về điện cho tăng trưởng kinh tế ở mức 6%/ năm. Nếu kinh tế tăng trưởng ở mức cao hơn, từ 7- 8%/năm trở lên và đời sống nhân dân tăng thì đáp ứng không đủ.






Diễn đàn DN, thiếu điện, quy hoạch điện, năng lượng sạch, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời.

Dự tính, đến hết năm 2013, tổng công suất điện của cả nước sẽ đạt khoảng 30.000 MW, như vậy từ 2014 - 2020 bình quân mỗi năm phải đưa vào trên 6.000 MW là điều rất khó thực hiện.

Theo Tổng sơ đồ điện 7, đến 2020, nhiệt điện than sẽ chiếm tới 48% trong tổng công suất, như vậy sẽ cần lượng than là 67,3 triệu tấn/năm và đến 2030, nhiệt điện than khoảng 76.000 MW, chiếm 51,6% sẽ cần 171 triệu tấn than/năm.

Nguồn than cung cấp cho nhiệt điện than là một vấn đề hết sức nan giải. Từ 2015 Việt Nam phải nhập khẩu than, nhưng đến nay nguồn cung chưa được đảm bảo. Trên thế giới các nước có trữ lượng than lớn là CHLB Nga, Ấn Độ, Indonesia, Úc, trong số các nước đó chỉ có Úc và Indonesia có khả năng xuất khẩu, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời sẽ đảm bảo cho Việt Nam được bao nhiêu và trong thời gian bao lâu.

Trong nước với bể than thuộc Đồng bằng sông Hồng có trữ lượng 200 tỷ tấn, có thể khai thác lò tại 1 số tỉnh như Hà Nam, Thái Bình. Tại Quảng Ninh cũng có thể khai thác thêm 1 tỷ tấn ở mức dưới 100m, nhưng vấn đề quan trọng là nguồn vốn.

Dù nhập khẩu hay mở mỏ tại Việt Nam thì cũng cần vốn lớn. Chẳng hạn, muốn mở mỏ tại Quảng Ninh, thì cần tới 20 mỏ và chi phí mỗi mỏ cũng vào khoảng 300 triệu USD, tốn 6 tỷ USD. Đây là những nguồn vốn lớn khó có thể nào cáng đáng nổi.

Trông chờ năng lượng sạch?

Có nhiều ý kiến cho rằng không nên phát triển thủy điện vì gây ra phá rừng, tác động tới môi trường; nhưng nhiệt điện than cũng gây ra tác hại lớn. Khai thác than cũng gây ra nhiều tai biến môi trường khu vực mỏ và xung quanh, cộng với đó là phát thải 1 lượng khí CO2 lớn vào không khí. Cụ thể, phát 1 tỷ Kwh điện bằng than sẽ cần tới 540.000 tấn than đá và một lượng phát thải khí CO2 hàng năm là 514.000 tấn.

Phát triển điện gió đang gặp phải những vấn đề chi phí rất cao. Theo tính toán, điện gió có giá thành 4.000 đồng/Kwh. Tại đảo Phú Quý ( Ninh Thuận) nơi đang sử dụng điện gió thì giá bán cho người dân và DN lên tới 7.000 đồng/Kwh, một số DN tại đây đã phải ngừng hoạt động do chi phí điện quá cao, khiến cho kinh doanh thua lỗ.

Còn điện mặt trời thì đây chính là giải pháp khả thi nhất cho năng lượng tái tạo Việt Nam. Điện mặt trời có thể lắp đặt tại bất kỳ nơi đâu, đơn giản và cực kỳ hiệu quả. Các tấm panel năng lượng mặt trời đang được cả thế giới tin dùng, nhưng với Việt Nam chúng ta còn đi sau thời đại, một phần do công tác truyền thông, một phần thiếu các chính sách hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ và Nhà nước. Với khoản đầu tư 2 tỷ đồng cũng có thể đem lại ánh sáng cho 1.500 hộ dân đây là con số mà điện gió và các nguồn điện khác không thể làm được ngoài điện năng lượng mặt trời.









Diễn đàn DN, thiếu điện, quy hoạch điện, năng lượng sạch, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời.
Sự cố từ một cành cây, cả miền Nam mất điện.

Những cánh quạt khổng lồ của điện gió đã trực tiếp giết chết nhiều loài động vật, chủ yếu là chim chóc. Tiếng ồn của các tua bin gió cùng rung động của chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân xung quanh. Chưa hết, những cột tháp tua bin gió cũng chiếm rất nhiều diện tích. Do yêu cầu kỹ thuật và an toàn, khoảng cách giữa các tháp tua bin gió phải gấp 5 lần đường kính cánh quạt. Do đó, tính trung bình, để tạo ra một MW phong điện, phải mất tới từ 5 đến 15 hecta đất.

Với thủy điện cũng gây ra những tác động tới môi trường, nhưng có giá thành rẻ nhất chỉ khoảng 5 cent/Kwh, mức giá này sẽ giúp trung hòa với các nguồn phát giá cao, góp phần giảm giá bán điện.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tác động tới môi trường. Nếu vì lợi ích kinh tế mà phá hoại môi trường là không được, ngược lại, vì môi trường mà làm kinh tế kém phát triển cũng không nên và cũng không có chuyện cả 2 cùng tốt được, vì vậy cần có sự thận trọng và cân bằng lợi ích.

Theo Vietnamnet.vn

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Mỹ-Trung-EU giải quyết bất đồng về panel năng lượng mặt trời

Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành thảo luận sơ bộ về ý tưởng thiết lập một thỏa thuận toàn cầu để giải quyết những bất đồng liên quan đến sản phẩm panel năng lượng Mặt Trời.

Phát biểu tại Thượng viện ngày 6/6, cố vấn của Nhà Trắng về các vấn đề về kinh tế quốc tế Mike Froman khẳng định: "Đã có một số cuộc thảo luận sơ bộ đối với cả châu Âu và Trung Quốc về cách thức giải quyết vấn đề này trên cơ sở toàn cầu."

Trước đó, năm 2012, Mỹ đã đánh thuế chống bán phá giá nhằm vào tấm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc (trị giá hàng tỷ USD) vì cho rằng mặt hàng này được trợ giá không đúng quy định và bán phá giá.

Kể từ ngày 6/6, EU cũng quyết định áp thuế đối với sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện châu Âu đang tiến hành đàm phán với Trung Quốc.




Liên quan đến vấn đề này, báo cáo viên thường trực về quan hệ thương mại EU-Trung Quốc của Nghị viện châu Âu, ông Helmut Scholz đã chỉ trích quyết định của Ủy ban châu Âu đánh thuế pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc mà không tiếp tục đối thoại để tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên.

Trước đó, Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) cũng bày tỏ lo ngại về quyết định của EU về áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Trung Quốc, cho rằng việc làm trên của EU có thể đẩy hai bên đi đến cuộc chiến thương mại gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Theo quyết định của EU, từ ngày 6/6 đến ngày 6/8, EC sẽ tạm thời áp mức thuế trung bình 11,8% đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.

Sau thời gian trên, mức thuế sẽ tăng lên 47,6% nếu hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết mâu thuẫn./.

Tìm vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Ngày 4/6/2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “APEC về thông lệ tốt trong việc cấp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo (NLTT)”.

Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về các nguồn NLTT, cụ thể, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch – Viện Năng lượng – Bộ Công Thương cho biết: Tiềm năng NLTT của nước ta khá dồi dào và đa dạng với nguồn sinh khối ở mức khoảng 2.500 MW, thủy điện nhỏ ở mức 7.000 MW, điện gió ở mức 3.000 MW… Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn năng lượng này còn khiêm tốn với khoảng 150 MW sinh khối, 1.100 MW thủy điện nhỏ, 55 MW điện gió đã được khai thác… Nguyên nhân được lý giải là do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chính sách chưa đủ mạnh, nguồn lực lại hạn chế, đặc biệt là nguồn lực về tài chính, trong khi đó, lĩnh vực NLTT đòi hỏi nguồn tài chính và nhân lực rất lớn.

Tìm vốn cho các dự án năng lượng tái tạo


Không thể phủ nhận những ưu điểm của NLTT như giúp nguồn cung điện giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, thân thiện với môi trường… Hai vấn đề đặt ra cho việc phát triển các dự án NLTT là nguồn vốn từ đâu để xây dựng các dự án và khi đã sản xuất ra rồi, việc tiêu thụ sẽ được giải quyết thế nào?

Về vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng các dự án NLTT, tính đến nay, chỉ có nhà máy điện gió tại Bạc Liêu tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ thông qua sự bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam với mức vay 70% tổng vốn của dự án ở giai đoạn 1. Dự kiến, khi bước sang giai đoạn 2, nhà máy này sẽ được vay 85% tổng vốn của dự án.

Việc tiêu thụ các sản phẩm điện từ nguồn NLTT cũng gặp nhiều khó khăn bởi so với điện được sản xuất từ các nguồn truyền thống giá của điện được sản xuất từ NLTT khá cao. Mặc dù Chính phủ đã đề ra mục tiêu ưu tiên cho các nguồn điện được sản xuất từ NLTT, song đến nay, chỉ có điện gió được hỗ trợ giá mua với mức 7,8 cent/kWh (trong đó 6,8 cent là giá do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả, 1 cent còn lại được Nhà nước trợ giá). Chính vì việc chưa có cơ chế để khuyến khích sản xuất điện từ các nguồn này nên các nhà đầu tư vẫn còn e dè với việc đầu tư cho điện từ NLTT.

Chia sẻ kinh nghiệm cho việc tìm vốn cho các dự án NLTT, Tiến sỹ Cary Bloyd – Chuyên viên Khoa học cao cấp – Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) cho biết: Kinh nghiệm của các nước phát triển mạnh về các nguồn NLTT cho thấy, điều quan trọng là Chính phủ và DN phải làm việc với các Ngân hàng để cho họ thấy những hiệu quả rõ nét của các dự án NLTT, từ đó thúc đẩy việc cho vay vốn. Bên cạnh đó, các dự án NLTT sẽ mang lại một lượng việc làm đáng kể cho địa phương đặt dự án. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ, chính quyền địa phương nơi đặt dự án cần những hỗ trợ đặc biệt cho các dự án này như miễn giảm thuế; miễn giảm tiền thuê đất… Ngoài ra, NLTT còn có đặc trưng là không phân bố đồng đều trong các vùng, miền, địa phương khác nhau nên cần có sự trao đổi, hỗ trợ, liên kết để cùng phát triển điện từ các nguồn này.

Ông Nguyễn Đức Cường cho biết thêm: Việt Nam có tiềm năng về NLTT, Chính phủ cũng đã có những động thái thể hiện rõ việc sẽ có thêm những ưu đãi cho phát triển điện từ các nguồn này, tuy nhiên, thời gian tới, cần những chính sách đủ mạnh, cần mức giá đủ hấp dẫn để có thể thu hút các nhà đầu tư vào các dự án này.

Bà Phạm Quỳnh Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương cho biết thêm: Phát triển NLTT là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do là lĩnh vực mới, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn… Việt Nam cần những sự hỗ trợ của các nước cùng trong cộng đồng APEC về kinh nghiệm để thu hút vốn phát triển các dự án này.

Trong khi nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng gia tăng, NLTT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tiềm năng đã có, những ưu điểm của nguồn năng lượng này cũng đã được chứng minh, thời gian tới, bài toán về vốn cho NLTT tại Việt Nam cần được giải quyết để đưa nguồn năng lượng phát triển mạnh hơn nữa.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Điện mặt trời ở Mỹ giá rẻ hơn điện lưới Việt Nam

Theo Hợp đồng mua bán điện giữa công ty điện lực El Paso Electric và tập đoàn First solar, giá điện từ hệ thống điện mặt trời màng mỏng của First Solar sẽ được bán lên lưới với giá 5,8cent/kWh (tương đương 1.200đ/kWh, rẻ hơn điện lưới ở Việt Nam). 

Nhà máy điện của First Solar có tên là Macho Springs Solar Park, được xây dựng tại New Mexico, có công suất 50MW. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2014, tạo công ăn việc làm cho khoảng 400 người trong quá trình xây dựng, cấp điện cho 18 ngàn hộ gia đình, và giảm phát thải tới 40.000 tấn CO2.

Một trong những dự án pin màng mỏng CdTe của First Solar

Giá điện tiêu dùng bình quân ở Mỹ là 11,4cent/kWh, cao gấp 2 lần giá điện mặt trời từ nhà máy. Giá điện từ pin mặt trời màng mỏng loại phổ biến có giá là 16,3cent/kWh. Rõ ràng, nếu so sánh mức giá 5,8 cent/kWh này, thì nó đủ cạnh tranh với những nguồn điện rẻ nhất trên hệ thống.

Tại Việt Nam, vào tháng 3-2011, tập đoàn First solar đã khởi công xây dựng nhà máy tại Củ Chi, Tp.HCM với tổng vốn đầu tư cam kết cho giai đoạn 1 là 300 triệu USD, công suất sản phẩm tương đương 250MW/năm và dự định đưa vào hoạt động cuối năm 2012. Tổng vốn đầu tư của cả dự án (hai giai đoạn) dự kiến lên đến 1,2 tỉ USD. Tháng 10-2011 tập đoàn First Solar cho biết sẽ tạm dừng đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Đông Nam do mất cân bằng cung cầu về năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, tại các nước ở khu vực Đông Nam Á có chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo như Malaysia và Thái Lan (có biểu giá Feed-in-tariff), First Solar không ngừng đầu tư và mở rộng sản xuất. Chi nhánh của First Solar hoạt động ở Malaysia từ 2007 không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Tháng 8 năm 2012, tập đoàn này cũng mở chi nhánh chính thức tại Thái Lan.

Nguồn: Cleantecnica / First Solar

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Thủ tướng yêu cầu báo cáo dự án điện mặt trời bỏ hoang

Văn phòng Chính phủ hôm qua 21/5 đã có công văn gửi Uỷ ban Dân tộc yêu cầu làm rõ việc các thiết bị phục vụ dự án điện mặt trời cho 70 xã miền núi đặc biệt bị bỏ ngoài trời không được lắp đặt.
Công văn yêu cầu làm rõ việc tại sao dự án lại được báo cáo là đã hoàn thành trong khi vẫn còn một số công trình bất cập về địa điểm lắp đặt, về công tác vận hành, bảo dưỡng, và đến tháng 3/2013 vẫn còn nhiều thiết bị hàng tỷ đồng phơi mưa nắng. “Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Dân tộc kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu; nếu đúng phải có biện pháp xử lý, làm rõ trách nhiệm đối với các sai phạm theo đúng quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12/6/2013”, công văn ghi.




Vào tháng 3 năm nay, anh Nguyễn Tuấn Linh, một du khách, phát hiện số thiết bị nằm chất đống tại xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, và đã phản ánh việc này trên blog cá nhân, cũng như gửi thư cho Đại sứ quán Phần Lan, nước tài trợ vốn ODA cho dự án. Ngày 3/5, blog chúng tôi đã đưa tin đầu tiên về vụ việc. Ngày 9/5, blog chúng tôi đưa tiếp bài viết “Còn những xã khác có thiết bị bỏ hoang như ở Háng Đồng?” nêu ra nghi vấn về tình trạng tương tự ở những xã khác.


Ngay sau đó, nhiều báo khác đã lên tiếng về vụ việc, đặc biệt là loạt bài điều tra “Tiền tỉ phơi mưa nắng” kéo dài 3 kỳ của báo Tuổi trẻ đã chứng thực nghi vấn trên, tại một xã khác ở Sơn La cũng như nhiều xã tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tính hiệu quả của dự án nhà máy sản xuất panel năng lượng mặt trời

Tháng 4-2011, tám tháng sau khi khởi công, tập đoàn Mỹ First Solar công bố dừng triển khai dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỉ đô la Mỹ xây nhà máy tấm pin năng lượng mặt trời tại TPHCM. First Solar đã chọn một công ty tư vấn bất động sản nhờ bán lại hơn 100.000 mét vuông nhà xưởng với tiêu chuẩn quốc tế đã xây xong. Cho đến nay, chưa thấy báo chí loan tin về số phận của khối tài sản này ra sao, nhưng số phận của dự án pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam thì đã rõ: First Solar quyết định từ bỏ dự án này sau mấy năm thai nghén và triển khai khẩn trương.


Hẳn nhiều người cho rằng rất khập khiễng nếu so sánh quyết định trên của First Solar với sự dùng dằng hiện nay với hai dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai. Tuy nhiên, phân tích vấn đề dưới góc cạnh này sẽ cung cấp thêm căn cứ nhằm đưa đến một quyết định cuối cùng chính xác hơn.

Như TBKTSG đã đưa tin trước đây, First Solar cho biết họ ngưng triển khai dự án lớn thứ hai của họ trên thế giới tại Việt Nam vì nguồn cung cầu thế giới mất cân bằng và sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm Trung Quốc. Tuy không có thông tin First Solar đã chi hết bao nhiêu cho dự án tại Việt Nam, số tiền họ đã đầu tư chắc chắn không hề nhỏ. Nhưng con số này cũng không bằng khoản thua lỗ khổng lồ First Solar sẽ phải hứng chịu nếu họ tiếp tục đổ tiền vào dự án này. Như vậy, logic của vấn đề rất rõ ràng: một dự án đã triển khai với số vốn đã đổ vào không nhỏ vẫn phải ngừng một khi khả năng sinh lợi không còn.

 

http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/duyhung/122012/18/00/Solar_Panel_Installation.jpg


 

Trở lại với hai dự án bauxite của chúng ta. Tranh cãi gay gắt đang xảy ra về hiệu quả của hai dự án này có thể sẽ chưa ngã ngũ ít nhất... 10 năm nữa nếu dự án được tiếp tục, vì theo tính toán của chủ đầu tư, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), phải mất hơn 10 năm, các dự án mới phát huy tác dụng hoàn toàn (thời gian thu hồi vốn của Tân Rai là 12 năm, còn Nhân Cơ là 13 năm).

Cho đến tuần rồi, lãnh đạo TKV vẫn khẳng định hiệu quả của hai dự án. Có điều, lời khẳng định này không mới vì đó chỉ là sự lặp lại những gì đã có cách đây ba năm lúc Nhân Cơ được khởi công. Nhưng tình hình hiện nay đã khác trước khi những con số thực về hai dự án này đang rõ dần lên. Phần lớn số liệu lại không đứng về TKV mà ở chiều ngược lại. Nói cách khác, càng triển khai, tính hiệu quả các dự án càng xa rời những gì TKV đề ra ban đầu.

Xét tình hình hiện nay, hầu hết các yếu tố đều bất lợi cho hai dự án bauxite: giá nhôm lao dốc, nhu cầu tiêu thụ nhôm nguyên liệu giảm vì kinh tế thế giới suy thoái, tự thân các dự án triển khai chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng vọt so với dự toán, công tác đền bù giải tỏa bất cập...

Lãnh đạo TKV vẫn lên tiếng sẽ chịu trách nhiệm về các dự án. Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ dẫn lời GS. Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng “lãnh đạo TKV không thể nói tự mình chịu trách nhiệm vì đây là tài sản nhà nước [suy cho cùng là tài sản của toàn dân]”. Theo GS. Thái, “chi phí đã rất lớn với hai dự án như TKV công bố, nên cân nhắc lúc này là cần thiết... Không nên cố gắng triển khai thêm nhiều hạng mục khi hiệu quả chưa chắc...”.

Bảy tháng sau khi First Solar ngừng dự án tại Việt Nam, Rob Gillette - Tổng giám đốc điều hành tập đoàn pin năng lượng mặt trời lớn nhất nước Mỹ - phải ra đi do tính toán sai lầm về nhu cầu thế giới dẫn đến những quyết định đầu tư tai hại. Nhưng không lẽ chỉ có các tập đoàn tư bản mới biết xót tiền của mình?

Trụ đèn năng lượng mặt trời

Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung (VTECHCO) là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Công ty hiện là đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix và là đại lý của các hãng cung cấp điện mặt trời danh tiếng trên thế giới như Schott, Kyocera, Suntech, Xantrex, SMA, Samlex... tại Việt Nam.


Chúng tôi chuyên nhận tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời ứng dụng cho gia đình và doanh nghiệp :

1. Đèn năng lượng mặt trời dùng thắp sáng các phòng trong gia đình, đèn hành lang, ban công, cổng ra vào….
2. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho khuôn viên gia đình, nhà máy, văn phòng
3. Cột đèn năng lượng mặt trời dùng cho chiếu sáng đường phố, nhà máy
4. Đèn năng lượng mặt trời dùng cho tín hiệu giao thông, đường bộ, đường thủy..

Với kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng giải pháp, dịch vụ và giá cả tốt nhất.


[IMG]




Các tính năng nổi bật của hệ thống đèn năng lượng mặt trời :

1. Cung cấp nguồn điện tái tạo và liên tục;
2. Sử dụng công nghệ đèn LED siêu sáng, tiết kiệm điện với độ bền cao;
3. Không gây ô nhiễm môi trường;
4. Không bao giờ phải lo bị “cúp điện”
5. Tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho gia đình, doanh nghiệp;
6. Góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.


[IMG]





Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các hệ thống đèn năng lượng mặt trời với giá từ 2 triệu đồng trở lên, hệ thống có tính thẩm mỹ, độ bền và chất lượng cao. Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc gọi điện tới số : (04)345640644 – (08)39482586 hoặc hotline : 0983.802.686 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội / ĐT: (04)35640644 

Hotline:0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Rất mong được phục vụ Quý khách hàng!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Hệ thống điện năng lượng mặt trời?

ĐIỆN MẶT TRỜI CHO GIA ĐÌNH
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN & BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn và nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng đang được tính đến và đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời.

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, điện năng lượng mặt trời không còn là nguồn điện “xa xỉ” đối với người tiêu dùng Việt Nam. Do nằm trong những nước có giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời.

 

 
Nguyen ly hoat dong dien mat troi

 Sơ đồ nguyên lý hoạt động




Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 - 175Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Nguyên lý hoạt động:  từ giàn pin mặt trời (solar cells), ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC Power). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển (charge controller) là một thiết bị có chức năng có chức năng tự động điều hòa dòng điện từ pin mặt trời và dòng điện nạp cho acquy (Battery). Thông qua bộ đổi điện DC/AC (Inverter) tạo ra dòng điện xoay chiều chuẩn 220V/50Hz để chạy các thiết bị trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy bơm.

Những tiện ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại:

- Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nguồn nhiên liệu nào, hoàn toàn miễn phí và thiết thực;
- Giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho gia đình hàng tháng;
- Tạo ra một nguồn điện độc lập, xanh sạch và bảo vệ môi trường;
- Cung cấp nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt;


Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Công ty TNHH TM&KT Việt Trung  đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix, là doanh nghiệp tiên phong trên cả nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Với trên 06 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị tư nhân đầu tiên đã có phòng R&D nghiên cứu chuyên sâu về điện mặt trời ứng dụng tại VN, là đại lý cho các hãng cung cấp thiết bị điện mặt trời danh tiếng trên thế giới, với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, yêu nghề, có mạng lưới đại lý rộng khắp trên cả nước. Việt Trung đã khảng định là công ty hàng đầu Việt Nam về điện mặt trời ứng dụng cho gia đình, DN vừa và nhỏ, ứng dụng cho sản xuất trong nông nghiệp…

Với đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, với lòng yêu nghề và nhiệt huyết, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hệ thống  “Lưới điện mặt trời mini dùng cho hộ gia đình”.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mini cung cấp điện cho hộ gia đình sử dụng cho các thiết bị gia dụng như : quạt, đèn, tivi…Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mini này, các hộ gia đình ở đô thị đã góp phần vào việc giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào lưới điện quốc gia, cũng như tạo ra một năng lượng tái tạo xanh, sạch, độc lập và bảo vệ môi trường. Đặc biệt với hệ thống này, hàng tháng các hộ gia đình có thể tiết kiệm được từ 30-50 KWh và không bao giờ phải giải quyết nỗi lo "mất điện".

Một số cấu hình tham khảo cho khách hàng (Solar kit):
Solar Kit SH20/50


Solar Kit SH80/100





*Options : Các thiết bị sử dụng điện 12VDC mua kèm với hệ thống SH20-SH100:
- Đèn LED tiết kiệm điện 3W :  140.000 VNĐ/Cái

- Đèn LED tiết kiệm điện 6W : 280.000 VNĐ/Cái

- Quạt cây 12VDC : 250.000 VNĐ/Cái

- Tivi LCD 19 inch 12VDC:  2.800.000 VNĐ/Cái

- Tivi LDC 14" + đầu DVD :  2.500.000 VNĐ/cái

GIÁ THÀNH HỆ THỐNG : từ 2.000.000đ đến 20.000.000 đ (miễn phí công lắp đặt).

Một số hình ảnh về lắp đặt và ứng dụng của hệ thống :







Để có được hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình mình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để có được sự tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế hệ thống phù hợp với yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế hệ thống cột đèn cao áp năng lượng mặt trời chiếu sáng cho giao thông, công trình, Xây dựng trạm điện mặt trời tập trung cho những nơi chưa có điện lưới như biên giới, hải đảo, các xã vùng sâu, vùng xa….với công suất từ 20Wp-1MWp.


Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội/ĐT: (04)35640644
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh/ĐT: (08)39482586

Hotline : 0983.802.686
Email: vtechco@vnn.vn
Website: www.samtrix.vn


Blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com