Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Sài Gòn có nhiều lợi thế để phát triển điện mặt trời

Thông tin về các hoạt động của Tổng Công ty Điện lực TP HCM trong 3 tháng đầu năm, chiều 24-4, ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP HCM, cho biết TP đang triển khai mạnh mẽ các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tập trung hướng đến việc lắp đặt các hệ thống điện mặt trời đấu lưới.


 

Theo ông Bảo, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 274 khách hàng tại TP HCM lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 3.617 kWp, trong đó 245/274 khách hàng đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện. Dự kiến trong năm 2018, Tổng Công ty Điện lực TP HCM sẽ vận động khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất toàn địa bàn là 5 MWp. Chi phí đầu tư điện mặt trời khoảng 22-30 triệu đồng/kWp. Cũng theo ông Bảo, TP HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời đấu lưới. Thành ủy đã giao Tổng Công ty Điện lực TP HCM nghiên cứu, đề xuất hướng mua điện mặt trời, giá thành điện mặt trời đấu lưới đã giảm mạnh so với vài năm trước. Hệ thống pháp lý cho điện mặt trời cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc trong việc mua điện mặt trời từ dân. Chẳng hạn, người dân bán điện cho ngành điện nhưng không xuất được hóa đơn GTGT…

TP HCM có nhiều lợi thế phát triển điện mặt trời - Ảnh 1.


Tổng Công ty Điện lực TP HCM lắp đặt công-tơ 2 chiều tại nhà một khách hàng ở quận 9





Theo thống kê của Bộ Công Thương, TP HCM có cường độ bức xạ mặt trời trung bình khá cao (đạt 1.581 kWh/m2/năm), tương ứng 4,3 kWh/m2/ngày. Mỗi năm TP HCM có 300 ngày nắng, độ bức xạ vào loại cao nhất nước do đó có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng điện mặt trời. Nếu khai thác ở mức tối đa từ các chung cư cao tầng, nhà dân, công suất có thể lên đến 1.000 MWp. Đây sẽ là nguồn điện dự phòng tại chỗ, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô.

Trung bình một hộ gia đình nếu sử dụng khoảng 500 kWh/tháng (khoảng 1 triệu đồng tiền điện/tháng, chưa thuế), chỉ cần đầu tư hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 4 kWp, đồng thời có khoảng trần phẳng khoảng 32 m2 (8 m2/kWp) để hấp thụ ánh nắng mặt trời. Được biết, cơ chế mua bán điện mặt trời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức có hiệu lực từ tháng 10-2017. Khách hàng triển khai hòa lưới điện sẽ được ngành điện hỗ trợ thủ tục và lắp đặt miễn phí công-tơ 2 chiều để đo đếm sản lượng điện mặt trời phát ra. Điện mặt trời bán cho ngành điện có giá 2.086 đồng/kWh trong 20 năm đối với các dự án điện mặt trời hòa (nối) lưới có thời gian vận hành trước ngày 30-6-2019.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Hộ gia đình "kiếm tiền" từ việc đầu tư điện mặt trời nối lưới

Theo Quyết định 11 của Chính phủ, kể từ ngày 01/06/2017, Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ có trách nhiệm thu mua toàn bộ điện năng lượng mặt trời từ các dự án điện mặt trời nối lưới trên cả nước.

Dự đoán điều này sẽ giúp thị trường năng lượng sạch của Việt Nam phát triển bùng nổ trong những năm tới đây. Năng lượng sạch cho hộ gia đình- vừa dùng được, vừa bán được Quyết định 11 đã nêu rõ: Tất cả những dự án điện mặt trời nối lưới tại Việt Nam sẽ được thực hiện với cơ chế bù trừ điện năng, sử dụng hệ thống công tơ hai chiều theo đúng quy định của nhà nước. Theo đó, khi kết thúc thời gian đăng ký mua bán điện, lượng điện phát dư so với con số sử dụng thực tế của gia đình sẽ được bán cho bên mua điện. Giá mua tại điểm giao nhận điện là 2.086 VNĐ/kWh, giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.



Sau Quyết định của Chính phủ, các hộ gia đình sử dụng hệ thống điện mặt trời nối lưới của Samtrix Solar vừa sử dụng được năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí điện lưới và còn có thêm một khoản đầu tư sinh lời trong tương lai.



Ví dụ một hộ gia đình phải trả tiền điện hàng tháng từ 800 ngàn tới 1 triệu đồng, chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới 3KWp, hệ thống gồm 12 tấm pin năng lượng mặt trời (diện tích khoảng 25 m2) và một bộ hòa lưới Inverter, tổng giá trị của hệ thống là trên 68 triệu đồng. Không chỉ có vậy, năng lượng điện dùng không hết sẽ được tải lên lưới điện quốc gia, khi nào cần dùng thì có thể dùng ngay mà không tốn phí mua lại. Tiện ích này đã khắc phục được bất cập của giai đoạn trước, đó là dư điện phải cho không nhưng khi cần dùng lại phải mua lại. Năng lượng sạch- giải pháp đầu tư tương lai của doanh nghiệp Việt Cũng theo Quyết định 11 của Chính phủ, doanh nghiệp đầu tư vào điện năng lượng mặt trời sẽ được nhà nước ưu đãi về vốn, thuế, đất đai... Chính vì vậy, ở những khu vực có tiềm năng lớn về điện mặt trời như khu vực phía nam, chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Quyết định 11 ra đời, đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối trên diện tích kinh doanh của mình như một khoản đầu tư cho tương lai. Và trong số những thương hiệu năng lượng sạch được quan tâm nhiều nhất, Samtrix Solar với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển đã và đang là lựa chọn hàng đầu của khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, quốc tế.



Dù mức giá 2.086 VNĐ/kWh còn thấp so với kì vọng của người dân, tuy nhiên đây cũng là một bước tiến mạnh mẽ để phát triển nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam. Và nếu nhà đầu tư đặt mức lợi nhuận vừa phải và thời gian thu hồi vốn dài thì lợi nhuận thu lại trong tương lai chắc chắn rất đáng xem xét để đầu tư phát triển.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Điện mặt trời cho hộ gia đình - giải pháp "ích nước, lợi nhà"

Với những chính sách hỗ trợ gần đây của Chính phủ, người dân càng ngày càng quan tâm đến điện mặt trời. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân đều biết và hiểu đúng về nguồn năng lượng hữu ích này.


Sinh lời từ điện mặt trời


Anh Võ Thành Tâm (Quận Gò Vấp, TP.HCM) vừa đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời với 50 tấm pin loại 300 W/tấm phục vụ cho 50 phòng trọ của mình. Mỗi ngày, hệ thống pin năng lượng mặt trời sản sinh hơn 80 KWh điện. Anh Tâm chia sẻ, khi sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời, mỗi tháng, anh sẽ tiết kiệm được hơn 50% tiền điện so với điện truyền thống. Trước khi đầu tư vào hệ thống này, anh có nhiều đắn đo, bởi số tiền anh phải bỏ ra là hơn 700 triệu đồng.


“Mỗi tấm pin có giá từ 4 đến 5 triệu đồng. Đây là một mức chi phí khá cao. Dẫu biết rằng, đầu tư vào năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm, có năng lượng xanh, sạch, giảm áp lực về việc thiếu điện nhưng vấn đề chi phí vẫn là một bài toán khó với chúng tôi” - anh Tâm nói.


Tuy nhiên, khi có Quyết định số 11 của Thủ tướng về hỗ trợ điện nối lưới với giá trên 2000 đồng/KWh quả thật là tin rất vui với người làm điện mặt trời.


Anh Tâm chia sẻ, người dùng điện khi có mức điện dư thừa sẽ bán cho điện lực. Như vậy, thời gian để hoàn vốn các hệ thống điện mặt trời nối lưới nhanh hơn.


Ông Nguyễn Quốc Chính, trú tại Quận Tân Bình, TP.HCM cũng bày tỏ niềm vui khi sắp tới, ngành điện sẽ đến tận nhà ông lắp đặt công tơ 2 chiều để thực hiện việc mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời nối lưới. Ông Chính cho biết, cách đây 2 năm ông đầu tư khoảng 120 triệu đồng cho hệ thống điện mặt trời.


Hệ thống 13 tấm pin năng lượng mặt trời của ông có thể sản sinh 400 KWh điện mỗi tháng. Tuy nhiên, lượng điện này của ông được sử dụng cho gia đình và các phòng trọ lại không hết.


"Mỗi tháng, tôi đưa lên lưới khoảng 100 KWh điện xài không hết. Khi đưa lên lưới coi như như làm "từ thiện" cho ngành điện. Nay có cơ chế mua bán điện, chúng tôi lại có thêm khoản tiền từ điện mặt trời" - ông Chính phấn khởi nói.


Trong thời gian, tới, ông Chính sẽ lắp đặt thêm khoảng 3 tấm pin năng lượng mặt trời nữa để tận dụng hết công suất của thiết bị inverter, tích thêm lượng điện năng, tận dụng hết phần còn trống trên mái nhà.


Ngoài lợi ích kinh tế, ông Chính cho biết, việc sử dụng điện mặt trời không phụ thuộc vào điện lưới của điện lực, điện ổn định hơn. Ngoài ra, việc lắp đặt pin mặt trời trên mái nhà làm cho không gian trong các phòng trọ do ông quản lý mát mẻ hơn vì pin mặt trời cũng hỗ trợ cách nhiệt.


Một tín hiệu tích cực khác đến từ các doanh nghiệp cung cấp về điện mặt trời. Theo ông Phạm Đức Sơn, Chuyên gia năng lượng của Samtrix Solar - một doanh nghiệp chuyên về năng lượng mặt trời, sự quan tâm của người dân và các doanh nghiệp về điện mặt trời ngày càng lớn.


“Trong tháng 4 số lượng khách hàng tương tác với chúng tôi qua điện thoại tăng gấp đôi so với tháng trước (từ 60 khách hàng lên hơn 500 khách hàng). Qua kênh facebook số lượng khách hàng quan tâm tăng từ 40 lên trên 700 người. Tất cả các khách hàng đều hỏi về chính sách giá điện mới đây của Chính phủ. Điều này thể hiện người dân đang dần quan tâm đến điện mặt trời” - ông Sơn nói.


Ông Sơn cho biết thêm, công suất lắp đặt của doanh nghiệp này tăng gấp đôi so với năm ngoái.


"Với những chính sách gần đây của Chính phủ, người dân càng ngày càng quan tâm đến điện mặt trời. Công ty chúng tôi tăng được lượng khách hàng, công suất lắp đặt điện mặt trời tăng lên đáng kể, thị trường về điện mặt trời sẽ trở nên sôi động hơn. Hiệu ứng dây chuyền sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ các lợi ích về điện mặt trời và sử dụng nhiều hơn" - ông Sơn cho biết.


Cũng theo ông Sơn, với mức mua điện theo thông tư 11 là 9,35 cent/KWh (hơn 2000 đồng KWWh) không phải là mức giá quá cao so với các nước trong khu vực, nhưng đây là một thành công trong thị trường điện mặt trời tại Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đặt mức lợi nhuận vừa phải, cùng với chi phí về thiết bị cho hệ thống năng lượng mặt trời càng giảm thì có thể đầu tư được.


Cùng với cơ chế chung của của Chính phủ, Sở KH&CN TP.HCM cũng sẽ có nhiều cơ chế hỗ trợ khác như hỗ trợ thêm về giá, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất tấm pin mặt trời... nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, sử dụng nguồn năng lượng sạch này.


Cần đẩy mạnh truyền thông đến người dân


Theo ông Phạm Đức Sơn, các chính sách về điện mặt trời đã từng bước đi vào đời sống. Gần đây nhất, Tổng công ty Điện lực TP. HCM và một số Công ty Điện lực các tỉnh thành đã làm việc với các khách hàng của công ty về triển khai lắp đặt đồng hồ 2 chiều và hợp đồng mua bán điện.


“Chúng tôi rất vui mừng và đánh giá cao điều này. Hy vọng việc này sẽ sớm được áp dụng ở tất cả các địa phương còn lại. Ngoài ra, việc tuyên truyền về điện mặt trời được đẩy mạnh hơn nữa để mọi người dân đều biết và hiểu đúng về nguồn năng lượng hữu ích này”, ông Sơn cho biết.



Đồng tình với quan điểm này, ông David Ngô - Chuyên gia về điện mặt trời, công tác tại ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng để khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời, đơn vị bán điện có thể thực hiện công tác truyền thông để người dân có thể tiếp cận với những thông tin về những mặt lợi ích của điện mặt trời.


“Mỗi tháng, bất cứ người dân nào cũng nhận hóa đơn tiền điện từ EVN. Vậy tại sao chúng ta không tích hợp trong hóa đơn điện đó những lời vận động người dân sử dụng năng lượng mặt trời và lồng ghép các thông tin về chính sách của nhà nước về điện mặt trời.


Với việc trả tiền điện thông qua mạng cũng thế, EVN có thể chạy các thông tin quảng cáo về điện mặt trời trên màn hình máy tính hoặc điện thoại. Với chính sách này, tôi nghĩ sẽ có nhiều người dân quan tâm hơn đến điện mặt trời, và loại năng lượng này sẽ ngày càng được phổ biến” - ông David Ngô nói.


Ngoài ra, ông David Ngô cũng đề xuất, các nhà khoa học, doanh nghiệp có thể tham gia việc nghiên cứu và phát triển các bộ phận trong hệ thống điện mặt trời, tăng khả năng nội địa hóa các sản phẩm này nhằm giảm chi phí đầu tư, góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Năng lượng sạch : lựa chọn nào cho Việt Nam?

Dù được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, nhưng báo cáo về giám sát hệ thống nhà máy nhiệt điện than toàn cầu 2018 cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một trong 12 "điểm nóng" về nhiệt điện than trên thế giới.


Cập nhật từ Hệ thống giám sát nhà máy điện than toàn cầu mới được công bố ngày 22/3/2018 cho thấy, các chỉ số về tăng công suất than, gồm các giai đoạn quy hoạch, khởi công xây dựng và hoàn thành tiếp tục giảm mạnh trong năm 2017.


Sự sụt giảm này chủ yếu do Trung Quốc ban hành các chính sách thắt chặt, Ấn Độ cắt giảm tài chính và hỗ trợ về chính sách cho than. Tốc độ mở rộng công suất mới ở các quốc gia khác trên thế giới cũng chậm lại, từ 22 - 29% so với năm trước, và 41 - 73% so với 2 năm trước.


Giảm nhiệt điện than


Xu hướng đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ trên toàn cầu cũng tăng mạnh, với tổng công suất khoảng 206.000MW (2009 - 2017). Theo thống kê, hiện có 290.130MW công suất của các nhà máy điện than đã vận hành quá tuổi thọ trung bình (39 năm), và vào năm 2030, con số này sẽ tăng thêm 315.580MW. Dự báo năm 2022, số nhà máy cũ bị đóng cửa sẽ vượt số lượng nhà máy mới vận hành. Đến lúc đó, phát triển điện than toàn cầu bắt đầu đi xuống.


Tại Trung Quốc, giai đoạn 2016 - 2017, hàng trăm dự án bị đình chỉ, chiếm khoảng 444GW công suất điện than của các dự án ở các giai đoạn phát triển (trong tổng 692GW công suất điện than đã cấp phép, gấp 2 lần tổng công suất còn lại của thế giới).


Mặc dù sự phát triển điện than tạm thời chững lại, quốc gia này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về công suất điện than, với 116GW công suất giai đoạn tiền xây dựng và 95GW đang xây dựng. Phân tích của Greenpeace và Carbon Tracker, các nhà máy điện than đang vận hành của Trung Quốc đã vượt quá nhu cầu điện trong nước, vì vậy việc phát triển các nhà máy mới sẽ gây lãng phí hàng tỷ USD tiền vốn.


Ở Ấn Độ, 2 năm qua, giá năng lượng tái tạo giảm 50% do công suất lớn hơn điện than, 6.920MW đưa vào xây dựng năm 2017 đều từ nguồn tài chính công. Đối mặt với áp lực kinh tế, khoảng 16GW nhà máy điện than ở Ấn Độ hiện không có hợp đồng mua bán điện, trong khi hơn 17GW bị đóng băng tại các công trường xây dựng, chủ yếu do thiếu nguồn tài chính.


Một áp lực khác đối với các nhà máy điện than là do gây ô nhiễm. Năm 2017, Bộ Năng lượng Ấn Độ báo cáo 89% trong số 166GW công suất điện than không tuân thủ giới hạn phát thải SO2 và hơn 300 nhà máy không lắp đặt thiết bị kiểm soát ô nhiễm theo hạn định.


Báo cáo cũng cho thấy, tại Mỹ, tính đến cuối năm 2017, có 266 nhà máy điện than đã dừng hoặc cam kết dừng hoạt động, Mỹ còn lại 264 nhà máy điện than đang vận hành. Việc không có dự án điện than nào đang xây dựng và phát triển thêm, cùng với sự hủy bỏ 74GW điện than từ năm 2010, Mỹ đang dần tiến tới không sử dụng than.


Tăng năng lượng tái tạo


Trong khi đó, xu hướng tài chính ngày càng mở rộng với hàng loạt ký kết đối tác tài chính giữa các ngân hàng và tổ chức phát triển để hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Liên minh Năng lượng mặt trời Quốc tế đang triển khai hơn 1.000GW năng lượng điện mặt trời và huy động hơn 1.000 tỷ USD đầu tư vào nguồn năng lượng này trước năm 2030.



Ngân hàng Phát triển Châu Phi cũng ban hành chiến lược mới về năng lượng để sử dụng ở châu lục năm 2025. Sáng kiến "Sa mạc năng lượng" sẽ được áp dụng tại Sahel và Sahara của châu Phi, dự kiến sẽ tạo ra 10GW năng lượng điện mặt trời và cung cấp năng lượng sạch cho 90 triệu người.


Theo báo cáo, trên toàn cầu ít nhất 34 quốc gia và các tổ chức địa phương đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện than và không xây dựng các nhà máy mới nếu không có hệ thống lưu trữ và thu hồi carbon. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay đã có 719 tổ chức thuộc 76 quốc gia cam kết thoái vốn khỏi các khoản đầu tư liên quan đến nhiên liệu hóa thạch lên gần 5.500 tỷ USD; và hơn 58.000 cá nhân tham gia thoái vốn với tổng số tiền ước 5,2 tỷ USD.


Chọn lựa nào cho Việt Nam?


Báo cáo khảo sát lần 4 của Greenpeace, Sierra Club và CoalSwarm về giám sát hệ thống nhà máy nhiệt điện than toàn cầu 2018 cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một trong 12 điểm nóng của điện than toàn cầu. Dù không có nhà máy điện than nào được xây dựng năm 2017, nhưng nhiều dự án vẫn được đề xuất.


Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh năm 2016, Việt Nam có 12.100MW đã công bố, 15.040MW chuẩn bị được cấp phép, 8.750MW đã được cấp phép, và 10.635MW đang xây dựng. Báo cáo GreenID 2017 cho thấy các dự án này phần lớn từ nguồn đầu tư tài chính của nước ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. 3 quốc gia này cũng đang là những nhà tài trợ lớn nhất cho các nhà máy điện than ở nước ngoài.


Trung Quốc đã đầu tư 15 tỷ USD cho các nhà máy điện than thông qua các quỹ phát triển quốc tế và 13 tỷ USD đang được đề xuất cho các dự án tương lai. Nhật là nhà cấp vốn cho các dự án điện than nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới, với 10 tỷ USD và hiện đang xem xét cấp 9 tỷ USD cho các dự án điện than. Còn Hàn Quốc đầu tư khoảng 8 tỷ USD cho các dự án nhiệt điện đốt than nằm ngoài đất nước này.


Là quốc gia có 3 dự án lọt vào top 10 dự án đầu tư vào Việt Nam năm 2017, Nhật Bản có 2 dự án nhiệt điện than là Nghi Sơn 2 (vốn cấp phép 2.793 triệu USD) và Vân Phong 1 (2.581 triệu USD). Trao đổi với Doanh Nhân Sài Gòn, ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP.HCM cho biết, đã có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tìm tới Việt Nam đầu tư vào năng lượng tái tạo nhưng quá khó. Ông cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến năng lượng tái tạo vẫn còn bị "bịt lối" là do cơ chế thu mua điện với mức giá còn thấp.


Nếu giá thu mua điện của EVN đủ cao, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lãi. Nhưng nếu giá thu mua cao, giá bán cũng phải cao - là điều rất khó giải thích với người tiêu dùng Việt Nam. Trả lời về việc sắp tới Nhật sẽ có một số dự án mới đầu tư vào nhiệt điện Việt Nam, ông Takimoto Koji nói: "Lý do tiếp tục đầu tư vào nhiệt điện Việt Nam là rất rõ ràng vì Việt Nam vẫn đang thiếu điện".