Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Lắp điện mặt trời, quá nhiều lợi ích


Nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng và nhiều người phát hoảng với hóa đơn tiền điện. Nếu biết đầu tư hệ thống điện mặt trời nối lưới trên mái nhà hợp lý thì không chỉ giảm được tiền điện mà có lúc còn dư điện để bán lại cho ngành điện.





Thời điểm nắng nóng hiện nay, bức xạ mặt trời đạt mức cao, hệ thống điện mặt trời sản sinh lượng điện cao nhất.





Giảm đáng kể tiền điện





Không riêng gì TP.HCM, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điện mặt trời cũng đang trên đà phát triển mạnh.





Anh Lưu Minh Tiến (Tp. Cần Thơ) - một trong những người đi đầu trong lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại địa phương - cho biết trước đây mỗi tháng gia đình của anh phải trả tiền điện khoảng 3 triệu đồng.





Từ tháng 1-2019, anh Tiến chi ra hơn 100 triệu đồng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời với công suất 5kWp và từ đó mỗi tháng anh chỉ tốn khoảng 2 trăm ngàn đồng tiền điện, tiết kiệm được hơn 80% hóa đơn tiền điện mỗi tháng.





"Sắp tới, tôi sẽ đầu tư lắp thêm khoảng 5kWp cho gia đình ông bà nội. Tính ra tôi sẽ lấy lại vốn sau 5 năm đầu tư" - anh Tiến cho biết.









Tương tự, anh Lê Ngọc Quý (ngụ P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ) cho biết tháng 2-2019 anh chi 62 triệu đồng đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất 3 kWp. Từ đó đến nay, nhiều thời điểm điện mặt trời dư dùng trong sinh hoạt gia đình anh Quý và phát lên lưới điện quốc gia.





Anh Quý nhẩm tính: "Trong 5-6 năm là lấy lại vốn, trong khi thiết bị được bảo hành đến 10 năm".





Cũng tại Cần Thơ, Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản Miền Nam (Q.Ô Môn) đã mạnh dạn đầu tư điện mặt trời phục vụ sản xuất.





Ông Nguyễn Phước Lộc, phó giám đốc công ty, cho biết đã ký kết với Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) và một đơn vị khác để lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Công ty chỉ đối ứng 10% chi phí lắp đặt, số còn lại được khấu trừ vào số kilôwatt điện tiết kiệm được từ máy nước nóng năng lượng mặt trời trong vòng 5 năm.





"Ngoài việc không phải trả tiền điện khoảng 20 triệu đồng/tháng cho hệ thống làm nóng nước, công ty được kiểm toán năng lượng đánh giá cao. Số tiền tiết kiệm được chúng tôi có thể lập quỹ phúc lợi hỗ trợ cán bộ, công nhân viên của công ty" - ông Lộc cho hay.





Theo ông Huỳnh Minh Hải - giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, đến nay có 33 khách hàng lắp điện mặt trời mái nhà với tổng công suất trên 337kWp. Không chỉ đảm bảo điện sử dụng, những khách hàng này còn thừa điện phát lên lưới điện quốc gia bình quân 4.454 kWh/tháng.









Tại Cần Thơ đã có 81 khách hàng lắp đặt điện mặt trời. Ông Trần Vĩ Đức, phó giám đốc Công ty Điện lực Cần Thơ, cho biết thủ tục để đăng ký kết nối điện mặt trời lên lưới điện quốc gia khá đơn giản.





Cụ thể, khách hàng chỉ cần gửi thông tin đề nghị bán điện năng lượng mặt trời đến điện lực địa phương. Các đơn vị điện lực sẽ tư vấn kỹ thuật và khảo sát, kiểm tra kỹ thuật cũng như lắp đặt côngtơ 2 chiều miễn phí cho khách hàng.





Toàn bộ lượng điện từ hệ thống mặt trời lên lưới điện quốc gia sẽ được ghi nhận và thanh toán theo quy định hiện hành.





1.200 khách hàng phía Nam đã đầu tư điện mặt trời





Theo ông Lâm Hoàng Phước - trưởng ban quan hệ cộng đồng EVN SPC, nhiều địa phương do EVN SPC cung cấp điện có lợi thế về bức xạ mặt trời.





Cụ thể, theo khảo sát của Bộ Công thương, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận… có bức xạ mặt trời cao nhất nên hệ thống điện mặt trời được đầu tư ở những khu vực này phát huy tối đa công suất phát điện.





Cũng theo ông Phước, tại 21 tỉnh thành phía Nam hiện có 1.200 khách hàng đã đầu tư điện mặt trời với sản lượng điện phát lên lưới khoảng 3 triệu kWh.





Nhiều người thắc mắc mỗi hộ gia đình lắp hệ thống điện mặt trời công suất bao nhiêu thì đủ dùng cho gia đình và có dư để bán cho ngành điện?





Ông Phước cho rằng tùy theo diện tích mặt bằng cũng như công suất thiết bị sử dụng điện trong nhà mới tính được công suất cần phải đầu tư. Tuy nhiên, với cách tính bình quân khoảng 8m2 đầu tư được 1kWp thì cần diện tích hơn 40m2để đầu tư 5kWp.





Khi điện mặt trời đạt hiệu suất cao nhất (từ khoảng 9h - 16h), điện sản sinh ra khoảng 4KWh. Công suất này đủ cung cấp đồng thời cho khoảng 10 bóng đèn (200W), 1 máy lạnh (2.000W), 1 tủ lạnh (500W) và tivi, bếp từ, quạt gió (tổng 1.300W).





Trường hợp lúc này khách hàng còn dùng nhiều thiết bị điện hơn thì hệ thống điện sẽ tự động lấy điện từ nguồn điện lưới quốc gia bù vào.





Theo ông Trịnh Quang Dũng - chuyên gia năng lượng mặt trời, ban đêm khi không còn ánh sáng mặt trời, hệ thống điện trong nhà sẽ sử dụng điện lưới quốc gia. Nhưng nhờ sử dụng điện mặt trời, lượng điện sử dụng từ hệ thống lưới quốc gia sẽ giảm.





"Một hộ sử dụng điện quốc gia khoảng 600kWh/tháng, nhưng khi có điện mặt trời sẽ giảm sử dụng lượng điện quốc gia còn khoảng một nửa, giúp tránh lượng điện rơi vào những bậc thang lũy tiến giá cao.





Đặc biệt trong thời gian khách hàng không sử dụng điện, điện mặt trời được bán lên lưới điện quốc gia và thu tiền hằng tháng" - ông Dũng nêu ví dụ.






Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Điện mặt trời trên mái nhà, lợi ích cho mọi gia đình


Với việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, người dân vừa có điện sử dụng vừa bán lại điện cho nhà nước với giá cao hơn giá bán điện của nhà nước





Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) vừa có văn bản gửi các đơn vị, công ty điện lực thành viên ở 21 tỉnh, thành phía Nam, hướng dẫn thực hiện dự án điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN). Dự kiến trong thời gian tới, dự án này sẽ được triển khai trên trên khắp các tỉnh, thành và khi đó người dân có thể bán điện lại cho ngành điện, mang lại nhiều lợi ích kinh tế.





Bán lại điện trên lưới





Theo hướng dẫn, dự án ĐMTMN là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN SPC. Như vậy, bất kỳ gia đình nào cũng có thể trở thành chủ đầu tư, được quyền hợp tác kinh doanh bình đẳng với ngành điện.









Câu hỏi đặt ra là tổ chức, cá nhân được lợi gì khi làm chủ đầu tư dự án ĐMTMN?





EVN SPC cho biết các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Theo cách này, ngoài sử dụng theo nhu cầu, lượng điện sản xuất được sẽ tự động hòa vào vào lưới điện và dựa theo chỉ số trên công tơ điện, công ty điện lực thanh toán cho chủ đầu tư theo giá mua điện quy định cho từng thời điểm.





Cụ thể về giá mua điện của ĐMTMN, EVN SPC cho biết mức giá được tính là 9,35 UScents/kWh, nhân với tỉ giá VNĐ/USD theo từng thời điểm. Theo đó, trước ngày 1-1-2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh; từ ngày 1-1-2018 đến 31-12-2018 là 2.096 đồng/kWh; từ ngày 1-1-2019 đến 31-12-2019 là 2.134 đồng/kWh. Mức giá này cao hơn so với biểu giá điện bán lẻ hiện hành của ngành diện. Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện được xác định theo từng năm và cũng được tính bằng 9,35 UScents/kWh nhân với tỉ giá VNĐ/USD như nói trên.





Để triển khai lắp đặt dự án ĐMTMN, EVN SPC đã ủy quyền cho các công ty điện lực ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện (MBĐ) với chủ đầu tư có dự án đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Các công ty điện lực có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện; thực hiện tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt tấm pin quang điện, bộ chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều (bộ inverter) thuộc dự án ĐMTMN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, thiết bị có hiệu suất, tuổi thọ và thời gian bảo hành cao để đảm bảo hiệu quả đầu tư.









Thủ tục đăng ký như thế nào?





Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN SPC khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ĐMTMNTrình tự vềthủ tục đăng ký, ký kết hợp đồng, mua bán điện do các công ty điện lực trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầu tư.





Cụ thể, công ty điện lực phổ biến và hướng dẫn chủ đầu tư thủ tục đăng ký lắp đặt ĐMTMN để được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án nhằm bảo đảm bảo hiệu quả khi đầu tư dự án. Công ty điện lực tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, chat box... Khi đăng ký, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm và công suất dự kiến lắp đặt, mã khách hàng sử dụng điện (nếu là khách hàng đang mua điện của EVN SPC) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.





Việc ký kết hợp đồng mua, bán điện thực hiện theo quy định của Thông tư số 05/2019/TT-BCT của Bộ Công thương. Theo hợp đồng này, ngày vận hành thương mại (bán điện) được tính từ ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Công ty điện lực sẽ ghi chỉ số công tơ 1 lần/tháng, cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua điện từ lưới của chủ đầu tư để làm cơ sở thanh toán lượng điện bán của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ số công tơ nhiều kỳ/tháng thì ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng. Về thanh toán tiền điện, công ty điện lực sẽ thanh toán (chuyển khoản) bằng VNĐ được xác định cho từng năm.





Theo lãnh đạo EVN SPC, thời gian qua, việc triển khai dự án ĐTMTMN gặp một số khó khăn là do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể. Do vậy, với hướng dẫn này của ESV SPC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty điện lực cũng như chủ đầu tư trong việc lắp đặt, ký kết hợp đồng, hợp tác mua bán điện.






Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Giá nào cho điện mặt trời sau ngày 30/6/2019?


Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời (ĐMT). Quyết định mới này được kỳ vọng tiếp tục tạo nên hấp lực cho ĐMT tại Việt Nam.





Điểm mới về giá mua điện





Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019. Để thúc đẩy loại hình năng lượng này tiếp tục phát triển, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho Dự thảo Quyết định mới để trình Chính phủ ban hành và áp dụng sau tháng 6/2019 thay cho Quyết định 11.





Theo dự thảo mới, giá mua bán ĐMT được phân theo vùng địa lý và các mô hình phát điện. Cụ thể, có 4 vùng địa lý khác nhau và 4 loại hình sản xuất ĐMT: Dự án ĐMT nổi, dự án ĐMT mặt đất, dự án ĐMT tích hợp hệ thống lưu trữ, dự án ĐMT trên mái nhà.





Dự thảo quy định, giá mua ĐMT cao nhất là 2.486 VNĐ/kWh (tương đương 10,87 US Cent/kWh), áp dụng cho ĐMT trên mái nhà thuộc các tỉnh phía Bắc và bắc miền Trung. Giá điện thấp nhất là 1.525 VNĐ/kWh (tương đương 6,67 US Cent/kWh), áp dụng cho dự án ĐMT mặt đất thuộc các tỉnh nam Trung bộ và nam Tây Nguyên.





Ngoài ra, Dự thảo cũng xác định, bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.





Bên mua điện là EVN có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án ĐMT nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của dự án ĐMT đưa vào vận hành thương mại.









Thêm động lực cho dự án vùng bức xạ thấp





Trả lời phóng viên Báo Công Thương, ông Mai Văn Trung - Giám đốc Phát triển kinh doanh, Tập đoàn Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) - nhìn nhận, giá bán điện cho hình thức ĐMT áp mái đang là cao nhất. So với mức giá “cào bằng” 9,35 cent/kWh (tương đương 2.134 đồng/kWh chưa VAT) như Quyết định 11 cũ, cách thức này tạo hấp dẫn cho dự án đặt tại khu vực bức xạ thấp. Mặt khác, phân tán bớt dự án tại vùng bức xạ cao như Bình Thuận, Ninh Thuận.





“Giá bán áp dụng cho ĐMT áp mái theo Dự thảo cao hơn giá bán điện của các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là 2 nước có chính sách khuyến khích phát triển ĐMT từ sớm so với Việt Nam và đang đi vào giai đoạn ổn định về giá bán điện. Thêm vào đó, giá điện vừa chính thức tăng thêm 8,36%, xét tình hình thực tế, cơ hội phát triển cho thị trường ĐMT Việt Nam còn rất lớn”- ông Trung đánh giá.





Cũng theo đại diện SolarBK, để giúp thị trường ĐMT phát triển, cần có sự chung tay hỗ trợ của các định chế tài chính (ngân hàng, bảo hiểm). Thực tế, trước đây, phần lớn ngân hàng còn e dè trong việc cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhưng với sự mở rộng của thị trường và các chính sách ngày càng hoàn thiện, các ngân hàng đã vào cuộc. Bên cạnh đó, các tổ chức bảo hiểm cũng là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tin tưởng hơn vào việc phát triển ĐMT.






Điện mặt trời áp mái tại Sài Gòn ngày càng hợp lý


8 năm trước, đầu tư điện mặt trời áp mái tốn đến 60-70 triệu đồng/kWp nhưng hiện bình quân chỉ còn 20-21 triệu/kWp.





Chiều 9-4, tại buổi gặp gỡ cơ quan báo chí quý I/2019, ông Phạm Quốc Bảo, Tổng giám đốc Tổng Công ty điện lực TP HCM (EVNHCMC), cho biết chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái hiện nay đã rẻ hơn trước rất nhiều, cơ chế mua bán điện cũng đã được tháo gỡ, hy vọng thời gian tới tỉ lệ người dân đầu tư, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này sẽ tăng cao.





"7-8 năm trước đầu tư khoảng 60-70 triệu đồng/kWp nhưng hiện bình quân chỉ còn 20-21 triệu/kWp. Bình quân 1 kWp trên địa bàn TP phát khoảng 3-5 kWh điện/ngày. TP HCM rất thuận lợi để đầu tư điện mặt trời, điện mặt trời dễ dàng hòa lưới" - ông Bảo diễn giải.





Cũng theo ông Bảo, hiện EVNHCMC đã lắp trên lưới 16-17 MW, năm nay Tập đoàn điện lực giao EVNHCMC vận động khách hàng lắp đặt 50MW nhưng Tổng công ty đặt mục tiêu 80MW. "Để được 50-80MW là chúng ta phải bỏ 1.000 – 1.500 tỉ đồng, phải huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ. Trước đây còn vướng cơ chế, hợp đồng và đã được tháo vướng" – ông Bảo nói và khẳng định năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo rất tiềm năng cho TP HCM. Sắp tới ngành điện sẽ sẽ đẩy mạnh truyền thông về điện mặt trời.





Đến nay, có 8 nhà lắp đặt điện mặt trời uy tín được tổng công ty giới thiệu cho khách hàng nhưng trên thực tế có đến vài chục nhà lắp đặt.





Điện mặt trời áp mái ở TP HCM ngày càng rẻ, chỉ bằng 1/3 so với trước - Ảnh 1.




"Chi phí lắp đặt điện mặt trời đã rẻ hơn 10 năm trước nhiều, nhà tôi lắp chỉ 6-7 năm đã hoàn vốn" - ông Phạm Quốc Bảo, Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết.





"Công nghệ sản xuất tấm pin điện mặt trời đã rất phát triển, tối thiểu tuổi thọ trung bình của các tấm pin là 15 năm trong khi lắp đặt khoảng 6-7 năm là đã hoàn vốn. Tính ra, khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái rất có lợi, vừa để sử dụng vừa có thể bán lại phần điện dư cho ngành điện" – ông Bảo giải thích thêm.





Trả lời thắc mắc về tình hình cung ứng điện mùa khô, lãnh đạo EVNHCMC, cho hay trong 3 tháng đầu năm và đến hết tháng 4, sản lượng điện phân bổ cho TP HCM đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, không xảy ra cắt điện. Điện cho 2 tháng cao điểm nắng nóng là tháng 5 và 6 vẫn đang chờ thông báo điều hành của Tập đoàn nhưng tinh thần là năm nay sẽ không xảy ra cắt điện trong mùa khô.





Theo EVNHCMC, riêng từ đầu tháng 3 đến nay, TP bước vào giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C, nhu cầu tiêu thụ điện cho các thiết bị giải nhiệt, đặc biệt là máy lạnh tăng cao. Tính đến ngày 31-3, tổng sản lượng điện mỗi ngày của TP đã tăng dần từ 71 triệu kWh/ngày đến trên 83 triệu kWh/ngày, trong đó, ngày 27-3 ghi nhận sản lượng cao nhất vào khoảng 83,45 triệu kWh.





Trong các tháng 4-5-6, nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài và có thể còn nóng hơn nữa. Dự báo nhu cầu sử dụng điện cũng như sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng.





Liên quan đến phản ánh của người dân về việc mất điện đột xuất xảy ra tại một số khu vực, đặc biệt trong những ngày nắng nóng vừa qua, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết theo tính toán của đơn vị, từ đầu năm đến nay thời gian mất điện trung bình trên địa bàn TP HCM là 12 phút/người dân. Trung bình, các công ty điện lực mất khoảng 40-50 phút để khắc phục sự cố điện, bất kể ngày hay đêm. Đây là chỉ số tốt nhất trong toàn Tập đoàn.





Về hóa đơn tiền điện, ông Phạm Quốc Bảo, Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết tháng 4 này là đợt hóa đơn đầu tiên sau khi giá điện tăng, sau khi khi có hóa đơn mới đánh giá được đơn giá tăng bao nhiêu so với tháng trước. Tuy nhiên, tiền điện tháng 3 và các tháng tiếp theo sẽ tăng hơn so với tháng 2 bởi 3 yếu tố: Một là, lượng điện tiêu thụ trong mùa nắng nóng của các hộ gia đình sẽ tăng lên do nắng nóng; hai là giá điện tăng khoảng 8,4% từ ngày 20-3 và ba là từ tháng 3, số ngày trong tháng nhiều hơn số ngày trong tháng 2 (tháng 2 chỉ 28 ngày).






Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Giảm tiền điện bằng điện mặt trời trên mái nhà


Hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả và thân thiện với môi trường.





Mùa hè sắp đến cũng là lúc nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, trong khi các hồ chứa thuỷ điện lại thường xuyên thiếu nước khiến cho ngành điện luôn phải tìm các phương án bổ sung. Một trong số đó là hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái, đây là nguồn năng lượng tái tạo được đánh giá là hiệu quả và thân thiện với môi trường. Sau một thời gian được triển khai thử nghiệm tại Hà Nội, những hệ thống này đang mang lại nhiều kết quả khả quan.









Không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch, điện năng dư thừa khi các hộ gia đình không sử dụng có thể bán lại cho Tổng công ty điện lực Việt Nam. Thông qua công tơ điện 2 chiều, sản lượng điện mặt trời hoà lưới điện quốc gia sẽ được lưu lại để EVN thanh toán. Người dân có thể giám sát hệ thống pin năng lượng mặt trời từ bất cứ đâu thông qua các thiết bị di động như thế này.









Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 - 3.000 giờ. Trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ dần cạn kiệt thì các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng từ mặt trời đang được tổng công ty điện lực Hà Nội triển khai rộng rãi tại nhiều cơ quan, công sở và một số hộ dân.





Sau 2 năm triển khai, hiện đã có gần 2000 đơn vị, hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất khoảng 30 MegaWatt, sản lượng điện năng phát lên lưới điện quốc gia lũy kế là 3,97 triệu kiloWatt. Để khuyến khích người dân sử dụng loại năng lượng sạch này, Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ tiến hành lắp đặt miễn phí công tơ điện 2 chiều cho bất cứ hộ gia đình nào sử dụng điện mặt trời.






Hà Nội tăng cường sử dụng điện mặt trời áp mái


Trong những năm gần đây, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt là năng lượng mặt trời được đánh giá là rất có tiềm năng tại Việt Nam.





Theo ông Vũ Thế Thắng - Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN HANOI cho biết, EVN HANOI đã cho triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở Tổng công ty, Trung tâm sửa chữa điện nóng (hotline) - Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội, Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, các trạm biến áp 110 - 220kV… Việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.





Tiêu dùng & Dư luận - Thủ đô đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái




Nhờ vào việc tận dụng diện tích mái nhà tại các Công ty Điện lực trên địa bàn Hà Nội, EVN HANOI đã triển khai lắp đặt giảm chi phí và lượng điện năng tiêu thụ tại trụ sở và các Trạm biến áp, góp phần giảm công suất nguồn cho lưới điện Hà Nội, đồng thời, khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái sẽ che được việc chiếu nắng trực tiếp từ mặt trời vào các tòa nhà, công sở.





Tiêu dùng & Dư luận - Thủ đô đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái (Hình 2).
Hệ thống tấm pin NLMT lắp mái trên tòa nhà của Trung tâm Sữa chữa điện nóng Yên Nghĩa




Năm 2017, Trung tâm sửa chữa điện nóng (thuộc Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội) là đơn vị tiên phong lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đầu tiên trong toàn Tổng công ty, hệ thống sửa chữa điện nóng Yên Nghĩa đã thu được sản lượng điện đạt gần 7.000 kWh, bình quân 1.400 kWh/tháng, đáp ứng gần 60% nhu cầu tiêu thụ điện của Trung tâm.





Tiêu dùng & Dư luận - Thủ đô đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái (Hình 3).




Ông Dương Anh Tùng - Kỹ sư phòng Kỹ thuật, Công ty lưới điện cao thế TP. Hà Nội cho biết, các tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) trên mái nhà tại đây được thiết kế gồm 2 hệ thống: Hế thống điện mặt trời hòa lưới (công suất: 20,28 kWp) và hệ thống điện mặt trời dự phòng (công suất: 3,12 kWp).





Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, nếu điện năng tạo ra bằng nhu cầu tiêu thụ của tòa nhà, tòa nhà sẽ nhận điện hoàn toàn từ NLMT này. Khi công suất từ nguồn điện mặt trời nhỏ hơn nhu cầu tiêu thụ, tòa nhà sẽ nhận thêm nguồn điện từ lưới. Nếu công suất điện mặt trời lớn hơn công suất tiêu thụ, phần điện năng dư thừa sẽ được phát lên lưới điện quốc gia. Trong trường hợp mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ tự động được cách ly để đảm bảo an toàn cho lưới điện.





Tại hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, ông Nguyễn Văn Điện - Trưởng Phòng Kinh doanh cho biết, hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của Công ty có 140 tấm pin với công suất đặt là 31,8 kWp được lắp đặt từ tháng 7/2018; Thống kê của hệ thống cho biết đến nay đã "sản xuất" ra hơn 20.000 kWh (số điện) tương đương giảm phát khí thải C02 khoảng 13 tấn.





Tiêu dùng & Dư luận - Thủ đô đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái (Hình 4).
Hệ thống năng lượng mặt trời tại Công ty Điện lực Nam Từ Liêm




Hệ thống có các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh để theo dõi số liệu được thống kê hàng ngày; theo số liệu từ Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, có những ngày nắng lớn, hệ thống đã phát ra hơn 200 kWh/ngày.





Tiêu dùng & Dư luận - Thủ đô đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái (Hình 5).