Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Điện năng lượng mặt trời sẽ "bùng nổ" vào năm 2020



Hiệp hội Công nghiệp quang điện châu Âu dự báo rằng đến năm 2020, cơn “bùng nổ năng lượng Mặt Trời” sẽ diễn ra trên toàn thế giới và sẽ lấn át dần các nhà máy điện truyền thống. Năm 2012 vừa qua là cột mốc quan trọng cho lĩnh vực này - tổng công suất các nhà máy Điện năng lượng Mặt Trời trên thế giới vượt mốc 100 GW.












Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át dần các nhà máy điện truyền thống.




 

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng trong vòng 50 năm tới, năng lượng Mặt Trời sẽ thay thế các nguồn năng lượng cạnh tranh khác, trong khi các chuyên gia đang kêu gọi một dự báo thận trọng hơn và chỉ ra rằng khí đốt và điện hạt nhân sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu.
Kết quả của năm 2012 thực sự ấn tượng: tổng công suất của tất cả các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời thế giới đã tăng gần 30 GW và lên đến 100 GW, tương đương với tổng công suất của hàng chục nhà máy điện hạt nhân. Theo dự đoán của hiệp hội quang điện châu Âu, sau 8 năm, con số này sẽ tăng lên 6 lần. Nước giữ kỷ lục là Đức, với mức tăng 8 GW trong năm 2012. Theo Hiệp hội Công nghiệp quang điện châu Âu, qua đà phát triển của ngành công nghiệp có tương lai này, có thể nói chẳng bao lâu nữa năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át các nhà máy điện truyền thống.
Đúng là năng lượng Mặt Trời đã đạt mức tăng kỷ lục, nhưng điều này chủ yếu là do các khoản trợ cấp của chính phủ các nước châu Âu. Phải nói thêm rằng ở Italia và Tây Ban Nha ngày càng có nhiều người đòi bãi bỏ trợ cấp ẩn cho ngành công nghiệp năng lượng Mặt Trời. Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga Sergey Pravosudov cũng công nhận rằng ngay cả Đức cũng đã thu hồi đầu tư phát triển trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, Giám đốc Phát triển Năng lượng Nga Sergey Pikin cho biết: “Trở ngại chính để năng lượng thay thế trở thành trụ cột của nền kinh tế là rất khó đảm bảo cho sản xuất, đòi hỏi phải có một nguồn năng lượng thường xuyên, một lịch làm việc đều đặn. Có những rủi ro cho các ngành công nghiệp cơ bản khi sử dụng năng lượng thay thế. Bởi vậy, trong vòng 50 năm tới, một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành năng lượng thay thế là xây dựng một hệ thống mới đảm bảo cung cấp tải trọng liên tục cho người tiêu dùng, tại bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi đầu tư rất lớn để chuyển dịch cơ cấu công nghệ của hệ thống năng lượng”.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IHS Inc. (Mỹ), Nhật Bản sẽ trở thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt Trời nhiều nhất thế giới, với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời mới giúp nâng công suất lên gấp đôi. Trong năm 2013, thị trường điện Mặt Trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt 19,8 tỷ USD (1.910 tỷ yên), vượt Đức - quốc gia xếp thứ 1 về điện Mặt Trời từ năm 2009 - 2012.
Về triển vọng lạc quan cho các thị trường mới nổi, nhất là với Trung Quốc và Ấn Độ, ông Sergei Pikin nói tiếp: “Năng lượng Mặt Trời hoàn toàn có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho Ấn Độ. Phần lớn người dân nước này không có đủ điện để dùng. Do đó, thách thức hiện nay đối với họ là có đủ số lượng nhà máy điện lớn để trang trải các khoản thâm hụt. Nước này có thể sẽ phát triển năng lượng Mặt Trời, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà việc kéo đường điện là rất tốn kém. ”
Minh Trang

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tàu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới cập cảng New York

Trong chuyến hành trình nghiên cứu hiệu ứng của thay đổi khí hậu đối với dòng hải lưu Gulf Stream. Tầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới Turanor PlanetSolar đã cập cảng New York (Mỹ), ngày 25/6/2013.


Tầu năng lượng mặt trời Turanor PlanetSolar bắt đầu hành trình cách đây hai tháng (tháng 4/2013), từ La Ciotat của Pháp, và đã cập cảng tại nhiều điểm, bao gồm thành phố đông nam nước Mỹ, Miami, với nhiệm vụ thu thập thông tin về thay đổi khi hậu và hải lưu Gulf Stream.

Thuyền trưởng người Pháp, Gerard d'Aboville cho biết: Mục đích chính của chúng tôi là nghiên cứu hải lưu Gulf Stream. Tất cả chúng ta đều biết nếu dòng hải lưu Gulf Stream thay đổi dù chỉ là rất nhỏ thì khí hậu của chúng ta sẽ bị xấu đi rất nhiều.










Hải lưu Gulf Stream gửi một khối lượng lớn nước ấm từ vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương, giúp Đại Tây Dương, châu Âu có khí hậu tương đối ôn hòa. Nó còn giữ cho các khu vực mà nó đi qua như West Indies của nước Mỹ, khỏi bị khô cằn.

Được tài trợ một phần bởi chính phủ Thụy Sỹ, chiếc tầu này sử dụng các tấm năng lượng mặt trời, có thể thu vào qua các cổng và xòe rộng ra như những cánh chim để tận dụng được tốt nhất những tia nắng khi ở ngoài khơi

Vào tháng 5/2012 con tầu này trở thành phương tiện sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Đó là một hành trình dài với 584 ngày, trải qua hơn 60.000 km. Tầu năng lượng mặt trời Turanor PlanetSolar sẽ di chuyển đến hết tháng 8/2013, cùng với các điểm dừng theo kế hoạch là Boston, Newfoundland, Iceland và NaUy.

 

Ổ cắm điện mặt trời cho điện thoại di động & laptop

Khái niệm ổ cắm điện theo phương thức truyền thống đã những thay đổi với thiết kế mới của Kyuho Song & Boa Oh khi sáng tạo ra ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời.



















Nguyên lý chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng không mới. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong thiết kế của Kyuho Song & Boa Oh là lần đầu tiên sáng tạo ra loại ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời gọn nhẹ, dễ sử dụng và có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi.


Hiện thời, ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời mới có công suất khá thấp, cấp ra nguồn điện yếu, đủ cho phép người dùng sạc các thiết bị nhỏ như điện thoại di động, máy tính bảng, đèn tiết kiệm điện, chứ chưa đáp ứng được yêu cầu của các thiết bị điện gia dụng thông thường. Nhưng với một ổ cắm kiêm tính năng của bộ sạc di động, điều này có thể chấp nhận.


Với viên pin dung lượng 1.000 mAh, bộ cắm này sẽ mất khoảng 5-8 giờ để sạc đầy hoàn toàn tùy theo cường độ ánh sáng.


Nếu thiết kế này tiếp tục được phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị có công suất cao hơn, thì rất có thể trong một ngày không xa sản phẩm này sẽ được thị trường Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Nhất là vào mùa hè oi bức, khi tình trạng mất điện đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, cho dù giá mua điện mà người dân phải trả vẫn liên tục tăng lên.


Một số hình ảnh về ổ cắm điện sử dụng năng lượng mặt trời:


Ổ cắm điện có thể được gắn trên mặt kính cửa sổ tòa nhà


Hay gắn trên cửa sổ máy bay


Với thiết kế đơn giản, người dùng có thể gắn ổ cắm dễ dàng vào mặt kính cửa sổ.


Tấm thu năng lượng mặt trời ở mặt sau ổ cắm nạp điện cho pin ở bên trong. Nguồn điện này có thể sử dụng ngay hoặc được lưu trữ để sử dụng vào ban đêm.


Vặn hoặc rút phích cắm để tắt


Màng hút gắn dễ dàng


Dễ sử dụng và tiện lợi mang theo khi di chuyển





Tiềm năng và ứng dụng điện mặt trời tại Ninh Thuận



Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Meteonorm, Ninh Thuận là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào, khoảng 1.800 kWh/m2/năm. Mặt khác, sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.

Trung bình các tháng có thời gian chiếu sáng hơn 12 giờ mỗi ngày; dài nhất vào 2 tháng 6 và 7 với hơn 13 giờ/ngày; ngắn nhất vào 2 tháng 12 và 1 cũng hơn 11 giờ 30 phút/ngày. Do đó, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận hàng năm một lượng lớn bức xạ mặt trời. Tổng số giờ nắng trung bình ở Ninh Thuận là 2837,8 giờ/năm cao nhất trong cả nước (so với Cam Ranh 2663,6 giờ/năm; Phan Thiết 2782,8 giờ/năm).

Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời có công suất 10KW phục vụ điện sinh hoạt


Khu dân cư Đá Hang thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ảnh: Sơn Ngọc


Ninh Thuận có tổng diện tích khu vực có tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật là 79.640 ha, chiếm 23,7% tổng diện tích toàn tỉnh – là khu vực có địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ hơn 50, có khả năng vận chuyển vật tư, thiết bị đến, tiếp cận để thi công và khả năng đấu nối với lưới điện quốc gia. Diện tích này phân bố chủ yếu tại huyện Ninh Phước, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và một số khu vực thuộc các huyện Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải và Bác Ái. Với giả thuyết mật độ bố trí công suất tấm pin mặt trời là 1 MW/2 ha thì tổng lượng công suất này được 39.820 MW. Cũng theo quy hoạch, vùng phát triển điện mặt trời có quy mô công nghiệp của tỉnh ước đạt khoảng 5.960 MW, tương ứng với diện tích chiếm đất là 11.920 ha, bằng 3,6% tổng diện tích toàn tỉnh.


Đến nay Ninh Thuận vẫn chưa có nhà đầu tư nào triển khai xây dựng dự án điện mặt trời với quy mô công nghiệp do nhiều yếu tố, như: Suất đầu tư vào điện mặt trời còn tương đối cao, khoảng 2,5 triệu USD/MW lắp đặt, cao hơn cả suất đầu tư vào điện gió; sản lượng điện sản xuất phụ thuộc vào số giờ nắng, tổng lượng bức xạ, cho dù với Ninh Thuận là khá cao trong năm nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với điện gió; công nghệ sản xuất tấm pin mặt trời có hiệu suất chưa cao; các yếu tố khác như giá bán điện, khả năng bán tín dụng giảm khí phát thải, chính sách trợ giá của Chính phủ,... có thể xem là tương tự như điện gió. Từ đó, có thể thấy giá thành điện mặt trời còn cao hơn điện gió nhiều. Thực tế, các dự án về điện mặt trời dự kiến đầu tư tại Ninh Thuận giá thành ước tính từ 20 – 30 US cents/kWh, trong khi giá mua điện của Tập đoàn EVN là 7,8 US cents/kWh.


Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020 thì tỉnh ta phấn đấu trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo. Việc ứng dụng điện mặt trời và điện gió được tỉnh quan tâm phát triển, nhằm tạo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững theo hướng xanh, sạch. Hơn nữa, theo dự báo về những tiến bộ mới trong công nghệ sản xuất các tấm pin mặt trời với hiệu suất hiện nay là 12 - 16%, sẽ tăng lên tới 25% vào năm 2030 và có thể tăng tới 40% vào năm 2050 và thời gian sử dụng dự báo cũng sẽ tăng từ 25 năm lên đến 40 năm, dẫn tới suất đầu tư nhà máy và giá thành điện mặt trời sẽ thấp. Đồng thời, giá mua điện của Tập đoàn EVN cũng sẽ tăng dần theo lộ trình. Do vậy, thời gian thu hồi vốn đầu tư sẽ ngắn hơn và sản xuất, kinh doanh điện mặt trời sẽ có lợi nhuận. Về lợi ích bảo vệ môi trường, giảm phát sinh khí thải nhà kính cũng được quan tâm và Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển điện mặt trời.


Ninh Thuận từ trước năm 2000, ngành Bưu điện đã có ứng dụng điện mặt trời (độc lập) để cấp điện cho các Bưu cục ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh chưa có lưới điện quốc gia. Năm 2006 – 2007, thực hiện Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện mặt trời (độc lập) cung cấp điện cho các vùng đặc thù và trang trại chăn nuôi chưa có lưới điện đi qua, với công suất 2 kWp cho 2 trang trại nông nghiệp, đèn tín hiệu khu vực bãi rùa đẻ và 10 hộ dân ở huyện Ninh Sơn, vùng chưa có lưới điện quốc gia, với kinh phí mua sắm máy móc thiết bị là 237,4 triệu đồng (suất đầu tư 168,7 triệu đồng/kWp). Ngày 17-12-2012, lễ khánh thành công trình hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời (nối lưới), công suất 10 kWp do Công ty Hanvit, Hàn Quốc tài trợ cho thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ngày 30-12-2012 bàn giao sử dụng trạm điện mặt trời (hỗn hợp) tại khu vực Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận, với công suất 14,82 kWp; kinh phí mua sắm máy móc thiết bị là 1.482,66 triệu đồng (suất đầu tư 100 triệu đồng/kWp).


Đồng thời, để triển khai nhân rộng ứng dụng điện mặt trời sắp tới, Sở KH&CN đã khảo sát, đánh giá nhu cầu phụ tải điện, mặt bằng mái nhà và xây dựng phương án ứng dụng điện mặt trời (hỗn hợp) cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh đóng trên địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, gồm: Sở Công Thương CSmax 6,08 kWp; Sở Khoa học và Công nghệ CSmax 6,08 kWp; Sở Kế hoạch và Đầu tư CSmax 3,8 kWp; Sở Xây Dựng CSmax 6,84 kWp; Sở Tài Chính CSmax 7,6 kWp; Sở Tài nguyên và Môi trường CSmax 13,68 kWp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch CSmax 5,32 kWp và Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn CSmax 15,2 kWp.


Hiện tại, các dự án đầu tư quy mô công nghiệp về điện mặt trời chưa khả thi về mặt tài chính, nhưng tỉnh đã huy động các nguồn tài trợ để hỗ trợ kinh phí thực hiện ứng dụng điện mặt trời với quy mô nhỏ trên các lĩnh vực: cấp điện cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hộ dân, công sở và chiếu sáng công cộng. Trong tương lai gần, chắc chắn Ninh Thuận sẽ là Trung tâm năng lượng tái tạo với điện mặt trời và điện gió.


 Lê Kim Hùng - GĐ Sở Khoa học và Công nghệ 


Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Biến năng lượng mặt trời thành máy phát điện mini

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình.
Solar Kit SH20/50

Solar Kit SH80/100


Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em.

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.

Nhật Bản : cường quốc mới trong lĩnh vực sử dụng điện mặt trời

Theo một báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu IHS Inc của Mỹ, Nhật Bản sẽ trở thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới trong năm 2013 với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt trời mới cho công suất cao gấp đôi.

Báo cáo cho biết thị trường điện năng lượng Mặt trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt tới 19,8 tỷ USD (1,91 nghìn tỷ yen) năm 2013, vượt Đức - nước giữ "quán quân" về điện Mặt trời từ năm 2009-2012.

Việc lắp đặt hệ thống pin Mặt trời mới dự kiến sẽ bổ sung thêm tổng công suất 5,3 GW từ điện Mặt trời trong năm nay, tương đương với sản lượng điện của năm lò phản ứng hạt nhân.

 



Việc sử dụng điện năng lượng Mặt trời ngày càng tăng tại Nhật Bản kể từ khi nước này hồi tháng 7/2012 ban hành chương trình khuyến khích đối với năng lượng tái tạo sau khi thảm họa trận động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011 khiến Nhật Bản phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và dẫn tới tình trạng thiếu điện.

Chỉ riêng trong quý 1/2013, hệ thống điện Mặt trời mới được lắp đặt tại Nhật Bản đã mang lại tổng công suất 1,5 GW, tăng so với 0,4 GW của cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, việc lắp đặt hệ thống mới tại châu Âu, trong đó có Đức, đã giảm 34% phần nào do giá điện Mặt trời giảm khi các công ty điện lực có thể bán điện sản sinh từ năng lượng Mặt trời./.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Mất điện: Nỗi ám ảnh nhà đầu tư, doanh nghiệp đang quay lại

Sự cố mất điện toàn miền Nam mới đây và tình trạng thiếu điện trong mùa hè này đã khiến các DN, nhà đầu tư lo ngại. Nỗi ám ảnh thiếu điện của những năm trước đang quay trở lại.

Phát biểu tại Diễn đàn DN giữa kỳ năm 2013 mới đây, ông Motonobu Sato, Chủ tịch Hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư đang rất lo ngại về nguồn cung năng lượng của Việt Nam. Theo ông Motonobu Sato, năm 2010 việc cắt điện luân phiên đã khiến nhiều DN Nhật Bản bị gián đoạn sản xuất. Một số DN còn bị áp dụng lịch cắt điện 48 giờ mỗi tuần.

Vỡ quy hoạch điện?

Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho biết, hiện có nhiều dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, không chỉ ở miền Nam. Đáng lẽ một số dự án phải đưa vào vận hành từ năm 2011, song đến nay vẫn đang trong tình trạng xử lý sự cố như: Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng tổ máy 2. Bên cạnh đó, cũng theo kế hoạch, dự án nhiệt điện Vũng Áng I, An Khánh I phải hoàn thành trong năm 2012. Tuy nhiên, nếu thuận lợi cũng phải năm 2013 các nhà máy trên mới có thể vận hành được. Nhiều dự án trong giai đoạn 2011 - 2020 nhưng vẫn chưa xác định được chủ đầu tư.

Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030, (gọi tắt là Tổng sơ đồ điện 7), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, theo đó, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt tổng công suất nguồn phát khoảng 75.000 MW và đến năm 2030 khoảng 146.800 MW.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, mục tiêu 75.000 MW điện vào 2020 như Tổng sơ đồ điện 7 đặt ra là hết sức khó khăn. Với tổng công suất nguồn đạt 75.000 MW vào 2020, cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu về điện cho tăng trưởng kinh tế ở mức 6%/ năm. Nếu kinh tế tăng trưởng ở mức cao hơn, từ 7- 8%/năm trở lên và đời sống nhân dân tăng thì đáp ứng không đủ.






Diễn đàn DN, thiếu điện, quy hoạch điện, năng lượng sạch, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời.

Dự tính, đến hết năm 2013, tổng công suất điện của cả nước sẽ đạt khoảng 30.000 MW, như vậy từ 2014 - 2020 bình quân mỗi năm phải đưa vào trên 6.000 MW là điều rất khó thực hiện.

Theo Tổng sơ đồ điện 7, đến 2020, nhiệt điện than sẽ chiếm tới 48% trong tổng công suất, như vậy sẽ cần lượng than là 67,3 triệu tấn/năm và đến 2030, nhiệt điện than khoảng 76.000 MW, chiếm 51,6% sẽ cần 171 triệu tấn than/năm.

Nguồn than cung cấp cho nhiệt điện than là một vấn đề hết sức nan giải. Từ 2015 Việt Nam phải nhập khẩu than, nhưng đến nay nguồn cung chưa được đảm bảo. Trên thế giới các nước có trữ lượng than lớn là CHLB Nga, Ấn Độ, Indonesia, Úc, trong số các nước đó chỉ có Úc và Indonesia có khả năng xuất khẩu, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời sẽ đảm bảo cho Việt Nam được bao nhiêu và trong thời gian bao lâu.

Trong nước với bể than thuộc Đồng bằng sông Hồng có trữ lượng 200 tỷ tấn, có thể khai thác lò tại 1 số tỉnh như Hà Nam, Thái Bình. Tại Quảng Ninh cũng có thể khai thác thêm 1 tỷ tấn ở mức dưới 100m, nhưng vấn đề quan trọng là nguồn vốn.

Dù nhập khẩu hay mở mỏ tại Việt Nam thì cũng cần vốn lớn. Chẳng hạn, muốn mở mỏ tại Quảng Ninh, thì cần tới 20 mỏ và chi phí mỗi mỏ cũng vào khoảng 300 triệu USD, tốn 6 tỷ USD. Đây là những nguồn vốn lớn khó có thể nào cáng đáng nổi.

Trông chờ năng lượng sạch?

Có nhiều ý kiến cho rằng không nên phát triển thủy điện vì gây ra phá rừng, tác động tới môi trường; nhưng nhiệt điện than cũng gây ra tác hại lớn. Khai thác than cũng gây ra nhiều tai biến môi trường khu vực mỏ và xung quanh, cộng với đó là phát thải 1 lượng khí CO2 lớn vào không khí. Cụ thể, phát 1 tỷ Kwh điện bằng than sẽ cần tới 540.000 tấn than đá và một lượng phát thải khí CO2 hàng năm là 514.000 tấn.

Phát triển điện gió đang gặp phải những vấn đề chi phí rất cao. Theo tính toán, điện gió có giá thành 4.000 đồng/Kwh. Tại đảo Phú Quý ( Ninh Thuận) nơi đang sử dụng điện gió thì giá bán cho người dân và DN lên tới 7.000 đồng/Kwh, một số DN tại đây đã phải ngừng hoạt động do chi phí điện quá cao, khiến cho kinh doanh thua lỗ.

Còn điện mặt trời thì đây chính là giải pháp khả thi nhất cho năng lượng tái tạo Việt Nam. Điện mặt trời có thể lắp đặt tại bất kỳ nơi đâu, đơn giản và cực kỳ hiệu quả. Các tấm panel năng lượng mặt trời đang được cả thế giới tin dùng, nhưng với Việt Nam chúng ta còn đi sau thời đại, một phần do công tác truyền thông, một phần thiếu các chính sách hỗ trợ từ Đảng, Chính phủ và Nhà nước. Với khoản đầu tư 2 tỷ đồng cũng có thể đem lại ánh sáng cho 1.500 hộ dân đây là con số mà điện gió và các nguồn điện khác không thể làm được ngoài điện năng lượng mặt trời.









Diễn đàn DN, thiếu điện, quy hoạch điện, năng lượng sạch, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời.
Sự cố từ một cành cây, cả miền Nam mất điện.

Những cánh quạt khổng lồ của điện gió đã trực tiếp giết chết nhiều loài động vật, chủ yếu là chim chóc. Tiếng ồn của các tua bin gió cùng rung động của chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân xung quanh. Chưa hết, những cột tháp tua bin gió cũng chiếm rất nhiều diện tích. Do yêu cầu kỹ thuật và an toàn, khoảng cách giữa các tháp tua bin gió phải gấp 5 lần đường kính cánh quạt. Do đó, tính trung bình, để tạo ra một MW phong điện, phải mất tới từ 5 đến 15 hecta đất.

Với thủy điện cũng gây ra những tác động tới môi trường, nhưng có giá thành rẻ nhất chỉ khoảng 5 cent/Kwh, mức giá này sẽ giúp trung hòa với các nguồn phát giá cao, góp phần giảm giá bán điện.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tác động tới môi trường. Nếu vì lợi ích kinh tế mà phá hoại môi trường là không được, ngược lại, vì môi trường mà làm kinh tế kém phát triển cũng không nên và cũng không có chuyện cả 2 cùng tốt được, vì vậy cần có sự thận trọng và cân bằng lợi ích.

Theo Vietnamnet.vn

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Mỹ-Trung-EU giải quyết bất đồng về panel năng lượng mặt trời

Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành thảo luận sơ bộ về ý tưởng thiết lập một thỏa thuận toàn cầu để giải quyết những bất đồng liên quan đến sản phẩm panel năng lượng Mặt Trời.

Phát biểu tại Thượng viện ngày 6/6, cố vấn của Nhà Trắng về các vấn đề về kinh tế quốc tế Mike Froman khẳng định: "Đã có một số cuộc thảo luận sơ bộ đối với cả châu Âu và Trung Quốc về cách thức giải quyết vấn đề này trên cơ sở toàn cầu."

Trước đó, năm 2012, Mỹ đã đánh thuế chống bán phá giá nhằm vào tấm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc (trị giá hàng tỷ USD) vì cho rằng mặt hàng này được trợ giá không đúng quy định và bán phá giá.

Kể từ ngày 6/6, EU cũng quyết định áp thuế đối với sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện châu Âu đang tiến hành đàm phán với Trung Quốc.




Liên quan đến vấn đề này, báo cáo viên thường trực về quan hệ thương mại EU-Trung Quốc của Nghị viện châu Âu, ông Helmut Scholz đã chỉ trích quyết định của Ủy ban châu Âu đánh thuế pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc mà không tiếp tục đối thoại để tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên.

Trước đó, Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) cũng bày tỏ lo ngại về quyết định của EU về áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Trung Quốc, cho rằng việc làm trên của EU có thể đẩy hai bên đi đến cuộc chiến thương mại gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Theo quyết định của EU, từ ngày 6/6 đến ngày 6/8, EC sẽ tạm thời áp mức thuế trung bình 11,8% đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.

Sau thời gian trên, mức thuế sẽ tăng lên 47,6% nếu hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết mâu thuẫn./.

Tìm vốn cho các dự án năng lượng tái tạo

Ngày 4/6/2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “APEC về thông lệ tốt trong việc cấp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo (NLTT)”.

Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về các nguồn NLTT, cụ thể, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch – Viện Năng lượng – Bộ Công Thương cho biết: Tiềm năng NLTT của nước ta khá dồi dào và đa dạng với nguồn sinh khối ở mức khoảng 2.500 MW, thủy điện nhỏ ở mức 7.000 MW, điện gió ở mức 3.000 MW… Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn năng lượng này còn khiêm tốn với khoảng 150 MW sinh khối, 1.100 MW thủy điện nhỏ, 55 MW điện gió đã được khai thác… Nguyên nhân được lý giải là do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chính sách chưa đủ mạnh, nguồn lực lại hạn chế, đặc biệt là nguồn lực về tài chính, trong khi đó, lĩnh vực NLTT đòi hỏi nguồn tài chính và nhân lực rất lớn.

Tìm vốn cho các dự án năng lượng tái tạo


Không thể phủ nhận những ưu điểm của NLTT như giúp nguồn cung điện giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, thân thiện với môi trường… Hai vấn đề đặt ra cho việc phát triển các dự án NLTT là nguồn vốn từ đâu để xây dựng các dự án và khi đã sản xuất ra rồi, việc tiêu thụ sẽ được giải quyết thế nào?

Về vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng các dự án NLTT, tính đến nay, chỉ có nhà máy điện gió tại Bạc Liêu tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ thông qua sự bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam với mức vay 70% tổng vốn của dự án ở giai đoạn 1. Dự kiến, khi bước sang giai đoạn 2, nhà máy này sẽ được vay 85% tổng vốn của dự án.

Việc tiêu thụ các sản phẩm điện từ nguồn NLTT cũng gặp nhiều khó khăn bởi so với điện được sản xuất từ các nguồn truyền thống giá của điện được sản xuất từ NLTT khá cao. Mặc dù Chính phủ đã đề ra mục tiêu ưu tiên cho các nguồn điện được sản xuất từ NLTT, song đến nay, chỉ có điện gió được hỗ trợ giá mua với mức 7,8 cent/kWh (trong đó 6,8 cent là giá do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả, 1 cent còn lại được Nhà nước trợ giá). Chính vì việc chưa có cơ chế để khuyến khích sản xuất điện từ các nguồn này nên các nhà đầu tư vẫn còn e dè với việc đầu tư cho điện từ NLTT.

Chia sẻ kinh nghiệm cho việc tìm vốn cho các dự án NLTT, Tiến sỹ Cary Bloyd – Chuyên viên Khoa học cao cấp – Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) cho biết: Kinh nghiệm của các nước phát triển mạnh về các nguồn NLTT cho thấy, điều quan trọng là Chính phủ và DN phải làm việc với các Ngân hàng để cho họ thấy những hiệu quả rõ nét của các dự án NLTT, từ đó thúc đẩy việc cho vay vốn. Bên cạnh đó, các dự án NLTT sẽ mang lại một lượng việc làm đáng kể cho địa phương đặt dự án. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ, chính quyền địa phương nơi đặt dự án cần những hỗ trợ đặc biệt cho các dự án này như miễn giảm thuế; miễn giảm tiền thuê đất… Ngoài ra, NLTT còn có đặc trưng là không phân bố đồng đều trong các vùng, miền, địa phương khác nhau nên cần có sự trao đổi, hỗ trợ, liên kết để cùng phát triển điện từ các nguồn này.

Ông Nguyễn Đức Cường cho biết thêm: Việt Nam có tiềm năng về NLTT, Chính phủ cũng đã có những động thái thể hiện rõ việc sẽ có thêm những ưu đãi cho phát triển điện từ các nguồn này, tuy nhiên, thời gian tới, cần những chính sách đủ mạnh, cần mức giá đủ hấp dẫn để có thể thu hút các nhà đầu tư vào các dự án này.

Bà Phạm Quỳnh Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương cho biết thêm: Phát triển NLTT là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do là lĩnh vực mới, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn… Việt Nam cần những sự hỗ trợ của các nước cùng trong cộng đồng APEC về kinh nghiệm để thu hút vốn phát triển các dự án này.

Trong khi nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng gia tăng, NLTT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tiềm năng đã có, những ưu điểm của nguồn năng lượng này cũng đã được chứng minh, thời gian tới, bài toán về vốn cho NLTT tại Việt Nam cần được giải quyết để đưa nguồn năng lượng phát triển mạnh hơn nữa.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Điện mặt trời ở Mỹ giá rẻ hơn điện lưới Việt Nam

Theo Hợp đồng mua bán điện giữa công ty điện lực El Paso Electric và tập đoàn First solar, giá điện từ hệ thống điện mặt trời màng mỏng của First Solar sẽ được bán lên lưới với giá 5,8cent/kWh (tương đương 1.200đ/kWh, rẻ hơn điện lưới ở Việt Nam). 

Nhà máy điện của First Solar có tên là Macho Springs Solar Park, được xây dựng tại New Mexico, có công suất 50MW. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2014, tạo công ăn việc làm cho khoảng 400 người trong quá trình xây dựng, cấp điện cho 18 ngàn hộ gia đình, và giảm phát thải tới 40.000 tấn CO2.

Một trong những dự án pin màng mỏng CdTe của First Solar

Giá điện tiêu dùng bình quân ở Mỹ là 11,4cent/kWh, cao gấp 2 lần giá điện mặt trời từ nhà máy. Giá điện từ pin mặt trời màng mỏng loại phổ biến có giá là 16,3cent/kWh. Rõ ràng, nếu so sánh mức giá 5,8 cent/kWh này, thì nó đủ cạnh tranh với những nguồn điện rẻ nhất trên hệ thống.

Tại Việt Nam, vào tháng 3-2011, tập đoàn First solar đã khởi công xây dựng nhà máy tại Củ Chi, Tp.HCM với tổng vốn đầu tư cam kết cho giai đoạn 1 là 300 triệu USD, công suất sản phẩm tương đương 250MW/năm và dự định đưa vào hoạt động cuối năm 2012. Tổng vốn đầu tư của cả dự án (hai giai đoạn) dự kiến lên đến 1,2 tỉ USD. Tháng 10-2011 tập đoàn First Solar cho biết sẽ tạm dừng đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Đông Nam do mất cân bằng cung cầu về năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, tại các nước ở khu vực Đông Nam Á có chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo như Malaysia và Thái Lan (có biểu giá Feed-in-tariff), First Solar không ngừng đầu tư và mở rộng sản xuất. Chi nhánh của First Solar hoạt động ở Malaysia từ 2007 không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Tháng 8 năm 2012, tập đoàn này cũng mở chi nhánh chính thức tại Thái Lan.

Nguồn: Cleantecnica / First Solar