Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Tăng cường hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

Đề xuất giữ nguyên mức giá 9,35 UScent/kWh được Bộ Công thương kỳ vọng sẽ có nhiều gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ở khu vực phía Nam, giảm bớt áp lực về cung cấp điện trong thời gian tới.
Giá giữ nguyên, thêm hỗ trợ
Thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, tới ngày 18/7, cả nước có 9.314 khách hàng đã lắp đặt điện mặt trời áp mái. Nếu ngoại trừ các đơn vị thuộc EVN có lắp điện mặt trời áp mái thì còn 9.110 khách hàng với tổng công suất lắp đặt là 186,37 MWp. Trong số này, có 7.550 khách hàng là hộ gia đình với công suất 40,46 MWp.
“Lượng khách hàng là hộ gia đình quan tâm tới điện mặt trời áp mái có sự tăng nhanh trong thời gian gần đây”, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh của EVN nói.
Với thực tế nguồn cung cấp điện chưa được bổ sung các nguồn mới và lớn, trong khi nhu cầu dùng điện vẫn tăng mạnh, việc khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái được Bộ Công thương xem là một giải pháp giảm áp lực cung cấp điện, bên cạnh sự chủ động của người dân để có thể đảm bảo các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Theo ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, TP.HCM có tiềm năng 6.000 MWp điện mặt trời áp mái và tại khu vực Đà Nẵng con số này là cỡ 1.000 MW. Nếu có thêm 7.000 MWp điện mặt trời áp mái này đi vào hoạt động sẽ giúp giảm áp lực lớn trong cấp điện, nhất là khu vực miền Nam, bởi nằm ngay vùng tiêu thụ điện lớn và đang thiếu hụt nguồn cung cấp.
Cũng bởi thực tế này, nên trong dự thảo quyết định mới cho giá điện mặt trời áp dụng từ ngày 1/7/2019, Bộ Công thương vẫn tiếp tục giữ nguyên mức giá mua điện mặt trời áp mái tương đương 9,35 UScent/kWh như Quyết định 11/2017/QĐ-TTg.
Để thúc đẩy sự quan tâm của người dân với điện mặt trời áp mái, “Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà” do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) triển khai đã dành khoản tiền trị giá 14,5 triệu euro từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để tài trợ các hộ gia đình có đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.
Theo đó, các hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp – tương đương 15% chi phí lắp đặt và tối đa không quá 9 triệu đồng/hộ. Chương trình dự kiến kéo dài từ năm 2019 đến năm 2021.
“Cách đây 3 năm, đầu tư cho 1 kWp điện mặt trời áp mái có chi phí khoảng 50 – 60 triệu đồng, nhưng hiện nay, theo thống kê từ thực tế lắp đặt của chính EVN thì chỉ còn khoảng 20 triệu đồng/kWp, bao gồm cả thiết bị và nhân công”, ông Dũng nói.
Lo chất lượng
Trên các diễn đàn về điện mặt trời, nhiều người rất quan tâm tới câu chuyện chất lượng thiết bị để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng.
Anh Nguyễn Nam đến từ TP.HCM cho hay, gia đình anh đã lắp hệ thống điện mặt trời áp mái với tấm pin và inverter của Đức. Trước khi lắp được tư vấn là mỗi ngày thu được khoảng 16 kW điện và thời gian thu hồi vốn chỉ từ 4-6 năm. Tuy nhiên, thực tế khi sử dụng chỉ thu được từ 10-11 kW, nên thời gian thu hồi vốn có thể lên tới 10 năm.
Nhận xét về trường hợp này, anh Đức Phúc đến từ Đà Nẵng cho hay, với inverter 3 kW nếu đầu tư pin mặt trời với công suất 3 kWp thì ngày nắng tối thiểu phải thu được 17 kW, nếu lắp đúng hướng, góc độ và cấu hình inverter tốt. “Một hệ thống điện mặt trời tốt sẽ lấy lại vốn sau 5 năm là điều dễ dàng. Tuy nhiên, một hệ thống mặt trời tốt là từ giai đoạn tư vấn kinh tế, thiết kế hệ thống, đến trình độ của người đi lắp đều phải đảm bảo”, anh Đức Phúc nhận xét.
Trước thực tế có thể bùng nổ đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại các hộ gia đình và các đơn vị muốn kinh doanh điện để bán lại cho EVN, Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 cũng đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng Bộ tiêu chí về tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm, hay thực hiện các chương trình đạo tạo và cấp chứng chỉ điện mặt trời áp mái.
Đây sẽ là tiền đề để các hệ thống điện mặt trời áp mái có hiệu suất khai thác tốt nhất và không tạo ra những xung đột khi cấp điện lên lưới điện quốc gia, cũng như gây mất an toàn cho các thiết bị dùng điện của gia đình.

Top 10 hãng sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới

Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 gồm 5 hợp phần
Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường
Xây dựng Bộ tiêu chí về tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm
Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm
Thực hiện các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ điện mặt trời áp mái
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và chiến lược truyền thông.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Long An : nhiều hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời áp mái

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Công ty điện lực Long An đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Thanh Tòng, trú tại phường 4, Tp. Tân An (Long An) cho biết, gia đình ông lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất 3 kWp, kinh phí đầu tư 65 triệu đồng. Trước đây, mỗi tháng chi phí điện sinh hoạt của gia đình khoảng 900 nghìn đồng, nhưng nay chỉ còn 50 nghìn đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn bán lại cho ngành điện lực 100 kWh từ số điện tiêu thụ còn dư, với giá 2.134 đồng/kWh.
Ông Tòng cho rằng, sử dụng điện năng lượng mặt trời áp mái có nhiều lợi ích. Đó là sử dụng điện lưới ở bậc thang thấp khiến giá thành giảm; khi dư điện có thể bán cho ngành điện lực với mức giá khá cao (theo quy định hiện nay là 2.134 đồng) trong thời hạn hợp đồng 20 năm. 
Hệ thống điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình
Còn ông Trần Văn Phong, trú tại Tp. Tân An cho biết, trước khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, ông tìm hiểu thông tin trên mạng, báo đài, ngành điện lực, Sở Khoa học công nghệ tư vấn kỹ thuật… Sau khi có thông tin chính xác về tính hiệu quả, độ bền, ông tiến hành lắp đặt hệ thống có công suất 5 kWp, với kinh phí 105 triệu đồng. Qua 3 tháng lắp đặt, đến nay hệ thống vận hành an toàn, hiệu quả. Mỗi tháng gia đình ông giảm được hơn 1.5 triệu tiền điện và bán lại cho ngành điện lực gần 60 kWh. 
“Hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất 3 kWp, tương đương từ 14-15 kWh, trong trường hợp nắng bình thường. Bên cạnh đó, Công ty cung cấp bảo hành tấm pin 12 năm, bộ inverter chuyển đổi 5 năm và bảo hành toàn bộ kỹ thuật 10 năm; đồng thời được ngành điện lực tạo điều kiện thuận lợi, gia đình tôi thấy rất cần thiết và hữu ích cho người dân trong sử dụng điện sinh hoạt”, ông Trần Văn Phong chia sẻ.
Theo Công ty Điện lực Long An, hệ thống điện mặt trời nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện này được tối ưu hóa hiệu suất chuyển đổi DC/AC cùng pha cùng tần số với điện lưới thông qua bộ chuyển đổi điện nối lưới (Grid Tie Inverter). Với bộ chuyển đổi này, bảo đảm nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời được chuyển đổi ở chế độ tốt nhất nhằm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ hệ pin mặt trời và cung cấp điện năng cho tải. Vào ban đêm, khi không có năng lượng mặt trời, các thiết bị điện trong nhà sử dụng điện lưới. Sáng sớm hoặc chiều tối, năng lượng mặt trời yếu, các thiết bị điện sử dụng một phần điện mặt trời và điện lưới. Khi mức năng lượng mặt trời đạt đỉnh, hệ thống sẽ phát công suất tối đa. Trường hợp các thiết bị điện sử dụng không hết, phần điện dư phát lên lưới điện và được ghi nhận bằng công-tơ đo đếm 2 chiều để bán cho ngành điện.
Qua thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh Long An đã có 213 hộ dân lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới với tổng công suất 6.660 kWp. Bên cạnh việc khuyến khích khách hàng lắp đặt sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, Công ty Điện Lực Long An đã triển khai lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống có công suất 45kWp tại Văn phòng Công ty từ năm 2018; đồng thời đang triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho các đơn vị Điện lực huyện với tổng công suất lắp đặt là 110,95 kWp.
Cũng theo Công ty Điện lực Long An, khi người dân hoặc doanh nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời không chỉ giúp ngành điện lực giảm áp lực về nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí. Công ty Điện lực Long An sẵn sàng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp lắp đặt để mang lại những lợi ích trực tiếp về kinh tế và môi trường.
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An Dương Văn Hoàng Hoanh cho biết, hiện nay Chính phủ khuyến khích người dân lắp hệ thống năng lượng mặt trời áp mái để thực hiện chương trình năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo do đây là công nghệ mới nên người dân cần chọn lựa các Công ty cung ứng sản phẩm uy tín, có thương hiệu và bảo đảm thời gian bảo hành các thiết bị…

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình và thương mại

ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 
(ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI TRÊN MÁI NHÀ SOLAR ROOFTOP) 
1. Ứng dụng: Hộ gia đình, văn phòng, doanh nghiệp, nhà xưởng sản xuất…những nơi hoạt động chủ yếu vào ban ngày từ 7h – 17h30”. Công suất từ 3 Kwp – 1 MWp.
2. Mô hình và nguyên lý hoạt động:
Mô tả họat động:
– Khi không có mặt trời: (Buổi tối hoặc trời mưa) Các tấm pin mặt trời Solar Panel sẽ không sản sinh ra điện nên các phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới một cách bình thường.
– Khi trời có nắng: Các solar panel sẽ có điện và lúc này hệ thống sẽ biến đổi điện năng DC từ các solar panel trên thành điện AC có tần số, pha và điện áp trùng với điện lưới. Điện năng từ mặt trời sẽ được hòa với điện lưới qua chỉ số của  đồng hồ.
– Khi mất điện lưới, hệ thống ngưng họat động đảm bảo sự an toàn cho lưới điện.
dien mat troi ap mai
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có các ưu điểm sau:
– Không sử dụng bình acquy: giảm được đáng kể chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho hệ thống acquy.
– Khai thác điện năng hiệu quả nhất từ nguồn năng lượng mặt trời do có cơ cấu nổi bật là thu nhận, biến đổi và bổ xung trực tiếp ngay vào lưới điện không bị tổn hao trên accu dự trữ.
–  Bền vững, lâu dài :Do máy luôn được vận hành song song với lưới điện nên mọi đột biến của tải hay điện áp trên đường dây và nguồn điện đều không thể tác động trực tiếp vào máy. Tuổi thọ của hệ thống là tuổi thọ của các linh kiện điện tử cao cấp lên tới 25 năm.
 – Ứng dụng rộng rãi cho mọi nơi như: các hộ dân, cơ quan, đơn vị đang có điện lưới quốc gia.
Việclắp đặt và sử dụng đơn giản, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, gần như bằng không, nên thời gian thu hồi vốn được rút ngắn tối đa và chắc chắn theo dự tính đầu tư ban đầu.
Giải pháp điện mặt trời áp mái (Solar Rooftop) 

Điện mặt trời áp mái mang lại nhiều kết quả tích cực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền kinh tế và công nghiệp của Việt Nam, dân số nói chung và Tổng Công Ty Điện Lực EVN.

Như là:
         1. Cả hai mạng lưới điện phân phối quốc gia và những mạng lưới điện địa phương đã hoặc gần đạt tới sức chứa cao nhất.
         2. Cả hai mạng lưới điện phân phối quốc gia và những mạng lưới điện địa phương cần phải được bảo trì và nâng cấp đáng kể nếu họ muốn giảm bớt tổn thất điện năng từ việc truyền tải.
  • Điện mặt trời áp mái (Solar Rooftop) không cần sử dụng lưới điện, do đó không thêm gánh nặng tải điện mới trong cả lưới điện quốc gia và địa phương. Trong thực tế Điện mặt trời áp mái sẽ loại bỏ đáng kể sức nặng tải điện ra khỏi mạng lưới phân phối hiện nay, trong suốt giờ cao điểm và giờ bình thường (ban ngày). Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bắt đầu tạo ra nguồn điện theo nhu cầu của chính mình.
         3. Hiện nay Việt Nam sản xuất đủ lượng điện để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong suốt buổi tối, nhưng lại thiếu hụt trầm trọng năng suất vào ban ngày, thời điểm đòi hỏi lượng điện lớn cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Điện mặt trời áp mái sẽ sản xuất một số lượng năng lượng mới đáng kể vào ban ngày, do đó sẽ giảm tải trên lưới điện vào thời điểm này. Hiện nay, việc cúp điện định kỳ tại mỗi khu vực trong thành phố Hồ Chí Minh hoặc các thành phố lớn nên giảm bớt. Việc này sẽ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số nói chung.
         4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần phải giảm chi phí. Chi phí điện ngày càng tăng đang trở thành một trong những chi phí lớn nhất cho hoạt động của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với tốc độ tăng thuế điện hiện nay, chi phí điện vào ban ngày sẽ tăng gấp đôi trong vòng bảy năm tới.
  • Điện mặt trời áp mái sản xuất 90% nhu cầu điện của các doanh nghiệp vào ban ngày chỉ với biểu giá giờ bình thường là 1,965 đồng (9.8 cent) sẽ giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 
          5. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hoạt động vào thứ bảy và chủ nhật. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác tạm ngưng trong giờ ăn trưa mỗi ngày từ 12:00-13:00. Trong những ngày này và thời gian ăn trưa, tấm pin Năng Lượng Mặt Trời của họ sẽ tiếp tục sản xuất điện và những điện dư thừa này có thể được bán lại cho lưới điện của EVN.
Sử dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới trong điều kiện hiện tại ở nước ta:
Hiện nay theo quyết định số 11/QĐ-TTg và thông tư số 64/2017/TT-BCT :  EVN sẽ phải mua toàn bộ điện mặt trời được tạo ra từ mái nhà. Giá mua điện (FIT) là 9.35 cent (2.086 VNĐ) và hệ thống được hưởng lợi dựa trên cơ chế bù trừ của công tơ hai chiều. Trong trường hợp điện dư thừa, EVN sẽ trả lại tiền cho khách hàng vào chu kỳ thanh toán tiếp theo.
Như vậy, lắp đặt Hệ thống điện mặt trời nối lưới trên mái nhà tại thời điểm bây giờ là hoàn toàn phù hợp. Thay vì các hộ gia đình đầu tư tiền vào Iphone X hoặc xe tay ga đắt tiền, nên đầu tư tiền vào hệ thống điện mặt trời nối lưới, góp phần giảm chi phí tiền điện hàng tháng và sau thời gian hoàn vốn 5 -7 năm, khách hàng sẽ không phải trả tiền điện trong thời gian dài : Giải pháp sinh lời hiệu quả từ điện mặt trời trên mái nhà.
Như vậy Hệ mặt trời nối lưới đã được sử dụng một hiệu quả, một khoản đầu tư thông minh để đáp ứng mục đích trước mắt của chúng ta. Đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng của ngành điện lực trong giờ cao điểm.
Hệ thống điện mặt trời nối lưới nói trên đặc biệt thích hợp để đầu tư cho các đơn vị là hộ gia đình, văn phòng, khách sạn, siêu thị hoặc nhà máy… có nhu cầu sử dụng điện cao vào các giờ cao điểm từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
lien he lap dien mat troi ap mai
Quý khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / ĐT: (08)39482586 Hotline : 0902.282.138
Số 22 – Ngõ 249A – Thuỵ Khuê – Tây Hồ – Hà Nội / ĐT: (04)373027888 Hotline : 0983.802.686
Email: solarpowervn@gmail.com

Rất mong được phục vụ Quý khách hàng!

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Lắp điện mặt trời được hỗ trợ lên tới 9 triệu đồng

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý nằm trong “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam” mà Bộ Công thương vừa chính thức khởi động sáng nay (25.7).
Sáng nay (25.7), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam”.

Hỗ trợ khoảng 15% chi phí lắp đặt

Bà Phạm Thùy Dung, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết : Mục tiêu là đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tương đương 1.000 MWp sẽ được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) : Việt Nam nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó đặc biệt có dự án GET-FIT – “Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà” do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ với tổng mức nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 14,5 triệu euro. Đối tượng được tài trợ là các hộ gia đình có đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.Cụ thể, các hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp. Theo khảo sát, trung bình mỗi hộ có đủ điều kiện lắp đặt khoảng 2 – tối đa 3 kWp, do đó mức hỗ trợ dự kiến cho mỗi hộ khoảng từ 6 – 9 triệu đồng, tương ứng khoảng khoảng 15% chi phí lắp đặt. Chương trình kéo dài từ 2019 – 2021.


Lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà

Về cách thức hỗ trợ, Bộ Công thương sẽ triển khai tương tự chương trình hỗ trợ các hộ lắp đặt bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã triển khai trước đây. Theo đó, các đơn vị điện lực sẽ giám sát cụ thể. EVN sẽ thiết lập một hệ thống phần mềm, đảm bảo tất cả người dân, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, ký kết xong hợp đồng mua bán điện sẽ được xuất hóa đơn, thông qua đó nhận tiền hỗ trợ. Tất cả sẽ được công khai, minh bạch và áp dụng đối với tất cả các hộ dân, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái” – ông Dũng thông tin. 



Ngoài ra, các tổ chức, nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, USAID, Liên minh châu Âu cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam về các hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng chính sách và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ… để khuyến khích phát triển năng lượng sạch hiệu quả. 

“Trám” lỗ hổng thiếu điện

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2019, tổng nguồn cung năng lượng điện phải có là 52.600 MW. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới đạt 48.800 MW, thiếu hụt khoảng 3.000 MW so với quy hoạch. Đến 2025, nhu cầu về nguồn điện theo quy hoạch phải đạt 89.000 MW, đến 2030 phải đạt mức 110.000 MW. Tổng nhu cầu điện của toàn quốc giai đoạn 2019 – 2030 sẽ tiếp tục tăng cao. Dự kiến trong năm 2019, công suất phụ tải là 38.447 MW, năm 2025 lên tới 63.400 MW và đến 2030 lên tới khoảng 90.000 MW.Với tốc độ nhu cầu tăng bình quân gần 10%/năm, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỉ kWh/năm, tương đương công suất nguồn cần thêm ít nhất 4.500 – 5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000 – 16.000 MW nếu là năng lượng tái tạo.”Các con số nêu trên cho thấy, chúng ta đang mất cân đối về cung – cầu trong giai đoạn 2019 – 2025, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2023. Chúng ta đang huy động tất cả các nguồn nhiệt điện, thậm chí phải phát điện chạy dầu (rất đắt) nhưng cũng không đủ đáp ứng. Dự kiến phát điện dầu khoảng 1,7 tỉ kWh vào năm 2019 và đến 2020 là  5,2 tỉ kWh nhưng đến thời điểm này, do thủy văn kém, đã sử dụng tới 700.000 kWh và từ giờ đến cuối năm, EVN sẽ phải phát tăng lượng dầu lên thêm 1,8 tỉ kWh, tổng sản lượng huy động phải ở mức 3,5 tỉ kWh. Với bức tranh hiện nay, khả năng điện Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021, tăng lên 10 tỉ vào năm 2022 và đến 2023, thiếu hụt khoảng 12 tỉ kWh” – đại diện EVN dự báo.TS Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết trong bối cảnh nguồn thủy điện tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung gần như đã khai thác hết, các dự án nhiệt điện chậm tiến độ, hạn hán, thiếu nguồn nước tại nhiều khu vực, việc mở rộng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo, mà cụ thể là nhân rộng số lượng hệ thống điện mặt trời áp mái và vô cùng cấp bách.”Chính phủ ngày càng nhận thức rõ vai trò của năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng trong duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở mức 6,5% tổng cơ cấu nguồn vào năm 2020 và 10,7% vào năm 2030; tiết kiệm năng lượng 10% trong tổng mức tiêu thụ điện vào năm 2020″ – ông Kim nói.”Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 gồm năm hợp phần:1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường2) Xây dựng bộ tiêu chí về tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm3) Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm4) Thực hiện các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ điện mặt trời áp mái5) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương được giao chủ trì thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ như Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V- LEEP) của USAID, Tổ chức Hợp tác Đức GIZ, Ngân hàng Tái thiết Đức và Chương trình hỗ trợ năng lượng của EU và Ngân hàng Thế giới.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Doanh nghiệp tư nhân điện mặt trời mong muốn đầu tư hạ tầng truyền tải điện

Đề xuất tham gia làm hạ tầng truyền tải để sớm giải phóng công suất cho các dự án điện mặt trời của các nhà đầu tư tư nhân sẽ khó lòng thành sự thật, nếu không được Quốc hội xem xét, điều chỉnh.
Liệu tới đây tư nhân sẽ được đầu tư lưới điện truyền tải, ngay cả với đường dây 500 kV ?  /// Chí Hiếu
Tư nhân muốn xây dựng đường dây 500 kV
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương hồi đầu tháng này, ông Lê Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết địa phương này đã báo cáo Bộ Công thương và Thủ tướng về việc cho phép nhà đầu tư tư nhân được xây dựng hệ thống trạm điện và đường dây 500 kV tại khu vực Nam Vĩnh Tân (gồm trạm 500 kV Thuận Nam và đường dây 500 kV Thuận Nam – Vĩnh Tân) để sớm giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời tại tỉnh này. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra khoảng 600 – 700 tỉ để thực hiện hệ thống truyền tải và sẽ bàn giao lại cho Tập đoàn điện lực VN (EVN) sau khi xây dựng xong, mà không yêu cầu phải hoàn lại kinh phí. Tuy nhiên, phần tiền này nhà đầu tư muốn được hạch toán vào trong tổng mức đầu tư dự án phát triển nguồn – là nhà máy điện mặt trời để tính toán giá bán điện.Cục trưởng Cục Điện lực -Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Phương Hoàng Kim cho biết cơ quan này đang lên kế hoạch chủ trì cuộc họp cùng với EVN và nhà đầu tư để làm rõ phương án, giải pháp đầu tư. Cùng với đó, Cục đang khẩn trương hoàn thiện báo cáo để Bộ trình Thủ tướng cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải.Dẫu vậy, theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, mấu chốt hiện nay nằm ở quy định trong luật Điện lực, truyền tải là do nhà nước độc quyền, nhưng không xác định rõ truyền tải là thế nào. Do đó, nếu muốn nghiên cứu cơ chế đặc thù để tăng cường thu hút đầu tư xã hội thì cần báo cáo Chính phủ xin phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Tuấn Anh cho hay đã giao các đơn vị chức năng thuộc Bộ nghiên cứu, tham mưu để trình đề án lên Chính phủ trong tháng 8 tới.
Xã hội hóa không có nghĩa là buông lỏng quản lý
Ủng hộ xã hội hóa xây dựng hệ thống hạ tầng truyền tải, tuy nhiên PGS-TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, nhấn mạnh không có nghĩa là có hàm ý buông lỏng quản lý trong truyền tải, để ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.Ông Tuấn tán thành việc Bộ Công thương nghiên cứu theo hướng báo cáo Thủ tướng về việc tách bạch rõ chức năng truyền tải điện với xây dựng hạ tầng truyền tải điện để mở cửa cho tư nhân.Cũng cho rằng cần tách bạch giữa chức năng truyền tải điện (là độc quyền nhà nước) với việc tham gia xây dựng hệ thống hạ tầng truyền tải, PGS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), phân tích: Ai cũng thấy lưới điện đang quá tải, nhất là cục bộ tại một số địa phương phát triển nóng điện mặt trời. Cho nên việc huy động được tư nhân cùng xây lưới truyền tải rồi bàn giao lại cho nhà nước quản lý trong bối cảnh vốn nhà nước khó khăn là một điều rất nên. Khi đó, nhà nước vẫn bảo đảm được chức năng độc quyền truyền tải, lại vừa có thêm được hạ tầng cho ngành điện. “Tất nhiên, nếu thực hiện thì cần giám sát rất kỹ, phải được kiểm toán ngay khi hoàn thành để xác định giá thành hợp lý, tránh việc kê chi phí cao rồi đẩy vào giá điện”, ông Long cảnh báo.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Phú Thọ : nhiều hộ gia đình bắt đầu lắp điện mặt trời

Hiện nay, xu hướng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đã dần đi vào cuộc sống hàng ngày đến từng hộ dân. Trong đó, điện mặt trời nối lưới là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, tiết kiệm chi phí tiền điện, bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.


Phú Thọ là một trong các tỉnh nằm ở vùng 3 trong biểu đồ khí tượng quốc gia với mật độ trung bình khoảng 1.750 giờ nắng/năm, cường độ bức xạ mặt trời đạt 4,1 kWh/m2/ngày nên thuận lợi cho việc đưa công nghệ điện năng lượng mặt trời áp mái vào ứng dụng đại trà. Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái được thiết kế dưới dạng những tấm pin cường lực lắp áp trên mái các công trình xây dựng để thu năng lượng mặt trời và chuyển hóa qua các thiết bị chuyên dụng thành điện năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia năng lượng, nguồn điện này có thể sử dụng dưới dạng hòa lưới trực, hòa lưới bám tải có lưu trữ hoặc sử dụng độc lập như một máy phát điện. Ngoài ra khi phụ tải sử dụng không hết điện năng thì phần công suất dư thừa sẽ bán lại cho ngành điện để hòa vào lưới điện quốc gia. Số điện dư thừa phát lên lưới sẽ được ngành Điện mua vào theo thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/03/2019. Cụ thể như sau:
Giá mua điện dự án điện mặt trời áp mái (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng):
– Trước ngày 01/01/2018 giá mua là: 2.086 đồng/kWh.
– Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 giá mua là: 2.096 đồng/kWh.
– Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 giá mua là: 2.134 đồng/kWh.
– Từ năm 2020 và các năm tiếp theo giá mua được xác định theo từng năm bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ (USD) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Hình thức thanh toán tiền điện cho CĐT:
– Tiền điện được thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ), được xác định cho từng năm, tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).
– Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do CĐT chịu.
Phú Thọ nằm trong vùng có chỉ số bức xạ thấp nên các dự án năng lượng mặt trời sẽ được mua với giá ở mức vùng 1 do Bộ Công thương ban hành. Toàn bộ lượng điện từ hệ thống mặt trời lên lưới điện quốc gia sẽ được ghi nhận và thanh toán theo quy định hiện hành. Công ty Điện lực Phú Thọ cam kết hỗ trợ nhanh chóng cho các hộ dân, các doanh nghiệp sẽ và đang lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời về thủ tục mua bán và lắp đặt công tơ đo đếm điện năng 2 chiều. Tính hiệu quả kinh tế nổi bật, mô hình điện mặt trời áp mái (MTAM) đang được nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp quan tâm đầu tư ứng dụng. Tính đến ngày 31/6/2019, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 20 đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân lắp đặt mô hình điện mặt trời áp mái với tổng công suất 140,94 kWp, sản lượng phát lên lưới điện quốc gia lũy kế đạt 16.506 kWh. Ngoài ra, hàng chục hộ gia đình đang đề nghị được tư vấn, hỗ trợ lắp đặt trong thời gian tới.
Người dân TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ sử dụng pin năng lượng mặt trời áp mái
Người dân TP Việt Trì – tỉnh Phú Thọ sử dụng pin năng lượng mặt trời áp mái
Bà Vi Thị Tuyết Lịch, ở khu đô thị Minh Phương (Thành phố Việt Trì) là một trong những hộ tiên phong lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho biết: “Giữa năm 2018, gia đình đã tìm hiểu và lắp đặt công nghệ điện năng lượng mặt trời áp mái. Gia đình tôi lựa chọn sử dụng giàn pin năng lượng có tổng công suất 6 kWp, lắp trên mái nhà vừa làm chống nóng, vừa thu năng lượng. Trung bình mỗi tháng hệ thống điện mặt trời thu được 400(kWh) điện bù vào lượng điện sinh hoạt của gia đình, cao điểm vào những tháng mùa hè, hệ thống thu được 500 (kWh) điện, tiết kiệm cho gia đình khoảng một triệu đồng/tháng. Khi đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời, gia đình tôi được cán bộ của Công ty Điện lực Phú Thọ đến kiểm tra, lắp đặt công tơ 2 chiều, đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp gia đình tôi yên tâm sử dụng”.
Đáng chú ý công nghệ điện năng lượng mặt trời đã được người dân khu vực nông thôn miền núi của tỉnh tích cực hưởng ứng như hộ anh Đinh Văn Thân khu 3 Xã Lai Đồng lắp đặt với công suất tấm pin 2.56 (kWp) điện năng sinh ra được khoảng 200(kWh) góp phần giảm tiền điện sinh hoạt hàng tháng của gia đình cũng như giảm tải cho trạm biến áp của ngành điện. Tại trường mầm non xã Yển Khê huyện Thanh Ba cũng đã được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái lên tới 40 (kWp), hàng tháng ngoài phần điện năng nhà trường đã sử dụng vào việc chăm sóc các cháu học sinh mẫu giáo thì phần điện năng dư thừa phát lên lưới hàng tháng được hơn 800 (kWh).
Hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái được áp dụng tại trường mầm non xã Yển Khê - Huyện Thanh Ba
Hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái được áp dụng tại trường mầm non xã Yển Khê – Huyện Thanh Ba
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời của người dân, trên thị trường tỉnh đã xuất hiện nhiều đơn vị cung ứng, lắp đặt thiết bị pin năng lượng mặt trời có uy tín. Để có thể lắp đặt sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời chỉ cần có mặt bằng, điều kiện tiếp nhận ánh sáng mặt trời tốt và chi phí khoảng 60-80 triệu đồng (cho hệ thống có công suất 3kWp) tùy thuộc vào vị trí lắp đặt hoặc kết cấu mái nhà, với cách tính bình quân khoảng 5m2 lắp đặt được 1(kWp) thì cần diện tích hơn 15 đến 20m2 để đầu tư cho hệ 3( kWp). Với chi phí đó, người dân có thể thu hồi vốn sau 6-8 năm, trong khi đó thời hạn sử dụng của hệ thống điện năng lượng mặt trời lên tới 25 năm nên hiệu quả kinh tế rất cao.
Dù chi phí mua và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời khá cao. Tuy nhiên, xét về lâu dài, số tiền mà các gia đình sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời tiết kiệm được không hề nhỏ.
Công nghệ điện năng lượng mặt trời đặc biệt phù hợp đối với những hộ dân làm trang trại ở xa nguồn điện lưới hoặc các khu nuôi trồng thủy sản, các nhà hàng khách sử dụng điện phần lớn vào ban ngày. Bên cạnh đó cần chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tự chủ được nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, lại dễ dàng giám sát sản lượng điện thu được thông qua ứng dụng trên các thiết bị di động; ngoài ra còn cách nhiệt, giúp ngôi nhà mát mẻ hơn, vừa giảm chi phí tiền điện, làm mát, vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Khi lắp đặt, cần lựa chọn hãng cung cấp thiết bị, đơn vị bán hàng lắp có uy tín chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời phát huy hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình quản lý vận hành.
Việc phát triển, sử dụng các dự án năng lượng mặt trời sẽ góp phần giảm áp lực cung ứng cho cho Công ty Điện lực Phú Thọ nói riêng, ngành Điện nói chung hạn chế quá tải mùa nắng nóng và giữ gìn an ninh năng lượng cho quốc gia.


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Đồng Tháp : người dân rủ nhau lắp điện mặt trời

Nhận thấy việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời (NLMT) áp mái nhà giúp tiết kiệm tiền điện, bảo vệ môi trường và bán điện thừa cho công ty điện lực, nhiều hộ dân tại Đồng Tháp đã đầu tư phát triển nguồn năng lượng này.
Sướng vì được điện lực… trả tiền điện
Từ tháng 3.2019 đến nay, mỗi tháng gia đình ông Ngô Phước Lợi (ngụ đường Lê Hồng Phong, P.1, TP.Cao Lãnh) chỉ trả 300.000 đồng tiền điện, thay vì hơn 2,1 triệu đồng như trước đây. Bởi hệ thống điện NLMT áp mái nhà có công suất 6 kWp được ông đầu tư với kinh phí gần 100 triệu đồng đã sản xuất trung bình khoảng 700 kW điện/tháng. “Tôi tiết kiệm mỗi tháng được 1,8 triệu đồng tiền điện. Sướng nhất là trong 2 tháng 5 – 6, tôi được công ty điện lực đã trả gần 1,2 triệu đồng tiền điện dư bán ngược lại ngành điện”, ông Lợi nói.Từ đầu năm 2019, ông Phan Phước Trí, chủ một công ty tư nhân chuyên thi công công trình điện tại P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh, cũng đã đầu tư hệ thống điện NLMT áp mái nhà, công suất 5 kWp sản xuất được từ 20-25 kW/ngày, giúp công ty ông tiết kiệm khoảng 70% tiền điện mỗi tháng. Thấy hiệu quả kinh tế từ điện NLMT nên ông Trí đầu tư thêm hệ thống điện NLMT áp mái nhà công suất 10 KWp. Ông Trí chia sẻ: “Khi chưa lắp điện NLMT, mỗi tháng tôi phải trả gần 4 triệu đồng tiền điện, lắp xong chỉ trả khoảng 700.000 đồng/tháng. Tôi thấy, nếu cơ sở nào hoạt động chủ yếu vào ban ngày, có hóa đơn tiền điện 2 triệu đồng/tháng trở lên nên đầu tư điện NLMT để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm”.Là người trong cuộc, hiểu rõ được hiệu quả điện NLMT áp mái nhà nên ông Trí và ông Lợi đã giới thiệu cho bạn bè, người thân về điện NLMT để họ đầu tư theo. Ông Lợi phân tích: “Nhà cung cấp điện NLMT cam kết bảo hành sử dụng trong 15 năm, về lợi ích kinh tế chỉ 8 năm là hoàn vốn đầu tư, 7 năm sau sẽ có lãi. Thấy tôi đầu tư điện NLMT hiệu quả nên nhiều bạn bè, người thân cũng hỏi thăm và đầu tư lắp đặt”.

Phát triển nhanh

Theo Sở Công thương Đồng Tháp, cường độ bức xạ NLMT địa bàn tỉnh Đồng Tháp dao động từ 4,5 – 5 kWh/m2/ngày và số giờ nắng đạt từ 2.200 – 2.500 giờ/năm. Với điều kiện lý tưởng như trên, thời gian qua, nhiều hộ dân và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hệ thống điện NLMT áp mái nhà.Công ty Điện lực Đồng Tháp thông tin đến ngày 5.7.2019 toàn tỉnh có 281 hộ dân, cơ sở kinh doanh lắp đặt hệ thống điện NLMT áp mái nhà, với tổng công suất hơn 3,3 MWp. Có nhiều đơn vị, hộ dân đầu tư điện NLMT công suất lớn như Công ty CP đầu tư và phát triển (công suất 996 KWp), Công ty TNHH Sao Mai Super Feed (công suất 498 KWp), hộ ông Lê Ngọc Thẳng ở H.Lai Vung (công suất 300 KWp), siêu thị Co.opmart TX.Hồng Ngự (công suất gần 226 KWp). Công tác tư vấn, ký kết hợp đồng và lắp đặt công tơ hai chiều đo đếm lượng điện NLMT và điện sinh hoạt của các hộ dân, doanh nghiệp được công ty thực hiện nhanh chóng, tạo sự hài lòng cho khách hàng. Đã có 255/281 hộ dân, doanh nghiệp đầu tư điện NLMT áp mái nhà được công ty lắp công tơ hai chiều.Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Đồng Tháp, nói: “Nhờ triển khai tốt việc tư vấn, giới thiệu về điện NLMT nên ngày càng có nhiều hộ dân và công ty trên địa bàn tỉnh biết và đầu tư lắp đặt điện NLMT. Việc lắp đặt điện NLMT không chỉ tiết kiệm tiền điện, mà còn bảo vệ môi trường và bán lại lượng điện dư thừa cho ngành điện nên nhiều hộ dân và cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang xem xét để đầu tư”.


Samtrix Solar : Nhà phát triển và phân phối điện mặt trời hàng đầu Việt Nam

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Ấn Độ sản xuất điện năng từ điện mặt trời rẻ nhất thế giới

Cần giải pháp đột phá giải tỏa công suất điện gió, mặt trời

Hệ thống điện đang thiếu hụt nguồn cung, nhưng nhà máy lại không thể phát hết công suất là vấn đề nóng đang được ngành điện dồn lực tháo gỡ.
Điện mặt trời phát triển nóng, lưới điện quá tải

Tại Hội nghị vận hành các nhà máy điện mặt trời và gió các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức vào đầu tháng 7 vừa qua, EVN cho biết tính cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020).
Trong đó chỉ tính riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Thực tế cho thấy trong khi nguồn công suất tại chỗ của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận rất lớn thì nhu cầu phụ tải tại 2 địa phương này lại rất nhỏ.
Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW. Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ 2 địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là từ 1.000-2.000 MW và Bình Thuận là từ 5.700 – 6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).
Theo tính toán, sự phát triển nóng này đã dẫn tới tình trạng đa số các đường dây, trạm biến áp (TBA) từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải. Đặc biệt, có đường dây quá tải lên đến 360%.
Cụ thể, các đường dây, trạm biến áp trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận luôn bị tình trạng quá tải là: Đường dây 110 kV Tháp Chàm – Hậu Sanh – Tuy Phong – Phan Rí mức mang tải lên tới 260-360%; đường dây 110 kV Phan Rí – Sông Bình – Đại Ninh mang tải 140%; đường dây 110 kV Đa Nhim – Đơn Dương mang tải 123%; TBA 550 kV Di Linh mang tải 140%; TBA 220 kV Đức Trọng – Di Linh mang tải 110 %… dự báo mức mang tải của các đường dây này còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc A0 cho biết ngay từ đầu, việc quá tải lưới điện đã được EVN và A0 cảnh báo tới các chủ đầu tư. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và A0 cũng áp dụng mọi giải pháp, sáng tạo, nghiên cứu để tạo điều kiện cho các nhà máy được phát điện ở mức tối đa.
Về phần mình, đại diện Cục Điện tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định, phần lớn các chủ đầu tư điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều đã biết trước việc quá tải lưới truyền tải và phải tiết giảm công suất. Việc cần làm trước mắt là tìm giải pháp để đẩy nhanh các dự án lưới điện truyền tải.
Cắt giảm công suất phát vì an toàn hệ thống điện
Tình trạng quá tải hệ thống lưới truyền tải buộc A0 phải cắt giảm công suất của các nhà máy điện gió, điện mặt trời ở một số thời điểm, nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.
Theo đó việc tăng, giảm công suất các nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) đều được A0 thực hiện theo quy định bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời. Đặc biệt, A0 cũng ứng dụng phần mềm tự động điều chỉnh công suất (AGC), trực tiếp điều khiển công suất các nhà máy năng lượng tái tạo, nhằm duy trì trào lưu công suất trong ngưỡng cho phép.
Đại diện A0 cho biết, con số cắt giảm 60% công suất như một số chủ đầu tư nêu ra và đang được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ là con số ở một thời điểm nhất định. Nếu tính trung bình ngày, trong tháng 6 và tháng 7/2019, công suất cắt giảm chỉ dao động ở mức 30-35%.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, EVN và A0 cũng rất mong muốn được phát hết công suất nguồn điện từ NLTTT, bởi giá điện NLTT dù có đắt (2.086 đồng/kWh), nhưng vẫn rẻ hơn nhiệt điện dầu (3.000-5.000 đồng/kWh). Trong khi đó, hiện nay, EVN vẫn đang phải huy động nhiệt điện dầu để đảm bảo cung ứng điện đáp ứng nhu cầu phụ tải.
Trong chế độ huy động nguồn, các nguồn NLTT cũng luôn được ưu tiên huy động tối đa theo quy định.
“Chúng tôi đã dồn toàn lực trong thời gian qua để mong các nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành, bổ sung công suất cho hệ thống. Nhưng hiện nay phải giảm công suất do quá tải lưới điện, là điều mà EVN/A0 không hề mong muốn”, ông Cường khẳng định.
Vướng giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải
Theo ông Tô Văn Dần, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) để giải tỏa công suất các nguồn NLTT khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận giai đoạn 2020-2021, Tổng công ty đã  triển khai 12 dự án đường dây/TBA 220 kV – 500 kV; trong đó 6 dự án đang triển khai đã nằm trong quy hoạch và 6 dự án hiện chưa có quy hoạch.
Ông Dần cũng thẳng thắn nếu rõ, 2 dự án ở giai đoạn thi công đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể, dự án TBA 220 kV Phan Rí dù đã có nhà thầu xây lắp từ tháng 12/2018, nhưng đến nay vẫn chưa thi công được do khặp khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB. Tính đến 20/6/2019, mới vận động bàn giao được 4.508 m2/39.619,2 m2 mặt bằng.
Đối với dự án đường dây 220 kV Nha Trang – Tháp Chàm, theo kế hoạch sẽ đóng điện vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, hiện đang gặp vướng mắc ở 55 vị trí móng qua rừng tự nhiên phải báo cáo Thủ tướng có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Giải phóng mặt bằng cũng là một trong những thách thức lớn của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) khi triển khai các dự án giải tỏa công suất năng lượng tái tạo, điển hình như Dự án 110 kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né; thay dây dẫn đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong.
Ông Lâm Xuân Tuấn, Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, bên cạnh giải phóng mặt bằng, thì công tác lựa chọn nhà thầu ở thời điểm này cũng là một thách thức, do hàng loạt dự án nguồn NLTT đang triển khai đã thu hút gần như toàn bộ nhân lực của các nhà thầu xây lắp.
Đâu là giải pháp?
Thời gian tới, rất cần sự chung tay từ Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương, chủ đầu tư, EVN để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa hết công suất của các nhà máy, bổ sung thêm nguồn điện cho đất nước.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án NLTT là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực miền Nam ( EVNSPC) đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện.
Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Tuy nhiên, hiện nhiều dự án giải tỏa công suất vẫn còn gặp khó khăn do các vướng mắc về thủ tục, công tác giải phóng mặt bằng.
Cũng theo ông Nhân, để triển khai một dự án điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, thậm chí trong thời gian ngắn hơn. Trong khi đó, để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV mất khoảng 3-5 năm. Do đó, song song với nỗ lực tối đa của EVN, để triển khai nhanh nhất có thể các dự án giải tỏa công suất các nhà máy NLTT đang vận hành, ông Trần Đình Nhân mong muốn nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ chính quyền các địa phương và các chủ đầu tư.
Ngoài ra, để nhà máy điện mặt trời vận hành an toàn, tin cậy, EVN cũng đề nghị các chủ đầu tư hoàn thiện các tồn tại kĩ thuật và hoàn thành các thử nghiệm theo yêu cầu; khẩn trương đầu tư và lắp đặt hệ thống dự báo công suất phát các nguồn điện mặt trời và điện gió, truyền số liệu về cấp điều độ.
Đề cập đến giải pháp để giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời, GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, vào giờ điện mặt trời có công suất cao (từ 8h sáng đến 4h chiều) thì có thể ưu tiên cho các nhà máy điện mặt trời. Các nguồn điện khác, như thủy điện, thì phát thấp đi, tích nước lại rồi phát bù sau.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Chuyên gia hiến kế : giải tỏa công suất điện mặt trời

Theo ông Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, để giải quyết vấn đề quá tải lưới điện, trước mắt cần thương lượng để ưu tiên cho các dự án điện mặt trời, còn các nguồn khác (như thủy điện) có thể phát thấp đi.

Lưới điện quá tải vì điện mặt trời, Phó chủ tịch Hội Điện lực hiến kế giải quyết

Điện mặt trời đang khiến lưới truyền tải bị quá tải


Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời với tổng công suất đặt 4.543,8 MW. Riêng hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời và điện gió đã khiến lưới điện tại hai địa phương trên bị quá tải. Các đường dây quá tải có thể kể đến như: đường dây 110 kV Tháp Chàm-Hậu Sanh-Tuy Phong-Phan Rí mức mang tải lên tới 260-360%; đường dây 110 kV Phan Rí-Sông Bình-Đại Ninh mang tải 140%; đường dây 110 kV Đa Nhim-Đơn Dương mang tải 123%; trạm biến áp 550 kV Di Linh mang tải 140%; trạm biến áp 220 kV Đức Trọng-Di Linh mang tải 110 %…
Mức mang tải này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Việc lưới truyền tải bị quá tải đã buộc cơ quan điều độ hệ thống điện phải cắt giảm công suất phát điện của các nhà máy điện gió và mặt trời để đảm bảo an toàn lưới. Tuy nhiên điều này lại gây nên phản ứng của các nhà đầu tư.
Phát triển hệ thống lưới truyền tải đang là vấn đề cấp bách đối với ngành điện trước sự bùng nổ của điện gió và điện mặt trời. VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, về vấn đề này.
– Việc đầu tư hệ thống truyền tải là lĩnh vực độc quyền của nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế cho tư nhân tham gia xây dựng lưới điện truyền tải, ông có đồng tình?
Ông Trần Đình Long: Theo Luật Điện lực, hệ thống truyền tải là lĩnh vực độc quyền của nhà nước. Việc này không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng vậy vì liên quan đến an ninh quốc gia. Muốn cho tư nhân tham gia thì phải sửa luật.
Tuy nhiên cũng có một cách để tư nhân tham gia một cách hợp pháp là cho tư nhân xây dựng đường dây từ nhà máy điện đến điểm đấu nối (vị trí đấu nối do EVN quyết định). Đường dây này chỉ tải công suất nhà máy của tư nhân xây dựng thôi. Tôi nghĩ nếu tư nhân có vốn thì họ vẫn được làm.
– Một số ý kiến nêu cơ chế cho tư nhân tham gia vào xây dựng truyền tải điện là nhà đầu tư xây rồi giao lại cho EVN quản lý. Chi phí xây hệ thống truyền tải được tính vào giá thành xây dựng dự án nguồn điện. Ông thấy sao?
Đây là cơ chế BT, chi phí xây dựng được trả dần trong quá trình vận hành. Cái này tôi nghĩ nhà đầu tư có thể thảo luận với EVN. Tôi thấy cơ chế đó cũng hợp lý với điều kiện nhà đầu tư chỉ xây dựng còn vận hành, quản lý là thuộc EVN.
– Theo ông, nếu cho tư nhân tham gia xây dựng lưới truyền tải thì tiến độ dự án có nhanh hơn so với doanh nghiệp nhà nước làm?
Khâu chậm nhất trong các dự án này là giải tỏa mặt bằng chứ không phải xây dựng. Rất nhiều công trình bị chậm vì khâu giải tỏa bị chậm. Nếu tư nhân làm thì tôi nghĩ tiến độ cũng không nhanh hơn được vì họ cũng phải tuân theo quy chế của nhà nước về bồi thường, giải tỏa. Nhà đầu tư tư nhân không đền bù cao để giải tỏa mặt bằng nhanh được.
– Ông có gợi ý nào về hướng giải quyết cho vấn đề quá tải lưới điện hiện nay?
Tôi cho rằng cần phải làm việc với EVN, bên chỗ điều độ, anh có thể thương lượng vào giờ điện mặt trời có công suất cao (từ 8h sáng đến 4h chiều) thì ưu tiên cho các nhà máy điện mặt trời. Các nguồn điện khác, như thủy điện, thì phát thấp đi, tích nước lại rồi phát bù sau.
Nếu thương lượng tốt thì điều này có thể thu xếp được, tránh được quá tải. Tôi nghĩ là nên ưu tiên vì nhà máy thì xây rồi, mặt trời ngày nào cũng chiếu, nhà đầu tư cũng đã cố gắng hoàn thành trước 30/6 nên cần có chính sách chiếu cố các dự án này.
– Nguyên nhân của việc quá tải hiện nay suy cho cùng xuất phát từ việc có quá nhiều dự án được phê duyệt dẫn đến vỡ quy hoạch, ông có bình luận gì?
Mức giá 9,35 cent là khá cao, vì vậy mà nhà đầu tư đua nhau xây dựng nhà máy. Hơn nữa việc xây dựng nhà máy còn mang tính tập trung hóa rất cao, đa phần nhà máy nằm ở vùng Nam Trung Bộ, do đó dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ. Cái này thì chắc sau này rút kinh nghiệm thôi.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!