Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Trung tâm dịch vụ xe điện Bách Khoa - Khởi đầu năng lượng xanh

Dưới hình thức dịch vụ cho thuê và sửa xe điện, dự án sử dụng Xe điện hai bánh và năng lượng mặt trời tại thành phố Hà Nội đang nỗ lực hướng đến mục tiêu bảo vệ và gìn giữ thủ đô trở nên “Xanh” hơn.


Dự án mang tên BK-Ebike do Đại học Bách Khoa HN (Bk-Holdings) thực hiện dưới sự tài trợ của Caritas Thuỵ Sỹ và Đối tác năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng (REEEP) tài trợ.












ss
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nghiêm trọng mà thủ đô đang phải đối mặt

Trung tâm dịch vụ Bách khoa cho thuê xe điện và dịch vụ sửa chữa xe với kiểu dáng trẻ trung năng động rất phù hợp với giới trẻ. Từng chi tiết của xe đều được sản xuất theo quy trình công nghệ cao và lắp ghép cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo tính an toàn và chất lượng tốt nhất cho người dùng.


Xe sử dụng công nghệ pin Lithium tiên tiến với những ưu điểm như nhẹ, tiết kiệm thời gian sạc, tuổi đời cao hơn so với loại ắc quy thông thường, đặc biệt là lượng hoá chất thải và hợp chất tái chế cũng giảm đi gấp nhiều lần.












ss
 Dự án BK-Ebike với thông điệp “Năng lượng xanh, giao thông sạch”

Điểm khác biệt của loại xe điện này với các loại xe điện khác trên thị trường là xe vận hành nhờ trạm năng lượng mặt trời thông qua việc chuyển hóa điện từ trạm năng lượng mặt trời để sạc pin, thay vì sạc điện.


So với thủy điện và điện sinh khối, điện mặt trời có nhiều ưu điểm hơn do không có khí phát thải, đăc biệt là khí metan và khí CO2. Bởi vậy, bạn khi lưu thông bằng loại xe điện này, lượng khí thải thải ra không khí gần như bằng không, đồng thời, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng sẽ được giảm tải một cách đáng kể.












ss
Trung tâm dịch vụ xe điện Bách khoa đặt tại Cổng B8 Ký túc xá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Với việc đưa loại xe điện này vào sử dụng, lần đầu tiên năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam.












ss
 Xe được sạc từ trạm điện năng lượng mặt trời

Bước đầu triển khai dịch vụ thuê xe điện vào hoạt động, dự án hướng đến đối tượng chính là giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên và khách du lịch. Chính vì vậy, trung tâm đã xây dựng bảng giá rất hợp lý kèm theo nhiều mức ưu đãi hấp dẫn như giảm giá thuê xe, giao xe tận nhà hay cứu hộ trên đường tùy vào thời gian thuê xe theo giờ, ngày hay tuần…


Với chi phí chưa tới 100.000đ, bạn có thể thuê trong xe vài giờ đồng hồ để tới trường, thảnh thơi dạo phố cùng bạn bè trong những ngày cuối tuần hay thậm chí thuê cả tháng để chiếc xe đồng hành trên mọi chặng đường.


Xe cũng rất phù hợp với các du khách nước ngoài tới Hà Nội, thay vì thuê xe máy hoặc đi bộ, hay ngồi trên những chiếc xích lô, việc di chuyển trong nội thành bằng một chiếc xe điện cũng mang lại niềm thích thú và những lợi ích vượt trội: xe nhỏ gọn, nhanh chóng và thân thiện với môi trường.












ss
 Bảng giá dịch vụ thuê và sửa xe điện của Trung tâm dịch vụ xe điện Bách khoa với nhiều ưu đãi, đặc biệt đối với các bạn sinh viên.

Note : Toàn bộ HT điện năng lượng mặt trời được cung cấp và lắp đặt bởi Samtrix Solar, thông tin chi tiết : www.samtrix.vn

14 triệu USD vốn ODA sắp thành phế liệu

Quảng Bình được hưởng lợi từ nguồn vốn này mà không phải trả nợ. Việc trả nợ vay cho Chính phủ Hàn Quốc thuộc trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam.


Năm 2010, tỉnh Quảng Bình tìm nguồn vốn đầu tư cho Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới. Chính phủ Hàn Quốc nhận tài trợ thông qua hiệp định vốn vay ODA giữa hai chính phủ với số vốn 12 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 1,783 triệu USD.


Đây được xem là Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Khu vực triển khai dự án trải rộng trên địa bàn 8 xã của 4 huyện, với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công được hưởng lợi.












Quyết định phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên điện mặt trời của Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài. Ảnh: Tiền phong
Quyết định phê duyệt Dự án điện lưới chồng lên điện mặt trời của Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài. Ảnh: Tiền phong

Khi dự án đang trong giai đoạn nước rút, ngày 16/10/2014, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 2908, về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình, giao cho Sở Công Thương làm chủ đầu tư, với số vốn 368 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Mục tiêu của dự án nhằm phát triển mạng lưới điện trung, hạ áp từ nguồn lưới điện quốc gia, đấu nối về các hộ gia đình ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...


Theo đó, mạng điện lưới này sẽ trùm lên hầu hết địa bàn mà Dự án điện năng lượng mặt trời đang triển khai và sẽ song song cùng lúc thực hiện hai dự án cho một mục tiêu cấp điện vùng sâu, vùng xa.


Để giải “bài toán” dự án chồng dự án, Sở Công Thương Quảng Bình có “sáng kiến” bằng văn bản số 716, đề xuất UBND tỉnh và được lãnh đạo tỉnh này đồng ý bằng việc bút phê vào góc văn bản, cho phép tháo dỡ các vật tư, thiết bị của Dự án điện mặt trời cất vào kho làm vật tư thay thế cho những nơi đang sử dụng điện năng lượng mặt trời.


Một cán bộ trong ngành điện xin được giấu tên cho rằng, đáng ra Quảng Bình phải báo cáo ngay với Bộ Công thương và Chính phủ về việc Dự án chồng dự án để có phương án giải quyết. Hoặc, cắt phần vốn của điện lưới chồng lên điện mặt trời, hoặc dừng dự án điện mặt trời hay chuyển cho địa phương khác để tránh lãng phí. Để duy trì Ban quản lý Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời, riêng tiền lương phải chi 1,3 tỷ đồng/năm.


Trước sự xì xào của dư luận về việc dự án chồng dự án gây lãng phí hơn chục triệu USD, thay vì tháo bỏ pin mặt trời khi có điện lưới như đề xuất của Sở Công thương, mới đây lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lại có “sáng kiến” lồng ghép sử dụng cùng lúc hai dự án.


Theo đó, Quảng Bình sẽ thương thảo với nhà tài trợ cho Dự án pin mặt trời, điều chỉnh thay đổi thiết kế sử dụng Inverter loại độc lập sang Inverter loại nối lưới để đấu nối với Dự án điện lưới, nhằm cùng lúc sử dụng hai loại năng lượng này.


Tuy nhiên, phía nhà tài trợ không chấp nhận và hiện Hàn Quốc hoàn toàn không biết Quảng Bình đang kéo điện lưới trùm lên Dự án pin mặt trời mà họ tài trợ.


(Lược theo Tiền phong) 

Panasonic tặng đèn NLMT cho vùng cao

Trong khuôn khổ dự án toàn cầu “100.000 đèn năng lượng mặt trời”, Panasonic tổ chức trao tặng 630 đèn năng lượng mặt trời cho Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và thực hiện dự án tại 4 huyện: Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà.


Trong những năm gần đây, dù điện lưới quốc gia đã đến với trung tâm các huyện vùng cao tỉnh Điện Biên nhưng trên 1.700 hộ dân tộc thiểu số sống rải rác trong vùng núi xa xôi hiểm trở vẫn chưa thể tiếp cận với ánh sáng điện. Thiếu điện, họ bị cách ly về thông tin và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.













Panasonic thăm và tặng đèn năng lượng mặt trời cho  trường mẫu giáo và tiểu học Nậm Chua, Điện Biên ngày 16/3.



630 chiếc đèn năng lượng mặt trời đã được trao tặng cho các điểm trường, trạm y tế và các tổ chức cộng đồng. Hoạt động nhằm tạo điều kiện chăm sóc bệnh nhân tốt hơn cho các y bác sĩ, ngăn ngừa các tật khúc xạ do thiếu sáng và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các câu lạc bộ nâng cao dân trí. Tiếp tục phối hợp cùng Panasonic, văn phòng Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức giám sát và đảm bảo đèn năng lượng mặt trời của dự án được sử dụng hiệu quả nhằm tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người dân vùng chưa có điện.


Trang bị một tấm pin năng lượng mặt trời công suất 3,5W và bộ pin sạc dung lượng cao, một chiếc đèn năng lượng mặt trời Panasonic dễ dàng được sạc đầy chỉ trong 6 giờ dưới ánh nắng trực tiếp - nguồn năng lượng sạch dễ kiếm ở vùng cao. Với thiết kế gọn nhẹ (chỉ nặng 0,4kg), đèn năng lượng mặt trời thỏa mãn nhu cầu ánh sáng thông thường của người sử dụng với khả năng chiếu sáng suốt 90 giờ ở độ sáng thấp hay 6 giờ ở độ sáng cao nhất, có thể phục vụ mục đích học tập và y tế.













Lễ trao đèn năng lượng mặt trời tại Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên sáng ngày 16/3.



Dự án "100.000 đèn năng lượng mặt trời" được Panasonic bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2012 với mục tiêu tài trợ 100.000 bộ đèn LED cho các tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận. Hoạt động nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội của người dân những vùng không có điện tới năm 2018, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập tập đoàn Panasonic.


Tính thêm số đèn năng lượng mặt trời được trao tặng tại Việt Nam, 33.000 đèn được trao tặng cho các tổ chức cộng đồng và người dân ở 12 quốc gia, trong đó có Malaysia, Campuchia và Phillipines. Từ nay tới năm 2018, Panasonic sẽ tiếp tục mang ánh sáng tới nhiều gia đình và làng bản ở những vùng không có điện tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á và châu Phi.


Sản phẩm tài trợ trong dự án là đèn năng lượng mặt trời Panasonic mã hiệu BG-BL03. Loại đèn năng lượng mặt trời này có ba cấp độ sáng, có thể hoạt động liên tục lần lượt là 6 giờ (sáng nhất), 15 giờ (sáng vừa) và 90 giờ (sáng yếu). Đèn còn có thể trở thành nguồn sạc cho điện thoại di động với điện áp ra 5V và cường độ 500mA trong vòng 1 giờ. Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn vừa với tay người trưởng thành với trọng lượng nhẹ chỉ 0,4kg. Đèn được sạc đầy trong 6 tiếng (dưới ánh nắng trực tiếp) thông qua một tấm pin năng lượng mặt trời đi kèm có công suất 3.5W và được bảo vệ bởi kính cường lực.













Buổi sinh hoạt câu lạc bộ dinh dưỡng dưới ánh đèn năng lượng mặt trời Panasonic tại bản Phua Di Tổng, Điện Biên.



Với những đặc tính kỹ thuật này, đèn năng lượng mặt trời của Panasonic là một sản phẩm thân thiệt với người sử dụng, dễ dàng sạc đầy vào ban ngày và cung cấp đủ ánh sáng cho nhu cầu thông thường của người sử dụng vào ban đêm.


Từ năm tài chính 2012 - năm đầu tiên thực hiện dự án đến hết năm tài chính 2014, công ty đặt mục tiêu tài trợ 40.000 đèn năng lượng mặt trời nhằm tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của những người trong vùng không có điện tại 12 quốc gia châu Á và châu Phi. Thông qua dự án, Panasonic không ngừng đóng góp cho mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, bao gồm: giảm một nửa số người trong diện đặc biệt nghèo vào năm 2015 và mục tiêu giải quyết vấn đề đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển.


(Nguồn: Panasonic)


P/s : Ở VN có Quỹ nào muốn phát triển "Dự án cung cấp điện mặt trời độc lập" cho người dân vùng cao có thể liên lạc với Ad, hiện tại Ad đang có sẵn 1.000 bộ Inverter độc lập dành tặng miễn phí cho bà con.