Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Ngành công nghiệp pin năng lượng mặt trời Trung Quốc trước nguy cơ phá sản

Pin năng lượng Mặt trời – ngành công nghiệp công nghệ cao đáng tự hào trước đây của Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ phá sản hoàn toàn.

Cách đây 2 năm (2010), LDK Solar – một trong những công ty sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời lớn nhất Trung Quốc đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất hiện đại hoàn toàn mới tại trung tâm thành phố Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy của Trung Quốc.

Theo Trương Hiểu Minh – một nhân viên làm tại LDK Solar, dự án xây dựng nhà máy trên tiêu tốn khoản tiền lên tới gần 400 triệu USD. Trong khi đó, phần lớn các thiết bị sử dụng trong nhà máy đều được nhập khẩu từ Đức với số lượng nhân viên là 5.000 người.

 



 

Tuy nhiên vào hồi tháng trước, 4.500 nhân viên của nhà máy đã buộc phải nghỉ việc. Mỗi công nhân được trả khoản tiền trợ cấp 110 USD để tạm nghỉ việc ở nhà. Ngoài ra, công ty còn phải đóng cửa 24 trong tổng số 32 dây chuyền sản xuất.

Kể từ ngày thành lập năm 2005, công ty LDK Solar cùng với nhiều công ty sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời khác đã gặp hái được những bước tiến nhảy vọt. Trước đây, năng lượng Mặt trời, công nghệ sinh học và hàng không vũ trụ từng được xem là "ngành công nghiệp nổi bật chiến lược" được chính phủ trợ cấp và chi phí nhân công giá rẻ.

Trong khi đó, tại châu Âu và Mỹ, chính phủ trợ cấp cho các công ty mua các tấm pin năng lượng Mặt trời do Trung Quốc sản xuất nhằm thể hiện cam kết để thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Song những chính sách trợ cấp trên đã gây khó cho các nhà sản xuất bởi kể từ năm 2010, giá bán tấm silic đa tinh thể đã giảm gần 3/4. Hiện tại, giá bán tấm pin năng lượng Mặt trời đã thấp hơn cả chi phí sản xuất. Gần đây, tổng doanh thu bán hàng của công ty LDK Solar đã giảm 65,5%.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến nguồn tiền bảo trợ của các chính phủ cho lĩnh vực năng lượng Mặt trời bị cắt giảm. Trong khi vào tháng 5, Mỹ đã tiến hành đánh mức thuế quan 31% với mặt hàng tấm silic đa tinh thể của Trung Quốc.

Ngoài ra vào tháng 7, chất lượng của các thiết bị năng lượng Mặt trời được nhiều công ty Trung Quốc sản xuất bao gồm cả LDK Solar đều bị đánh giá là chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đòn giáng mạnh nhất vào ngành công nghiệp năng là việc EU và Mỹ áp thuế chống phá giá lên tới 300% đối với những sản phẩm pin mặt trời từ Trung Quốc.

Mặc dù, chính phủ Trung Quốc đã hứa thu mua một lượng lớn tấm pin năng lượng Mặt trời song với nguồn cung dồi dào từ các công ty sản xuất nội địa đã khiến giá của mặt hàng này luôn ở mức thấp.

Hiện tại Trung Quốc đang tập trung vào thị trường Châu Mỹ la tinh, Trung Đông và các nước Đông Nam Á, tuy nhiên hiện tại thị trường Việt Nam, Philippin đang diễn ra làn sóng tẩy chay các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Năm công ty sản xuất thiết bị năng lượng Mặt trời lớn nhất tại Trung Quốc đã cho công bố những bản danh sách nợ và doanh số bán hàng sụt giảm thảm hại.

Tthời điểm cuối quý đầu tiên, khoản nợ của công ty JA Solar lên tới 1,5 tỷ USD, Trina Solar nợ 1,08 tỷ USD, Yingli nợ 3,44 tỷ USD và Suntech nợ 3,58 tỷ USD. Đặc biệt, công ty LDK Solar đã mất 185,2 triệu USD do doanh số bán hàng sụt giảm gần 75%.

Do đó, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo duy trì hoạt động cho công ty LDK Solar. Chính quyền tại thị trấn Tân Dư thuộc tỉnh Giang Tây – trụ sở chính của LDK Solar, đã thông báo kế hoạch sử dụng ngân quỹ hàng năm để chi trả gần 80 triệu USD trong khoản nợ của công ty này.

 Theo blog : diennangluongmattroi.wordpress.com

Ngành pin mặt trời Trung Quốc trước nguy cơ phá sản

Pin năng lượng Mặt trời – ngành công nghiệp công nghệ cao đáng tự hào trước đây của Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ phá sản hoàn toàn.


Cách đây 2 năm (2010), LDK Solar – một trong những công ty sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời lớn nhất Trung Quốc đã cho xây dựng một nhà máy sản xuất hiện đại hoàn toàn mới tại trung tâm thành phố Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy của Trung Quốc.

Theo Trương Hiểu Minh – một nhân viên làm tại LDK Solar, dự án xây dựng nhà máy trên tiêu tốn khoản tiền lên tới gần 400 triệu USD. Trong khi đó, phần lớn các thiết bị sử dụng trong nhà máy đều được nhập khẩu từ Đức với số lượng nhân viên là 5.000 người.


Tuy nhiên vào hồi tháng trước, 4.500 nhân viên của nhà máy đã buộc phải nghỉ việc. Mỗi công nhân được trả khoản tiền trợ cấp 110 USD để tạm nghỉ việc ở nhà. Ngoài ra, công ty còn phải đóng cửa 24 trong tổng số 32 dây chuyền sản xuất.

Kể từ ngày thành lập năm 2005, công ty LDK Solar cùng với nhiều công ty sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời khác đã gặp hái được những bước tiến nhảy vọt. Trước đây, năng lượng Mặt trời, công nghệ sinh học và hàng không vũ trụ từng được xem là "ngành công nghiệp nổi bật chiến lược" được chính phủ trợ cấp và chi phí nhân công giá rẻ.

Trong khi đó, tại châu Âu và Mỹ, chính phủ trợ cấp cho các công ty mua các tấm pin năng lượng Mặt trời do Trung Quốc sản xuất nhằm thể hiện cam kết để thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Song những chính sách trợ cấp trên đã gây khó cho các nhà sản xuất bởi kể từ năm 2010, giá bán tấm silic đa tinh thể đã giảm gần 3/4. Hiện tại, giá bán tấm pin năng lượng Mặt trời đã thấp hơn cả chi phí sản xuất. Gần đây, tổng doanh thu bán hàng của công ty LDK Solar đã giảm 65,5%.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến nguồn tiền bảo trợ của các chính phủ cho lĩnh vực năng lượng Mặt trời bị cắt giảm. Trong khi vào tháng 5, Mỹ đã tiến hành đánh mức thuế quan 31% với mặt hàng tấm silic đa tinh thể của Trung Quốc.

Ngoài ra vào tháng 7, chất lượng của các thiết bị năng lượng Mặt trời được nhiều công ty Trung Quốc sản xuất bao gồm cả LDK Solar đều bị đánh giá là chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đòn giáng mạnh nhất vào ngành công nghiệp năng là việc EU và Mỹ áp thuế chống phá giá lên tới 300% đối với những sản phẩm pin mặt trời từ Trung Quốc.

Mặc dù, chính phủ Trung Quốc đã hứa thu mua một lượng lớn tấm pin năng lượng Mặt trời song với nguồn cung dồi dào từ các công ty sản xuất nội địa đã khiến giá của mặt hàng này luôn ở mức thấp.

Hiện tại Trung Quốc đang tập trung vào thị trường Châu Mỹ la tinh, Trung Đông và các nước Đông Nam Á, tuy nhiên hiện tại thị trường Việt Nam, Philippin đang diễn ra làn sóng tẩy chay các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Năm công ty sản xuất thiết bị năng lượng Mặt trời lớn nhất tại Trung Quốc đã cho công bố những bản danh sách nợ và doanh số bán hàng sụt giảm thảm hại.

Tthời điểm cuối quý đầu tiên, khoản nợ của công ty JA Solar lên tới 1,5 tỷ USD, Trina Solar nợ 1,08 tỷ USD, Yingli nợ 3,44 tỷ USD và Suntech nợ 3,58 tỷ USD. Đặc biệt, công ty LDK Solar đã mất 185,2 triệu USD do doanh số bán hàng sụt giảm gần 75%.

Do đó, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo duy trì hoạt động cho công ty LDK Solar. Chính quyền tại thị trấn Tân Dư thuộc tỉnh Giang Tây – trụ sở chính của LDK Solar, đã thông báo kế hoạch sử dụng ngân quỹ hàng năm để chi trả gần 80 triệu USD trong khoản nợ của công ty này.

BigC ứng dụng điện năng lượng mặt trời

Chiều nay (23.11) tại Hà Nội, đại diện Hệ thống Siêu thị Big C và Schneider Electric Việt Nam đã ký kết hợp đồng hợp tác dự án điện năng lượng mặt trời trị giá hơn 11 tỉ đồng, một trong những dự án năng lượng tái tạo mang tầm cỡ quốc gia.

Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực tiết kiệm điện, Big C quyết định đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời cho Big C Dĩ An - Bình Dương. Đây là trung tâm thương mại - siêu thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai dự án sử dụng điện từ năng lượng mặt trời mang tầm cỡ quốc gia. Cùng với các công nghệ xanh khác được áp dụng, Big C Dĩ An - Bình Dương  sẽ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ so với các trung tâm thương mại thông thường.



Big C chi 11 tỉ đồng cho năng lượng mặt trời


Trong dự án này, Schneider Electric Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống pin năng lượng mặt trời công suất 212kWp trên mái bãi đỗ xe của siêu thị Big C Dĩ An - Bình Dương theo phương thức chìa khóa trao tay.

Hệ thống sẽ hòa vào lưới điện của tòa nhà, mỗi năm sản xuất lượng điện năng khoảng 230MWh (tương đương 7% tổng lượng điện tiêu thụ của trung tâm thương mại), giảm phát thải 150 tấn CO2/năm.

Toàn bộ công trình sẽ được bảo hành 2 năm, riêng hệ thống mô-đun năng lượng mặt trời – photovoltaic được bảo hành 5 năm và tuổi thọ hệ thống lên tới 30 năm.

Đây là dự án trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng chứng chỉ quốc tế LEED (hệ thống đánh giá công trình xanh của Hoa Kỳ) và chứng chỉ LOTUS (đánh giá tính bảo vệ môi trường một dự án xây dựng theo thang tiêu chuẩn của LOTUS Việt Nam).

“Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ giúp Big C có được nguồn năng lượng sạch và bền vững, đồng thời mở ra thêm cơ hội sử dụng nguồn năng lượng thay thế cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đang khát năng lượng như hiện nay” - ông Olivier Jacquet, Phó Chủ tịch cấp cao Schneider Electric Việt Nam chia sẻ.

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

BigC ứng dụng điện năng lượng mặt trời


Chiều nay (23.11) tại Hà Nội, đại diện Hệ thống Siêu thị Big C và Schneider Electric Việt Nam đã ký kết hợp đồng hợp tác dự án điện năng lượng mặt trời trị giá hơn 11 tỉ đồng, một trong những dự án năng lượng tái tạo mang tầm cỡ quốc gia.
Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực tiết kiệm điện, Big C quyết định đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời cho Big C Dĩ An - Bình Dương. Đây là trung tâm thương mại - siêu thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai dự án sử dụng điện từ năng lượng mặt trời mang tầm cỡ quốc gia. Cùng với các công nghệ xanh khác được áp dụng, Big C Dĩ An - Bình Dương  sẽ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ so với các trung tâm thương mại thông thường.
Big C chi 11 tỉ đồng cho năng lượng mặt trời
Trong dự án này, Schneider Electric Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống pin năng lượng mặt trời công suất 212kWp trên mái bãi đỗ xe của siêu thị Big C Dĩ An - Bình Dương theo phương thức chìa khóa trao tay.

Hệ thống sẽ hòa vào lưới điện của tòa nhà, mỗi năm sản xuất lượng điện năng khoảng 230MWh (tương đương 7% tổng lượng điện tiêu thụ của trung tâm thương mại), giảm phát thải 150 tấn CO2/năm.
Toàn bộ công trình sẽ được bảo hành 2 năm, riêng hệ thống mô-đun năng lượng mặt trời – photovoltaic được bảo hành 5 năm và tuổi thọ hệ thống lên tới 30 năm.

Đây là dự án trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng chứng chỉ quốc tế LEED (hệ thống đánh giá công trình xanh của Hoa Kỳ) và chứng chỉ LOTUS (đánh giá tính bảo vệ môi trường một dự án xây dựng theo thang tiêu chuẩn của LOTUS Việt Nam).
“Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ giúp Big C có được nguồn năng lượng sạch và bền vững, đồng thời mở ra thêm cơ hội sử dụng nguồn năng lượng thay thế cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đang khát năng lượng như hiện nay” - ông Olivier Jacquet, Phó Chủ tịch cấp cao Schneider Electric Việt Nam chia sẻ.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Chính phủ Việt Nam ưu đãi các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo

Ngày nay, khi thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo nổi lên như một nguồn năng lượng thay thế tất yếu. Năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng, lợi thế và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo trước nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế (với sự gia tăng tiêu thụ điện hàng năm từ 10-15%), gần đây Chính phủ Việt Nam đã xem xét việc nghiên cứu, khảo sát, khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

 


 

Phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã được đưa vào trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007). Cụ thể, chiến lược đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Để đạt được những mục tiêu đó, Quyết định 1855 cũng tổ chức hướng dẫn và có các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư.

Các thuận lợi của nhà đầu tư

Theo pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tối đa cho tất cả các vấn đề liên quan đến các dự án năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, chẳng hạn như miễn thuế thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, giải phóng mặt bằng, và trích khấu hao tài sản cố định…. (theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngoài ra, các dự án năng lượng mặt trời và gió được xem là dự án theo cơ chế phát triển sạch (Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007). Theo đó, nhà đầu tư được trợ cấp từ Nhà nước thông qua Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam cho sự chênh lệch giữa chi phí thực tế đầu vào và giá bán điện theo thoả thuận trong hợp đồng để cung cấp năng lượng được tạo ra bởi năng lượng mặt trời hay năng lượng gió (theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Và những thách thức

Mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng nhà đầu tư cũng phải đối mặt với một số thách thức khi đầu tư vào các loại dự án trên. Thứ nhất, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã chưa chính thức thực hiện bất kỳ một cuộc điều tra toàn diện, nghiên cứu, hoặc đánh giá về tiềm năng của năng lượng mặt trời hay năng lượng gió tại Việt Nam. Như vậy, nhà đầu tư tiềm năng thiếu những thông tin cần thiết khi tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Thứ hai, Việt Nam không có một khuôn khổ pháp lý gắn kết các chính sách liên quan các dự án năng lượng mặt trời hay năng lượng gió; chưa có qui hoạch và chính sách minh bạch, rõ ràng, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời, điện gió nói riêng. Để vượt qua những khó khăn này, trong một cuộc họp gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu và giao Bộ Công Thương nhanh chóng soạn thảo một dự thảo về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo đang chờ Thủ tướng phê duyệt.

Thứ ba, và quan trọng nhất, Việt Nam chưa có một cơ chế hiệu quả và khả thi cho các nhà đầu tư có liên quan đến giá bán điện năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Hiện nay, giá bán điện tại Việt Nam luôn luôn là trở ngại cao nhất cho các nhà đầu tư vì luôn quá thấp so với các nước trong khu vực. Trong thực tế, giá mua bán điện của EVN luôn luôn thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế đầu vào của năng lượng tái tạo. Theo quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011, EVN sẽ phải trả 1.614 đồng (khoảng 0,078 USD) cho mỗi kilowatt điện gió được tạo ra, và Nhà nước sẽ trợ cấp một khoản 207 đồng (xấp xỉ 0,01 USD) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, khoản trợ cấp là chưa đủ, thêm vào đó là hạn chế từ việc Quỹ bảo vệ môi trường chỉ có nguồn thu từ lệ phí bán chứng chỉ CERs. Do vậy, các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng khi đầu tư vào lĩnh vực này.

 

Dựa trên mức tiêu thụ năng lượng dự kiến, Việt Nam sẽ cần phải đảm bảo nguồn năng lượng mới để duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đã đưa ra tín hiệu tích cực cam kết cho sự phát triển năng lượng gió và mặt trời trong thời gian dài. Những tín hiệu này được thể hiện bằng việc thực hiện một loạt các ưu đãi và định hướng kế hoạch cụ thể hơn cho phát triển năng lượng tái tạo trong những năm tới. Khi khung pháp lý này được phát triển và hoàn thiện, các dự án năng lượng mặt trời và gió có thể trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư năng lượng nước ngoài tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam ưu đãi các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo


Ngày nay, khi thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo nổi lên như một nguồn năng lượng thay thế tất yếu. Năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng, lợi thế và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo trước nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế (với sự gia tăng tiêu thụ điện hàng năm từ 10-15%), gần đây Chính phủ Việt Nam đã xem xét việc nghiên cứu, khảo sát, khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.


Phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã được đưa vào trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007). Cụ thể, chiến lược đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Để đạt được những mục tiêu đó, Quyết định 1855 cũng tổ chức hướng dẫn và có các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư.
Các thuận lợi của nhà đầu tư
Theo pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tối đa cho tất cả các vấn đề liên quan đến các dự án năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, chẳng hạn như miễn thuế thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, giải phóng mặt bằng, và trích khấu hao tài sản cố định…. (theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Ngoài ra, các dự án năng lượng mặt trời và gió được xem là dự án theo cơ chế phát triển sạch (Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007). Theo đó, nhà đầu tư được trợ cấp từ Nhà nước thông qua Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam cho sự chênh lệch giữa chi phí thực tế đầu vào và giá bán điện theo thoả thuận trong hợp đồng để cung cấp năng lượng được tạo ra bởi năng lượng mặt trời hay năng lượng gió (theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Và những thách thức
Mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng nhà đầu tư cũng phải đối mặt với một số thách thức khi đầu tư vào các loại dự án trên. Thứ nhất, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã chưa chính thức thực hiện bất kỳ một cuộc điều tra toàn diện, nghiên cứu, hoặc đánh giá về tiềm năng của năng lượng mặt trời hay năng lượng gió tại Việt Nam. Như vậy, nhà đầu tư tiềm năng thiếu những thông tin cần thiết khi tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Thứ hai, Việt Nam không có một khuôn khổ pháp lý gắn kết các chính sách liên quan các dự án năng lượng mặt trời hay năng lượng gió; chưa có qui hoạch và chính sách minh bạch, rõ ràng, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời, điện gió nói riêng. Để vượt qua những khó khăn này, trong một cuộc họp gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu và giao Bộ Công Thương nhanh chóng soạn thảo một dự thảo về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo đang chờ Thủ tướng phê duyệt.
Thứ ba, và quan trọng nhất, Việt Nam chưa có một cơ chế hiệu quả và khả thi cho các nhà đầu tư có liên quan đến giá bán điện năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Hiện nay, giá bán điện tại Việt Nam luôn luôn là trở ngại cao nhất cho các nhà đầu tư vì luôn quá thấp so với các nước trong khu vực. Trong thực tế, giá mua bán điện của EVN luôn luôn thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế đầu vào của năng lượng tái tạo. Theo quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011, EVN sẽ phải trả 1.614 đồng (khoảng 0,078 USD) cho mỗi kilowatt điện gió được tạo ra, và Nhà nước sẽ trợ cấp một khoản 207 đồng (xấp xỉ 0,01 USD) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, khoản trợ cấp là chưa đủ, thêm vào đó là hạn chế từ việc Quỹ bảo vệ môi trường chỉ có nguồn thu từ lệ phí bán chứng chỉ CERs. Do vậy, các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Dựa trên mức tiêu thụ năng lượng dự kiến, Việt Nam sẽ cần phải đảm bảo nguồn năng lượng mới để duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đã đưa ra tín hiệu tích cực cam kết cho sự phát triển năng lượng gió và mặt trời trong thời gian dài. Những tín hiệu này được thể hiện bằng việc thực hiện một loạt các ưu đãi và định hướng kế hoạch cụ thể hơn cho phát triển năng lượng tái tạo trong những năm tới. Khi khung pháp lý này được phát triển và hoàn thiện, các dự án năng lượng mặt trời và gió có thể trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư năng lượng nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Thắp sáng đảo Thắng Lợi với hệ thống điện mặt trời

Thắng Lợi là một đảo nhỏ thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Từ đảo Minh Châu không có tàu đi trực tiếp ra đảo Thắng Lợi, chúng tôi, đoàn lắp điện mặt trời thiện nguyện phải đi xe ôm ra đảo Quan Lạn từ lúc 5h sáng. Thay vì ra bãi biển đón bình minh lên chào ngày mới, mọi người tất bật chuẩn bị đưa đồ đạc ra Quan Lạn đúng giờ để có tàu ra đảo Thắng Lợi.

Chỉ mất khoảng hơn 1h đồng hồ trên biển, chúng tôi đã tới đảo Thắng Lợi, cảm nhận đầu tiên là một xã đảo yên bình, với những bờ cát trắng trải dài. Đã từ lâu, Thắng Lợi nổi tiếng vùng đất mỏ với nghề nuôi trồng tu hài. Khi tàu gần cập bến của xã đảo, chúng tôi thấy dọc hai bên bờ vịnh dẫn vào xã đảo là những hàng dài lồng bè nuôi tu hài của ngư dân. 

Tu hài là một loài thủy sản ngon, có giá trị kinh tế cao; thêm vào đó Thắng Lợi là vùng có lợi thế về bãi nuôi với nền bãi tương đối cứng, dòng chảy đều, phù du lưu thông, không có gió, nước chảy không mạnh, ít sóng, biển lặng... Do đó, tu hài được xác định là loại thủy sản mũi nhọn của địa phương, là con xóa đói giảm nghèo của xã. Chính vì vậy, những năm gần đây, nghề nuôi tu hài đã trở thành một phong trào ở Vân Đồn, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo của người dân. 

Mảng nuôi tu hài của người dân Thắng Lợi

Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ tịch xã Thắng Lợi hồ hởi nói: “Nó là con xóa đói giảm nghèo của vùng đất này đấy em ạ”. Được biết, toàn xã có 390 hộ (1.591 người) thì trong đó đã có đến 120 hộ có lồng bè nuôi tu hài (chiếm 1/3 số hộ dân của xã đảo). Những hộ gia đình khác trong xã chưa đủ vốn thì đầu tư chung và “gửi gắm” vào các hộ gia đình có lồng bè. 

Người có công đầu trong việc đưa con “xóa đói giảm nghèo” về vùng đất này là anh Hằng, Bí thư Đoàn xã. Anh chia sẻ: “Làm Bí thư đoàn nên hay được lên huyện, lên tỉnh họp, do đó trong một lần được đi thăm mô hình kinh tế mới nuôi tu hài ở các xã đảo khác trong huyện, thấy được giá trị kinh tế của nó mang lại cho địa phương rất cao. Tôi quyết định tìm hiểu, mày mò và mang giống về xã mình nuôi thử nghiệm”. 

Ngoài việc tiên phong trong việc nuôi trồng thủy sản, anh Hằng cũng là người đầu tiên tìm hiểu và áp dụng mô hình điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình. Trước hiện trạng không có điện lưới, người dân Thắng Lợi sử dụng máy nổ hoặc bình acquy để chạy điện sinh hoạt do đó giá cả sinh hoạt ở đây khá đắt đỏ. Sau khi tìm hiểu trên mạng internet, anh Hằng đã quyết định chọn mô hình điện mặt trời cho gia đình của Công ty Việt Trung với nhãn hàng điện mặt trời Samtrix.

"Chỉ với 10 triệu đồng, gia đình tôi đã có thể thắp sáng 6 bóng đèn, chạy được 2 cái quạt gió, có được Tivi đầu kỹ thuật số để xem tin tức và giải trí, các cháu có điện sáng để học bài. Ban đầu tôi nghĩ chi phí đắt, nhưng thật bật ngờ khi thấy những tiện ích của điện năng lượng mặt trời mang lại", anh Hằng chia sẻ với chúng tôi. 

Ưu điểm nổi bật của điện mặt trời là sử dụng ánh sáng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện, do vậy không gây ồn ào, không ô nhiễm môi trường, hệ thống hoạt động êm ái, kinh tế hơn hẳn so với sử dụng máy phát điện diesel.

Lắp đặt điện mặt trời cho người dân Thắng Lợi

"Bạn bè tôi ở thị trấn Cái Rồng ra đây chơi thăm quan, họ cũng rất hào hứng muốn lắp điện mặt trời cho gia đình mặc dù họ đã có điện lưới kéo tới vì những tiện ích tuyệt vời mà điện mặt trời đem lại", anh Hằng hồ hởi tiết lộ.

Một cảm giác thật hạnh phúc bất chợt dâng trào trong đoàn khảo sát và lắp đặt điện mặt trời của chúng tôi, không nói nhưng ai cũng có cảm giác mình đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng nơi đây. Với những hộ gia đình có khó khăn, đoàn công tác chúng tôi đã tặng 10 bộ điện mặt trời công suất nhỏ dùng để thắp sáng 04 bóng đèn và sạc điện thoại di động, giúp các cháu học sinh có đèn thắp sáng để học bài.

Rời Thắng Lợi, chúng tôi mong sớm được trở lại để thưởng thức món đặc sản gỏi tu hài cũng như đem thêm ánh sáng điện mặt trời về xã đảo. Mong rằng ngày càng nhiều địa phương hơn nữa trong cả nước có thể được ứng dụng điện năng lượng mặt trời, giải pháp năng lượng xanh sạch và bảo vệ môi trường.

Theo ghi nhận của chuyên viên điện mặt trời Samtrix : Tấn Sang - Tiến Dũng.

Thắp sáng xã đảo Thắng Lợi bằng hệ thống điện mặt trời gia đình

Thắng Lợi là một đảo nhỏ thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Từ đảo Minh Châu không có tàu đi trực tiếp ra đảo Thắng Lợi, chúng tôi, đoàn lắp điện mặt trời thiện nguyện phải đi xe ôm ra đảo Quan Lạn từ lúc 5h sáng. Thay vì ra bãi biển đón bình minh lên chào ngày mới, mọi người tất bật chuẩn bị đưa đồ đạc ra Quan Lạn đúng giờ để có tàu ra đảo Thắng Lợi.

 

Chỉ mất khoảng hơn 1h đồng hồ trên biển, chúng tôi đã tới đảo Thắng Lợi, cảm nhận đầu tiên là một xã đảo yên bình, với những bờ cát trắng trải dài. Đã từ lâu, Thắng Lợi nổi tiếng vùng đất mỏ với nghề nuôi trồng tu hài. Khi tàu gần cập bến của xã đảo, chúng tôi thấy dọc hai bên bờ vịnh dẫn vào xã đảo là những hàng dài lồng bè nuôi tu hài của ngư dân. 


Tu hài là một loài thủy sản ngon, có giá trị kinh tế cao; thêm vào đó Thắng Lợi là vùng có lợi thế về bãi nuôi với nền bãi tương đối cứng, dòng chảy đều, phù du lưu thông, không có gió, nước chảy không mạnh, ít sóng, biển lặng... Do đó, tu hài được xác định là loại thủy sản mũi nhọn của địa phương, là con xóa đói giảm nghèo của xã. Chính vì vậy, những năm gần đây, nghề nuôi tu hài đã trở thành một phong trào ở Vân Đồn, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo của người dân. 

 










Mảng nuôi tu hài của người dân Thắng Lợi

 

Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ tịch xã Thắng Lợi hồ hởi nói: “Nó là con xóa đói giảm nghèo của vùng đất này đấy em ạ”. Được biết, toàn xã có 390 hộ (1.591 người) thì trong đó đã có đến 120 hộ có lồng bè nuôi tu hài (chiếm 1/3 số hộ dân của xã đảo). Những hộ gia đình khác trong xã chưa đủ vốn thì đầu tư chung và “gửi gắm” vào các hộ gia đình có lồng bè.

Người có công đầu trong việc đưa con “xóa đói giảm nghèo” về vùng đất này là anh Hằng, Bí thư Đoàn xã. Anh chia sẻ: “Làm Bí thư đoàn nên hay được lên huyện, lên tỉnh họp, do đó trong một lần được đi thăm mô hình kinh tế mới nuôi tu hài ở các xã đảo khác trong huyện, thấy được giá trị kinh tế của nó mang lại cho địa phương rất cao. Tôi quyết định tìm hiểu, mày mò và mang giống về xã mình nuôi thử nghiệm”. 

 

Ngoài việc tiên phong trong việc nuôi trồng thủy sản, anh Hằng cũng là người đầu tiên tìm hiểu và áp dụng mô hình điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình. Trước hiện trạng không có điện lưới, người dân Thắng Lợi sử dụng máy nổ hoặc bình acquy để chạy điện sinh hoạt do đó giá cả sinh hoạt ở đây khá đắt đỏ. Sau khi tìm hiểu trên mạng internet, anh Hằng đã quyết định chọn mô hình điện mặt trời cho gia đình của Công ty Việt Trung với nhãn hàng điện mặt trời Samtrix.

 

"Chỉ với 10 triệu đồng, gia đình tôi đã có thể thắp sáng 6 bóng đèn, chạy được 2 cái quạt gió, có được Tivi đầu kỹ thuật số để xem tin tức và giải trí, các cháu có điện sáng để học bài. Ban đầu tôi nghĩ chi phí đắt, nhưng thật bật ngờ khi thấy những tiện ích của điện năng lượng mặt trời mang lại", anh Hằng chia sẻ với chúng tôi. 

 

Ưu điểm nổi bật của điện mặt trời là sử dụng ánh sáng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện, do vậy không gây ồn ào, không ô nhiễm môi trường, hệ thống hoạt động êm ái, kinh tế hơn hẳn so với sử dụng máy phát điện diesel.

 










Lắp đặt điện mặt trời cho người dân Thắng Lợi

 

"Bạn bè tôi ở thị trấn Cái Rồng ra đây chơi thăm quan, họ cũng rất hào hứng muốn lắp điện mặt trời cho gia đình mặc dù họ đã có điện lưới kéo tới vì những tiện ích tuyệt vời mà điện mặt trời đem lại", anh Hằng hồ hởi tiết lộ.

 

Một cảm giác thật hạnh phúc bất chợt dâng trào trong đoàn khảo sát và lắp đặt điện mặt trời của chúng tôi, không nói nhưng ai cũng có cảm giác mình đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng nơi đây. Với những hộ gia đình có khó khăn, đoàn công tác chúng tôi đã tặng 10 bộ điện mặt trời công suất nhỏ dùng để thắp sáng 04 bóng đèn và sạc điện thoại di động, giúp các cháu học sinh có đèn thắp sáng để học bài.

 

Rời Thắng Lợi, chúng tôi mong sớm được trở lại để thưởng thức món đặc sản gỏi tu hài cũng như đem thêm ánh sáng điện mặt trời về xã đảo. Mong rằng ngày càng nhiều địa phương hơn nữa trong cả nước có thể được ứng dụng điện năng lượng mặt trời, giải pháp năng lượng xanh sạch và bảo vệ môi trường.

 

Theo ghi nhận của chuyên viên điện mặt trời Samtrix : Tấn Sang - Tiến Dũng.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại cảng hàng không Nelson (Newdiland)



Cảng hàng không Nelson sẽ trở thành "cổng mặt trời" vào khu vực với một dự án lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời nhằm cung cấp thêm điện năng cho cảng hàng không bắt đầu từ ngày hôm nay 19/11/2012.




Các kỹ sư đến từ Công ty NZ SolarFarms sẽ lắp đặt 44 tấm pin năng lượng mặt trời và dự kiến công việc sẽ hoàn tất vào cuối tháng.




CEO của NZ SolarFarms, ông Matt Winstone, cho biết : "Giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ sử dụng điện năng lượng mặt trời để cấp điện cho các màn hình hiển thị thông tin về các chuyến bay tại nhà ga, ngoài ra nó còn hiển thị các thông tin về điện năng được tạo ra cũng như lượng khí thải CO2 được cắt giảm hàng ngày".




Ông Matt Winstone cho biết thêm: "Đây là một trong những dự án xây dựng các công trình xanh mà thành phố hướng tới, nó gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới mọi người trong việc ứng dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường. Chúng tôi rất tự hào được chọn là nhà thầu cung cấp và lắp đặt điện mặt trời cho dự án này".




 











palau Palau Installs Solar Panels On Its Airport

Một trong những nhà ga sân bay sử dụng điện mặt trời tại Newdiland





 




Chủ tịch cảng hàng không Nelson, ông Paul Steere cho biết : "Đầu tư vào điện năng lượng mặt trời là một sáng kiến có tính chất tài chính tốt và thể hiện sự cam kết của chúng tôi trong việc giảm lượng khí thải Carbon phát ra mội trường".




Được biết Cảng hàng không Nelson đã chi ra 50,000 USD để thực hiện dự án này. "Chúng tôi đi đến Úc và nhận thấy điện mặt trời được ứng dụng ở tất cả mọi nơi, nhưng ở Newdiland thì vẫn còn hạn chế, do vậy chúng tôi nghĩ tại sao không ứng dụng điện mặt trời ngay tại sân bay này? Môt nơi mà ai cũng có thể nhìn thầy hiểu được tầm quan trọng của năng lượng mặt trời", ông Paul Steere cho biết thêm.




NZ SolarFarms là một doanh nghiệp xã hội có quy mô lớn tại Newdiland, công ty cung cấp các khóa đào tạo và cơ hội việc làm cho người dân bằng cách đầu tư xây dựng các trang trại điện mặt trời có quy mô trung bình trên khắp lãnh thổ Newdiland.




 




Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại sân bay Nelson (Newdiland)

Cảng hàng không Nelson sẽ trở thành "cổng mặt trời" vào khu vực với một dự án lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời nhằm cung cấp thêm điện năng cho cảng hàng không bắt đầu từ ngày hôm nay 19/11/2012.

Các kỹ sư đến từ Công ty NZ SolarFarms sẽ lắp đặt 44 tấm pin năng lượng mặt trời và dự kiến công việc sẽ hoàn tất vào cuối tháng.

CEO của NZ SolarFarms, ông Matt Winstone, cho biết : "Giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ sử dụng điện năng lượng mặt trời để cấp điện cho các màn hình hiển thị thông tin về các chuyến bay tại nhà ga, ngoài ra nó còn hiển thị các thông tin về điện năng được tạo ra cũng như lượng khí thải CO2 được cắt giảm hàng ngày".

Ông Matt Winstone cho biết thêm: "Đây là một trong những dự án xây dựng các công trình xanh mà thành phố hướng tới, nó gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới mọi người trong việc ứng dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường. Chúng tôi rất tự hào được chọn là nhà thầu cung cấp và lắp đặt điện mặt trời cho dự án này".

palau Palau Installs Solar Panels On Its Airport
Một trong những nhà ga sân bay sử dụng điện mặt trời tại Newdiland

Chủ tịch cảng hàng không Nelson, ông Paul Steere cho biết : "Đầu tư vào điện năng lượng mặt trời là một sáng kiến có tính chất tài chính tốt và thể hiện sự cam kết của chúng tôi trong việc giảm lượng khí thải Carbon phát ra mội trường".

Được biết Cảng hàng không Nelson đã chi ra 50,000 USD để thực hiện dự án này. "Chúng tôi đi đến Úc và nhận thấy điện mặt trời được ứng dụng ở tất cả mọi nơi, nhưng ở Newdiland thì vẫn còn hạn chế, do vậy chúng tôi nghĩ tại sao không ứng dụng điện mặt trời ngay tại sân bay này? Môt nơi mà ai cũng có thể nhìn thầy hiểu được tầm quan trọng của năng lượng mặt trời", ông Paul Steere cho biết thêm.

NZ SolarFarms là một doanh nghiệp xã hội có quy mô lớn tại Newdiland, công ty cung cấp các khóa đào tạo và cơ hội việc làm cho người dân bằng cách đầu tư xây dựng các trang trại điện mặt trời có quy mô trung bình trên khắp lãnh thổ Newdiland.

Theo blog: http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Đua xe điện mặt trời tại Chile

15 chiếc xe điện mặt trời mà một trong số chúng có hình dáng như phi thuyền không gian đã tham gia cuộc đua trên sa mạc Atacama của Chile vào hôm thứ sáu vừa rồi như một phần của cuộc thi thiết kế các xe ô tô thân thiện với môi trường với chi phí thấp. 

Các đội đua đến từ nhiều nước như Ác-hen-tina, Ấn Độ, Chi-lê, Venezuela...đã cùng nhau tham gia cuộc đua xe có chiều dài đường đua lên tới 1.400 km trên một trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama. Cuộc đua bắt đầu từ hôm thứ năm và kết thúc vào thứ hai tuần sau.

USB đội Venezuela cạnh tranh trong giai đoạn thứ hai của Challenge Atacama năng lượng mặt trời ở miền bắc Chile.  (Martin Bernetti, AFP)
Chếc xe đua điện mặt trời USB của đội Chile

Với ngân sách eo hẹp, các đội đua đã phải thiết kế chiếc xe làm sao để tối ưu nhất. Họ sử dụng các tấm pin mặt trời lắp đặt ở phía trên để hấp thụ ánh sáng, năng lượng điện mặt trời được tạo ra sẽ được lưu trữ trong các bình acquy có hiệu suất cao và sau đó thông qua động cơ hybrid để chạy chiếc xe. 

Cuộc đua bắt đầu từ hôm thứ năm tại thị trấn Hubmerstone, cách thủ đô Santiago của Chile 800km về phía Bắc. Đây là một thị trấn ma bị bỏ hoang từ giữa thế kỷ 20 và lần đầu tiên các đội tham gia cuộc đua nhận được quà tài trợ từ Các công ty dầu mỏ của Venezuela. "Trong một đất nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ cùng với tiềm năng thủy điện rất lớn thì chính phủ không bao giờ phải quan ngại về vấn đề năng lượng, nhưng họ cũng đã tài trợ cho chúng tôi để thiết kế chiếc xe điện mặt trời, đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách nhìn nhận về năng lượng mặt trời", ông Carlos Mata, đội trưởng đội đua đến từ Venezuela cho biết.

Leonardo Saguas, đội trưởng đội đua của Chile, chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó các chiếc xe điện mặt trời sẽ được lưu hành chính thức trên đường phố cùng với các loại phương tiện khác đang tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch". Năm ngoái, đội đua của ông đã giành chức vô địch. Chile là nước mà 90% các tấm pin mặt trời được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc đã và đang đầu tư nhiều nhà máy điện mặt trời tại Chile để tận dụng tiềm năng tự nhiên cũng như nguồn khoáng sản dồi dào của quốc gia Nam Mỹ này.

Nguồn blog: http://dienangluongmattroi.wordpress.com

Đua xe điện năng lượng măt trời trên sa mạc tại Chile

15 chiếc xe điện mặt trời mà một trong số chúng có hình dáng như phi thuyền không gian đã tham gia cuộc đua trên sa mạc Atacama của Chile vào hôm thứ sáu vừa rồi như một phần của cuộc thi thiết kế các xe ô tô thân thiện với môi trường với chi phí thấp. 

Các đội đua đến từ nhiều nước như Ác-hen-tina, Ấn Độ, Chi-lê, Venezuela...đã cùng nhau tham gia cuộc đua xe có chiều dài đường đua lên tới 1.400 km trên một trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama. Cuộc đua bắt đầu từ hôm thứ năm và kết thúc vào thứ hai tuần sau.

 









USB đội Venezuela cạnh tranh trong giai đoạn thứ hai của Challenge Atacama năng lượng mặt trời ở miền bắc Chile.  (Martin Bernetti, AFP)
Chếc xe đua điện mặt trời USB của đội Chile

 

Với ngân sách eo hẹp, các đội đua đã phải thiết kế chiếc xe làm sao để tối ưu nhất. Họ sử dụng các tấm pin mặt trời lắp đặt ở phía trên để hấp thụ ánh sáng, năng lượng điện mặt trời được tạo ra sẽ được lưu trữ trong các bình acquy có hiệu suất cao và sau đó thông qua động cơ hybrid để chạy chiếc xe. 

Cuộc đua bắt đầu từ hôm thứ năm tại thị trấn Hubmerstone, cách thủ đô Santiago của Chile 800km về phía Bắc. Đây là một thị trấn ma bị bỏ hoang từ giữa thế kỷ 20 và lần đầu tiên các đội tham gia cuộc đua nhận được quà tài trợ từ Các công ty dầu mỏ của Venezuela. "Trong một đất nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ cùng với tiềm năng thủy điện rất lớn thì chính phủ không bao giờ phải quan ngại về vấn đề năng lượng, nhưng họ cũng đã tài trợ cho chúng tôi để thiết kế chiếc xe điện mặt trời, đã đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách nhìn nhận về năng lượng mặt trời", ông Carlos Mata, đội trưởng đội đua đến từ Venezuela cho biết.

Leonardo Saguas, đội trưởng đội đua của Chile, chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó các chiếc xe điện mặt trời sẽ được lưu hành chính thức trên đường phố cùng với các loại phương tiện khác đang tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch". Năm ngoái, đội đua của ông đã giành chức vô địch. Chile là nước mà 90% các tấm pin mặt trời được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc đã và đang đầu tư nhiều nhà máy điện mặt trời tại Chile để tận dụng tiềm năng tự nhiên cũng như nguồn khoáng sản dồi dào của quốc gia Nam Mỹ này.


Nguồn blog: http://dienangluongmattroi.wordpress.com

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Nước Đức trước dự đoán bùng nổ điện năng lượng mặt trời

Các chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời trên toàn cầu và nước Đức có thể thu lời từ hiện tượng này bằng việc phát triển các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời.

Hơn 6% nhu cầu năng lượng của Đức được cung cấp bởi các điện mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, đó là một tỷ lệ lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các nhà máy điện mặt trời trên khắp nước Đức đang thu hút khoảng 100.000 lao động, họ làm việc trong các nhà máy sản xuất pin mặt trời và bộ đổi điện Inverter. Các doanh nghiệp Đức cũng phát triển ra các nước bên ngoài nơi họ đang xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời cũng như phát triển công nghệ ra toàn thế giới. 

Sản xuất tế bào năng lượng mặt trời (ảnh:)
Các doanh nghiệp Đức phải làm việc chăm chỉ hơn để cạnh tranh với các đối thủ đến từ  Châu Á

Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện mặt trời của Đức đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh như : Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...Rất nhiều công ty của Đức đã không thể tồn tại được trong cuộc chiến này và đã phải đóng cửa nhà máy.

Theo ông Eicker Weber, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu điện mặt trời Freiburg, cho biết thời điểm khó khăn đã kết thúc. Ông hy vọng rằng bắt đầu từ năm tới Đức sẽ chiếm thế mạnh trong sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời. "Sẽ có nhu cầu lớn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu phát triển trên toàn thế giới", ông trả lời cuộc phỏng vấn với tạp chí DW.

Thị trường năng động, giá thấp

Theo dự đoán của các chuyên gia hàng đầu, giá cả để sản xuất năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục giảm. "Theo bước tiến của công nghệ, giá thành sản xuất pin mặt trời sẽ giảm 1/3 tới năm 2020", Ông Philipe biên tập viên  tạp chí Photon, phụ trách mảng năng lượng tái tạo cho hay.

Theo đó giá thành pin năng lượng mặt trời từ các nhà máy quy mô nhỏ của Đức sẽ giảm 0.8 Euro, còn đối với các nhà máy lớn ở Nam Âu giá thành có thể giảm tới 4-5Eur. Điều này sẽ làm cho điện mặt trời còn rẻ hơn so với than.

Một gia đình và các tấm pin mặt trời trên mái nhà (ảnh: Carsten Behler / photon pictures.com)
Ngày cành nhiều hộ gia đình trên thế giới sử dụng điện mặt trời

Điện năng lượng mặt trời sẽ trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng trực tiếp. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/KWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà. Nếu giá điện sẽ tiếp tục tăng trung bình hàng năm thì tới năm 2025 người dân Đức phải trả 40 cent Euro cho mỗi KWh sử dụng điện từ điện lưới quốc gia. Theo tính toán một cách bình thường, thì khi đó giá thành mỗi Kwh của điện mặt trời chỉ còn là 7-8 cent Euro.

Các chuyên gia mong đợi một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện mặt trời vì những ưu điểm vượt trội của nó trong tương lai. Dự đoán doanh số của pin mặt trời sẽ tăng gấp 10 lần tới năm 2025.

Nước Đức trước dự đoán bùng nổ điện năng lượng mặt trời

Các chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời trên toàn cầu và nước Đức có thể thu lời từ hiện tượng này bằng việc phát triển các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời.

Hơn 6% nhu cầu năng lượng của Đức được cung cấp bởi các điện mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, đó là một tỷ lệ lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các nhà máy điện mặt trời trên khắp nước Đức đang thu hút khoảng 100.000 lao động, họ làm việc trong các nhà máy sản xuất pin mặt trời và bộ đổi điện Inverter. Các doanh nghiệp Đức cũng phát triển ra các nước bên ngoài nơi họ đang xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời cũng như phát triển công nghệ ra toàn thế giới. 

 









Sản xuất tế bào năng lượng mặt trời (ảnh:)
Các doanh nghiệp Đức phải làm việc chăm chỉ hơn để cạnh tranh với các đối thủ đến từ  Châu Á

 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp điện mặt trời của Đức đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh như : Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...Rất nhiều công ty của Đức đã không thể tồn tại được trong cuộc chiến này và đã phải đóng cửa nhà máy.

Theo ông Eicker Weber, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu điện mặt trời Freiburg, cho biết thời điểm khó khăn đã kết thúc. Ông hy vọng rằng bắt đầu từ năm tới Đức sẽ chiếm thế mạnh trong sự bùng nổ điện năng lượng mặt trời. "Sẽ có nhu cầu lớn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu phát triển trên toàn thế giới", ông trả lời cuộc phỏng vấn với tạp chí DW.

 

Thị trường năng động, giá thấp

 

Theo dự đoán của các chuyên gia hàng đầu, giá cả để sản xuất năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục giảm. "Theo bước tiến của công nghệ, giá thành sản xuất pin mặt trời sẽ giảm 1/3 tới năm 2020", Ông Philipe biên tập viên  tạp chí Photon, phụ trách mảng năng lượng tái tạo cho hay.

Theo đó giá thành pin năng lượng mặt trời từ các nhà máy quy mô nhỏ của Đức sẽ giảm 0.8 Euro, còn đối với các nhà máy lớn ở Nam Âu giá thành có thể giảm tới 4-5Eur. Điều này sẽ làm cho điện mặt trời còn rẻ hơn so với than.

 









Một gia đình và các tấm pin mặt trời trên mái nhà (ảnh: Carsten Behler / photon pictures.com)
Ngày cành nhiều hộ gia đình trên thế giới sử dụng điện mặt trời

 

Điện năng lượng mặt trời sẽ trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng trực tiếp. Ngày nay, người dân Đức phải trả trung bình 25 cent Euro/KWh từ điện lưới, nhưng họ chỉ phải trả trung bình 10 cent Euro/KWh nếu sử dụng điện mặt trời trên mái nhà. Nếu giá điện sẽ tiếp tục tăng trung bình hàng năm thì tới năm 2025 người dân Đức phải trả 40 cent Euro cho mỗi KWh sử dụng điện từ điện lưới quốc gia. Theo tính toán một cách bình thường, thì khi đó giá thành mỗi Kwh của điện mặt trời chỉ còn là 7-8 cent Euro.

Các chuyên gia mong đợi một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện mặt trời vì những ưu điểm vượt trội của nó trong tương lai. Dự đoán doanh số của pin mặt trời sẽ tăng gấp 10 lần tới năm 2025.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo giữa Ấn Độ và ASEAN

Ngày 7/11 tại thủ đô New Delhi đã diễn ra hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN-Ấn Độ về năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng bộ Công thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng mới và tái tạo Ấn Độ, ông Farooq Abdullah đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng tái tạo trong an ninh năng lượng của Ấn Độ.

Ông cho biết, hiện nay Ấn Độ nằm trong số 5 nước đứng đầu thế giới về năng lượng tái tạo, với tỷ trọng của năng lượng này chiếm khoảng 12,5% tổng công suất điện cả nước. Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 55 GW năng lượng tại tạo vào năm 2017. Đầu tư vào năm lượng tại Ấn Độ hiện đã vượt mức 10 tỷ USD/năm.

 

Đoàn đại biểu tham dự hội nghị


Bộ trưởng Abdullah nhấn mạnh: Mỗi công dân Ấn Độ-ASEAN phải được tiếp cận nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy và ổn định. Ấn Độ và các nước ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch.

Hội nghị đã thăm dò những hướng đi mới và những cách thức mới nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời tìm giải pháp mới để khắc phục những thách thức hiện nay; hội nghị nhất trí sẽ tăng cường đối thoại, chia sẻ công nghệ và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cũng như giữa các tổ chức công nghiệp giữa các nước ASEAN và Ấn Độ.

Hội nghị đã thảo luận về chính sách và khung quy chế nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại các nước ASEAN và Ấn Độ; vấn đề tài chính, hợp tác nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo cũng được bàn thảo.

Nhiều nước ASEAN mong muốn hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực điện năng lượng Mặt Trời, năng lượng sinh khối./.

EC điều tra pin mặt trời bị nghi ngờ có sự trợ giá từ chính phủ Trung Quốc

Ngày 8/11, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo bắt đầu cuộc điều tra về trợ giá đối với các công ty sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc. Đây là cuộc điều tra chống bán phá giá lần thứ hai trong vòng 2 tháng qua đối với sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc này.

Theo thông báo, EC mở cuộc điều tra sau khi EU Pro Sun - Hiệp hội nhà nghề châu Âu chuyên về năng lượng Mặt Trời - gửi đơn kiện lên EC hồi tháng 7 năm nay, cho rằng tấm pin Mặt Trời và các phụ kiện thiết yếu có xuất xứ từ Trung Quốc đang được bán tại Liên minh châu Âu (EU) với giá thấp hơn so với giá thị trường nhờ những trợ giá "không công bằng" từ Chính phủ Trung Quốc.

Xét về giá trị nhập khẩu, đây là đơn kiện lớn nhất mà EC nhận được từ trước đến nay vì trong năm 2011, Trung Quốc đã xuất khẩu các tấm pin năng lượng Mặt Trời và phụ kiện liên quan có tổng giá trị lên tới 21 tỷ euro sang thị trường EU. EC cho biết cuộc điều tra sẽ kéo dài 13 tháng và EC có thể áp các mức thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 9 tháng nếu tìm thấy đủ bằng chứng cho thấy có hiện tượng Trung Quốc bán phá giá sản phẩm này.

 


Trước đó, tháng 9 vừa qua, EU đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên về những cáo buộc cho rằng các công ty Trung Quốc đang bán sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời vào thị trường EU với mức giá thấp hơn giá trị thực đến 80%.

Một ngày trước thông báo trên của EC, Mỹ cũng đã quyết định áp thuế cao đối với các sản phẩm năng lượng Mặt Trời nhập khẩu của Trung Quốc, được cho là có sự trợ giá. Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) ngày 7/11 đã bỏ phiếu thông qua quyết định trên, theo đó trong 5 năm tới sẽ áp mức thuế chống trợ cấp từ 2 đến 3 con số đối với pin và các tấm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ các công ty Trung Quốc, trong đó có công ty sản xuất pin năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới Suntech Power Holdings. 

Với quyết định của ITC, Suntech sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp lên đến 36%, trong khi một nhà sản xuất lớn khác của Trung Quốc là Trina Solar bị áp mức thuế 23,75%. Ngoài ra, hơn 100 công ty sản xuất tấm pin Mặt Trời và các công ty xuất khẩu khác của Trung Quốc phải chịu mức thuế tổng hợp từ 31% đến hơn 250%.

Trung Quốc và các đối tác châu Âu đã từng rơi vào nhiều cuộc tranh chấp thương mại liên quan đến các mặt hàng như ôtô, sắt thép và đất hiếm. Trong động thái từ Bắc Kinh, cùng ngày 8/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm với sản phẩm ống thép inox chất lượng cao nhập khẩu từ EU và Nhật Bản. Mức thuế sẽ từ 9,2% đến 14,4% và sẽ có hiệu lực từ ngày 9/11.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, kết quả một cuộc điều tra cho thấy EU và Nhật Bản đang bán phá giá sản phẩm này vào thị trường Trung Quốc, gây hại cho các nhà sản xuất nước này. Cuộc điều tra trên được Trung Quốc tiến hành từ tháng 9 năm ngoái với một kết luận sơ bộ đưa ra hồi tháng 5 năm nay rằng EU và Nhật Bản đã có động thái bán phá giá trên./.

Mỹ áp thuế cao đối với các sản phẩm điện mặt trời từ Trung Quốc

Trong một bước đi phản ánh rõ cuộc chiến trừng phạt lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn, ngày 7/11, Mỹ đã quyết định áp thuế trừng phạt cao đối với các sản phẩm năng lượng Mặt Trời nhập khẩu bị cho là có sự trợ giá của Trung Quốc.

Với tỷ lệ phiếu ủng hộ tuyệt đối 6/0, Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) ngày 7/11 đã bỏ phiếu thông qua quyết định, theo đó trong năm năm tới sẽ áp đặt mức thuế chống trợ cấp từ 2 đến 3 con số đối với pin và các tấm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ các công ty của Trung Quốc, trong đó có công ty sản xuất pin năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới Suntech Power Holdings. 


Với quyết định của ITC, Suntech sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp lên đến 36%, trong khi một nhà sản xuất lớn khác của Trung Quốc là Trina Solar bị áp mức thuế 23,75%. 

Ngoài ra, hơn 100 công ty sản xuất pin Mặt Trời và các công ty xuất khẩu khác của Trung Quốc phải chịu mức thuế tổng hợp từ 31% đến hơn 250%.


Quyết định này của ITC được đưa ra sau gần một năm kể từ khi công ty sản xuất pin Mặt Trời lớn nhất của Mỹ, SolarWorld Industries America khởi kiện, cáo buộc các công ty của Trung Quốc xuất khẩu với giá cực thấp các sản phẩm của họ vào thị trường Mỹ do nhận được trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc. 

Công ty SolarWorld AG của Đức cũng đang ép Liên minh châu Âu áp đặt biện pháp trừng phạt tương tự để ngăn chặn các mặt hàng pin Mặt Trời giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập vào thị trường châu Âu, gây thiệt hại cho các công ty của châu Âu.

Năm 2011, tổng giá trị các sản phẩm pin Mặt Trời mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là 3,1 tỷ USD, tăng 640 triệu USD so với hai năm trước đó. 

Trước đó, ngày 5/11 Trung Quốc đã lên tiếng có thể áp đặt các biện pháp "trả đũa" đối với quyết định mà họ cho là "mang tính bảo hộ" này./.

 

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Đầu tư điện năng lượng mặt trời cho người dân ở xã đảo

Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định đầu tư thí điểm Dự án phủ điện bằng năng lượng mặt trời tại thôn đảo Ninh Tân, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án có tổng kinh phí đầu tư gần 5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tất cả 60 hộ dân ở thôn đảo Ninh Tân sẽ được lắp đặt 1 hệ thống pin mặt trời có công suất 350W. Nguồn điện này đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt như thắp sáng, xem ti vi, nghe radio, quạt máy…


 

Ông Trương Tam - Trưởng Phòng Quản lý Điện, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, thôn đảo Ninh Tân cũng như một số thôn đảo khác ở tỉnh Khánh Hòa ở khá xa đất liền nên việc kéo điện lưới quốc gia gặp nhiều khó khăn về kinh phí và kỹ thuật. Vì thế, việc đầu tư nguồn điện năng lượng mặt trời là giải pháp hợp lý. Dự án sẽ triển khai thí điểm tại thôn đảo Ninh Tân sau đó sẽ nhân rộng ra các vùng hải đảo trong tỉnh, ông cho biết:"Kéo điện lưới quốc gia mình không thể làm được vì khoảng cách xa đất liền. Mà muốn đi dây vượt biển phải đến vài trăm tỷ. Cho nên hệ thống pin mặt trời rất là tiện lợi, người dân cứ xài hoài hoài thôi, không phải trả tiền điện. Đời sống nhân dân phát triển lên liền, nhà nhà có điện sáng trưng, được xem tivi, cắm điện nghe radio, nghe được những chủ trương của Đảng và Nhà nước”.


 

Đầu tư điện năng lượng mặt trời cho người dân ở xã đảo

Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định đầu tư thí điểm Dự án phủ điện bằng năng lượng mặt trời tại thôn đảo Ninh Tân, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.


Dự án có tổng kinh phí đầu tư gần 5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tất cả 60 hộ dân ở thôn đảo Ninh Tân sẽ được lắp đặt 1 hệ thống pin mặt trời có công suất 350W. Nguồn điện này đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt như thắp sáng, xem ti vi, nghe radio, quạt máy…

Hệ thống điện mặt trời tại huyện Vạn Ninh - Nguồn: khanhhoa.gov
Ông Trương Tam - Trưởng Phòng Quản lý Điện, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, thôn đảo Ninh Tân cũng như một số thôn đảo khác ở tỉnh Khánh Hòa ở khá xa đất liền nên việc kéo điện lưới quốc gia gặp nhiều khó khăn về kinh phí và kỹ thuật. Vì thế, việc đầu tư nguồn điện năng lượng mặt trời là giải pháp hợp lý. Dự án sẽ triển khai thí điểm tại thôn đảo Ninh Tân sau đó sẽ nhân rộng ra các vùng hải đảo trong tỉnh, ông cho biết:"Kéo điện lưới quốc gia mình không thể làm được vì khoảng cách xa đất liền. Mà muốn đi dây vượt biển phải đến vài trăm tỷ. Cho nên hệ thống pin mặt trời rất là tiện lợi, người dân cứ xài hoài hoài thôi, không phải trả tiền điện. Đời sống nhân dân phát triển lên liền, nhà nhà có điện sáng trưng, được xem tivi, cắm điện nghe radio, nghe được những chủ trương của Đảng và Nhà nước”.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Bộ phát điện năng lượng mặt trời (Solar Kit) cho mọi nhà


Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini Solar Kit cho mọi nhà
Giải pháp năng lượng xanh, sạch và bảo vệ môi trường.

Bạn đang cần tìm hiểu về nguồn năng lượng sạch? Bạn cần nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn? Bạn cần có điện chiếu sáng vào buổi tối và sạc điện thoại di động để duy trì liên lạc? Tất cả đã có trong Bộ phát điện năng lượng mặt trời mini (Solar Kit) SH20 nhãn hiệu Samtrix.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu vào tấm panel pin mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, nguồn điện này thông qua tủ điều khiển cho ra điện một chiều DC 12V hoặc xoay chiều AC 220V để chạy các thiết bị gia dụng thiết yếu của gia đình bạn như : quạt, đèn, tivi, máy bơm…



Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp bộ phát điện năng lượng mặt trời mini SH20 với giá từ 2.099.000đ có thể chạy được 4 bóng đèn LED siêu sáng liên tục 5 tiếng mỗi ngày, ngoài ra có bộ sạc điện thoại di động đa năng giúp bạn duy trì liên lạc mỗi ngày. Đặc biệt, khi mua hệ thống SH20 quý khách hàng được tặng ngay 02 bóng đèn LED siêu sáng có giá trị lên tới 280.000đ. Hệ thống SH20 được bảo hành 5 năm trên toàn quốc. Hãy mua ngay để trở thành người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất và lắp ráp bởi Việt Nam hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”. 

Ngoài ra chúng tôi còn có các gói Solar Kit khác phù hợp với gia đình bạn để sử dụng cho các mục đích khác như đèn chiếu sáng sân vườn, trang trại, nguồn điện dự phòng và liên tục cho gia đình. 


Hệ thống này ngoài việc ứng dụng rộng khắp cho các hộ gia đình mà còn rất tiện dụng cho những ai đang phải đi thuê phòng trọ như : các bạn sinh viên, công nhân, những người có thu nhập thấp. Bạn đang phải trả tiền điện với giá cao hơn thị trường? Bạn thường xuyên phải chịu cảnh cúp điện khi đang học bài hoặc làm việc? Tất cả những khó khăn đó sẽ được giải quyết bằng bộ phát điện năng lượng mặt trời SH20. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ thì các bộ phát điện mặt trời từ SH20 tới SH100 đều sử dụng nguồn điện 1 chiều DC do vậy rất an toàn đối với trẻ nhỏ, đề phòng được các tai nạn do điện giật gây ra. Bộ phát điện mặt trời mini (Solar Kit) rất tiện sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ em. 

Chỉ với 2.099.000đ bạn đã sở hữu ngay một bộ sản phẩm rất tiện lợi cho gia đình, ngoài việc cung cấp điện hàng ngày nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cũng như trở thành "bảo bối" mỗi khi bị cúp điện. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy gọi ngay tới số điện thoại : (04)35640644 hoặc (08)39482586 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập vào địa chỉ website : www.samtrix.vn hoặc blog : http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Mọi chi tiết xin liên hệ :

Công ty TNHH TM & KT Việt Trung
Số 59 – Cộng Hòa – P.4 – Q.Tân Bình – Tp.HCM
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Email : vtechco@vnn.vn
Hotline : 0983.802.686


"Giá rẻ cho khách buôn, giá buôn cho khách lẻ".

Rất mong được phục vụ quý khách.