Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

U23 Việt Nam đã chạm vào trái tim người hâm mộ

Khi U23 Việt Nam hiên ngang bước vào chung kết, thức nguyên đêm để lên báo, vào mạng xã hội đọc tất cả về đội tuyển, tôi không tìm thấy cụm từ "may mắn" nữa mà là "thán phục".

Tối 23/1, khi tuyển thủ Văn Thanh lạnh lùng sút tung lưới Qatar, đưa U23 Việt Nam vào chung kết U23 châu Á 2018, bình luận viên Tạ Biên Cương nhiều lần hô lên "Không thể tin nổi". Nhưng điều đó đã thành sự thật, U23 Việt Nam từ tâm thế đội bóng đến với giải đấu để học hỏi nay lại là ứng viên cho ngôi vô địch.

[embed]https://youtu.be/aNlnVIGbERU[/embed]

Còn nhớ, sau khi U23 thủ hòa với Syria để vượt qua vòng bảng cựu đội tuyển quốc gia Lê Công Vinh nhận định đây "mới chỉ là thành tích trước mắt, và bóng đá Việt Nam vẫn còn khoảng cách xa so với tầm châu lục".

Sau khi vượt qua Iraq ở tứ kết, tối qua, U23 Việt Nam một lần nữa vượt lên cái gọi là "thành tích trước mắt" để đánh bại U23 Qatar và hiên ngang bước vào trận chung kết. Tôi cho rằng, thước ngắm đấu trường khu vực đã không còn phù hợp bởi hôm nay, U23 Việt Nam không chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam mà còn là niềm tự hào của Đông Nam Á, là đại diện của Đông Nam Á.










U23 Viet Nam da cham vao trai tim nguoi ham mo hinh anh 1
Quang Hải - một trong những cầu thủ xuất sắc của bóng đá Việt Nam. 

Làm sao có thể nói là may mắn?


Đêm qua, người ta không còn nhắc tới hai từ may mắn khi nói về chiến thắng của U23 Việt Nam trước U23 Qatar - một đối thủ được đánh giá trên tầm. Làm sao có thể nói là may mắn khi một đội bóng được đánh giá chiếu dưới lại lần lượt vượt qua vòng bảng, vòng tứ kết và bán kết để bước vào chung kết một cách đĩnh đạc.

Làm sao có thể nói chúng ta may mắn, khi U23 VN sớm nhận một bàn thua bởi tiếng còi thiếu thuyết phục của vị trọng tài người Singapore. Nhưng các cầu thủ vẫn thi đấu chặt chẽ, chính xác và bền bỉ.

Làm sao có thể nói may mắn khi chúng ta chứng kiến pha khống chế điệu nghệ và cú cứa lòng ở đẳng cấp quốc tế của tiền đạo Quang Hải ở phút thứ 86 đưa tỷ số về 2-2.

Làm sao có thể nói loạt sút luân lưu may rủi, khi thủ môn Bùi Tiến Dũng đã đoán đúng hướng hầu hết cú sút của các cầu thủ đến từ Tây Á. Và 2 trong 5 lần đổ người của thủ môn đến từ Thanh Hóa đã ngăn chặn bàn thắng của đối thủ.











Và vì vậy, chiến thắng của U23 Việt Nam đã khiến vị HLV trưởng của U23 Qatar phải tâm phục khẩu phục: "Các bạn xứng đáng vào chung kết. Các bạn thi đấu quyết tâm hơn và cố gắng mọi điều để giành chiến thắng. Trong bóng đá có lúc thành công, có lúc thất bại, và đây là kinh nghiệm quý báu cho tôi và các học trò".

Ở góc nhìn khác, tuyển thủ Trung Quốc Huang Bowen bày tỏ sự thán phục trên mạng xã hội Weibo "Làm thế nào rê bóng qua được họ, một Việt Nam quá mạnh".

Cựu HLV tuyển nữ Việt Nam, Steve Darby, bình luận U23 Việt Nam hoàn toàn xứng đáng giành chiến thắng trước U23 Qatar sau màn trình diễn đầy quả cảm chiều 23/1.










U23 Viet Nam da cham vao trai tim nguoi ham mo hinh anh 2
Lần thứ 2 chỉ trong vòng ít ngày, người hâm mộ lại được dịp đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của U23 VN.

Thế nào là thành công?


Lọt vào tứ kết Asian Cup 2007, chức vô địch AFF Cup 2008 hay việc tham dự U20 World Cup là những thành tích ấn tượng nhất bóng đá Việt Nam của thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, có một phạm trù lớn hơn thành tích đó là thành công. Và trong nhiều tầng nghĩa của thành công thì điều thành công nhất chính là khi bạn chạm được vào trái tim của người khác. Đêm qua, U23 Việt Nam đã chạm vào trái tim của hàng triệu người hâm mộ.

Hành trình chạm đến thành công là hành trình không có điểm dừng, bởi khi ta đặt chân lên nấc thang này, lại có những nấc thang cao hơn, thử thách hơn. Hành trình chạm tới trái tim người hâm mộ cũng không hề có điểm dừng. Người hâm mộ không phải đặt nặng lên vai những tuyển thủ thành tích mà họ cần những cầu thủ luôn mang trong mình tinh thần thể thao - sự cao thượng, trung thực, sòng phẳng.











[embed]https://youtu.be/vgGQLtoWh8g[/embed]





Giọt nước mắt hạnh phúc của CĐV khi Việt Nam tiến vào chung kết Khoảnh khắc Văn Thanh sút penalty thành công đưa đội tuyển U23 Việt Nam vào chung kết khiến cổ động viên không kìm được giọt nước mắt hạnh phúc.

Bởi trong quá khứ, người hâm mộ đã nhiều lần đặt niềm tin và cũng bấy nhiêu lần tan vỡ khi nhìn thấy Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh... - những cầu thủ tài năng của bóng đá Việt vướng vòng lao lý vì cá độ. Những nghi án, tồn án và những bản án trong làng túc cầu khiến niềm tin của người hâm mộ vơi đi. Thậm chí, tôi từng nhất quyết không xem đội tuyển bóng đá Việt Nam vì cho rằng mình đã nhiều lần bị phản bội...

Nhưng hôm qua thì khác, gia đình tôi đã quây quần để xem những cầu thủ U23 thi đấu một cách trọn vẹn. Để khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, chúng tôi ra đường để hòa vào dòng người rợp màu cờ đỏ. Chúng tôi cùng hô vang những khẩu hiện về tình yêu bóng đá, tình yêu quê hương, đất nước... Chúng tôi cảm ơn ông Park Hang-seo, các cầu thủ.

Sự vui vẻ của tôi, của những người xung quanh tôi không hẳn chỉ vì chiến thắng mà bởi vì khi xem thế hệ U23 hôm nay thi đấu không khiến cho người ta cảm giác nơm nớp, lo âu, hoài nghi, mất mát. Chúng tôi đang được chứng kiến những trận thi đấu thể thao với tinh thần thể thao.

Và ngay cả khi có thông tin các cầu thủ bị kiểm tra doping thì ngay lập tức chúng ta hiểu rằng đó là quy trình kĩ thuật của giải đấu chứ không phải vì sự mờ ám nào.

Tôi muốn gọi lại bài viết này bằng chính một bình luận hơn 1.000 like của bạn đọc có tên Kevin Milk trên Zing.vn: "Lần đầu tiên trong đời tôi xem bóng đá trọn vẹn từng phút từng giây không rời mắt... Suốt trận đấu đủ cung bậc cảm xúc và cuối cùng là một cơn mưa nước mắt vì hạnh phúc. Thật sự khâm phục tài năng và ý chí của các em. Cố gắng lên các em, trận chung kết sắp tới là trận chung kết lịch sử biết bao nhiêu năm qua Việt Nam chỉ dám mơ nhưng giờ điều đó không còn là giấc mơ nữa. Yêu tất cả các em, những chiến binh kiên cường".

Theo báo điện tử Zing.vn

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Mỹ tăng thuế pin mặt trời: Khởi đầu chiến tranh thương mại?

Chính quyền của Tổng thống Trump vừa áp đặt mức thuế từ 20% tới 30% lên các mặt hàng pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu, một động thái nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa.





Theo CNN, mức thuế 30% sẽ được áp đặt đối với pin năng lượng mặt trời. Trong khi đó, máy giặt nhập khẩu sẽ chịu mức thuế ban đầu là 20% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

"Hành động của tổng thống cho thấy chính quyền Trump sẽ luôn luôn bảo vệ công nhân, nông dân, các chủ trang trại và doanh nghiệp Mỹ", Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu hôm 23/1.










My tang thue pin mat troi: Khoi dau chien tranh thuong mai? hinh anh 1
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ảnh: Bloomberg. 

Biểu thuế quan mới đánh vào pin năng lượng mặt trời tác động lớn tới các nhà xuất khẩu chính như Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Hiện hơn 80% pin năng lượng mặt trời tại Mỹ là hàng nhập khẩu, chủ yếu đến từ các nước châu Á. Các nước bị ảnh hưởng có thể khiếu nại lên WTO.


Hàn Quốc cũng là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất đối với mức thuế 20% đánh vào máy giặt nhập khẩu. Dự kiến, mức thuế này sẽ sớm tăng lên 50% sau khi lượng máy giặt nhập khẩu vượt quá con số 1,2 triệu chiếc.

Ngoài ra, Washington đang xem xét các biện pháp bảo hộ mới đối với ngành thép và nhôm nước này với lý do là vì an ninh quốc gia. Các biện pháp này được coi là nhắm vào Bắc Kinh, nước xuất khẩu lớn các mặt hàng này, và được coi như khởi đầu của cuộc chiến tranh thương mại mới.

Mỹ cũng đang cân nhắc trừng phạt Trung Quốc liên quan tới vấn đề bảo hộ bản quyền trí tuệ.

Quyết định tăng thuế được Washington đưa ra sau khi Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đưa ra kết luận máy giặt và pin năng lượng mặt trời nhập khẩu đang làm tổn thương các doanh nghiệp Mỹ.

Năm ngoái, hai nhà sản xuất pin mặt trời lớn của Mỹ là Suniva và SolarWorld đã đệ đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá mặt hàng này lên ITC. Năm 2011, yêu cầu tương tự nhắm vào máy giặt nhập khẩu của LG và Samsung cũng được Whirlpool gửi tới ITC.










My tang thue pin mat troi: Khoi dau chien tranh thuong mai? hinh anh 2
Hơn 80% pin năng lượng mặt trời tại Mỹ là hàng nhập khẩu từ châu Á. Nguồn: Bloomberg.

Tuy nhiên, Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời Mỹ cảnh báo biểu thuế mới có thể khiến khoảng 48.000-63.000 công nhân Mỹ trong ngành năng lượng mặt trời mất việc. Tại Mỹ, khoảng 250.000 người làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, chủ yếu liên quan tới công việc lắp đặt và bảo dưỡng.

Bước đi thương mại cứng rắn của Washington diễn ra trong bối cảnh phái đoàn Mỹ sẽ trở lại đàm phán NAFTA với các đối tác Mexico và Canada từ ngày 23/1. Cuối tuần này, Tổng thống Trump cũng sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2018, nơi nhiều khả năng ông chủ Nhà Trắng sẽ đối mặt làn sóng chỉ trích vì theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Nhiều dự án điện sạch vẫn còn nằm trên... giấy

TTO - Vì “nắng lắm, gió nhiều” nên các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lâu nay được xem là vùng đất tiềm năng để trở thành “vương quốc” năng lượng sạch. Nhưng điều đó vẫn còn là kỳ vọng.

Những hợp đồng ký kết lên đến cả tỉ đô, nhưng tất cả đến nay đều nằm trên giấy.


Chạy đua với điện mặt trời


Đầu tiên phải kể đến là Ninh Thuận với 9 dự án, tổng vốn đầu tư 26.506 tỉ đồng. Kế đến là Bình Định với 25 doanh nghiệp đăng ký xin khảo sát, hầu hết đầu tư là các tập đoàn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...


Trong khi đó, Đắk Lắk dẫn đầu Tây Nguyên với chương trình kêu gọi đầu tư điện mặt trời. Để thu hút, tỉnh Đắk Lắk đưa ra các tiêu chí như nhà đầu tư được giao đất sạch, được bao tiêu sản phẩm, được tận dụng khoảng đất dự án để sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nguồn thu nhập...




Ngay sau đó địa phương này đón nhận 4 dự án điện mặt trời công suất trên 50 MW cùng 6 dự án khác dưới 50 MW. Tất cả đang trình bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và tỉnh. Riêng Khánh Hòa chỉ trong vòng 1 năm đã có 14 dự án điện mặt trời được chấp thuận cho đầu tư.


Vì sao các địa phương chạy đua lập dự án điện mặt trời? Ông Man Ngọc Lý - giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Định - cho biết các dự án điện mặt trời ở Bình Định mới rộ lên sau khi Chính phủ ban hành quyết định giá bán điện mặt trời tại Việt Nam, còn trước đó chỉ có một số doanh nghiệp đăng ký đầu tư điện gió.


"Suất đầu tư của điện gió là 2-3 triệu USD/MW, còn điện mặt trời thì khoảng 1 triệu USD/MW. Trong khi đó, giá mua điện mặt trời của Việt Nam là 9,35 cent/kWh, trong khi điện gió chỉ 7,8 cent/kWh.


Còn ông Nguyễn Thanh Lâm - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa - cho rằng: "Do xu hướng giá điện ngày càng giảm, nên các nhà đầu tư điện mặt trời phải chạy cho kịp tiến độ để được hòa lưới điện quốc gia mới bán được điện theo giá mua ưu đãi của Chính phủ đã ban hành".




Nhiều dự án điện sạch vẫn còn nằm trên... giấy - Ảnh 2.


Dự án nhà máy điện gió Bạc Liêu - Ảnh: CHÍ QUỐC





Điện gió chậm


Theo Sở Công thương Ninh Thuận, trong số 9 dự án điện gió tại địa phương đến nay đã có 4 dự án được khởi công gồm dự án điện gió Công Hải, Trung Nam, Phước Dinh và Đầm Nại (đã lắp đặt 3 cánh quạt, tuôcbin phát điện).


Theo ông Lưu Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) của tỉnh sẽ thay thế điện hạt nhân đã dừng triển khai. Tuy nhiên, yếu tố giá bán điện gió đã chi phối quyết tâm đầu tư của nhiều nhà đầu tư.


"Năng lượng điện không như các mặt hàng khác mà nó chỉ có EVN độc quyền mua và phân phối điện cho cả nước. Tuy nhiên không vì vậy mà tỉnh để các dự án điện gió chậm triển khai. Tỉnh sẽ thu hồi các dự án điện gió không đủ năng lực, kinh nghiệm" - ông Vĩnh nói.


Còn tại Bình Định hiện có 3 dự án đã được cấp phép gồm Nhà máy điện gió Phương Mai 1 (30 MW), Nhà máy điện gió Phương Mai 3 (21 MW) và Nhà máy điện gió Nhơn Hội (61,1 MW). Tuy vậy theo ông Man Ngọc Lý, chỉ có duy nhất dự án điện gió Phương Mai 3 đã khởi công tháng 10-2017 với tổng mức đầu tư khoảng 40 triệu USD.






Theo Bộ Công thương, khó khăn trong phát triển điện gió đó là suất đầu tư của dự án cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, trong khi giá mua điện của Chính phủ còn chưa thực sự hấp dẫn. Năng lực tài chính của nhiều chủ đầu tư rất hạn chế, khả năng truyền tải lưới điện của các địa phương nơi dự án triển khai còn yếu.

Thêm vào đó, việc huy động vốn vay từ ngân hàng gặp khó khăn, trong khi đây là lĩnh vực khá mới nên chưa có nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư trong thiết kế, xây lắp, vận hành, bảo dưỡng...



Tỉnh rất muốn nhưng khó...


Theo ông Hồ Quốc Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, do không gây ô nhiễm môi trường nên tỉnh rất khuyến khích các nhà đầu tư triển khai dự án.


"Dù nhiều nhà đầu tư xin khảo sát, nhưng không phải dự án nào tỉnh cũng xem xét đưa vào quy hoạch. Bởi chỉ có những dự án khả thi, đấu nối được vào lưới điện quốc gia, đánh giá có hiệu quả, nhà đầu tư có năng lực thực sự mới được đồng ý" - ông Dũng nói.


Trong khi đó ông Bùi Hồng Quý - chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk - cho rằng dù địa phương rất muốn nhưng hiện một số doanh nghiệp đầu tư điện năng lượng mặt trời tấm nổi (trên hồ thủy lợi, thủy điện) đang tính toán lại vì kinh phí đầu tư quá lớn.


Riêng ở Khánh Hòa, do dự án lập chiếm quá nhiều đất sản xuất (hơn 1.400ha) nên địa phương chưa quyết. Bà Phan Thị Minh Lý - chủ tịch HĐND TP Cam Ranh - lo ngại:


"Việc thu hồi quá nhiều đất cho dự án điện mặt trời sẽ ảnh hưởng đến đời sống của dân". Vậy nên theo bà Lý, tỉnh nên đánh giá tác động môi trường của dự án điện mặt trời đến người dân như thế nào và sẽ giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất ra sao?






Xin rút lui

Hào hứng là vậy nhưng trên thực tế hầu hết các dự án đều nằm yên, không tiến triển như mong đợi. Mới đây, Công ty Solarpark Global I&D (Hàn Quốc) có báo cáo gửi tỉnh Đắk Lắk xin ngừng triển khai dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tấm nổi trên hồ Ea Súp Thượng (huyện Ea Súp).

"Siêu dự án" này có tổng vốn đầu tư gần 1 tỉ USD, công suất từ 300-500 MW được hi vọng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế của huyện vùng biên. Lý do, theo nhà đầu tư: dù giá bán điện mặt trời đã được phê duyệt là 9,35 cent/kWh và được áp dụng đến ngày 30-6-2019, nhưng sau đó dự kiến giảm xuống thấp hơn, nên "không bảo đảm khả năng sinh lợi cho dự án"...






Doanh thu chỉ đủ trả nợ, lãi ngân hàng

photo-1


Điện gió trên cánh đồng ở Tuy Phong, Bình Thuận - Ảnh: T.T.D.





Theo ông Bùi Văn Thịnh - giám đốc Công ty phong điện Thuận Bình (công suất 24 MW tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận): với suất đầu tư 1 MW khoảng 1 triệu USD, dự án của ông đã ngốn hết 24 triệu USD (khoảng 545 tỉ đồng).


"Tuy nhiên với giá điện gió hiện nay chỉ 7,8 cent/kWh (1.770 đồng/kWh), nên dù đã vận hành thương mại khoảng một năm nay nhưng doanh thu chỉ đủ trả nợ, trả lãi ngân hàng và chi phí quản lý, vận hành. Đây là một nguyên nhân mà các dự án điện gió tại Bình Thuận chậm triển khai thời gian vừa qua".


Cũng theo ông Thịnh, giá điện gió hiện nay so với thủy điện, nhiệt điện cao hơn nhiều nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì còn thấp.


"Các ngân hàng cho rằng với giá điện gió thấp như vậy, khả năng hoàn vốn dự án không hiệu quả nên các nhà đầu tư rất khó tiếp cận với vốn vay" - ông Thịnh nói.


Ngoài các lý do trên, lý do không đấu nối vào lưới điện quốc gia cũng là một cản trở rất lớn, theo ông Thịnh.


ĐỨC TRONG








Cần hỗ trợ tiếp cận vốn vay

Ông Tô Hoài Dân, tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng, thương mại, du lịch Công Lý - chủ đầu tư dự án điện gió Bạc Liêu, cho biết hiện EVN mua điện gió với giá 9,8 cent/kWh (2.224 đồng/kWh).

Năm 2017 Nhà máy điện gió Bạc Liêu chạy được 250 triệu kWh điện, tương đương 500 tỉ đồng. Sắp tới doanh nghiệp tiếp tục khởi công giai đoạn 3 với tổng công suất 142 megawatt, tổng vốn đầu tư hơn 8.600 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ngân hàng ở Thái Lan.

"Nếu giá bán điện được nâng lên mức 9,98 cent/kWh (2.265 đồng/kWh) sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn" - ông Dân nói.

Ông Dân cho rằng việc đầu tư dự án điện gió lời hay lỗ không hẳn phụ thuộc vào giá điện cao hay thấp mà còn phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia và lãi suất ngân hàng.

Hiện giá thuê chuyên gia nước ngoài là 5.000 USD/người/tháng (hơn 113 triệu đồng), một dự án cần 4 chuyên gia, như vậy mỗi tháng đã "ngốn" hết nửa tỉ đồng, bằng thuê 20 chuyên gia VN với lương 25 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể khi có sự cố, doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn vì phải chờ chuyên gia tới mà không thể tự xử lý ngay được.

Vì vậy, trước khi đưa vào vận hành, công ty ông đã tuyển và đưa đi đào tạo ở nước ngoài với chi phí trọn gói khoảng 20.000 USD/người (hơn 453 triệu đồng). Đổi lại họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

Ngoài ra ông Dân cho rằng nếu có bán điện giá 10 cent/kWh (tương đương 2.210 đồng) đi nữa mà lãi suất ở mức 10%/năm thì "cũng thua". Vì vậy cái doanh nghiệp cần nhất vẫn là làm sao tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý.

CHÍ QUỐC


Năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn năng lượng hóa thạch vào năm 2020

[Samtrix.vn] - Việc chuyển đổi từ năng lượng tái tạo cho phát điện sẽ không chỉ là một quyết định có ý thức cho môi trường, mà nó còn là một bước đi mang tính kinh tế.

Năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn năng lượng hoá thạch trong vòng 2 năm tới, theo một báo cáo mới.

Các chuyên gia dự đoán rằng đầu tư vào các cơ sở dự án hạ tầng xanh sẽ dẫn đến việc giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng.

Những cải tiến công nghệ liên tiếp đã dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng trong chi phí năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, có nghĩa là một số dạng năng lượng tái tạo đã sẵn sàng có thể cạnh tranh được với nhiên liệu hoá thạch.



Báo cáo cũng cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp tục, và cho đến năm 2020, "tất cả các công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo mà đang được sử dụng cho mục đích thương mại sẽ giảm giá xuống ngang với mức giá của nhiên liệu hoá thạch."

Trong số những công nghệ này, phần lớn sẽ nằm ở mức giá thấp, và thậm chí sẽ rẻ hơn cả nhiên liệu hoá thạch.

Adnan Amin, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IREA) cho hay: "Động thái này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong mô hình năng lượng."

"Việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo cho phát điện không chỉ đơn thuần là một quyết định có ý thức cho môi trường, mà hiện nay, đó còn là một bước đi mang tính kinh tế."

Báo cáo đã xem xét cụ thể chi phí tương đối của các dự án năng lượng mới được đưa ra.

Khi năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh.


Jonathan Marshall, nhà phân tích năng lượng của Cơ quan Tình báo năng lượng và Khí hậu (ECIU), cho biết: "Nếu thứ mà bạn đang xây dựng để tạo ra điện có giá thành rẻ hơn, kết quả cuối cùng là sẽ chỉ phải trả ít hơn cho điện năng bắt nguồn từ nó."

"Giá lắp đặt càng rẻ, mọi người sẽ càng được lợi."

Hiện tại chi phí cho việc phát điện từ nhiên liệu hoá thạch giao động từ khoảng 4p đến 1p cho mỗi kilowatt giờ trên các quốc gia thành viên của G20.

Cho đến năm 2020, IREA dự đoán năng lượng tái tạo sẽ chỉ tốn khoảng 2p đến 7p, và các dự án điện gió và gió mặt trời sẽ cung cấp điện với chi phí chỉ 2p, hoặc thậm chí còn ít hơn, vào năm tới.

Các phương pháp sản xuất năng lượng tái tạo khác, chẳng hạn như các trang trại gió và năng lượng mặt trời, hiện tại vẫn chưa cạnh tranh được với nhiên liệu hoá thạch.

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc đấu giá năng lượng tái tạo gần đây cho các dự án được đưa vào hoạt động trong năm tới cho thấy các hình thức này cũng sẽ giảm giá thành.


Đấu giá là hình thức cho phép đánh giá và dự đoán chi phí điện trong tương lai.



Ông Amin cho biết: "Việc giảm chi phí trên tất cả các loại hình công nghệ này là điều chưa có tiền lệ, và nó cho thấy mức độ mà năng lượng tái tạo đang làm gián đoạn hệ thống năng lượng toàn cầu."

Báo cáo mới được đưa ra sau khi năm 2017 được WWF công bố là "năm xanh nhất từ trước đến giờ" của nước Anh, và dữ liệu từ lưới điện quốc gia cho thấy 13 kỉ lục của năng lượng tái tạo đều đã bị phá vỡ.

Tuy nhiên, chính sách hiện tại của Anh có thể cản trở sự phát triển năng lượng tái tạo.

Ông Marshal nói: "Theo chính sách hiện nay, Vương Quốc Anh có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, do các quốc gia khác đang tận dụng tối đa sự chi phí của năng lượng tái tạo."

Tham khảo Independent

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch phát triển ì ạch

Được đón chào hồ hởi, nhưng giờ đây không ít nhà đầu tư năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) đang tìm cách xin trả lại dự án.


Lý do là vì giá thấp lẫn chính sách khuyến khích đầu tư chưa đủ hấp dẫn. Mới nhất, một nhà đầu tư Hàn Quốc đã xin rút khỏi dự án tại tỉnh Đắk Lắk vì lý do "không bảo đảm khả năng sinh lợi".


Nhanh chóng khơi thông cơ chế, xóa bỏ rào cản để phát triển năng lượng sạch là điều mà rất nhiều nhà đầu tư đang mong muốn. Gần đây, giá điện mặt trời đã được Chính phủ phê duyệt ở mức 9,35 cent/kWh (tương đương 2.086 đồng) được các chuyên gia đánh giá là "cú hích" để các nhà đầu tư quay trở lại.


Quá nhiều rào cản


Theo bà Sonia Lioret - trưởng dự án Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng thuộc Chương trình hỗ trợ năng lượng Bộ Công thương (GIZ), tính đến cuối tháng 8-2017, cả nước có đến 19 gigawatt - GW (19 triệu kW) điện mặt trời từ các dự án đang được lập kế hoạch để triển khai bao gồm các dự án trên mặt đất và trên mái nhà.




 


Riêng dự án điện mặt trời quy mô lớn đến nay đã tăng lên hơn 100 dự án, tập trung nhiều nhất là các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Tây Ninh, Ninh Thuận và Khánh Hòa, nhưng sẽ chỉ có một số dự án được cấp phép.


Nguyên nhân: cả nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, cùng các nhà vận hành lưới điện đều chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai.


Theo một đại diện của Bộ Công thương, với cơ chế giá (2.086 đồng) mà Chính phủ vừa phê duyệt đã khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên rào cản kỹ thuật lớn nhất, theo vị này, là hầu hết các dự án quy mô lớn lại tập trung vào một số tỉnh, trong khi năng lực tiếp nhận điện tái tạo của lưới điện tại các địa phương này có hạn, dẫn tới khó có thể cấp phép đầu tư.


Ngoài yếu tố kỹ thuật thì rào cản thời gian cũng là một hạn chế khiến các nhà đầu tư không "mặn mà" lắm. Cụ thể: thời hạn để các nhà đầu tư được hưởng mức giá 9,35 cent/kWh là ngày 30-6-2019. Tức là nhà đầu tư chỉ có một thời gian ngắn để phát triển dự án tính từ tháng 8-2017, vậy nên có nguy cơ khó hoàn thành.


Đó là chưa kể việc các tổ chức tài chính đều nhận định rằng "thỏa thuận mua bán điện mẫu" có nhiều yếu tố không chắc chắn, rõ ràng, do đó có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với nhà đầu tư. Điều này khiến các tổ chức tài chính không quá hào hứng cung cấp vốn vay hoặc đầu tư, nên vốn cho các dự án này phải phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại trong nước.


Tuy nhiên, "trên thực tế, bản thân các ngân hàng này cũng chưa hiểu nhiều về thẩm định và cho vay đối với dự án điện mặt trời", theo nhận định của GIZ.


Trong khi điện mặt trời có cơ chế giá tốt hơn nhưng các nhà đầu tư vẫn gặp khó trong triển khai dự án, các dự án điện gió gần như "giẫm chân tại chỗ".


Theo ông Phương Hoàng Kim - Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), tính đến tháng 8-2017 có khoảng 50 dự án đăng ký với tổng công suất khoảng 3.000 megawatt - MW. Tuy nhiên, hiện cả nước chỉ có 5 dự án điện gió nối lưới vào hoạt động với công suất 190 MW.


Do cơ chế giá không hấp dẫn nên nhà đầu tư không mấy "mặn mà", vậy nên Bộ Công thương cho rà soát, đánh giá lại các dự án điện gió đang vận hành, đang chuẩn bị đầu tư... để xây dựng phương án giá mới trình Thủ tướng.


Khơi thông nhiều cơ chế


Trước thực trạng trên, từ tháng 8-2017, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm phát triển điện gió. Theo đó, điều chỉnh tăng giá bán điện của các dự án điện gió trên đất liền là 8,77 cent/kWh (tương đương 1.991 đồng) và giá điện gió trên biển là 9,97 cent/kWh (tương đương 2.263 đồng). Giá bán điện gió được áp dụng cố định trong 20 năm.


"Các dự án điện gió sẽ được ưu tiên mua điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đồng thời được hưởng các ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất... Bộ Công thương kỳ vọng mức giá điện điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay thương mại cho các dự án điện gió" - ông Kim nói.


Đối với dự án điện mặt trời, đại diện Bộ Công thương cũng cho biết đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Theo đó, các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện là 2.086 đồng/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỉ giá VND/USD. Phía EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới vận hành thương mại trước ngày 30-6-2019, theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm.


Ngoài ra, để khuyến khích lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Bộ Công thương cũng đưa ra cơ chế bù trừ điện năng, sử dụng hệ thống côngtơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện.


Tương tự với các dự án điện gió, dự án điện mặt trời cũng sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...


Tuy nhiên, theo bà Sonia Lioret, dù đã có cơ chế nhưng để việc đầu tư các dự án điện mặt trời đạt hiệu quả, cần nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho các nhà đầu tư trong nước, nhất là việc kết nối lưới điện. Ngoài hạ tầng chưa khớp nối thì trình độ chuyên gia vận hành lưới của Việt Nam cũng phải được cập nhật, nâng cao.


"Nút thắt lớn hiện nay đó là kết nối lưới" - bà Sonia Lioret nói.


Theo Tuổi Trẻ Online - TTO

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

2017 - năm của công nghệ xanh, năng lượng sạch

Khi thế giới ngày càng đối mặt nhiều hơn với thảm họa thiên tai, các giải pháp công nghệ xanh, năng lượng sạch đang trở thành xu thế không thể đảo ngược.

 

Trong năm 2017, năng lượng tái tạo giành được động lực phát triển mạnh mẽ ở mức chưa từng có tiền lệ. Hàng loạt nhà sản xuất xe hơi như Tesla, Honda, Mercedes, GM, Volkswagen... đã tuyên bố các lộ trình sản xuất các mẫu phương tiện chạy điện.

Cùng với đó là hàng loạt dự án điện mặt trời, điện gió đã và đang được triển khai tại các quốc gia.

Xu thế không thể đảo ngược

Nhìn về bức tranh tổng thể của các nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong năm qua, "mảng tối" đáng kể nhất là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris.



 

Cùng với đó, ông Trump và nhiều thành viên Đảng Cộng hòa đã có những chính sách thúc đẩy hoạt động của các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và than đá thay vì năng lượng sạch.

Thế nhưng phần còn lại của thế giới đang hướng tới một nền công nghiệp năng lượng xanh. Rõ ràng với ý thách thức và "tuyên chiến" với ông Trump, tân Tổng thống Pháp Macron đã công bố sáng kiến "Hãy làm cho hành tinh của chúng ta vĩ đại trở lại" (Make our planet great again) cùng các lộ trình hành động cụ thể.

Tại châu Âu, Pháp và Anh tuyên bố sẽ cấm triệt để các loại xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040. Có lẽ vì cái mốc 2040 nghe vẫn còn khá xa nên "kinh đô ánh sáng" Paris đã tuyên bố cấm các loại xe hơi chạy xăng và dầu diesel sớm hơn một thập kỷ: từ năm 2030.

Tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực chứng tỏ họ hoàn toàn sẵn sàng thay Mỹ đảm đương cương vị "dẫn dắt" thế giới trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo khi đã triển khai số dự án kỷ lục về điện mặt trời và điện gió trong năm 2017.

Bắc Kinh đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ thu được 20% năng lượng từ mặt trời và gió.Để đạt được điều đó, dự kiến đầu tư cho lĩnh vực này của họ tính tới năm 2020 là 560 tỉ USD và sẽ tạo ra khoảng 13 triệu việc làm.

Vì Trung Quốc là quốc gia xả thải lớn nhất thế giới nên các dự án năng lượng sạch của họ không chỉ giúp giảm bớt lượng khí CO2 thải vào môi trường mà còn khiến cho giá thành triển khai công nghệ xanh toàn cầu sẽ rẻ hơn.

Năng lượng sạch ngày càng rẻ hơn

Các tấm thu năng lượng mặt trời cũng đang ngày càng rẻ hơn khi công nghệ liên quan được cải thiện thêm nhiều theo từng năm. Cùng với đó, giá thành các hệ thống pin lưu trữ điện cũng ngày càng giảm do quy mô sản xuất được mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trên thực tế việc lắp đặt các mái nhà lợp bằng tấm thu điện mặt trời đã giảm gần 1/4 giá thành trong vài năm qua và tiền mua pin lưu điện đã trở thành lựa chọn khả thi hơn với nhiều người dân.

Trong năm 2017, Tesla là một trong những công ty được yêu thích ở lĩnh vực cung cấp tấm lợp mái nhà thu năng lượng mặt trời.

Từ cuối năm 2016, công ty này đã tung ra thị trường các mẫu mái lợp Solar Roof với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng, khắc phục nhược điểm còn "lấn cấn" cuối cùng với những người muốn sử dụng kiểu mái lợp này.

Cùng với Tesla, một công ty khác của Mỹ là Sunpower cũng là cái tên đang tìm cách khẳng định tên tuổi trên thị trường năng lượng sạch với một kiểu tấm thu điện mặt trời có thiết kế mới, giúp tăng tối đa hiệu quả hấp thu ánh sáng mặt trời.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới thương hiệu Ikea, tập đoàn của Thụy Điển chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà. Công ty này đã bán được rất nhiều tấm thu điện mặt trời giá rẻ tại Anh và các nước khác.

Với 9.300 USD, người dùng sẽ được lắp đặt trọn bộ hệ thống tấm thu điện mặt trời và pin trữ điện trong gói sản phẩm của Ikea do Hãng Panasonic sản xuất.

Sự kiện kỷ lục ghi dấu thành tựu nổi bật năm qua là việc ông chủ Hãng Tesla, Elon Musk, đã hoàn thành hệ thống pin lưu điện Powerpack cho chính quyền Nam Úc trong thời gian kỷ lục 100 ngày.

Nhưng thị trường pin lưu điện không chỉ có Tesla, năm 2018 sẽ có thêm các sản phẩm khác hứa hẹn như pin có thể sạc trong năm phút của Hãng StoreDot, Samsung với loại pin lithium-ion sạc nhanh chỉ trong 20 phút.

Ngoài ra, các hãng như Toyota và Honda đang hợp tác với những nhà cung cấp nhiên liệu Nhật Bản để tăng thêm hạ tầng làm nền tảng phát triển cho các dòng xe hơi chạy bằng khí hydro.

Tuy nhiên công nghệ này vẫn khó nhân rộng vì giá thành xe hơi chạy bằng hydro còn quá đắt (chiếc Toyota Mirai có giá 60.000 USD hoặc hơn) và ngay tại Bắc Mỹ cũng gần như không có trạm cung cấp nhiên liệu loại này.

Tạp chí The Economist nhận định trong năm tới, lần đầu tiên các loại xe hơi chạy điện sẽ rẻ hơn xe chạy xăng với các tính toán liên quan tới chi phí tổng cộng cho việc sở hữu mộtchiếc xe hơi.

Theo báo Tuổi Trẻ online (TTO)