Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam


(Samtrix.vn) - Chưa bao giờ việc phát triển năng lượng sạch đứng trước nhiều vận hội mới như hiện nay: Từ chính sách chung của Chính phủ cho đến các khuôn khổ pháp lý đã hoàn thiện; từ ưu đãi về giá, thuế, ưu đãi về cơ sở hạ tầng, đất đai cho đến các khoản phí, vốn vay… Vấn đề là làm sao để tận dụng được thời cơ và vận hội này.



2012-04-03-055

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% nào năm 2050. Ảnh: Ngọc Thọ





Tiềm năng lớn


Năng lượng sạch là năng lượng được sản xuất trên cơ sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo, ít tác động tiêu cực đến môi trường như thuỷ năng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, nhiên liệu sinh học...


Năng lượng sạch cũng là năng lượng được sản xuất, cung cấp từ các nguồn năng lượng sơ cấp hóa thạch (than đá, sản phẩm dầu, khí đốt) và hạt nhân trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hoá năng lượng là công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường hay bảo vệ môi trường. Đồng thời, quá trình sản xuất, cung cấp năng lượng được tiến hành trong điều kiện đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý tác động môi trường, tổ chức hoạt động có hiệu quả cao hệ thống giám sát, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác đến môi trường.


Theo Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương thì nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển các nguồn năng lượng sạch.


Cụ thể, về thủy điện nhỏ, hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.


Về năng lượng gió, chúng ta cũng được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió tuy số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc chi tiết. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí có số liệu còn cho thấy là trên 100.000MW. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng Duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo.


Năng lượng sinh khối chính là gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là trấu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hay bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông, lâm, thủy hải sản.


Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm² theo hướng tăng dần về phía Nam cũng là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời - một dạng phổ biến của năng lượng sạch.


Ngoài ra, tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả nhất được cho là tại miền Trung.


Để khai thác hiệu quả


Mới đây, ông Patrick Wall - Tùy viên thương mại, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bố rộng trên cả nước với gần 3.400km bờ biển cung cấp nguồn năng lượng gió khoảng 500 - 1.000 kWh/m² mỗi năm, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với lượng bức xạ nắng trung bình 5 kWh/m2/ngày trên khắp cả nước. Cộng đồng doanh nghiệp rất muốn đầu tư sâu rộng hơn trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam”.


Theo ông Trần Văn An - Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp kỹ thuật điện D.C.N, người có nhiều năm kinh nghiệm tìm hiểu và quan sát lĩnh vực này thì xu hướng đầu tư, sử dụng năng lượng sạch là tất yếu khi mà các nguồn năng lượng truyền thống sẽ dần được khai thác tối đa, cạn kiệt. Theo ông An, do là nước nằm gần xích đạo, Việt Nam được coi là có tiềm năng điện mặt trời với 4-5kWh/m2/ngày, tập trung ở miền Trung và miền Nam. Đánh giá gần đây của tư vấn quốc tế cho thấy, nếu quy mô nhà máy khoảng 50 MW sử dụng công nghệ CHP sẽ sản xuất được từ 60-100 triệu kWh/năm. Một nhà máy với quy mô 1 MW sử dụng công nghệ solar PV sẽ sản xuất được 1,2 triệu kWh/năm.


Ông An đề xuất nên sớm thành lập Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam như nhiều nước đã làm, Hiệp hội hình thành sẽ giúp cho công tác nghiên cứu, thăm dò, quy hoạch, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng, chế tạo thiết bị và phát triển sản xuất năng lượng sạch... phục vụ phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững cũng như tuyên truyền, vận động để toàn dân hưởng ứng xây dựng ngành Năng lượng Việt Nam phát triển theo xanh - sạch; Qua đó, góp phần tích cực phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Thậm chí, Hiệp hội sẽ có một vườn ươm và quỹ ươm các dự án năng lượng sạch. Từ đây, nuôi dưỡng, ươm mầm, cung cấp các hỗ trợ về tài sản và các nguồn lực cần thiết để ươm tạo các ý tưởng nghiên cứu năng lượng sạch và tạo điều kiện cho các ý tưởng này phát triển thành các dự án tiềm năng.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý chủ trương lập đề án "Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035". Mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng.




Điện mặt trời thắp sáng cả vùng nông thôn khu vực châu Phi

Cậu bé Erasmus Wambua sống tại ngôi làng Ndela, phía đông Kenya giờ đây đã không còn cớ để bỏ làm bài tập về nhà vì lý do không có điện thắp sáng nhờ việc áp dụng công nghệ điện năng lượng mặt trời.

Hơn 18 năm sống chung với tinh trạng không có điện cùng gia đình tại ngôi làng nhỏ Ndela, nằm cách 80 km về phía Đông của thủ đô Nairobi, Kenya, Wambua dường như chưa có lúc nào thôi ngừng nghĩ về một ngày nào đó em có thể học dưới ánh sáng của đèn điện.




Những tấm pin năng lượng mặt trời trên nhiều mái nhà tại ngôi làng Ndela ở Kenya.


Những tấm pin năng lượng mặt trời trên nhiều mái nhà tại ngôi làng Ndela ở Kenya.





Rất may mọi thứ đã thay đổi kể từ khi mẹ của em là Rebecca đã đăng ký lắp đặt với M-Kopa, một nhà cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời có trụ sở tại Nairobi.


Theo bà mẹ 35 tuổi này cho biết, bà đang phải trả 100 shilling tương đương khoảng 1 USD/ngày cho việc sử dụng dầu để thắp sáng. Nhưng kể từ khi chuyển sang dùng năng lượng mặt trời, chi phí bỏ ra mỗi ngày của bà chỉ tốn khoảng 42 shilling tức khoảng 0,41 USD/ngày.


Các tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước chỉ khoảng một thanh pin laptop và có thể tạo ra được nguồn điện khoảng 8W, đủ để thắp sáng hai chiếc bóng đèn LED.


M-Kopa hiện đang sử dụng công nghệ để tạo ra các tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ tại quốc gia mà cứ 2 trong 3 người lại không thể tiếp cận được với mạng lưới điện quốc gia. Cho đến nay đã có khoảng 230.000 người đã đăng ký mua sản phẩm của công ty.




Bộ điều khiển pin năng lượng mặt trời được gắn trên tường của nhà dân.

Bộ điều khiển pin năng lượng mặt trời được gắn trên tường của nhà dân.


Khách hàng sẽ được công ty lắp đặt sau khi đồng ý mua pin năng lượng mặt trời. Họ cần chuyển tiền vào tài khoản của công ty thông qua một dịch vụ chuyển tiền điện thoại di động. Nếu như không thanh toán, các tấm pin năng lượng mặt trời mà người dùng mua về có thể sẽ bị khóa và ngừng hoạt động thông qua thẻ SIM.


Theo chia sẻ của Julian Mitchell, giám đốc của bộ phận điều hành tín dụng và gọi vốn của M-Kopa cho biết: "Một ngày bình thường, chúng tôi bán được khoảng 500 đơn vị sản phẩm". Con số này cho thấy tốc độ phát triển sản phẩm rất nhanh và mạnh mẽ của công ty và cũng phản ánh phần nào nhu cầu bức thiết của nhiều người dân tại nơi đây khi không có điều kiện tiếp cận với ánh sáng văn minh.


Câu chuyện này của Kenya chắc chắn sẽ là một điển hình rất hiệu quả mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác nên học tập.


Khi mà Dự án đưa lưới điện quốc gia tới với nhiều vùng đất xa xôi của EVN hiện nay vẫn đang tiếp tục được triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và tài chính của người dân còn hạn chế, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng hình thức cung cấp điện như đã giới thiệu tới nhiều nơi chưa được hưởng ánh sáng của lưới điện quốc gia.

Năng lượng mặt trời khiến than đá trở nên lỗi thời tại nhiều quốc gia

(Samtrix.vn) - Tấm pin mặt trời trên mái nhà đã trở thành một nhân tố mạnh mẽ trong thị trường năng lượng tới mức giờ đây nó có thể đẩy giá điện trở thành âm trong những vùng đất nhiều nắng nhất trên thế giới. Điều này là có thể vì việc ngưng các máy phát điện dùng than vào giai đoạn nhiều nắng sẽ tốn kém hơn việc trả tiền để khách hàng tiếp tục dùng điện.


Các rào cản về mức giá năng lượng âm đã bị phá bỏ ở Queensland, Úc, nơi có ít nhu cầu về điện và các máy phát điện dùng năng lượng mặt trời đã đẩy giá điện bán sỉ xuống mức (âm) -100 AUD cho mỗi MWh vào chiều Thứ 4 ngày 2 tháng 7 vừa qua. Lúc này là giữa mùa đông ở Úc, do vậy nhiệt độ hàng ngày là se lạnh. Các thiết bị gia dụng ít nhu cầu vào đầu giờ chiều và có mức sử dụng cao nhất vào buổi sáng sớm và chiều muộn, do vậy tầm đầu giờ chiều, trong mùa đông đầy nắng ở Úc là thời điểm mà năng lượng mặt trời đạt tới đỉnh cao.


Queensland là một trường hợp đặc biệt do địa phương xây quá nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than và các quyết sách tồi. Đây là ví dụ về sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời vượt qua mức dự đoán khi chính quyền không để tâm. Có hơn một ngàn hộ gia đình Úc đã lắp tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà, làm sụt giảm mạnh nhu cầu về điện của các thiết bị gia dụng truyền thống. Theo phân tích của UBS, nhu cầu về điện của Úc đã giảm 13% trong 4 năm vừa qua. 75% nhà dân và tới 90% các tòa nhà thương mại có thể sẽ lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trong vòng 10 năm tới.


a0a14-first-solar-installation


Apple gần đây công bố kế hoạch mở rộng đáng kể nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ của họ ở North Carolina. Sản lượng các tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017 khi đất nước này tập trung vào việc tạo ra qui mô kinh tế lớn nhằm giảm giá thành mỗi tấm. Các công ty công nghệ khác nhau của Mỹ đang nỗ lực cạnh tranh với chính sách trợ giá của Trung Quốc bằng cách đưa ra các tiến bộ về vật liệu, chẳng hạn như công nghệ quang điện màng mỏng.


Sự cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc trong công nghệ và sản xuất các tấm năng lượng mặt trời có khả năng tạo ra sự giảm giá đáng kể của các tấm quang điện trong 5 năm tới. Tới cuối thập kỷ này, ý tưởng về các gia đình và công ty tiến gần tới việc tự sản xuất và cung cấp điện sẽ trở thành tiêu chuẩn ở các bang có nhiều nắng ở Mỹ.


Trong những năm 1980, các chuyên gia tư vấn hàng đầu tỏ ra nghi ngờ về điện thoại di động. McKinsey & Company nhận xét rằng các thiết bị cầm tay đó nặng nề, pin không kéo dài, khoảng  phủ  sóng nhỏ hẹp và chi phí cho mỗi phút là cắt cổ. Họ dự đoán rằng trong vòng 20 năm sau đó, tổng qui mô thị trường sẽ có khoảng 900.000 máy, và tư vấn cho AT&T rút bỏ. McKinsey đã sai, tất nhiên rồi. Có hơn 100 triệu điện thoại di động được sử dụng vào năm 2000; và bây giờ là hàng tỷ chiếc. Chi phí đã giảm đến mức thậm chí người nghèo- trên toàn thế giới- đều có thể đủ tiền mua một điện thoại di động.


Các chuyên gia giờ đây cũng nói như vậy về năng lượng mặt trời. Họ lưu ý rằng sau hàng thập kỷ phát triển, thì năng lượng mặt trời cũng không cung cấp nổi 1% nhu cầu năng lượng thế giới. Họ nói rằng năng lượng mặt trời là không hiệu quả, quá đắt đỏ khi lắp đặt và không đáng tin cậy, và sẽ thất bại nếu không có trợ cấp của chính phủ. Họ cũng đang sai lầm. Năng lượng mặt trời sẽ phổ biến như điện thoại di động bây giờ.


Nhà tương lai học Ray Kurzweil lưu ý rằng năng lượng mặt trời đã tăng gấp đôi sau mỗi hai năm trong suốt 30 năm qua – khi chi phí đã được giảm. Ông nói năng lượng mặt trời chỉ cần sáu lần gấp đôi nữa – ít hơn 14 năm – để đáp ứng 100% nhu cầu năng lượng hiện tại của thế giới. Mức sử dụng năng lượng sẽ tiếp tục tăng lên, do vậy đây là một mục tiêu di động. Nhưng, với ước tính của Kurzwell, các nguồn năng lượng tái tạo rẻ tiền sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn mức mà thê giới cần trong vòng ít hơn 20 năm. Kể cả tới lúc đó, thì chúng ta cũng chỉ dùng ít hơn 1/10.000 năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên trái đất.


Ở các nơi như Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc, và Tây Nam nước Mỹ, sản xuất năng lượng mặt trời qui mô dân dụng đã đạt mức “ngang bằng” với giá điện dân dụng trung bình. Nói cách khác, về mặt lâu dài, lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời không đắt hơn so với việc trả tiền điện từ các công ty điện. Giá của các tấm năng lượng mặt trời đã giảm 75% trong vòng năm năm qua và sẽ còn sụt giảm hơn nữa khi công nghệ tiến bộ và qui mô kinh tế tăng lên. Tới năm 2020, năng lượng mặt trời – không trợ giá – sẽ có giá cạnh tranh với năng lượng hoá thạch ở hầu hết các nơi trên thế giới. Trong thập kỷ tới, nó chỉ tốn chi phí rất ít so với các nguồn năng lượng hoá thạch khác.


Không chỉ việc sản xuất năng lượng mặt trời được thúc đẩy với tốc độ nhanh; còn có các công nghệ khác khai thác sức mạnh của gió, sinh khối, nhiệt, thuỷ triều, và năng lượng do phân huỷ chất thải, và các dự án nghiên cứu trên toàn thế giới đang tập trung đẩy mạnh hiệu suất và hiệu quả. Năng lượng gió, chẳng hạn, cũng có mức giá giảm mạnh và giờ đang cạnh tranh với mức giá của các nhà máy nhiệt điện mới của Mỹ. Không nghi ngờ gì nữa, nó cũng sẽ khiến năng lượng mặt trời phải chạy đua để giảm giá. Sẽ có các đột phá trong nhiều công nghệ khác nhau, và điều này sẽ đẩy mạnh tiến độ tổng thể.


Năng lượng mặt trời sẽ không giới hạn và miễn phí trong vòng 20 năm tới



Khủng hoảng năng lượng gì? Trong vòng ít hơn 20 năm, năng lượng mặt trời sẽ trở nên rẻ tiền và phổ biến rộng tới mức có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu năng lượng của thế giới với hầu như không tốn chi phí, nhà tương lai học Ray Kurzweil, nói với tờ Washington Post.


Hiện nay, năng lượng mặt trời chỉ đóng góp một phần ít ỏi 0.23% năng lượng tiêu thụ ở Mỹ và khoảng 1% trên toàn cầu.


WW-Renuable-Energy


Tuy nhiên, những người tiên phong về trí tuệ nhân tạo đã chỉ ra rằng, việc sử dụng năng lượng mặt trời đã tăng gấp đôi trong mỗi hai năm trong suốt ba thập kỷ qua, cũng như đều đặn giảm chi phí. Kurzweil, người hiện đang là giám đốc Kỹ thuật của Google, nói rằng với tốc độ tăng trưởng hiện tại, năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng hiện nay trong vòng 14 năm.


Annual-Photovoltaic


Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Kurzweil tiên đoán rằng năng lượng mặt trời sẽ rẻ tiền và phổ biến đủ để cung cấp năng lượng cho toàn hành tinh trong vòng 20 năm.


Dự đoán nghe có vẻ xa vời, nhưng Kurzweil không phải là người duy nhất dự đoán như vậy. Người sáng lập X Prize ( Giải thưởng X) và đồng sáng lập đại học Singularity Peter Diamandis đồng tình: Giá cả các tấm năng lượng mặt trời đã giảm 97% và đã có sự gia tăng 500% trong đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế. Đây là lý do tại sao:


Solar-Panels


Xem xét biểu đồ đầu tiên dưới đây, cho thấy sự tăng trưởng khổng lồ trong đầu tư năng lượng thay thế trong khoảng 2004 và 2011 ( hơn 300 tỷ đô la vào năm 2011). Mười năm trước đây, mức đầu tư chỉ dưới 50 triệu đô la ( USD). Đó là mức tăng trưởng 500% trong vòng 7 năm.


Tỷ suất lợi nhuận của các đầu tư đó thế nào?


Để bắt đầu, giá mỗi watt của tấm pin mặt trời đã rớt gần như thẳng đứng trên đồ thị  . Như bạn sẽ thấy trên đồ thị tiếp theo, giá của các tấm pin mặt trời đã giảm 97% trong giai đoạn 1975 tới 2012.


Tôi *yêu* trích dẫn này từ một bài báo gần đây trên tờ NY Times về năng lượng tái tạo ( Mặt trời và Gió thay đổi cảnh quan trái đất, bỏ các công ty điện lại phía sau), “ Các giám đốc điều hành các công ty điện trên toàn thế giới đang theo dõi một cách lo lắng khi các công nghệ mà họ từng coi là không thích hợp đã bắt đầu đe doạ các kế hoạch kinh doanh đã thành lập từ lâu của họ”. Không chỉ giá năng lượng mặt trời giảm xuống, mà năng lực sản xuất quang điện cũng tăng trưởng theo cấp số nhân trong vòng thập kỷ qua.


Như chúng ta cũng thấy trên rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác, năng lượng mặt trời sẽ càng chỉ trở nên tốt hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn.


Bạn đã từng phải tìm kiếm và tham khảo ý kiến của chuyên gia để lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà của bạn. Ngày nay, điều đó dễ dàng như việc đi tới cửa hàng Best Buy hoặc Home Depot gần nhà bạn.


Tương tự như vậy, Vivek Wadhwa, một nhà nghiên cứu danh giá tại Đại học Singularity và giám đốc nghiên cứu ại Trung tâm nghiên cứu thương mại và Doanh nghiệp tại đại hock Duke, chỉ ra rằng chỉ khoảng ba thập kỷ trước, người ta cũng hoài nghi về điện thoại di động giống như người ta hoài nghi về năng lượng mặt trời ngày nay, và với sự biện minh tương tự.


Một sự phát triển quan trọng khác:


Chiếc máy bay có thể bay mãi mãi.


solar airplane


Solar Impulse là một chiếc máy bay Thuỵ Sỹ được thiết kế cho các chuyến bay tầm xa, du hành với nguồn năng lượng không gì khác ngoài ánh sáng mặt trời, và đang tăng tốc để có thể hoàn thành chuyến bay vòng quanh thế giới trong năm 2015.


Chiếc máy bay sử dụng 17.248 pin mặt trời ( solar cells) để khai thác năng lượng mặt trời. Khi mặt trời lặn, máy bay chuyển sang năng lượng dự trữ trong các pin. Solar Impulse có thể, về mặt lý thuyết, vĩnh viễn ở trên cao chừng nào phi công muốn bay.


Đây là một dự án ước mơ của Bertrand Piccard, người Thuỵ Sỹ từng là đồng phi công trong chuyến bay vòng quanh trái đất không nghỉ bằng khinh khí cầu ( balloon) vào năm 1999, và Andre Borschberg, một doanh nhân Thuỵ Sỹ.


Piccard có một gia đình với lịch sử khám phá- cha ông là một nhà thám hiểm dưới đáy biển được ghi nhận, và ông nội của ông là cũng là một người lái khinh khí cầu nổi danh. Borschberg dẫn đầu một nhóm kỹ thuật mà trên thực tế xây dựng các hệ thống khiến cho Solar Impulse hoạt động được. Hai người tiến hành dự án như một phương tiện để chứng minh rằng “ tinh thần đi đầu, sáng tạo và các công nghệ sạch có thể thay đổi thế giới”

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Mỹ gia tăng việc sử dụng năng lượng sạch thay thế nhiệt điện chạy than

Kế hoạch điện năng sạch mới được công bố của ông Obama đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than.





Được coi là bước đi lịch sử và mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của chính quyền Tổng thống Obama, kế hoạch điện năng sạch vừa được chính phủ Mỹ công bố hôm 3/8 đặt ra những tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên nhằm hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy điện, nguồn phát thải khí cacbonic lớn nhất hiện nay tại Mỹ.












nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 0
Tổng thống Obama phát biểu về kế hoạch năng lượng sạch trong sự kiện tại Nhà Trắng. Ảnh chụp màn hình: AP.

Theo kế hoạch trên, đến năm 2030, Mỹ sẽ cắt giảm 32% lượng phát thải khí cacbonic so với mức của năm 2005. Chủ yếu nhắm vào các nhà máy điện sử dụng than đá, kế hoạch linh hoạt này cho phép các tiểu bang xây dựng kế hoạch thực hiện riêng dựa trên điều kiện thực tế để đáp ứng mục tiêu cắt giảm phát thải của các nhà máy điện trong khu vực.


Điều này đồng nghĩa với việc mức cắt giảm của mỗi bang là khác nhau. Về cơ bản, các bang sẽ đệ trình kế hoạch cắt giảm khí cacbonic chậm nhất là vào năm 2018 và bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Hiện các nhà máy điện đốt than đá cung cấp hơn 37% lượng điện cho nước Mỹ.


Nhà Trắng kỳ vọng kế hoạch điện năng sạch sẽ giảm 90% tỷ lệ tử vong sớm do ô nhiễm từ các nhà máy điện vào năm 2030 so với năm 2005, tạo thêm hàng chục nghìn việc làm, đảm bảo nguồn cung điện, khuyến khích đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch, thúc đẩy năng lượng gió và mặt trời và duy trì sự đi đầu của Mỹ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Theo kế hoạch điện năng sạch, cho đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 28% tổng nguồn cung năng lượng của Mỹ.


Tuy vậy, kế hoạch trên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa cùng các công ty điện và khai thác than, những ngành sẽ chịu tác động nhiều nhất, ngay từ trước khi được công bố.












nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 1
Theo kế hoạch của Tổng thống Obama, đến năm 2030, Mỹ sẽ cắt giảm 32% lượng phát thải khí cacbonic so với mức của năm 2005. (ảnh: ST)

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell kêu gọi tất cả các bang tẩy chay kế hoạch điện năng sạch trong khi ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sỹ Marco nhấn mạnh rằng chi phí sử dụng điện sẽ tăng cao đối với hàng triệu người Mỹ và kế hoạch này cũng không giúp gì cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi mà Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác tiếp tục sử dụng các công nghệ phát thải khí cacbonic với lượng lớn.


Hiệp hội than bang Ohio cũng cảnh báo kế hoạch năng lượng sạch sẽ đẩy giá điện tăng cao và đe dọa nguồn cung điện trong nước, còn Hội đồng Trao đổi luật pháp Mỹ, một tổ chức có nguồn tài chính được hỗ trợ một phần từ các công ty sản xuất điện và khai thác than đang kêu gọi chính quyền các bang và Quốc hội Mỹ chống lại kế hoạch của Tổng thống Obama.


Trong phiên điều trần gần đây tại Hạ viện Mỹ, một số nghị sỹ tính toán rằng kế hoạch điện năng sạch sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, đẩy giá điện tăng, buộc các nhà máy điện đốt than phải đóng cửa và giảm sản lượng của ngành khai thác than, khiến nhiều người mất việc làm.


Phân tích của Quỹ Heritage, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ cũng cho thấy kế hoạch điện năng sạch sẽ khiến khoảng 80,000 người Mỹ mất việc làm, GDP giảm 28 tỷ USD và thu nhập trung bình hàng năm của mỗi hộ gia đình Mỹ giảm khoảng 300 USD vào năm 2030.


Phản bác lại những lập luận trên, Tổng thống Obama khẳng định kế hoạch điện năng sạch sẽ không “giết chết” việc làm của người Mỹ mà trái lại còn thúc đẩy thị trường lao động. Theo ông Obama chỉ riêng ngành công nghiệp điện mặt trời đã tạo ra việc làm nhanh gấp 10 lần các ngành khác trong nền kinh tế Mỹ.


Ông Obama nêu rõ, việc làm trong ngành khai thác than đã suy giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua và số nhân công hiện tại của ngành này sẽ được hưởng lợi từ các chương trình y tế và đào tạo lại của chính phủ. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng với việc thực hiện kế hoạch điện năng sạch thì đến năm 2030, mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ tiết kiệm được 85 USD tiền điện/năm, qua đó giúp người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm tới 155 tỷ USD.


Kế hoạch điện năng sạch nhận được sự ủng hộ không chỉ của phe Dân chủ mà điển hình là ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton cùng các tổ chức bảo vệ môi trường mà còn cả chính một số công ty điện.













nang luong sach - cuoc chien khong de dang cua tong thong my hinh 2
Kế hoạch điện năng sạch nhận được sự ủng hộ của ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton cùng các tổ chức bảo vệ môi trường mà còn cả chính một số công ty điện. (ảnh: AP)

Giám đốc điều hành của Công ty điện Mỹ, một trong những nguồn phát thải khí cacbonic lớn nhất nước Mỹ cho rằng việc chính phủ gia hạn thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch điện năng sạch thêm 2 năm thay vì 2020 như đề xuất ban đầu là một bước đi tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất điện sạch.


Tuy nhiên, theo giới phân tích thì cơ sở pháp lý của kế hoạch điện năng sạch có vẻ chưa đủ vững chắc và dễ bị phe phản đối tấn công khi Đạo luật không khí sạch ban hành năm 1963 của Mỹ quy định rằng chính phủ chỉ có thể đưa ra quy định hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với “nguồn phát thải hiện tại”, tức là các nhà máy điện chứ không thể buộc các bang thực hiện các biện pháp như sử dụng năng lượng tái tạo hay cắt giảm nhu cầu năng lượng.


Ngoài ra, Tu chính án thứ 10 trong Hiến pháp Mỹ cũng có những quy định về bảo vệ các bang trước sự can thiệp thái quá của chính phủ. Một nguy cơ nữa đối với kế hoạch điện năng sạch là khoảng thời gian từ khi công bố cho đến lúc thực hiện là 7 năm và người kế nhiệm Tổng thống Obama có thừa thời gian để hủy bỏ kế hoạch này nếu muốn, nhất là trong thường hợp Tổng thống kế tiếp thuộc đảng Cộng hòa.


Theo ước tính, khoảng 25 bang của Mỹ sẽ đệ đơn kiện về tính pháp lý của kế hoạch điện năng sạch và có khả năng vụ việc sẽ được phân xử tại Tòa án tối cao Mỹ. Ngày 29/6 vừa qua, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết ngăn chặn quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) về hạn chế phát thải thủy ngân và một số chất độc khác từ các nhà máy điện đốt than với lý do cơ quan này đã không xem xét một cách hợp lý về phí tổn mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng điện phải gánh chịu./.




Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Trạm sạc năng lượng mặt trời công cộng cho điện thoại di động

Hệ thống đèn đường hoạt động bằng năng lượng mặt trời kiêm chức năng trạm sạc pin cho smartphone sẽ được thí điểm đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản.

Theo cơ quan cung cấp các giải pháp thân thiện môi trường của chính phủ Nhật Bản thì những chiếc đèn LED được gắn trên hệ thống đèn điện sẽ sử dụng năng lượng mặt trời được thu từ các tấm pin mặt t phía trên của chúng.

Mô hình trạm sạc pin cho điện thoại bằng nguồn năng lượng sạch.



Mô hình trạm sạc pin cho điện thoại bằng nguồn năng lượng sạch.



Hệ thống này được thiết kế để chịu được lực động đất, và hoạt động như là một nguồn cung cấp điện khẩn cấp, bên cạnh nguồn điện lưới, cho phép sạc pin cho smartphone, rất hữu ích một khi thành phố đối diện với thảm họa thiên nhiên, như động đất làm mất điện khu vực. Để sạc pin cho smartphone, nó sẽ cung cấp sẵn dây kết nối microUSB (thiết bị Android) lẫn Lightning (dành cho iPhone).

Tốc độ sạc được cho là sẽ tương đương với một bộ sạc bằng nguồn điện lưới bình thường, nhưng trạm sạc có thể sạc năng lượng cho điện thoại sử dụng trong khoảng 10 đến 20 phút.

Ban đầu, sẽ có hai trạm sạc được xây dựng, dự kiến thời điểm bắt đầu vào tháng 10 năm nay. Nếu chương trình thành công, mô hình sẽ được nhân rộng ra. Hãng Sharp sẽ đảm nhiệm việc xây dựng trạm sạc, sau đó sẽ triển khai để các quốc gia khác trên thế giới cùng tham gia.

Tesla xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

Nhà máy năng lượng Mặt Trời nằm trong dự án năng lượng mới của Tesla có thể sẽ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với những dự đoán ban đầu.


Nhà máy năng lượng Mặt Trời nằm trong dự án năng lượng mới của Tesla có thể sẽ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với những dự đoán ban đầu. Trong một bài thuyết trình của mình, ông Dean Haymore đến từ Ủy ban Quận Story cho biết Tesla đã mua thêm 1200 mẫu đất (khoảng 5 triệu m2) bên cạnh công trình đang xây dựng và sẽ mua thêm 350 mẫu nữa trong thời gian tới.


Tesla và tỷ phú Elon Musk chưa có thông báo chính thức, nhưng chắc chắn rằng công trình này sẽ được mở rộng với quy mô rất lớn nữa. Tesla từng cho biết, công ty muốn xây dựng một nhà máy năng lượng cung cấp đủ năng lượng cho 500.000 chiếc xe.




85698396



Kế hoạch ban đầu, Tesla sẽ xây dựng một khu phức hợp bao gồm lưu trữ năng lượng, sản xuất pin và ước tính tổng diện tích vào khoảng 3 triệu m2. Nhưng có vẻ diện tích ước tính ban đầu là không đủ, đó là chưa kể đến khu vực đặt các tấm năng lượng Mặt Trời.


Nếu như tuyên bố trên là đúng, thì toàn bộ hệ thống nhà máy năng lượng Mặt Trời của Tesla sẽ có tổng diện tích gần 8 triệu m2. Mà theo Wiki, nếu được xây dựng thì đây sẽ là công trình kiến trúc lớn nhất mà con người từng xây dựng trên Trái đất.


Tesla đang có tham vọng làm thay đổi ngành năng lượng trên toàn thế giới, với sản phẩm Power Wall và nhà máy năng lượng Mặt Trời của mình. Khi được sử dụng rộng rãi, các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào mạng lưới điện chung và năng lượng truyền thống.


Tuy nhiên để có thể cung cấp năng lượng cho cả một quốc gia, trong tương lai có thể là trên toàn thế giới chỉ với năng lượng Mặt Trời, Tesla sẽ cần một nhà máy năng lượng Mặt Trời khổng lồ. Nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới hiện nay là Ivanpah tại Mỹ, mỗi năm sản xuất được gần 400 megawatt cung cấp cho 140.000 hộ gia đình. Tổng diện tích của Ivanpah vào khoảng 14 triệu m2, tuy nhiên phần lớn diện tích là cánh đồng năng lượng nơi đặt các tấm năng lượng Mặt Trời chứ không phải nhà máy sản xuất.

Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả

Hệ thống năng lượng mặt trời đã trở thành giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhiều gia đình. Trong đó, pin mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả, người dùng nên lưu ý tới các tấm pin.


Việc lắp đặt các tấm pin cần được tính toán cẩn thận để có thể hấp thụ nhiều nhất ánh sáng mặt trời. Các tấm pin nên được đặt nghiêng và hướng về phía mặt trời. Việc tính toán vị trí lắp tấm pin, ngoài các yếu tố như cảnh quan, tính thẩm mỹ, độ an toàn, chắc chắn ưu tiên thuận tiện, cần đặc biệt lưu ý tới công suất.


2014-06-06-5003


Trụ đèn năng lượng mặt trời tại nghĩa trang Việt Lào


Ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6oC, nhiệt độ trung bình mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 là 29,2oC; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là 15,2oC. Số ngày nắng trong năm trung bình 251 ngày. Số giờ nắng trung bình 1.800 giờ. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm là 122,8kcal/cm2. Với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, thời điểm có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều nhất lại là mùa đông với 5 tháng, trong khi số ngày nắng chỉ khoảng 50 ngày, còn lại là trời không có nắng và mưa. Vì vậy, việc lắp tấm pin cần tính toán để có công suất phù hợp. Các tấm pin không đòi hỏi phải bảo dưỡng quá nhiều sau khi lắp đặt song nên được kiểm tra làm sạch thường xuyên để mang lại kết quả tối ưu.



Các chuyên gia đã chỉ ra các chi tiết khiếm khuyết cần lưu ý có thể gây hư hại hay làm giảm hiệu quả của tấm pin: Có các vết xước trên khung, trên kính cường lực; có nhiều vết keo hay vết keo không đều trên kính hoặc khung; có kẽ hở giữa khung và kính do liên kết không chặt; điện áp ra luôn luôn thấp hơn so với quy định trong bảng dữ liệu; màu bề mặt tấm pin không ổn định, không đồng đều…