Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình?




[Samtrix.vn] - Mỗi hệ thống điện năng lượng mặt trời trị giá vài chục triệu đồng nhưng nhiều người dân tại TPHCM sẵn sàng chi tiền để sử dụng loại năng lượng tái tạo này. Nhiều hộ dân sử dụng không hết còn bán ngược lại cho ngành điện.





Trao đổi với Báo SGGP, ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng, Tổng công ty Điện lực TPHCM cho biết, thành phố nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, cường độ bức xạ mặt trời trung bình khá cao (1.581kWh/m²/năm, tương ứng 4,3kWh/m²/ngày) nên tiềm năng phát triển và sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện là rất lớn và khả thi.









- PHÓNG VIÊN: Tính đến nay, đã có bao nhiêu khách hàng tại TPHCM đăng ký lắp đặt điện mặt trời, thưa ông?

>> Ông NGUYỄN TẤN HƯNG: Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo của người dân TPHCM đang tăng lên. Tính từ tháng 9-2017 đến tháng 5-2018, số hộ dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời và đăng ký bán lại phần điện dư tại thành phố đã tăng khoảng 2,7 lần. Đây là con số rất đáng khích lệ, bởi từ đầu tháng 3-2018 đến nay, nhiều vùng trên nước ta phải trải qua những đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt là TPHCM và khu vực Nam bộ. Do đó, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tăng cao. Theo dự báo, tình hình nắng nóng sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp nên có khả năng hệ thống điện quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp điện. Ngoài việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thì giải pháp tự cung cấp năng lượng điện nhờ vào nguồn năng lượng mặt trời đang là xu hướng phát triển của thế giới. Nguồn điện từ năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, vĩnh cửu, không bị cạn kiệt như nguồn năng lượng hóa thạch là than đá hay dầu mỏ và rất thân thiện với môi trường. Người dân khi sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời sẽ không mất chi phí vận hành; trong khi chi phí bảo trì khá thấp. Tính đến nay, đã có 284 khách hàng lắp đặt điện mặt trời nối lưới đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện với tổng công suất lắp đặt là 3,64MWp.


- Việc khai thác năng lượng điện mặt trời sẽ có những ưu, nhược điểm gì và chi phí đầu tư có quá cao?

Ưu điểm của điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, vĩnh cửu, không bị cạn kiệt. Nó giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không phải sử dụng nguồn điện lưới. Ngoài ra, còn có thể bán phần điện dư không sử dụng hết cho ngành điện. Không chi phí vận hành, chi phí bảo trì thấp, đồng thời thân thiện môi trường, trong quá trình vận hành không gây ra tiếng ồn và khói bụi.Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là: Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn; cần không gian mái nhà đủ lớn để lắp đặt mới có thể thu được năng lượng hiệu quả như mong muốn; hiệu quả của hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, vị trí của các tòa nhà và cây cối xung quanh.

Tính bình quân cứ 8m² trần phẳng mới hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời để sinh ra 1kWp, chi phí đầu tư điện mặt trời bình quân khoảng từ 22 - 30 triệu đồng/1kWp. Nếu một hộ dân có nhu cầu sử dụng điện khoảng 500kWh/tháng (hơn 1 triệu đồng/tháng) thì cần đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời khoảng 3kWp, trị giá khoảng 68 triệu đồng và diện tích trần phẳng tối thiểu là 20m².



- Chiến lược sắp tới của tổng công ty trong việc vận động khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là gì?

Trong thời gian tới, tổng công ty tiếp tục triển khai mạnh các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Tập trung hướng đến việc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời và điện mặt trời nối lưới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi về quy trình lắp đặt cũng như yêu cầu kỹ thuật của các công trình điện mặt trời nối lưới vào hệ thống điện của tổng công ty. Bên cạnh đó, tổng công ty tiếp tục kiến nghị TP chỉ đạo ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM, ban quản lý khu công nghệ cao vận động các đơn vị, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước, trường học, bệnh viện… chủ động xây dựng kế hoạch trang bị lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại đơn vị. Song song đó, tổng công ty tiếp tục kiến nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính sớm ban hành các hướng dẫn nhằm tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT và phát hành hóa đơn trong việc sử dụng điện mặt trời nối lưới trên mái nhà của người dân. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng điện mặt trời.



Điện mặt trời về cơ bản sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện. Để sử dụng điện mặt trời, khách hàng cần đầu tư một hệ thống điện mặt trời nối lưới. Một hệ thống điện mặt trời nối lưới gồm các thành phần như sau: các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ inverter nối lưới (hay còn gọi là hòa lưới) và một điện kế 2 chiều.



Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới là ban ngày khi có ánh sáng mặt trời, các tấm pin mặt trời sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời rồi chuyển hóa thành nguồn điện 1 chiều (DC). Bộ inverter hòa lưới có chức năng chuyển đổi nguồn điện DC được tạo ra từ các tấm pin mặt trời thành nguồn điện xoay chiều (AC) có điện áp và tần số phù hợp với lưới điện của điện lực. Bên cạnh đó, bộ inverter hòa lưới còn được kết nối với nguồn điện từ lưới điện của điện lực cấp vào để hòa 2 nguồn điện với nhau. Nếu nguồn điện mặt trời không đủ cung cấp thì điện sẽ được lấy thêm từ nguồn của điện lực. Ngược lại, nếu nguồn điện mặt trời dư thừa sẽ phát ngược lên lưới điện của điện lực và sẽ được sử dụng để cấp cho các phụ tải của hộ tiêu thụ khác. Điện kế 2 chiều được lắp đặt để đo đếm điện năng tiêu thụ ở cả 2 chiều: chiều nhận từ lưới điện của điện lực và chiều phát từ điện mặt trời lên lưới điện của điện lực.







Muốn lắp đặt được hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà, khách hàng cần có diện tích trống trên mái nhà và mái nhà có thể lấy được ánh sáng mặt trời một cách tốt nhất. Không bị cây xanh hoặc các nhà cao tầng xung quanh che khuất làm giảm hiệu suất hấp thu của các tấm pin năng lượng mặt trời. Thông thường, để lắp đặt 1kWp cần có khoảng trống diện tích tối thiểu khoảng 8m². Nếu muốn lắp đặt 5kWp thì cần một diện tích khoảng 40m².



Ninh Thuận : Địa phương dẫn đầu cả nước về dự án điện mặt trời

Được xem là một trong những địa phương sở hữu nhiều dự án nhà máy điện mặt trời nhất Việt Nam – Ninh Thuận đang có hàng loạt dự án điện mặt trời "khủng", với tiềm năng phát triển bậc nhất khu vực Nam Trung Bộ.

Đã khởi công 11 dự án với tổng vốn đầu tư trên 20.884 tỷ đồng

Với “thiên thời, địa lợi” trời ban - Ninh Thuận được các nhà đầu tư nhắm đến để triển khai dự án điện mặt trời vì đây là khu vực nhiều nắng, phù hợp với việc khai thác và phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Chính vì thế, khi Ninh Thuận đang dần dần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhóm ngành tái tạo trở thành 1 trong 6 nhóm ngành trụ cột của địa phương; từng bước xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước thì một “cú hích” cho ngành năng lượng tái tạo đang được đầu tư xây dựng tại địa phương này sẽ chính thức đưa vào vận hành thương mại vào quý 4/2018 và đồng loạt trong quý 1,2/2019, bao gồm:









Ninh Thuận vừa khởi công Dự án Nhà máy điện mặt trời của tập đoàn Trung Nam vào tháng 7 vừa qua
Ninh Thuận vừa khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời của tập đoàn Trung Nam vào tháng 7 vừa qua

 

 

 

 

 

 

Nhà máy điện mặt trời CMX Renewable Việt Nam của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Re Sun Seap Việt Nam: Với công suất 168MWp, vốn đầu tư 4.398 tỷ đồng. Đã khởi công xây dựng từ tháng 7/2018, dự kiến hoàn thành xây dựng và thử nghiệm vào tháng 4/2019; phát điện thương mại vào 5/2019 tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).

Dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn của Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn: công suất 50 MW, diện tích chiếm đất 80 ha, tổng vốn 1.362 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện theo quy định: Khởi công tháng 5/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 12/2018. Dự án cũng được đặt tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang: công suất 50 MW, diện tích chiếm đất 70 ha, tổng vốn 1.425 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 4/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 4/2019. Được xây dựng tại xã Hữu Phước, huyện Ninh Phước.

Dự án Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1 của Công ty Cổ phần BP Solar: công suất 46MWp, diện tích chiếm đất 62,26 ha, tổng vốn 1.200 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 5/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 6/2019, tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Trang trại điện mặt trời SP – Infra Ninh Thuận của Công ty TNHH Năng lượng Surya Prakash Việt Nam:  công suất 50 MW, diện tích chiếm đất 58,7 ha, tổng vốn 1.633 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 4/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 10/2018. Được xây dựng tại xã Phước Vinh, Ninh Phước.

Dự án Trang trại điện mặt trời hồ Bầu Ngứ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thànhcông suất 50 MW, diện tích chiếm đất 75 ha, tổng vốn 1.150 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 1/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 12/2018, tại xã Phước Dinh, Ninh Phước.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19 của Công ty cổ phần Tasco Năng lượng: công suất 49MW; diện tích chiếm đất khoảng 73,5 ha; tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 4/2018, vận hành và bán điện thương mại trong tháng 5/2019. Xây dựng tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Bim 1 của Công ty cổ phần năng lượng Bim: công suất 30MWp, diện tích chiếm đất 34,57ha, tổng vốn 797 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 3/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 12/2018, cũng tại xã Phước Minh.









Tại địa phương này những Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 5.000 tỷ đồng về xây dựng Nhà máy điện mặt trời đã khẳng định vị trí về số 1 của ngành điện năng lượng
Tại địa phương này những dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 5.000 tỷ đồng/dự án về xây dựng Nhà máy điện mặt trời, khẳng định vị trí về số 1 của ngành điện năng lượng tại Việt Nam

 

 

Dự án Trang trại điện mặt trời Gelex Ninh Thuận của Tổng Công ty Cổ phần thiết bị điện Việt Nam: công suất 50MW, diện tích chiếm đất 70ha, tổng vốn 1.235 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công Quý III/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 4/2019. Được xây dựng tại xã Phước Dinh, Thuận Nam.

Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà của Công ty TNHH MTV Solar Power Ninh Thuận: công suất 50MWp, diện tích chiếm đất 60ha, tổng vốn 1.296 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 5/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 5/2019. Tại xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam của Công ty cổ phần Điện Mặt trời Trung Nam: công suất 204 MW, diện tích chiếm đất 264 ha, tổng vốn 4.989 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Khởi công tháng 7/2018 và đưa vào vận hành trong tháng 6/2019. Được xây dựng tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc.

12 dự án chuẩn bị khởi công

Với tổng vốn đầu tư trên 20.324 tỷ đồng của 12 dự án Nhà máy điện mặt trời dự kiến sẽ khởi công vào các thời điểm của quý 3,4/2018 và vận hành vào cuối năm 2019, bao gồm:









Nằm trong vùng có vị trí thiên nhiên thuận lợi cho nguồn điện năng lượng đã giúp cho Ninh Thuận đứng về vị trí hàng đầu trong công tác xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời
Nằm trong vùng có vị trí thiên nhiên thuận lợi cho nguồn điện năng lượng đã giúp cho Ninh Thuận đứng về vị trí hàng đầu trong công tác xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn- Hoàn Lộc Việt của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Mỹ Sơn - Hoàn Lộc Việt: công suất 50 MWp, diện tích chiếm đất 64,57ha, tổng vốn 1.250 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện mặt trời Bim 2 của Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Bim:  công suất 250MW, diện tích chiếm đất 247,5ha, tổng vốn 4.979 tỷ đồng; Nhà máy điện năng lượng tái tạo Bim 3 của Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Bim: công suất 50MWp, diện tích chiếm đất 60ha, tổng vốn 1.284 tỷ đồng;

Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Hoàng Sơn: công suất 50 MWp, diện tích chiếm đất 60ha, tổng vốn 1.192 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Ninh Phước 6.1 của Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo và Nông nghiệp Ninh Thuậncông suất 7MW; diện tích chiếm đất 12,1ha, tổng vốn 185,978 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Ninh Phước 6.2 của Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo và Nông nghiệp Ninh Thuận: công suất 50MWp; diện tích chiếm đất 58,69ha, tổng vốn 808,7 tỷ đồng;

Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu – Điện lực 1 của Công ty Cổ phần Đầu tư điện Phước Hữu: công suất 30,24 MWp, diện tích chiếm đất 36 ha, tổng vốn 747 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar của Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings:  công suất 50MWp, diện tích chiếm đất 60ha, tổng vốn đầu tư 1.151 tỷ đồngNhà máy điện mặt trời Adani Phước Minh của Công ty TNHH Điện mặt trời Adani Phước Minh: công suất 49,8MWp, diện tích chiếm đất 59,86ha, tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc – Giai đoạn 1 của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Ninh Thuận: công suất 125 MW, diện tích chiếm đất 174 ha, tổng vốn 3.806 tỷ đồng; Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc – Giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Thuận Bắc: công suất 75 MW, diện tích chiếm đất 90 ha, tổng vốn 2.301 tỷ đồng.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Nhà đầu tư Thái Lan liên tiếp mua lại cổ phần các dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Các tập đoàn năng lượng Thái Lan liên tục đầu tư vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam thời gian gần đây tạo nên làn sóng đầu tư mới trong lĩnh vực năng lượng.

Ngày 10/8, công ty B.Grimm Power PLC của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Phú Yên. Số tiền B.Grimm bỏ ra để mua cổ phần TTP Phú Yên là 32,5 triệu USD.

Thỏa thuận này là một phần trong kế hoạch mở rộng đầu tư nước ngoài thông qua việc liên doanh với các đối tác địa phương để tăng sản lượng trong năng lượng tái tạo của tập đoàn năng lượng Thái Lan B.Grimm Power.

Phần còn lại trong dự án được đầu tư bởi Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group), một công ty tư nhân được thành lập từ năm 2012 và hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, hạ tầng và năng lượng.

Dự án điện mặt trời tại Phú Yên đã có thỏa thuận mua điện 20 năm (PPA) cho 214,16MW với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Dự án kỳ vọng ​​sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 30/6/2019.

Cùng thời điểm, TTVN Group tiếp tục hoàn tất việc bán cổ phần tại một dự án nhà máy điện mặt trời khác tại Quãng Ngãi. Theo đó Công ty Sermsang International của Thái Lan sẽ mua 80% cổ phần dự án điện mặt trời Bình Nguyên ở QUảng Ngãi, quy mô 49,61 MW. Sermsang đã chi 17,6 triệu USD trong thương vụ này bao gồm 10,8 triệu USD mua cổ phần hiện hữu và 6,8 triệu USD mua cổ phần phát hành thêm.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, TTVN Group đã liên tiếp bán cổ phần tại 2 dự án nhà máy điện mình sở hữu với tổng giá trị thoái vốn lên tới 50 triệu USD, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng.

Dù mới thành lập 6 năm, Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là một trong những doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án điện mặt trời tại các tỉnh miền Nam Trung Bộ, nơi có mật độ giờ nắng bình quân/năm cao nhất cả nước, thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời.

Ngoài 2 dự án đã chuyển nhượng cổ phần kể trên, TTVN Group còn các dự án điện mặt trời khác như tại Cát Hiệp (Bình Định, công suất 50 MW), Hòa Xuân Đông (Phú Yên, 50 MW), Cam Phước Tây (Khánh Hòa, 20 MW).

TTVNG

TTVN Group đã chuyển nhượng 80% cổ phần của 2 dự án điện mặt trời cho công ty Thái Lan


Ngoài lĩnh vực năng lượng, TTVN Group hiện còn hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hạ tầng và phát triển đô thị. Các dự án của công ty chủ yếu tập trung tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Các nhà đầu tư Thái Lan gần đây liên tục mua lại cổ phần các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Hồi tháng 4, tập đoàn năng lượng  Gulf Energy Development thông báo đã ký hợp đồng với Công ty Năng lượng Xanh để phát triển dự án điện mặt trời tại tỉnh Tây Ninh.

Dự án nằm tại huyện Trảng Bàng có công suất thiết kế 48 MW và tổng giá trị đầu tư 66 triệu USD. Theo hợp đồng mua bán, Công ty Năng lượng Xanh sẽ chiếm 51% tổng giá trị và phần còn lại sẽ được sở hữu bởi công ty năng lượng Thái Lan.

Trước khi mua lại cổ phần dự án tại Phú Yên, B.Grimm Power cũng hợp tác với một công ty trong nước để xây dựng dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Tây Ninh.

Ở trong nước TTC Energy thuộc tập đoàn Thành Thành Công mới đây đã khởi công các nhà máy điện mặt trời tại Huế và Gia Lai trong số 20 nhà máy mà tập đoàn này dự kiến đầu tư đến năm 2020.

Đầu năm nay, Tập đoàn BIM Group cùng AC Energy - thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) đã khởi công xây dựng Nhà máy điện mặt trời dự án BIM 1 tại tỉnh Ninh Thuận. Dự án nằm trong khu trang trại năng lượng sạch quy mô trên 300MW mà tập đoàn này dự định phát triển tại đây.

Nguồn : https://theleader.vn/doanh-nghiep-thai-lan-lien-tiep-mua-co-phan-du-an-dien-mat-troi-tai-viet-nam-1535515555340.htm

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Mở đường cho điện mặt trời tới từng gia đình Việt Nam



Chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời đang giảm mạnh, mang đến cơ hội lắp đặt điện mặt trời mái nhà cho từng hộ gia đình.












Mỗi ngày tại Bangladesh, có 50.000 ngôi nhà lắp hệ thống điện mặt trời mới, nâng số lượng nhà đã lắp lên đến 4,2 triệu căn. Tương tự tại Ấn Độ, hàng triệu ngôi nhà đã lắp điện mặt trời, bên cạnh hệ thống điện gió. Trong khi đó tại Việt Nam, chỉ mới có 748 nhà được ký hợp đồng mua bán điện mặt trời.

Hiện đang phải phát điện vào giờ cao điểm với mức giá đắt gấp đôi điện mặt trời, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến khích phát triển điện mái nhà. “Việc này vừa giúp người dân tiết kiệm được tiền điện, vừa là mô hình giáo dục tốt về nhận thức cho giới trẻ từ gia đình, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai”, anh Đặng Quốc Toản, Giám đốc Asia Petroleum Energy chia sẻ khi giới thiệu về dự án “Triệu ngôi nhà Xanh vì Việt Nam thịnh vượng” trong chương trình Tuần lễ năng lượng tái tạo thường niên lần thứ 3, diễn ra từ ngày 21 đến 26/8/2018 tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ.

Năm 2017, lần đầu tiên trên cả nước, người dân không chỉ sử dụng điện từ hệ thống điện mặt trời do chính mình lắp đặt mà còn có thể bán lại lượng điện dư thừa từ hệ thống lên lưới với mức giá hỗ trợ. Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho rằng với việc nhân rộng mô hình này sẽ giảm đi đáng kể nhu cầu tiêu thụ điện từ lưới, đặc biệt đối với khu vực miền Nam. Đây có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả cho kế hoạch xây dựng thêm các dự án nhiệt điện tốn kém gây nguy hại đến môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long.

VSEA đã khởi xướng chương trình Tuần lễ Năng lượng tái tạo lần thứ nhất tại Việt Nam từ năm 2016 và cho đến nay chương trình đã trở thành diễn đàn thường niên để các nhà hoạch định chính sách, các học giả, nhà đầu tư và công chúng - cùng thảo luận về mối quan tâm, ý tưởng và đề xuất giải pháp đóng góp cho lộ trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam theo hướng bền vững và tất yếu.

“Với thông điệp Mở đường cho năng lượng tái tạo tới từng gia đình Việt, chương trình tuần lễ năm nay hướng tới khuyến khích mọi công dân Việt Nam trở thành một phần của quá trình chuyển dịch năng lượng và trở thành những người hưởng lợi trực tiếp của quá trình này. Cùng với các đối tác, chúng tôi mong muốn sẽ dành nhiều nỗ lực hơn cho việc đẩy mạnh ứng dụng điện mặt trời để tạo đột phá cho chuyển dịch năng lượng đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người tiêu dùng trở thành những nhà sản xuất và tiêu dùng thông thái”, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID, cơ quan điều phối của VSEA, cho biết.






Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Điện mặt trời mái nhà vẫn còn "ì ạch"






Ngày 23.8, tại TP.HCM, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và nhóm Công tác về biến đổi khí hậu (CCWG) tổ chức hội thảo "Nhìn lại một năm thực hiện Quyết định 11 và Thông tư 16 về phát triển điện mặt trời".








Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 1.6.2017, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam bằng việc ban hành cơ chế giá mua điện. Một điểm đáng chú ý của Quyết định này chính là việc quy định mua điện trên mái nhà, được kỳ vọng sẽ tạo ra một làn sóng xã hội hóa đầu tư vào ngành điện để giảm tải nguồn cung ở các tỉnh phía nam.


Bổ sung 19.300 MW điện


Theo Bộ Công thương, sau hơn một năm Quyết định 11 đi vào cuộc sống trên cả nước có đến 286 dự án điện mặt trời được đề nghị bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất lên đến 19.300 MW; trong số này có khoảng 100 dự án được phê duyệt. Riêng điện mặt trời trên mái nhà nối lưới mới chỉ có 748 hộ trên cả nước. Lí do có ít dự án điện trên mái nhà nối lưới do khó khăn về kỹ thuật đấu nối, cân bằng, an toàn lưới điện, khả năng đáp ứng của hệ thống…



ext (8)



Các đại biểu cho rằng, đây là những con số còn rất hạn chế so với tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam và nhu cầu tiêu thụ, sản xuất điện của xã hội. Nguyên nhân theo các nhà đầu tư, thủ tục để triển khai một dự án điện mặt trời hiện nay còn mất nhiều thời gian. Quyết định 11 có hiệu lực đến cuối tháng 6.2019, nên nhiều dự án sẽ không chạy kịp tiến độ để hưởng cơ chế giá. Các nhà đầu tư lo “lỡ hẹn” sẽ không ký được hợp đồng bán điện và chưa biết chính sách mới ra sao. Theo ông Trần Phước Hiền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi, địa phương đang có nhiều dự án điện mặt trời, khó khăn của các dự án này chính là vốn. So với các dự án điện truyền thống, điện mặt trời vẫn còn mới và khó huy động vốn từ các ngân hàng.


Nhưng điều mà ông Hiền quan tâm hơn lại chính là sự phát triển của các dự án điện trên mái nhà. Theo ông Hiền, thời gian gần đây Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lo sợ thiếu nguồn cung điện trong thời gian tới, không nên chỉ dành sự quan tâm cho các dự án lớn, tập trung mà có thể huy động cả xã hội cùng tham gia bằng việc lắp các tấm pin điện mặt trời nối lưới. Phải phát huy sức mạnh của toàn xã hội để giải quyết bài toán nguồn cung điện.


TP.HCM có thể phát triển 100 triệu mđiện mặt trời trên mái nhà


Ông Đặng Quốc Toản, Giám đốc GreenAsia, nói: Con số mới chỉ có 748 dự án điện trên mái nhà nối lưới trong hơn một năm qua cho thấy sự lãng phí tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam. Tại TP.HCM, nơi cần nguồn phụ tải lớn nhất cả nước, theo Ngân hàng Thế giới (WB) thành phố có khả năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà với diện tích ít nhất 100 triệu mét vuông. Bổ sung vào nguồn cung điện, giảm phụ tải ngay tại chỗ rất lớn. Bài học kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc là hỗ trợ kinh phí đầu tư cho người dân, Ấn Độ là cho vay không lãi suất…



Tại hội thảo, GreenAsia và Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) đưa ra sáng kiến phát động phong trào “Triệu ngôi nhà xanh vì Việt Nam thịnh vượng”. Chương trình khởi động từ tháng 7.2018, hướng đến năm 2030 toàn Việt Nam sẽ có ít nhất 1 triệu ngôi nhà lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Theo tính toán, sẽ có khoảng 3.000 MW điện mặt trời từ nguồn trên mái nhà bổ sung vào lưới điện quốc gia (Thủy điện Hòa Bình hiện tại có tổng công suất 1.920 MW).


He thong noi luoi


Thị trường Điện mặt trời ở Việt Nam ra sao sau hơn 1 năm triển khai

Dự kiến, sau tháng 6/2019, Bộ Công Thương sẽ có giá bán điện mặt trời mới cho các dự án điện mặt trời áp dụng sau tháng 6/2019.



Điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng có thể được sử dụng phổ biến trên mái nhà, giúp người dân tiết kiệm lượng điện sử dụng hàng tháng lên tới 50%. Ngoài ra, lượng điện mặt trời dư thừa có thể được đem bán, hoặc sử dụng cho nhiều mục đích xã hội khác, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết 11 và Thông tư 16 về phát triển điện mặt trời ở Việt Nam do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/8.



Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay, Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017 TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu đã thực hiện được 1 năm.

Đến nay, các trang trại điện mặt trời đã có 100 dự án được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Tổng công suất đăng ký là 4,7 GW vào năm 2020 và 1.770 MW sau năm 2020; có 58 dự án đã được phê duyệt bởi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về thiết kế cơ sở; 9 dự án đã ký được Hợp đồng mua bán điện.

Ngoài ra, các dự án trên mái nhà tính đến cuối tháng 7/2018 vừa qua, đã có 748 dự án mái nhà với tổng công suất là 11,55 MWp.

Xuất phát từ thực tiễn lắp đặt dự án điện mặt trời mái nhà, TS Lê Anh Tuấn cho hay, với chi phí đầu tư khoảng hơn 100 triệu đồng cho 6 tấm pin mặt trời lắp trên mái, có thể sử dụng được từ 20-25 năm, tiết kiệm khoảng 1,5 triệu đồng tiền điện/tháng.

“Gia đình tôi đã lắp đặt hệ thống pin mặt trời, giúp tiết kiệm hơn 50% tiền điện sinh hoạt, số điện dư thừa, tôi dùng vào mục đích giúp đỡ các hộ nghèo, hoặc đăng ký bán lại cho các hộ cho thuê nhà, sạc pin xe đạp điện cho học sinh...”, TS. Lê Anh Tuấn nói.

Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Green ID, cơ quan điều phối Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, sử dụng điện mặt trời trên mái nhà nằm trong Chương trình Triệu ngôi nhà xanh đang được thực hiện. Chi phí đầu tư cho điện năng lượng mặt trời hiện đang có giá rẻ hơn rất nhiều.

Công nghệ năng lượng tái tạo đang ngày càng đáng tin cậy và rẻ hơn cả nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khi cân nhắc tới các khía cạnh quan trọng như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Tuy nhiên, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thươngcho rằng, hiện nay, điện mặt trời vẫn còn gặp phải vấn đề liên quan đến giá bán điện; các dự án điện mặt trời đấu nối trên mái nhà hiện cũng còn gặp nhiều mâu thuẫn với các quy định về thuế, thiếu các quy trình đấu nối, các chứng nhận về inverter...

Để thúc đẩy hơn nữa lắp đặt điện mặt trời, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, dự kiến, sau tháng 6/2019, Bộ Công Thương sẽ có giá bán điện mặt trời mới cho các dự án điện mặt trời áp dụng sau tháng 6/2019. Đồng thời, Bộ sẽ kiến nghị để có sự chỉnh sửa Quyết định 11 để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế cho các dự án trên mái nhà, cũng như cơ chế đấu thầu riêng cho các dự án mặt trời, hợp đồng mua bán điện trực tiếp.../.


 

Đức Dũng/BNEWS/TTXVN

He thong noi luoi











 

Nhà đầu tư Thái Lan mua lại cổ phần Dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Trước đó, Công ty B.Grimm Power ký thỏa thuận với Tập đoàn Xuân Cầu để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời ở Tây Ninh với tổng công suất 420 MW

Công ty B.Grimm Power PCL của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty Cổ phần TTP Phú Yên, đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời 257MW nằm ở bờ biển Nam Trung Bộ của tỉnh Phú Yên với số vốn 32,5 triệu USD.

Thỏa thuận này là một phần trong kế hoạch mở rộng đầu tư nước ngoài thông qua việc liên doanh với các đối tác địa phương để tăng sản lượng trong năng lượng tái tạo. Phần còn lại trong dự án được đầu tư bởi Tập đoàn Trường Thành Việt Nam và có thỏa thuận mua điện 20 năm (PPA) cho 214,16MW với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Dự án kỳ vọng ​​sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 30/6/2019.

Trước đó, Công ty B.Grimm Power ký thỏa thuận với Tập đoàn Xuân Cầu để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời ở Tây Ninh với tổng công suất 420 MW, lớn nhất Đông Nam Á.

ext

“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng ở nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực này, và thậm chí vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á,” Harald Link, Chủ tịch của B.Grimm Power cho biết trong một tuyên bố. Được thành lập vào năm 1991, B. Grimm Power là đơn vị lớn nhất của B.Grimm, nhà phát triển cơ sở hạ tầng lâu đời nhất tại Thái Lan.

Hiện tại, B.Grimm Power có tổng công suất lắp đặt là 2.091 MW, trong đó hơn 1.200 MW được bán cho hơn 300 nhà máy tại 6 khu công nghiệp trên khắp Thái Lan và Việt Nam. Quốc gia tiếp theo trong kế hoạch mở rộng của B.Grimm là Hàn Quốc.

Đầu năm nay, công ty đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc để phát triển trang trại điện gió ngoài khơi với công suất 100 MW. B.Grimm Power được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan kể từ năm ngoái, với giá trị tăng thêm khoảng 11 tỷ baht (330 triệu USD) trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng.

Điện mặt trời trên mái nhà vẫn còn nhiều vướng mắc

VOV.VN - Đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực điện mặt trời cho biết, các đơn vị điện lực khá tùy tiện trong việc thu phí kiểm định đối với dự án điện mặt trời.

Tại tọa đàm về phát triển năng lượng mặt trời được tổ chức ngày 22/8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ninh Hải, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 10/6/2018 - sau 1 năm triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương, cả nước có 100 dự án điện mặt trời quy mô lớn được bổ sung vào quy hoạch, với tổng công suất đăng ký là 4,7 GW vào năm 2020 và gần 1.800 MW sau năm 2020.













doanh nghiep than lam du an dien mat troi bi dien luc thu phi tuy tien hinh 1
                                         Ảnh minh họa: Quốc Học/VOV-Tây Nguyên


Trong đó, 58 dự án đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phê duyệt thiết kế cơ sở. Tính đến cuối tháng 7/2018, chỉ có 9 dự án đã ký được hợp đồng mua bán điện.


Đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà áp dụng cơ chế bù trừ sản lượng, đến cuối tháng 7/2018, đã có 748 dự án với tổng công suất lắp đặt là 11,55 MWp.


Đầu tư dự án điện mặt trời trở nên hấp dẫn với mức giá bán điện lên lưới là 9,35 cent/kWh và chi phí đầu tư ban đầu đã giảm mạnh so với trước kia. Tuy nhiên, việc triển khai dự án điện mặt trời đang vấp phải nhiều vướng mắc về thuế và nối lưới.


Theo ông Phạm Văn Tường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Công nghệ Điện sạch, quá trình làm điện mặt trời phát sinh rất nhiều vướng mắc. Đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn trên mái nhà, chủ đầu tư chưa dám triển khai vì lo ngại chính sách tài chính và thuế chưa rõ ràng.


Ông Tường cho biết thêm, các đơn vị điện lực khá tùy tiện trong việc thu phí kiểm định đối với dự án điện mặt trời. Điện lực ở mỗi tỉnh lại có mức thu cao thấp khác nhau, nhiều trường hợp phí kiểm định quá lớn trong khi đầu tư hệ thống điện mặt trời của khách hàng chỉ vài chục triệu.


TS. Lê Anh Tuấn, giảng viên Đại học Cần Thơ nhận định, các tỉnh phía Nam như Cần Thơ và An Giang có tiềm năng rất lớn để phát triển điện mặt trời bởi hiện nay chi phí lắp đặt và triển khai rẻ hơn nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ.


Ông Tuấn cho hay, việc yêu cầu các hộ dân lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà phải xuất hóa đơn để tính thuế là rào cản rất lớn trong phát triển điện mặt trời, do đó cần sớm gỡ bỏ rào cản này.


Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đánh giá, gần 1 năm sau khi Quyết định 11 được ban hành, thì cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời, đặc biệt là giá bán điện, rất hấp dẫn các nhà đầu tư, rất nhiều hồ sơ đăng ký triển khai dự án. Cơ chế giá bán FiT (feed-in tariffs) đã tạo cú hích mạnh để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.


Để tháo gỡ các vướng mắc, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu và xây dựng lại cơ chế giá điện mặt trời mới để áp dụng sau tháng 6/2019.


Trước mắt, Bộ đã báo cáo Thủ tướng về đề xuất sửa nhanh Quyết định 11, trong đó tập trung điều chỉnh các quy định về thuế có liên quan trước, các nội dung khác sẽ được xem xét sửa đổi sau.


Ông Nguyễn Ninh Hải cho rằng, việc điều chỉnh các quy định trong Quyết định 11 sẽ gỡ vướng cho hơn 700 dự án điện mặt trời trên mái nhà.


Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu cơ chế đấu giá ngược đối với các dự điện mặt trời trên mái nhà. Trong thời tới, sau khi lấy ý kiến, sẽ trình lên Thủ tướng xem xét quyết định. Hiện Bộ Công Thương đang nghiên cứu một loạt cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, gồm cả điện mặt trời./.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

MỸ QUYẾT ÁP THUẾ VỚI PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, TRUNG QUỐC CẦU CỨU WTO VÌ SỢ BỊ CHÈN ÉP

Trung Quốc đã chính thức gửi đơn khiếu nại Mỹ lên WTO vì lý do nước này áp thuế tự vệ lên nhiều mặt hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc.



Theo South China Morning Post, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang hơn khi Mỹ liên tục áp hàng rào thuế quan lên nhiều mặt hàng quan trọng của các công ty Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đặc biệt là công nghệ và pin năng lượng mặt trời.

Bộ Thương mại Trung Quốc vừa thông báo phản đối quyết định trợ cấp cho các công ty năng lượng tái tạo của chính phủ Mỹ, đồng thời áp đặt thuế quan với các dòng sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ nước này.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, làm tổn hại tới lợi ích của nước này, đặc biệt khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thêm phần gay gắt.

Phía Trung Quốc cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các chính sách áp thuế mới đây của Mỹ. Nước này khẳng định, Mỹ đang không chỉ làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc mà còn làm suy yếu quyền lực của WTO.

Hồi tháng 1/2018, Mỹ đã bắt đầu áp thuế tự vệ trong bốn năm, với mức thuế suất 30% trong năm đầu tiên và giảm dần chỉ còn 15% trong năm thứ tư.

Bộ trưởng thương mại Trung Quốc khẳng định: "Các hành vi vi phạm của Mỹ đã làm méo mó thị trường toàn cầu, đặc biệt với các sản phẩm như quang điện, làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích thương mại của Trung Quốc. Do đó cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là biện pháp vô cùng cần thiết giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên, đồng thời duy trì các quy tắc thương mại đa phương".

Động thái áp thuế tự vệ của Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới các công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc như GCL, Jinko Solar và Canadian Solar,…hiện đang hoạt động tại thị trường Mỹ.



Tuy nhiên theo một quan chức Trung Quốc giấu tên chia sẻ, thuế năng lượng mặt trời của Mỹ không quá ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc.

Peng Peng, một nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng tái tạo Trung Quốc cũng không coi vụ tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc này là một câu chuyện lớn. Ông cho rằng, vấn đề năng lượng mặt trời đã tồn tại nhiều năm và Trung Quốc là bên đã đẩy những tranh chấp đó lên cao.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng trợ cấp và năng lực sản xuất quy mô lớn để giảm giá bán, hòng gây sức ép cạnh tranh với các công ty Mỹ trong hàng loạt các lĩnh vực, bao gồm năng lượng mặt trời.

Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp quang điện Trung Quốc, năng lực sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời của Mỹ giảm từ 1,5 GW (2011)  xuống chỉ còn 1GW vào năm ngoái do nhiều công ty bị phá sản.

Tuy nhiên phía Trung Quốc một mực khẳng định, các nhà sản xuất của nước này không hề được hưởng lợi từ trợ cấp trực tiếp mà nhờ môi trường cạnh tranh khốc liệt đã buộc các công ty phải giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh.

Năm nay, nhiều công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng "đóng cửa" mới khi chính phủ công bố kế hoạch năng lượng điện mặt trời chỉ khoảng 30GW trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 53GW hồi năm 2017.

Mặc dù thay đổi chính sách trên có phần bất lợi nhưng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng sản lượng. Từ tháng 1-5/2018, xuất khẩu các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tăng 21% so với cùng kỳ. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thị trường lớn nhất của Trung Quốc hiện nay vẫn là Ấn Độ.

Có thể thấy, Trung Quốc không hẳn bị động trước lệnh áp thuế của Mỹ. Năng lượng mặt trời vốn dĩ chỉ là một phần trên bàn cờ thương mại lớn. Do đó việc Trung Quốc khiếu nại Mỹ lên WTO nếu không cẩn thận có thể gây tác dụng ngược và làm cuộc chiến thương mại thêm phần phức tạp hơn.

Tiến Thanh

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Điện mặt trời nối lưới : giải pháp tiết kiệm tiền và sinh lời

[Samtrix.vn] - Dàn tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà, hoạt động cùng với điện lưới, giúp hộ gia đình và doanh nghiệp tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất và sinh lời.


Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên với nhãn hiệu điện mặt trời Samtrix Solar đã đưa ra thị trường giải pháp điện mặt trời lắp mái nối lưới được giám sát thông qua phần mềm chuyên dụng sử dụng trên nền tảng IoT 4.0 dành cho hộ gia đình và doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.



Đánh giá về tiềm năng và lợi ích của Hệ thống điện mặt trời nối lưới đem lại cho hộ gia đình, đại diện EVN miền Nam nhìn nhận việc doanh nghiệp Việt Nam tiên phong, chủ động phân phối tấm pin năng lượng mặt trời cho hộ gia đình góp phần đảm bảo nguồn cung điện năng mới cho thị trường trong nước. Đồng thời doanh nghiệp cũng đóng góp vào sự phát triển của ngành điện mặt trời tại Việt Nam.


"Việc doanh nghiệp chủ động cập nhật và ứng dụng pin năng lượng mặt trời cho thị trường trong nước giúp đảm bảo nguồn điện đạt tiêu chuẩn của ngành", đại diện EVN miền Nam nói.


Hệ thống năng lượng mặt trời có công suất tổng từ 2-10kWp với mức giá 23.000 đồng 1Wp (đã có VAT), bao gồm các thành phần cơ bản như tấm pin mặt trời, số lượng tùy vào công suất lắp đặt mong muốn, một bộ chuyển đổi có hiệu suất cao, thiết bị giám sát, hệ thống khung nhôm định hình...


Ông Khương Thành Văn - Giám đốc bán hàng Samtrix Solar cho biết với mức giá lắp điện mặt trời dao động 22.000-30.000 đồng một Wp, phù hợp với đa số người dùng Việt Nam hiện nay.


Ông Văn cũng cho biết tùy vào nhu cầu tiết kiệm điện và diện tích mái nhà, người dân có thể lựa chọn hệ thống công suất phù hợp.


"Ví dụ một hộ gia đình mỗi tháng phải trả 1 triệu đồng hóa đơn tiền điện. Nếu lắp hệ thống điện mặt trời nối lưới 3 kWp có thể giảm hơn 80% tiền điện hàng tháng. Với mức chi phí lắp đặt ban đầu, hộ này có thể hoàn vốn sau 5 năm", ông Văn nói.


Doanh nghiệp cũng cung cấp giải pháp giám sát tự động đi kèm, giúp theo dõi lượng điện sản sinh mỗi ngày, tích hợp chức năng báo lỗi sớm và đề xuất phương án bảo trì, giúp bảo quản thiết bị bền hơn. Đây là giải pháp do doanh nghiệp tự nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng Internet kết nối vạn vật (IoT).


"Giải pháp này giúp khách hàng giám sát hệ thống dễ dàng, tiện lợi; đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp chứng minh cam kết với khách hàng về hiệu quả của hệ thống, giúp doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến công nghệ về sau", ông Văn nhấn mạnh.


Ông Khương Thành Văn cho biết mục tiêu của doanh nghiệp là đưa điện mặt trời trở thành giải pháp năng lượng phổ biến trên thị trường, gần gũi với các hộ dân.


Samtrix Solar được thành lập vào năm 2007 bởi một nhóm các kỹ sư trẻ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội. Samtrix Solar tập trung xây dựng mạng lưới kênh phân phối rộng khắp Việt Nam, với định hướng đem đến những sản phẩm, giải pháp năng lượng sạch thông minh, phù hợp nhu cầu của đa số người Việt.




Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Điện mặt trời ở Bình Thuận chưa sáng vì đâu?

“Nên tạm ngưng cấp phép những dự án (DA) chưa triển khai để đánh giá lại nhu cầu thực tế, tránh đầu tư dàn trải, tràn lan không hiệu quả”
Đó là ý kiến của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm năng lượng và tăng trưởng xanh (thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) khi trả lời PV Thanh Niên về chính sách phát triển điện mặt trời.


Theo ông Hà Đăng Sơn, quyết định số 11 của Chính phủ đã có tác động mạnh để các DA điện mặt trời đang triển khai. Tuy nhiên với khung thời gian mà thông tư 16 của Bộ Công thương quy định thời gian để vận hành thương mại để được hưởng theo Quyết định 11 chỉ 2 năm là rất ngắn. Đây là một trong các nguyên nhân để các DA điện mặt trời “đua nhau” triển khai vì sợ gặp rủi ro về tiến độ. Tuy nhiên rủi ro nhất hiện nay là việc đàm phán đấu nối với lưới điện quốc gia do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) quản lý.



“Vấn đề khó khăn tiếp theo của điện mặt trời là nguồn vốn. Hiện nay, hợp đồng điện mẫu (theo Thông tư 16) còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn nước ngoài do vậy chủ yếu vẫn từ nguồn vốn trong nước. Để tháo gỡ khó khăn này, Chính phủ cần công khai danh mục các DA đã được phê duyệt. Tập đoàn EVN cần công khai những vị trí đấu nối đã hết khả năng tiếp nhận để giúp nhà đầu tư biết, tránh rủi ro khi làm DA”, ông Sơn phân tích.






Cũng theo ông Sơn, đầu tư năng lượng sạch nói chung, điện mặt trời nói riêng ở nước ta có nhiều tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên do suất đầu tư khá cao so với các nguồn điện truyền thống nên chưa được quan tâm. Gần đây nhờ công nghệ mới, đầu tư năng lượng sạch đã giảm giá mạnh và có thể cạnh tranh với các nguồn truyền thống. Điều này đã tạo sự “bùng nổ” về đầu tư, đặc biệt với điện mặt trời.


Đối với Bình Thuận, các DA điện chủ yếu phục vụ các tỉnh khác (đến năm 2020, tổng công suất Pmax của tỉnh chỉ hơn 800 MW). Trong khi đó, các DA năng lượng (kể cả nhiệt điện than) đang làm phát sinh các hệ lụy về môi trường. Cho nên cần xem xét tạm ngưng cấp phép các DA điện chưa triển khai để đánh giá lại nhu cầu thực tế bài toán phát triển điện lực toàn vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên và Nam Trung bộ. Mặt khác, để dồn nguồn lực cho năng lượng sạch. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận được các nhược điểm của nguồn điện gió và điện mặt trời, tránh đầu tư tràn lan sẽ kém hiệu quả, khiến tài nguyên lãng phí trong khi lưới điện chưa đáp ứng được việc truyền tải liên vùng.



Điện gió cũng… “án binh bất động”



Theo Sở Công thương Bình Thuận, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 19 DA điện gió với tổng công suất đăng ký đầu tư là 1.192,5 MW. Trong 19 DA này có 12 DA đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư với công suất 507,3 MW; 7 DA còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ để cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Trong số 12 DA đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì có 3 DA đã đi vào hoạt động. Đó là DA Phong Điện và DA Phú Lạc (đều ở H. Tuy Phong) và một DA trên đảo Phú Quý. Trong 3 năm nay, ngoài 3 DA vừa nêu trên, không có DA nào được triển khai trên địa bàn Bình Thuận. Theo Chủ tịch Hiệp hội điện gió Bình Thuận Bùi Văn Thịnh, việc giá bán điện gió hiện nay Chính phủ quy định (7,8 cent Mỹ) là quá thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư “chùn bước”.


Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thiết bị siêu trường, siêu trọng, việc lắp đặt phức tạp dẫn đến chậm tiến độ, công tác giải tỏa, đền bù phức tạp và vướng vào khu vực chồng lấn có khoáng sản titan.



Theo PV Quế Hà - Báo Thanh Niên