Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Điện năng lượng mặt trời tới người Lô Lô - Ánh sáng từ trái tim một người Pháp

Dân tộc lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di... Có hai nhóm: Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Số dân trên 3.300 người, song chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai). Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ tạng - Miến.

Trải qua hơn 400km từ Hà Nội tới bản Khuôi Khôn, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, nơi đồng bào dân tộc thiểu số Lô Lô sinh sống. Là một trong những bản nghèo nhất của tỉnh, Khuôn Khôi chưa có điện lưới kéo đến, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nicolas là một người Pháp, anh đã sống ở Việt Nam hơn 10 năm chuyên nghiên cứu về văn hóa các dân tộc người Việt. Nicolas có mối lương duyên đặc biệt với đồng bào Lô Lô, anh là người đã tham gia làm bộ phim phóng sự về cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây và bộ phim đã đạt giải cao tại một liên hoan phim quốc tế. Đứng trước sự nghèo khó nhưng thân thiện của người Lô Lô, Nicolas quyết định làm một điều gì đó thật có ý nghĩa cho người dân nơi đây.

Qua các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Hà Nội, Nicolas đã làm quen với Dean Adams một người Anh hiện đang là Giám đốc kỹ thuật của điện mặt trời Samtrix tại Việt Nam, hai người đã đưa ra ý tưởng đưa điện năng lượng mặt trời tới cho người dân Lô Lô.

Lắp đặt điện mặt trời tại Khuôn Khôn gặp rất nhiều khó khăn, mọi người phải mang vác thiết bị từ chân núi lên đỉnh, để có điện chạy các thiết bị lắp đặt, đoàn công tác đã phải thuê máy phát điện từ trung tâm huyện Bảo Lạc để mang vào. Địa điểm đầu tiên được lắp đặt là nhà văn hóa, được xây dựng và tài trợ bởi Nicolas, nơi đồng bào tới để tập trung bàn bạc mỗi khi có công việc chung của cộng đồng. Với sự nhiệt tình và nghiêm túc trong công việc, chỉ sau 2 tiếng, đội kỹ thuật đã lắp đặt xong hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới sự giám sát trực tiếp của Dean Adams.



Lần đầu tiên trong đời, người dân Lô Lô được biết tới Tivi LCD, đèn chiếu sáng và các thiết bị gia dụng khác. Niềm vui vỡ òa trên khuôn mặt của người dân, nụ cười tỏa sáng trên khuôn mặt của Nicolas khi anh đã làm được một việc tốt cho người dân nơi đây.

Được biết, giá thành của hệ thống là 25 triệu đồng, gồm 4 tấm pin 70Wp, 2 bình acquy khô AGM 100Ah và bộ biến đổi điện 600W, hàng ngày tạo ra điện năng tiêu thụ 1-1.5KWh, có thể chạy được 4 bóng đèn, 2 quạt cây, 1 tivi và 1 đầu thu kỹ thuật số liên tục từ 4-5h mỗi ngày.

Tạm biệt người Lô Lô, Nicolas lại tiếp tục cuộc hành trình thiện nguyện của mình trên mảnh đất chữ S thân thương. Chúng tôi sẽ còn nhớ mãi hình ảnh những em bé Lô Lô nhảy cẫng reo hò khi nhìn thấy hình ảnh của mình trong một bộ phim phóng sự ngay tại bản làng mình. Mong sao ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm như Nicolas, đem ánh sáng tới những vùng xa xôi, những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần điện khí hóa nông thôn và nâng cao trình độ văn hóa của người dân.

Một cách nhìn khác về tập đoàn điện hạt nhân Rosatom (Nga)

Tập đoàn Rosatom và công ty con Atomstroiexport được chính phủ Việt Nam giao cho dự án xây nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận! 


Công ty con của Rosatom bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn.



Bên trong cơ xưởng sản xuất, nhà máy Zio- Podolsk


Các công tố viên Liên Bang Nga đã tố giác một công ty con của tập đoàn điện hạt nhân Nga, Rosatom, đã tham nhũng nghiêm trọng và sản xuất thiết bị không đạt tiêu chuẩn cho các lò phản ứng hạt nhân đang xây cất tại Nga và các nước khác.


Giám đốc nhà máy chế tạo máy móc Zio-Podolsk, Sergei Shutov, đã bị câu lưu vì thu mua nguyên vật liệu chất lượng thấp giá rẻ để bỏ túi riêng số tiền sai biệt, sau khi có kết quả của cuộc điều tra bởi Cơ Quan An Ninh Liên Bang, FSB, hậu thân của KGB.


Không biết có bao nhiêu lò phản ứng hạt nhân nghi ngờ bị ảnh hưởng bởi hành động phạm pháp này, nhưng các lò hạt nhân do Nga xây cất tại Ấn Độ, Bulgari, Iran, Trung Quốc luôn cả những lò hạt nhân đang xây và sửa chữa ngay tại Nga có thể bi ảnh hưởng bởi thiết bị rẻ tiền không chất lượng, dựa vào thời kỳ những các việc xây dựng được hoàn tất và tầm mức của cuộc điều tra mà cơ quan điều tra tiết lộ.


“Mức độ vi phạm có thể liên quan đến tất cả lò phản ứng hạt nhân tại Nga và những lò hạt nhân được Nga xây dựng trong những năm qua, đòi hỏi phải lập tức tiến hành điều tra,” Tổng Thống của Belloa, Frederic Haugie nói. “Lãnh đạo của chánh quyền Nga ở đâu để giải quyết vi phạm nghiêm trọng như vậy?”


Ông Hauge đã bày tỏ sự tức giận rằng tội ác nghiêm trọng và rất nghiêm trọng như vậy mà không được nhanh chóng có hành động kiểm tra tất cả lò phản ứng hạt nhân có thề bị ảnh hưởng bởi kế hoạch rút ruột bỏ túi riêng, và ông rất bực bội về việc FBS đã không phổ biến danh sách những lò hạt nhân nào có thể bị ảnh hưởng vì hành động phi pháp này.


“Chừng nào mà chính quyền Nga không điều tra vụ việc này theo đúng qui trình, chúng tôi sẽ phải yêu cầu cộng đồng thế giới làm việc này,” Ông tuyên bố. “Bellona sẽ theo đuổi sự việc này sát sao hơn.”


Vladimir Slivyak, đồng chủ tịch Hiệp Hội Bảo Vệ Môi Trường của Nga (Ecodefense) đồng ý với phát biểu của ông Hauge.


“Ngưng vận hành và tiến hành kiểm tra tổng thể những lò phản ứng hạt nhân mà ZiO-Podolsk đã lắp ráp là tuyệt đối cần thiết,” ông Slivyak nói. “Nếu không thì có nguy cơ xảy ra thảm họa tại nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân, với chi phí thu dọn lên đến hằng chục và ngay cả hằng trăm triệu USD sẽ trút lên đầu người dân đóng thuế,”


Vụ điều tra vi phạm hình sự của công ty ZiO-Poldolsk đã được khai triển vào tháng Mười Hai, nhưng tin tức về cuộc điều tra này chỉ được công bố vào tuần trước – một điều bình thường cho những vụ điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB).


Những án lệnh đưa ra với ZiO- Poldolsk, nhà máy duy nhất của Nga sản xuất các lò hơi dùng cho các nhà máy điện hạt nhân do tập đoàn Rosatom* xây trong nước Nga và cho công ty con của Rosatom, Atomstroiproyekt, để xây các nhà máy điện hạt nhân tại các nước khác, là một đòn chí tử đánh vào uy tín của tập đoàn Rosatom.


ZiO-Podolsk là chi nhánh của tập đoàn Atomenergomash, được thành lập vào năm 2006. Atomenergomash được tập đoàn nhà nước Atomenergoprom mua lại, năm 2007. Atomenergoprom là một công ty con của tập đoàn quốc doanh Rosatom.


Các tài liệu cho thấy cơ xưởng sản xuất thiết bị này đã từng liên quan đến kỹ nghệ nhạt nhân từ lúc nó được dựng lên. Được thành lập từ năm 1919, nhà máy ZiO-Podolsk sản xuất lò hơi cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Obninsk vào năm 1952, và đã sản xuất lò hơi cho tất cà lò phản ứng hạt nhân được xây dựng tại Nga từ ngày đó đến nay.


Cộng đồng bảo vệ môi trường rúng động sợ hãi











Một người hoạt động môi trường phản đối
bên ngoài văn phòng chính của Rosatom (PA photos)


Theo các công tố viên, ZiO-Podolsk đã bắt đầu cung cấp thiết bị không chất lượng từ năm 2007 hoặc cũng có thể sớm hơn. Việc này có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân xây dựng bởi, hay mua thiết bị từ, Rosatom tại Bulgaria, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran- luôn cả Nga – tạo ra làn sóng phẫn nộ và đầy lo lắng trong các nhóm bảo vệ môi trường.


Một nguồn tin không chính thức cho biết nhà máy ZiO-Podolsk cũng đang sản xuất các bộ phận trọng yếu cho cho các bồn cao áp của lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị chủ yếu khác cho lò hạt nhân phàn ứng nhanh loại BN-800 tại nhà máy điện hạt nhân Beloyarsk, trong vùng Sverdlovsk tại Urals của Nga.


Cơ xưởng sản xuất thiết bị to lớn này cũng đang sản xuất lò hơi cho các nhà máy điện hạt nhân Novoyoronezh, Kalinin, Leningrad của Nga, và Beloyarsk tại Bulgaria, theo nguồn tin của hiệp hội hạt nhân thế giới có trụ sở tại London.


Việc thu thập các sai phạm của ZiO-Podolsk gồm tham ô công quỹ dùng mua nguyên liệu theo đúng với yêu cầu về các tiêu chuẩn an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân. Rosbalt báo cáo.


Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB) về Tập Đoàn Rosatom*, Nga


Theo như cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga – được các hệ thống truyền thông tường trình rất chi tiết một cách bất thường – Giám đốc vật tư Shutov bị nghi ngờ đã thông đồng với nhà cung cấp thép ATOM-Industriva của Zio-dolsk, mua thép chất lượng thấp dùng chế tạo các thiết bị. Tổng giám đốc của ATOM-Industriva, Drmitry Golubev, hiện đang lẫn trốn sau khi các tội danh tham nhũng nhắm vào ông được chính thức tường trình và chính toà án Moscow này đã ra lệnh bắt giữ ông Shutov. Rosalt cho biết theo nguồn tin của FSB.


Kế hoạch do Shutov và Golubev cùng nhau cấu kết, bao gồm Shutov lờ đi về tình trạng thiếu chất lượng của thép mua vào để được chia phần của số tiền lợi thu được bởi ATOM- Industriva, FSB đã nói với Rasbalt, tố giác rằng những giao dịch đó được ghi trong các tài liệu kế toán của công ty được tịch thu từ ông tổng giám đốc của tổ hợp ATOM-Industriva.


“Tổ hợp này đã mua thép rẻ tiền tại Ukraine rồi sau đó tráo đổi chứng từ như là thép tốt; phần lợi sai biệt được họ chia với nhau,” Rosbalt nói, căn cứ theo nguồn tin của Cảnh Sát Liên Bang Nga.


Nhân viên điều tra FSB nói rằng ATOM-Industriva đã sản xuất trị giá khoảng 100 million Roubles (2,5 million Euro) thép tấm, khung thép của đáy lò phản ứng hạt nhân, và các bồn chứa cho nhà máy ZiO-Podolsk – loại thiết bị đã được giao cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước – bao gồm những tấm thép ống cho các lò nấu cao áp tại lò phản ứng hạt nhân Kozloduy NPP của Bulgaria. Các lò nấu cao áp, tuy không liên quan trực tiếp đến sự vận hành an toàn của các lò phản ứng hạch tâm, nhưng được dùng để cải tiến hiệu năng sản xuất điện của nhà máy điện hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân tại Bulgaria bày tỏ mối quan tâm.


Khi Rosbalt phổ biến chi tiết bài phóng sự vào tuần trước, ban quản lý nhà mày điện hạt nhân Kozloduy NPP đã nhanh chóng trả lời với một bản tuyên bố cho biết hai lò hơi đã hoạt động “không có gì trở ngại” kể từ ngày được lấp ráp và hoạt động năm 2010 và 2011.


Tuy nhiên một bản tuyên bố được một cơ quan truyền thông khác phổ biến sau đó 10 tiếng đồng hồ, lại cho biết rằng Chủ Tịch công ty Kozloduy NPP, Alexander Nikolov, trước đó đã gởi một lá thư đến tập đoàn ZiO-Podolsk và Atomstroiexport* yêu cầu họ chính thức chứng nhận chất lượng của thép dùng trong các lò nấu.


Cảnh Sát Liên Bang Nga cho Rosbalt biết rằng chỉ việc dùng thép kém phẩm chất trong việc sản xuất các lò nấu cho nhà máy điện hạt nhân đã tạo ra số tiền lời bất chánh 39 triệu Roubles (1 triệu Euro) cho công ty ATOM-Industriva.


Bản tường trình chi tiết sẽ chứng tỏ sự thật


Ông Slivyak của tổ chức Bảo Vệ Môi Trường nói ông tin tưởng vào bài tường trình của Rosbalt và những chứng cứ dồi dào súc tích từ cơ quan FSB, cơ quan điều tra luôn có khuynh hướng giữ bí mật hồ sơ điều tra cho trường hợp quan trọng như vậy.


Ngoài những nghi ngờ được nêu ra bởi lãnh đạo công ty Kozloduy NPP, Slivyak cũng cho hay rằng nhà máy điện hạt nhân Tianwan tại Trung quốc do Nga xây cất, đã than phiền Rosatom với 3.000 khiếu nại liên quan đến các vật liệu chất lượng thấp dùng để xây nhà máy điện hạt nhân tại Tianwan, giúp thêm cho sự đáng tin cậy của bàn phúc trình của FSB.


Slivyak ghi chú thêm rằng FSB, thường hoạt động như là người thừa sai của chính quyền của ông Vladimir Putin, không được lợi lộc gì về chính trị từ việc đánh đo ván Rosatom – một tập đoàn con cưng trong “hệ thống quyền lực” của Putin.


Một tuần sau bài viết của Robalt, Rosatom, mà trước đó từ chối bình luận, và Atomenergomash đã công bố một văn bản quyết liệt phủ nhận những gì nêu trong bài viết với chi tiết cũng thú vị như những gì không được nói ra.


“Rosatom và Atomenergomash phủ nhận các tin tức liên quan đến thiết bị thiếu phẩm chất tại nhà máy điện hạt nhân được cung cấp bởi ZiO-Podolsk,” bản tuyên bố chung viết. Hai công ty này nói rằng “tất cả những tuyên bố về thiết bị có phẩm chất kém dưới tiêu chuẩn qui định của ZiO-Podolsk đều không đúng và sai trái.”


Bản tuyên bố tiếp tục nói: “Một hệ thống kiểm tra gắt gao chất lượng qua nhiều mức bây giờ đã được thành lập tại nhà máy Zio-Podolsk, bao trùm tất cả công đoạn sản xuất: từ việc thẩm định rất chuyên môn đối với những vật liệu mua vào và nguyên liệu quặng cho đến kiểm tra giai đoạn cuối cùng trên những thành phẩm. Công tác thẩm định sự đạt yêu cầu về phẩm chất của các thiết bị chuyển giao cho các nhà máy điện hạt nhân của nước ngoài sẽ được thực hiện bởi tổ chức có thẩm quyền OAO Zarubezhatomenergostroi.”

 

Nhưng bản tuyên bố chung đã thất bại trong cố gắng phủ nhận những tin tức được cung cấp cho Rosbalt bởi những công tố viên liên quan đến việc bắt giữ những viện chức cao cấp của ZiO-Podolsk và ATOM-Industriva.


Hai phát ngôn nhân của FSB được Bellona tiếp xúc đã xác nhận những gì mà các đồng nghiệp của họ truyền đạt cho Rosbalt, nhưng từ chối bàn thảo thêm “trong khi đang điều tra”. Họ cũng từ chối bình luận về những gì mà những nhà máy điện hạt nhân khác ngoài Kozloduy có thệ bị liên lụy vì những vật liệu thiết bị thiếu chất lượng xuất xứ từ nhà máy ZiO-Podolsk.


Một phát ngôn viên của Văn Phòng Công Tố Trung Ương Nga từ chối bàn thảo về vấn đế này, cũng với lý do là vì cuộc điều tra còn tiếp diễn. Tuyên bố chung của Rosatom- Atomenergomash hoàn toàn tránh nói đến tất cả những vấn đề mà các viên chức điều tra cung cấp cho Rosbalt.


Một nhân vật xuất xứ từ ATOM-Industriva cho Robalt biết rằng công ty của ông ta đã từng đối diện với vụ tố tụng tương tự như vậy vào năm 2010, nhưng vụ kiện này đã bị hủy bỏ vì không có đủ bằng chứng phạm tội.


“Bây giờ, hơn một năm sau, các công tố viên đã đưa việc làm phạm pháp ra tòa” ông ta nói với Rosbalt và lên tiếng cho rằng công ty của ông không có tội gì cả.


“Chúng tôi không làm gì có tội – sự vô tội của chúng tôi đẽ được xác định tại các tòa án” ông nói.


Ông Hauge của nhà máy Bellona nói rằng, “Vụ việc này là vụ có thực, cơ quan an ninh Nga cần tiến hành điều tra – thay vì lo tìm cách làm khó dễ các tổ chức bảo vệ môi trường.”


28/02-2012





 





















 

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Năng lượng mặt trời : cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Đức và Trung Quốc

Đức vốn tự hào là một trong những quốc gia tiên phong và dành nhiều ưu đãi, trợ cấp để phát triển công nghiệp năng lượng mặt trời. Nhưng sau đó, người Trung Quốc đã vào cuộc và bắt đầu làm cho những tấm pin mặt trời rẻ đi nhiều. Bây giờ, sau khi sản xuất đã dư thừa, các công ty năng lượng mặt trời ở hai nước lại đang lao vào một cuộc chiến cạnh tranh mang tính sống còn.

Nếu như người Đức đã tạo ra thị trường pin năng lượng mặt trời thì nay người Trung Quốc đang chiếm lĩnh và tìm cách “hất” người Đức ra khỏi thị trường mà họ tạo ra.

Michael Zhu là Phó chủ tịch của Công ty Năng lượng Suntech, một công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc, hàng năm sản xuất ra tới 10 triệu tấm pin mặt trời. Không có công ty năng lượng mặt trời nào trên thế giới sản xuất nhiều hơn con số đó và không có quốc gia nào mua nhiều pin mặt trời hơn Đức. Gần 1/3 module năng lượng mặt trời của Suntech được bán cho Đức.

Trong khi đó, Reiner Beutel, Giám đốc điều hành của Công ty sản xuất pin mặt trời Sovello của Đức nói rằng, ông không dễ dàng thừa nhận thất bại. “Chúng tôi sẽ bán pin mặt trời với giá rẻ hơn của Trung Quốc”.

Hai lục địa và hai hệ thống kinh tế

Beutel gõ nhẹ vào khung nhôm và đọc dòng chữ: “Made in German” (sản xuất tại Đức). Beutel muốn “cứu” những tấm pin mặt trời Đức. Mặc dù đang đang đánh một trận chiến khó khăn nhưng ông vẫn tin rằng ông có cơ hội. Và mặc dù, tháng 5 vừa qua, Sovello của ông đã đệ đơn phá sản nhưng ông vẫn hy vọng sẽ tìm được những nhà đầu tư mới, với những điều khoản thuận lợi hơn trong thủ tục tố tụng phá sản để chuẩn bị đổ tiền vào ngành công nghiệp tương lai này.


Beutel đang tham gia vào một cuộc chiến diễn ra giữa hai châu lục và hai hệ thống kinh tế. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm soát nền kinh tế, định hướng và hỗ trợ cho các công ty tư nhân, bao gồm cả Suntech. Những đối thủ của Suntech – các nhà sản xuất pin mặt trời của Đức nghi ngờ rằng các công ty như Suntech chỉ có thể phát triển mạnh mẽ như vậy với sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ và rằng Trung Quốc đang cung cấp cho các công ty năng lượng mặt trời của mình các khoản vay giá rẻ.

Trong một nghĩa nào đó, đây là cuộc chiến giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc với chủ nghĩa tư bản thị trường của Đức. Nhưng đó không phải thị trường thật sự cho những tấm module mặt trời của Đức. Thay vào đó, thị trường được tạo ra bởi các chính trị gia từ năm 2000 với Đạo luật năng lượng tái tạo (EEG) với lời hứa tạo ra hàng chục nghìn “công việc xanh” và bây giờ hướng đến dành đến một nửa trong số 14 tỉ euro (17,6 tỉ USD) của quỹ tài trợ hàng năm cho công nghiệp năng lượng mặt trời.

Người dân Đức không mua tất cả những tấm pin mặt trời bởi vì mặt trời chiếu sáng thường xuyên trên đất nước của họ. Họ mua chúng bởi vì họ nhận được các khoản trợ cấp được gọi là giá cả ưu đãi khi mua điện trong 20 năm. Nhà nước đã đảm bảo cho tất cả các nhà sản xuất điện mặt trời có thể bán điện với giá cao hơn giá điện thị trường 50cent/kWh.

Bong bóng trên thị trường

Những ưu đãi đó đã tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Đức phát triển ồ ạt và với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc sản xuất module năng lượng mặt trời không còn khó khăn. Ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này, không chỉ ở Đức, Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở Đức, trợ cấp cho điện được sản xuất bởi các tấm pin mặt trời do Đức sản xuất cũng như xuất xứ của các tấm pin mặt trời tại Đức đã không được giới hạn hay chỉ định. Ngược lại, ở Italia, lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời do các hãng châu Âu sản xuất, khách hàng sẽ nhận được tiền thưởng. Kết quả là các chương trình trợ cấp của Đức đã có một ảnh hưởng trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Á.

Điều này đã dẫn đến hiện tượng bong bóng trên thị trường công nghệ năng lượng mặt trời. Các nhà sản xuất pin mặt trời trên toàn thế giới đã nhanh chóng sản xuất các module mặt trời nhiều hơn nhu cầu của khách hàng và họ bắt đầu đua nhau hạ giá để cạnh tranh. Năm ngoái, giá pin mặt trời trên thế giới đã giảm tới 50%.

Trong cuộc đua giá thành đó, đã có những công ty bị tụt lại và có đến nửa tá các công ty tại Đức, kể từ tháng 12/2011, phải nộp đơn xin phá sản, trong đó có Sovello – công ty lớn thứ 2 ở Bitterfeld – nơi được coi là thung lũng năng lượng mặt trời của Đức.

Bí quyết của người Trung Quốc

Zhu đến Suntech vào năm 2011, khi cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đã làm chao đảo nhiều công ty sản xuất tấm pin mặt trời. Nhưng thay vì coi nó như là một cuộc khủng hoảng, Zhu gọi đó là “một thách thức tình thế”, dù việc giảm giá, đương nhiên, cũng sẽ làm lợi nhuận của Suntech sụt giảm.


Tuy nhiên, Zhu hiểu rằng đó là một quy luật cung – cầu thị trường đơn giản và không mảy may phàn nàn về điều đó. Zhu cũng cho biết, Suntech chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản vay giá rẻ từ Chính phủ Trung Quốc. Là người phụ trách phát triển sản phẩm của Suntech, Zhu phải tìm cách sản xuất tấm pin mặt trời với giá rẻ hơn. Chiến lược của Zhu trong cuộc cạnh tranh giá là “tích cực cắt giảm chi phí”. Các công nhân sẽ phải làm việc nhanh hơn, năng suất hơn. Ví dụ như việc dán các tế bào giữa các tấm phim vốn mất 18-20 phút, thì nay, Zhu nghĩ chỉ 15 phút là đủ. Họ cũng có thể giảm số lượng vật liệu sử dụng, như làm các khung nhôm của mỗi module mỏng hơn.

Khi cảm thấy điều này có thể sẽ bị chỉ trích, ông sẽ “trưng” ra một giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm được cấp bởi một công ty chuyên giám định các sản phẩm quang điện và hơn nữa, công ty ấy lại có trụ sở tại Bonn, Đức. Và gần đây, các module năng lượng mặt trời do Suntech sản xuất đã mang thêm một biểu tượng mà nhìn vào đó người ta đủ biết là chất lượng sản phẩm đã được giám định bởi một công ty Đức uy tín, đi kèm với một dòng chữ “Top brand” (Thương hiệu hàng đầu). Một điều quan trọng nữa là Suntech đã biết nuôi dưỡng tinh thần phấn đấu cho những người lao động của mình. Người Suntech luôn tự coi mình là “những sứ giả của mặt trời” và có nghĩa vụ “mang ngọn lửa thánh đi khắp thế gian”…

Và với Zhu, Đức đã là người tiên phong của quá khứ. Tham vọng của Suntech không chỉ giới hạn ở thị trường Đức, mà còn ở mọi quốc gia trên thế giới, kể cả những nơi có ít hoặc không có trợ cấp cho năng lượng mặt trời. Đức sẽ sớm không còn là thị trường quan trọng nhất cho những tấm pin mặt trời của Suntech. Trong 8 năm qua, thị phần của Đức trong ngành công nghiệp quang điện toàn cầu đã giảm từ gần 70% xuống dưới 20%. Nhưng nếu người Đức quyết định tiếp tục hỗ trợ doanh số bán hàng trong nước của họ trong một thời gian nữa, Zhu vẫn sẵn sàng. Những module giá rẻ cộng với trợ cấp chính phủ sẽ đem đến cho các khách hàng Đức những giao dịch tuyệt vời.

“Chất lượng Đức, giá Trung Quốc”

Cho đến nay, người Đức đã bỏ ra 100 tỉ euro để tài trợ cho pin mặt trời. Khoản tiền này được đóng góp bởi tất cả các khách hàng mua điện, những người phải miễn cưỡng trả thêm 4 cent/kWh trên các hóa đơn tiền điện của họ để hỗ trợ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, chính phủ đang muốn giảm trợ cấp cho năng lượng mặt trời, vốn đã giảm từ năm 2009, thêm 20-30% nữa. Kể từ khi các tấm pin mặt trời trở nên rẻ hơn nhiều, thì người mua không còn bị các khoản trợ cấp hấp dẫn nhiều nữa. Trong khi đó, các công ty năng lượng mặt trời lại hy vọng việc tài trợ của Chính phủ Đức có thể sẽ cứu được vài công ty trong số các công ty đang ngấp nghé phá sản.

Thượng viện Đức mới đây đã bỏ phiếu chống lại việc cắt giảm trợ cấp. Mùa hè này, các chính trị gia sẽ tiếp tục tranh luận về vấn đề này. Họ có thể mở rộng tài trợ nhưng điều đó sẽ có ích lợi với tất cả các công ty bán tấm pin mặt trời, đặc biệt là các công ty như Suntech của Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty như Sovello cũng sẽ được hưởng lợi, nếu như đến lúc đó họ vẫn chưa phá sản. Với Zhu, các công ty Đức đã không còn là nỗi e sợ của Suntech mà chính những công ty trong nước mới là đối thủ cạnh tranh của họ. Còn vấn đề với người Đức là họ sẽ phải nỗ lực sản xuất các tấm pin mặt trời với “chất lượng Đức, giá Trung Quốc”.

Báo động "đỏ" điện giá rẻ từ Trung Quốc - chất gây nghiện cho nền kinh tế VN

BÁO ĐỘNG ĐỎ: ĐIỆN GIÁ RẺ- CHẤT " GÂY NGHIỆN " MÀ TRUNG QUỐC ĐANG " CHÍCH " CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


 'Trung Quốc bán điện cho Việt Nam rẻ bằng nửa cho dân họ' ???



Phamvietdao.net: Đây là một thông tin cực kỳ đáng quan tâm ? Tại sao Trung Quốc lại bán điện cho Việt Nam với giá bằng 1/2 bán cho dân họ? Đây là chính sách biệt đãi giống như khi còn Cộng đồng khối SEV chăng; Lâu ngày chủ blog quên mất tiếng Việt tên dịch của SEV; Đây là khối kinh tế do Liên Xô đứng đầu thời còn hệ thống xã hội chủ nghĩa; Thời đó có những chính sách giá cả điều chỉnh các quan hệ thương mại trong nội bộ khối...


Còn nhớ, hồi đó, chủ blog đang công tác tại Fafilm Việt Nam nên đã vài lần đi nhập phim về: đối với phim Liên Xô bán cho Việt Nam với giá thấp nhất so với giá bán cho các nước khác trong khối xã hội chủ nghĩa...Không những thế, nếu Việt Nam bán cho Liên Xô thì được Liên Xô trả cho một cái giá gấp mấy chục lần ( lâu ngày chủ blog quên số liệu cụ thể) mà Liên Xô bán cho Việt Nam; giá phim được tính theo mét...Tóm lại nếu xuất sang Liên Xô được một phim có thể đổi mang về được mấy chục bộ...


Thế còn bây giờ tại sao Trung Quốc lại thi hành chính sách bán điện rẻ cho Việt Nam với giá phi thị trường vậy ? Đây là điều bí hiểm, tại sao những thương gia gian ngoan và tham lam như Trung Quốc tự nhiên lại xử sự không giống ai trong chuyện bán điện cho Việt Nam? Không rõ có điều khoản nào kèm theo việc bán rẻ này mà ngành điện, Bộ Công thương đã ém nhẹm chuyện này không? Tỷ như để đối giá điện rẻ, Việt Nam chấp nhận miễn thuế xuất khẩu than sang Trung Quốc như cách đâu không lâu báo chí đã nêu ? Hay chấp nhận xuất khẩu Titan, một loại quặng quý hơn vàng qua con đường tiểu ngạch chẳng hạn...Chuyện này, chủ blog với vị thế của ốc ngồi đáy giếng chỉ dám đoán mò vậy thôi...


Nhưng điều gây hại dễ nhìn thấy: với việc bán giá điện thấp hơn giá thành là một thao tác gian thương mà Trung Quốc đang tiến hành nhằm một mục tiêu thâm độc nào đó chứ không thể coi đây nhưng những chuyện buôn bán biệt đãi như khi còn khối SEV...


Hãy hình dung, khi nền công nghiệp năng lượng Việt Nam giống như những bọn phàm phu, tục tử, con cái nhà giàu chuyên ăn ngon xài sang, không chịu làm ăn, quen chơi bời nghiện với điện giá rẻ Trung Quốc rồi thì chỉ cần Trung Quốc cúp cầu giao là cả cái nền kinh tế này trở thành " con tin " nằm trong tay Trung Quốc...

Rất có thể đây là cung cách để Trung Quốc biến Bộ Công thương, Tập đoàn EVN, thành bọn siêng ăn biếng làm, phá gia chi tử để rồi đây nghiễm nhiên trở thành một thứ "ngựa thành Troa " ??? Bộ này chẳng là kẻ đầu têu trong việc lôi cái dự án bauxite, Tàu cao tốc về là gì...


 PHẢI THẤY: TRUNG QUỐC CỐ TÌNH BÁN ĐIỆN GIÁ RẺ CHO VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ ƯU TIÊN ƯU ĐÃI TỬ TẾ GÌ; RẤT CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT ĐÒN THÂM ĐỘC CỦA ĐÁM BUÔN BÁN CHẤT GÂY NGHIỆN ?!



                                   Con nghiện phải không ?

Trong khi mua điện trong nước từ các nhà máy thủy điện nhỏ với giá 800-900 đồng/kWh thì giá mua điện của EVN từ Trung Quốc ở mức 1.300 đồng/kWh. Song, phía "nhà đèn" cho biết, mức giá đó vẫn chỉ bằng một nửa so giá điện Trung Quốc bán cho dân sở tại.


Trao đổi với phóng viên tại buổi tọa đàm với báo chí chiều 20/7, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện Tập đoàn vẫn mua điện từ Trung Quốc theo hợp đồng kinh tế và chỉ mua lúc thiếu điện phục vụ nhu cầu trong nước.

Hợp đồng mua điện này được ký 5 năm 1 lần với giá mua được tính từ thời điểm ban đầu song hoàn toàn phụ thuộc phía Trung Quốc.

Ông Tri khẳng định, giá điện mua từ Trung Quốc rẻ hơn so với điện tự sản xuất ở trong nước khi chạy dầu FO và chạy khí Cà Mau. Trong khi đó, tại Trung Quốc,  năm 2009, 2010 và 2011, nước này đều bị thiếu điện ở khu vực Vân Nam và không muốn bán cho Việt Nam, ép EVN hạ yêu cầu.

Tuy nhiên, sau khi đàm phán giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN và phía Trung Quốc thì đối tác vẫn đồng ý chấp thuận đáp ứng nhu cầu về mua điện của Việt Nam trong khi tại thời điểm năm 2009, 2010, bản thân Trung Quốc vẫn cắt điện luân phiên.

Điều bất ngờ cho báo giới tham dự buổi Tọa đàm chiều nay đó là ông Tri cho biết, "giá điện họ bán cho Việt Nam còn rẻ hơn bán cho dân của họ". Cụ thể, nếu mức giá mà nước này bán cho người tiêu dùng trong nước là 10 cents thì giá bán cho EVN trong thời gian đầu chỉ khoảng 4,5 cents, tức bằng 1 nửa.

Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hồi tháng 6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng từng cho biết, nếu năm ngoái, Việt Nam ký hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá 5,8 cents/kWh thì năm nay giá điện nhập khẩu từ nước này đã tăng lên 6,08 cents/kWh, tương đương khoảng 1.300 đồng/kWh.

Trong khi đó, giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước chỉ ở mức 800-900 đồng/kWh, giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.280 - 1.300 đồng/kWh và giá mua từ điện chạy dầu đắt hơn, từ 5.500 - 6.000 đồng/kWh.

Như vậy, mức giá mà EVN bỏ ra để mua điện từ Trung Quốc đang cao hơn giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước từ 400 - 500 đồng/kWh.

Vấn đề này cũng đã được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển thủy điện nhỏ và kiến nghị từ doanh nghiệp" được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây. Trước thực trạng EVN bỏ tiền ra để mua điện Trung Quốc với giá cao hơn so với mua trong nước, không ít vị đại biểu đã tỏ ra bức xúc.

Ông Vũ Ngọc Cừ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lào Cai nói, mức chênh lệch giữa giá điện mua vào trong nước và từ Trung Quốc của EVN là quá lớn và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xem xét lại sự bất hợp lý này.

Trong khi đó, điều nghịch lý là, theo đại diện đến từ Tập đoàn Hưng Hải, chủ đầu tư một số nhà máy điện phản ánh, theo hợp đồng mua bán điện giữa EVN với Trung Quốc, nếu phía Việt Nam phát được điện nhưng rủi ro thừa công suất, chảy ngược về phía Trung Quốc quá 5% thì EVN không những mất lượng điện trên còn phải chịu nộp phạt.

Ông Hoàng Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Nam Tiến giãi bày, từ năm 2006 tới nay, giá điện EVN bán ra đã tăng tới 57% thì mức giá mà tập đoàn này mua vào vẫn dẫm chân tại chỗ với mức trung bình 650 đồng/kWh.

Song, do EVN là người mua duy nhất trên thị trường nên các nhà máy thủy điện nhỏ không còn con đường nào khác là vẫn phải bán, mà theo ông Tuấn, "mỗi lần đàm phán không dưới 3 lần".

Việt Nam bắt đầu nhập khẩu điện Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004 với 5 tỷ kWh điện mỗi năm. Bộ Công thương cho biết, 5 tháng đầu năm, riêng số lượng mua từ Trung Quốc là 1,16 tỷ kWh, còn báo cáo cập nhật mới đây, 6 tháng, lượng điện mua ngoài (bao gồm cả Trung Quốc) là 31,6 tỉ kWh.


(theo blog Phạm Viết Đào)

Tổng quan công nghệ và thị trường điện năng lượng mặt trời năm 2012

[slideshare id=12773200&doc=devi-solarpvmarketandtechnologyoverview2011-120502095505-phpapp02]

Hãy gọi ngay để nhận được sự  vấn  hỗ trợ lắp đặt : (04)22120804 - (08)39482586

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Thực trạng năng lượng tái tạo ở VN và kiến nghị giải pháp phát triển bền vững

Thực trạng sản xuất điện từ NLTT của Việt Nam

Điện gió: Các dự án điện gió không nối lưới đã xây dựng ở Việt Nam gồm các tuabin gió quy mô gia đình (150-200kW), chủ yếu lắp đặt ở các khu vực ngoài lưới (các đảo).


Hệ lai ghép tuabin gió - máy phát điện điêzen (30kW) đặt tại huyện Hải Hậu, Nam Định hiện không hoạt động được do độ cao lắp đặt thấp.

Hệ lai ghép tuabin gió - pin mặt trời (2kW) đặt tại huyện Đắc Hà, Kon Tum và Trạm điện gió đảo Bạch Long Vỹ (800kW), hoạt động từ năm 2004. Đây là tuabin gió lớn nhất ở thời điểm này, nhưng phải ngừng hoạt động sau 1 năm vận hành vì sự cố.

Dự án điện gió tại Đảo Phú Quý 3x2MW đã lập xong dự án đầu tư xây dựng công trình, dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2012.

Hiện Việt Nam có 14 dự án điện gió nối lưới đang trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư (892,5MW) và 7 dự án đang lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (205MW).

Ngoài ra, còn có dự án điện gió tại Bạc Liêu đã khởi công (99MW) và dự án điện gió tại Gia Lai đã lập báo cáo đầu tư (40,5MW).

Như vậy, tổng công suất của 23 dự án điện gió này là 1.237MW. Việc triển khai dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của 23 dự án này đều gặp khó khăn do chưa thoả thuận được giá bán điện.

Duy nhất Dự án Nhà máy phong điện 1 - Bình Thuận 20x1,5MW, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) bỏ qua rào cản về thoả thuận giá mua bán điện, trong phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đã hoàn thành xây lắp và đưa 5 tuabin gió (5x1,5=7,5MW) vào vận hành hoà điện, đấu nối, cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia từ 22/8/2009.

Đến nay đã xây dựng xong 15 tổ máy, tổ máy còn lại thuộc giai đoạn 2 đưa tổng công suất của nhà máy lên 30MW. Các tổ máy này đã vận hành an toàn vượt qua được thử thách của các mùa mưa bão đã qua.

Đây có thể coi là sự kiện thành công nhất trong lịch sử phát triển điện gió của Việt Nam.

Điện mặt trời: Năng lượng mặt trời dùng để sản xuất điện ở Việt Nam chủ yếu là nguồn điện pin mặt trời được áp dụng ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Hiện các hệ thống pin mặt trời đã có mặt ở 38 tỉnh thành và một số bộ, ngành như: Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… Các nguồn điện pin mặt trời này đều không nối lưới, trừ hệ thống pin mặt trời 150kW tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia là có nối lưới.

Tổng công suất đặt pin mặt trời của Việt Nam đến nay khoảng 1,4MW.

Năng lượng khí sinh học và sinh khối: Dạng năng lượng này tính đến thời điểm hiện nay chủ yếu là phát triển nhiên liệu sinh học từ mía, sắn, ngô, dầu cọ, cao lương, tảo, cây jatropha, thầu dầu, biomas, biodiesel.

Năm 2009 được coi là năm ra đời ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, các nhà máy sản xuất ethanol tại Quảng Nam, Phú Thọ, Quảng Ngãi (Dung Quất), Bình Phước, Đồng Nai đã và sẽ lần lượt đưa vào vận hành.

Nhà máy đường Tây Ninh đã dùng bã mía làm nhiên liệu đốt lò nhà máy điện theo công nghệ đồng phát, nhiều dự án tương tự đang được triển khai ở miền Nam với nhiên liệu là trấu.

Địa nhiệt: Cách đây 16 năm, Công ty Ormat (Hoa Kỳ) đã đến Việt Nam nghiên cứu phát triển nhà máy điện địa nhiệt, nhưng không triển khai được, mà lý do chính là không thoả thuận được về giá bán điện.

Gần đây Công ty Xây lắp điện Khánh Hoà và Công ty LIOA có dự kiến đầu tư dự án điện địa nhiệt tại Tu Bông (Khánh Hoà), đã tổ chức đoàn đi khảo sát các nhà máy điện địa nhiệt tại Philippin. Cho đến nay chưa có thông tin đầy đủ và chính xác về tiến độ thực thi các dự án địa nhiệt tại Việt Nam.

Kiến nghị các giải pháp để phát triển NLTT bền vững

Một là, gấp rút xác định chính xác tiềm năng NLTT ở Việt Nam, trước mắt là năng lượng gió, mặt trời, từ đó vạch ra chiến lược và sách lược khai thác có hiệu quả hai dạng năng lượng này, kể cả nối lưới và không nối lưới, kịp thời tạo nguồn bổ sung điện năng cho giai đoạn đến 2020.

Về tiềm năng năng lượng gió: Cần triển khai công tác đo gió ở những vùng tiềm năng cao (tham khảo bản đồ NEDO). Công tác đo gió phải thực hiện ở độ cao 40m trở lên trên phạm vi rộng, có quan trắc một cách khoa học và đủ chu kỳ.

Để giảm thiểu chi phí đo gió mà vẫn đạt được độ chính xác cao, cần tổ chức tốt việc hợp tác quốc tế và hợp tác các chủ đầu tư dự án điện gió trong nước.

Chú ý là Truewind Solutions đã tiến hành lập Bản đồ gió Mesomap cho khu vực Đông Nam Á để WB sử dụng Hệ thống mô phỏng thí nghiệm Mesocale nhằm phác thảo toàn cảnh về năng lượng gió trên toàn lãnh thổ Việt Nam ở các độ cao 30m, 50m theo tốc độ gió trung bình hàng năm.

Tuy nhiên, đây chỉ là tài liệu nghiên cứu ở cấp vĩ mô và cho kết quả về khả năng khai thác gió ở những độ cao này tại một số địa phương của Việt Nam mà thôi. Cần tham khảo và tổng kết kết quả đo gió của Công ty Cổ phần NLTT Việt Nam (REVN) tại Bình Thuận và của Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) tại Đảo Phú Quý (Bình Thuận), các nhà đầu tư này đặt các tuabin gió ở độ cao 85m.

Về tiềm năng năng lượng mặt trời: Với kết quả quan trắc của hơn 100 trạm, bố trí ở các tỉnh, thành trên toàn quốc theo dõi thu thập dự liệu về bức xạ mặt trời. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng năng lượng mặt trời phong phú, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam hầu như quanh năm có nắng. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở miền Trung và miền Nam đạt 5kWh/m2, dao động từ 4,0~5,9 kWh/m2. Ở Miền Bắc do hàng năm vào mùa đông xuân trời có nhiều mây, mưa phùn nên độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm là 4kWh/m2, khoảng dao động lớn hơn từ 2,4 ~ 5,5kWh/m2. Số giờ nắng trung bình năm tại Việt Nam khoảng 2000-5000h với tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình 150kcal/cm2 , tiềm năng lý thuyết đánh giá đạt 43,9 tỷ TOE.

Từ các dữ liệu trên cho thấy, nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam có độ ổn định tương đối cao, phân bổ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể khai thác đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng điện tại chỗ cho miền núi, hải đảo, nông thôn, thành thị, cho hộ gia đình, sản xuất kể cả nối lưới điện quốc gia.

Hiện nay việc ứng dụng năng lượng mặt trời trên thế giới và Việt Nam còn khó khăn do giá thành thiết bị công nghệ điện mặt trời cao, song đây chính là nguồn năng lượng chiến lược, mang tính khả thi cao và thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, hiện nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ về sử dụng dạng năng lượng này nên trong 10-20 năm tới sẽ là một trong những giải pháp nguồn cơ bản trong hệ thống năng lượng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hai là: Rà soát lại, phổ biến rộng rãi, triển khai thực hiện tích cực và có hiệu quả “Chiến lược quy hoạch tổng thể các nguồn NLTT Việt Nam giai đoạn đến 2015 có xét triển vọng đến năm 2025” đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ra Quyết định phê duyệt.

Ba là: Xây dựng các chính sách hỗ trợ, đặc biệt ưu tiên đầu tư tài chính, công nghệ thiết bị, nội địa hóa, hợp tác quốc tế.

Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế khuyến khích hỗ trợ phát triển NLTT với lộ trình thực hiện những nội dung của Nghị định, khẩn trương nhưng chắc chắn, xây dựng giá NLTT hợp lý tạo điều kiện thu hút đầu tư, tích cực chuẩn bị mọi công việc có liên quan để xây dựng Luật Năng lượng tái tạo trình Quốc hội thông qua.

Bốn là: Lập một tổ chức tập hợp mọi nguồn năng lực xã hội chuyên lo phát triển công nghệ NLTT để cung ứng cho mọi nhu cầu tăng trưởng năng lượng tại mọi địa điểm có suất năng lượng khá trong phạm vi toàn quốc.

Tổ chức ngay việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng NLTT đặc biệt là Năng lượng gió và năng lượng mặt trời với mức nội địa hóa cao phù hợp với điều kiện cụ thể về chế độ gió, chế độ nắng của Việt Nam.

Năm là: Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các chuyên ngành NLTT là vấn đề phải được quan tâm ngay từ bây giờ vì đã muộn.

Các bộ, ngành, tập đoàn, công ty đã có các dự án NLTT, đang triển khai cần đưa ra các kế hoạch và mục tiêu đào tạo cụ thể.

Cần tổ chức các đoàn đi tham quan học tập và khảo sát thực tế tại các cơ sở, công trường, cơ quan quản lý vận hành các dự án NLTT của các nước đã có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có Chương trình đào tạo về ngành NLTT; muốn vậy, trước mắt cần mời những giảng viên có kinh nghiệm soạn thảo ra Bộ giáo trình có tiếp thu các thành tựu khoa học đã đạt được của quốc tế và hiểu hết được tình hình cụ thể của Việt Nam về NLTT.

Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam trong xu thế chung của thế giới

Mặc dù trong nửa đầu thế kỷ 21, nguồn hóa thạch vẫn còn chiếm vai trò chủ đạo cung cấp nhu cầu năng lượng của nhân loại nhưng chúng đang trên đường cạn kiệt và là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, loài người đang nỗ lực tìm tòi và khai thác các nguồn năng lượng thay thế. Theo những số liệu dự báo, ngay từ sau năm 2050, năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ giữ vai trò chủ đạo cung cấp năng lượng cho con người, trong đó điện mặt trời (ĐMT) sẽ vươn lên vị trí độc tôn, cung cấp tới 3/4 nhu cầu năng lượng của nhân loại vào năm 2100.

Công nghiệp điện mặt trời trên thế giới

Trong vòng khoảng 15 năm qua ĐMT phát triển rất nhanh, với tốc độ trung bình là 25%/năm. Công nghiệp điện mặt trời bao gồm quang điện mặt trời (QĐMT) và nhiệt điện mặt trời (NĐMT).


Sản lượng điện mặt trời của thế giới 1995-2008

Quang điện mặt trời tiếp tục là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới. Thị trường QĐMT thể hiện ba xu hướng rõ ràng là: Loại hình “Tòa nhà ĐMT/ Mái nhà ĐMT” (Building integrated Photovoltaic-BIPV) ngày càng gia tăng; Công nghiệp chế tạo pin mặt trời (PMT), trong đó đáng chú ý là lượng PMT công nghệ màng mỏng (thin-film PV) chiếm phần lớn trong tổng công suất lắp đặt (dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ, Malaysia, Đức…); và sự ra đời hàng loạt các nhà máy QĐMT. Công suất các nhà máy QĐMT nối lưới phát triển mạnh mẽ từ mức 200 KWp đã tăng lên tới mức 3GWp.


Tình hình phát triển QĐMT trên bình diện toàn cầu trong năm 2008 đầy biến động

Bên cạnh quang điện mặt trời, nhiệt điện mặt trời cũng là ngành công nghiệp năng lượng với nhiều bước tiến và các cơ sở sản xuất mới.

Công nghiệp điện mặt trời hội tụ (concentrating solar power plant-CSP) mở ra nhiều khả năng cho phát triển cùng với các phương tiện sản xuất mới. Chảo nhiệt điện mặt trời Stirling là một kế hoạch của hai cường quốc năng lượng mới thế giới CHLB Đức và Tây Ban Nha với tham vọng độc chiếm thị trường NĐMT trong tương lai gần. Đây là bước đi thương mại quan trọng của công nghệ điện mặt trời Stirling.

Nhiệt mặt trời cũng phát triển mạnh đạt mức gấp đôi. Đun nước nóng mặt trời và năng lượng sưởi ấm tăng trưởng 15%/năm trong năm 2008, đạt khoảng 145 GWth, gấp đôi công suất năm 2004. Dẫn đầu thế giới là Trung Quốc với ¾ công suất lắp đặt toàn cầu, tiếp theo là Đức, Tây Ban Nha, Nhật… Và trong số các nước đang phát triển, Brazil, Maroc, Tunisia… cũng cho thấy tốc độ “tăng trưởng lắp đặt nóng” của các hệ đun nước nóng mặt trời.

Tiềm năng bức xạ mặt trời ở Việt Nam

Việt Nam là một trong các quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời (NLMT). Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy, các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1800-2100 giờ nắng trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2000-2600 giờ nắng trong một năm.


Bản đồ tổng lượng bức xạ mặt trời toàn cầu trung bình/năm (KWh/m2)

Nhìn một cách khái quát lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh phía Bắc giảm 20% so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, và lượng bức xạ mặt trời không phân phối đều quanh năm. Vào mùa đông, mùa xuân mưa phùn kéo dài hàng chục ngày liên tục và nguồn bức xạ mặt trời dường như không đáng kể chỉ còn khoảng 1 – 2 KWh /m2/ngày, yếu tố này là cản trở lớn cho việc ứng dụng ĐMT.

Điều này không xảy ra đối với các tỉnh phía Nam và TP Hồ Chí Minh do có mặt trời chiếu rọi quanh năm, ổn định kể cả vào mùa mưa. Có thể kết luận rằng bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam nói chung trong quá trình phát triển bền vững.


Đồ thị bức xạ mặt trời & số giờ năng trung bình/ ngày của đại diện 3 vùng của Việt Nam

Hiện trạng năng lực công nghiệp điện mặt trời Việt Nam

Tuy còn non trẻ song ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể. Trong đó, TP Hồ Chí Minh với nguồn "tài nguyên nắng” dồi dào, và các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng lực lượng sản xuất, là một trung tâm có tiềm năng phát triển công nghiệp NLMT nhất trong cả nước. Vì vậy, TP Hồ Chí Minh được đánh giá là một “điểm tựa”, đột phá khẩu cho ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam với lộ trình 20 năm.

Tính đến nay, công nghiệp điện mặt trời TP Hồ Chí Minh đã tạo dựng được một số cơ sở sản xuất tiêu biểu như nhà máy sản xuất Module PMT quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng công nghiệp sản xuất chế tạo các thiết bị điện tử ngoại vi phục vụ cho ĐMT xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa Solar và Công ty CP Nam Thái Hà, nhà máy “Solar Materials Incorporated” có khả năng cung cấp cả hai loại Silic khối (mono and multi-crystalline) sử dụng cho công nghiệp sản xuất PMT.

Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như modul PMT, các thiết bị ngoại vi inveter, các máy smarts, thiết bị ĐMT nối lưới công nghệ SIPV đã chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước và bước đầu vươn ra thị trường trong khu vực và thị trường thế giới.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp pin mặt trời TP HCM đã gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu hai khâu trong một quy trình công nghiệp khép kín, đó là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến PMT từ phiến silic. Nếu hoàn thiện nốt hai khâu trên, Việt Nam sẽ trở thành một trong số ít những nước ở châu Á có nền công nghiệp chế tạo PMT khép kín.

Định hướng phát triển công nghiệp điện mặt trời Việt Nam đến năm 2025

Hướng đến việc xây dựng ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam lên hàng đầu khu vực và cạnh tranh thế giới về công nghệ và sản lượng vào năm 2025, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã đưa ra chiến lược phát triển kích cầu công nghiệp ĐMT Việt Nam, dự thảo đề cương Chương trình điện mặt trời siêu công suất 2010-2025. Dự thảo đã vạch ra các mục tiêu cụ thể của Chương trình là khai thác hiệu quả ĐMT đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong mọi tình huống (250 MWp = 456,25 tỷ KWh/năm), và cùng với lưới Quốc gia điện khí hóa 100% toàn bộ lãnh thổ Việt Nam vào năm 2025.

Chương trình mang tính tiên phong, đột phá, vượt qua nhiều thách thức và rào cản của cơ chế cũng như công nghệ còn hạn chế hiện tại ở Việt Nam, dựa trên tiêu chí xã hội hóa nguồn năng  lượng, hướng tới sự phát triển bền vững. Hiện nay, Chương trình đã triển khai dự thảo 4 dự án lớn là dự án 10.000 mái nhà ĐMT, dự án nhà máy ĐMT nối lưới cục bộ 2MWp-5MWp, dự án 10.000 nguồn chiếu sáng công cộng bằng công nghệ tích hợp năng lượng mới; và dự án khu trình diễn năng lượng mới của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra còn có một số dự án khác như dự án xây dựng nhà máy sản xuất phiến PMT (Solar Cell) và bảng PMT (Solar Module), nhà máy chế tạo chảo nhiệt điện mặt trời !0KW & 25KW công nghệ Stirling, dự án xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị phụ trợ phát triển ĐMT, dự án xe taxi điện – ĐMT, dự án 10.000 thuyền câu mực ánh sáng tiết kiệm năng lượng từ ĐMT và gió...

Năng lượng là nhu cầu sống còn của nhân loại trong tương lai. Năng lượng cho phát triển trong cho thế kỷ 21 phải là năng lượng sạch, đó là những nguồn NLTT mà tiềm năng vô tận chính là NLMT. ĐMT là đích tới của loài người trong 20 – 30 năm tới, đó cũng là một thời gian tối thiểu để xây dựng và phát triển nền công nghiệp điện mặt trời TP Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Việt Nam cần phải trở thành một nước có nền công nghiệp NLMT tiên tiến, cạnh tranh thế giới, dựa trên chính tiềm năng NLMT dồi dào của mình.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Điện năng lượng mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp nhỏ - Đầu tư nhỏ, hiệu quả lâu dài.

Điều kiện vị trí địa lý Việt Nam rất thuận lợi và phù hợp cho sử dụng khai thác nguồn năng lượng mặt trời.  Với tỷ lệ giờ nắng cao trung bình 6-8h/ ngày, trung bình 9-12 tháng/ năm trên cả nước đặc biệt hiệu quả với khu vực miền Trung và Nam gần đường xích đạo trái đất.

I. ỨNG DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI:

1. Cho hộ gia đình

2. Cho các trang trại SXNN và chăn nuôi

3. Cho các trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn, nhà hàng, sân bay

4. Cho các công ty SXKD ( nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, chế xuất...)

5. Cho khu vực không có lưới điện quốc gia: Biển đảo, vùng núi cao...

II. LỢI ÍCH ĐẦU TƯ HỆ THỐNG TỰ SẢN XUẤT ĐIỆN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1.Đầu tư tài sản sinh lời dài hạn, dòng tiền ổn định hàng tháng trong hơn 25 năm và không có rủi ro.

2.Chủ động nguồn điện

3. Bảo vệ môi trường

4. Hiệu quả đầu tư cao

5. Sử dụng dễ dàng và an toàn với mọi người

 


Điểm hòa vốn đầu tư sau 5 năm

 


III- GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Thiết kế hệ thống cho phép hoạt động ổn định tin cậy 24/7, dễ sử dụng và vận hành, không cần bảo trì, lắp đặt nhanh chóng...

1. Điện năng lượng mặt trời hòa lưới không dự trữ sơ đồ sau:

 


Giải pháp hòa lưới điện năng lượng mặt trời cho làng xã tại các tuyến biển đảo.

 


2. Điện mặt trời độc lập có dự trữ sơ đồ sau:

 


3. Điện năng lượng mặt trời hòa lưới có dự trữ sơ đồ sau:

 


IV. ƯU VIỆT VƯỢT TRỘI CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.

* Đảm bảo duy trì nguồn điện liên tục 24/7 hoàn toàn tự động không bao giờ bị mất điện.

* Hoàn toàn không phụ thuộc lưới điện quốc gia ngay cả trong những ngày dài mất điện liên tục.

* Hệ thống hoạt động độc lập không tiếng ồn, khói bụi, không xăng dầu cháy nổ, gọn nhẹ, bền bỉ. Vận hành dễ dàng, an toàn tuyệt đối ngay cả với người già, trẻ nhỏ…

* Đầu tư bổ xung hệ thống hàng năm  theo khả năng tài chính của bạn, khấu hao hệ thống hàng ngày với độ bền trên 25 năm.

* Giảm tiểu tối đa chi phí tiền điện phải trả hàng  tháng: ích nước lợi nhà…

Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Công ty TNHH TM&KT Việt Trung đại diện nhãn hàng điện mặt trời Samtrix, là doanh nghiệp tiên phong trên cả nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Với trên 06 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị tư nhân đầu tiên đã có phòng R&D nghiên cứu chuyên sâu về điện mặt trời ứng dụng tại VN, là đại lý cho các hãng cung cấp thiết bị điện mặt trời danh tiếng trên thế giới, với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, yêu nghề, có mạng lưới đại lý rộng khắp trên cả nước. Việt Trung đã khảng định là công ty hàng đầu Việt Nam về điện mặt trời ứng dụng cho gia đình, DN vừa và nhỏ, ứng dụng cho sản xuất trong nông nghiệp…

Để có được hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình mình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để có được sự tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế hệ thống phù hợp với yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế hệ thống cột đèn cao áp năng lượng mặt trời chiếu sáng cho giao thông, công trình, Xây dựng trạm điện mặt trời tập trung cho những nơi chưa có điện lưới như biên giới, hải đảo, các xã vùng sâu, vùng xa….

Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Việt Trung
Số 16 – Ngõ 316 – Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội 04.22120804
Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh 04.39482586
Hotline : 0983.802.686 - 0905.574.577
Email: vtechco@vnn.vn
Website : www.samtrix.vn -http://diennangluongmattroi.wordpress.com

Xe chạy dưới dàn pin mặt trời

Phương tiện tự động chạy trên đường sắt tương lai một lần nữa lại được đề xuất ở Mỹ, bằng giải pháp có tên JPod.


Tính độc đáo của hệ thống này là các khoang chở người sử dụng nguồn điện từ chính các tấm pin mặt trời bố trí như mái che dọc đường sắt.













Ảnh thiết kế mô hình Jpod



Mỗi khoang khách dự kiến giống như khoang cáp treo 4-6 chỗ ngồi, trọng lượng rỗng 226 kg, tải trọng cao nhất chở người (và hàng) 544 kg. Xe treo lơ lửng dưới cấu trúc đường sắt, trên đó là các mái che, chính là các tấm quang điện. Các “xe” nhận điện từ bộ thanh quét với ray thứ 3 cấp nguồn. Bộ mã hóa trong các bánh xe và cảm biến theo dõi, sao cho các xe luôn có khoảng cách an toàn.

 

Người sử dụng JPod biết vị trí của mình qua một giao diện với màn hình cảm ứng và hệ thống máy tính nối mạng. Từ đây khách hàng sẽ chọn lộ trình tốt nhất. Xe có động cơ đổi hướng. Khi đến các lối rẽ, theo yêu cầu của khách “tích” trên màn hình, xe tự động bám vào đường rẽ. Máy tính trung tâm sẽ “bẻ ghi” cho từng xe, theo lựa chọn. Tại các điểm đỗ, có nhà ga, khách lên xuống rất an toàn. Máy tính trung tâm sẽ điều độ “khoang xe” rỗng về các nơi thiếu.


Bề rộng mái che quang điện là 4m. Tại trạm JPod, chiều rộng của các tấm quang điện sẽ tăng lên từ 6 - 10m. Diện tích này tính đủ điện cấp cho 5.000 - 30.000 khoang.


Xe chạy động cơ là 700 W đến 6,5 kW, tùy thuộc vào nhu cầu. Tốc độ dự kiến 48 km/giờ. Hệ thống JPod hướng đến các lộ tình đến siêu thị, sân bay, quảng trường công cộng… Nó sẽ hoạt động suốt ngày đêm.