Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Dân Sài Gòn "đua nhau" lắp điện mặt trời để giảm hóa đơn tiền điện


Nhiều hộ dân ở TP Hồ Chí Minh đã đầu tư lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà để giảm chi phí tiền điện hàng tháng, đồng thời có cơ hội bán điện lại cho ngành điện nếu dư dùng.





Phong trào nở rộ...





Vừa đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt, anh Lê Đình Vũ, chủ cửa hàng Minh Vũ chuyên bán đồ nội thất tại quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), cho biết dùng điện năng lượng mặt trời về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí tiền điện rất lớn cho gia đình.





Sau khi xây nhà xong, đầu tháng ba vừa qua, gia đình anh Vũ đã quyết định bỏ ra hơn 60 triệu đồng để đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.





“Hệ thống của tôi đầu tư dùng cho sinh hoạt gia đình là chủ yếu. Toàn bộ hệ thống gồm tấm pin năng lượng mặt trời, bộ inverter hòa lưới... với chi phí khoảng 62 triệu đồng. Theo đó, ban ngày có nhiều nắng thì lượng điện tạo ra dư để sử dụng nhưng ban đêm khi dùng nhiều thiết bị, lượng pin dự phòng nếu không đáp ứng nổi thì chuyển qua hệ thống điện lưới. Nhờ sử dụng điện mặt trời, lượng điện sử dụng từ hệ thống lưới quốc gia sẽ giảm rất nhiều so với những tháng trước”, anh Vũ cho biết.









Không chỉ người dân đầu tư điện năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí, nhiều nhà xưởng ở KCN Tân Bình, KCX Linh Trung, Khu công nghệ cao, Công viên văn hóa Đầm Sen, các trường học... cũng đã đầu tư hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm chi phí sử dụng điện.





Từ đầu tháng tư, tòa nhà cao ốc văn phòng của Công ty TNHH Sacom (Chíp Sáng) trong Khu công nghệ cao (quận 9) đã đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời cho cả tòa nhà.





Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sacom, cho biết công ty vừa hợp tác với một đơn vị đầu tư lắp hệ thống điện mặt trời gồm 470 tấm pin, công suất trên 200kW để sử dụng cho toàn toà nhà. "Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống hoàn toàn do đối tác cung cấp, tòa nhà chỉ mua lại điện sản xuất trên mái nhà với giá rẻ hơn khoảng 10% so với mức của hệ thống lưới điện quốc gia. Trong vòng 15 năm, hệ thống điện mặt trời này sẽ được chuyển giao cho đơn vị hoàn toàn sử dụng", bà Phạm Thị Thanh Thuỷ.









Tại TP Hồ Chí Minh, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hiện nay cũng khá thuận lợi. Theo đó, khách hàng chỉ cần liên hệ với Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVN HCMC) để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được giảm 10% chi phí.





Ông Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó Tổng Giám đốc EVN HCMC, cho biết hiện nay là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, bởi giá bán trên thị trường hiện đã giảm 10 -15%/năm. Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng là một giải pháp tiết kiệm tiền điện rất hiệu quả cho khách hàng, giúp giảm tải cho ngành điện, nhất là thời điểm TP Hồ Chí Minh đang trong mùa nắng nóng.





Hiện giá thành một hệ thống điện năng lượng mặt trời đã giảm rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, nếu khách hàng liên hệ qua các công ty điện lực thì lắp đặt một hệ thống điện mặt trời có công suất là 2 kWp có giá khoảng 46,8 triệu đồng (giá đã giảm 10%) và ước tính thời gian hoàn vốn khoảng năm năm. Thời gian sử dụng một hệ thống điện năng lượng mặt trời là 25 năm.





Cơ hội bán điện cho ngành điện





Theo Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại TP Hồ Chí Minh gần đây đang gia tăng mạnh. Tổng tiềm năng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại TP Hồ Chí Minh rất lớn, trên 3.000 MW, nhưng số lượng lắp đặt thực tế còn rất thấp. Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có 1.432 công trình điện năng lượng mặt trời áp mái của các hộ dân đã được EVN HCMC kết nối với điện lưới TP Hồ Chí Minh với tổng công suất 17,46MWp. "Dự báo việc phát triển điện mặt trời áp mái sẽ bùng nổ trong thời gian tới vì các thủ tục mua bán điện, giá thành tấm pin ngày càng rẻ, đa dạng, tạo thuận lợi hơn cho người dân đầu tư", đại diện EVN HCMC cho biết.





Ông Phạm Đức Sơn, đại diện Samtrix Solar cho biết, cho biết nhu cầu của khách hàng lắp điện mặt trời hiện đang tăng gấp 3 - 4 so với cùng kỳ năm ngoái và còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Vừa qua, đơn vị nhận lắp đặt cho khoảng 200 hộ gia đình, tổng công suất 2MW. “Đa số khách hàng khi lắp thường quan tâm đến tiêu chuẩn thiết bị, thiết kế hệ thống... do đó nếu ai có ý định lắp điện năng lượng mặt trời cần chọn nhà cung cấp uy tín, các sản phẩm có chứng nhận xuất xứ, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn của quốc tế và Việt Nam”, ông Sơn cho biết thêm.





Trong khi đó, bà Nguyễn Ngọc Tường Vi, quyền Trưởng ban kinh doanh EVN HCMC, cho biết thông qua hệ thống đo đếm, lượng điện sản xuất từ các mô hình điện mặt trời phát lên lưới đạt hơn 4 triệu kWh. Nếu nhân với đơn giá mua điện năm 2019 thì số tiền ngành điện phải chi trả cho việc mua điện mặt trời là hơn 8,5 tỉ đồng. Điện năng lượng mặt trời đang góp phần sản lượng điện sạch lên hệ thống lưới điện. Vừa qua, Công ty điện lực Sài Gòn (thuộc EVN HCMC) cũng vừa triển khai ký hợp đồng với các hộ dân lắp đặt điện mặt trời trên địa bàn quận 1, quận 3… với giá mua điện mặt trời 2.134 đồng/kWh (năm 2019).





Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng lắp đặt điện mặt trời, EVN HCMC cam kết sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký, lắp đặt đơn giản, thuận tiện và minh bạch cho khách hàng. Sau ngày 30/6/2019 giá mua điện sẽ được Bộ Công thương công bố và TP Hồ Chí Minh cũng duy trì cơ chế ưu đãi về giá và tiếp tục thúc đẩy những cơ chế ưu đãi đặc thù cho khách hàng.





Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các loại pin áp dụng công nghệ của rất nhiều nước tiên tiến như: Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc… Vì vậy, EVN HCMC cũng đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng khi lắp đặt các loại pin năng lượng mặt trời cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chọn các nhà thầu có uy tín, có bảo hành... để tránh "tiền mất tật mang" khi phải bỏ ra chí phí lớn lắp đặt nhưng không sử dụng hết công năng.






Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Nhiều địa phương đã lắp đặt điện mặt trời nối lưới


Lợi ích từ việc sử dụng năng lượng sạch cùng với các chính sách hỗ trợ hấp dẫn đã thúc đẩy nhiều khách hàng ký hợp đồng gắn hệ thống điện mặt trời nối lưới áp mái.





Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, tính đến ngày 11/5/2019, tại khu vực miền Nam đã có 1.293 khách hàng lắp đặt công tơ 2 chiều bán điện qua hình thức năng lượng mặt trời áp mái. Sản lượng phát 2.878.355 kWh, tổng công suất tấm pin 20.299 kWp.





Tại Bình Phước, ngoài 39 dự án điện mặt trời quy mô lớn với tổng công suất 3.506 MWp, trong đó, 5 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 1 dự án Bộ Công Thương phê duyệt được bổ sung vào quy hoạch với công suất 850 MWp, hiện đã có 15 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái với công suất 84 kWp, sản lượng điện phát lên lưới 18.786 kWh.









Tỉnh An Giang hiện có 41 khách hàng gắn thiết bị điện mặt trời áp mái, công suất 489 kWp, sản lượng điện phát lên lưới 39.344 kWh. Theo Đề án phát triển nguồn năng lượng mặt trời giai đoạn đến năm 2020, xét đến 2030 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, đến năm 2020, An Giang dự kiến công suất lắp đặt khoảng 25 0MWp; sản lượng điện mặt trời tương ứng 361,4 triệu kWh. Giai đoạn sau năm 2020, dự kiến công suất lắp đặt lũy kế đạt khoảng 807 MWp, sản lượng điện mặt trời tương ứng 1.166,7 triệu kWh, tổng vốn dự kiến đầu tư cho lĩnh vực năng lượng mặt trời này khoảng 18.318 tỷ đồng. Ngành điện lực An Giang đang triển khai các giải pháp gắn điện mặt trời áp mái; khuyến khích và hỗ trợ khách hàng khâu thiết kế, lắp đặt, nhờ đó tỷ lệ khách hàng tham gia ký hợp đồng lắp thiết bị ngày càng tăng.





Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có số khách hàng sử dụng điện mặt trời áp mái nhiều nhất khu vực miền Nam. Tỷ lệ khách hàng đăng ký lắp đặp thiết bị điện mặt trời áp mái ngày càng tăng. Cụ thể, trên địa bàn hiện có 215 khách hàng lắp đặt thiết bị điện mặt trời áp mái, công suất đạt 1.408 kWp, sản lượng điện phát lên lưới đạt 264.838 kWh. Với mức đầu tư 70 triệu đồng lắp đặt thiết bị công suất 3 kWp, ông Bùi Bộ (phường Long Toàn, TP. Bà Rịa) hiện chỉ thanh toán tiền điện trên dưới 400.000 đồng/tháng, thay vì 900.000 đồng/tháng như trước đây.





Theo ông Nguyễn Văn Giáp - Giám đốc Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài 9 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió với tổng công suất 312,5 MW, nhiều dự án điện mặt trời áp mái đã được triển khai trên địa bàn như của Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu (140 kWp), Nhà máy Điện An Hội - Côn Đảo (36 kWp), Khách sạn Sammy - Vũng Tàu (40 kWp), Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam (30 kWp), Điện lực Côn Đảo (100 kWp)…





Đánh giá của EVNSPC, tại khu vực miền Nam, lượng khách hàng sử dụng thiết bị điện mặt trời áp mái ngày càng gia tăng khi ngành điện và doanh nghiệp cung cấp thiết bị đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích khách hàng. Đơn cử, tỉnh Bình Dương hiện đã có 108 khách hàng, công suất lắp đặt 1.293 kWp, sản lượng điện lên lưới đạt 197.298 kWh; tỉnh Đồng Nai có 168 khách hàng, sông suất lắp đặt 2.875 kWp, sản lượng điện lên lưới 216.499 kWh; TP. Cần Thơ có 94 khách hàng, công suất lắp đặt 1.17 kWp, sản lượng điện lên lưới 289.529 kWh.











Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Báo giá Hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho gia đình


HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI





“GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ – ÍCH NƯỚC LỢI NHÀ”





  1. 1.     Hệ thống điện mặt trời nối lưới là gì?




Điện mặt trời được sinh ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) sẽ được hoà với lưới điện, nên gọi là hệ thống nối lưới.





Nguyên lý hoạt động:









Các tấm pin NLMT sẽ chuyển đổi quang năng thành điện năng (DC), thông qua bộ đổi điện hoà lưới (inverter) sẽ chuyển đổi thành điện xoay chiều (AC) cấp điện sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình hoặc doanh nghiệp.





  1. 2.     Ứng dụng của Hệ thống điện mặt trời nối lưới?




Ứng dụng cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan, nhà máy, trường học…những nơi sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày từ 7h sang tới 6h chiều.





Để có được hệ thống phù hợp với gia đình và doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố sau:





-         Số lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng?





-         Diện tích mặt bằng có thể lắp đặt các tấm pin NLMT?





-         Khả năng tài chính và nhu cầu thực tế của chủ đầu tư?









Ví dụ thực tế:





Với các hộ gia đình đang phải trả tiền điện từ 800 ngàn  tới 1 triệu đồng/tháng, giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất là sử dụng hệ thống điện mặt trời nối lưới 3KWp, với tổng mức đầu tư trọn gói khoảng 62-65 triệu đồng.





Chi tiết : https://bit.ly/2lZt1NQ





Hoặc https://bit.ly/2u3YzX9





Nguyên lý của Hệ thống điện mặt trời nối lưới :









 1.        Tại sao nên sử dụng Điện mặt trời nối lưới?





Đây là giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất hiện nay:





-         Lắp đặt đơn giản, thẩm mỹ;





-         Thời gian hoàn vốn nhanh từ 5 năm – 7 năm;





-         Tuổi thọ hệ thống lên tới 25 năm;





-         Không mất phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống;





-         Chủ đầu tư sẽ có gần 20 năm sử dụng điện miễn phí và sinh lời từ hệ thống này.





  1. 2.        Chính sách bảo hành :




-         Bảo hành trọn gói hệ thống : 5 năm





-         Tất cả thiết bị đều được 1 đổi 1 trong năm đầu tiên;





-         Riêng tấm pin NLMT được bảo hành lên tới 12 năm;





  1. 3.        Tại sao nên lựa chọn Samtrix Solar :




Được thành lập từ năm 2006, chúng tôi có kinh nghiệm trong việc triển khai điện năng lượng mặt trời cũng như cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị, tòa nhà, khu CN ở nhiều địa phương.





Hiện tại chúng tôi có hơn 200 đại lý trải dài trên khắp đất nước Việt Nam.





Nếu như  Quý khách hàng có bất cứ yêu cầu nào cần hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ hoặc kỹ thuật….xin đừng ngần ngại liên hệ  với chúng tôi để có sự phục vụ và hỗ trợ tốt nhất.





Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, các chyên gia đều là kỹ sư có kinh nghiệm tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội . Với phương châm làm việc : "Chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, giá cả hợp lý" , Samtrix Solar luôn mang đến giải pháp hữu hiệu, một ưu thế phục vụ toàn diện và hiệu quả cao cho Quý khách hàng.





Quý khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất





Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên





Số 59- Cộng Hòa – Q.Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh / Hotline : 0902.282.138





Số 22 – Ngõ 249A - Thuỵ Khuê – Tây Hồ – Hà Nội /  Hotline : 0983.802.686





Email:  mailto:solarpowervn@gmail.com hoặc mailto:sale@samtrix.vn





Blog:  http://diennangluongmattroi.wordpress.com





Facebook : https://www.facebook.com/samtrixsolar






Dịch vụ mới : Cho thuê hệ thống điện mặt trời


Thay vì bỏ ra hàng chục tỉ đồng đầu tư, nhiều doanh nghiệp chọn thuê hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm chi phí, giảm tiền điện và góp phần sử dụng năng lượng xanh





Nhận được khá nhiều lời chào mời hợp tác khai thác điện mặt trời áp mái từ các công ty cung cấp thiết bị lẫn đơn vị trung gian, năm 2018, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) quyết định chọn một nhà cung cấp lớn để thí điểm lắp hệ thống điện mặt trời áp mái tại một số trung tâm thương mại, siêu thị trực thuộc.





Hùn mái nhà





"Gọi là hợp tác nhưng thực chất là chúng tôi hùn mái nhà, đơn vị cung ứng sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống và bán điện mặt trời lại cho Saigon Co.op với giá cam kết rẻ hơn giá điện hiện hành" - ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho biết.





Theo ông Dũng, sau địa điểm đầu tiên là Sense City Bến Tre (tỉnh Bến Tre), Sense City Cần Thơ (TP Cần Thơ) và Co.opmart Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP HCM) đã lắp đặt, sử dụng điện mặt trời theo hình thức này. Sau thời gian thí điểm, nếu đánh giá hiệu quả đúng như cam kết, hai bên sẽ ký hợp đồng chính thức. "Chủ trương của Saigon Co.op là ủng hộ sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí hoạt động. Điện mặt trời có đủ các yếu tố đó và đang được Chính phủ khuyến khích nên chúng tôi thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, thay vì đầu tư hàng chục tỉ đồng, trước mắt Saigon Co.op chọn thuê hệ thống điện mặt trời của nhà cung cấp" - ông Diệp Dũng nói. Theo thỏa thuận, nếu ký hợp đồng chính thức, sau khi hết hợp đồng, thay vì nhà cung cấp bàn giao lại hệ thống điện mặt trời cho "chủ nhà" tiếp tục khai thác đến hết thời hạn sử dụng (về lý thuyết, mỗi tấm pin năm lượng mặt trời có hạn sử dụng 20-25 năm) thì họ phải tháo dỡ hệ thống, trả lại mái nhà trống cho Saigon Co.op.









Công ty CP Kizuna JV vừa đầu tư hơn 60 tỉ đồng để lắp hệ thống điện mặt trời áp mái công suất 3 MW cho khu nhà xưởng dịch vụ xây sẵn Kizuna 2 rộng 8 ha tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. 80% chi phí đầu tư được vay từ chương trình cho vay hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào năng lượng tái tạo của Vietcombank trong thời hạn 8 năm. Ông Đoàn Hồng Dũng, chủ tịch HĐQT công ty, cho hay dự kiến tháng 6 tới, giai đoạn 2 của dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với 1 MW của giai đoạn 1, toàn bộ hệ thống điện mặt trời sẽ cung cấp khoảng 20% nhu cầu điện của toàn khu. "Chúng tôi có tổng cộng 3 khu nhà xưởng dịch vụ xây sẵn tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc. Sau khu đầu tiên, công ty sẽ xem xét đầu tư cho 2 khu còn lại hoặc liên kết với các nhà cung cấp giải pháp điện mặt trời để cho thuê mái nhà" - ông Đoàn Hồng Dũng thông tin.





Thời điểm chín muồi





Ông Đoàn Hồng Dũng đánh giá đây là thời điểm chín muồi để đầu tư điện mặt trời bởi công nghệ này đã rất tiến bộ, giá tấm pin năng lượng mặt trời khá hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách hỗ trợ, mua điện mặt trời giá cao (9,25 cent/KWh). Như vậy, các KCX-KCN và khu nhà xưởng dịch vụ xây sẵn cho thuê như Kizuna có thêm lý do để đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng yêu cầu chứng chỉ xanh trong trong sản xuất công nghiệp của nhà đầu tư.





Theo các DN cung cấp giải pháp điện mặt trời, từ đầu năm 2019 đến nay, lượng khách hàng là DN, hộ dân tìm hiểu, ký hợp đồng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tăng đáng kể so với trước. Song song đó, số DN thuê hệ thống điện mặt trời cũng tăng mạnh nên có nhiều nhà cung cấp triển khai dịch vụ này. Chẳng hạn, Công ty TTC Energy đang thương thảo với một số đối tác để ký hợp đồng cho thuê 18 MW điện mặt trời, mục tiêu trong năm nay sẽ cho thuê 45 MW, cao hơn nhiều so với mức 12 MW tính từ năm 2018 trở về trước. Ông Phạm Trọng Quý Châu, giám đốc công ty, cho rằng giải pháp cho thuê hệ thống điện mặt trời hiện chỉ triển khai với nhóm khách hàng là DN, chưa áp dụng với hộ dân do còn vướng một số rào cản về pháp lý. Một số khách hàng là thành viên của các tập đoàn đa quốc gia đặt vấn đề cho thuê mái nhà để khai thác điện mặt trời, tương tự như cách làm tại những quốc gia khác mà họ đặt nhà máy. "Công ty TTC Engergy đang trong quá trình đàm phán để triển khai, mở rộng dịch vụ. Chắc chắn trong tương lai gần, trên thị trường sẽ phổ biến hình thức thuê mái nhà của DN" - ông Châu nhận định.





Nhìn chung, với hình thức cho thuê hệ thống, DN cung cấp giải pháp điện mặt trời sẽ đầu tư 100% hoặc chia tỉ lệ đầu tư với bên thuê và bán lại lượng điện năng thu được từ các tấm pin năng lượng mặt trời cho bên thuê với giá rẻ hơn giá điện quốc gia ít nhất 10%. Tùy trường hợp cụ thể, tùy khách hàng sử dụng cho mục đích sản xuất hay kinh doanh mà thời hạn hợp đồng có thể kéo dài 6-7 năm hoặc lâu hơn. Sau thời gian này, bên cho thuê sẽ bàn giao toàn bộ hệ thống lại cho bên thuê tiếp tục khai thác đến khi hết vòng đời thiết bị. "DN tự đầu tư hệ thống điện mặt trời để sử dụng là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều DN muốn sử dụng nguồn điện sạch giá rẻ nhưng chưa chuẩn bị sẵn vốn đầu tư nên chọn giải pháp thuê hệ thống. Công ty VNG, KCX Tân Thuận và một số siêu thị là những khách hàng đầu tiên thuê hệ thống của Công ty TCC Energy" - ông Châu cho biết. 






Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Ý kiến chuyên gia : Phát triển điện mặt trời không nên dựa quá vào tín dụng


Mỗi dự án điện mặt trời (ĐMT) có tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó phần vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại (NHTM) chiếm tỷ lệ không nhỏ.





Bài học chủ đầu tư có vốn mỏng, dựa vào vốn vay NH dẫn đến không hiệu quả của các dự án BOT, đang là những cảnh báo việc NH mạnh tay cho vay các dự án ĐMT.  Xung quanh vấn đề này, ĐTTC có cuộc trao đổi với TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng chính phủ.









PV: Thưa ông, Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích ĐMT của Chính phủ đã thúc đẩy xu hướng đầu tư dự án ĐMT phát triển mạnh. Trong xu hướng đó, có NHTM rót vốn vào lĩnh vực này 70% tổng vốn đầu tư. Quan điểm của ông về việc NH có nên rót vốn vào các dự án ĐMT hiện nay?





TS. Trần Du Lịch: Chính phủ đang khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các dạng năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, ĐMT nhằm tạo thêm nguồn cung, hướng tới sự thay đổi cần thiết về cơ cấu nguồn điện để giảm dần dự án nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than.





Nhưng một trong những nguyên nhân đang khiến việc phát triển năng lượng tái tạo bị chậm do vấn đề giá cả và việc kết nối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nơi độc quyền mua điện để phân phối theo cơ chế bán điện hiện hành. Chỉ những dự án nào được Chính phủ phê duyệt về giá điện và có sự cam kết kết nối của EVN mới có thể triển khai được. 





Bên cạnh đó, năm 2019 còn gặp vướng mắc do thay đổi Luật Quy hoạch. Theo đó, những dự án thuộc diện quy hoạch, chẳng hạn nơi nào làm điện gió, nơi nào làm ĐMT đang phải chờ nghị định triển khai Luật Quy hoạch của Chính phủ, nên có sự ngưng trệ nhất định. 





Tuy nhiên, với chính sách gần đây như nâng giá mua điện cùng một số thỏa thuận mua điện của EVN, một số dự án về ĐMT, điện gió đã và đang triển khai có sự hấp dẫn nhất định đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) trong cho vay.





Tôi cho rằng khi cấp tín dụng cho các dự án điện gió, ĐMT nếu dự án đầu tư nằm trong quy hoạch được duyệt giá mang tính khả thi và được sự ký kết mua điện, đấu nối với hệ thống điện quốc gia của EVN, rủi ro đối với các TCTD rất ít.





Nếu những điều kiện cần thiết của dự án ĐMT không đạt như trên, chủ đầu tư làm theo kiểu phong trào rồi ngưng trệ do quá trình định giá cũng như đấu nối, rủi ro của bên cho vay là không tránh khỏi. 





Trước đây, các dự án BOT cũng từng có sức hấp dẫn lớn đối với các NHTM. Câu chuyện của BOT có thể xem là bài học kinh nghiệm về việc đổ vốn lớn vào các dự án ĐMT hiện nay, thưa ông?





Trước việc ồ ạt đầu tư cho các dự án ĐTM, chúng ta không nên quên bài học về BOT. Theo báo cáo vừa công bố, 32% các dự án BOT đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu thu phí không đạt như dự kiến, dẫn đến dư nợ với đối với các dự án này khoảng 43.000 tỷ đồng và đối mặt với rủi ro cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ.





Hiện cũng đã có NH rao bán nợ có tài sản đảm bảo quyền thu phí tại dự án BOT. Bài học rút ra từ việc này là những dự án BOT làm vội vàng thiếu tính khả thi, đặc biệt nhược điểm lớn nhất của các dự án BOT là chủ đầu tư mỏng vốn, tức vốn chủ sở hữu quá ít nên chủ yếu dựa vào tín dụng của NH. 





Đây là nguy cơ cần phải tính toán, phải chọn ra các nhà đầu tư có năng lực tài chính ở mức độ cần thiết, không thể tiếp diễn tình trạng đầu tư theo kiểu “tay không bắt giặc” và dựa hoàn toàn vào tín dụng NH.





Chính vì chi phí tài chính quá lớn do chủ đầu tư không có tiền phải dùng vốn vay, cộng với tiêu cực phí trong quá trình xây dựng khiến các dự án đó đội vốn lên dẫn đến không hiệu quả và gặp khó khăn.





Theo tôi, bài học này tiếp tục có giá trị đối với mọi loại dự án đầu tư dài hạn khác, kể cả vấn đề năng lượng tái tạo và không nên tiếp diễn tình trạng như vậy. 





Việc nhà đầu tư nhộn nhịp tham gia thị trường ĐMT nói riêng và lĩnh vực năng lượng tái tạo nói chung là tín hiệu tốt. Nhưng ngoài nguồn vốn NH, còn có nguồn vốn nào khác phù hợp và hiệu quả hơn?





Phát triển nguồn năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, ĐMT, là định hướng mang tính chiến lược về năng lượng quốc gia Việt Nam. Theo đó, các dự án về ĐMT nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung cũng hấp dẫn vốn NH.





Tuy nhiên, tôi cho rằng nên đa dạng hóa nguồn tín dụng, bởi vốn dài hạn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo chỉ dựa vào vay NH là không ổn. Có mấy cách để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, hướng tới chính sách buộc nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo yếu hợp nhất lại để có nguồn vốn chủ sở hữu tương đối lớn, tương đối cần thiết. 





Thứ hai, hiện Chính phủ đang khuyến khích doanh nghiệp mở rộng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nên cần có giải pháp giúp những dự án này phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn trực tiếp.





Nguồn thứ ba mới tính đến vốn của các NHTM. Đó là những nguồn cần tính tới, và đặc biệt lưu ý trái phiếu dự án có tính khả thi lưu hành trên thị trường chứng khoán huy động trực tiếp là điều kiện rất tốt cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Hiện nay, quốc tế cũng có những quỹ hỗ trợ các dự án này nhưng chủ đầu tư phải tự tìm, còn Nhà nước không có quỹ riêng cho vấn đề này.





Đối với xu hướng rót vốn vào dự án ĐMT của các NHTM hiện nay, khi cho vay NH cần xem xét nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là dự án phải nằm trong quy hoạch. Bởi dự án trong quy hoạch mới được Nhà nước chấp nhận cho EVN mua điện, đấu nối vào lưới điện quốc gia và đảm bảo giá cả.





Những điều kiện đó đầy đủ, các dự án năng lượng tái tạo sẽ không có rủi ro, còn nếu không đáp ứng được, NH cho vay sẽ gánh rủi ro và bài học nhãn tiền có thể nhìn thấy ngay là BOT. Tôi tin các TCTD cũng đủ cẩn trọng cần thiết cho vấn đề này.





Xin cảm ơn ông!






Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Điện mặt trời mái nhà : giải pháp đầu tư kinh doanh hiệu quả nhất


Ngay sau khi ký hợp đồng mua bán điện với khách hàng, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) sẽ thanh toán tiền điện lại cho khách hàng.





Tính đến thời điểm này, điện lực sẽ thanh toán hơn 8 tỉ đồng từ hệ thống điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) mà người dân đã bán cho ngành điện trước đó. Số tiền này sẽ được chuyển khoản cho khách hàng ngay sau khi ký hợp đồng mua bán điện.





Tính toán đầu tư thêm





Ngay sau khi có thông tin ngành điện thanh toán lại tiền điện từ hệ thống ĐMTAM sau thời gian dài hòa lưới trước đó, nhiều khách hàng đã rục rịch đầu tư thêm công suất để vừa được xài thả ga vừa có thể bán lại cho ngành điện.





Ông Phạm Đức Sơn (ngụ quận 2, một hộ lắp đặt ĐMTAM từ năm 2018) phấn khởi chia sẻ: “Ban đầu tôi nghĩ đây là nguồn năng lượng sạch nên quyết định đầu tư. Từ ngày có điện mặt trời, gia đình tôi vẫn xài thả ga mà mỗi tháng chỉ phải đóng chừng 500.000 đồng, trong khi đó tôi vẫn bán cho ngành điện trung bình 300 kWh/tháng”.









Theo ông Sơn, với lượng điện tiêu thụ và bán lại cho ngành điện thì khoảng năm năm nữa ông sẽ thu hồi vốn. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt hệ thống ĐMTAM hiện giảm nhiều hơn trước nên ông quyết định nâng thêm công suất để bán lại cho ngành điện. “Bây giờ chỉ cần ký hợp đồng là hằng tháng chúng tôi sẽ có một khoản thu nhập thêm từ ngành điện” - ông Dũng nói.





Ông Sơn lý giải giá điện ngày càng leo thang và có lẽ không giảm nên việc đầu tư vào ĐMTAM là hình thức kinh doanh có lời. Ngoài lượng điện khách hàng trả hằng tháng cho ngành điện (bậc thang 1 dưới 200 kWh) thì coi như là được hưởng giá điện ưu đãi của Nhà nước.





Tương tự, ông Nguyễn Văn Tám (một khách hàng lắp ĐMTAM từ năm 2017) bày tỏ: “Với số tiền chừng 200 triệu đồng đầu tư ban đầu, nếu gửi ngân hàng thì sẽ có một khoản lời nhất định. Nhưng ngay tại thời điểm đó, gia đình tôi vẫn xài thả ga từ máy lạnh, tivi, thang máy… thì tôi chỉ phải thanh toán 1,5 triệu đồng trong tháng cao điểm vừa rồi. Như vậy, tôi thấy rằng phương án đầu tư của mình đang có lời. Tôi sẽ mời đơn vị thi công xuống khảo sát để có thể lắp đặt thêm hệ thống điện năng lượng mặt trời (ĐNLMT)”.





Đã có nhiều hộ nhận được tiền





Mới đây, tại Công ty Điện lực Hóc Môn (thuộc EVN HCMC), ông Lê Ngọc Trí (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) đã nhận hơn 3 triệu đồng từ ĐMTAM. Ông Trí lắp đặt ĐMTAM từ tháng 6-2018 với công suất lắp đặt ban đầu 3 kWp. Đến thời điểm này, ĐNLMT của nhà ông Trí đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 1.500 kWh, tương ứng với số tiền hơn 3,2 triệu đồng. Vừa nhận được tiền từ ngành điện, hằng tháng cũng chỉ phải trả cao nhất là 800.000 đồng, ông Trí dự tính sẽ nâng công suất để kiếm lời từ ngành điện.





Công ty Điện lực Sài Gòn, thuộc EVN HCMC, cho biết đến nay công ty đã thanh toán đợt 1 cho bốn khách hàng với tổng số tiền gần 11 triệu đồng. Điện lực Sài Gòn sẽ tiếp tục thanh toán tiền cho khách hàng trước đó và trả tiền từ hệ thống ĐMTAM hằng tháng qua tài khoản cho khách hàng.





Trước đó, Công ty Điện lực Thủ Thiêm đại diện cho EVN HCMC cũng đã ký hợp đồng mua bán điện với 30 khách hàng. Còn những khách hàng khác đã đăng ký, công ty sẽ xuống tận nhà để ký kết với từng hộ. Ngay sau khi ký kết hợp đồng thì khách hàng sẽ được thanh toán tiền từ hệ thống EVN HCMC.





Theo EVN HCMC, hiện các công ty điện lực đã chốt chỉ số cho hàng trăm trường hợp, đây là cơ sở để thanh toán tiền điện mặt trời. Theo phiếu chốt chỉ số, có nhiều trường hợp chỉ đầu tư điện mặt trời với công suất 3-10 kWp nhưng số lượng điện đưa lên lưới là 2.000-7.752 kWh. Với công suất này, số tiền tương ứng khách hàng nhận được sẽ từ 4 triệu đến hơn 16 triệu đồng/khách hàng.





Theo Ban Kinh doanh thuộc EVN HCMC, đến nay đã có hơn 1.600 trường hợp lắp đặt ĐMTAM nối lưới. Lượng điện phát lên lưới hiện đạt hơn 4,2 triệu kWh, nếu nhân với đơn giá mua điện từ hệ thống ĐMTAM trong năm 2019 là 2.134 đồng/kWh thì số tiền ngành điện sẽ trả cho khách hàng là hơn 8 tỉ đồng.





Theo ông Trương Xuân Hiệp, Samtrix Solar, hiện tại giá thành một bộ ĐMTAM đã giảm rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, nếu khách hàng liên hệ qua các công ty điện lực thì lắp đặt một hệ thống ĐNLMT có công suất 2KWp thì giá khoảng 42 triệu đồng (giá đã giảm 10%) và ước tính thời gian hoàn vốn khoảng 5 năm. Thời gian sử dụng bộ ĐNLMT là 25 năm.





“Sau khi công ty phối hợp với EVN HCMC, khách hàng của Samtrix Solar cũng đã tăng lên. Hiện tại, ngoài khách hàng là hộ gia đình thì các doanh nghiệp cũng đã liên hệ để được lắp đặt ĐMTAM thông qua EVN HCMC. Theo thống kê của EVN HCMC, tính đến cuối năm 2018 trên địa bàn TP đã có 902 khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTAM nối lưới với tổng công suất là 10.313,66 kWp” - ông Hiệp cho biết.









Ông Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó Tổng Giám đốc EVN HCMC, cho biết đây là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư hệ thống ĐNLMT bởi các yếu tố: Giá thành mà các nhà cung cấp đang bán trên thị trường hiện giảm 10%-15% mỗi năm. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11-4-2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khách hàng lắp đặt hệ thống ĐNLMT sẽ làm giảm tải cho lưới điện. 

Điện mặt trời giải cứu "mùa nắng nóng"


Mặc dù chưa vào đợt nắng nóng đỉnh điểm nhưng từ đầu tuần tới nay, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới trên 41 độ C đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục. 





Phá kỷ lục tiêu thụ điện
Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), ông Vũ Xuân Khu cho biết, mức tiêu thụ tăng kỷ lục được thống kê cho thấy công suất đầu nguồn cực đại (Pmax) toàn hệ thống là 35703 MW, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và vượt qua Pmax trong đợt nắng nóng cực đoan nhất năm 2018 (35118 MW - ngày 3.7.2018).





Điển hình nhất là hôm thứ 6, 17.5 vừa qua, mức tiêu thụ điện toàn hệ thống lại đạt đỉnh mới cao hơn, với công suất đỉnh đầu nguồn toàn hệ thống lên tới 35912 MW.  





Ngoài ra, lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 17.5 cũng lên đến 755 triệu kWh, phá kỷ lục mức đỉnh của năm 2018 là 725 triệu kWh.









Trong khi nhu cầu sử dụng tiện tăng quá mạnh, lượng điện năng tiêu thụ vượt xa mức kỷ lục thì việc cấp điện cũng như truyền tải điện cũng đang trong tình trạng hết sức căng thẳng khi cả thủy điện và các nhà máy nhiệt điện đều không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu.





Số liệu gần nhất cho thấy lượng nước về các hồ chứa ở miền Trung quá thấp, đến thời điểm này, sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỉ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 3 ngày làm việc. Nếu tính riêng các hồ miền Nam, chỉ còn 0,38 tỉ kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ tại khu vực này trong 1 ngày.





Điện mặt trời “giải cứu” đợt nắng nóng tháng 5





Để tạm thời giải quyết mức độ căng thẳng của việc cung cấp điện, ngành điện đã phải hết sức khẩn trương đấu nối để kịp đóng điện hàng loạt nhà máy điện mặt trời hòa hệ thống truyền tải quốc gia.





Ông Nguyễn Đức Ninh - Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, chỉ tính từ tháng 3.2019 tới hết ngày 31.6.2016, hàng loạt nhà máy điện mặt trời (khoảng 88 nhà máy) đã và sẽ tiếp tục được khẩn trương hòa lưới điện quốc gia.





Chỉ nhìn từ tháng 4.2019 với 4 nhà máy điện mặt trời thì tính tới ngày thứ 6, 17.5 đã có tới 27 nhà máy. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng có tới 23 nhà máy được hòa lưới điện quốc gia.









Việc cấp tập bổ sung hòa lưới các nhà máy điện mặt trời khiến tình hình nhân sự của ngành điện, đặc biệt là nhân sự có chất lượng cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời hiện đang hết sức khó khăn. Giải pháp tạm thời đang được ngành điện sử dụng là yêu cầu tập trung tối đa nhân lực, kể cả  những người đang đi học ở nước ngoài, thậm chí ngay cả những cán bộ đã nghỉ hưu cũng được “trưng dụng”, ký lại hợp đồng để phục vụ công tác.





Mặc dù tình hình cung cấp điện đang hết sức khó khăn, cộng thêm nhu cầu sử dụng tăng đột biến, tuy nhiên, ngành điện vẫn đang đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nền kinh tế và sản xuất. Mặc dù về trung và dài hạn, ngành điện vẫn chưa dám khẳng định nhưng trong ngắn hạn thì tạm thời có thể yên tâm.





Ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết trong 4 tháng đầu năm 2019, EVN đã rất nỗ lực để đảm bảo cấp điện không bị gián đoạn. Đồng thời, EVN đã và đang hỗ trợ tối đa để gần 100 dự án điện mặt trời đóng điện và vào vận hành chính thức” - ông Ngô Sơn Hải chia sẻ.











Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời


Dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN sẽ được khuyến khích lắp đặt và mua lại với giá theo quy định.





TP Hồ Chí Minh: Khuyến khích sử dụng điện năng lượng mặt trời




Điện năng lượng mặt trời sẽ được sử dụng rộng rãi. Ảnh: Đinh Mười





Đó là một trong những nỗ lực của ngành Điện được triển khai rộng rãi nhằm góp phần tạo điều kiện cho người dân giảm chi phí sử dụng điện và tăng thêm thu nhập từ các dự án này (trừ các dự án điện mặt trới lắp đặt trên mặt đất, mặt nước… không gắn liền với mái nhà hoặc công trình xây dựng); là một trong các kế hoạch triển khai, thực hiện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.





Các dự án trên được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều; giá mua vào của ngành điện từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019 là 2.134 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), những năm tiếp theo giá mua vào sẽ được xác định từng năm theo tỷ giá USD/VNĐ, được tính bằng Việt Nam đồng theo quy định của EVN.





Phương pháp xác định tính giá mua vào đối với tổ chức có phát hành hóa đơn, thì chủ đầu tư kê khai theo phương pháp khấu trừ 10% thuế GTGT; nếu kê khai bằng phương pháp trực tiếp, thì thực hiện nộp thuế theo tỉ lệ 2% doanh thu.









Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn, có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì áp dụng mức thuế GTGT 2%, ngược lại phát sinh doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải chịu thuế.





Theo đại diện của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC), với mục tiêu đồng hành cùng người dân, tổ chức phát triển điện sử dụng năng lượng mặt trời, đến cuối tháng 4/2019, trên địa bàn đã có hơn 1.400 công trình lắp đặt, với tổng công suất khoảng 17,5 MWp.





Trong năm 2019, TP Hồ Chí Minh có kế hoạch lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất dự kiến từ 50-80 MW. 





EVNHCMC đã làm việc với hơn 20.000 khách hàng tiềm năng trong việc tìm hiểu và lắp đặt hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời.





Được biết, tháng 3/2019, EVNHCMC đã triển khai, chỉ đạo cho các Công ty Điện lực thành viên ký kết hợp đồng mua bán điện các dự án điện mặt trời với khách hàng nhằm tạo hành lang pháp lý để người dân yên tâm đầu tư, sử dụng sản phẩm mới này.











Nhiều người dân Quảng Bình đã lắp đặt điện mặt trời


Ngày 17/5, Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh đã có 18 khách hàng được lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất lắp đặt 70 kWp.  









Ông Thái Hồng Quân - Giám đốc PC Quảng Bình cho biết, việc triển khai xây dựng, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà không những giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng cho khách hàng, mà còn tạo ra một mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời hiện đại. Qua đó, giúp người dân hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn điện từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Việc sử năng lượng mặt trời mái nhà có thể kết hợp thực hiện chương trình Điều chỉnh phụ tải điện đạt hiệu quả. “Với những lợi ích, thiết thực, hiệu quả của năng lượng điện mặt trời mái nhà mang lại, trong thời gian tới PC Quảng Bình sẽ tiếp tục quảng bá mạnh mẽ về lĩnh vực này trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, các điểm giao tiếp khách hàng và qua các kênh giao tiếp khách hàng của điện lực về chính sách khuyến khích, lợi ích hiệu quả, thủ tục đấu nối điện mặt trời mái nhà vào hệ thống lưới điện. Đặc biệt, trong phong trào phát động thi đua, hoàn thành các mục tiêu, phục vụ khách hàng năm 2019, trong đó có chỉ tiêu về điện mặt trời mái nhà”, ông Quân nhấn mạnh.





Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, PC Quảng Bình và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân hưởng ứng đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trang trại và hộ gia đình. Báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc cho UBND tỉnh trong quá trình triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời chỉ đạo. Ngoài ra, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi lắp đặt điện mặt trời mái nhà đối với các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tư trên các tòa nhà, công xưởng, trụ sở hành chính.





Hiện tại, ngành điện Quảng Bình đã khảo sát và vận động khách hàng có tiềm năng lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà. Đặc biệt là các resort, khách sạn lớn, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo kế hoạch được giao năm 2019, khối lượng lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà của ngành điện Quảng Bình phải thực hiện là 1 MWp (1.000kWp), tổng vốn đầu tư ước tính 20 tỷ đồng.






Đầu tư điện mặt trời còn hạn chế so với tiềm năng ở Việt Nam


Dùng điện mặt trời người dân có thể giảm được 70-90% tiền điện hàng tháng. Tuy nhiên đầu tư cho điện mặt trời hiện còn quá thấp so với tiềm năng.





Nhà có diện tích nhỏ làm sao lắp điện mặt trời? Giá cả ra sao, thiết bị nào chất lượng? Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì để nhiều người có thể sử dụng nguồn năng lượng sạch này?... Những nội dung bạn đọc quan tâm đã được giải đáp, bàn thảo tại buổi tọa đàm kết hợp giao lưu trực tuyến "Điện mặt trời, ích nước lợi nhà" tổ chức tại báo Tuổi Trẻ ngày 10-5.





Đầu tư quá thấp so với tiềm năng





Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Trần Viết Nguyên - phó trưởng ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho biết một khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy điện mặt trời trên mái nhà tại các tỉnh thành phía Nam có thể phát triển đến 6.700MW.





Tuy nhiên qua khảo sát trên toàn quốc chỉ mới có hơn 3.000 trường hợp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà với công suất chỉ khoảng 40MW. Trong đó, chủ yếu tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam.





Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về buổi giao lưu trực tuyến bày tỏ mong muốn được lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, nhưng còn nhiều băn khoăn về cách thức thực hiện, quy chuẩn kỹ thuật lắp đặt, lắp bao nhiêu thì đủ dùng cho sinh hoạt trong gia đình.









Cụ thể, bạn đọc Minh Quân thắc mắc: "Cần bao nhiêu diện tích lắp đặt được 1kWp? Mỗi ngày sản sinh ra bao nhiêu điện, đủ dùng cho thiết bị nào, giá đầu tư ra sao, nếu điện dư xài thì bán cho ngành điện giá thế nào?". Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc.





Theo trình bày của một doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời, để đầu tư 1kWp cần diện tích khoảng 6-8m2. Nếu một hộ lắp đặt từ 3-5kWp, mỗi tháng sinh ra được 360 - 600kWh điện. Trường hợp khách hàng phải trả tiền điện từ 800.000 đến 2,5 triệu đồng/tháng thì lượng điện mặt trời giúp giảm tiền điện từ 70-90%.





Mặt khác, do điện mặt trời nối lưới điện quốc gia nên người dân không phải lo việc thiếu điện vì khi công suất sử dụng lớn hơn công suất lắp đặt điện mặt trời thì sẽ có nguồn từ điện lưới bù vào.





Ngược lại, những lúc người dân không sử dụng điện, điện mặt trời sẽ phát lên lưới và được đồng hồ đo đếm để ngành điện trả tiền với đơn giá năm 2019 là 2.134 đồng/kWh.





Về chi phí đầu tư thiết bị, theo doanh nghiệp này, hiện nay vào khoảng 20-25 triệu đồng/kWp.





Chất lượng ra sao?





Ngoài giá cả, chất lượng thiết bị cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo ông Nguyễn Văn Lý, phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam, trên thị trường hiện nay có hơn 50 đơn vị, công ty cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời. Trong đó có khoảng 95% xuất xứ từ Trung Quốc dù có thể là công nghệ châu Âu.





Vì vậy trước khi khách hàng lắp đặt và nối lưới, ngành điện sẽ có một đơn vị thí nghiệm điện kiểm tra chất lượng thiết bị của khách hàng trước khi nối lưới.





Ông Trần Khiêm Tuấn, phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM, khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện cho người dân lắp đặt điện mặt trời nối lưới điện quốc gia và lắp đặt đồng hồ hai chiều miễn phí cho khách hàng.





Về vấn đề chất lượng, ông Tuấn cho rằng nhà sản xuất phải công bố chỉ tiêu kỹ thuật để Sở Công thương và cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát.





Trao đổi lại ý kiến cho rằng điện mặt trời chỉ dành cho tầng lớp trung lưu, ngành điện có kiến nghị chính sách gì để điện mặt trời đến được đại đa số người dân, ông Trần Viết Nguyên cho rằng giá mua điện mặt trời mái nhà 9,35 cent/kWh (2.134 đồng/kWh) là một cơ chế ưu đãi.





Nhìn nhận mặc dù suất đầu tư điện mặt trời đã giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là đối với người thu nhập thấp, ông Trần Viết Nguyên cho biết hiện EVN đang nghĩ tới nhiều giải pháp như: sẽ thuê mặt bằng của người dân để đầu tư bán điện lại với giá ưu đãi (mô hình đầu tư ESCO); hoặc trường hợp người dân đầu tư điện mặt trời một thời gian, nhưng không muốn đầu tư nữa thì ngành điện nghiên cứu giới thiệu một bên thứ 3 vào tiếp quản.





Ngoài ra, EVN đứng ra thu xếp với các tổ chức tài chính cho khách hàng vay lắp đặt điện mặt trời với lãi suất ưu đãi nhất...






Lợi ích từ đầu tư điện mặt trời


Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán, theo chuyên gia năng lượng, là giải pháp tối ưu và có lợi cho hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng...





Giá điện mặt trời hiện thấp hơn giá điện tối thiểu theo bảng giá điện của EVN /// H.Mai




Lắp công suất càng lớn, càng có lợi





Một hệ thống pin năng lượng mặt trời cơ bản lắp trong gia đình hoặc văn phòng gồm: Tấm pin mặt trời, bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời, bộ inverter, bình ắc quy để trữ điện và các phụ kiện khác như khung, giá đỡ, dây nối… Trong đó, tùy chất liệu giá tấm pin mặt trời sẽ có giá khác nhau. Phổ biến trên thị trường có hai loại vật liệu để có thể tạo nên loại pin cho nhu cầu của người tiêu dùng như mono, poly hoặc phim tấm mỏng. Công suất nhỏ nhất từ 6 W, 12 W… với giá khoảng 810.000 đồng (mono) và 720.000 đồng (poly) đến loại có công suất lớn 175 W với giá 4,75 triệu đồng (mono) và 4,3 triệu đồng (poly)





Trước đây khi sử dụng không hết vẫn không thể bán được cho "nhà đèn", đa số hộ thường đầu tư công suất vừa đủ dùng để khỏi bị lưới điện "nuốt" không. Thế nhưng từ khi có thể bán lại công suất dư cho ngành điện và đặc biệt là giá điện tăng mạnh thời gian qua, nhiều gia đình đã nâng công suất điện mặt trời áp mái để vừa sử dụng điện thoải mái mà còn có thêm khoản thu nhập từ việc bán lại công suất dư thừa cho nhà nước. Nói về nâng cấp hệ thống điện mặt trời để tăng công suất, ông Trần Quang - đại diện doanh nghiệp lắp ráp tấm pin năng lượng mặt trời thông tin việc nâng công suất đối với hệ thống điện mặt trời rất đơn giản. Chỉ cần có đủ diện tích lắp đặt, công ty sẽ tới kiểm tra và tư vấn số lượng tấm pin có thể lắp thêm. Chi phí chỉ tính theo giá tấm pin và tiền công lắp đặt. Đối với những hộ gia đình đã sử dụng bộ inverter chuyển đổi dòng điện cho gói 3 kW, nếu lắp đặt thêm nâng công suất lên dưới 5 kW vẫn có thể sử dụng bộ inverter này. Nếu trên 5 kW sẽ phải chuyển bộ inverter lớn hơn."Theo cơ chế, điện mặt trời dư sẽ được tự động đẩy lên mạng lưới điện để bán lại cho nhà nước. Như vậy bất kể lúc nào người dân không sử dụng, điện sẽ được đẩy lên và công tơ 2 chiều hiện nay cũng đã được lắp đặt miễn phí. Do đó nếu tính ra, lắp công suất càng lớn thì càng có lợi", ông Minh nói.Tham khảo một số nơi cung cấp lắp ráp bộ năng lượng mặt trời, các tấm pin đều được bảo hành đến 15 năm và tuổi thọ của bộ sạc và bộ inverter cũng lên đến 5 năm. Với công suất sử dụng tầm 55 Wp, theo chuyên gia, gia đình chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 9-10 triệu đồng. Với gia đình nhỏ có các thiết bị cơ bản sử dụng công suất 220 Wp thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ khoảng 15 triệu đồng.





“Nếu kết hợp với hòa lưới để có thể sử dụng tốt hơn, bạn phải đầu tư thêm 10 triệu là tầm 25 triệu đồng để có thể đủ sử dụng cho gia đình nhỏ. Với các văn phòng vừa và nhỏ, nhu cầu sử dụng trung bình 12 kWp, phải đầu tư đến vài trăm triệu đồng”, nhân viên kinh doanh tấm pin năng lượng đến từ Samtrix Solar (văn phòng tại Q.1, TP.HCM) tư vấn.





Đầu tư 150 triệu đồng, xài điện miễn phí, sau 6 năm hòa vốn





Theo chuyên gia năng lượng mặt trời - TS Trần Văn Bình - thành viên Ban chấp hành Hội đồng Năng lượng tái tạo thế giới, mức lắp điện mặt trời thấp nhất đủ xài gia đình nhỏ với một số tiện nghi nhất định cần công suất 2,5 kWp, nếu trời nắng đủ 5 tiếng mỗi ngày, sẽ cho ra 12 kWh, chi phí đầu tư ban đầu là 75 triệu đồng. Gấp đôi công suất, đầu tư lên 140 - 150 triệu đồng. “Với số tiền đầu tư như vậy, hộ gia đình mất khoảng 6 năm lấy lại vốn tính theo số điện dư bán cho nhà nước. Nhưng suốt 6 năm đó, xài điện miễn phí. Nên tính ra, thời gian hoàn vốn sẽ rút ngắn lại một nửa”, TS Bình phân tích.





Tham khảo bản tính toán của một doanh nghiệp đang thực hiện lắp đặt điện mặt trời cho một số hộ dân ở Tây nguyên, TP.HCM và miền Trung, với công suất hệ thống năng lượng mặt trời đạt 3,96 kWp cho ra 475 kWh/tháng, số tiền gia đình tiết kiệm trung bình một tháng là 1,529 triệu đồng. Hoặc mức thấp nhất công suất 2,64 kWp cho ra 316 kWh/tháng, số tiền tiết kiệm được 1,017 triệu đồng.Theo TS Trần Văn Bình, với mức giá nhà nước đang thu mua lại của người dân điện mặt trời khoảng 2.134 đồng/kWh hiện nay, đầu tư điện mặt trời lợi nhiều hơn hại. “Việt Nam là xứ nhiệt đới, lợi thế lớn nhất là ánh nắng. Nếu tăng công suất sản xuất điện mặt trời vào mùa nắng, người tiêu dùng sẽ bảo đảm được nguồn điện tiêu thụ của mình và bán lại với mức giá tương tối tốt. Thứ nữa, chúng ta hay nghĩ thời gian hòa vốn lâu nhưng không tính suốt quãng thời gian đó mình xài điện tiền triệu nhưng không tốn đồng nào. Theo tôi, do chưa biết đến nhiều và tuyên truyền chưa được tốt, chứ làm điện mặt trời với các nhà xưởng sản xuất là rất hay trong bối cảnh giá điện dùng cho sản xuất đang cao hiện nay”, TS Trần Văn Bình nhận xét.






Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Giá điện tăng cao, điện mặt trời được ưa chuộng


Trong khi chờ ngành điện tính toán lại biểu giá điện, nhiều hộ gia đình đã "tự cứu" bằng cách lắp đặt điện mặt trời để chủ động trong việc sử dụng, thậm chí bán lại nếu sử dụng không hết.





Anh H.H.Vân (Bình Phước) chia sẻ cách đây vài năm, gia đình anh đã lắp đặt một hệ thống điện mặt trời với kinh phí 68 triệu đồng. Sản lượng điện tiêu thụ của gia đình anh trong mấy năm nay, nếu quy ra tiền theo giá mua điện của nhà nước thì chỉ ít năm nữa là hòa vốn. Đặc biệt, khi nối hệ thống điện mặt trời tại gia vào mạng điện lưới, nhà anh Vân có thể vừa dùng điện mặt trời, vừa dùng điện lưới. Tức là, khi dùng quá công suất điện mặt trời thì có điện lưới bổ sung, nếu dùng ít hơn thì có thể bán lại điện cho nhà nước.









Tương tự, anh Vũ Khánh Toàn, H.Củ Chi, TP.HCM sau thời gian sử dụng điện mặt trời khoe: “Lợi ích kinh tế thấy rất rõ, giảm 80% giá điện hằng tháng. Trước đây trung bình nhà tôi phải đóng từ 1 - 1,2 triệu đồng, nay chỉ khoảng 100.000 - 150.000 đồng”. Theo anh Toàn, việc lắp đặt cũng hết sức dễ dàng. Công ty lắp đặt sẽ tới xác định loại điện mặt trời phù hợp với từng hộ gia đình, nên dùng hệ thống điện độc lập hay điện hòa lưới. Họ cũng sẽ giúp tính toán nhu cầu dùng điện trong nhà để đưa ra gợi ý lắp đặt công suất hợp lý, tránh gây lãng phí. Để hòa vào lưới điện nhà nước, cần lắp thêm đồng hồ hai chiều, khi điện mặt trời trôi vào lưới thì đồng hồ sẽ chạy ngược, tính toán được phần điện bán lại. Theo bảng giá của một số cơ sở lắp đặt, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có công suất 1KWp có mức giá khoảng từ 20 triệu đồng, đây là hệ thống điện mặt trời sử dụng cho gia đình.





Khu vực miền Nam có số giờ nắng trung bình là 2.200 - 2.500 giờ/năm, cường độ bức xạ mặt trời ở khu vực này trung bình từ 4,2 - 4,7 kWh/m2/ngày. Đặc biệt với số giờ nắng trung bình là 300 ngày/năm, miền Nam được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời và hiệu quả đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời đạt hiệu suất tối đa. Giả sử gia đình đầu tư hệ thống điện mặt trời với công suất 3.0 KWp sẽ giúp tiết kiệm được gần 900.000 đồng tiền điện, giảm được khoảng 80% lượng điện tiêu thụ từ công ty điện lực. Số lượng pin mặt trời cần lắp đặt sẽ tùy thuộc vào công suất của hệ thống điện mặt trời dự tính, đồng thời liên quan tới diện tích có thể gắn pin mặt trời trên mái nhà hoặc sân vườn.











Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Bất cập Luật quy hoạch : Hàng loạt dự án điện mặt trời nằm trên giấy


Bộ Công Thương cho rằng do chưa có các hướng dẫn để thực hiện luật Quy hoạch nên việc bổ sung các dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch bị kéo dài và đình trệ, dẫn đến khả năng đáp ứng tiến độ vận hành để các dự án điện mặt trời cán mốc thời gian được hưởng cơ chế giá ưu đãi khó mà thực hiện.





Theo nguồn tin của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về việc vướng mắc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành theo luật Quy hoạch mới có hiệu lực từ 1.1.2019.





Theo báo cáo này, Bộ Công Thương cho biết, trung bình hàng năm, cơ quan này tiếp nhận đề nghị bổ sung điều chỉnh quy hoạch với khoảng 100 dự án nguồn và lưới điện.





Trong số này, có khoảng 40% dự án lưới điện 220kV, 110kV; 45% dự án nguồn điện sạch bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và 15% dự án nguồn điện đề nghị bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.









Tuy nhiên, con số từ vài tháng cuối 2018 đến nay tăng đột biến. Theo thống kê, hiện Bộ Công Thương đã và đang nhận được nhiều đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhưng chưa có căn cứ để triển khai thực hiện. Cụ thể, về nguồn điện, hiện số dự án nhà máy điện khí LNG xin bổ sung quy hoạch là 5 dự án. Dự án điện chất thải rắn đề nghị bổ sung là 3 dự án.





Tương tự là khoảng 66 dự án điện gió. Trong số này có 29 dự án có công suất trên 50 MW và 37 dự án có công suất từ 50 MW trở xuống. Và nhiều nhất là các dự án điện mặt trời. Theo đó, có tổng cộng khoảng 210 dự án đang xin bổ sung quy hoạch, gồm 25 dự án có công suất trên 50 MW trở lên và 185 dự án có công suất từ 50 MW trở xuống. Tương tự, về lưới điện đang chờ điều chỉnh quy hoạch cũng có tới 91 dự án, gồm 4 dự án lưới điện 500 kV, 64 dự án lưới điện 220 kV cùng 23 dự án lưới điện 110kV.





Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay, riêng công suất đăng kí của các dự án điện gió và điện mặt trời đang chờ “xếp chỗ” lên đến trên 20.000 MW. Ông Vượng cho hay, theo quy định của luật Điện lực, để triển khai các dự án điện phải theo quy hoạch, cụ thể trước ngày 1.1.2018 thì ngành điện lực có các quy hoạch quy hoạch năng lượng quốc gia nói chung, có quy hoạch điện lực quốc gia, quy hoạch điện lực tỉnh, vùng và quy hoạch cho năng lượng tái tạo.





“Nhưng theo luật Quy hoạch mới thì ngành điện chỉ còn quy hoạch điện quốc gia và phần điện lực được tích hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tức quy hoạch tỉnh. Mà cả 2 loại này đều do Thủ tướng phê duyệt. Cho nên, hiện nay liệu các dự án nói trên có cần bổ sung vào quy hoạch hay không cũng chưa rõ, và nếu cần bổ sung thì phải để Thủ tướng phê duyệt hay phân cấp cho bộ, hay là để địa phương… thì Bộ Công Thương đánh phải chờ nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của luật Quy hoạch”, ông Vượng nói.





Bộ Công Thương nhấn mạnh rằng, việc thực hiện như trước đây sẽ giúp đáp ứng kịp thời tiến độ đầu tư công trình điện để đáp ứng nhu cầu cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, việc phê duyệt bổ sung quy hoạch các nguồn điện năng lượng tái tạo giúp thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo VN, các cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió, điện mặt trời đáp ứng tiến độ được hưởng giá ưu đãi như đối với điện mặt trời là 30.6.2019 tại quuyết định 11 và điện gió là 1.11.2021 (tại quyết định 39 năm 2017). Nếu không, các dự án này nguy cơ sẽ lỡ tiến độ để hưởng giá tốt.





Do vậy, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công thương kiến nghị trước khi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tỉnh giai đoạn mới được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương thực hiện bổ sung quy hoạch như quy định trước đây, cụ thể: Bộ Công thương tiếp tục thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt các dự án nguồn điện có công suất trên 50 MW. Đối với các dự án nguồn điện từ 50 MW trở xuống, Bộ Công thương thẩm định và phê duyệt bổ sung quy hoạch.





“Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi chưa có hướng dẫn cụ thể phạm vi, thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện cụ thể theo luật Quy hoạch, đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép Bộ Công Thương có đủ thẩm quyền để tiếp tục thẩm định bổ sung các dự án nguồn và lưới điện như hiện nay đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội”, báo cáo kiến nghị của Bộ Công Thương nêu rõ.